LỤC HÒA LÀ GÌ ?

LỤC HÒA LÀ GÌ ?

Kỷ niệm tại trại Chuyên Năng Phú Lâu Na, tại chùa Phổ Hiền Strasbourg, tổ chức bởi Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử VN tại Hải Ngoại từ ngày 15 đến 17.07.2023.

Cổng trại có 2 khung biểu tượng nhắc nhở những người con của Đức Phật , xuất gia và tại gia, luôn ghi nhớ và thực hành trong cuộc sống hằng ngày, đó là LỤC HÒA và LỤC ĐỘ

KHUNG CỔNG LỤC HÒA

LỤC HÒA LÀ GÌ ?

* Lục là 6,

* Hòa là hòa thuận, vui vẻ với nhau trong mọi công việc của cuộc sống.

Lục hòa là sáu phương pháp thể hiện nhân cách sống một con người có đạo đức, đem lại sự hòa thuận, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ và chia sẻ cho nhau, từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói cho đến mọi việc làm trong cuộc sống hằng ngày

6 pháp Lục Hòa là :

1) THÂN HÒA

2) KHẨU HÒA

3) Ý HÒA

4) GIỚI HÒA

5) KIẾN HÒA

6) LỢI HÒA

Hòa ở đây với mục đích cao đẹp, lợi ích cho mình và người khác, chứ không phải thụ động nhu nhược, không phải ai nói sai cũng ừ… không phải ai làm sai cũng gật… cũng không phải dùng thủ đoạn để âm thầm giành phần hơn về mình.

Trong sự sống chung và cùng làm việc, mỗi người hiểu biết được điều gì tốt đẹp, phải giải bày và hướng dẫn cho nhiều người khác hiểu để họ cùng bắt chước và thực hành theo những gì có ích lợi.

Khi ta khám phá hay phát minh được một điều gì mới lạ, hay có một ý kiến gì lợi ích cho nhiều người, nếu ta không hướng dẫn cho người khác biết, thì ta trở thành kẻ tham lam, ích kỷ.

Người Phật tử tu học trong thời hiện đại với tam tạng kinh điển và có sự giải thích của nhiều người, nếu chúng ta không có trí tuệ sẽ không phân biệt được đâu là chánh, đâu là tà, đâu là phương tiện thiện xão, đâu là cứu cánh.

Trong trường hợp này, nếu người hiểu đúng và biết đúng mà không giải bày quan điểm, ý kiến của mình cho mọi người biết đúng sai thì sẽ dẫn đến tình trạng gây chia rẽ và làm hại cho nhau.

Lục Hòa gồm những gì?

Lục hòa gồm có sáu điểm sau đây:

1. THÂN HÒA: Thân hòa cùng ở (Thân hòa đồng trú)

Nghĩa là cùng nhau ở dưới một mái nhà, trong một phạm vi, một tổ chức, hôm sớm có nhau, cùng ăn cùng ngủ, cùng học cùng hành.

Khi đã sống chung đụng hằng ngày như thế, thì phải hòa thuận với nhau, không dùng sức mạnh, võ lực để lấn hiếp, đánh đạp nhau. Nếu là anh em, vợ chồng, con cái trong một gia đình, thì phải trên thuận dưới hòa, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, chứ không được lộn xộn vô trật tự, hiếp đáp, sát phạt nhau.

Nếu là những Phật tử, cùng ở với nhau học tập dưới một mái chùa, thì tuy là không phải ruột thịt, nhưng cũng là những người con chung của đức Phật, cùng một lý tưởng mục đích, thì cũng phải lấy cái hòa khí làm đầu, không được chia phe phái, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ thế hiếp cô, mạnh ai nấy được.

Nếu là đồng bào, cùng chung sống trong một quốc gia xã hội, thì phải lấy sự đoàn kết làm đầu, không được gây cảnh nồi da xáo thịt, chia năm xẻ bảy, làm thành giặc chòm, giặc xóm; sát phạt nhau, chém giết nhau. Người nước ta có câu ca dao rất có ý nghĩa:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Khác giống, mà sống chung trên một giàn, còn phải hòa thuận, thương yêu nhau; huống chi là cùng một dân tộc, một giống nòi !

Cũng thể, đã là nhân loại, cùng chung sống trên quả địa cầu nầy, thì dù là da trắng, da đen, da vàng hay da đỏ cũng là “Tứ hải giai huynh đệ” cả. Đã là giống người như nhau mà lại đem nhau ra chiến trường bắn giết nhau, tàn sát nhau, làm mồi cho súng đạn vô trí, thì thật là vô cùng phi lý.

2. KHẨU HÒA: Lời nói hòa hiệp, không tranh cãi nhau (khẩu hòa vô tránh)

Muốn thân không đánh đạp nhau, không đối chọi nhau, khi ở bên cạnh nhau, thì lời nói phải giữ gìn cho được ôn hòa nhã nhặn; trong mọi trường hợp, nhất thiết không được rầy rà, cãi cọ nhau.

Có người thân hòa mà khẩu không hòa, ăn thua nhau từng câu nói, tìm cách mỉa mai, châm thọc nhau, hạch hỏi nhau từng tiếng một, cuối cùng sanh ra ấu đả nhau.

Trong một gia đình, cũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi anh em xa lìa nhau, vợ chồng ly tán nhau, cha con không thấy mặt nhau, trở thành những kẻ xa lạ, thù hằn nhau.

Trong xã hội, cũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi quốc gia phải lâm nạn chiến tranh, nhân loại phải bị đẩy vào lò sát sanh thảm khốc.

Bởi thế, nên thân thể hòa chưa phải là đủ, mà Phật dạy phải hòa cả miệng nữa. Nghĩa là người Phật tử phải nói lời dịu dàng, hòa nhã với nhau, nhất thiết không được cãi lẫy, gây gổ nhau. Nếu có gì thắc mắc, cần phải bàn cãi cho ra lẽ, thì tuyệt đối phải dùng lời nói ôn tồn, hòa nhã mà bàn luận. Không văng tục… không chửi thề… không nguyền rủa… không nói lời dơ bẩn… không nói lời xấu ác…

3. Ý HÒA: Ý hòa cùng vui (Ý hòa đồng duyệt)

Duy thức học có nói: Ý là hệ trọng hơn hết, nó là động cơ thúc đẩy miệng và thân. Kể công thì nó đứng đầu, mà kết tội, nó cũng đứng trước (công vi thủ, tội vi khôi). Bởi thế cho nên, trong một gia đình, một đoàn thể, mỗi người cần giữ gìn ý tứ, tâm địa của mình. Nếu ý tưởng hiền hòa, vui vẻ thì thân và lời nói dễ giữ được hòa khí. Trái lại nếu ý bất hòa, thường trái ngược nhau, ganh ghét nhau, thì thân và khẩu khó mà giữ cho được hòa hảo. Dù có cố gắng bao nhiêu, để thân và khẩu được hòa khí, hay vì sợ một uy quyền gì trên, mà phải ăn ở hòa thuận với nhau, thì sự hòa thận này cũng chẳng khác gì một lớp sơn đẹp đẽ, tô lên một tấm gỗ đã mục. Một khi sự xung đột bên trong đã đến một mức độ không thể chứa đựng được nữa, tất nó sẽ nổ tung ra trong lời nói hay trong những cái đấm đá; cũng như tấm gỗ khi đã mục quá rồi thì thế nào lớp sơn bên ngoài cũng rạn nứt, đổ bể.

Đức Phật đã thấu rõ như thế, nên Ngài dạy phải có tâm ý vui vẻ hòa hợp trong khi chung sống với nhau.

Muốn được tâm ý hòa hợp, phải tu hạnh Hỷ Xả. Hỷ xả nghĩa là bỏ ra ngoài những sự buồn phiền, hờn giận, không chấp chặt trong lòng những lỗi lầm của kẻ khác. Có như thế, tâm mới thư thái, vui vẻ được, và ý nghĩ mới trong sáng, thanh tịnh được.

Vậy Phật tử chúng ta hãy cố gắng tu hạnh Hỷ Xả.

4. GIỚI HÒA: Giới hòa cùng tu (Giới hòa đồng tu)

Trong một tổ chức, một đoàn thể nào có trật tự, tất đều có kỷ luật qui củ hẳn hoi.

Trong đạo Phật, mỗi Phật tử, tùy theo địa vị cấp bậc tu hành của mình, mà thọ lãnh ít hay nhiều giới luật. Người tại gia thì thọ Ngũ Giới; người xuất gia thì thọ 10 giới nếu là Sa Di, Sa Di Ni; thọ 250 giới nếu là Tỳ Kheo, thọ 348 giới nếu là Tỳ Kheo Ni…

Khi Phật tử hội họp lại, hay khi cùng chung sống để tu học, mỗi ngày tùy theo cấp bậc của mình mà giữ giới. Đã cùng một cấp bực với nhau, thì tất phải thọ giới và giữ giới như nhau, chứ không được lộn xộn, giữ giới nầy, bỏ giới kia, giữ giới kia, bỏ giới nọ, mỗi người mỗi thứ. Nếu có sự vô kỷ luật nầy thì lẽ tất nhiên tổ chức ấy sẽ tan rã. Vì thế, đức Phật dạy: khi Phật tử đã chung sống với nhau, thì triệt để phải cùng nhau tu những giới luật như nhau, giữ đúng những giới luật của cấp bực mình.

