TỔNG TẬP VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
LÊ MẠNH THÁT
TỔNG TẬP VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM – Tập 1
LÊ MẠNH THÁT
LỜI ĐẦU SÁCH
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăngtrầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
Hiện nay chúng ta chỉ mới phát hiện một phần rất nhỏ số lượng tư liệu vừa mới bước đầu nghiên cứu và tìm hiểu một số tác giả và tác phẩm hiện đã biết tên, nhưng chưa được thực hiện một cách có hệ thống và nghiêm túc. Mà đối với kho tàng tri thức quý báu đó, chúng ta có trách nhiệm phải bảo tồn, khai thác và tận dụng một cách triệt để nhằm hổ trợ cho các thế hệ hiện tại và tương lai hiểu rõ thêm về nguốn gốc và truyền thống của văn hóa dân tộc, nhằm đóng góp và xây dựng cho xã hội hiện đại cho chúng ta ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Vì vậy, để thể hiện nỗ lực và bảo tốn khai thác vừa nói, chúng tôi mạnh dạn cho công bố bộ Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam này. Trước đây, cũng từng có một số công trình tập hợp các tư liệu Phật giáo. Chẳng hạn giữa thế kỷ thứ XIX, cụ thể là năm 1856, Thiền sư An Thiền đã cho ra đời bộ Đại Nam Thiền uyển truyền đăng tập lục ( 5 quyển ) bao gồm Thiền uyển tập anh làm quyển thượng,Kế đăng lục của Như Sơn làm quyển nhất, quyển tà và quyển hữu, còn quyển hạ do chính An Thiền viết. Đến gần giữa thế kỷ XX, thì Tổng hội Phật giáo Bắc kỳ do các hòa thượng Quang Minh, Thanh Thạnh, Doãn Hài, Thanh Tích, cùng hợp tác với trường Viễn Đông Bát Cổ để cho ra đời bộ Việt Nam Phật Điển tùng san gồm cả thảy 8 quyển, in dập theo các bản in cũ của các tác phẩm Phật giáo Việt Nam.
Tuy nhiên bộ Phật điển tùng san này mắc hai khuyết điểm lớn. Thứ nhất, về những văn bản in dập lại, người đứng in đã không tiến hành những nghiên cứu văn bản học đối với tác phẩm đã in, làm hạn chế độ tin cậy của văn bản được công bố. Khuyết điểm thứ hai là chỉ in dập lại các văn bản cũ bằng chữ Hán hoặc chữ quốc âm, mà vào thời điểm ra đời của bộ Phật điển tùng san, hai loại chữ này đã không còn phổ biến rộng rãi nữa. Cho nên, nó đã không còn gây được tác động lớn trong giới học thuật. Thêm vào đó, vì những biến động vào năm 1945, bộ Việt Nam Phật Điển tùng san chỉ in tới quyển thứ 8 thì chấm dứt và sau đó không thấy xuất hiện thêm quyển nào nữa. Ngoài ra do thuộc loại in dập, sự sắp đặt các tác phẩm in trong bộ này không dựa trên tiêu chuẩn học thuật và thứ tự tổ chức nào cả. Những điểm này càng làm hạn chế ảnh hưởng học thuật của bộ sách này .
Bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam của chúng tôi ra đời, do thế, sẽ được thực hiện theo một số phương châm sau. Thứ nhất, về mặt tổ chức, chúng tôi sắp xếp các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác giả, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nước ta cho đến thế kỷ XX….
Thứ hai,về mặt học thuật, bộ Tổng tập này chỉ bao gồm các tác phẩm viết bằng văn tự khối vuông, tức bao gồm các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ quốc âm.Đối với những tác gia sống trong buổi giao thời của việc chuyển từ văn tự khối vuông qua mẫu tự Latin, nếu tác phẩm chính của họ viết chủ yếu bằng văn tự khối vuông thì cũng sẽ được đưa vào trong bộ Tổng tập này.
