Lịch Sử Việt Nam

Lịch sử lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ ,   Đại Việt Sử Ký Toàn Thư -Lê Văn Hưu – Phan Phu Tiên- , Lĩnh Nam Chích Quái Bình Giải -Nguyễn Hưũ Vinh – Trần Đình Hoành- , Việt Nam Sử Lược -Trần Trọng Kim- , Việt Sử Khảo Lược -Dương Kỵ- , Việt Sử Lược -Trần Quốc Vượng- ,




Sinh Hoạt Gia Đình Phật Tử

Sinh Hoạt Gia Đình Phật Tử

Họ và Tên: Nguyễn Thị Lai (Từ Tân)
Tuổi: 18 tuổi – 10/10/1991
Đoàn:Thiếu Nữ
GĐPT:Thiện Tài
Miền:Tố Liên
Quốc Gia: Hoa Kỳ

Từ lúc tôi còn ở Việt Nam, tôi chẳng biết đi sinh hoạt GĐPT là gì cả. Cứ mỗi dịp rằm hay mồng một là tôi theo mẹ đi chùa lễ Phật, lúc đó tôi nhìn thấy có một nhóm bạn đồng lứa tuổi của tôi, hay lớn hơn đang sinh họat chung với nhau tại chùa thật vui. Lúc đó tôi rất là hiếu kỳ, và tự hỏi tại sao các bạn đó lại mặc cùng chung một màu áo lam, đồng thời còn gọi mấy bác lớn tuổi hơn họ là anh, trong khi đó tôi có nhiều điều thắc mắc lắm nhưng không có thời gian để mà tiếp xúc và nói chuyện với mấy bạn. Cho đến khi tôi theo gia đình qua nước mỹ, hơn 1 năm tôi chưa bao giờ đi chùa, hơn nữa tôi cũng không biết ngôi chùa nằm ở đâu, nên tôi đành phải đi nhà thờ trong một khoảng thời gian dài trong năm đó. Có một hôm tôi quen được mấy bạn ở đây rồi từ từ họ dẫn tôi đến ngôi chùa cách nhà tôi khoảng 20 phút lái xe, lúc vào chùa tôi thấy rất vui được gặp lại những bạn mặc đồng phục áo lam khác.

Cứ mỗi buổi chủ nhật là gia đình tôi đi đến chùa, rồi tôi được tiếp xúc và sinh hoạt với GĐPT Thiện Tài nhiều hơn, không lâu sau tôi được tham gia và sinh hoạt chung với GĐPT TT và được mặt cùng chung một màu áo lam, và rồi tôi mới hỏi bác gia trưởng tại sao các bạn ở trong GĐPT lại gọi mấy bác lớn tuổi hơn họ bằng anh hoặc chị chứ? thế rồi bác mới giải thích cho tôi hiểu, cuối cùng câu hỏi thắc mắc của tôi đã được giải đáp. Sau đó tôi nghe BGT nói sẽ tổ chức 1 cuộc trại huấn luyện tại chùa, để huấn luyện các em trại sinh đoàn Anoma-Ni Liên và đoàn Tuyết Sơn. Tôi vẫn nhớ về đêm “lửa” trại thật vui tối hôm đó có những bài hát và múa của các em và anh chị Trưởng rất thú vị, không ngờ tối hôm đó ai cũng hăng hái và mạnh dạng ca hát nhạc kịch cho văn nghệ để tăng thêm bầu không khí vui vẻ trong đêm lửa trại, làm các thầy, các bác, và anh chị khen và vỗ tay hoan hô các em. Thời gian trôi nhanh thật cuối cùng vèo một cái đã Bế Mạc trại, từ các khóa học và đời sống tập thể trên đất trại, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều hay mà tôi có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày hoặc sinh hoạt tại chùa. Hết cuộc trại này tôi còn tham gia trong những tiết mục sinh hoạt khác trong GĐPT TT, trong những ngày lễ lớn như lễ Vu Lan, Phật Đản v.v…. chúng tôi đều có những tiết mục diễn văn nghệ thật vui, dù có mệt hay là khó khăn thì chúng tôi cũng cố gắng, vì chúng tôi muốn dâng một chút lòng thành lên ngôi Tam Bảo, tiếp đến là các bậc phụ huynh và các bác Phật tử.

Chủ nhật tuần nào tôi đều đi sinh hoạt GĐPT tại chùa, sau buổi lễ Phật thì nghe BGT nói câu chuyện dưới cờ, tiếp đến là có lớp học tiếng việt dành cho các bạn và các em đẻ ở đây không biết nói tiếng việt. Tôi cảm thấy lớp học tiếng việt này rất có ý nghĩa, nó có thể giúp ích cho nhiều bạn sống ở đây hoặc đi sinh hoạt tại chùa không biết nói hay viết tiếng việt, và tôi nghe BGT nói học tiếng việt có thể giúp mình không quên đi tiếng mẹ đẻ và gìn giữ nền văn hóa Việt Nam của mình. Riêng tôi và các bạn đồng lứa thì biết nói và viết tiếng việt nhiều, mà chúng tôi vẫn tiếp tục học và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của đất nước Việt Nam hơn. Chúng tôi còn có những hoạt động vui chơi và nấu ăn sau buổi học Phật pháp, đến cuối giờ thì tất cả các bạn và anh chị trưởng cùng nắm tay nhau làm thành 1 vòng tròn để hát bài “Giây thân ái” rồi ra về. Thế mà thời gian trôi qua nhanh thật, thấm thoát mà đã 2 năm trôi qua rồi tôi cũng không nhớ bắt đầu từ khi nào tôi đã tham gia sinh hoạt vào GĐPT TT nữa. Khi tôi còn ở VN tôi rất ít đi chùa và đồng thời cũng không hiểu nhiều về đạo Phật gì mấy, nhưng trong những khoảng thời gian đi sinh hoạt trong GĐPT TT giúp tôi đi chùa nhiều hơn và tham gia vào các hoạt động trong GĐPT và tại chùa.