Nói rộng ra, trong một trường học, một gia đình Phật tử, một hội, bao giờ cũng lấy kỷ luật làm đầu. Trong trường, nếu học sinh không giữ kỷ luật của trường, ai muốn ra cứ ra, ai muốn vào cứ vào, ai muốn học cứ học, ai muốn chơi cứ chơi, thì trường ấy ắt phải sập. Trong gia đình Phật tử, đoàn sinh mỗi người mỗi làm theo mỗi ý riêng mình, không tuân năm điều luật của gia đình, không làm theo huấn lệnh của Huynh trường, thì Phật tử ấy sẽ tan rã. trong một hội viên không tôn trọng điều lệ của hội, phân chia giai cấp, tự cho mình sang không cần giữ giới như người hèn, tự cho mình giàu, không giữ giới như người nghèo, tự cho mình có học thức không giữ giới như người vô học; nếu có tình trạng như thế tất hội ấy sẽ tan rã.

Nói tóm lại, trong một đoàn thể, đạo hay đời, nếu không cùng nhau gìn giữ giới điều, kỷ luật, quy tắc, thì chúng ta không bao giờ sống chung với nhau được. Vậy Phật tử, muốn hòa hợp cùng nhau để tu tập, thì mỗi người cần phải gìn giữ giới luật như nhau.

5. KIẾN HÒA (KIẾN LÀ THẤY): Thấy biết giải bày cho nhau hiểu (Kiến hòa đồng giải)

Trong sự sống chung, mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì, phải giải bày, chỉ bảo cho người khác hiểu. Như thế trình độ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, mới dễ giữ vững giữa những người cùng ở một đoàn thể.

Khi ta khám phá ra được một điều gì mới lạ, hay có một ý kiến gì hay, nếu ta không giải bày cho người chung quanh, thì không những ta là một kẻ ích kỷ, mà còn tạo ra một sự tắc nghẽn giữa sự thông cảm với những người khác. Lòng ích kỷ và sự tắc nghẹn ấy là mối dây của sự chia rẽ, bất hòa, xung đột. Trước một vấn đề, mỗi người sẽ nghĩ, sẽ thấy mỗi cách, và do đó, sẽ gây nghi ngờ, hoang mang trong đoàn thể, vì phần đông không biết tin vào ai.

Nhất là trong kinh sách Phật, vừa nhiều, vừa cao siêu, vừa đủ loại, mỗi Phật tử có thể khám phá ra một khía cạnh khác nhau, tìm ra một ý nghĩa có thể đúng, mà cũng có thể sai. Trong những trường hợp ấy, mà không giải bày quan điểm, ý kiến của mình cho mọi người trong đoàn thể hiểu biết, thì khó mà có thể sống hòa hợp với nhau.

6. LỢI HÒA: Lợi hoà đồng quân (lợi hòa cùng chia):

Cùng sống chung với nhau dưới một môi trường, ta phải chia đều cho nhau về vật chất, của cải, đồ dùng theo thứ bậc lớn nhỏ, không được lạm dụng quyền hạn của mình để làm của riêng.

Trong khi sống chung, nếu có người đem cho vật thực, y phục, mền chiếu, thuốc thang v.v… thì phải đem ra chia đều cho nhau, không vì tình riêng, kẻ ít người nhiều, mà phải lấy sự công bằng làm trọng theo thứ tự lớn nhỏ.

Trong xã hội sở dĩ có sự bất bình đẳng với nhau dẫn đến đối kháng, phân chia giai cấp, cũng vì không biết lợi hòa đồng quân. Đây chính là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo tính hòa hợp của một tập thể, bởi vì khi thực hiện theo nguyên tắc này thì mọi người đều không còn phân biệt giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể, đều xem rằng mọi giá trị vật chất có được đều là của chung, mọi người phải được chia đều một cách bình đẳng không phân biệt.

LỢI ÍCH CỦA SÁU PHÁP LỤC HÒA KÍNH

Kinh Pháp Cú viết:

“Vui thay hòa hợp tăng già

Lành thay bốn chúng vui mà đồng tu’’.

Những lời dạy chân chính của đức Phật có được phát triển và tồn tại bền vững lâu dài hay không, là do nơi bốn chúng vui vẻ đồng tu với nhau trên tinh thần hòa hợp bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.

Thế gian ai cũng biết thực hành Pháp Lục Hòa kính sẽ giúp cho chúng ta sống có nhân cách đạo đức, nên không bao giờ gây sự chia rẽ, đố kỵ, phân biệt để làm tổn hại cho nhau.

Giúp cho mọi sinh hoạt tập thể được phát triển theo tinh thần đoàn kết, hòa hợp, thông cảm và biết chia xẻ cho nhau về mọi mặt từ vật chất lẫn tinh thần.

KHUNG CỔNG LỤC ĐỘ :

* Lục là 6

* Độ tiếng Phạn là Ba-La-Mật (Pãramitã) có nghĩa là vượt qua, từ mê mờ qua giác ngộ, từ đau khổ qua cảnh giới an vui, từ sanh tử qua Niết bàn. Cũng có nghĩa là Cứu Giúp .

Lục độ là pháp môn tu đặc thù, pháp môn cao nhất trong sự hành trì của đạo Phật, đòi hỏi hành giả phải an trú tâm vào cái không tính của chân như, cái trạng thái mà kinh Kim Cang đã dạy “ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm ”. Khi tu theo pháp môn này hành giả không còn khái niệm phân biệt “ Nhân, ngã, bỉ, thử ” (người ta, tôi, cái này, cái kia) mà hòa đồng vào cái lý mầu nhiệm, giải thoát của đạo Phật, cái thể tính chân không của vạn hữu.

Lục độ là 6 hạnh có thể đưa hành giả và chúng sanh vượt qua mê mờ đau khổ thẳng tới cảnh giới an vui thanh tịnh.

Sáu hạnh là :

1) BỐ THÍ Ba La Mật,

2) TRÌ GIỚI Ba La Mật,

3) NHẪN NHỤC Ba La Mật,

4) TINH TẤN Ba La Mật,

5) THIỀN ĐỊNH Ba La Mật

6) TRÍ TUỆ Ba La Mật.

  1. BỐ THÍ Ba La Mật:

Bố là cùng khắp; Thí là cho, trao tặng.

Bố thí là đem của tư riêng của mình đem cho cùng khắp tất cả mọi người không phân biệt giới hạn người hay vật, thân hay sơ. Thấy ai còn thiếu thốn vật gì, cần thiết. nếu mình sẵn có, đều bình đẵng giúp tất cả không luyến tiếc.

Bố thí Ba La Mật gồm có 3 phương thức sau đây :

Tài thí: Tức là đem tiền bạc, của cải, vật thực của mình ra cho. Tài thí cũng có 2 phương thức

Nội Tài và Ngoại tài:

1. Nội tài: Là những vật chí thân quý báu nhất của mình như thân mạng, có nghĩa là khi cần thiết vẫn xả thân mình để cứu giúp người khác không kể sự nguy hiểm đến thân mạng nếu có. Đây là phương pháp bố thí cao nhất mà chỉ có những người giàu lòng từ bi, mới làm được ( trong các câu chuyện tiền thân của Đức Thế tôn )

2. Ngoại tài: Là những vật thường dùng trong đời sống của mình như nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, tư trang, tiền bạc . . .

Pháp thí: Là đem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy của chư Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác, hoặc y theo giới luật của Phật để hành trì trong đời sống hằng ngày nhằm làm khuôn mẫu cho mọi người bắt chước bỏ ác làm thiện. Pháp thí là một phương thức bố thí có một giá trị lớn lao, nó có tác dụng huân tập về mặt tinh thần mang đến nhân lành không những cho kiếp này mà cả những kiếp sau, không kể nghèo khó hay giàu sang, lao động hay trí thức.

Vô úy thí: Trong cuộc sống, sự sợ hải trước bao nhiêu điều đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra là một tâm lý khổ đau nhất, chiếm hết quá phân nữa thời gian của kiếp người. Do đó khi thực hiện Vô úy thí là mang lại cho họ sự bình tĩnh tuyệt đối trước mọi sự kiện bằng chính hành động của bản thân, nhằm tạo cho họ một tâm an tịnh hầu xử dụng lý trí suy xét của từng sự kiện, phù hợp với tinh thần khế lý khế cơ của đức Phật. Để qua các giáo lý thích hợp đó tâm họ không còn xao động và bình tĩnh trước mọi sự đổi thay, gian nan nguy hiểm. Tóm lại tu hạnh vô úy thí khi hành giả đi đến đâu cũng đem đến một sự bình tĩnh, an vui cho mọi người và mọi vật.

Nói đến hạnh Bố thí Ba la mật cần phải nhận rõ 2 điểm sau đây:

Bố thí chấp tướng và Bố thí không chấp tướng

Bố thí chấp tướng: là bố thí với một dụng tâm không trong sạch ( cầu danh, cầu tài lợi, vì ganh đua, vì muốn làm nhục và khinh rẽ người, vì sự lừa lọc, bất công, thiên vị ). Đây chính là bố thí thuộc về hữu lậu kết quả rất mong manh như mây nổi giữa hư không gặp gió thổi thì tan biến.

Bố thí không chấp tướng: là bố thí Ba la mật với một dụng ý trong sạch, đúng với ý nghĩa của nó, bố thí với tâm từ bi bình đẳng, bố thí với tâm không thấy kẻ nhận và người cho, không tự cao, tự đại. Bố thí mong người nhận biết Tỉnh Ngộ… Mong người nhận biết làm nhiều Thiện Lành đối với mọi người và mọi súc vật để người được nhận nhận sớm tiêu Nghiệp Nghèo Khổ… tiêu Nghiệp Bệnh Tật… Í Bố thí với một tâm như vậy sẽ được phước trí vô lậu thanh tịnh, mới đúng nghĩa là Bố thí Ba la mật.

