Nguồn gốc và ý nghĩa lá cờ ngũ sắc của Phật giáo
LƯỢC GIẢI KINH A DI ĐÀ -Minh Điền-
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VÀ TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG -Tâm Thiện-
ĐẠO PHẬT VIỆT
Đạo đức trong nếp sống người Phật tử -Minh Châu-
ĐẠO PHẬT VÀ DÕNG SỬ VIỆT -Đức Nhuận-
DẠO BƯỚC VƯỜN THIỀN -Đỗ Đình Đồng-
CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ -Khải Thiên-
CÁC NGÀY LỄ PHẬT GIÁO
CÁC BÀI KỆ TRUYỀN THỪA PHẬT GIÁO
BỐN BƯỚC ĐỂ THA THỨ -William Martin Fergus-
BÓNG NGUYỆT LÒNG SÔNG -Thích Nữ Trí Hải-
PHẬT HỌC PHỔ THÔNG -Thiện Hoa-
PHẬT HỌC TINH YẾU -HT Thiền Tâm-
PHẬT HỌC TINH YẾU 01
PHẬT HỌC TINH YẾU 02
PHẬT HỌC TINH YẾU 03
GIỮA CÁC NGÃ RẼ PHÂN HÓA -Nguyên Giác-
GIỮA CÁC NGÃ RẼ PHÂN HÓA
MỘT GIẢI PHÁP CHỈNH ĐỐN -Tâm Thường Định-
HÃY THỬ TÌM MỘT GIẢI PHÁP CHỈNH ĐỐN LẠI CHÍNH TA VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỚC SỰ PHÂN HOÁ CHIA RẼ !
Niệm Ân Sinh Thành
“Lá hoa rợp mát quanh chùa
“Vòng tay thân ái vỡ òa hát vang
“Kinh văn ấm mãi lòng vàng
“Cho em khôn lớn chăm ngoan dòng đời.”
Hôm nay cũng như những buổi chiều chủ nhật sinh hoạt hằng tuần. Mặc dù mưa hay nắng, Em chưa bao giờ bỏ một buổi sinh hoạt nào. Bởi vì Em là một Đội Trưởng, Em còn phải làm gương cho các bạn. Nếu trong tuần sinh hoạt, có bạn nào trong đội vắng mặt mà không báo trước, là Em rủ các bạn đồng đội đến nhà thăm hỏi – giúp đỡ – động viên bạn. Là một Đội Trưởng, Em còn phải nêu gương các mặt sinh hoạt, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt phật sự được H.Tr cấp trên giao phó.
Em tinh tấn tu học, năng nổ sinh hoạt, giúp đỡ các bạn đồng đội cùng nhau thăng tiến, cùng nhau đưa đội phát triển vươn lên, luôn luôn bàn bạc cùng các bạn, tích cực duy trì sĩ số và lên kế hoạch vận động, làm cho Đội của mình càng lúc càng thêm nhiều, thu hút đông đảo Đội Sinh hơn.
Vào các buổi sinh hoạt, Em phải đến Chùa sớm hơn, để vào đầu giờ, Em còn phải giúp các bạn ôn lại những bài học Phật pháp và chuyên môn, hoặc tập lại những bài hát sinh hoạt mà quý Anh Chị Trưởng đã hướng dẫn cho chúng Em vào tuần trước.
Sau buổi sinh hoạt, Em rời Chùa về nhà. Trên chiếc xe đạp cọc cạch, Em nhớ lại lời H.Tr Gia Trưởng trong câu chuyện đầu giờ, Em nhớ về một cô bé:
“Cha Mẹ mất đi từ thuở cô Bé còn nhỏ lắm. Nhìn thấy bạn bè cùng trang lứa, ai cũng có Cha có Mẹ để mà thương, để mà nủng nịu vòi vĩnh, làm cho cô Bé tủi phận thầm khóc suốt những đêm dài mồ côi.
Cô Bé ở với Bà Ngoại. Bà đã già lắm rồi. Dù lưng còng gối mỏi, Bà vẫn phải đội từng thúng xôi nặng trĩu trên đầu, từ sáng sớm tinh mơ cho đến lúc chiều tà – xẩm tối. Bà đi từ làng trên đến xóm dưới, bán từng gói sôi vò, chắc chiu từng đồng, để nuôi cô Bé ăn học.
Đến một ngày, chiếc áo trắng duy nhất trãi qua nhiều năm tháng, bây giờ nó đã củn cởn – cũ mèm – ngã mầu mốc thếch để cho cô Bé mặc mỗi khi đến trường. Trong lúc giặt áo, mặc dù cô Bé có cố gắng nhẹ tay. Nhưng, như đã hết tuổi đời, chiếc áo trắng rã mục rách tươm.
Chiều Bà Ngoại đi bán về, cô Bé đưa chiếc áo rách cho Bà xem, hai Bà cháu ôm nhau rấm rức tức tưởi. Đồng tiền lời kiếm được trong ngày, chỉ đủ để cho hai Bà cháu, cháo rau đạm bạc hẩm hút lây lất qua ngày.
Đâu còn chiếc áo trắng để cho cô bé đi học !…”
Nhớ thương đến Ba Mẹ của mình, Em vội vàng đạp xe nhanh hơn. Dựng chiếc xep đạp bên hông nhà, Em vội chạy vào bếp. Em đứng bên cửa nhìn vào, Mẹ đã đi làm về rồi, Mẹ đang loay hoay bên bếp lo buổi cơm chiều. Dáng Mẹ nhọc mệt, bởi vì mẹ làm cho một công ty may, vì chén cơm manh áo cho các Con được êm ấm, Mẹ đã còng lưng ròng rã suốt tám tiếng đồng hồ bên bàn máy may mỗi ngày. Mẹ hao gầy hơn, Mẹ bây giờ cũng đã lớn tuổi lắm rồi.
Em rưng rưng nước mắt, Em a lại ôm Mẹ. Mẹ giật nẩy mình, Mẹ quay lại, mắng yêu:
– Cái thằng cún con này, làm Mẹ giật cả mình ! Rồi Mẹ xoa đầu Em
– Làm như còn bé con lắm vậy, làm nủng với Mẹ. Thôi để Mẹ làm cơm
Đến lúc ánh đèn vàng vọt soi rọi mờ nhạt mặt đường tự lúc nào thì Ba mới về. Ba dựng chiếc xe đạp bên cạnh xe của Em, Ba bước vào nhà. Ba bỏ cái nón cũ mèm lem luốc xuống bàn, Em nhìn thấy tóc của Ba bây giờ bạc hơn, má tóp làm cho đôi gò má của Ba thêm cao, mầu da xạm nắng, làn da nhăn nhúm khắc khổ bởi vì gánh nặng công việc, bởi vì áp lực kinh tế gia đình, bởi vì cơm áo gạo tiền, bởi vì sự học hành của các Con, bời vì biết bao lo toan, làm sao cho các Con bằng chúng – bằng bạn – bằng bè, mà Ba đành phải thui thủi chịu đựng một mình, quanh năm suốt tháng, từ lúc mặt trời chưa thức giấc, Ba đạp chiếc xe đạp cà rịch cà tàng, hộc tốc trong nắng trong mưa thất thường, trên chục cây số để đến xưởng làm việc. Có nhiều đêm, Ba nhìn từng ngụm khói thuốc vươn cao, vầng trán Ba đọng đầy biết bao vết hằn nhăn nhúm theo năm tháng, Ba suy tư sâu lắng, Ba thức hoài với đêm dài hun hút dằng dặc.
Lắm lúc, vì muốn bằng chúng bằng bạn, Em đã vô tâm trước nỗi nhọc nhằn của Ba,
Em vòi vĩnh đòi hỏi với Ba, làm cho Ba thêm buồn bã lo lắng.