Nguồn: https://gdptthegioi.net/2010/02/bai-du-thi-viet-van-10/




Ngôi Nhà Thứ Hai Của Em -Diệu Hoàng – Nguyễn Thị Hải Yến-

Thiện Hoa 6
Ngôi Nhà Thứ Hai Của Em

Diệu Hoàng – Nguyễn Thị Hải Yến

Em bước chân vào Gia Đình Phật Tử Thiện Hoa 6 là một sự tình cờ và may mắn. Thời gian dần trôi, dường như Gia đình Thiện Hoa 6 như là một ngôi nhà thứ hai của em. Ở đó, các anh chị huynh trưởng sẵn sàng chăm lo và dạy dỗ chúng em. Em nghĩ, Gia Đình Phật Tử thật giống với một gia đình thực thụ.

Khi chập chững bước vào Mái Nhà Lam, em còn nhiều bỡ ngỡ vì mọi thứ đều lạ lẫm đối với em. Từ cách xưng hô, từ các lễ nghi đối với quý thầy đến cách chào hỏi, các môn tu học và cách thức sinh hoạt đều không như em nghĩ đơn giản hồi còn ở nhà. Vì vậy, khi anh chị trưởng giao việc, em e dè chưa dám làm vì sợ làm không đúng với “Gia Đình Phật Tử” (!). Thỉnh thoảng, em có nhiều ‎ý kiến riêng, muốn đóng góp cho các anh chị và với Đoàn nhưng ngại quá! Chắc gì các anh chị ấy hiểu mình! Cho nên em đành thôi, không dám nói gì cả.

Khi đã đủ điều kiện, em được phát nguyện vào Đoàn, trở thành đoàn sinh chính thức của GĐPTVN. Trong buổi lễ, em tập trung chú ý‎ từng lời mà bác Gia trưởng nhắc nhở em khi đeo huy hiệu hoa sen như thế nào, khi mặc đồng phục ra sao. Tuyệt vời nhất là lúc bác tuyên bố em được công nhận là Đoàn viên GĐPTVN. Lúc đó, em thật sung sướng. Em tự hứa với mình sẽ đi sinh hoạt đều, cố gắng tu học thật nghiêm chỉnh, luôn vâng lời dạy bảo của quý thầy và các anh chị huynh trưởng.

Sau Chu niên lần thứ 4 này, em đã sống dưới mái chùa Giác Sanh, trong ngôi nhà Thiện Hoa 6 tròn một năm chẵn. Nhiều cảm xúc kỳ lạ cứ vây quanh em. Rộn ràng có. Nôn nao có. Mừng vui có mà lo lắng cũng có. Lo lắng vì năm học này em học năm cuối bậc Tiểu học. Các bạn trong Đoàn cùng lứa tuổi em, có bạn vì bận học phải tạm nghỉ sinh hoạt. Có bạn đi sinh hoạt không được đều đặn. Riêng em, em đã phải làm nhiều bài tập và học nhiều bài học cho xong trước ngày Chủ nhật để được đến ngôi nhà thứ hai của em.

Mệt đấy nhưng cũng vui đấy! Em thấy rằng, một tuần lễ sáu ngày đã dành cho trường lớp rồi, sao mình không bỏ ra một ngày ngắn ngủi cho ngôi nhà thứ hai của mình? Nghĩ thế, em bỗng nhiên không thấy mệt nữa. Chủ nhật, được đến với Gia đình, em sẽ gặp được bé Nhàn nhỏ xinh xinh thật đáng yêu biết mấy. Lâu lâu còn có bé Huệ Hương (có biệt danh “Ba Lỗ”) vô cùng dễ thương chạy ra chạy vào Đoàn quán làm cho không khí sinh hoạt thêm vui nhộn.

Có lần, anh Đoàn trưởng Đoàn Oanh Vũ hỏi em: “Ở nhà, con thương ai nhất?” Em trả lời: “Dạ! Con thương mẹ nhất!”. Rồi anh Đoàn trưởng hỏi tiếp: “Ở chùa, con thương ai nhất?”. Em không ngần ngại mà nói luôn: “Con thương hết các anh chị em và các bạn!”. Anh Đoàn trưởng cười sặc sụa, lắc lắc cái đầu mà nói: “Chịu thua con luôn đó!”. Hổng biết, anh Đoàn trưởng nghĩ sao, chứ em nói thật tình mà. Chắc là anh Đoàn trưởng cho rằng em nói vậy để làm vui lòng anh? Vì anh Đoàn trưởng chính là thầy dạy học lớp Bốn của em. Thầy đưa em đến với Gia đình Thiện Hoa 6 hàng tuần. Có lẽ thầy nghĩ là em nói thế để không làm phật lòng thầy? Nhưng đó là sự thật một trăm phần trăm.

Ở trường, nhiều lúc các bạn chơi với em không có tình mến thương như trong Gia Đình Phật Tử. Chính Gia Đình Phật Tử – ngôi nhà thứ hai của em – đã bồi đắp cho em nhiều cảm mến nhất.

