VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP




TÓM TẮT LỊCH SỬ VIỆT NAM




LỊCH SỬ VIỆT NAM




HỆ QUẢ GIÁ TRỊ BẢN CHẤT TÍNH CÁCH HÈN NHÁT – NHU NHƯỢC – THỤ ĐỘNG DẪN ĐẾN HỆ LỤY MẤT ĐOÀN KẾT – TAN TÁC

HỆ QUẢ GIÁ TRỊ BẢN CHẤT TÍNH CÁCH HÈN NHÁT – NHU NHƯỢC – THỤ ĐỘNG DẪN ĐẾN HỆ LỤY MẤT ĐOÀN KẾT – TAN TÁC

“Thế giới không nên được phân chia thành người thiện và kẻ ác, mà nó được làm nên bởi kẻ hèn nhát và người không hèn nhát. Chín mươi lăm phần trăm những kẻ hèn nhát có khả năng thực hiện những hành động độc ác nhất, nguy hiểm nhất, với hiểm họa khôn lường nhất.”

Tác giả: Garrett Petticrew – Người dịch: ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan

Hèn nhát – nhu nhược sở hữu bản chất di căn cố hữu, đánh mất bản sắc sống tốt đẹp, có thói quen thụ động trốn tránh khi đối diện khó khăn gian khổ, chọn con đường nhàn hạ – dễ dàng – an phận thủ thường. Không có giá trị vững chắc – không quan tâm – không bản lĩnh lãnh đạo, không có năng lượng năng động định hướng – mở đường – dẫn lối đúng đắn cho bản thân – bảo vệ tổ chức. Hèn nhát – dễ dàng sập bẫy, tự hủy hoại giá trị bản thân, làm hỗn độn gây rối – gây ảnh hưởng tiêu cực đến đồng sự chung quanh và chu toàn cho tổ chức.

Theo văn hoá Mỹ: Hèn nhát – nhu nhược là một trọng tội – là một tội lỗi tồi tệ nhất.

Thuật ngữ “Nhu Nhược” là một tính từ: Ức chế – không quyết đoán – không quân tử. Mềm yếu hèn nhát không dám tỏ thái độ vùng lên đấu tranh bảo vệ công lý lẽ phải. Không thấu cảm – không biết lắng nghe – không lĩnh hội tiếp thu tri thức mới – không tôn trọng chính kiến. Không kiểm soát: Nóng nảy – bực dọc – khó chịu, không lập trường vững vàng – không sáng suốt tự tin – không truyền cảm hứng đưa ra quyết định – quyết sách quan trọng. Nghe lời những tiếng hót nội trùng lạc đạo siểm nịnh, không tỉnh táo cân đối – chọn lọc, lo sợ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân, nhất nhất máy móc tuân theo – dễ dàng bị thao túng lung lay bởi những tác động ngoại đạo bên ngoài.

Nhu nhược tiếp cận một cách thụ động. Thay vì chủ động phản ảnh lên tiếng, họ im lặng khoả lấp rũ bỏ chính bản thân mình để cho cái tôi vị kỷ dẫn dắt hành động, phó mặc cho người khác bắt nạt – lấn lướt. Họ dễ dàng để chấp nhận những yêu cầu vô lý – tạo áp lực, không có lập trường biểu đạt – bày tỏ mong muốn – nguyện vọng chính đáng của mình – của tổ chức.

Người có tính nhu nhược sĩ diện hão – hoang tưởng huyễn hoặc lừa dối chính mình: Ta là trung tâm vũ trụ – là một tượng đài vĩ đại. Nhưng thực chất che dấu bản chất bên trong, không dám tự đứng ra phía trước để có những mối quan hệ xã hội trong sáng – để bảo vệ vững chãi duy trì tổ chức, mà còn làm ngơ hà hơi tiếp sức chỉ trích – lên án đồng sự. Đến khi thất bại, tự hủy hoại bản thân, hèn nhát cúi đầu làm “con ma nhà họ Đỗ” nhu nhược đổ lỗi cho người khác, gieo rắc thêm đau khổ làm thương tổn đồng sự – làm cho tổ chức bệ rạc tê liệt tăm tối hôm nay và ngày mai…

Người xưa đã dạy: “Tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ”. Biết tu thân – biết chăm sóc rèn luyện bản thân – biết thay đổi tính cách sống thựt tế tốt đẹp – biết thấu cảm vị tha – biết tư duy tương tác tôn trọng bảo vệ chánh kiến thì đó là tinh hoa – là giá trị sống thực tế để có cả một thế giới trong sáng bát ngát bao la. Xứng đáng ngưỡng mộ ./-

Houston – tesxas, 25112024




PHÂN ĐỊNH TRÁCH NHIỆM THÀNH VIÊN BHD




HUẤN LUYỆN

NGÀNH ĐỒNG (Oanh Vũ)

TUYẾT SƠN

NGÀNH THANH – THIẾU

ANÔMA – NI LIÊN

HUYNH TRƯỞNG

LỘC UYỂN

A DỤC

HUYỀN TRANG

VẠN HẠNH

PHÚ LÂU NA

CA DIẾP

XÁ LƠI PHẤT

TRẦN NHÂN TÔNG




TU HỌC

NGÀNH ĐỒNG

SEN NON

MỞ MẮT

CÁNH MỀM

CHÂN CỨNG

TUNG BAY

NGÀNH THIẾU

HƯỚNG THIỆN

SƠ THIỆN 

TRUNG THIỆN

CHÁNH THIỆN

Chánh Thiện năm 1

Chánh Thiện năm 2

NGÀNH THANH (Nam – Nữ Phật Tử)