Thứ ba,những tác phẩm in trong Tổng tập đều do các tác gia Việt Nam thực hiện, trừ ba dịch tác gia là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Viên Văn Chuyết Chuyết và Đại SánThạch Liêm. Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người Ấn Độ, còn hai vị kia là người Trung Quốc. Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã cùng với người học trò mình là Pháp Hiền thành lập nên dòng thiền Pháp Vân. Cho nên, vị thiền sư này qua những dịch phẩm của mình như Phật thuyết tượng đầu tinh xá kinh và Đại thừa phương quảng tổng trì kinh chắc chắn là có những ảnh hưởng lớn đến việc hình thành hệ tư tưởng thiền Pháp Vân. Vì vậy, cả hai dịch phẩm này sẽ được chúng tôi đưa vào phần phụ lục của Tổng tập. Viên Văn Chuyết Chuyết đã sống một thời gian dài và mất tại nước ta, có viết một tác phẩm ngắn là Bồ đề yếu nghĩa,chúng tôi cũng cho in vào đây để tiện việc nghiên cứu tác động tư tưởng của Viên Văn đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam và Phật giáo Việt Nam. Còn Đại Sán Thạch Liêm có nhiều tác phẩm hơn và được lưu hành rộng rãi trong giới học thuật Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là bộ Hải ngoại kỷ sự. Cho nên, để cung cấp tư liệu nghiên cứu, chúng tôi cũng cho công bố các tác phẩm của Đại Sán trong bộ Tổng tập này.
Thứ tư,về tác gia Đại Thừa Đăng, nếu giả thiết của chúng tôi về Đại Thừa Đăng là Đại Thừa Quang được chấp nhận, thì ta sẽ có một loạt các tác phẩm của thế kỷ thứ VII hiện biết dưới tên Đại Thừa Quang. Đó là Câu xá luận ký, Đại thừa bách pháp minh môn luận thuật ký và Duy thức chỉ nguyên. Các tác phẩm này có thể là do Đại Thừa Đăng viết, nhưng đã lưu hành dưới tên Đại Thừa Quang. Các tác phẩm này chúng tôi cũng sẽ đưa vào phần phụ lục của Tổng tập để làm tư liệu nghiên cứu, trong khi chờ đợi sự thẩm định của giới họcgiả trong và ngoài nước.
Thứ năm,đối với từng tác giả, chúng tôi cho nghiên cứu niên đại, cuộc đời và sự nghiệp của họ; còn đối với các tác phẩm, chúng tôi cho nghiên cứu tình trạng văn bản, nội dung và niên đại ra đời của chúng. Đồng thời cho phiên âm nếu viết bằng chữ quốc âm, dịch nghĩa nếu viết bằng chữ Hán, ra tiếng Việt quốc ngữ.
Thứ sáu,về mặt in ấn, ngoài việc cho in bản nghiên cứu, phiên âm hoặc dịch nghĩa từng tác phẩm như vừa nói, chúng tôi đồng thời cho in lại nguyên bản quố câm hoặc chữ Hán của chúng, nhằm bảo tồn các bản in quý, và để làm tư liệu kiểm soát cho những ai muốn tìm hiểu xa hơn. Những nguyên bản Hán và quốcâm bị thất lạc vào năm 1984, mà chúng tôi đã làm nghiên cứu và phiên âm hay dịch nghĩa, chúng tôi cũng mạnh dạn cho công bố trong bộ Tổng tập,trong khi chờ đợi tìm lại chúng và sẽ bổ sung trong tương lai, khi có dịp tái bản.
Dự kiến bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam sẽ giới thiệu trên dưới 40 tác gia của Phật giáo Việt Nam, bắt đầu với Mâu Tử (160-220?) cho đến tác gia cuối cùng có tác phẩm viết bằng chữ Hán là thiền sư Chân Đạo Chính Thống (1900-1968). Trong số những tác gia này, họ chủ yếu là các thiền sư. Chỉ trừ ba tác gia đời Trần là Trần Thái Tông, Tuệ Trung Trần Quốc Tung và Trần Nhân Tông, một tác gia đời Lê là Lê Thánh Tông, một tác gia đời Tây Sơn là Ngô Thời Nhiệm và một tác gia thời Nguyễn là Nguyễn Du. Các tác gia này ngoài Phật giáo ra còn viết về nhiều đề tài khác nhau, song tự bản thân họ đã xác nhận mình là thiền sư như Trần Nhân Tông hay Ngô Thời Nhiệm, hoặc tự nhận mình có gắn bó chặt chẽ với Phật giáo qua thơ văn như Lê Thánh Tông và Nguyễn Du. Chúng tôi do thế đã đưa các tác gia này vào trong bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, một số tác gia khác có viết về đề tài liên quan đến Phật giáo Việt nam, và họ có thể là những Phật tử. Nhưng chúng tôi cũng chưa đưa vào trong bộ Tổng tập này, vì những tác phẩm ấy chưa chiếm ưu thế trong số lượng tác phẩm của họ. Chẳng hạn, Đặng Xuân Bản có viết Không Lộ đại thánh sự tích, song vẫn chưa đượcđưa vào trong Tổng tập này do việc nó không chiếm ưu thế trong toàn bộ tác phẩm của ông.