Mùa hè năm 2007, em được dự trại hè Lục Hoà 3 với Gia đình Thiện Hoa 6. Gia đình đi trại chỉ với gần 30 người nhưng thật là vui hết biết. Lần đầu tiên em đi chơi xa như thế. Em tung tăng với sóng biển Vũng Tàu, đêm về được chơi “quanh đèn” như một cuộc lửa trại nho nhỏ. Em không ngại ngùng nữa nên cũng lên ca hát cùng các bạn. Sáng hôm sau được chơi trò chơi lớn trên núi Nhỏ. Bố và đứa em họ của em cùng đi với em. Lúc về, bố rất vui vì thấy sự sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử có nhiều ích lợi nên bố mẹ thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho em đến với ngôi nhà thứ hai này.

Em mong ước sao cho mình được mãi mãi và mãi mãi về sau là Đoàn viên Áo Lam của GĐPTVN mến yêu

Nguồn: gdptthegioi.net/2010/02/bai-du-thi-viet-van-9/




Phim Hoạt Hình

HOÀNG TỬ HIẾU THẢO

Bông Hoa Hiếu Thảo Tặng Mẹ

CẬU BÉ HIẾU THẢO

CHÀNG LÁT XÊ HIẾU THẢO

Phim truyện cổ tích – ĐỨA CON HIẾU THẢO

ĐỨA CON BẤT HIẾU

Người Con Út Hiếu Thảo

KHOẢNH KHẮC KỲ DIỆU – ĐỨA CON HIẾU THẢO

NGƯỜI CON HIẾU THẢO – PHIM HOẠT HÌNH

Bóng mát tâm hồn: Người con hiếu thảo

ĐỨA CON HIẾU THẢO

NGƯỜI CON GÁI HIẾU THẢO

Lòng Hiếu Thảo Của Vua Thuấn




Hướng Dẫn Làm Trụ Trồng Rau Thủy Canh

HƯỚNG DẪN LÀM TRỤ TRỒNG RAU THỦY CANH :

1.Hướng đẫn tự làm trụ trồng rau bằng khí canh  ,

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau bằng khí canh - p2
 

TRỤ TRỒNG RAU KHÍ CANH

Để thực hiện một hệ thống khí canh thì bạn chỉ cần hiểu cơ bản về cách thực hoạt động của hệ thống và tự chuẩn bị các công cụ có sẵn ngoài đời để thực hiện, có thể chia thành các thành phần như: – Phần thân trụ: để cố định các rọ cây, điều phối dung dịch dinh dưỡng tới các rọ: có thể sử dụng các ống nước phi 200, phi 168 làm thân trụ, và các ống phi 60, 40 làm các nhánh chứa rọ, sau đó thi công đảm bảo độ nghiêng các nhánh khoảng 45 độ để cây có thể phát triển và nhận đủ dung dịch dinh dưỡng. – Phần đáy trụ: là bồn nước dung tích khoảng 50-100 lít, tùy vào điều kiện, dùng để chứa dung dịch dinh dưỡng, có thể mua các thùng nhựa bán sẵn trong chợ như thùng đại thành 50 – 70 – 100l… Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau không cần đất khí canh

  1. Chuẩn bị vật tư, công cụ dụng cụ:
  2. Vật tư:
  • 2m Ống uPVC phi 200mm x 5.9mm .
  • 4m ống uPVC phi 60mm x 2.5mm.
  • 1 cái Chén bịt phi 200mm.
  • 1 cái chén bịt 200 làm đế.
  • 1 cái chén bịt 168mm.
  • 1 cái thùng nhựa Duy Tân loại có nắp có 6 bánh xe
  • 2m dây ống nước trong 16mm.
  • 1 cái máy bơm AP 3100 của Lifetech.
  • 1 tấm cách nhiệt 1.55mx1.5m.
  • 56 cái rọ trắng trồng cây.
  • Keo silicon 2 ống + súng bắn keo.
  • Keo dán sắt.
  1. Công cụ dụng cụ:
  • Khoan
  • Cưa lọng hoặc mủi khoản kiếng phi 40-60mm để khoan lổ thân trụ.
  • Cưa sắt cầm tay
  • Kệ đỡ ống 200 để dể thao tác ( nên làm cao khoảng 80-100cm cho đỡ mỏi lưng. Nếu không có thì cột các ống lại với nhau để khi thao tác ống ko bị chạy qua chạy lại).

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau không cần đất khí canh

  • Khuôn cắt ống 60 cạnh trên 7cm. Cạnh dưới 1.5cm, cưa ở đường rãnh, cứ như vậy cắt cho đủ số lỗ 8×7=56 lỗ, có thể cắt ống thành 9cm cưa séo sẽ cho ra 2 ống/lần. Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau không cần đất khí canh Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau không cần đất khí canh
  1. Thi công thân trụ
  • Cắt ống 200 với độ dài 1,9 – 2m.
  • Đưa ống lên kệ để chuẩn bị gia công, chia đều ống thành 8 phần bằng nhau theo chiều dọc (gần 8cm). Sau đó chia lỗ so le nhau theo từng hàng và cột. Mỗi hàng ngang 4 lỗ, khoảng cách giữa hai hàng ngang kế nhau là 10cm (tính từ tâm của mỗi lỗ).
  • Nên dùng bút lông vẽ theo đúng tâm giao nhau giữa cột dọc và hàng ngang để có thể thi công chính xác hơn.

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau không cần đất khí canh   huong-dan-tu-lam-tru-trong-rau-khi-canh

  • Đối với đoạn ống 200, ta chừa 1 khoảng tầm 10-15cm trên đỉnh ống, nơi gắn bộ tưới nước cho trụ và 1 khoảng tầm 40cm dưới đáy trụ (phần này nằm trong bồn nước), còn lại ta vẽ sẵn các lổ để thi công khoan lỗ.
  1. Khoét lỗ và cắt ống 60.
  • Đặt ống phi 60 vào khuôn đã chuẩn bị từ trước và cắt theo đường chéo khuôn ta được các đầu nhánh để gắn vào lổ trụ.