Em bước lại ôm Ba, hôn lên cái gò má xương xẩu của Ba.
– Ba ơi ! Con yêu Ba nhiều lắm !
Ba nâng mặt Em lên, Em nhìn thấy trong mắt Ba ươn ướt…
“Cha Mẹ ân thâm tợ đất trời
“Thương con nuôi dạy chẳng đầy vơi
“Mở vòng tay lớn vì con trẻ
“Hướng dẫn con đi suốt cuộc đời”
Mẹ ôm ấp Con biết bao tháng ngày êm ấm, Cha dìu dắt Con đi khôn lớn cả cuộc đời.
Ôi ! Tình Mẹ bao la như biển xanh bát ngát, ơn Cha lồng lộng tợ trời cao ngút ngàn. Tình Cha nghĩa Mẹ oằn lên cả đôi vai trĩu nặng của những người con Có Hiếu, có tấm lòng biết nhớ đến công đức hai đấng sinh thành.
Nhớ về Cha là nhớ đến công ơn chăm chút chắt chiu, dìu dắt từng bước Con di, dạy dỗ cho Con từ thuở bé thơ còn chập chững – bập bẹ cho đến lúc trưởng thành, để cho Con nên vai nên vóc vững chãi vào đời.
Nhớ về Mẹ là nhớ đến ân đức sinh thành chín tháng cưu mang, ấm êm trong vòng tay từ ái, nuôi dưỡng đàn Con từng dòng sữa ngọt ngào, cho Con nên vóc nên hình.
Cha Mẹ là một trời chứa chan chín nhớ mười thương, là đại dương mênh mông, là bầu trời trong bao la xanh ngát.
Tình yêu của mẹ là tình yêu bộc lộ dạt dào êm ái lên từng khóe mắt vành môi, nụ cười đằm thắm, âu yếm chia ngọt sẻ buồi, nhường cơm sẻ áo, bên ướt Mẹ nằm bên ráo Con lăn, dù Con có là đứa Con hư, đứa Con ngổ nghịch, thì Con vẫn là đứa Con yêu nhất của mẹ.
Tình yêu của Cha là tình yêu thầm lặng sâu lắng, lắm lúc cứ ngỡ rằng xa cách, nhưng trong Cha mãi mãi dậy sóng trong lòng, thương yêu các Con nghìn trùng da diết. Cha lúc nào cũng mong muốn cải thiện cuộc sống cho Con, thường xuyên biểu hiện nghiêm khắc, đòi hỏi – dõi theo – định hướng triển vọng từng bước Con đi.
Dòng đời luôn luôn là gió chướng, nghiệt ngã trên từng bước đi, âu lo cho Con, nếu lỡ mai này chân yếu tay mềm, thì con thuyền Con dễ dàng chong chênh lao đao lạc hướng, làm sao vững vàng tay lái giữa cuộc phong ba
“Nhìn được cha là ánh sáng tưng bừng
“Hương ấm áp của mặt trời mới mọc
“Nhìn được mẹ là trăng vàng dịu ngọt
“Hiền hòa thay cho trăm cánh thêm xinh”
Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật
TẠI SAO GIỚI TRẺ ÍT ĐẾN VỚI ĐẠO PHẬT?
Tâm Thường Định
Khoa tu hoc phat phap 2015
Lời dẫn: Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
Tâm Thường Định
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
Kính bạch đại Tăng
Kính thưa đại chúng
Chúng con hân hạnh được Hoà thượng trưởng ban tổ chức mời vào thuyết trình đoàn này trong một đề tài rất lớn quá sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên, với sự thương yêu và quan tâm đến tuổi trẻ, chúng con xin được góp sức trong khả năng có thể. Chúng con được Tăng sai mở đề và nói thẳng nói thật cho hết ý trong vòng 20-25 phút. Chúng con sẽ trình bày 3 quan điểm khách quan. 1) Thực trạng đang xảy ra, 2) Nguyên nhân và 3) Giải pháp (phương pháp giải quyết ngắn hạn có thể thực thi được). Xin chưa nói đến những giải pháp dài hạn. Trong khi thuyết trình nếu có những vụng về hay ‘va chạm’, chúng con xin quý Ngài, đại Tăng và đại chúng hoan hỷ và tha thứ cho.
I. THỰC TRẠNG ĐANG XẢY RA
Ngày nay, nhân loại nói chung, tuổi trẻ và người Tây Phương nói riêng đang tìm đến với Đạo Phật ngày càng nhiều. Theo thống kê năm 2010 Đạo Phật là tôn giáo lớn, đứng hàng thứ 4 trên thế giới với ước tính 488 triệu,[1]495 triệu,[2] hoặc 535 triệu[3] người, chiếm khoảng 7% đến 8% dân số thế giới.Ngay cả Trung Hoa, mặc dù chỉ có 18.2% dân số theo đạo Phật, nhưng có đến 244,130,000 triệu người—chiếm 50.1% toàn dân số theo Đạo Phật trên thế giới. Giới trẻ các nơi như Âu Châu, Úc Châu, và một số nước Á Châu như Thailand, Trung Quốc thậm chí tuổi trẻ Việt Nam (5 năm gần đây) ngày càng tìm đến Phật Giáo.
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?” (Xin được mở ngoặc, theo thiển ý của chúng con, tuổi trẻ—tuổi dưới 40—và Việt Nam ở đây là tuổi trẻ Việt Mỹ, có hình hài người Việt, nhưng tư tưởng và cách tiếp thu là nền giáo dục Tây phương hay là người Mỹ gốc Âu Châu. Hay nói chính xác hơn là người Hoa Kỳ gốc Việt và vì thế khi chúng con dạy các em tiếng Việt, vẫn dùng cách hướng dẫn Tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho các em—Vietnamese As Second Language. Đơn vị GĐPT Kim Quang, nơi chúng con đang sinh hoạt, tiếng Anh là ngôn ngữ chính và tiếng Việt là phụ.) Hai câu hỏi này có thể đã tốn rất nhiều công sức của bao thế hệ. Một câu hỏi mà nếu ai có quan tâm đến Tuổi trẻ Phật giáo đều đã nghĩ qua. Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ đã viết trong bài, SUY NGHĨ VỀ HƯỚNG GIÁO DỤC ĐẠO PHẬT CHO TUỔI TRẺ, như sau:
Phật giáo Việt nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc. Thêm vào đó, dưới tác động của xã hội tiêu thụ, và sức ép của quyền lực chính trị làm nảy sinh những tâm trạng bệnh hoạn do bởi quan điểm thế quyền và giáo quyền thiếu nền tảng giáo lý. Tình trạng đó tất nhiên đã có những tác động tiêu cực lên đường hướng giáo dục thanh niên Phật tử Việt Nam.
Ngài tiếp,
Tuổi trẻ Viêt Nam đang bị bật rễ, do đó có nguy cơ mất hướng, hay thực sự đã mất hướng. Tuổi trẻ của đạo Phật Việt nam cũng không ngoại lệ, và không dễ dàng vượt qua tình trạng mất hướng này. Ở đây tôi nói mất hướng là nhìn từ điểm đứng dân tộc. Tuổỉ trẻ ở nước ngoài chỉ cần quên, hay tạm thời quên, nguồn gốc Việt nam của mình, thì hướng đi cho nhân cách được xác định ngay từ khi vừa bước chân vào cổng Đại học. Nói cách khác, tuổi trẻ Viêt Nam hải ngoại không phải hoàn toàn bị bật rễ, nhưng ở trong tình trạng di thực.