Bố thí thì phát sanh các công năng sau đây:

* Diệt lòng tham lam ích kỷ

* Đem lại ấm no

* Phát triễn chánh trí vì tu hạnh Pháp thí.

* Đem lại sự bình tĩnh vì tu hạnh Vô úy thí.

2. Trì giới Ba La Mật:

Trì giới Ba la mật là một hạnh tu để đi đến bờ giác ngộ bằng cách giữ gìn nghiêm chỉnh và trọn vẹn giới luật mà đức Phật đặt ra, tự thân thọ lãnh.

Giới luật :

Có thể chia ra làm 3

* Giới tại gia: là những giới dành cho những người cư sĩ từ Ngũ giới đến Thập thiện giới, Bồ Tát giới tại gia hoặc Bát quan trai giới.

* Giới xuất gia: là giới dành riêng cho hàng xuất gia gồm có 5 chúng:

* Sa di và Sa di ni giữ 10 giới

* Thức xoa ma ni phải giữ 6 điều giới và tập 296 hạnh giới.

* Tỳ kheo giữ 250 giới.

* Tỳ kheo ni giữ 348 giới.

– Giới Đạo và Tục thông hành: Là giới Bồ Tát mà Phật tử tại gia và xuất gia trong hàng Đại thừa phải thọ trì sau khi đã phát tâm Bồ đề tu Bồ Tát hạnh. Đây là những giới mà người tu hạnh trì giới Ba la mật phải giữ gìn cho đúng, còn gọi là Tam tu tình giới:

– Nhiếp luật nghi giới (Bất tác chư ác): Là 6 giới trọng và 28 giới khinh (của Bồ tát tại gia) để giữ gìn và ngăn ngừa những tội lỗi về thân, khẩu, ý.

– Nhiếp thiện pháp giới (Phụng hành chúng thiện): Là quyết tâm thực hành những việc thiện có lợi cho mình và cho người như 10 điều thiện và 4 nhiếp pháp.

– Nhiêu ích hữu tình giới (Hóa độ chúng sanh): Làm các điều lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng cách quyết tâm tu hạnh từ, bi., hỷ, xả.

1. Công năng của hạnh Trì giới Ba La Mật :

Cũng như hạnh Bố thí cũng có 2 loại :

* Trì giới chấp tướng: Là trì giới với hình thức bên ngoài nhưng bên trong thì nhiễm ô (vì hiếu thắng, cầu danh, khinh khi người phạm giới, bị ép buộc, miễn cưỡng), thiếu thành tâm và tự đánh lừa mình.

* Trì giới không chấp tướng: Là thuận theo tự tánh, không nhiễm trước mà làm điều lợi ích cho tất cả chúng sanh, còn nhìn nhận trì giới là bổn phận luôn luôn nhiếp tâm cho thuần thục để đến khi không biết rằng mình có trì giới. Đây là tính chất trì giới Ba la mật: không chấp có sự tướng.

Ngoài ra tu hạnh trì giới có các công năng :

* Ba nghiệp thanh tịnh: Không sanh các tà niệm

* Các thiện công đức phát sanh.

* Nêu cao giá trị: Không phạm các điều xấu xa, thô bỉ.

* Người và vật kính yêu: Không làm thương tổn đến mọi người, mọi vật.

3. Nhẫn nhục Ba La Mật:

Là chịu đựng nhẫn nhịn đến chỗ cùng tột cho đến khi “tâm ý” cũng không ngấm ngầm nỗi dậy phản đối, đứng trước mọi nghịch cảnh lòng vẫn lắng đọng như không. Nhẫn nhục là phương pháp đối trị với tâm sân hận của con người.

Nhẫn nhục:

Có 3 thành phần:

* Thân nhẫn: Đối với nghịch cảnh của thời tiết, của hoàn cảnh, của bệnh tật, của đối xử hành hạ về thân xác.

* Khẩu nhẫn: Thân đã chịu nhẫn không chống lại mà miệng cũng không rên la, mắng chửi, phàn nàn, nguyền rủa.

* Ý nhẫn: Không căn hờn, oán giận, không nổi lên ý nghĩa phản đối, không có tư tưởng trả thù.

Ngoài ra trong 3 thành phần nhẫn này còn có các tên gọi để chỉ danh những hành động cụ thể như :

* Thuận sanh nhẫn: Không kiêu căng tự đắc trước sự tán thán, cung kính.

* Nghịch sanh nhẫn: Không bực tức thù ghét trước sự chửi mắng, đánh đập.

* Nội pháp nhẫn: Bị phiền não, tham sân áp bức nhưng tự tâm vẫn thanh tịnh sáng suốt không bị nhiễm ô.

* Ngọai pháp nhẫn: Bị những cảnh đói rét khiến thân thể phải chịu đựng nhưng vẫn không than phiền hay có thái độ phẩn uất.

Và 2 loại nhẫn nhục :

  • Nhẫn nhục có chấp tướng: Là nhẫn nhục vì sợ quyền thế, vì đang nằm trong một hoàn cảnh bất lợi, nhẫn nhục vì cầu danh và lợi quyền, vì khinh bỉ đối thủ. Tất có hình thức nhẫn nhục này vì còn do dục vọng, tham sân si mạn, nghi thúc đẩy.\

  • Nhẫn nhục không chấp tướng: Là do ý muốn diệt trừ lòng sân hận, kiêu mạn, tật đố, tham lam, tự biết quay về quán tưởng khi sự việc xảy đến. Đây là các hình thức nhẫn nhục nhằm mục đích trau dồi “Tứ vô lượng tâm”, nhẫn từ ngoài thân đến tâm.

Công năng của Nhẫn nhục:

  • Không làm những việc vô ý thức

  • Bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, biến cố xảy ra trong cuộc sống.

  • Không trụy lạc theo năm dục.

4. Tinh tấn Ba La Mật

Tinh tấn là không ô nhiểm, không thối xuất, chuyên tâm nhất trí tiến hướng cầu đạo giải thoát và giác ngộ. Ở đây tinh tấn hiểu theo nghĩa đạo pháp là thực hiện “ Tứ chánh cần ” .

Tứ chánh cần gồm có 4 điều:

  • Tinh tấn ngăn các điều ác đừng sanh.

  • Tinh tấn diệt cho nhanh các điều ác đã phát sanh.

  • Tinh tấn làm cho các điều lành phát sanh.

  • Tinh tấn làm cho các điều lành đã phát sanh tăng trưởng.

Tinh tấn có 2 lọai :

  • Tinh tấn có chấp tướng: Là thực hiện sự siêng năng cần mẫn bên ngoài với một dụng tâm không trong sạch như vì danh, vì lợi, vì kiêu căng . . .

  • Tinh tấn không chấp tướng: Là thực hiện với một tâm nguyện sám hối tội lỗi đã làm để quyết tâm sửa chữa để giúp mình và giúp người thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi.

Công năng của hạnh Tinh tấn:

  • Dũng mãnh hăng hái: Diệt trừ được tánh rụt rè, biếng nhác.

  • Không thối xuất: Không chán nản lùi bước trước những hoàn cảnh chướng duyên.

  • Tiến gần đến đạo giải thoát.

5. Thiền định Ba La Mật:

Tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không cho tâm tán loạn để tâm thể được vắng lặng và tâm dụng được mạnh mẽ hầu quan sát và suy nghiệm chân lý. Thiền định là danh từ ghép của 2 từ Thiền (tiếng Phạn gọi là Thiền na) và từ Định (tiếng Phạn gọi là Tam Muội)

Các loại thiền định :

  • Quán hởi thở: Đây là pháp ngồi thiền cho hàng sơ cơ, tức là tập theo dõi hơi thở vào hơi thở ra, để cho tâm tập trung vào hơi thở, không nghĩ bông lung với mục đích đối trị sự tán loạn của tâm.

  • Quán hạnh từ bi: Dùng tâm từ bi, quán sát những nỗi khổ của chúng sanh, mục đích để đối trị với lòng sân hận.

  • Quán sự không thanh tịnh: Quán sát con người đều do ngũ uẩn tạo thành với sanh, già, bệnh, chết, để không còn tham đắm vào sắc dục.

  • Quán về pháp nhân duyên: Quán sát vạn pháp đều giả hợp, do nhân dyên mà có, khi hết nhân duyên thì tan rã, để đối trị với lòng tham mê vật chất, tiền tài, danh vọng, của cải.

  • Quán theo niệm Phật: Quán công đức, tướng hảo của chư Phật để dứt bỏ phiền não.

Công năng của pháp môn Thiền định:

  • Loại trừ bớt lòng tham dục: Nhờ quán thanh tịnh.

  • Trừ nóng giận: Nhờ quán từ bi

  • Phá si mê: Nhờ quán nhân duyên

  • Ngăn các phiền não: Nhờ quán niệm Phật

  • Diệt loạn tâm: Nhờ quán hơi thở.

  • Khai phát được trí tuệ vô lượng và an trú trong cảnh giới của chư Phật

6. Trí huệ Ba La Mật:

Là thể tánh sáng suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo, tinh tường đến nơi đến chốn không thể sai lầm.

Trí huệ là danh từ ghép của 2 từ “Trí” (phiên âm từ chữ Phạn là Phãna, có nghĩa là quyết đoán) và từ “Huệ” (phiên âm chữ Phạn là Bát nhã, có nghĩa là giãn trạch). Theo Phật học Trung hoa định nghĩa thì: Trí là biết Tục đế và Huệ là biết Chơn đế hay có thể nói: Trí là thể tánh sáng suốt trong sạch và Huệ là diệu dụng xét soi tự tại.