BẬC HÒA

Bậc Hòa năm 1

Bậc Hà năm 2

BẬC TRỰC

Bậc Trực năm 1

Bậc Trực năm 2

HUYNH TRƯỞNG

BẬC KIÊN

BẬC TRÌ

Bậc Trì năm 1

Bậc Trì năm 2

BẬC ĐỊNH

Bậc Định năm 1

Bậc Định năm 2

Bậc Định năm 3

BẬC LỰC

Bậc Lực năm 1

Bậc Lực năm 2

Bậc Lực năm 3

Bậc Lực năm 4

Bậc Lực năm 5

HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN




BIỂU MẪU HÀNH CHÁNH




HUY – PHÙ HIỆU




MẪU CHỨNG CHỈ




MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ TU HỌC




NỘI LỆ TU HỌC & HUẤN LUYỆN


TU HỌC

HUẤN LUYỆN




NGHI THỨC LỄ LƯỢC GĐPT




NỘI QUY & QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG

NỘI QUY GĐPTVN

QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG

NỘI QUY & QUY CHẾ HUYNH TRƯỞNG GĐPT HẢI NGOẠI

NỘI LỆ HỘI ĐỒNG HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG




BẢN THỆ TĂNG GIÀ




HIỆU LỆNH VÀ HÌNH THỨC TẬP HỌP

HIỆU LỆNH VÀ HÌNH THỨC TẬP HỌP




NGHI TỨC TỤNG NIỆM TRONG GĐPT

NGHI TỨC TỤNG NIỆM TRONG GĐPT




VỜN THƠ – MENU

A. Menu
B. Lời ngỏ
C. Dẫn nhập
1. Vu Lan cài hoa trắng
2. Vĩnh biệt anh
3. Tiếng nói thẳm sâu
4. Ngày của Mẹ
5. Không ngờ lần gặp gỡ này là lần sau cuối
6. Chim Oanh buồn ngơ ngác
7. Con ngựa hoang trong đầm lầy
8. Bảy muơi năm danh xưng GĐPTVN
9. Cha !
10. Cỏ dại viết thành thơ
11. Xuân thêm ấm áp
12. Xuân ngây hoan
13. Xuân mới áo lam vui
14. Xuân chưa vui
15. Xôn xao cánh bướm
16. Xin cho Xuân là mãi mãi có nhau
17. Vu Lan nhớ Mẹ
18. Vô ưu bừng nở Tala
19. Vọng về anh
20. Vọng nhớ Vu lan
21. Việt Nam đất nước tôi
22. Về thôi ủ lá vườn rêu
23. Vạt nắng nghiêng vai
24. Vang vọng đường xa
25. Ủ lá thơm hương
26. Thuyền vào với trăng
27. Trong trẻo
28. Trái tim rực lửa từ bi
29. Trái tim Bồ tát
30. Thức dậy đi
31. Thuyền trăng sóng vỗ
32. Thọ Bồ tát giới
33. Thầy lại về
34. Thầm lặng
35. Tưởng niệm
36. Tuệ Sĩ thượng nhân
37. Tôi lại về
38. Tỉnh giấc mơ hoa
39. Tiếng nói thẳm sâu
40. Tiếng hát Ca lăng
41. Tiễn biệt Ôn
42. Tiễn biệt anh cả áo lam
43. Vĩnh biệt anh
44. Tan thầm nỗi đau
45. Tại đất trại
46. Sóng mãi xô hoài
47. Sư tử hống
48. Sợ như thật
49. Sỏi đá cũng thành không
50. Rừng xanh một thuở
51. Rụng lá vàng
52. Run rẩy trước cơn dông
53. Rách nát Phật môn
54. Phát Bồ đề tâm
55. Ơn Cha
56. Ở cuối con đường
57. Oanh hát vui Xuân
58. Oanh hát lời Mẹ ru
59. Oanh buồn mùa dịch
60. Những ngày đầu trên đất Mỹ
61. Nhớ nhiều ao lam
62. Nghìn năm bia đá vẫn còn
63. Ngày em về
64. Pháp Bảo đàn dập nát vô minh
65. Gom lá hồ Thu
66. Ngát nở hương xa
67. Ngàn mây hội tụ
68. Nửa khuya
69. Nơi yên bình thinh lặng thiên thu
70. Nơi vẫn còn đây
71. Nỗi ức lòng
72. Nỗi đời xa
73. Nỗi đau nước mắt
74. Nỗi đau im lặng
75. Nỗi đau da diết
76. Nỗi buồn Covid
77. Nếp áo vu quy
78. Nắng và hoa
79. Nắng hồng mấy độ
80. Một tấm lòng
81. Mộng mị chưa tan
82. Mỏi mòn
83. Ngày giỗ Mẹ
84. Mây còn xôn xao
85. Lung linh nến ngọc
86. Lều trăng phủi lá
87. Lão về một cõi hư vô
88. Lam vui biển hát
89. Lam về hội tụ
90. Lam thiền
91. Khi sư tử trắng về
92. Khánh hỷ chu niên
93. Kính thương Thầy
94. Hương xưa đồng nội
95. Hương sắc trinh nguyên
96. Hương sắc giữa đời thường
97. Hương lòng
98. Hương lam tỏa ngát
99. Hướng đời mỗi ngã
100. Huynh trưởng Việt Nam
101. Hồn đá
102. Học kinh Pháp Hoa
103. Hát lời Mẹ ru
104. Hành trình non nước
105. Hạnh ngộ
106. Giấc ngủ bình yên
107. Giã từ huyễn mộng
108. Gọi thức một trái tim
109. Em ơi biển khó xa nhau
110. Em lại về
111. Em lạc lối mơ
112. Em đến nơi này
113. Đôi tay hiền lùa thêm nắng mới
114. Đếm giọt thời gian
115. Duyên hạnh ngộ
116. Dấu xưa
117. Dép cỏ đường về
118. Dấu mòn trên cát
119. Dâng trào cảm xúc
120. Dâng đóa sen thơm
121. Dáng Thu
122. Dáng Lam
123. Chuyển hóa Ta bà
124. Chuyển hóa rong rêu
125. Chuyển dời thế nhân
126. Chuổi cười pha lê
127. Oanh buồn ngơ ngác
128. Che phủ đời con
129. Cơn mộng mị
130. Con thuyền xa bến
131. Cát bụi
132. Bé bíu vào đời
133. Bàn tay chới với tương lai
134. Ân nghĩa
135. Áo tím tóc dài
136. Ánh hiện một chín sáu ba
137. Sắc Xuân thắm nở ao lam vui
138. Người Huynh trưởng trẻ
139. Ơn nghĩa sinh thành
140. Nếp nhăn vầng trán
141. Dáng xưa
142. Nguồn tuệ giác tươi mát
143. Em áo mới giữa ngàn hoa
144. Còn lại chút hương này
145. Con đường vô tưởng
146. Các em lại về
147. Cỏ dại viết thành thơ
148. Ở nơi này biển cứ lao xao
149. Hướng lòng Thành Đạo
150. Ôm trọn quê hương
151. Một mình với trăng
152. Một thoáng như mơ
153. Chiếc bóng viễn phương
154. Nối bước Huyền Trang
155. Mãi rong chơ giữa đời hư
156. Kinh ngọc thềm hoa
157. Lời chuông khuya tỉnh thức
158. Yêu mãi ngàn năm
159. Xin nắm lại bàn tay Lam ấm cúng
160. Vườn thơm rộn rã
161. Suối thơm trong ngần
162. Nhớ thương anh cả
163. Nhớ về Phật Đản một chín sáu ba
164. Vòng tay chới với tương lai
165. Vạt nắng chiều hôm
166. Một chuyến chơi xa
167. Dáng đời thoảng qua
168. Đại hội nâng cánh ước mơ
169. Xuân vẫn còn mãi mãi thương yêu
170. Phật Đản nở Vô Ưu
171. Cha vẫn còn đây
172. Huyền Trang lên đường
173. Giấc mộng thoảng qua
174. Gặp lại Ôn Tuệ Sĩ
175. Ai hay từ độ nào
D. Lời sau cuối

Thô ! một ngôn ngữ nghệ thuật, được chắt lọc từ những tổ hợp đời thường, cô đọng cấu trúc – tĩnh tại tái tạo từng gam màu – nhân cách hóa những hình ảnh – những âm thanh rì rào – vi vu – vị ngọt tỏa hương thơm lừng hay thì thầm buồn tênh hiu hắt, gợi cảm từng hiện trạng sác na làm dạt dào xao xuyến – rung nhẹ lòng người viết. Từ ngòi bút phát thảo dệt nên những hương vị thơ cảm quang mơn mang mịn màng nhẹ nhàng hay gồ ghề cuộn thốc dư âm đớn đau theo từng giọt nước mắt lãng đãng thoảng qua dòng đời.