Lời của Hoà thượng đã khai thị cho chúng ta thấy, Phật Giáo Việt Nam cần một tư tưởng dân tộc Việt Nam, cần sự trở về với “truyền thống tâm linh của dân tộc”để chấn hưng Phật giáo Việt Nam tại Hải ngoại cũng như Phật Giáo Việt Nam tại Quốc nội.
Thiết nghĩ, Phật giáo đặt trên nền tảng tuỳ duyên, “Chư Pháp tùng duyên sanh, chư Pháp tùng duyên diệt” (Mọi pháp tuỳ duyên mà sinh, mọi pháp tuỳ duyên mà diệt), và vào tinh thần Tự giác. Không giống như những tôn giáo khác, không có những giáo điều và giáo quyền bắt buộc hoặc dùng “khái niệm về sự sợ hãi” (the notion of fear) để khống chế giáo đồ của mình, Phật Giáo không bắt buộc Phật tử phải tham gia hay đi lễ Chùa, vì tính ‘tuỳ duyên’ đó đã và đang làm tuổi trẻ ít đến với Chùa / Phật Giáo. Tuổi trẻ Việt Nam, trong nước nói chung và ngoại quốc nói riêng, ít đến với Đạo Phật vì có nhiều lý do chủ quan và khách quan. Trong phạm vi buổi pháp luận này, chúng tôi được mạn phép nói về 8 nguyên nhân điển hình và 8 giải pháp cơ bản (ngắn hạn) qua quan điểm khách quan. Cũng xin được nhấn mạnh, bác sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám, một trong những sáng lập viên tổ chức Gia Đình Phật Tử, có bảo rằng, “Không có một thành tựu vĩnh cữu nào mà không nghĩ đến tuổi trẻ”.
II. NGUYÊN NHÂN:
Tám nguyên nhân đó là:
1. Cuộc Sống Tâm Linh Không Được Xem Là Việc Ưu Tiên. (Spiritual Life Is Not A Priority For Young People)
Đành rằng, ai cũng có 24 giờ mỗi ngày, xưa nay vẫn thế, nhưng ngày nay tuổi trẻ thiếu quan tâm đến lĩnh vực tâm linh hay không xem trọng cuộc sống tâm linh là vì họ đang đặc nặng vào cuộc sống vật chất (materialistic life) và có quá nhiều quyến rũ bên ngoài đáp ứng được những dục vọng của họ như trò chơi điện tử (games), âm nhạc, bè bạn, v.v… Giới trẻ ngày nay lại quá bận rộn, nhu cầu về cuộc sống, từ việc học hành, công việc, cá nhân đến gia đình. Đôi khi cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi vì thời giờ eo hẹp. Tuổi trẻ lại không quan tâm đến lĩnh vực tâm linh và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn trong xã hội. Nói chung, tuổi trẻ không cho cuộc sống tâm linh là việc ưu tiên và họ tốn quá nhiều thời giờ để chạy theo tiền-tài-danh-vọng và cuộc sống vật chất bên ngoài.
2. Thiếu Cơ Sở Tầm Cỡ, Tiện Nghi Và Sự Hấp Dẫn (Lack Of Proper Facilities, Resources And The Pull Factors).
Ngôi chùa Việt Nam ở Bắc Mỹ không chỉ thuần tuý là nơi phục vụ tôn giáo và tâm linh, ở đó còn là trung tâm văn hoá Phật Giáo Việt Nam. Nên cơ sở rất quan trọng, mà phần đông các chùa tại Bắc Mỹ chưa có đầy đủ tiện nghi và không gian như các phòng học, resources, etc… Thêm vào đó thực lực, nội dung và chương trình sinh hoạt hoặc chưa đủ“hấp dẫn” để thu hút tuổi trẻ. Sinh hoạt tại các chùa còn đơn điệu và già cỗi, nếu không muốn nói là nghèo nàn, khô khan và khó thu hút bạn trẻ. Trong khi đó, ở ngoài đời các trò chơi giải trí từ iPads, X-box games, truyền hình,truyền thông xã hội (social media), mạng Internet, v.v… rất hiện đại và hấp dẫn để thoả mãn tham dục cho giới trẻ.
3. Thiếu Nhân Sự Hoặc Thiếu Nhân Sự Có Khả Năng (Lack Of And/Or Unequipped Manpower):
Nhân sự Phật giáo thì ít ỏi để lôi kéo tuổi trẻ đến với mình. Mà nói đến nhân sự và nói đến hàng Tăng sỹ và hàng cư sỹ. Có một sốThầy Cô quá khắt khe, bảo thủ và nội bộ – nên cởi mở, gần gũi và quan tâm hơn cho giới trẻ. Có nhiều chùa, nhưng không có vị trụ trì để duy trì việc hoằng truyền giáo pháp. Trong khi đó, không có đủ cư sỹ để hành đạo. Ví dụ, có rất nhiều nhu cầu để mời quý Thầy Cô hay cư sỹ vào nhà Tù, vào bệnh viện, nhà dưỡng lão, học đường v.v… nhưng Phật giáo Việt Nam chưa đáp ứng đủ. Bản thân chúng con vào nhà Tù làm Phật sự thiện nguyện, giảng đạo và gặp rất nhiều người tù có gốc rễ từ các nước Đông Nam Á, trong đó có người Việt Nam. Gặp những thanh niên trẻ Việt Nam và một người già gần 70 tuổi gốc Việt Nam trong đó, quả là một sự chua xót và ngậm ngùi. Hôm nọ, sau phần giảng bằng Anh ngữ, bác ấy hỏi về Sám hối và Tha thứ; có người nhờ con làm Lễ sái tịnh v.v… (Cần đào tạo và gìn giữ nhân sự để cống hiến; tổ chức các lớp khoá học bồi dưỡng Phật pháp cho tuổi trẻ, đề xuất việc hoằng pháp cho tuổi trẻ Phật tử, quan tâm đến tuổi trẻ nhiều hơn nữa).
4. Chưa Thể Hiện Cao Tinh Thần Và Sứ Mạng Tăng Đoàn Hoà Hợp, Hoằng Dương Chánh Pháp Chung của Giáo Hội.
Việc này cũng có nghĩa là sự rời rạc trong việc hoằng dương chánh pháp, phải chăng chúng ta nên giảm thiếu tối đa vấn nạn ‘nhất sư nhất tự’ (Mỗi Thầy mỗi Chùa – Reduce the phenomena of One monk – One Temple). Phải chăng một số ít quý Thầy Cô chạy theo việc xây chùa để an phận thay vì tích cực hoằng dương chánh pháp cho giới trẻ?
Dạ, xin nhấn mạnh ý này cũng là theo quan niệm nhiều người trong đó có tuổi trẻ. Phật giáo Việt Nam tại Hải ngoại đã và đang thiếu nhân sự, nhưng vấn nạn này lại một ngày càng lan rộng. Con đường xuất gia tu hành để giải thoát là lý tưởng cao cả, thoát ly sanh tử… thế nhưng có số ít quý Chư Tăng Ni vẫn còn vướng vào việc ‘cơm-áo-gạo-tiền’ hay có khuynh hướng an phận và chưa nghiêm túc với lý tưởng Xuất gia ban đầu là Tác Như Lai Sứ, Hành Như Lai Sự. Một trong những lý do quý Thầy/Cô mong muốn có Chùa riêng là vì muốn có tự do, có đạo tràng riêng để thực hành cho mình và đại chúng, nhưng chưa có nghĩ rốt ráo trách nhiệm, bổn phận và tam giáo (thân, khẩu, ý) sâu và xa của một vị Trụ trì thật sự. Sự dể dãi, tìm cách an phận, cộng với tinh thần làm đâu tính đó, lại thêm sự ủng hộ tích cực từ giới Phật tử trong tinh thần tình làng nghĩa xóm (người làng xã / cùng quê) đã làm tình huống không được tốt hơn. Nếu quý Thầy Cô muốn có đạo tràng riêng, thì thực sự các đạo tràng đó đã bàng bạc khắp nơi, ở tại những nhà tù, nhà thương, nơi dưỡng lão, v.v… mà không nhất thiết là phải có một đạo tràng cho riêng mình để rồi bị chùn chân tại chỗ, và có thể làm Phật giáo ngày càng yếu dần vì không thể phục vụ cho tuổi trẻ thuở ban đầu thành lập, đạo tràng/chùa mới. Theo tinh thần Phật Đà là mình cho những gì mình có, nhưng có một số ít quý Thầy Cô vẫn chưa có đầy đủ nội lực (nội điển cũng như Oai nghi tế hạnh) và huấn luyện trường lớp để bước vào một cương vị Trụ trì.