Trí huệ có 2 lọai:

  • Căn bản trí: Là giác tính minh diệu mà mỗi chúng sanh đã có sẳn, nhưng bị phiền não nhiễm ô che lấp nên chưa phát chiếu ra được.

  • Hậu đắc trí: Là trí huệ có được nhờ công phu tu tập như trì giới, thiền định. Theo Duy thức học sau khi đạt đến địa vị giác ngộ, nghĩa là có được “hậu đắc trí” thì 8 thức được chuyển thành 4 trí :

  • Đại viên cảnh trí: Thức thứ 8 (A-lại-da) có tác dụng chấp trì sanh mạng và chủng tử, khi đạt đến địa vị vô lậu.

  • Bình đẵng tánh trí: Thức thứ 7 (Mạt-na) có tác dụng là chấp ngã.

  • Diệu quan sát trí: Thức thứ 6 (ý thức) có tác dụng phân biệt.

  • Thành sở tác trí: Năm thức còn lại (Nhãn, nhĩ, tỷ, thiêt, thân).

Tuy vậy để đạt được Trí huệ, đức Phật đã chế ra nhiều pháp môn tu, trong đó pháp môn Văn-Tư-Tu là được nhắc nhở và thực hành nhiều nhật với các tên gọi:

  • Văn huệ: Là do tai nghe âm thanh, mắt thấy văn tự mà hiểu được nghĩa lý.

  • Tư huệ: Là do trí suy nghĩ, tìm tòi để rõ được nghĩa lý, hiểu được sự thật.

  • Tu huệ: Là do tu hành thể nghiệm và thể nhập chân lý mà giác ngộ chứng clic sự thật.

Công năng của trí huệ:

  • Diệt trừ phiền não: Phiền não là do mê lầm phát sinh, khi trí huệ đã có thì mê lầm phải mất và phiền não đoạn tận. Như ánh sáng đẩy lùi bóng tối.

  • Chiếu sáng sự vật: Sự vật bị vô minh che khuất, nay trí huệ phát chiếu thì thực tánh của sự vật được phơi bày như thật. Như ánh sáng mặt trời lên thì màn sương tan biến.

  • Thể nhập chân lý: Khi bị vô minh phủ lấp, ngăn che thì tưởng chừng vạn pháp như sai biệt. Nay nhờ trí huệ hiển lộ thấy rõ được tâm, cảnh đều không nên thể nhập được chân lý, giác ngộ hoàn toàn.

Trừ mê diệt khổ là nguyên vọng duy nhất của người con Phật. Muốn đạt được nguyện vọng ấy cần phải cương quyết thực hành sáu hạnh độ, chỉ vì chỉ có 6 hạnh độ mới có đủ công năng đưa chúng ta đến bến bờ giác ngộ, giải thoát.

Với chúng ta những con người thuộc hàng sơ cơ, nên khó có thể hành trì ngay tức thời 6 hạnh độ, tuy thế phải ghi nhớ lời Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, do đó mình cũng có khả năng giải thoát và giác ngộ, nếu tự mình chí tâm thì có thể tu hành để phát triễn khả năng giải thoát và giác ngộ sẵn có của mình để từ đó dùng mọi phương tiện nhiếp hóa và giải khổ cho tất cả chúng sanh.

Muốn đạt được quả vị giải thoát, điều tiên quyết ngay từ bây giờ tự mỗi cá nhân chúng ta phải phát triển tín tâm trên con đường bước vào tu tập 6 hạnh độ bằng cách:

1. Phát Bồ đề tâm:

Tức là thực hiện bốn lời thề nguyện rộng lớn:

  • Chúng sanh không số lượng thề nguyện đều độ khắp.

  • Phiền não không cùng tận thề nguyện đều dứt sạch.

  • Pháp môn không kể xiết thệ nguyện đều tu học.

  • Phật đạo không gì hơn thệ nguyện được viên thành.

2. Xem thường tài sản và tính mạng:

Phải mở rộng cõi lòng vì sự lợi lạc chúng sanh làm trọng, phải vui lòng đảm nhận mà không một lời oán than trách móc hay tiếc nuối.

3. Xem chúng sanh đau khổ như chính mình đau khổ:

Phải nhận rõ chúng sanh và mình đều cùng chung một bản thể vô tận tuy có khác hình dáng, tư tưởng, vì giọt nước tuy nhỏ nhưng thể chất vẫn đồng với thể chất của cả đại dương. Phải ý thức được sự sống của mọi loài cũng tương quan mật thiết như thế, để có quan niệm: Chúng sanh đau khổ tức mình đau khổ, cứu chúng sanh tức là tự cứu chính mình.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát

TKN Nguyên Hồng sưu tập.




EM LÀM ĐỘI TRƯỞNG

EM LÀM ĐỘI TRƯỞNG

15 tuổi, lứa tuổi chưa phải đã lớn, nhưng ở em có nhiều điều thú vị. Với khuôn mặt hoa niên xinh xắn, với nụ cười vô tư tươi sáng – thân thiện – cởi mở, đong đầy tự tin, em thật sự đã được trưởng thành

15 tuổi, em được các bạn đồng đội đề cử làm đội trưởng Đội Sen Lam. Mô hình Đội Tự Trị được Hội Đồng Đoàn giao phó, em điều hành một cách tuyệt vời, hoàn thành xuất sắc

Trong phật sự điều hành đội, em luôn luôn khiêm tốn, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức sâu rộng, rèn luyện kỹ năng – đạo đức bản thân, yêu nghề đội trưởng, mạnh dạn dấn thân. Trong sinh hoạt đội, các đề tài tu học được tái hiện, em hướng dẫn các bạn thảo luận, cùng nhau bàn bạc đưa ra giải pháp sinh hoạt tuyệt vời thú vị

Với hoài bảo ước mơ to lớn, với tinh thần đồng đội – vị tha, em luôn luôn nghĩ đến các bạn, dành nhiều thời gian – tình cảm, vì các bạn thân yêu. Em luôn luôn là sự ngưỡng mộ, là nguồn động lực, truyền cảm hứng đến từng mỗi thành viên trong đội, thích thú tham gia sinh hoạt đội, tiếp cận nền giáo dục GĐPT. Làm cho mỗi thành viên là những hạt nhân dần dần hé lộ, phát triển tài năng, làm cho các buổi sinh hoạt đầy sinh thú, làm cho môi trường sống chung quanh tốt đẹp đầy ý nghĩa hơn theo từng ngày

Mô hình Đội Tự Trị là sức sống, là đòn bẩy tạo nên sức bật, làm cho đoàn phát triển vững mạnh. Mô hình Đội – Chúng Tự Trị, đúng ra đã được phổ biến. Nhưng nhiều năm qua, chương trình này chưa được xem trọng

Ngành Thiếu Nam GĐPT phải được vững mạnh, phật sự này phải được đặc biệt mở rộng, tổ chức hội thảo lớn đến từng HTr cầm đoàn, xoáy vào trọng tâm, thúc đẩy – xúc tiến – nhân rộng mô hình Đội Tự Trị nhiều hơn

Hội thảo được thành công, là hội thảo có nhiều nhân tố tham gia đề tài, có trải nghiệm xuất sắc, tập trung công trình nghiên cứu có tầm cở, có tư duy – ấn tượng, có khối lượng thông tin cần thiết. Đề tài hội thảo, phải nói lên cho được những vấn nạn, mục đích hướng đến như thế nào. Hầu hết phải được nổi bật, toát lên được mặt mạnh mặt yếu, mặt làm được và chưa làm được, rút ra ưu – khuyết điểm. Từ đó, tạo nên nguồn cảm hứng, cử tọa tâm huyết chia sẻ – lập luận – tranh biện, mạnh dạn khám phá – tìm ra điểm sáng đặc biệt – có giải pháp giải quyết vấn nạn, định hình tiêu hướng hành hoạt, vận dụng dự án phù hợp, đảm bảo chắc chắn sinh hoạt ngành Thiếu Nam vững mạnh – hiện thực hoành tráng




GIA TÀI CỦA MẸ – Trịnh Công Sơn




Nếp sống Gia Đình Phật Tử

Nếp sống Gia Đình Phật Tử

“Sống và viết” như một người huynh trưởng GĐPT là tâm nguyện tôi luôn luôn giữ trong lòng mình. Thật ra “viết” đã là phần của “sống” rồi nhưng tôi chỉ muốn dặn dò mình kỹ hơn. Tôi nghĩ đây cũng là cây kim chỉ nam nên được mang theo trong hành trang của một huynh trưởng GĐPT dù còn sinh hoạt hay vì lý do nào đó đã rời đoàn.

Theo nội quy năm 1951 của Đại hội Huynh trưởng, các điều luật dành cho Thanh Thiếu Niên Nam Nữ và Huynh Trưởng GĐPT gồm:

1. Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2. Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3. Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

Những điều luật đó các đoàn viên ngành Thanh, Thiếu và Huynh Trưởng các cấp đọc không biết bao nhiêu lần trong những ngày Chủ Nhật đã qua trong đời mình. Anh chị em nào cũng thuộc nhưng thấm sâu vào nhận thức và chuyển thành cách sống là điều vô cùng khó.