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau không cần đất khí canh

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau không cần đất khí canh

  • Lấy mặt chéo úp vào bìa cứng để “lấy kích cỡ” -> Cắt lấy miếng khuôn để vẽ lỗ lên ống 200. Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau không cần đất khí canh
  • Đặt Tâm miếng bìa này vào tâm giấu + mà ta đã đánh giấu như hình vẽ ở phần 2 sau đó vẽ lại kích thước lên ống 200 để làm dấu khi khoét lỗ.

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau không cần đất khí canh

  • Khoét lỗ: có thể dùng cưa lọng hoặc mủi khoan kiếng để thực hiện phần này, đối với mủi khoan kiếng, do chiều dài mủi khoan thường ngắn hơn

 

  • Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau khí canhso với chiều dài lổ khoan, do đó để khoan được đúng góc 45 độ, ta cần khoan 3 lần:
    • Lần 1: khoan góc 45 độ tới hết chiều dài mủi khoan.
    • Lần 2: khoan cắt phần tiết diện đã khoan được ở lần 1 cho ngắn lại
    • Lần 3: khoan tiếp phần còn lại của lỗ khoan.
  • Khi khoét xong 56 lỗ nhìn cái ống như tổ ong

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau khí canh

  1. Liên kết các mối keo.
  • Đặt ống 60 vào lỗ và canh thật chuẩn 2 đầu trên dưới ko bị méo sang các bên.
  • Dùng keo 502 hoặc keo dán sắt tạm thời cố định ở 2 đầu ( Nếu bạn nào có kệ thi công phần này rất dễ. Nếu không có kệ phải kê 2 đầu ống lên cao sao cho ống 60 khi gắn vào ko bị quệt đất).
  • Sau khi tạm thời cố định hết ống 60 bằng keo 502 vào ống 200 ta sẽ bắn keo silicon để che mối nối, chống nước rỉ.
  • Sau khi trét xong keo cần để khô khoảng 3-4 tiếng để keo bám thật chắc và khô hẳn.

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau khí canh

  1. Gia công thùng nhựa:
  • Gắn nắp vào thùng, dùng thước vẽ 2 đường thẳng ở CHÍNH GIỮA 2 CẠNH dài và rộng-> điểm giao nhau của 2 đường này chính là tâm của nắpthùng.
  • Lấy compa đặt ngay tâm vẽ một đường tròn có ĐƯỜNG KÍNH bằng đường kính TRONG của Chén bít 200
  • Dùng kéo hoặc cưa lọng CHỈ cắt vòng tròn này THEO ĐƯỜNG COMPA tuyệt đối ko làm méo mó hay làm miếng nhựa bên trong hay ngoài bị PHẠM. ( chú ý các từ viết hoa.
  • Dùng khoan khoét 1 lỗ ngoài bìa để nhét bơm và châm nước. ( kích cỡ tùy thích nhưng phải nhét bơm và tay vô được, lỗ trong hình là của mũi khoét 127mm).

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau khí canh

  1. Hệ thống phun nước.
  • Vì không dùng bơm áp lực, phun sương nên ta dùng chén bít làm đài sen để cho ra dạng mưa.
  • Lấy chén bít 168 Khoan lỗ theo hình ( trong hình là 16 lỗ). Khoan lỗ to hay nhỏ tùy áp lực của máy bơm. (nhưng đừng to quá hay bé quá) để tạo giọt nước hoàn hảo ( trong hình là lỗ của mũi 2.0mm).
  • Khoan thêm một lỗ 16mm ở giữa tâm chén bít 168 để dẫn nước lên.
  • Khi khui hộp bơm AP3100 ta thấy có đầu nhựa chuyển đổi đi kèm, sử dụng đầu chuyển và gắn vào chén bít 168 để dẫn nước lên chén bít.
  • huong-dan-tu-lam-tru-trong-rau-khi-canh
  • Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau bằng khí canh
  • Khi keo khô ta tiếp tục dán lắp 168 vào chén bít 200 cách làm như sau: chén bít 200 vệ sinh sạch sẽ và đặt ngửa chén bít 168 cũng vệ sinh sạch sẽ và bôi keo bình minh trên mặt của thành chén sau đó úp vào trong chén bít 200 lấy vật nặng đè lên trên cho cứng. ( Nếu dùng chén bít 200 ST thì sẽ thấy bên trong lòng chén có 1 vòng tròn vừa với chén bít 168. Cứ canh theo đường tròn này để dán sẽ cân.

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau khí canh

  • Cắt một đoạn ống nước 16mm dài 2m để dán vào ống nối và chờ keo khô hẳn.

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau khí canh

  1. Cách nhiệt và Hoàn thiện hệ thống.
  • Mua tấm cách nhiệt và cắt như hình minh họa và khoét một lỗ 200 ở giữa.

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau bằng khí canh

  • Kéo thùng chứa dung dịch (90-120lit) ra vị trí muốn để trụ rau, có thể để trụ rau tại bất kì đâu có diện tích dưới 1m vuông và ánh sáng từ 3-5 tiếng/ngày tùy loại rau bạn trồng.
  • Có thể hàn 1 cái khung sắt bằng diện tích đáy thùng và gắn 4 bánh xe tiện di chuyển. Kéo ra đẩy vào.( Đáy thùng cũng có 6 bánh xe, nước 50% thì dễ kéo/đẩy. Nước đầy thì kéo hơi nặng).
  • Cho máy bơm vào thùng.
  • Phủ tấm cách nhiệt lên trên sao cho lỗ của tấm cách nhiệt vừa ngay lỗ của thùng.
  • Dán keo bốn góc bao kín thùng dung dịch. Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau bằng khí canh