Dưới đây là bản dự kiến danh sách các tác gia và tác phẩm sẽ công bố trong bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam này. Đây mới chỉ là một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu mà chúng tôi đã sưu tầm được trong những năm qua. Với Tổng tập này, chúng tôi cũng chưa đưa vào các bài văn bia và minh trên đá và chuông đồng, trừ những bài của các tác giả có tác phẩm được in. Những văn bia chưa được in trong bộ Tổng tập này sẽ được tập hợp và in thành một tập riêng. Những tác giả có viết các bài tựa và bạt khi in lại các kinh sách Phật giáo, nhưng không có những tác phẩm khác, thì cũng sẽ được tập hợp và in thành một tập riêng trong tương lai, trừ những bài tựa và bạt của các tác giả có tác phẩm in trong Tổng tập này. Số tựa bạt này tuy chưa phát hiện hết, vẫn được công bố. Nếu trong tương lai có tìm thêm được những tác gia và tác phẩm mới, chúng tôi sẽ công bố trong phần Bổ di của bộ Tổng tập.
1- Mâu Tử (160-220)
– Lý hoặc luận
2-Khương Tăng Hội (370-450?)
– Lục độ tập kinh
– Cựu tạp thí dụ kinh
– An ban thủ ý kinh chú giải
– Pháp kính kinh tự
3- Lý Miểu, Đạo Cao và Pháp Minh
– Sáu lá thư
4- Kim Sơn (1300?-1370)
– Thiền uyển tập anh
– Thánh đăng ngữ lục
– Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục
5- TrầnThái Tông (1208-1277)
– Khóa hư lục
– Một số thơ văn khác
6- Tuệ Trung Trần Quốc Tung (1230-1291)
– Thượng sĩ ngữ lục
7- Trần Nhân Tông (1258-1308)
– Cư trần lạc đạo phú
– Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
– Một số thơ văn khác
8- Pháp Loa (1284-1330) và Huyền Quang (1254-1334)
– Thiền đạo hiếu học
9- ViênThái (1400-1460)
– Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục
– Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh
– Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh
10- LêThánh Tông (1442-1497)
– Thập giới cô hồn văn
– 29 lá sớ và các thơ văn khác
11- Lê Ích Mộc (1460-?)
– Bài thi trạng nguyên năm 1502
12- PhápTính (1470-1550)
– Ngọc âm chỉ nam giải nghĩa
– Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh
13- ThọTiên Diễn Khánh (1550-1610)
– NamHải Quan Âm Phật sự tích ca
14- ChânAn Tuệ Tĩnh (?-1711)
– Nam dược thần hiệu
– Hồng nghĩa giác tý y thư
– Khóa hư lục giải nghĩa
15- Minh Châu Hương Hải (1628-1715)
– Giải Kim cang kinh
– Giải Di Đà kinh
– Giải tâm kinh ngũ chỉ
– Sự lý dung thông
– Hương Hải thiền sư ngữ lục
16- Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726)
– Tôn sư phát sách đăng đàn thọ giới
– Nghênh sư duyệt định khoa
– Long thư tịnh độ văn tự
– Long thư tịnh độ luận bạt hậu tự
– Thánh đăng ngữ lục hậu bạt
– Kiến tính thành Phật lục
– Tịnh độ yếu nghĩa
– Ngộ đạo nhân duyên
– Thiền tịch phú
– Thiền tông bản hạnh
– Nam Hải Quan Âm bản hạnh
– Thiên Nam ngữ lục
– Đạt Na thái tử hạnh
– Hồng mông hạnh
17- NhưTrừng Lân Giác (1690-1728)
– Sa di thập giới quốc âm
– Ngũ giới quốc âm
– Phật tâm luận
– Kiến đàn giải uế nghi
– Mãn tán tạ quá nghi
18- NhưThị (1680-1740)
– Oai nghi quốc ngữ
19- NhưSơn (1670-1730?)