Tôi trở lại thăm văn phòng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam vài ngày sau 30 tháng 4, 1975. Văn phòng nằm phía bên trái lối vào hẹp của Trung Tâm Quảng Đức, số 294 Công Lý Sài Gòn. Vì chỉ mới vài hôm nên văn phòng BHD còn nguyên bàn ghế nhưng lá cờ đoàn cắm trên giá đã bị lấy đi hay được anh chị nào đó cất đi. Nhìn quanh không có ai quen.

Trung tâm Quảng Đức, trụ sở của Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN sau 30-4-1975 đã trở thành nơi sinh hoạt của một nhóm thanh niên sinh viên lạ. Trong thời buổi tranh tối tranh sáng không biết ai là ai. Nhiều “nhà cách mạng 30 tháng 4” chợt từ đâu xuất hiện với khuôn mặt lạnh lùng và có thể vài năm sau chính các “nhà cách mạng” này lại lên đường vượt biển như nhiều người khác.

Tôi chỉ là một đoàn viên GĐPT như trưởng Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai thường gọi vui “đoàn viên Thị Nghĩa” mỗi khi trích dẫn một câu nào đó từ bài “Người Huynh Trưởng Thời Đại” của tôi.

Tôi cũng không có liên hệ trực tiếp nào với Ban Hướng Dẫn Trung Ương ở Trung Tâm Quảng Đức. Nhưng mỗi khi có dịp ghé qua đó tôi thường dừng lại vài phút để nhớ tới cậu bé đội đồng niên bảy tuổi ốm o của GĐPT chùa Ba Phong, Duy Xuyên, Quảng Nam, nhớ tới anh Liên Đoàn Trưởng Lê Thanh Hải (cố Hòa Thượng Thích Tâm Thanh), nhớ các anh huynh trưởng thay phiên đến nhà chở tôi đi tập hát mỗi tuần, nhớ những chị trưởng vá giùm tôi chiếc áo. Tôi vắng mẹ như nhiều người biết nhưng tôi cũng vắng chị nữa. Các chị trưởng trở thành chị của tôi và các chị rất thương tôi. Một lần tôi đi học, cổ áo sơ-mi không xếp đúng, một chị trưởng tình cờ gặp trên đường làng thấy vậy gọi tôi lại và nhẹ nhàng bẻ cổ áo ra phía sau cho đều. Một cử chỉ rất bình thường nhưng khi chị đi khuất tự nhiên tôi muốn khóc và nhớ tới giờ.

Sau lối vào là hai hành lang dài bao bọc chiếc sân khá rộng. Trên hành lang đó, cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và cũng là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên đầu tiên đã bước trong những buổi chiều. Tôi nhớ đến Thầy trong bài thơ Hoa Đạo. “Anh” tôi gọi trong bài thơ là trưởng Viên Lạc Phạm Gia Bình:

Anh trở về xin ghé Trại Hàm Tân
Thăm Thầy Thiện Minh
Nhục thể bị phơi giữa rừng già hiu quạnh
Họ tra tấn thầy
Đôi mắt bầm đen
Màu da tím thẫm
Họ giết một người chỉ biết có thương yêu
Bước chân thầy đi
Khập khiễng mỗi buổi chiều
Dọc hai hành lang Trung Tâm Quảng Đức
Vết thương nặng đã nhiều năm đau nhức
Vẫn cố nghiêng người mang Đạo Pháp trên vai
Thầy còn đây với biển rộng sông dài….

(Hoa Đạo, thơ Trần Trung Đạo)

Sau ngày 30 tháng 4, 1975, hệ thống Gia Đình Phật Tử đã trở thành một tổ chức bị đặt ngoài vòng pháp luật không văn bản. Tôi không nhớ đã đọc một quyết định nào của nhà nước CS tuyên bố giải tán GĐPT hay không cho phép GĐPT sinh hoạt. Ngay trong Hiến Chương 1981 của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” cũng không nhắc tới GĐPT.

Nhà nước dĩ nhiên không quên nhưng họ tin rằng dù không giải tán tổ chức GĐPT cũng sẽ tan rã trước cơn bão đỏ đang quét qua mọi lớp tuổi từ các em oanh vũ măng non đến ngành thiếu, ngành thanh cho tới các cấp huynh trưởng từ địa phương đến trung ương.

Họ tin những chương trình “kế hoạch nhỏ” sẽ làm các em oanh vũ nam nữ quên những chiều Chủ Nhật quây quần bên bạn, bên chị, bên anh dưới mái chùa ấm áp.

Họ tin bài hát “Hành khúc đội thiếu niên tiền phong” với những lời đầy sắc máu sẽ làm các em oanh vũ nam nữ quên đi những “Anh em ta về”, “Dây thân ái” thân thương.

Họ tin những “năm điều bác Hồ dạy” sẽ làm các em oanh vũ nam nữ quên những lời hứa chân thành bên dòng suối từ bi “Em tưởng nhớ Phật, em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em, em thương người và vật.”

Họ tin các đoàn viên ngành Thanh, Thiếu Niên và Huynh Trưởng các cấp khi đối diện với một xã hội mới, một chế độ chính trị mới phải có những chọn lựa mới thích nghi.

Sau 30 tháng 4, 1975, một số trưởng vào tù, một số trưởng “ngã lòng”, và thành thật mà nói cũng có một số bỏ đoàn ra đi theo thời thế. Chẳng trách gì ai. Là con người ai lại chẳng có lúc “ngã lòng” và “bỏ đi” nhưng may mắn không phải tất cả đều như thế. Dòng nước trôi xa nhưng phù sa đọng lại.
Khó khăn, đương nhiên là quá khó. Sau 1975, khi về thăm Viên Giác, sư phụ tôi bảo “công việc chính của thầy trong những ngày này là đi thăm nuôi.” Không có “tội” gì nặng chỉ những lý do vặt vãnh như “tổ chức đóng trại không xin phép”, “không đi thủy lợi ngày Chủ Nhật”, “ngủ lại đêm ở chùa không khai báo” v.v…

Nhưng dù áp lực vật chất lẫn tinh thần, dù một số anh chị huynh trưởng đã “ngã lòng”, “bỏ đi”, GĐPT như một tổ chức vẫn tồn tại và duy trì được gần hết các sinh hoạt như trước 1975.

Làm thế nào một tổ chức của thanh thiếu niên Phật Giáo như GĐPTVN lại có thể tồn tại trước một sự thay đổi tận căn bản như xã hội CS?
GĐPT tồn tại nhờ Phật chất.

Phật chất đó là “kính Phật trọng Tăng”, “mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống”, “trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật”, “trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm”, “sống hỷ xả”.

Bản tính con người là hướng thiện. Phật chất không phải là cứu cánh mà là chiếc thuyền đưa con người đến bến thiện. Sau 1975 giữa tiếng loa như hét vào tai mỗi buổi sáng vẫn có tiếng chuông ngân nhẹ nhàng lắng xuống tâm hồn người vào mỗi buổi chiều.

Sống được như năm lời phát nguyện của Thanh Thiếu Niên và Huynh Trưởng GĐPT là điều vô cùng khó. Tuy nhiên, điều luật GĐPT được đặt ra là để hướng tới chứ không phải là những điều kiện để bước vào. Điều quan trọng là mỗi ngày chúng ta nên cố gắng sống theo tinh thần của năm điều luật dù ở đâu, làm gì và vào tuổi tác nào. Những Phật chất quý giá đó đã giữ GĐPT tồn tại sau những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người.

GĐPT tồn tại nhờ “nếp sống GĐPT”.
Nhà thơ Huyền Không (Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác) để lại cho chúng ta hai câu thơ đậm màu lịch sử: “Mái chùa che chở hồn dân tộc , nếp sống muôn đời của tổ tông”.

Tổ chức GĐPT có cơ cấu hình tháp như nhiều tổ chức khác nhưng không sinh hoạt một cách cứng ngắc theo hình tháp mà tạo thành “nếp sống GĐPT” linh hoạt ngay từ mỗi ngôi chùa làng.

Tương tự như “nếp sống” của dân tộc mà Ôn Mãn Giác đã ví trong thơ, “nếp sống GĐPT” là chiếc áo màu lam, bài hát, trò chơi, lửa trại, ánh mắt, nụ cười, lời dặn dò, bài giảng, mái chùa cong, cây đa rợp lá, tình thương bao bọc và trên tất cả là những lời phát nguyện vào đoàn.

Màu lam gắn bó với mỗi đoàn viên GĐPT vô cùng sâu đậm. Cố Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn, một cựu đoàn viên GĐPT và nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ có lần đã ví chiếc áo nâu sồng Thầy mặc là kết quả của “màu máu của con tim hòa với màu lam của GĐPT”.

Sau 1975, “nếp sống GĐPT” như hệ thống miễn nhiễm chống lại căn bệnh thời đại đang tàn phá các giá trị nhân bản của con người. Có nơi không chịu nổi, nguồn sinh lực cạn dần nhưng nhiều nơi đứng được và đã vượt qua.

Dù ít nhưng những hạt mầm sống sót qua mùa bão đã nảy thành những chồi xanh. Những ngọn lau non vẫn hát trên cánh đồng Việt Nam. Ở Mỹ, Pháp, Đức, Úc v.v.. những bài hát sinh hoạt bằng tiếng Việt Nam không dấu cũng được các em cất lên “duong tuy xa nhung tinh bao la”. Đau thương chưa dứt nhưng “hy vọng đã vươn lên”.

Nhưng giống như lòng yêu nước, “nếp sống GĐPT” cũng mang nhiều đặc tính bảo thủ và rất dễ trở thành căn nhà không cửa sổ. Nếu biết mở ra để cùng nhìn về phía chân trời, “nếp sống GĐPT” sẽ hòa nhập vào dòng chảy văn minh để trở thành một “nguồn sống” cho tương lai của GĐPT, cho tuổi trẻ VN và cả cho đất nước Việt Nam.