Lấy ống 200 ra và lắp NHẸ đài sen bên trên đỉnh trước sau đó luồn dây chạy xuống. Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau bằng khí canh

  • Cho ống 200 vào thùng đã có chân giữ từ trước.(phần trước).
  •  
  • Nối dây nước với máy bơm.
  • Lấy búa và thước đo cân bằng nước để cân lại mặt phẳng của đài sen. Càng phẳng nước chảy càng đều. ( giọt nước nghiêng bên nào thì gõ vào bên đó )
  • Sau khi cân xong ta sả nước vào thùng.
  • Chạy thử bơm và xem nước rớt như thế nào ( nếu đài sen cân bằng chắc chắn nước sẽ rớt đều quanh ống và ngược lại ).
  • Chạy không 1-2 ngày cho ổn định độ PH và bay bớt Cl trong nước máy thành phố.
  • Theo thời tiết Sài Gòn trong mùa nắng thì set timer 10phút on – 10phút off liên hoàn bất kể ngày đêm. Mùa mưa thì 15p on – 15p off cũng liên hoàn như vậy.

 

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau bằng khí canh

  1. Phần 8: Cách nhét rọ 70 vào lỗ 60
  • Tại sao phải cắt rọ?
    • Để nhét vừa ống 60
    • Thuận tiện cho việc cho cây vào rọ
    • Sau này cây lớn rễ nhiều rất dễ lấy ra khỏi hốc mà ko bị kẹt rễ.
    • Thuận tiện cho việc tách rọ ra khỏi cây. Tách rễ khỏi rọ
    • Thuận tiện khi vệ sinh rọ
    • Tiện trồng các rọ lên nhau
  • Cắt rọ theo hình minh họa bên dưới Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau bằng khí canh
  1. Chống Giông và Áp Thấp.
  • Đo đáy thùng bằng tấm bìa
  • Vẽ tấm pvc 5-7mm theo kích thước tấm bìa.( Nên mua tấm PVC loại tốt giá ~40k/kg
  • Làm khô 2 mặt và kết dính bằng 1 túyp keo silicon xịn.
  • Sau khi dán ta nắp luôn trụ vào thùng để tăng độ kết dính.
  • Trọng lượng của ống sẽ được chịu đều lên tấm PVC toàn bộ bề mặt đáy thùng, về lâu dài sẽ tránh bị võng và lõm đáy.
  • Nước càng nhiều trong thùng thì trọng lượng đè lên chân đế càng cao trụ càng chắc.

Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau bằng khí canh

Gắn thân trụ vào đế vừa tạo, như vậy là ta đã hoàn thành trụ trồng rau bằng khí canh. (Bài viết có tham khảo nội dung hướng dẫn làm trụ khí canh của anh Trương Bình Sơn – nickname: Nongdanthanhthi – diển đàn: vuonrausanh.com). Nhằm tiết kiệm thời gian và công sức của mọi người thì V-Garden có cung cấp các sản phẩm trụ trồng rau cao cấp nhất trên thị trường hiện nay, tuy cao cấp và hiệu quả nhưng giá sản phẩm lại rất phải chăng so với công sức, thời gian, chức năng và hiệu quả của trụ mang lại. Bà con quan tâm có thể truy cập vào đường dẫn bên dưới để xem sản phẩm: https://trongcaykhongcandat.com/collections/all?sort_by=price-descending https://trongcaykhongcandat.com/collections/all?sort_by=price-descending

3.Hướng dẫn tự làm trụ trồng rau ,

4.Hướng dẫn tự làm trụ Thủy – Khí Canh trồng rau trên sân thượng. ,

5. Cách trồng rau khí canh trụ đứng tại nhà ,

Trồng rau khí canh trụ đứng là phương pháp trồng rau sạch theo xu hướng mới, có ưu điểm là không chiếm nhiều diện tích và dễ chăm sóc
Phương pháp canh tác nông nghiệp không đất ngày càng là xu hướng của nền nông nghiệp xanh trong lòng thành phố. Các loại hình canh tác không đất phổ biến hiện có như thủy canh, khí canh,… Về mặt kỹ thuật, thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng không phải là đất chẳng hạn như dung dịch hoặc giá thể (có thể là cát, trấu, vỏ xơ dừa, than bùn, vermiculite perlite,…). trồng rau khí canh Trong khi đó, khí canh là phương pháp canh tác dùng hơi sương để cung cấp dinh dưỡng cho cây, rễ được treo trong không khí, trong không gian tối và kín. Khí canh là mô hình khá phức tạp, cần nhiều thời gian chăm sóc, yêu cầu có kiến thức về thủy canh. Khí canh có nhiều mô hình khác nhau, trong đó khí canh trụ đứng khá phổ biến. Khí canh trụ đứng có nhiều ưu điểm hơn so với các loại hình sàn ngang truyền thống như diện tích trồng được nhân lên nhiều lần (8-10 lần) do tăng theo chiều thẳng đứng, phân tầng, nhờ vậy năng suất cũng tăng cao; dễ dàng trong việc phân phối dung dịch dinh dưỡng cũng như thu hồi, việc chăm sóc cũng như thu hoạch đơn giản hơn; tận dụng tối đa nguồn ánh sáng, không gian sinh trưởng. Bên cạnh đó, khí canh trụ đứng cũng có một số nhược điểm như không thể trồng những loại rau ăn quả có chiều cao cây lớn và thời gian sinh trưởng dài; tỷ lệ bốc thoát hơi nước cao; chiều cao trụ càng lớn sẽ kéo theo sự khác biệt về phát triển giữa tầng cao và thấp do sự che bóng lẫn nhau.