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” ‘Nguyễn Du’

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợi tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” ‘Nguyễn Khuyến’

“There’s a grief that can’t be spoken.
There’s a pain goes on and on.
Empty chairs at empty tables
Now my friends are dead and gone.”

“Phantom faces at the window.
Phantom shadows on the floor.
Empty chairs at empty tables
Where my friends will meet no more.” ‘Victor Hugo’

Tạm dịch:
“Có những nỗi thương tiếc không bật được thành lời.
Có những nỗi đau lê gót chẳng dừng.
Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không
Những người bạn của tôi giờ đã chết và không còn nữa.”

“Ảo ảnh của những gương mặt ngoài cửa sổ.
Những bóng ma trên sàn nhà.
Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không
Nơi những người bạn của tôi không còn gặp nhau được nữa.”




VU LAN CÀI HOA TRẮNG

VU LAN CÀI HOA TRẮNG

Vu Lan về ngực áo em hoa trắng
Một thoáng buồn hoang vắng dõi xa xăm
Mẹ không còn bên dấu đời lầm lũi
Cho quạnh hiu đi suốt mãi mồ côi




Vĩnh Biệt Anh

Vĩnh Biệt Anh

Từ giả cuộc chơi Tịnh Lam anh về
Rời huyễn mộng sen vàng một đóa
Mây ngừng trôi mưa trắng xóa đầy trời
Dáng nguyệt lung linh rơi nến ngọc
Hương trầm xa quyện tỏa khắp trời Lam
Dẫu đời có nắng mưa
Chí Lam chưa nguyện thỏa
Án thơ viết chưa tròn
Đại mộng bổng vụt qua
Nay xa rồi một thời vang bóng
Xây lại tổ xưa
Biết bao đóa Sen Lam bừng nở
Hướng về đón giọt sương mai
Mà tươi mát dòng đời…




TIẾNG NÓI THẲM SÂU

TIẾNG NÓI THẲM SÂU

Sao muốn nói những gì chưa vội nói
Lòng cứ nghe ẩn ức tự thẳm sâu
Mắt cứ nhìn dòng chữ vội tan mau
Trí mụ mẫm não hoài thêm ngất ngú

Đêm nay nữa bao đêm dài ấp ũ
Môi cứ nghe cay đắng xót xa nhau
Bàn tay nào khua dáng trăng vụn vỡ
Sóng sánh chao nghiêng đổ ánh vàng

Một tấm lòng sao nỡ vội sang ngang
Cho ngày tháng vẫn là cơn mộng mị
Gió cứ tuông sao lòng người run rẫy
Mây cử che mặt nhụt khóc đêm dài

Thôi đi nhé mắt dài thêm mối đợi
Một bình yên mộng mị thoảng qua mau
Mỗi bước đi lòng cứ mãi xôn xao
Tay vò nát dẫu sỏi đời ngăn chận

Gối có mối dẫu bụi đời lận đận
Tay có chùn thêm mỗi bước gian nan
Vẫn đứng lên tay ghì chặc vững vàng
Sen trắng nở vang lừng thêm tỏa sáng

Lam nhã Thảo am, 24.39h – 05012553 – 18022010




NGÀY CỦA MẸ




Không ngờ lần gặp gỡ này là lần sau cuối

Không ngờ lần gặp gỡ này là lần sau cuối

Kể từ đây Bóng Cả ngã trời Tây
Cánh Hạt vượt tầng không lộng gió
Nhân dáng Thượng sĩ dép cỏ đường về.
Mai này phái đoàn khởi hành
Vì bệnh duyên không tháp tùng được
Cùng anh chị em kính viếng tang lễ.
Từ phương xa hướng vọng về
Mắt lệ tràn mi – đoạn trường đau đớn
Ngưỡng vọng ai tiễn – kính bái biệt Anh !!!




Chim Oanh Buồn Ngơ Ngác

Chim Oanh Buồn Ngơ Ngác

Mới hôm nào đến chùa
Niềm hân hoan bát ngát
Phật từ bi thanh thoát
Thầy dịu hiền biết bao

Thầy dạy em rộng mở
Tha thứ không giận hờn
Thầy yêu thương tất cả
Lòng hỷ xã vô lường

Hôm nay em đến chùa
Cửa chùa khóa lặng ngắt
Phật từ bi nơi nào ???
Để đàn con ngơ ngác !

Thầy dạy em yêu thương
Nhưng yêu thương bẽ bàng !
Chơi xa ngoài khung của
Cho đàn con hoang mang …




CON NGỰA HOANG TRONG ĐẦM LẦY

CON NGỰA HOANG TRONG ĐẦM LẦY

Ở ngóc ngách thâm sâu nào đó
nơi đáy tận cùng xã hội vẫn còn đây
vẫn tồn tại thế giới ngầm đen tối
được dựng xây bởi thế lực tạo nên
đào luyện nhuộm đen loài ngạ quỉ ăn đêm
đa mưu quỉ kế hóa thân thành nàng hoa hương sắc
sáo trúc ngâm ca đàn múa quay cuồng
tâm hồn dối gian não loạn gầm gừ
cám dỗ cơn mê tóm thâu thế lực
phó mặc đoanh vây phá rối ngầm
gậm nhấm bào mòn rút tỉa dần hồi sức sống
thương tổn thịt da chuyển hướng thành thui chột
mãi ngây hoan tanh tửi đầm lầy
hoang dại mơ hồ khờ khạo ảo tưởng hoa

Có còn đâu đồng cỏ non xanh ngát lưng trời
ánh sáng ban mai không còn rồi tắt ngắm
vết hằn trên lưng oằn nặng bầy ngựa hoang
lạc lõng cơn giông âm thầm ngầy ngụa
bóng tối đen ngòm mông muội hoang sơ

Ôi ! một thời quang huy làm nên sức sống
trên thế giới huy hoàng mở hội đoàn viên
để bây giờ biến động triền miên

uất nghẹn bời bời một phút sơ tâm
hời hợt mềm lòng tạo nên kẻ hở
cho bàn tay thô bạo nham nhúa thò vào
làm tan tác mỗi phương trời dậy sóng
tình cảm khói hương truyền thống
bổng chốc nhạc phai xa mặt cách lòng

Ôi ! đau đớn thay xót xa biết bao công đức
chư lịch đại tổ sư những tiền nhân đi trước
nằm gai nếm mật cân nảo dựng xây tâm huyết
bổng chốc tàn phai bởi thế hệ kỷ nguyên đen

Cả thế giới ba ngàn đổ mồ hôi sôi nước mắt
thấm đẫm máu xương lương tri nhứt nhối
thôi rồi một thời vàng son còn đâu nữa
biết bao người ra đi và nằm xuống
bèo dạt mây trôi lênh đênh cùng vận nước
để mà tiếc nuối hoài thương mộng vỡ tan rồi !…