Thị Nghĩa – Trần Trung Đạo
Nguồn: https://thuvienphatviet.com/thi-nghia-tran-trung-dao-nep-song-gia-dinh-phat-tu/




VƯỜN THƠM RỘN RÃ

VƯỜN THƠM RỘN RÃ

Anh lại về miền cỏ hoa xanh mát
Nơi vườn thơm rộn rã tiếng chim muôn
Đón anh về từ thuở mộng còn ươm
Nơi ký ức một thời thêm trong trẻo

Anh là áng mây trôi lên vạn nẻo
Bục giảng vẫn còn màu phấn chưa phai
Mỗi lời anh khôn lớn mỗi hình hài
Ước mơ bước vào tương lai tươi sáng

Nhớ thuở lều trăng in lên vách núi
Đêm trại Hè nghe sóng vỗ trùng khơi
Anh và em bắt nhịp ca thân ái
Cho tình ngưòi thêm lớn mãi quên thôi

Cho đây gia đình sức sống truyền đời
Nơi muôn thuở là tình lam bất diệt
Nơi ươm mầm tâm hồn yêu đất Việt
Tổ quốc còn đạo pháp mới truyền lưu !

Lan Nhã Lam Trang, nửa khuya 08/5/2018




70 NĂM DANH XƯNG GĐPT

70 NĂM DANH XƯNG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Đất nước thuở chao nghiêng cơn sóng ngã
Nỗi quặn đau dày xéo gót xâm lăng
Quốc tổ điêu tàn dân tộc lầm than
Đạo pháp suy vi nổi trôi vận nước

Nghe gió hú mây ngàn thêm nối bước
Thổi bùng lên ngọn lửa dậy yêu thương
Hòa âm vang hoài vọng cuộc chấn hưng
Gọi sức trẻ tưng bừng khơi sức sống

Nơi gian nan đợi thu về mong ngóng
Thuở canh tân dậy sóng một nhân hào
Lê Đình Thám ghi vào trang sử mới
Mở dòng thơm tuổi trẻ dậy miên mang

Đoàn Thanh Niên Đức Dục mới sang trang
Bao tri thức hướng về nguồn Phật học
Ban Đồng Ấu trải lời kinh nhả ngọc
Gia Đình Phật Hóa tỏa ngát xinh tươi

Nhớ tháng tư một chín năm mươi mốt
Danh xưng Gia Đình Phật Tử Việt Nam
Bát ngát nở hoa suối nguồn diệu pháp
Song hành dân tộc mở hướng ngày mai

Trải dòng xanh Sen Trắng nở hoa khai
Thơm ngát hương yêu ân tình nhân loại
Bảy mươi năm con đường thênh thang mãi
Thế giới huy hoàng Phật hóa tương lai




TA CÒN ĐỂ LẠI GÌ KHÔNG

“Ta còn để lại gì không ?
“Kìa non đá lở, này sông cát bồi…”
-Vũ Hoàng Chương –

Ta không là gì cả và cũng không có gì cả. Vào đời trần trụi, cọ xát với nỗi đau chào đời, tiếp xúc với không gian đột biến bất thường, tiếng khóc tu oa cất lên đong đầy bất như ý từ đó !

Tuổi thơ dần trôi trong vòng tay yêu thương, cứ ngỡ rằng cuộc đời lắm hoa nhiều mộng trãi dài trước mắt. Rồi ngụp lặn, rồi được giáo dục trong môi trường bưng bít sự thật, dựng đứng cắt xen bóp méo lịch sử, dẫn hướng có ý đồ, mụ mẫm theo định hướng xa vời không thực tế, đánh mất nhân bản, o ép tự do, hướng đến tự chủ bản thân cũng không còn

Nhưng thực tế thì phủ phàng, được tiếp cận ít nhiều lương trị, lắm lúc từ thâm sâu, ngon lửa tri thức như chợt lóe lên, từng đóm nhỏ khơi gợi, thấy được những chứng cứ bức súc đau lòng chung quanh, những dã tâm mưu mô lọc lừa toan tính, làm dấy lên ít nhiều nhũn chí nản lòng. Nhưng, những hứa hẹn một thiên đường ảo tưởng, những quyền lực độc quyền giả tướng được trao, những miếng mồi béo bở của biết bao mồ hôi nước mắt và có cả máu đào của biết bao đồng loại, đang ỡm ờ trước mắt, đã làm tối mắt lương tri, không còn tự chủ, quán tính vô tri vô thức cúi đầu lãnh cảm phục tùng, tạo thêm đen tối không gian, thời gian trãi dài âu lo nghìn trùng bức bối, dày xéo tha nhân, làm cho thịt da, tri thức, mãi mãi đau đớn nhức nhối khôn nguôi

Những mơ ngủ lâu ngày đã đẩy tuổi trẻ rong chơi xa vời theo dòng thác loạn, mà nỡ quên đi thận phận chính đáng làm người, trách nhiệm cao quý đối với tha nhân. Như cơn sóng ngầm từ lâu quằn quai rên rỉ đắng cay. Ánh sáng mặt trời chợt thức, từng đóm nhỏ lóe lên xé toạc màn sương đêm đen tối

Tuổi trẻ hôm nay như chợt đánh thức, ý thức được trách nhiệm nặng nề trước tiền đồ tổ quốc

Sức trẻ đong đầy nhựa sống, vươn vai Phù Đổng, làm nên lịch sử. Lịch sử có được sang trang, non sông gấm vóc có được huy hoàng, quốc tổ có được hùng cường vững mạnh. Mảnh đất quê hương thân yêu , nơi chôn nhau cắt rốn của biết bao tuổi thơ ngọc ngà trong sáng, đang nằm gai nếm mật, quằn quại thương đau, rách nát tua tủ tả tơi. Có được gìn giữ trọn vẹn, vá lại lành lặn an toàn hay không, đều nằm trọn trong đôi tay trẻ trung vững chãi của thế hệ tuổi trẻ hôm nay !…

“Ta còn để lại gì không ?
“Kìa non đá lở, này sông cát bồi…”
-Vũ Hoàng Chương –

Lan Nhã Thảo Am
Nữa khuya chợt thức với nghìn trùng thao thức!
20/7/2018




SƯ TỬ HỐNG THỜI PHƯƠNG THẢO LỤC

SƯ TỬ HỐNG
THỜI PHƯƠNG THẢO LỤC

“Sư tử hống thời phương thảo lục,
Tượng vương hồi xứ lạc hoa hồng”.
Kinh Hoa Nghiêm – Văn Thù chỉ nam đồ tán

Khi sư tử gầm thét thì cỏ thơm trở nên xanh biếc đón mừng, nơi tượng vương quay đầu nhìn lại thì những cánh hoa rơi chuyển sang màu hồng cung nghinh.

Thời gian của sư vương và không gian của tượng vương.

Đức Phật thuyết pháp là sư tử hống. Văn Thù quay đầu là tượng vương hồi.
Sư tử hống là Nhất thiết chủng trí. Tượng vương hồi là Vô lượng đại bi.

Trí và Bi là hai pháp lực gia trì để sơ phát tâm đi vào cõi Đạo.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, tại Văn Thù Chỉ Nam Đồ Tán, có hai câu tán dương thần tượng thượng thừa bồ tát Văn Thù:

“Sư tử hống thời phương thảo lục
“Tượng vương hồi xứ lạc hoa hồng”

Sư tử là biểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của sư tử chúa làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.

Thuở xưa, Sư Tử dũng mãnh thường được chọn để bảo vệ chốn linh thiêng như đền chùa – cung điện.

Sư tử là linh vật tượng trưng cho sự dẻo dai – bền bỉ – tỉnh táo – dũng cảm – kiên cường, nâng cao vị thế của người đứng đầu, có khả năng đối mặt với nghịch cảnh – khó khăn, hóa giải những chướng duyên xấu ác, đem lại thành công – hạnh phúc – may mắn.

“Sư tử hống thời phương thảo lục”

Sư tử hống (Simhanada) tại Hoa Nghiêm: Âm thanh tiếng hống của sư tử từ Hoa Nghiêm, làm cho cả cỏ hoa thảo mộc cũng phải xinh tươi rạn rỡ. Tiếng rống của sư tử là tuyên bố dứt khoát, chỉ có giáo pháp của Đức Phật, mới chuyển hóa được vô minh, mới đủ năng lực huyền nhiệm làm tốt đẹp – thức tỉnh được cuộc đời.

Kinh Thắng Man Bảo Quật trình bày Sư tử hống có ba nghĩa:

  • Như thuyết tu hành: Không phải là lời nói suông, mà phải song hành – phù hợp với sự tu hành, chuyển mê – khai ngộ – phát bồ đề tâm.
  • Vô úy thuyết: Là kiên quyết biện tài vô ngại, xiển dương – xác tín diệu pháp, không hề do dự – sợ hãi, biện tài vô ngại.

Vô úy có hai nghĩa: Không sợ người và không làm người sợ, nhiếp phục được tha nhân.

  • Quyết định thuyết: Là nương theo chân lý nói lên sự thật, dẹp tà – hiển chánh, hoằng dương chánh pháp, cứu độ chúng sanh.

Con Sư Tử, nói chính xác hơn là: Sư Tử Hống !