Hướng Dẫn Tự Làm Dàn Thủy Canh Trồng Rau Mini ,

Hướng dẫn cách tự làm giàn thủy “khí” canh hồi lưu trụ đứng trồng rau sạch ,

 

 



Tâm Thư Vu Lan




HƯỚNG DẪN HỌC THỦ NGỮ KHI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI KHIẾM THÍNH

HƯỚNG DẪN HỌC THỦ NGỮ KHI TIẾP XÚC

VỚI NGƯỜI KHIẾM THÍNH

Cùng tham khảo những hướng dẫn học thủ ngữ khi tiếp xúc với người khiếm thính nhé. Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của cơ thể và nét mặt thay cho lời nói

Hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ ký hiệu khi tiếp xúc người khiếm thính

“Ngôn ngữ ký hiệu” hay còn gọi là “thủ ngữ” bao gồm ngôn ngữ ước hiệu, đó là bảng chữ cái và chữ số, để có thể giao tiếp bằng chữ viết, người khiếm thính dùng ngôn ngữ ước hiệu để diễn đạt chính xác một sự vật hiện tượng, ví dụ như tên, tuổi và ngày tháng năm sinh.

Điều này có vẻ hơi phiền phức bởi để mà diễn tả một câu như “Anh yêu em nhiều lắm” thì phải thể hiện trên tay 21 ký tự, rất mất thời gian phải không các bạn?. Chính vì thế mà một phần không thể thiếu là cử chỉ điệu bộ, đây là những mô tả sự vật hiện tượng bằng tay. Chẳng hạn để nói một cái máy vi tính, hay nghề văn phòng thì bạn sẽ để hai tay trước ngực hai bàn tay khum lại như đang gõ bàn phím, thế là ai cũng hiểu không cứ gì người khiếm thính.

Nếu bạn là người mới, khi nói tên bạn, bạn phải dùng tay mô tả đủ các chữ cái ghép thành tên bạn, nhưng sau một vài lần, cộng đồng người khiếm thính đặt cho bạn một cái tên giản lược (có thể gọi là Nickname) chẳng hạn bạn có cái răng khểnh rất duyên thì người ta chỉ lên miệng vào vị trí cái răng duyên của bạn và chữ cái đầu của tên bạn…

Mình phải dông dài một chút để các bạn hình dung, và thông cảm cho người khiếm thính và để các bạn thấy rằng chúng ta thật hạnh phúc và ngôn ngữ nói và viết của chúng ta thật tuyệt vời. Đối với người khiếm thính để giải thích cho họ hiểu sự khác nhau giữa giám đốc, hiệu trưởng, chủ nhiệm, lãnh đạo, chủ tịch, tổng thống,… là cả một sự khó khăn bởi họ không có đủ từ khác nhau để phân biệt, mà tất cả chỉ có một cử chỉ để biệu lộ thôi các bạn ạ.

Khi họ nói chuyện với mình, nếu để ý và hiểu sang ngôn ngũ bình thường thì các bạn cũng thấy rằng nó giống như một người nói trống không, chẳng hạn “Khỏe không,…tên gì” Trong khi đó chúng ta sẽ hỏi: Bạn có khỏe không?… Bạn tên là gì? Hãy thông cảm cho họ, đó không phải là những lời nói trống không, mà do quy ước của họ là như vậy đấy các bạn ạ, và khi nói chuyện với họ, bạn cũng nhớ áp dụng quy tắc đó, nha. Mong rằng các bạn sẽ nói chuẩn và đẹp.

Số trong ngôn ngữ cử chỉ

Bạn đầu, mình học Signlanguage American, có nghĩa là ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ Mỹ, về sau mình mới học ngôn ngữ ký hiệu điệu bộ cử chỉ của VN, do các anh chị trong CLB Người Điếc Hà Nội dạy, ở VN, chưa có sách giáo khoa chuẩn cho người khiếm thính, cho nên các bạn sẽ thấy một số khác biệt trong ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của 3 miền, nhưng điều đó chẳng sao, tất cả người khiếm thính ở 3 miền họ đều có thể hiểu nhau, kể cả những người khiếm thính chẳng bao giờ đị học hay sinh hoạt tại một câu lạc bộ nào, khi đến với nhau họ cũng hiểu nhau rất nhanh.

Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay cả đối với chúng ta cũng có ngôn ngữ địa phương mà, phải không các bạn?

Thủ ngữ – ngôn ngữ ký hiệu tay

Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của cơ thể và nét mặt thay cho lời nói. 384-322 TCN: Aristotle, triết gia vĩ đại của Hy Lạp, tuyên bố “Người điếc không thể

628254 Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay

Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của cơ thể và nét mặt thay cho lời nói.