Houston, 16072024




VƯỜN VĂN – MENU

A. Menu
B. Dẫn nhập
1. Hành trình định hướng sinh hoạt GĐPT
2. Trại Thành Đạo GĐPT thị xã LaGi – Bình Thuận
3. Xuân đáo bách hoa khai
4. Vượt lên hạn cục
5. Vô ngã
6. Thiện tri thức GĐPTVN
7. Thân cận x
8. Tư tưởng Duy Ma Cật
9. Tư duy ngày Thành Đạo
10. Tự chủ hiện thực không như
11. Tu bát quan trai giới
12. Tinh thần vô úy
13. Tiếng hót của con chim sẻ
14. Đại hội ba GĐPTVN trên thế giới
15. Sư tử hống 2
16. Sứ mệnh Huynh trưởng
17. Sứ mệnh GĐPTVN
18. Sơ tâm tu Phật
19. Sóng gió một kỳ thi
20. Sinh hoạt GĐPT
21. Phật giáo Việt Nam – Dân tộc Việt Nam
22. Phát bồ đề tâm – 2
23. Pháp hội thù ân
24. Nhìn lại chính mình
25. Người tri thức
26. Ngủ quên trên thân phận
27. Nghề Huynh trưởng
28. Ngày Hạnh GĐPT Bồ Đề
29. Nữ Huynh trưởng Huyền Trang
30. Nỗi lòng đón Trung Thu
31. Nói thật
32. Nền giáo dục khai phóng
33. Lời thật trái tai
34. Lợi tha
35. Không thành công cũng thành nhân
36. Kiến lập tịnh độ nhân gian
37. Im lặng như chánh pháp
38. Hướng đến giải thoát
39. Huynh trưởng GĐPT
40. Hiệp kỵ
41. Gia Đình Phật Tử định hướng phát triển
42. Dòng chảy quanh đời
43. Dân tộc – Đạo pháp – GĐPT nỗi đau tri thức
44. Chánh niệm tỉnh thức
45. Con ngựa hoang trong đầm lầy
46. Cảm niệm
47. Bồ tát hạnh ý nhị uyên thâm
48. Bốn pháp chuyển hóa tha nhân
49. Bố tát tại gia Bồ tát giới
50. Đạo đức trong nếp sống trẻ
51. Nhìn về một hướng
52. Gia Đình Phật Tử là một dòng tu
53. Bài học về sự dối trá
54. Bất tư nghì giải thoát
55. Bồ tát không đến để phá hủy những gì thế gian đang có
56. Cái tôi thật tồi tệ
57. Hoa đàm ba ngàn năm
58. Ngã mạn
59. Bất tư nghì giải thoát
60. Hiện thực
61. Chó ngáp phải ruồi
62. Huynh trưởng có cấp
63. Trước thềm Xuân năm mới
64. Người có tính gia trưởng
65. Người lãnh đạo
66. Duyên trần còn vương
67. Giải thoát bước vào Niết bàn
68. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
69. Thắt ruột nhả tơ
70. Trung Thu ấm áp
71. Phóng sự Pháp hội Thù ân
72. Từ bi và bạo lực
73. Cô bé bên cửa sổ
74. Tu bát quan trai giới
75. Làm Huynh trưởng
76. Tình yêu và hạnh phúc
77. Ngày Hạnh GĐPT
78. Phát bồ đề tâm
79. Hồi ký bên lề
80. Cuộc hội ngộ trác tuyệt
81. Sự nghiệp trồng người
82. Đức Phật vào đời
83. Phát khởi Bồ đề tâm
84. Tha nhân làm mất bản thân tôi
85. Phóng viên báo tuổi trẻ Phật Việt phỏng vấn Hung trưởng GĐPTVN
86. Những con sỏi lạc lõng giữa đàn sư tử trầm hùng
87. Người Huynh trưởng lãnh đạo
88. Nhà sư và em bé
89. Người Huynh trưởng Việt Nam
90. Ý thức hệ
91. Trại Thành Đạo GĐPT thị xã LaGi – Bình Thuận
92. Tĩnh và động
93. Tình nghĩa thầy trò
94. Thầm lặng một góc sân
95. Tâm sự người lớn tuổi
96. Nhân quả
97. Tâm sự một người đi
98. Em làm đội trưởng
99. Ta còn để lại gì không
100. Sư tử hống thời phương thảo lục
101. Phật giáo Việt Nam – Dân tộc Việt Nam
102. Quyền lực vô ngã
103. Xanh lại tháng năm
104. Sống đời ý nghĩa
105. Em áo dài lam
106. Người lớn tuổi
107. Phóng sự GĐPT Quảng Nam
108. Phật giáo Việt Nam thời hiện đại
109. Phật Di Lặc và Bồ tát Quán Thế Âm
110. Oanh vui đón Trung Thu
111. Nói thật
112. Nỗi lòng đón Trung Thu
113. Phóng Viên Báo Tuổi Trẻ Phật Việt Phỏng Vấn Huynh Trưởng GĐPTVN
114. Như cơn lũ vỡ bờ
115. Nhiệt thành vì sự nghiệp
116. Tinh thần Huynh trưởng GĐPTVN
117. Biến cố GĐPT
118. Độc hành gõ nghịp giữa đường khuya
119. Người cư sĩ tại gia
120. Ngón tay chỉ mặt trăng
121. Ngọn lửa từ bi
122. Ngày hội ngành Nam GĐPT
123. Ngày Hạnh
124. Ngày Dũng GĐPT
125. Lá thư tha phương
126. Một chuyến đi xa
127. Lương tâm
128. Hiệp kỵ GĐPT
129. Lãnh đạo Gia Đình Phật Tử
130. Ký ức mùa Xuân
131. Phật Thành Đạo
132. Huynh trưởng Phật tử vững vàng mà gánh lên
133. Huynh trưởng GĐPT thực tập tinh thần Duy Ma Cật
134. Huynh trưởng GĐPT hướng đến một giá trị nhân văn đích thực
135. Huynh trưởng bậc Lực
136. Hướng về nguồn cội
137. Hướng đến tuổi trẻ
138. Hướng đến tri thức
139. Tiếng hát Ca lăng tần già
140. Hội thảo ngành đồng
141. Hội hiếu
142. Hội chứng Thanh Tiếu Nhi
143. Hãy tự làm cho cuộc đời thăng hoa
144. Cậu bé Giót
145. Giác ngộ và giải thoát
146. Gia Đình Phật Tử Việt Nam
147. Gia Đình Phật Tử một nhu cầu thực tại
148. Hành trình sinh hoạt GĐPT
149. GĐPTVN một thực thể hiện hữu
150. Phật giáo VN – GĐPTVN nõi đau tri thức
151. Lão đánh cá
152. Hạ cánh giữa tầng không
153. Lội ngược dòng đời
154. Thảo am đỉnh tuyết
155. Tham gia phật sự
156. Gia Đình Phật Tử Là Một Dòng Tu
157. Tha Nhân Làm Mất Bản Thân Tôi
158. Doàn sinh cá biệt
159. Dạo Phật là sức sống
160. Đại hội ba GĐPTVN trên thế giới
161. Cuộc Hội Ngộ Trác Tuyệt
162. Cúng dường hoa đăng
163. Pháp nạn
164. Cơn lũ vỡ bờ
165. Chữ nhẫn của người Huynh trưởng GĐPT
166. Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
167. Các dấu câu
168. Bùng vỡ tâm thức
169. Bóp nát tuổi thơ
170. GĐPT khát vọng của dân tộc
171. Binh đoàn GĐPT
172. Đại lễ Phật Đản
173. Biến động GĐPT
174. Mùa Xuân
175. Xua tan ngã ái
176. Văn hóa xin lỗi
177. Văn hóa tương kính
178. Tuổi trẻ hướng đến lương tâm trong sáng
179. Tuổi trẻ GĐPTVN
180. Tưới tẩm yêu thương
181. Tự tánh thanh tịnh
182. Tu Bát Quan Trai
183. Trên hành trình không tuệ
184. Vô thần
185. Ông chủ tịch
186. Trần trụi vào đời
187. Tinh Thần Huynh Trưởng
188. Tinh tấn
189. Tìm về nơi dịu êm
190. Tiếng sư tử hống
191. Thôi thúc lương tri
192. Thôi đừng có cuộc sống như loài ngạ quỷ
193. Thật tội nghiệp đáng thương
194. Tết Trung Thu
195. Tam giới như hỏa trạch
196. Suy tư mùa Xuân
197. Sư tử hống
198. Người có trí tuệ
199. Sứ mệnh trại sinh Huyền Trang
200. Sống Đời Ý Nghĩa
201. Làm mới sinh hoạt GĐPT
202. Phát triển con người thời đại
203. Niệm ân Phật Đản
204. Nhớ hoài Lộc Uyển ngày xưa
205. Người lãnh đạo giỏi
206. Ngũ uẩn giai không
207. Trại Lục Hòa GĐPT Bình Thuận
208. Ngày Hạnh trên một chuyến xe
209. Một con ngựa chứng
210. Làm mới
211. Huynh trưởng người làm công tác giáo dục
212. Huynh trưởng thực tập Bồ tát hạnh
213. Hội nhập văn hóa GĐPT
214. Hòa vào dòng sống
215. Hãy vững vàng trên chính đôi chân của mình
216. Hai người vợ trẻ
217. Em chỉ có một cuộc đời
218. Đừng bao giờ tranh cãi với một thằng ngu
219. Lời nói dễ thương
220. Đời sống thánh giả
221. Định hướng đường về
222. Chọn bạn mà chơi
223. Cầu thị
224. Cậu Bé Giót
225. Cành mai và mùa Xuân
226. Cái tôi không thực thể
227. Ô sào Thiền sư
228. Bài học từ một kẻ sĩ
229. Nhìn lại như thật
230. Tư cách tôn giáo
231. Lam nhọc nhằn trên hình cong chữ S
232. Người lái đò thầm lặng
233. Một chuyến thăm viếng
234. Bông lúa cúi đầu
235. Người Huynh trưởng GĐPT thực tập
236. Thầm Khóc !
237. Hội Nhập Văn Hóa GĐPTVN
238. Hòa vào dòng sống
239. Niệm ân sinh thành
240. Ngày Phật Thành Đạo
C. Lời sau cuối

“Lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nẩy hoa cho cuộc sông” (Thử Hòa Điệu Sống – Võ Đình Cường)

Từ tuổi hoa niên đến lúc trưởng thành tắm mình trong dòng sống Phật chất – hầu như suốt cả dòng đời gắn liền sinh hoạt Gia Đình Phật Tử.

Sự trưởng thành trải qua biết bao gian khó, nhờ sự trưởng dưỡng của Chư Tôn Thạc Đức – của biết bao lớp Đàn Anh – Đàn Chị đi trước – của tổ chức Gia Đình Phật Tử, đã tài bồi – chắt chiu dìu dắt tận tình – lao nhọc chăm bón – gọt tỉa tạo nên thân cành vững chãi.

Niệm ân công đức cao sâu, chúng con – chúng em hy hiến trọn vẹn sứ mệnh truyền trao – thành toàn công quả – không hổ thẹn lương tri!

Từ nhiều năm, qua nét hoa tiên – trải lòng lên từng trang giấy – lưu lại bên đời một thời dấu ấn.

Nếu được quý thức giả bốn phương thương yêu – quá mục xem qua – nếu còn thiếu sót thì xin cúi đầu lắng nghe lời chỉ giáo chân tình – và hoan hỷ xem đây:

“Lời ( ý ) quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh”

(Đoạn kết Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Lam Nhã Thảo Am, Vào Đông, 18092567 – 01112023

Cẩn bút




Hành Trình Định Hướng Sinh Hoạt GĐPT

Hành Trình Định Hướng Sinh Hoạt GĐPT

Rời cuộc sống tha phương để chuẩn bị cho chuyến hành trình mới… chúng tôi gồng gánh trở về lại cố hương. Sau 1975, phía Bắc Bình Thuận, vào những thập niên 80 – 90 sinh hoạt GĐPT nơi này hầu như tan rã tắt lịm.

Sức sống diệu kỳ “sinh hoạt Gia Đình Phật Tử” luôn luôn hừng hực bùng cháy trong trái tim nóng hổi – tôi tìm phương cách tùy duyên tái sinh hoạt GĐPT. Tôi tìm cách liên lạc với Ban Hướng Dẫn GĐPT Bình Thuận (trước 1975, tỉnh Bình Thuận chưa sáp nhập tỉnh Bình Tuy). Vào dịp lễ đặt đá xây dựng lại trường trung cấp Phật học Bình Thuận, nhận được lời mời của Ban tổ chức, chúng tôi lên đường tham dự. Trên mình tôi, chiếc Áo Lam lẻ loi giữa biển người mênh mông. Tôi bắt gặp các anh: Tâm Quang Nguyễn Văn Mẫn, Lệ Duy Phạm Dự (thành viên BHD GĐPT Bình Thuận trước 1975), gặp được nhau chúng tôi tay bắt mặt mừng chào hỏi nhau. Thấy các anh mặc áo sơ mi trắng, tôi chỉ tay vào áo của mình hỏi: Tại sao các anh không có Lam ! Các anh chỉ vào áo trắng của mình trả lời: Chúng tôi thích màu áo này ! tôi ngỡ ngàng. Sau vài câu chuyện xã giao, chúng tôi vội vàng cáo từ.

Vào dịp Lễ Phật Đản, chùa chúng tôi tổ chức đoàn về chùa huyện hội tham dự tại lễ đài chính. Thấy tôi có chung màu áo Lam các anh chị tại địa phương, Nam áo lam quần dài – Nữ áo dài lam ùa đến mừng rỡ bắt tay, qua câu chuyện, chúng tôi biết các anh chị là giáo viên – là Huynh trưởng – Đoàn sinh trước 1975, ước muốn tái sinh hoạt lại GĐPT, tôi hoan hỷ đồng tình, hẹn ngày chủ nhật hằng tuần về đây cùng nhau xây dựng GĐPT. Thế là GĐPT Thiện Định được hình thành.