Sư Tử Hống, là tiếng gầm của loài Sư Tử, vua của muôn thú. Đức Phật đã dùng ảnh dụ này chỉ cho âm thanh thuyết pháp như tiếng gầm rống của Sư Tử Chúa, không những không sợ hãi bất cứ loài thú nào, mà còn làm cho muôn thú phải khiếp sợ, bị nhiếp phục hoàn toàn.

Không phải chỉ có Đức Phật hoặc Chư Tăng mới có đủ uy lực nói lên tiếng nói Sư Tử Hống. Người Huynh trưởng GĐPT, đứng trước chướng duyên, cũng phải hống lên tiếng rống Sư Tử, tuyên bố dứt khoát, chỉ có ở đây mới là chánh đạo – mới có chân lý tối thượng.

“Tượng vương hồi xứ lạc hoa hồng”

Cái động thái quay đầu thù thắng của tượng vương, dù cho muôn ngàn hoa có rơi rụng tơi tả, cũng được tưới tẩm yêu thương, làm cho tươi thắm tăng huy sức sống.

Sư Tử Hống được gọi là Quyết định thuyết, nói lên yếu nghĩa:
“Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, Như Lai thường trụ, không có biến đổi”

Kinh Đại Bát Niết Bàn:
Sáng sớm Sư Tử Chúa ra khỏi hang, vươn vai nhìn bao quát khắp bốn phương, hùng lực cất tiếng rống lớn:

  1. Phá dẹp những loài chẳng phải thiệt sư tử mà dối làm sư tử
  2. Chứng tỏ uy lực dũng mãnh
  3. Khiến chỗ ở thanh tịnh
  4. Muốn bầy sư tử con biết hướng đến
  5. Muốn bầy đàn sư tử không sanh tâm kinh sợ
  6. Làm cho kẻ mê ngủ được thức tỉnh
  7. Làm cho tất cả muôn thú đang phóng dật được tinh tấn siêng năng
  8. Những thú khác đến chầu hầu
  9. Điều phục đại hương tượng
  10. Dạy bảo con cái
  11. Trang nghiêm quyến thuộc

Sư tử là chúa tể muôn loài, kiêu dũng tung hoành giữa rừng xanh bát ngát. Nhưng lắm lúc cũng đành phải nhường bước trước bầy đàn linh cẩu “vô sở bất trí” hiểm ác. Bài học từ rừng sâu nghiệt ngã, đã soi rọi, cân não trong từng giai đoạn lịch sử dòng đời. Phật pháp tuy thậm thâm vi diệu, nhưng lắm lúc cũng bị thoái trào trước làn sóng ý thức vong bản dị thuyết vọng tưởng sai lạc.

Người Huynh trưởng không phải như con rùa, chỉ biết co đầu rút cổ trong vỏ ốc sơ cứng – vô hồn, tránh né – đùn đẩy trách nhiệm, ẩn núp – dựa dẫm quyền lực.

Những hòn đá rêu phong thuở chiều hôm lạnh dợi, bổng cảm thấy mình cằn cỗi meo mốc, là sức ì làm cấn cái suy yếu dòng đời.

“Phú quý bất năng dâm,
“Bần tiện bất năng di,
“Uy vũ bất năng khuất”
– Mạnh Tử – chương Đằng Văn Công Hạ –

Là đại trượng phu, không hợm mình – mê hoặc bởi giàu sang, lắm tiền – nhiều bạc, thế lực lớn – quyền uy to. Luôn luôn giữ gìn phép tắc tuân thủ pháp luật – kiểm soát hành vi. Không dâm ô dục lạc – không tham muốn bất chính – no ăn ỡm cật. Phú quý bất năng dâm.

Dẫu đời sống có nghèo hèn, cũng không đánh mất lương tri – chí khí – nhân cách, giữ gìn khí tiết – phẩm giá sạch trong. Bần tiện bất năng di.

Đại trượng phu, dù đứng trước thế lực uy vũ – cường quyền, cũng không cúi đầu khuất phục. Uy vũ bất năng khuất.

Với ý chí của bậc trượng phu xuất thế, lội ngược dòng đời, thì hướng đi phải lên trên trượng phu thế tục.

Dưới ánh sáng Tâm Minh:
“Không có thành tựu vững bền nào mà lại không nhắm đến hàng ngũ Thanh Thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai. . .”

Sư tử chúa bất chợt chuyển mình trước hừng đông rực rỡ, tiếng hống hào hùng cất lên, đẩy lùa bóng đêm, hàng triệu tuổi trẻ hướng về – tưng bừng mở hội.

Tuổi trẻ GĐPTVN hôm nay, sẵn sàng dẫm đạp lên gian khó – không chùn bước trước nguy nan, tràn trề sức sống, khối óc mẫn tiệp, tinh cần cầu học, năng động háo hức tìm tòi, nồng nhiệt đón chào ngày mới, mạnh dạn làm mới hiện đại. Từ bóng tối của đêm đen, tuổi trẻ hãnh tiến bước ra – sang trang lịch sử.

Bằng lòng tin vững chãi, bằng trí tuệ nhanh nhạy. Qua năng nổ tu học, bằng lý luận thực tiễn

“Sư tử hống thời phương thảo lục
“Tượng vương hồi xứ lạc hoa hồng”

Người Huynh trưởng GĐPTVN uy nghiêm – từ ái, bằng tình thương diệu kỳ. Tuổi trẻ đã cần mẫn trải lòng hòa nhập, bằng tài năng xuất chúng, tạo nên nhiều vòng tròn quanh mình, hồ hởi – rộn rã tiếng cười – âm vang tiếng hát, dâng hiến những đóa hoa tươi thắm làm thơm mát cuộc đời.

Người Huynh trưởng Phật Tử tri thức, có tư duy phê phán, không có khái niệm giai cấp – quyền uy, Không mềm yếu – gục xuống – đầu hàng – rẽ ngoặc – ảo tưởng ngây thơ – bẻ cong chân lý. Ý thức tự chủ – bất khuất. Đầu đội trời – chân đạp đất, giữ gìn chí hướng – tiết tháo, đởm lượt tài ba – đủ năng lực gánh vác sứ mệnh – lý tưởng cao cả, chịu trách nhiệm về tương lai của tổ chức. Có hào khí xung thiên bát ngát – rạng rỡ đến bất tận.

SƯ TỬ HỐNG!

Sư tử hống mặt trời lên rực sáng
Muôn cỏ hoa xanh biếc giữa rừng hương
Nắng xôn xao gọi mời chim quần tụ
Mở hội tưng bừng rạn rỡ áo lam
Nắng Xuân tàn đêm dài thêm mộng mị
Ngầy ngụa men say lặng thầm khắc khoải
Khi mùa Xuân sao vẫn còn đợi mãi
Tuổi trẻ chơ vơ quên cả lối về
Từ chân mây mặt trời Nam bừng chói
Trải chan hòa làm tươi rói cỏ hoa
Tuổi trẻ áo lam thấm đẫm ước mơ
Nối tiếp đàn anh tỏa ra muôn lối
Thì ánh vàng lại xua tan đêm tối
Thế hệ hôm nay mở trang sử mới
Dục giã đường xa ngược dòng lên mãi
Ôm mùa Xuân trao tuổi trẻ Việt Nam.

Phan Văn Huy Tâm




PHẬT GIÁO VIÊT NAM – DÂN TỘC VIỆT NAM

PHẬT GIÁO VIÊT NAM – DÂN TỘC VIỆT NAM

Cái hào quang chiến thắng đế quốc Pháp– chiến thắng đế quốc Mỹ – chiến thắng VNCN, là một men say đã làm ngất ngưởng choáng ngợp cộng sản Việt Nam, CSVN đã nghĩ rằng, đây là sức mạnh vốn có của đảng, khi hấp thụ được tinh hoa vong bản Marx – Lenin, người CSVN có đủ sức mạnh để độc quyền quyết định chiến thắng thống trị tất cả.

Với tham vọng bá chủ thống lĩnh, CSVN muốn tất cả phải tuân phục dưới gót dày xâm thực. Tôn giáo với chân lý nhân bản – tư do – tự chủ, là một chướng ngại vật làm cản trở tham vọng bá quyền, có khi còn có nguy cơ làm lung lay suy yếu quyền lực, dẫn đến làm mất đi cả một chế độ. Thế là CSVN ráo riết tập trung sức mạnh – trí tuệ, nghiên cứu hòng tìm ra mọi giải pháp hửu hiệu đánh phá – triệt tiêu tôn giáo, nhưng chủ yếu là Phật giáo VN.

Nhìn chung tín đồ Phật giáo rất nhiều – rất đông, đa số mọi người công dân đều có tín ngưỡng Phật giáo. Nhưng thật sự thời nay, không còn có bậc cao tăng chân chính lãnh đạo, cho nên co cụm èo uột mềm yếu tinh thần độc lập – tự do – tự chủ, không có sự đoàn kết – nhất quán, hầu hết đều là những tăng sai thường tình, có tư tưởng tiêu cực cát cứ riêng tư, có tham vọng nhục dục thâu tóm, qui tụ bành trướng theo hệ phái tông môn – tự viện, mà không cần thiết là phải nhất thống.