Lịch sử

  • 384-322 TCN: Aristotle, triết gia vĩ đại của Hy Lạp, tuyên bố “Người điếc không thể giáo dục được. Nếu không nghe được, con người không thể học được”.
  • Thế kỷ 16: Geronimo Cardano, nhà vật lý học người Padua, tuyên bố người điếc có thể học tập thông qua giao tiếp bằng ký hiệu.
  • Thế kỷ 17: Juan Pablo de Bonet xuất bản cuốn sách đầu tiên về ngôn ngữ ký hiệu, đồng thời công bố bảng chữ cái năm 1620 dựa trên nền tảng là ngôn ngữ ký hiệu đã được cộng đồng người điếc phát triển theo bản năng từ trước.
  • Thế kỷ 18: 
    • 1755: Cha Charles-Michel de l’Épée (người Pháp và được coi là người khai sinh ra hệ thống ngôn ngữ ký hiệu Pháp) thành lập trường học miễn phí đầu tiên dành cho người điếc. Hệ thống ký hiệu tiếp tục được phát triển và được cộng đồng người điếc sử dụng. Hệ thống ngôn ngữ ký hiệu của Pháp được hoàn thiện trong giai đoạn này.
    • 1778: Tại Leipzig, Đức, Samuel Heinicke, trường công lập đầu tiên dành cho người điếc không chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu mà còn dùng phương pháp nói và đọc khẩu hình (speech-reading) – tiên phong cho việc dùng tất cả các phương pháp để giao tiếp tối ưu (dùng tất cả các biện pháp giao tiếp có thể: ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ, đánh vần bằng ký hiệu, đọc khẩu hình, nói, trợ thính, đọc, viết và tranh vẽ).
  • Thế kỷ 19
    • 1815: Thomas Hopkins Gallaudet tới châu Âu nghiên cứu phương pháp giáo dục dành cho người điếc. Trở lại Hoa Kỳ cùng với giáo viên ngôn ngữ ký hiệu, Gallaudet và Laurent Clerc mở trường công dành cho người điếc đầu tiên của Hoa Kỳ tạiHartford, Connecticut năm 1817.
  • Thế kỷ 20
    • 1924: tổ chức World Games đầu tiên dành cho người điếc. Bắt đầu phát triển Gestuno (ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc tế).
    • 1951: Đại hội đầu tiên của Liên hiệp Người Điếc Thế giới (WFD) diễn ra tại Roma.
    • 1960: William Stokoe, người Mỹ, xuất bản cuốn sách ngôn ngữ học đầu tiên về ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (American Sign Language – ASL).
    • 1979: Klima và Bellugi tiến hành nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ ký kiệu Mỹ (ASL) trên phương diện ngôn ngữ học.
    • 1988: Đầu tháng 6, Quốc hội Cộng hòa Séc thông qua một đạo luật chính thức công nhận Ngôn ngữ Ký hiệu Séc là ngôn ngữ chính dành cho người điếc tại quốc gia này. Người điếc có quyền được nhận dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu miễn phí 24/24. Trẻ em điếc có quyền được giáo dục bằng ngôn ngữ ký hiệu bản địa. Thêm vào đó, theo quy định pháp luật, phụ huynh của trẻ điếc được dự các lớp ngôn ngữ ký hiệu miễn phí. Dù vậy, luật pháp vẫn chưa quy định việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong trường trung học, đại học và tòa án.

Từ những năm 2000, Việt Nam bắt đầu triển khai những nỗ lực của mình nhằm hoàn thiện và hệ thống hóa Ngôn ngữ Ký hiệu Việt Nam. Các CLB, nhóm dạy, sinh hoạt NNKH bắt đầu hình thành và nở rộ. Một số tài liệu khá công phu xuất hiện như: bộ 3 tập Ký hiệu cho người điếc Việt Nam, từ điểm NNKH Việt Nam, v.v.

Đặc điểm

Cũng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu của từng quốc gia, thậm chí là từng khu vực trong một quốc gia rất khác nhau. Điều đó là do mỗi quốc gia, khu vực có lịch sử, văn hóa, tập quán khác nhau nên ký hiệu để biểu thị sự vật hiện tượng cũng khác nhau. Chẳng hạn, cùng chỉ tính từ màu hồng thì ở Hà Nội người ta xoa vào má (má hồng), còn tại Thành phố Hồ Chí Minh lại chỉ vào môi (môi hồng). Điều tương tự cũng diễn ra khi có sự khác biệt lớn hơn trên tầm quốc gia, dẫn tới sự khác biệt của hệ thống từ vựng và ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu giữa các nước.

Tuy nhiên, ký hiệu tất cả mọi nơi trên thế giới đều có những điểm tương đồng nhất định. Ví dụ: ký hiệu ‘uống nước’ thì nước nào cũng làm như nhau là giả bộ cầm cốc uống nước, ký hiệu ‘lái ô tô’ thì giả bộ cầm vô lăng ô tô quay quay, v.v. Mỗi người (dù bình thường hay câm điếc) đều có sẵn 30% kiến thức ngôn ngữ ký hiệu. Do ngôn ngữ ký hiệu phát triển hơn trong cộng đồng người khiếm thính, nên những người thuộc cộng đồng này của hai nước khác nhau có thể giao tiếp với nhau tốt hơn hai người bình thường nhưng mà không biết ngoại ngữ.

Hai đặc điểm quan trọng nhất của NNKH là tính giản lược và có điểm nhấn,

VD:

Bình thường: Anh có khỏe không ạ?
NNKH: “KHỎE không”?

Do tính giản lược và có điểm nhấn nên cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu nhiều khi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau (thường thì điểm nhấn được đưa lên đầu câu để gây hiệu quả chú ý)

VD:

Bình thường: Hôm qua, tôi gặp lại người bạn thân ở công viên. (Trong câu này, điểm nhấn là GẶP, và BẠN THÂN)
NNKH: Bạn thân Gặp ở công viên hôm qua

Ngôn ngữ ký hiệu và cuộc sống

Thực ra, NNKH chính là cuộc sống, vì nó bắt nguồn từ cuộc sống. Dù có hay không nhận thức ra, nhưng chúng ta vẫn đã và đang sử dụng NNKH rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Khoa học đã chứng minh chúng ta truyền tải ngôn ngữ 70% thông qua các biện pháp không lời, tức là cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… Một biện pháp đơn giản để nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ không lời là bạn hãy thử nói chuyện mà nhắm mắt và hoàn toàn không cử động thân thể. Chỉ 30 phút thôi, bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy hiệu quả câu chuyện rất thấp. Chúng ta hoàn toàn mất phương hướng và khả năng phán đoán nếu không có các cử chỉ, điệu bộ, nét mắt của người đối thoại “hướng dẫn”, cũng như nếu không dùng tay chân thì hiệu quảtruyền đạt củng giảm hẳn.