– Ngự chế thiền uyển kế đăng lục
20- MinhGiác Kỳ Phương (1682-1744)
– Quy ước thiền đường
– Đạo Nguyên thiền sư bi minh
– Kiết hạ an cư thị chúng
21-Quảng Trí (1700-1760?)
– Mục ngưu đồ giải nghĩa
22- Tính Quảng Điều Điều (1720-1780)
– Tam tổ thực lục
– Phật quốc ký
– Sa dini học pháp oai nghi quốc âm
– Hiến cổ châu Phật tổ nghi
– Văn bia và một số các bài tựa
23- PhápChuyên (1726-1798)
– Diệu Nghiêm lão tổ thi tập
– Tam bảo biện hoặc luận
– Chiết nghi luận tái trị
– Thiện ác quy cảnh lục
– Tam bảo cố sự
– Báo ânkinh chú giải
– ĐịaTạng kinh yếu giải
– Quy nguyên trực chỉ âm nghĩa
– Tỳ ni Sa di Oai nghi Cảnh sách âm chú yếu lược.
– Tỳ ni nhật dụng thiết yếu phát ẩn âm chú
– Sadi luật nghi yếu lược Tăng chú quyển thượng phát ẩn
– Quy Sơn cảnh sách chú thích y lược âm phát ẩn thiên
– Nhãn sở đáo âm thích tùy lục tạp thiên
– A Di Đà sớ sao sự nghĩa
– Tam giáo pháp số
– Tam giáo danh nghĩa
– Chư kinh sám nghi
– Hoằng giới đại học chi thư
– Chính truyền nhất chi
24- Hải Lượng Ngô Thời Nhiệm (1746-1803)
– Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh
– Hàn các anh hoa
– Kim mã hành dư . . .
25- Toàn Nhật (1757-1834)
– Hứa Sử truyện vãn
– Tam giáo nguyên lưu ký (Thích Ca Phật vãn)
– Tống vương truyện
– Lục tổ truyện diễn ca
– Bát nhã đạo quốc âm văn
– Xuất gia tối lạc tỉnh thế tu hành vãn
– Tham thiền vãn
– Hoán tỉnh trần tâm khuyến tu tịnh độ vãn
– Thiền cơ yếu ngữ vãn
– Giới hành đồng từ
– Trùng khuyến thân chử Hán
26-Nguyễn Du (1766-1820)
– Truyện Kiều
– Văn tế thập loại chúng sinh
– Thơ chữ Hán
27- AnThiền Phúc Điền (1790-1860?)
– Thiền đường quy ước
– Đạo giáo nguyên lưu
– Tạigia tu trì cách thức
– Giới sát văn
– Phóng sanh văn
– Hóa hư lục giải nghĩa
– Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục
– Kim cang giải nghĩa
– Di Đà kinh giải nghĩa
28-Thanh Đàm (1780-1840)
– Pháp hoa giải nghĩa
– Bát nhã giải
29- Đạo Minh Phổ Tịnh (?1750-1816)
– Phú pháp kệ
30- Bạch Liên (1770-1820?)
– Du YênTử sơn nhật trình
– Thiếu thất phú
– Một số tựa bạt
31- Tánh Thiên Nhất Định (1784-1847)
– Phú pháp kệ
– Và một số tác phẩm khác
32- Pháp Liên (1800-1860)
– Pháp hoa quốc ngữ kinh
33- Đoàn Minh Huyên (1807-1856)
– Sấm giảng
34- ĐiềmTịnh (1836-1899) và Như Như
– Hàm long sơn chí
– Dương xuân sơn chí
– Đạo trang thi tập (Như Như)
– Thiền môn tòng thuyết (Điềm Tịnh)
35-Thanh Lịch (1830-1900?)
– Lễ tụng tập yếu chư nghi
– Giới đàn tăng
– Thọ giới nghi chỉ
36- Nhất Thế Nguyên Biểu (1836-1906)
– Tỳ kheo ni giới bổn lược ký
– Và một số tác phẩm khác
37- Diệu Nghĩa (1850-1914)
– Tỳ ni Sa di oai nghi cảnh sách
– Và một số tác phẩm khác
38- Từ Phong (1864-1938)
– Quy nguyên trực chỉ giải âm
39- Tâm Tịnh (1874-1929)
– Tịnh độ nghi thức
40- ViênThành (1879-1929)
– Lược ước tùng sao
– 30 bài thơ Nôm
41- Chơn giám Trí Hải (1876-1950)
– Mông sơn thí thực diễn âm
– Tịnh độ huyền cảnh
42- Chân Đạo Chính Thống (1900-1968)
– Thủy nguyệt tùng sao
– Và một số thơ văn
43- Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?-594)
– Phật thuyết tượng đầu tinh xá kinh
– Phật thuyết đại thừa phương quảng tổng trì kinh.