Nắm được nhược điểm, từ kẻ hở to lớn này, CSVN mạnh dan thẳng tay đánh thẳng vào Phật giáo. Quan trọng nhất là đã gài thế bắt bí xỏ mũi, nắm được nhược điểm hèn tiện của tầng lớp hình đồng lãnh đạo giáo hội, giới chức sắc này chỉ còn có loay hoay co rúc trong tháp ngà, đoanh vây bởi hương dăng, không còn đủ sức đề kháng để mà cựa quạy, mọi sự điều răm rắp khom lưng tuân phục, chịu sự điều khiển sắp xếp của nhà nước, sai đâu đánh đó, ngậm bồ hòn nhắm mắt mà đánh. Vì sự hù dọa đê hèn, lo sợ bị mất đi nguồn tư lợi, hèn hạ vô tâm đuổi ra khỏi chùa ngay cả những đạo lữ – tử đệ trung kiên hy sinh bảo vệ chánh pháp. Một điều quan trọng hơn nữa, nhằm mục đích củng cố quyền lực danh tước hư vọng, nên đã muối mặt lừa thầy phản bạn, tham mưu sai sự thật với thế lực vô minh, những nhà cầm quyền dài tay làm việc quản lý về mặc tôn giáo, mà mù mờ không hiểu gì về cái thâm diệu của tôn giáo, nếu có được học – có được đào tạo, cũng chỉ nông cạn gậm nhấm được cái vỏ cứng nhắc sơ siễn bên ngoài, để rồi vô minh chụp mũ không thương tiếc những ai không phục tùng – không cùng phe phái.

Trước sự mê hoặc phỉnh dụ – tín điều của tôn giáo, da số tín đồ hôm nay cuồng tín trước muồi hương đăng, mù quáng trước những bày vẽ pha trộn sắc tướng lòe loẹt của tín ngưỡng dân gian, mê hoặc tuân phục bởi những hứa hẹn cho một an lành ở thế giới huyền hoặc bên kia. Nhà nước đã rút ra được những kinh nghiệm từ bài học quí báu này, đã đầu tư thật kỹ càng, huấn luyện đào tạo – nhuộm đỏ những thừa sai – dựng lên nhiều tổ chức – người ngợm hình đồng kịch kởm na ná, ẩn núp dưới màu sắc tôn giáo quốc đoanh, để thu hút những người nhẹ dạ cuồng tín cả tin, hòng lấy đó đánh vào hệ thống chính thống Phật giáo. Với phong cách tha hóa tồi tệ như hiện nay, đã đánh mất trọn vẹn niềm tin nơi quần chúng, có phải đã đến lúc, người xuất gia không còn đủ tư cách là trưởng tử Như Lai, đủ tư cách lãnh đạo Phật giáo VN được nữa ?

Phật giáo VN là sức sống đạo đức tâm linh – là linh hồn của dân tộc Việt. Đánh phá Phật giáo VN là có âm mưu ruồng bỏ phá hủy đi nền đạo đức vốn sống của dân tộc. Sự phá sản băng hoại đổ nát cực kỳ trầm trọng thê thảm về mặt đạo đức tràn lan hiện nay, chịu ảnh hưởng bởi sự cuồng vọng thiếu tôn trọng của nhà cầm quyền về nền giáo dục cao quí của Phật giáo VN. Với một viễn cảnh càng lúc càng xuống dốc tha hóa tàn tệ – nhiều bất đồng phức tạp bột phát bùng nổ càng lúc càng diễn ra gay gắt, tương lai đất nước này rồi sẽ đi về đâu, đây có phải là hệ lụy của nhân quả báo ứng khó tránh cải được ?

Tinh thần văn hóa Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng thiết yếu, là dấu ấn in đậm sâu sắc, đã xác lập được vị thế Phật giáo trong lòng dân tốc Việt Nam. Cố tình dã tâm đánh phá Phật giáo – làm suy yếu Phật giáo, tức là đánh phá dân tộc Việt Nam – làm suy yếu đất nước Việt Nam. Đây là kế sách sai lầm của một tham vọng đen tối trầm trọng, cần phải được nhanh chóng chấn chỉnh sửa sai, thuận thảo với lòng dân. Với kế sách diễn biến hòa bình, phải đánh phá triệt tiêu làm suy yếu, phải quản lý chặt chẽ, nắm cho được những tổ chức ngoài đảng, đưa vào hệ thống chính trị, nhằm mục đích phục vụ nâng cao quyền lực giai cấp thống trị.

Kể từ sau năm 1975, trãi qua những năm dài gay gắt, thay vì vận dụng đạo dụ số 10 của thời độc tài Ngô Dình Diệm, kéo lê máy chém tập trung bạo lực đánh phá Phật giáo diễn ra trên phạm vi khắp cả nước, điều cần được chú ý tiên quyết, là yếu tố quan trọng, cấp thời quay về thuận theo xu thế ý nước lòng dân, khuyến khích phát triển, đây là việc làm tất yếu khôn ngoan để tạo nên sức mạnh toàn dân, nâng cao hiệu quả tất thảy, thì còn có gì khó khăn mà nhân dân không đồng tình chung lo cộng hưởng.

Theo dòng thời gian, diễn biến bởi quy luật vô thường nghiệt ngã, khối Đông Âu – Cộng hòa Liên bang Xô Viết sụp đổ ê chề, công cuộc đấu tranh giai cấp hữu sản – vô sản không còn đủ lực mê hoặc hấp dẫn, không còn ai mù mờ khờ khạo, dám lộng ngôn lên tiếng hô hào bách chiến bách thắng muôn năm.

Đã đến lúc Phật giáo VN, có lẽ hơn ai hết, không khoanh tay bảo thủ tiêu cực, phải ý thức tự chủ vô úy, mạnh dạn đòi lại giáo quyền, lấy lại vị thế quốc sư (thầy của vua) vốn có tự lâu đời, nói lên tiếng nói trung thực, đòi lại cái vốn quí văn hóa đã được truyền tải in sâu vào lòng dân tộc của 2000 năm lịch sử Phật giáo VN.

Đạo Phật là một con thuyền tế độ, lội ngược dòng đời cứu vớt nhân sinh. Phải nhanh chóng vượt thoát đi lên bằng nguyện lực bất thối vô cầu, chịu trách nhiệm trước tiền đồ lịch sử, sẵn sàng gánh vát sứ mệnh, không ươn hèn – dựa thế – vọng ngoại, bám víu vào cái thế gian hữu hạn giã tạm, dễ dàng thay đổi. Nếu xuôi dòng thuận theo, chẳng lẽ cái Đạo Phật kỳ vĩ bất diệt, cũng phải mất theo cái bóng dáng giã tạo đoạn diệt thường tình ./-

17/05/2012




QUYỀN LỰC VÔ NGÃ

QUYỀN LỰC VÔ NGÃ

Trước cặp mắt của Đạo Phật, mọi sự mọi vật luôn luôn vận động – biến đổi không dừng, sắc sắc không không. Cái mà chúng ta nhìn thấy được, chỉ là mối quan hệ tương duyên, ảnh hiện thấp thoáng giữa các trạng thái sự vật

Mọi hiện tượng phát triển, đều có mối quan hệ tương tác, hình thành bởi quy luật nhân – duyên – quả, cái này có thì cái kia có – cái này không thì cái kia không – cái này sinh thì cái kia sinh – cái này diệt thì cái kia diệt

Ứng dụng quy luật vô thường – vô ngã vào việc phân tích hiện tượng, thì nó được hình thành bởi sự chuyển động của năm uẩn, không có tự ngã. Quan sát – nhận chân như thật thế giới khách quan, ý thức vạn vật đồng nhất thể – trong mỗi cá thể tìm ẩn cả bản thể vũ trụ. Muốn thẩm thấu được năng lực huyền nhiệm sâu thẩm này, mỗi nhân giả hướng về thế giới nội tâm: Ý thức như một dòng sống ý niệm, luôn luôn tuôn chảy tương tục, rên xiết – vẫn đục bởi nhị nguyên: tham lam – hận thù – si mê trong từng sát na dong ruổi. Sự tập trung tư tưởng – yên ắng tịch mặc hoàn toàn, như ngọn đèn tỏa ánh nhòa nhạt bốn phương, được tập trung quy tụ về một hướng, thì ánh sáng rực rỡ vô cùng – nhanh chóng phát triển tuệ giác

Nhờ tư duy sâu sắc, nhận thức được sự vật hình thành – cạnh tranh phát triển tự nhiên, qua bốn giai đoạn thách đố tất yếu: sinh (ra đời – xuất hiện), trụ (tồn tại – hiện hữu), dị (thay đổi – tiến hóa – phát triển), diệt (tàn hoại – biến mất). Ý thức được mối tương quan giữa thế giới động là vật chất và tĩnh là tâm linh, sẽ tạo nên kỳ tích “dĩ biến bất biến ưng vạn biến”

Từ dong ruổi kiếm tìm, tha nhân mệt nhoài trong vô tưởng. Quyền lực làm gì có tự ngã, làm gì được tồn tại bởi vô minh. Bởi tham vọng não loạn – ê chề dục vọng: tham – sân – si. Nhân quả biện chứng đã cho thấy, tam độc đã đốt cháy biết bao thế lực – cường quyền, biết bao sinh linh bị nhận chìm trong đọa đày thống khổ./-

Vào Thu, 09082554 – 16092010




LỬA TRẠI – Một bài viết hay ! của một vị Thầy khả kính xuất thân từ GĐPT son sắc








HÁT VỀ CÔNG ĐỨC SINH THÀNH

HÁT VỀ CÔNG ĐỨC SINH THÀNH – Tập 01

HÁT VỀ CÔNG ĐỨC SINH THÀNH – Tập 02

HÁT VỀ CÔNG ĐỨC SINH THÀNH – Tập 03

HÁT VỀ CÔNG ĐỨC SINH THÀNH – Tập 04

HÁT VỀ CÔNG ĐỨC SINH THÀNH – Tập 05

HÁT VỀ CÔNG ĐỨC SINH THÀNH – Tập 06