5. Tăng Sỹ Và Nhân Sự Phật Giáo Chưa Hội Nhập Vào Xã Hội Mới, từ Ngôn Ngữ, Văn Hoá, Cách Sống và Làm Việc.
Để hội nhập vào xã hội mới, ngôn ngữ là ưu tiên hàng đầu. Phải học và biết Anh ngữ để tiếp xúc với tuổi trẻ, Tăng sĩ phải hoà đồng vào đất nước mình đang ở, cùng đồng hành với người bản địa, phải có khả năng, bản lĩnh, trình độ, biết hai ngôn ngữ để đem Giáo lý đến với các em, vì hầu hết tuổi trẻ thì không rành tiếng Việt, và quý Thầy Cô thì không giỏi đủ tiếng Anh thì khoảng cách vẫn còn xa. Việc đem Đạo vào đời thật sự là khó nhọc khi không có khả năng ngoại ngữ.
6. Chưa Đơn Giản Hoá Các Nghi Lễ
Xin nhấn mạnh đây là cái nhìn của tuổi trẻ. Tuổi trẻ cho biết một số lễ nghi Phật giáo rườm rà và có một vài sinh hoạt có tính cách mê tính dị đoan như xem xăm, bói quẻ, coi tướng số, và một số hình thức tiêu cực không đi theo tinh thần Từ Bi Trí Tuệ đúng nghĩa với Đạo Phật. Đành rằng là phương tiện giáo hoá, nhưng tuổi trẻ vẫn nghĩ ở đó vẫn có tính cách mê tín dị đoan. (Xin được mở ngoặc, Trai Đàn Chấn Tế, cúng thí thực, bạc độ cô hồn v.v… là những nghi lễ truyền thống trong đạo Phật, mang tính từ bi không những cầu nguyện cho âm siêu dương thới mà còn cho cả người sống và người mất. Tuy nhiên, có những người khác quan điểm cho đây là mê tín dị đoan thì không phải).
Ngày nay, người Tây phương và giới trẻ đến với đạo Phật không phải qua con đường nghi lễ, mà tìm đến với Đạo Phật là vì ở đó họ tìm thấy được sự an lạc và lợi lạc ngay trong đời sống thường nhật của họ. Nhưng hình thức tín ngưỡng có tính dân gian hoặc ảnh hưởng văn hoá làng xã, đôi khi dông dài, xen lẫn vào có một vài sinh hoạt có đặc tính mê tín dị đoan (theo quan niệm giới trẻ) làm Phật tử có thể có cái nhìn tiêu cực về đạo Phật, và các Phật tử trung niên có thể ngăn cấm con cái của mình đến chùa tu học.
7. Chưa thay Đổi Quan Niệm “Trẻ Vui Nhà, Già Vui Chùa”, (nên đổi thành “Trẻ Gần Chùa, Già Gần Phật”)
Quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa” vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của những người con Việt; thành ra cácđạo tràng tu tập, chủ yếu phục vụ cho các ông già, bà lão. Thông thường, những cuối tuần đa số các chùa đều có Lễ Cầu Siêu hoặc Cầu An, và có những buổi thuyết pháp, nhưng những bài giảng xa rời thực tiễn đối với tuổi trẻ, lý thuyết giáo điều, dùng Hán Việt khó hiểu và không có thuyết giảng bằng Anh ngữ cản trở đến khả năng tiếp nhận thông tin, giáo lý Phật Đà.
Thực ra, Đạo Phật chỉ mong mỏi tất cả mọi người và nhất là tuổi trẻ hành trì Năm nguyên tắc đạo đức (giới luật) cơ sở đó là:
Không sát sinh (Abstain from killing).
Không trộm cắp (Abstain from stealing).
Không tà dâm (Abstain from sexual misconduct).
Không nói dối (Abstain from false speech).
Không dùng các chất độc hại (Abstain from taking intoxicants).
Vì thế, Đạo Phật nên chủ động (Be Proactive). Giới trẻ mà chúng tôi gặp trong tù ở Bang California, ai ai cũng phạm một trong năm nguyên tắc đạo đức sống này. Vì thế, Đạo Phật cần có nhiều sân chơi lành mạnh để thu hút tuổi trẻ để họ có cơ hội “Trẻ gần Chùa”, mà khi họ còn trẻ mà về Chùa thì chắc chắn khi “Già gần Phật” có lẽ là thường tình.
8. Thiếu Sự Động Viên Hợp Tác Và Động Viên Của Phụ Huynh.
Mặt khác các bậc phụ huynh quá bận bịu với công ăn việc làm, cũng ít khuyến khích con cái đến chùa tu học Phật Pháp. (Cần phải có những chương trình hấp dẫn dành riêng cho giới trẻ vào dịp Spring Break (nghỉ xuân), mùa hè, mùa Đông v.v…)
Phụ huynh chắc có lẽ là phải ‘bắt buộc’ con em mình đi sinh hoạt GĐPT, Chùa, các hội đoàn v.v… vì các em còn nhỏ tinh thần ‘tự giác’ rất thấp nên chúng ta phải làm gương cho các em. Quý vị cần phải gieo hạt mầm Phật pháp vào tâm thức của các em và sống cuộc đời hướng thiện. Cho nên sự hợp tác và động viên của quý phụ huynh rất ư quan trọng.
III. GIẢI PHÁP:
Thực ra, có rất nhiều nguyên nhân tại sao và giải pháp giải quyết cho sự kiện này từ thiếu cơ cấu tổ chức đến thiếu tài chánh, v.v…, nhưng 8 điều trên và dưới chỉ là sự tiêu biểu, và chúng con chỉ đưa 8 giải pháp cụ thể ngắn hạn mà thôi (chưa nói đến những giải pháp dài hạn, như củng cố và nhữnng nguồn/vốn phát triển—developmental Capital, cả hai lãnh vực nguồn nhân lực—human capital—và nguồn tài chánh—financial capital, thành lập những cơ sở nuôi dưỡng và un đúc những Tăng tài, cư sỹ giỏi v.v…). Phật giáo cần tạo những ‘sân chơi’ hay diễn đàn lành mạnh, hợp khế lý, khế cơ của tuổi trẻ và giáo huấn, un đúc và hướng dẫn. Vì sao là 8 trên và 8 dưới, chúng con chỉ mong mỏi theo tinh thần Bát Chánh Đạo. Tám giải pháp này có thể chia ra làm 3 phần.
- Giải pháp qua quan điểm Đồng hành tích cực hoằng dương chánh pháp (Lead-by-example, nurturing, sharing, and promoting BuddhaDharma)
- Giải pháp qua quan điểm Nếp Sống – Đạo Phật như là một lối sống, không thuần tuý chỉ là một tôn giáo (Buddhism as a way of life, not only religion)
- Giải pháp qua quan điểm Giáo dục (Buddhism as an educational means).