Năm 1995, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra Thông bạch 455/TB-HĐTS ngày 21/7/1995 hướng dẫn việc thực hiện việc quản lý sinh hoạt GĐPT. Năm 2001, Phân ban HHD GĐPT Bình Thuận (phía Bắc Bình Thuận) ra đời. Các anh chị Huynh trưởng GĐPT Thiện Định, trước 1975 sinh hoạt cùng BHD GĐPT BÌnh Thuận, nay thấy các anh chị của mình thành lập Phân ban HHD GĐPT, đồng lòng đăng ký. Tôi không đồng tình, sau khi thuyết phục không được tôi rời khỏi GĐPT Thiện Định.

Nhận lời mời của thầy Trưởng ban pháp chế huyện hội mời tham gia Ban tổ chức và giao nhiệm vụ MC điều hành chương trình lễ lạc thành chùa, trong thời gian này – tại đây tôi tiếp xúc nhiều Thanh niên thường xuyên đến chùa lễ Phật tụng kinh – làm công quả, tôi tranh thủ trao đổi Phật pháp – gieo ý thức hướng thiện – phụng sự đạo pháp hướng đến hình thành tái sinh hoạt GĐPT Thiện Duyên, chúng tôi tổ chức đêm văn nghệ cúng dường lễ lạc thành. Sau lễ khánh thành chùa, tôi tiến hành tổ chức Trại A Nô Ma – Ni Liên khóa đào tạo Đội – Chúng trưởng, thu hút trên năm mươi trại sinh. Chúng tôi đang tiến hành đồng phục và đội ngũ hóa Ngành Thanh (chưa có Ngành Thiếu và Ngành đồng). Không biết lo sợ điều gì – không chịu tìm hiểu – không biết lắng nghe, sau khi tác động với thầy trụ trị, vào một đêm tối trời CA đột nhập chùa, với lý do cư trú bất hợp pháp họ trục xuất tôi ra khỏi chùa.

Về lại chùa làng, tôi đến gặp thầy chánh đại diện (lúc bấy giờ chưa có chức danh Ban trị sự) huyện hội và cũng là Phó Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bình Thuận, được sự đồng ý, chúng tôi tổ chức văn nghệ cúng dường Phật Đản – Vu Lan – văn nghệ quần chúng tại địa phương, qua đó chúng tôi vận động tập hợp trên 30 Thanh – Thiếu niên Nam – Nữ, mở Trại A Nô Ma – Ni Liên (Đội – Chúng trưởng) chuẩn bị tái sinh hoạt GĐPT Thiện Lương. Trại đang tiến hành trong niềm hân hoan phấn khởi kỳ vọng của đồng bào Phật tử. Chính quyền địa phương tác động, thầy buộc phải dừng lại – không cho tái sinh hoạt GĐPT Thiện Lương. Thầy chánh đại diện thuộc hệ phái Cổ Sơn Môn – có gia đình riêng – không trường chay – hành nghề thầy cúng. Có lần chúng tôi tổ chức khóa tu Bat Quan Trai cho cư sĩ Phật tử, chúng tôi cung thỉnh thầy thuyết pháp, trong thời thính pháp, có lẽ do không có tu học – không thẩm thấu giác ngộ Phật pháp, thầy giảng về ý nghĩa Bát Quan Trai: Bát là tám – Quan là ánh sáng hào quang chớp qua xẹt lại, Trai là ăn chay…

Có lẽ thấy được khả năng tập hợp Thanh – Thiếu niên, ông chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ đến gặp và trao đổi với tôi mong muốn thành lập Đội xung kích Chữ Thập Đỏ. Nhận thấy đây là công tác xã hội – nhân đạo đúng với năng khiếu – sở trường của mình, tôi nhận lời. Tại những buổi sinh hoạt Thanh niên địa phương, tôi tiếp cận trao đổi nói lên tinh thần nhân đạo và sinh hoạt cộng động, sau gần một tháng vận động, nhiều Thanh niên (Nam – Nữ) hưởng ửng đăng ký tham gia Đội xung kích CTĐ. Chúng tôi vận dụng sinh hoạt vòng tròn – hoạt-động-thanh-niên tạo nên sân chơi sinh thú hấp dẫn thu hút trên bảy chục Thanh niên tham gia. Chúng tôi tổ chức nhiều chương trình văn nghệ quần chúng tại địa phương và đem trống đi đánh xứ người – lưu diễn tại nhiều địa phương khác nhau.

Có lẽ do lý lịch tốt – có trình độ học thức cao và đã từng là giáo viên giảng dạy – là cán bộ quản lý ngành giáo dục huyện, các hoạt động an sinh tại địa phương, các tổ chức ngành – đoàn thể – chính quyền và cấp ủy đảng tại địa phương đều muốn nghe ý kiến tư vấn của tôi. Có lần anh Bí thư đoàn địa phương tổ chức khóa bồi dưỡng cảm tình đoàn, qua hơn một tháng, chỉ lèo tèo vài Thanh niên quần chúng đăng ký học, anh bức súc gặp chúng tôi, khó từ chối được. Các buổi sinh hoạt Thanh niên tại các thôn ấp, tôi được trịnh trọng mời đến, qua các đề tài diễn thuyết tôi lồng vào những bài thơ những mẫu chuyện hài về tình yêu trong sáng – về tinh thần dân tộc yêu quê hương đất nước, tôi nhận được nhiều tràng pháo tay phấn kích – hưởng ứng nhiệt liệt. Thế là lớp cảm tình đoàn có được gần một trăm Thanh niên (Nam – Nữ) tham dự.

Nhận được lời mời của Ban trị sự Phật giáo tỉnh, về việc tổ chức cái gọi là ngày hội xem xét – góp ý Nội Quy – Quy Chế GĐPT. Tôi đồng phục nghiêm chỉnh vào tỉnh hội dự hội. Tại cuộc họp tôi bắt gặp cả một rừng Lam, mới biết được có Ban Hướng Dẫn GĐPT Bình Thuận, do quý anh chị phía Nam Bình Thuận (Bình Tuy) lãnh đạo – điều hành. Tối hôm đó chúng tôi gặp nhau chia sẻ tâm tình cùng các anh Trưởng BHD – anh Phó Tổng thư ký và anh Bổn Đồng-Phạm Lợi. Tôi mừng mừng – tủi tủi như người con thơ dại sau những năm tháng lưu lạc tha phương bây giờ gặp lại được êm ái ấm cúng trong vòng tay mẹ hiền thân yêu, tôi gặp lại đúng hệ thống truyền thống GĐPT, thế là tôi đã có điểm tựa tinh thần – an trú vững chãi, tiếp tục tu học – sinh hoạt lại từ đó ./-

Lam Nhã Thảo Am, 09102567 – 21112023.