44- Đại Thừa Đăng (620-682?)
– Câu xá luận ký
-Đại thừa bách pháp minh môn luận thuật ký
– Duy thức chỉ nguyên
45. Viên Văn Chuyết Chuyết (1590-1644)
-Bồ đề yếu nghĩa
46- Đại Sán Thạch Liêm (1633-?)
– Hải ngoại kỷ sự
– Kim cang trực giải
– Ly lục đường thi
Vạn Hạnh
Mùa trung thu Phật lịch 2544 ( 2000 )
Lê Mạnh Thát
MỤC LỤC
LỜI ĐẦU SÁCH
PHẦN I
LỜI DẪN VỀ LÝ HOẶC LUẬN
1- Vấn đề niên đại Lý hoặc luận
2- Quan điểm hiện đại về lý hoặc luận
3- Quan điểm của chúng tôi
· BẢN DỊCH LÝ HOẶC LUẬN
· PHỤ LỤC I
Mâu Tử và những đoạn phiền dật văn
· PHỤ LỤC 2
Dật văn từ Huệ Thông và Phạm Việp
Bác Di hạ luận
Lý hoặc luận
PHẦN II
KHƯƠNG TĂNG HỘI
· LỜI DẪN VỀ KHƯƠNG TĂNG HỘI
I . Khương Tăng Hội cuộc đời và sự nghiệp
1. Khương Tăng Hội ở Việt Nam
2. Khương Tăng Hội ở Trung Quốc
3. Sự nghiệp phiên dịch và trước tác
II. Nghiên cứu về Lục độ tập kinh
1. Vấn đề truyền bản , tên gọi và niên đại
2. Vấn đè bản đáy
3. Những vấn đề ngôn ngữ của Lục độ tập kinh
4. Về sự tồn tại của nguyên bản tiếng Việt
5. Phân tích xuất xứ Lục độ tập kinh
6. Nội dung tư tưởng Lục độ tập kinh
7. Lục độ tập kinh và văn học Việt Nam
8. Tổng kết
· KINH LỤC ĐỘ TẬP
· BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT
· NGUYÊN BẢN HÁN VĂN
LÝ HOẶC LUẬN
· NGUYÊN BẢN HÁN VĂN
LỤC ĐỘ TẬP KINH
__________________
TỔNG TẬP VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM – Tập 2
Lê Mạnh Thát
Tựa
Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam 2 bao gồm các tác dịch phẩm còn lại của Khương Tăng Hội cùng sáu lá thư của Lý Miễu và hai pháp sư Đạo Cao và Pháp Minh. Về những tác dịch phẩm còn lại của Khương Tăng Hội, thì trong tập 2 này chúng tôi cho công bố các nghiên cứu và bản dịch của Cựu tạp thí dụ kinh, Pháp kính kinh tự và An ban thủ ý kinh chú giải. Đây là những tác phẩm hiện được bảo lưu trong các truyền bản khác nhau, mà đầu thế kỷ XX Takakusu Junjiro đã cho khảo dị và in lại trong bộ Đại Chính tân tu đại tạng kinh (viết tắt ĐTK) vào những năm 1915-1925 của triều vua Đại Chính (Taiso) ở Nhật Bản. Sáu lá thư của Lý Miễu, Đạo Cao và Pháp Minh cũng được xuất bản trong bản in ấy. Chúng tôi đã sử dụng bản in vừa nói cho việc nghiên cứu phiên dịch các tác dịch phẩm vừa nêu.
Trong Tổng tập 2 này, để hiểu Pháp kính kinh tự của Khương Tăng Hội, chúng tôi cho dịch luôn bản Pháp kính kinh của Kỵ đô úy An Huyền. Đây là một trong những bản kinh xưa nhất của nền dịch thuật Phật giáo Trung Quốc, nên đầy dẫy những văn cú khó khăn của giai đoạn cổ dịch. Vì thế trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch của Trúc Pháp Hộ đối với kinh này, biết dưới tên Uất Ca La Việt vấn Bồ tát hạnh kinh (ĐTK 323).