Sau đây là 8 giải pháp khách quan cho khoá pháp đàm hôm nay.
1) Thể Hiện Sự Quan Tâm Và Tình Yêu Thương Qua Hành Động Cụ Thể Đến Với Giới Trẻ.
Phật pháp bất ly thế gian pháp. Vì thế Phật pháp phải đồng hành cùng thế gian, trước hết phải tạo sự thân thiện và cảm thông giữa hai giới, giữachùa và Phật tử, giữa quý Tăng sỹ và giới trẻ v.v… Ví dụ tháng 7 vừa qua, tổ chức GĐPT có hai trại họp bạn toàn quốc, Trại Trần Nhân Tông khoảng 150 người, trại Hoa Lam có khoảng 650 người, có bao nhiêu bóng dáng Chư Tôn Thiền Đức và hàng phụ huynh tham dự hoặc ủng hộ tài chánh hoặc tinh thần. Tình thương yêu thì có đó, nhưng sự quan tâm chưa thực hiện cụ thể đối với tuổi trẻ Phật Giáo. Vì thế xin được chia ra làm hai vế. Tăng Ni và cư sỹ phụ huynh.
a) Chư Tăng Ni: Những Tăng Ni lớn có thể tự học hỏi Anh Văn, tạo điều kiện thuận lợi, dìu dắt và nâng đỡ cho Tăng Ni trẻ đi học tới nơi tới chốn. Thể hiện tinh thần đồng hành bằng cách tự mình phấn đấu học tiếng Anh ở những trường cho người lớn (Adult school), tham gia vào các câu lạc bộ tập nói chuyện (Toastmaster club). (Câu lạc bộ Toastmaster ở đâu cũng có trên thế giới, giúp chúng ta tập nói trước công chúng – to enhance public speaking skills—bản thân chúng con được lợi lạc trong khi truyền đạo ở câu lạc bộ này).
b) Cư sỹ phụ huynh: Mình cũng làm những điều trên nếu mình còn yếu kém tiếng Anh. Bên cạnh đó tạo cơ hội cho các em tiếp cận kiến thức Phật giáo bằng cách cho phép và khuyến tấn con em mình tham gia những sinh hoạt lành mạnh mà các tổ chức Phật giáo đang làm như trại hè, các khoá tu dưỡng, Trại Tỉnh Thức, các khoá Tu dưỡng của Làng Mai, trại tu học của tổ chức GĐPT, các khoá tu dưỡng của BYA hay những khoá tu dưỡng mà người ngoại quốc tổ chức—rất bài bản. Điều quý hơn nữa là quý vị cùng đồng hành cùng các em.
Thêm vào đó, Phụ huynh phải “bắt buộc” các em đi chùa từ tấm bé, thì số lượng tuổi trẻ đi chùa ngày càng đông. Ví dụ, hai đứa con trai của chúng tôi, thuở đầu không thích đi GĐPT và hay than phiền, nhưng về sau lại thích và ngày càng nhanh nhẹn ra. Quý vị phải gieo những chủng tử Phật pháp cho các em từ tấm bé. Ngoài ra, chịu khó lắng nghe từ các em vì các em hay tò mò, thắc mắc, và chia sẻ những điều mới lạ cũng như cần sự đùm bọc và hướng dẫn của quý huynh. Cho nên, nếu ngôn ngữ bất đồng, quý vị Phụ huynh cũng phải chịu khó học thêm tiếng Anh để dìu dắt và nâng đỡ chúng.
2) Ngôn Ngữ:
Nhân sự (Tăng sỹ và cư sỹ) phải thông hiểu ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để hành đạo, hoà nhập vào xã hội mới và làm việc cùng với mọi người, nhất là đặt trọng tâm vào tuổi trẻ.
3) Tuỳ Duyên Bất Biến – Các Chùa Và Đạo Tràng Nên Uyển Chuyển, Đa Dạng Và Phổ Cập Giáo Lý Phật Đà Bằng Hai Ngôn Ngữ Anh Việt.
Chúng ta phải giúp cho tuổi trẻ có một niềm tin vững chắc. Những giáo lý cơ bản của Phật giáo như Nhân Quả, Nghiệp Báo, Luân hồi, Tứ đế, Duyên khởi, Bát Chánh Đạo, Tứ Chánh Cần v.v… cần phải dạy cho các em thông hiểu để có cái nhìn chân chính về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật giáo. Đây cũng là những giá trị đạo đức cốt lõi trong mối quan hệ cuộc sống cá nhân với cộng đồng và xã hội. Ngoài ra, còn cần ứng dụng khoa học công nghệ truyền thông, social media vào giảng dạy giáo lý– Cần sinh động và hấp dẫn trong thời đại kỹ thuật @ như hiện nay.
4) Triển Khai Và Thực Hành Các Phương Pháp “Hiện Pháp Lạc Trú”-
Chương trình tu học cần liên tục cập nhật, cải tiến và thay đổi để đáp ứng những mong muốn của giới trẻ. Những phương pháp “Hiện Pháp Lạc Trú” là những gì các em cần. Chỉ cho các em những pháp môn tu tập cụ thể và thực tiễn, có hiệu quả để giúp các em giải quyết những hụt hẫng, mâu thuẫn, tháo gỡ được những khủng hoảng với cha mẹ, nội kết với anh chị em, bạn bè, hoặc các đồng nghiệp.
Nhữngphương pháp chánh niệm như tìm vềhơi thở, hành thiền, yoga, sống đời sống chánh niệm, làm giảm căng thẳng trong thân và tâm, tập nhận diện, ôm ấp và đối phó với cơn giận, sợ hãi, đau buồn, lo lắng, cô đơn, nghiện ngập v.v…đều được dạy và thực hành cùng với tuổi trẻ. Mỗi khi tuổi trẻ cảm nhận được sự an lạc hạnh phúc trong đời sống nội tâm, dù trong mọi nghịch cảnh nào, nhờ sự tu tập tuổi trẻ sẽ có đủ khả năng, phương pháp đối phó và từ đó sẽ phát khởi được lòng tin vững chắc nơi Tam Bảo.
5) Phật Giáo Là Triết Lý Sống, Lối Sống Đẹp.
Tuổi trẻ cần phải thấy được Đạo Phật không chỉ đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một triết lý sống, một lối sống đẹp, lành mạnh, hữu ích cho chính bản thân mình ngay trong hiện tại và cả tương lai—có liên quan đến cuộc sống của họ. Điều này giúp họ biết cách chấp nhận, trân quý và yêu thương những chung quanh, gia đình cũng như những gì mình đang có và những gì mình không có.
6) Cần Hợp Tác Và Giúp Đỡ — Tương Thân Tương Ái Với Các Tổ Chức Tuổi Trẻ Phật Giáo.
GĐPT, Wake-up Movement (Tăng Thân Làng Mai), Trại Tỉnh Thức, Bodhi Youth of America (BYA), v.v… Các tổ chức này đều đặt mạnh Đức dục, Thể dục và Trí dục và có hình thức sinh hoạtlinh động trong việc thu hút vàđưa giới trẻ đến gần với chùa. Ví dụ, tổ chức GĐPT có đặc tính của một nền giáo dục mang tinh thần Phật giáo, lấy Từ Bi – Trí Tuệ – Dũng Mãnh (Bi Trí Dũng) làm mục tiêu lấy Giới-Định-Tuệ làm nền tảng và định hướng đi của mình.
- Về Đức dục (Giáo dục đạo đức): Hiện nay tệ nạn xã hội ngày càng tăng và Phật giáo như là cái phao cứu rổi cho nhiều chính quyền và xã hội. Những giáo lý căn bản Nhân Quả Nghiệp Báo, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ như là kim chỉ nam cho giới trẻ sống đời ít khổ đau cho chính mình, gia đình và xã hội.