TRẠI THÀNH ĐẠO GĐPT THỊ XÃ LAGI – BÌNH THUẬN

TRẠI THÀNH ĐẠO

Chúng tôi, những cánh chim lam từ nhiều hướng, đổ dồn về đây vào một chiều lộng gió. Ngoài xa kia vọng đến, tiếng sóng biển rì rào như hát, như mời gọi đón chào. Từ mỗi lòng xe túa ra, tiếng cười giòn tan, tiếng nói rộn rã gọi nhau ơi ới, làm xao động cả một góc trời. Các trại sinh các đơn vị gặp nhau, tíu tít bắt tay, thắm thiết chào hỏi nhau sau một năm dài xa cách

Trại Thành Đạo, hằng năm, Ban Đại Diện GĐPT thị xã Lagi chọn ngày Phật Thành Đạo, làm ngày lễ trại truyền thống. Trại được diễn ra trong thời khắc giao duyên giữa học kì 1 đi qua và học kì 2 đang bước đến. Mỗi kì trại được diễn ra trong 2 ngày, mỗi năm ở mỗi địa điểm khác nhau. Ở mỗi nơi đến đều có mỗi hoài niệm khó phai, nó luôn luôn là dấu ấn, luôn luôn là nỗi hâm hấp rạo rực, như âm ỉ nao nao trong mỗi lòng lam viên suốt một năm dài mong đợi, để rồi được bùng cháy trong mỗi lần gặp lại nhau trong kì trại năm mới

Đặc biệt kì trại lần này, Khối Sinh Hoạt Trại tạo ra một một sân chơi kỳ thú mới. Trò chơi lớn dành cho Ngành Thiếu được diễn ra trong đêm, khi mà ánh mặt trời chưa kịp thức giấc. Sau khi nhận tín hiệu morse, từng đội – chúng tỏa ra, phải mò mẫm tìm dấu đi đường dưới ánh đèn pin. Lắm lúc màn đêm cũng làm cho nhiều trại sinh chùn lòng co cụm lại. Nhưng nhiều hứa hẹn lạ lẫm hấp dẫn của cuộc chơi, đang thu hút, đón chờ phía trước. Thế là từng đội – chúng cứ lướt đến, xông pha tiến lên, vượt qua từng cung đường vắng tênh, bám dây leo núi lên từng vách đá cao nham nhở, vượt qua lòng hồ cam go đầy thách thức, để được đến đích sớm hơn

Trò chơi lớn của Ngành Đồng thì diễn ra trên một lộ trình ngắn hơn, chậm hơn, phải đến lúc mặt trời rực sáng, các em mới được lên đường. Nhưng điểm gặp nhau giữa hai ngành: Ngành Thiếu và Ngành Đồng là những điểm hẹn lạ lẫm đầy hấp dẫn, để rồi đàn anh – đàn chị Ngành Thiếu, đưa đôi tay vững chãi đầy thương yêu, đón từng đàn em Oanh Vũ của mình trên những chiếc phao sáng tạo, vượt qua lòng hồ lạnh ngắt sương mai

Qua sinh hoạt giao lưu, nhiều trò chơi nhỏ hấp dẫn ắp đầy ấn tượng, mà chúng tôi nghe được hàng loạt tiếng cười nổ lên giòn tan, nhiều tràng vỗ tay cổ vũ như muốn làm vỡ tung cả khán trường

Giờ chỉ tịnh buổi trưa sau cùng, chúng tôi tranh thủ làm một vòng quanh đất trại, nhiều trại sinh yên lặng túm tụm với nhau thành từng nhóm, vội vã trao cho nhau từng cuốn sổ xinh xắn, nhiều trại sinh với tư thế bò dưới nền trại, đang chụm đầu vào nhau, đang còng lưng hí hoáy viết, có lẽ là đang vội vã ghi lại cho nhau từng dòng lưu bút nhớ đời

Tại buổi lễ bế mạc trại, thả tầm mắt bao quát, chúng tôi nhìn thấy như ánh hiện lên, làm tỏa sáng trong từng ánh mắt trại sinh. Qua kỳ trại đã làm phấn chấn mỗi lòng. Kỳ vọng mai này, khi rời đất trại trở về trú xứ, các em sẽ là những đoàn sinh tiêu biểu gương mẫu, năng nỗ sinh hoạt, đem kiến thức đã tu học được, làm hành trang thăng tiến bản thân, góp phần công sức xây dựng đơn vị GĐPT tại mỗi địa phương ngày thêm phát triển vững vàng

Cuộc vui nào rồi cũng tàn, cuộc tao ngộ nào rồi cũng phải đến lúc chia xa. Giờ phút chia tay sao mà lưu luyến đến vậy, bài hát Dây Thân Ái sao mà cứ vượt thời gian – mãi dài ra không dứt, bàn tay dây thân ái sao mà cứ siết chặt vào nhau mãi hoài, ai nấy như không muốn rời ra, có lẽ trong mỗi lòng, ai ai cũng đều cảm nhận ra rằng, nếu bàn tay này mà buông rời ra, thì cũng như cánh chim trên khung trời bát ngát kia, mỗi cánh chim lam rồi lại sãi cánh vút về mỗi trú xứ khác nhau, chỉ còn lưu lại từ sâu thẳm ký ức với lời hứa tái ngộ vào buổi tao phùng mai này

Hẹn gặp lại nhau nhé, kì Trại Thành Đạo năm sau !…

2016




XUÂN ĐÁO BÁCH HOA KHAI

XUÂN ĐÁO BÁCH HOA KHAI

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
“Vạn vật xuân vinh thu hựu khô
“Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
“Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”

Trong mỗi chúng ta, không ai mà không nếm trãi nỗi buồn vui, biến dịch thịnh suy đời thường. Mùa Xuân thì hoa lá xinh tươi khoe hương khoe sắc, hơn thua cuộc đời; để rồi mùa Thu lại đến, hoa lá tàn phai héo khô, sương chiều lạnh giá

Nhận thức được thực tại khổ đau

“Trước mắt việc đời trôi chảy mãi,
“trên đầu thì tóc đã phôi pha”

Nhìn lại, mái tóc đã điểm màu sương bạc, phía trước là nỗi hoang vắng ê chề, một mai trên đường về, ai là người tri kỷ trên hành trình còn lại. Hay chỉ có mỗi riêng ai đó, với đôi tay trần trụi, “Tài, sắc, danh, thực, thùy” bổng chốc hóa thành không, độc hành đi vào chốn vô định

“Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết,
“Đêm qua sân trước một cành mai”

“Đêm qua sân trước một cành mai”, một cành mai vẫn hiện hữu sáng ngời tự tánh. Tự tánh được tỏa sáng, thì khổ não bổng hóa không. “Tài, sắc, danh, thực, thùy” vốn không thực có, thì còn than thở với ai trên gối mộng triền miên. Bởi mê mãi với hoa đốm giữa hư không, để rồi mệt mõi đuối hơi đuổi bắt cái bóng không tưởng giữa nắng Hè oi ả.

“Chư pháp tùng bản lai
“Thường tự tịch diệt tuớng
“Xuân đáo bách hoa khai
“Hoàng oanh đề liễu thượng”

Đạo Phật là đạo như thật, khai vọng hiển chân, chỉ rõ tứ tướng vô thường, sinh diệt đến vô cùng.