Bạn làm thế nào để diễn đạt tính từ “to lớn”? Có phải dùng 2 tay khoát một vòng tròn lớn trong không khí? Thế nếu ai đó giả bộ cầm micro đung đưa nhún nhảy trước miệng thì bạn nghĩ đến động từ gì? Có phải “hát” không? Bạn làm thế nào để biểu hiện đang “gõ cửa”? Có phải giả bộ gõ gõ vào một cái cửa không khí trước mặt không? Diễn tả động từ “ngủ” thì sao? Có phải áp tay lên má và nhắm mắt lại không?

Như thế, NNKH tràn ngập trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta có thể không nhận thức, nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển và giúp cho cuộc sống tiện lợi, thoải mái hơn. Nói cách khác, chính những người bình thường “phát minh” ra NNKH, người câm điếc làm một việc là mô phỏng và hệ thống hóa tất cả lại thành một thứ ngôn ngữ của riêng họ.

Vậy tại sao không học NNKH để hoàn thiện hơn 70% khả năng truyền tải thông tin trong mỗi chúng ta?

Chuẩn hóa và phổ biến ngôn ngữ ký hiệu

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương ngữ ký hiệu khác nhau theo từng khu vực: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v. Trong đó, ba phương ngữ ký hiệu được sử dụng chính là Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, người ta cũng đang nỗ lực xây dựng một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc gia.

Việc học ngôn ngữ ký hiệu ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Nhật Bản rất thuận lợi do tài liệu học rất phổ biến trên mạng. Hiện nay việc học ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam cũng thuận lợi hơn do một số nhóm, câu lạc bộ đã hình thành và tiến hành giảng dạy (chẳng hạn Câu lạc bộ Ngôn ngữ ký hiệu của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

Bảng ký hiệu tay tham khảo

jhhj10 Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
90753910 Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
628254 Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
90753910 Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
handsigninga Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
A
handsigningb Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
B
handsigningc Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
C
handsigningd Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
D
handsigninge Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
E
handsigningf Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
F
handsigningg Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
G
handsigningh Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
H
handsigningi Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
I
handsigningj Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
J
handsigningk Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
K

L
handsigningm Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
M
handsigningn Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
N
handsigningo Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
O
handsigningp Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
P
handsigningq Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
Q
handsigningr Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
R
handsignings Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
S
handsigningt Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
T
handsigningu Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
U
handsigningv Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
V
handsigningw Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
W
handsigningx Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
X
handsigningy Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay
Y
jhhj10 Thủ ngữ ngôn ngữ ký hiệu tay

Nguồn: me.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=26631




Kỹ Năng Sinh Tồn

KỸ NĂNG SINH TỒN : Xây Nhà Trên Cây ,

Làm Nhà Sàn Có Bể Bơi Trong Rừng ,

Làm nhà trong rừng ,

Xây nhà trong rừng ,

Xây Nhà Trong Rừng Tránh Thứ Dữ ,

Cầu Trượt Nước Quanh Bể Bơi ,

Xây nhà và bể bơi dưới lòng đất ,

Hồ bơi ,

Xây nhà bể bơi trong rừng ,




Thực Tập Trong Đơì Sống

NGHỆ THUẬT SỐNG TRONG XÃ HỘI – Thiền Đạo

Những câu nói ý nghĩa làm thay đổi cuộc đời bạn

Những Câu Chuyện Ý Nghĩa Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn – Sống Để Hạnh Phúc

108 Triết Lý Cuộc Sống sẽ Thay Đổi Cuộc Đời Bạn!




Làm Cha Mẹ là một sự tu tập




Thánh Tử Đạo Huynh Trưởng Hồ Tấn Anh




Lễ Hằng Thuận




Những bí quyết nổi bật khi làm việc theo nhóm






Trại Hạnh GĐPT Bình Thuận




Trại Dũng GĐPT Bình Thuận




Sự Thật Cuộc Đơì Đức Phật Thích Ca




Hòa Thượng Cua Và Mẹ

 




Pháp Sư Tí Hon




Kể Truyện Phật Hay “Cây Đa Chùa Cũ”




Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (Từ Đản Sanh Đến Niết Bàn)




Cuộc Đơì Đức Phật




Hoa Sen Trong Biển Lưả -Nhất Hạnh-




Kỷ Niệm 70 Năm Danh Xưng GĐPT




Tâm Sự Chiếc Áo Lam -Hồ Thị Thùy Trâm-




Kỹ Năng Sống

KỸ NĂNG SỐNG :

Vài cách để có được tự tin trong cuộc sống ,

Trang bị cho con bước vào đời ,

TÍNH TÌNH VÀ NHÂN CÁCH TRẺ ,

Thương hiệu cá nhân – Tại sao không ? ,

Tạo ấn tượng tốt khi trò chuyện ,

Nói đúng và hiệu quả ,

Những điều chưa biết về “lòng tự trọng” của bạn ,

Nguyên tắc cha mẹ cần biết khi dạy trẻ về giáo dục giới tính ,

Nghệ thuật xin lỗi ,

Lời nói có thể không phải là tất cả… ,

Làm thế nào\ để trở thành một người đáng yêu ,

Làm thế nào để tạo sự tin tưởng khi giao tiếp ,

Kỷ năng sống ,

 

GIÚP TRẺ SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM ,

Giúp bạn giao tiếp tốt hơn ,