- Về Thể dục (Giáo dục để có thân thể cường tráng) – cần có những trại lành mạnh như Trại tỉnh thức, Trại họp bạn, Trại Dũng, trại Hạnh, trại hè… trong tinh thần vừa vui vừa học.
- Về Trí Dục (Giáo dục về trí tuệ và sự hiểu biết) – Cần có thêm những trại tu học, hội thảo hằng năm, những khoá tu dưỡng, v.v…
Cần những enrichment program mà nuôi dưỡng năng khiếu của các em như âm nhạc, hội hoạ, thủ công, thể dục thể thao, v.v… những việc này có thể thu hút thêm giới trẻ đến chùa.
7). Đơn Giản Và Làm Thích Nghi Hơn Trong Nghi Thức Tụng Niệm Thông Thường.
Các buổi lễ Phật giáo, thậm chí ngay cả GĐPT, có nhiều nghi thức dông dài và chỉ có tiếng Việt. Các khóa lễ cần được gọn gàng và đa dạng hơn, nên có phần ngồi Thiền, xen kẽ những bài nhạc, kinh hành, pháp đàm, thiền trà v.v…để tạo sự linh động, không khí trẻ trung vui vẻ mà không mất phần trang nghiêm và thanh tịnh. Nếu được, nghi thức thông thường xin làm bằng hai ngôn ngữ để các em hiểu.
8) Hãy Lãnh Đạo Bằng Tam Giáo (Thân Giáo, Khẩu Giáo, Và Ý Giáo) –
Trong ba Pháp bảo, Phật, Pháp và Tăng. Tăng Bảo là cần phát triển nhiều nhất. Giới trẻ cần nhiều vị Thầy khả kính, oai nghi tế hạnh, đầy đủ tam giáo. Giới trẻ sẽ dễ dàng bắt chước người lớn, dễ bị pressure, cuốn hút, và dễ bị ảnh hưởng. Họ tiếp nhận thân giáo rất nhanh. Tuổi trẻ vốn năng động, sẵn sàng lăn xả vào đời, nhưng cần sự đồng hành và những tấm gương sáng soi đường chỉ lối. Quý Thầy Cô hay cư sỹ có thái độ, an toàn, gần gủi, vui vẻ biết chia sẻ và vỗ về với giới trẻ thì thu hút các em rất mau. Đó chỉ là thân giáo, còn khẩu và ý giáo nữa. Nói chung, Tam giáo là hình ảnh đẹp là chìa khoá thành công và chỗ dựa tinh thần cho giới trẻ. Tuổi trẻ sẽ tin cậy vào Pháp bảo thứ Ba là Tăng bảo. Từ đó, con đường trước mặt chúng đang đi là xây dựng những chiếc cầu đã gãy hoặc xiêu vẹo; định hướng của chúng ta (người Phật tử Xuất gia và tại gia) cùng đồng hành là tiến gần đến bờ Giác, giải thoát của đấng Như Lai.
khoa tu hoc phat phap 2015 2Nói tóm lại, trong hạn hẹp của khoá pháp luận này, thời gian không cho phép chúng ta triển khai đầy đủ, chi tiết và mạch lạc. Tuy nhiên 8 nguyên nhân và 8 giải pháp tiêu biểu trên hy vọng là tiếng chuông nhẹ ngân cho hiện trạng tuổi trẻ Phật Giáo Việt Nam tại Bắc Mỹ ít đến Chùa. Khi tìm đến chùa, tuổi trẻ Phật tử muốn có những lợi ích cụ thể như có nơi nương tựa trong có môi trường thanh tịnh, giảm căng thẳng, học cách ứng xử trong đời sống hằng ngày, học hiểu và thương, học cách bớt sầu muộn và sân hận v.v…, nên chúng ta cần phải tìm hiểu tuổi trẻ cần và muốn gì để việc cung và cầu có hiệu quả hơn. Đồng thời, xin quý Ngài hãy quan tâm, dìu dắt, hiểu và cảm thông để tuổi trẻ ngày càng lớn mạnh.
Chúng con hy vọng quý Ngài trong chức sắc, quý hội đoàn giáo dục cần quan tâm hơn cho tuổi trẻ, thế hệ kế thừa. Một lần nữa, nếu có những vụng về trong lúc thẳng thắn góp ý, chúng con mong quý Ngài, Đại Tăng và đại chúng hoan hỷ cho.
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.
Tâm Thường Định
Tài liệu tham khảo / References:
1. Bach, P. X. (2014). Mindful Leadership–A Phenomenological Study of Vietnamese Buddhist Monks in America with Respect to their Spiritual Leadership Roles and Contributions to Society (Doctoral dissertation, Drexel University).
2. Harvey, Peter (2013). An Introduction to Buddhism: Teachings, History and Practices (2nd ed.). Cambridge, UK: Cambridge University Press. p. 5. ISBN 9780521676748. Retrieved 2 September 2013.
3. Johnson, Todd M.; Grim, Brian J. (2013). The World’s Religions in Figures: An Introduction to International Religious Demography (PDF). Hoboken, NJ: Wiley-Blackwell. pp. 34–37. Retrieved 2 September 2013.
4. Pew Research Center, Global Religious Landscape: Buddhists.
5. Thích Hạnh Viên, Suy Nghĩ Về Hướng Giáo Dục Đạo Phật Cho Tuổi Trẻ. Personal communication. 31 July 2015.
6. Wikipedia.com, Buddhism by country. Retrieved 28 July 2015.https://en.wikipedia.org/wiki/Buddhism_by_country
THẦY TUỆ SĨ LÀ VIÊN NGỌC QUÝ CỦA PHẬT GIÁO VÀ CỦA VIỆT NAM
Em tôi – những người thầm lặng -Nguyễn Đình Khôi-
Trong tổ chức tôi, có hàng trăm, có hàng ngàn, trăm ngàn LAM VIÊN trong nước và trên toàn thế giới, có tâm tư hoài bảo vượt lên trên những gì anh chị tôi mong đợi đóng góp cho tổ chức nầy, đứng vững, vươn lên và tỏa rộng, trong bầu trời thái không, không cần danh, không cần phận, không cần khen, không cần thưởng, không lương không lậu kể cả cơm áo gạo tiền mà miệt mài suốt cả đêm ngày chỉ vì quá ư đam mê muốn cả thế giới nằm trong tầm tay, và muốn đôi tay luôn luôn sạch đẹp, và cả thế giới luôn luôn hòa bình, không khí ta thở luôn luôn trong lành. Nói chung là cả bầu trời XANH hạnh phúc yên vui.
Các em tôi là những chiến sĩ nơi tiền tuyến trên mặt trận an ninh truyền thông. Để mọi người thong dong du hành đây đó, thỏa chí truy tìm hoa thơm cỏ lạ mà xây dựng nên và phát triển thêm thăng hoa cuộc sống. Các em hoan hỷ dang tay tiếp nhận những sản phẩm và đưa lên băng tải truyền thông, nối vòng tay lớn khắp cả địa cầu ướp xông tất cả bằng năm loài hương sắc thân.
Các em tôi chân thật là đệ tử của ngài QUÁN THẾ ÂM có ngàn mắt sáng soi thấy biết. Có ngàn tay âm thầm siêng làm, các em tôi âm thầm nhập triền chỉ muốn hòa mình vào hồn thiêng sông núi mạnh mẽ như ngọn triều dâng cuốn sạch những mê lầm bụi bẫn làm nhơ nhớp dân tộc tôi, làm lu mờ tổ quốc tôi.