Thức ngộ được chân đế, hành giả giác ngộ thực tại, vượt lên trên sóng khổ, hướng đến vị tha, thì “Xuân đáo bách hoa khai”, uế độ hóa hiện thành Phật độ ./-




Vượt Lên Trên Hạn Cục

Vượt Lên Trên Hạn Cục

Giác ngộ bốn tướng: Sinh – lão – bệnh – tử, sinh – trụ – dị – diệt, Diệu thánh đế: Khổ – tập – diệt – đạo. Nhận chân pháp ấn: Vô thường – khổ – không – vô ngã. Đoạn diệt vô minh, xa rời cảm thọ phiền não. Hùng lực vượt dòng A Nô Ma dậy sóng cuộn xiết – năm năm lê bước tắm sương đội tuyết nhọc nhằn ròng rã tầm đạo – sáu năm khắc kỉ trơ xương mong manh trước thời tiết nghiệt ngã miệt mài khổ hạnh rừng già. Bên dòng sông Ni Liên lặng lờ mãi miết – ngồi trên thảm cỏ non tơ mơn mởn – dưới gốc bồ đề rợp mát tán lá xanh um. Bốn mươi chín ngày đêm ròng rã quán niệm hành thiền – vượt dòng tâm thức chiến thắng nội ma ngoại chướng – bừng tỉnh tuệ giác. Vào lúc sao mai vừa ló dạng chân mây, con người lịch sử – thái tử Siddhartha thành đạo – hiệu Sakyamuni.

Thuở ấy, cách đây trên hai nghìn năm trăm năm, nền công nghiệp chưa cao – kỷ thuật công nghệ chưa có, đường đất lồi lõm gập ghềnh hoang sơ. Đức Phật cùng với các môn đệ của ngài í chí dõng mãnh xuất trần rũ áo thế tục gia khoát mình áo vuông ba y phấn tảo, đầu trần chân đất dấn mình vào sương gió du phương muôn dặm xa thực hành trung đạo tương ưng tương nhập – hạnh đầu đà du tăng khất sĩ, một bát cơm ngàn nhà ngọ thời hỷ thực. Chuyển pháp luân trao truyền chánh pháp – giáo hóa độ sinh – phụng sự tịnh độ hòa bình nhân loại.

Ngày nay nền công nghệ cao, đường trải nhựa thênh thang dưới nắng trưa bỏng cháy. Với nguyện lực dõng mãnh thù thắng – tinh thần vô úy mạnh mẽ – nghị lực kiên nhẫn bền bỉ siêu phàm – ý chí kiên định vững chãi nghút trời. Với đôi chân trần khẳng khiu chai sạm đen đúa ròng rã xuôi ngược dòng đời. Khắc phục những gian khó ngũ dục lợi dưỡng cám dỗ – chế ngự chiến thắng bản thân – phát nguyện thọ giới tinh nghiêm – thực tập hạnh Phật đầu đà giải thoát khổ diệt – tâm thái khiêm cung tự tại như nhiên thanh tĩnh – tĩnh tại vào định bơi vào đại ngã bổn lai vô nhất vật tìm cầu niết bàn tịch tịnh vô biên.

Lòng người thì trắc ẩn – thế giới thì não loạn tam độc – bản vị xung đột bất ổn vô cùng. Thật giả chân ngụy khó phân, thời gian rồi sẽ định hình – khẳn định lại giá trị bất biến vốn có.

Nhưng cũng chỉ với bấy nhiêu đó thôi đủ để tán thán – chứng minh được giá trị chiến thắng tự ngã vượt lên trên hạn cục tầm thường.

Đạo Phật là đạo tự giác đưa đến giác ngộ viên mãn – giải thoát hoàn toàn, lội ngược triều lưu dòng đời – luôn luôn vươn lên hướng về phía trước. Mọi sự mọi vật trong thế giới hữu hạn đều do duyên sinh và do duyên diệt. Những gì được khởi sinh đều có cái nhân – cái duyên của nó, nếu thiếu nhân – không đủ duyên tác động nên thì không bao giờ thành tựu nghiệp quả. Con người là một sinh vật giữa xã hội có mối tương quan tương duyên trong thế giới hữu hạn não loạn đạo đoạn.

Người Phật tử cư sĩ tri thức thời đại, diễm phúc được các bậc chân sư – đàn anh thiện sĩ truyền trao khai thị, có học – có tu – có hiểu – có biết, thẩm thấu kinh văn bác học – thấm đẫm pháp Phật – tầm mắt vươn xa – kiến thức thăng hoa mở rộng.

Kinh Kâlâma Đức Phật dạy: Đừng vội tin vào kinh điển huyền bí đã được biên chép đọc tụng, hay được thầy của mình hoặc các thầy nổi tiếng rao gảng, chúng giống như điều mà mình và mọi người chung quanh đã tin tưởng, cũng đừng tin vì những điều đó mình cần bênh vực. Mà hãy tin vào những điều đã chứng nghiệm có lợi ích thiết thực trong đời sống thực tại.

Với cái nhìn duy thức chánh kiến sáng tỏa như thật, đủ để phản quang – hồi chiếu chứng minh – đánh giá được thực tại. Chẳng lẽ cứ mãi áp đặt – vô tâm đẩy con người mãi mãi mù mờ cúi đầu vâng phục lui về thời kinh văn áo nghĩa khúc chiết huyền bí mông muội mơ hồ.

Đạo Phật có nhiều trường phái cấp độ tu học hành hoạt khác nhau – tám vạn bốn ngàn pháp môn tu. Thời đức Phật nhất thừa duy nhất, không phải chùa to Phật lớn, mà là tịnh xá vườn rừng u tịch thanh tu, thế mà hào quang tỏa sáng thu hút hằng hà sa số tín đồ quy hướng – thực tu thực chứng thành toàn đạo quả. Thời pháp nhược ma cường – hòa nhập hiện đại – công nghệ kỷ thuật phát triển. Nhị thừa tùy nghi phương tiện hóa thành, không phủ nhận hình thức sắc tướng tăng tài – những nhà văn hóa tri thức đã cống hiến đời mình sống trong đời sống tăng già lục hòa cọng trụ dưới mái viện đại hùng uy nghiêm tráng lệ, thu hút quần chúng sơ cơ, thực hiện nghi thức ngoại giới hành lễ cầu nguyện – giải quyết nhân sinh bác ái từ thiện – phụng sự sự nghiệp vị tha hoằng pháp lợi sinh – hướng nhân loại đến nẻo thiện lương tốt đời đẹp đạo.

Từ tục đế hư vọng muốn vươn lên chân đế tối thượng vượt thoát sinh tử khổ đau, thì nhu cầu thiết yếu bất biến là phải có những bậc đạo sư uyên nguyên xuất thế chân tu cao tăng thạc đức thạch trụ già lam bảo tồn di sản Như lai – duy trì mạng mạch chánh pháp – giữ vững giềng mối truyền đăng – chuyên tu liễu ngộ Phật pháp – thực chứng bồ đê bổn vô thọ, đủ năng lực huyền nhiệm “khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”, đáp ứng thỏa đáng nhu cầu tâm linh – truyền tải năng lượng giác ngộ vô hạn – củng cố tín tâm vững chãi – giải tỏa vấn nạn hóa giải xung khắc – tập hợp dưới ngọn cờ lục hòa – chuyển hóa nhân sinh ra khỏi nhà lửa tam giới bất an – tái lập hòa bình hữu nghị thế giới ./-

Houston, 08072024