Cho tôi xin đê đầu lễ tạ, các em tôi những người công quả cày xới ngày đêm trên mãnh đất tâm. Cho anh xin cảm ơn các em với tất cả một tấm lòng thành, như ngọn gió trong lành theo suốt em lao tác, rong chơi. Chúc các em vượt qua bỉ thử, chúc các em vượt qua những ngôn ngữ khó nghe. Dù anh ra đi hay ở lại, non thái vẫn cứ cao, và biển đông vẫn rạt rào, ta vẫn có nhau trong tư duy ý thức, ta vẫn có nhau trong những bước chân thực của đời thường mang tư lương của người Phật tử trên lộ trình thoát hóa siêu sanh nhé em!
THỊ NGUYÊN xin ngàn lần đa tạ ACE SEN TRẮNG và TRANG NHÀ gdptvietnam.com
Ngày Phật Thành Đạo
NGÀY PHẬT THÀNH ĐẠO
Phan Văn Huy Tâm
Sao Mai rực rở góc trời
Tử sinh đã dứt, não đời trôi tan
Mười phương thế giới hân hoan
Mừng đấng giác ngộ vén màn vô minh
Cách đây hơn 25 thế kỷ, ở tại Bồ-đề Đạo Tràng (Ấn Độ), thái tử Tất-đạt-đa sau sáu năm tu khổ hạnh và 49 ngày đêm ngồi tham thiền nhập định dưới cội Bồ-đề thể nhập chân lý, chứng đắc quả vị tối thượng, thành Phật Thích-ca-mâu-ni. Đánh dấu sự ra đời của đạo Phật, một tôn giáo vì Hòa Bình và Hạnh Phúc của nhân loại, chúng sanh.
Nhờ có ngày Phật Thành Đạo, hàng hậu học chúng ta mới có một con đường đi tới, mới có được những lời dạy để thương yêu, hy sinh, phụng sự và hướng về nơi an tĩnh của tâm hồn. Chúng ta mới có được một mục đích để sống, một cứu cánh cao siêu thanh thoát ở phía cuối con đường
Nhờ có ngày Phật Thành Đạo, ta mới có một đấng Giáo Chủ siêu tuyệt để tôn thờ, để tự thấy mình còn quá nhỏ bé dưới ánh hào quang của Ngài. Nhờ có ngày Thành Đạo, trần gian tội lỗi bỗng vơi bớt đi, khổ đau bỗng nhẹ hẫng dần. Nhờ có ngày Thành Đạo, nhân loại còn được hy vọng về một tương lai hòa bình, trong đó con người sống thương yêu hòa ái, bảo vệ môi trường, xây đắp hành tinh thành một cõi Tịnh Độ đẹp ngời. Nhờ có ngày Thành Đạo, chúng ta đã có được một Đức Phật, một Đạo Phật, một mái nhà thênh thang để che chở và nâng bước ta đi
TÍNH TỰ GIÁC VÀ QUÂN TỬ CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG – Y Lam –
TỰ GIÁC VÀ QUÂN TỬ -ĐỨC TÍNH CẦN CÓ CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG TỰ GIÁC theo tôi đó là cốt lỏi của vấn đề. Anh em chúng ta làm HTr là hoàn toàn tự nguyện,tự dấn thân,tự nhận lãnh trách nhiệm không ai bắt buộc cả và cũng không ai có quyền ngăn cản cả. bởi vì chúng ta hiểu được ý nghĩa cao cả của việc mình làm là xây dựng tổ chức,giáo dục đàn em, góp phần xây dựng xã hội và xiển dương chánh pháp. Một hạnh nguyện hoàn toàn vô úy và vô vụ lợi. Tuy nhiên chúng ta làm việc có tổ chức, có nội quy và trên hết phải có trách nhiệm… Nói như thế là không phải luôn luôn nêu cao khẩu hiệu phục vụ-ĐỘC QUYỀN cống hiến mà quên đi lợi lạc thiết thực,quên đi hệu quả công việc mình đang làm.vì thế là một HTr chúng ta luôn tự giác đi đầu gánh vác trách nhiệm không nề hà hy sinh những điều nhỏ nhặt riêng tư mà đôi khi cũng phải sẳn sàng TỰ GIÁC rút lui khi thấy rằng mình không còn khả năng sức lực và trí tuệ đảm trách một công việc nào đó nữa. rút lui không phải đầu hàng tháo chạy mà rút lui ở đây là tạo thuận duyên cho đàn em vươn lên, vui vẻ ,hoan hỷ, cố vấn, tham mưu hầu cho công tác phật sự trôi chảy,tròn đầy lý tưởng chung cho tất cả chúng ta. TỰ GIÁC cao đó là lòng tự trọng cao.đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ có mình -mình thôi và duy nhất chỉ có mình thôi ngoài ra không ai làm nổi cả. hãy nhìn xem con sóng xô bờ, lớp trước lớp sau mãi vươn lên như một định luật có sẳn từ ngàn xưa . QUÂN TỬ- một điều không thể thiếu trong mổi trái tim Lam-người ta ví đạo phật như một chiếc thuyền không trôi theo dòng nước,mà lừng lửng trôi ngược dòng đời để gạn đục khơi trong-để rồi ngày càng vươn lên thơm khiết như một đóa sen vốn sinh ra dưới vũng bùn lầy hôi thối Người HTr chân chính dĩ nhiên không rời xa con đường đi ấy vì thế cái tư cách quân tử luôn luôn hiển hiện trong ta.quân tử là nói đi đôi với làm, nói được thì làm phải được,không nhún nhường sợ sệt,không tham lam và đố kỵ, không tìm cách tránh né những khó khăn,không tâng trên mà tìm cách đè dưới,luôn khiêm nhường nhìn nhận những hy sinh của đồng sự của đàn em. Trong mổi chính kiến đưa ra phải độc lập thể hiện cái tư đuy đau đáu cống hiến dấn thân hết mình- không a dua theo số đông khi mà ta chưa nhận chân được sự việc…để rồi phớt lờ những ý kiến đáng quan tâm,,, Nhìn lại quá khứ hơn 70 năm qua chúng ta cảm thấy tự hào các bậc tiền nhân đi trước,tổ chức GĐPTVN tồn tại và phát triển hôm nay là do tính Tự Giác vô cùng cao và tinh thần Quân Tử không bao giờ mềm yếu của các thế hệ đàn anh đã gieo trồng vườn Lam thơm ngát đến hôm nay chúng ta thế hệ kế thừa sẻ không bao giờ phụ lòng những người đi trước đã giao phó-ôi hạnh phúc tự hào và cũng nặng nề lắm thay…
YLAM (viết từ trái tim)
NHÌN VÀO THỰC TẠI
Nhiều dấu hỏi to lớn đã được đặt ra, con đường mà chúng ta đang đi, là đúng hay sại, là ích quốc lợi dân, hay lạc hướng dân tộc – đạo pháp
Trải qua những năm dài đen tối, trong nỗi niềm oan khuất ẩn ức, chưa biết phải lý giải như thế nào, là “Nói năng như chánh pháp”, cho nên đành phải, “Im lặng như chánh pháp”
Với “lý tưởng hòa bình – sứ mệnh xiển dương chánh pháp – sự nghiệp giác ngộ và giải thoát”. Với thiện ý Tình Lam thắm thiết – đạo vị ấm áp chân tình – đoàn kết san sẻ khó khăn. Với tinh thần vô úy, vận dụng Bi – Trí – Dũng, vững vàng khí tiết, không chịu khuất phục cường quyền, hy sinh cúng dường cả thân mạng – cống hiến cả máu và nước mắt, để xây dựng chính nghĩa, trên nền tảng phụng sự và phát triển Đạo pháp – Dân tộc và Nhân loại. Cái công ơn thầm lặng vàng son kỳ vĩ này, lịch sử trân trọng tán thán – ghi nhận công đưc
Nhưng, cũng không ít trong chúng ta, còn có những HTr đi chệch hướng bay, chểnh mảng, thiếu niềm tin son sắc, chưa hết lòng, đặt trọn vẹn dưới sự thống lãnh của BHDTƯ. Tiếp sức – cộng lực, kiên trung – kiên định lập trường, dấn thân – tận tụy hy sinh, nâng cao trách nhiệm, chung lo sự an nguy, kề vai gánh vát sứ mệnh thiêng liêng, trước tiền đồ thịnh suy – tồn vong của tổ chức
Trong giai đoạn nghiệt ngã này, sự bình tĩnh – sáng suốt – tuệ giác của mỗi HTr, sẽ hóa giải được mọi chướng duyên
TRĂNG THÀNH ĐẠO
Thời gian thì vô cùng, không gian thì vô tận, nhưng cái đẹp thì luôn luôn vĩnh hằng – bất biến trong mỗi lòng người
Cuộc đời đức Phật là một thiên hùng ca hùng tráng, là ánh trăng tuệ giác, soi rọi cho mỗi bước đi tới, là một lý tưởng kỳ vĩ làm hành trang cho tuổi trẻ khám phá vươn lên
Giáo lý của Đức Phật để lại, là một hệ thống định hướng tư tưởng thể nghiệm mỹ học nội tại. Tu học nguồn giáo lý sinh động này, tuổi trẻ như được tưới tẩm cam lồ mát rượi, luôn luôn tỉnh thức, cảm nhận làm mới từng sát na
Cuộc đời của Đức Phật vằng vặc như một ánh trăng toàn bích, từ sinh ra – xuất gia – thành đạo rồi đến nhập niết bàn đều diễn ra dưới ánh trăng thanh
Ánh trăng, biểu tượng của trí tuệ và tình thương. Cái nhìn tuệ giác của đạo Phật, là cái nhìn khai thị, mở mắt tri kiến, thắp sáng vô minh, mở ra cánh cửa giác ngộ, làm tỉnh thức – nhận chân thực tại
Năng lực của từ bi, như ánh trăng tỏa sáng đêm đen, tưới tẩm từng hạt sương long lanh, làm thấm đẫm mát rượi lên muôn ngàn hoa lá, làm tươi đẹp cho đời biết bao hương sắc trinh nguyên, hướng đến một phẩm cách vị tha toàn thiện
Ánh trăng, chẳng những là biểu tượng giá trị thẩm mỹ, là nguồn cảm hứng bất tận, là nét đẹp văn hoa, mà còn là giá trị chân lý trí tuệ bát nhã
Bát Nhã, là trí tuệ – là nhận thức siêu việt
Trí tuệ bát nhã, là sự hiểu biết – giác ngộ toàn triệt
Tuổi trẻ Phật Giáo như một ánh trăng, luôn luôn được tắm mình trong suối nguồn Phật chất vô biên, được tưới tẩm bởi nguồn duyệt thực pháp lạc, để được mở mắt tri kiến, vươn tới hiểu biết toàn diện
Dòng đời luôn luôn chuyển biến trong chuổi tình cảm duyên sinh liên hoàn tiêu cực, thoạt đến – thoát đi từ vô thỉ đến vô chung
Trên hành trình đi tìm như thật. Bên dòng Ni Liên Thuyền, kiết tọa dưới gốc cây Bồ đề, tuổi trẻ Tất Đạt Đa liên tục quán chiếu, các pháp luôn luôn thay đổi – sinh diệt đến vô cùng. Thân – thọ – tưởng – hành – thức, năm thành tố cấu thành con người là không. Thế giới hiện hữu được tạo nên bởi nhị nguyện sai biệt, để rồi ngã chấp – phân biệt, làm dậy sóng khổ đau đến nghìn trùng, nhưng bản chất của nó thì vốn không. Mọi hiện tượng được diễn ra, do sự chuyển động của biển cả, mà hình thành bọt nước lăng xăng, nhưng thực chất, bong bóng nước không hề tách rời bản thể đại dương
Dưới ánh trăng khuya vằng vặc, như ánh mắt tuệ giác, nhận diện thật tướng – thấu rõ tánh không, thái tử Sĩ Đạt Ta hoắc nhiên đại ngộ – tuệ giác bát nhã ba la mật
Thực tập trí tuệ bát nhã, là tiến trình soi sáng tư duy, là nguồn năng lượng thành tựu chánh kiến. Tuổi trẻ nỗ lực rũ bỏ chấp trước – vượt qua ngã chấp hình thức thông thường, thôi mãi mê chạy theo tiếng gọi thổn thức xa xăm, chấm dứt những ràng buộc cảm giác thế tục. Nếu mãi mê cố chấp, phê phán thiên cực, dễ dãi phủ định sự thật, thì càng rơi sâu vào biên kiến cực đoan nguy hiểm
Tuổi trẻ vượt thoát cảm xúc đẹp – xấu, có tầm nhìn cởi mở chuẩn xác. Đó chính là phong thái ngắm trăng của một tuệ sĩ. Có cái nhìn ý thức bình diện, mới cảm thụ được như thật, mới hóa thân – thể nhập vào tự tại, thành tựu giác ngộ – giải thoát của ánh trăng thăng hoa sinh động
Trên hành trình xây dựng hoàn thiện lý tưởng đạo đức xã hội, đạt đến chuẩn mực chân – thiện – mỹ. Ý chí luôn luôn đối mặt với vô minh, dẫy đầy nghịch cảnh thử thách cam go, đã được minh chứng qua tuổi trẻ Sĩ Đạt Ta thành tựu sau đêm thành đạo. Với nghị lực đại hùng – đại lực – đại từ bi, thái tử Sĩ Đạt Ta đã chuyển hóa vô minh, thành tựu giác ngộ viên mãn, hồng danh Thích Ca Mâu Ni Phật
Sự thành đạo giác ngộ của Đức Phật, không phải bộc phát nhất thời, như một tia chớp lóe lên cắt ngang vầng mây u ám, để rồi đột ngột chói lọi trong chốc lát. Tinh hoa đại giác, được hình thành suốt quá trình thực nghiệm, qua dòng chãy cuộc đời. Sự kiện giác ngộ của Đức Phật được quán chiếu thấu suốt 49 ngày đêm, và nỗ lực phấn đấu hành thiền liên tục suốt ba canh. Từng bước vững chãi chính xác, nhìn thẳng vào thực tại diễn biến như thật cuộc đời “Khổ Đế”, thấy rõ thật tướng “Tập Đế”, xác định lộ trình phải đi “Đạo Đế”, và mục đích cuối cùng phải đạt đến “Diệt Đế”. Vần mây dần hồi được vén lên, để rồi thời khắc đã điểm, ánh trăng tuệ giác bừng sáng bản thể tự tại huy hoàng
Tuổi trẻ mạnh dạn nhìn thẳng vào cuộc đời, mọi vọng niệm lăng xăng như được lắng xuống – nhạt nhòa với thời gian. Những cơ hội lớn đang đợi chờ phía trước. Hãy tự rèn luyện chính mình, để trở thành một nhân cách trác tuyệt, có một đời sống đạo đức, với đủ đầy chân – thiện – mỹ, ắp đầy vị tha, vì tha nhân mà phụng sự, để vẹn thỏa chí nguyện trăng thành đạo…
Phan Văn Huy Tâm
Lễ Tang H.Tr Cấp Dũng Minh Từ – Trác Xuân Nam
KHỐI TRUYỀN THÔNG
Trại Hạnh Ngành Nữ GĐPT Bình Thuận