Tổng tập 2 này cũng bao gồm phần nghiên cứu và bản dịch kinh Tạp thí dụ. Đây là một bản kinh, mà các kinh lục Trung Quốc thường xếp vào loại thất dịch của đời Hán, nghĩa là một bản dịch không biết do ai thực hiện. Vì bản thân bản kinh có chứa đựng một số ngôn ngữ mang tính chất ngữ pháp tiếng Việt, gần gũi với văn phong của Khương Tăng Hội, nên để cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và đời sống văn hóa Việt Nam, chúng tôi cho đưa vào phần phụ lục các tác dịch phẩm của Khương Tăng Hội.
Giống như Tổng tập 1, Tổng tập 2 này cũng sẽ có phần phụ bản chữ Hán, nhằm cung cấp cho người đọc những tư liệu tham khảo và nghiên cứu khi cần thiết.
Vạn Hạnh
Tết Nguyên Đán năm Tân Tỵ (2001)
Lê Mạnh Thát
Mục Lục
Tựa
Phần 1: Khương Tăng Hội và một số dịch phẩm
Giới thiệu kinh Cựu tạp thí dụ
Giới thiệu Pháp kính kinh tự
Giới thiệu An ban thủ ý kinh chú giải
Giới thiệu Tạp thí dụ kinh
Phần II: Sáu lá thư
Lý Miễu, Đạo Cao và Pháp Minh
Nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố lịch sử
Nguồn gốc Việt Nam về mặt điển cố thư tịch
Về tác giả và soạn niên của Sáu lá thư
Niên đại của Đạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu
Bản dịch Sáu lá thư
Nguyên Bản Hán Văn
___________________________________
TỔNG TẬP VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM – Tập 3
LÊ MẠNH THÁT
LỜI NÓI ĐẦU
Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam 3 dành trọn quyển cho việc in lại tác phẩm Thiền uyển tập anh cùng phần nghiên cứu, bản dịch và chú thích của chúng tôi, mà trước đây đã từng được xuất bản. Việc dành tập 3 cho Thiền uyển tập anh này tất nhiên không đáp ứng hoàn toàn tiêu chí sắp xếp do chúng tôi đã đề ra trong Tổng tập 1. Đó là “sắp xếp các tác phẩm Văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác giả, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nước ta cho đến thế kỷ XX“.
Lý do nằm ở chỗ Thiền uyển tập anh ra đời sớm lắm thì cũng từ năm 1337, tức là sau các tác giả như Trần Thái Tông, Tuệ Trung , Trần Nhân Tông v.v.. rất nhiều, mà phần lớn thuộc vào thế kỷ thứ XIII. Thêm vào đó, nếu chấp nhận giả thiết của chúng tôi về tác giả Thiền uyển tập anh là thiền sư Kim Sơn, thì niên đại càng muộn màng hơn nữa, vì Kim Sơn phải sống cho đến lúc vua Trần Minh Tông mất vào năm 1357.
Tuy thế, vì Thiền uyển tập anh là một tác phẩm tập hợp các tư liệu liên hệ tới giai đoạn Phật giáo từ khi Sáu lá thư ra đời cho đến lúc vua Trần Thái Tông lên ngôi. Cho nên, về một mặt nào đó, ta có thể coi Thiền uyển tập anh như một đại biểu cho văn học Phật giáo Việt Nam của giai đoạn ấy. Đó là nguyên nhân vì sao chúng tôi đã đưa Thiền uyển tập anh vào Tổng tập 3 này .
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tựa
Phần I
Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh
I. Vấn đề truyền bản
1. Truyền bản đời Trần
2. Truyền bản đời Hồ
3. Truyền bản 6 quyển
4. Truyền bản đời Lê sơ
5. Truyền bản đời Lê I
6. Truyền bản đời Lê II
7. Truyền bản đời Nguyễn
8. Bản chép tay A.2767
9. Vấn đề chọn lựa truyền bản
II. Vấn đề tên gọi
III. Vấn đề soạn niên và tác giả
1. Thiền uyển tập anhlà một tác phẩm đời Trần
2. Thiền uyển tập anhđược viết vào năm 1337
3. Vấn đề tác giả Thiền uyển tập anh
IV. Những nguồn sử liệu và phương pháp viết sử
1. Những nguồn sử liệu cơ sở
2. Nguồn sử liệu phụ
3. Phương pháp viết sử
V. Vấn đề hiệu bản , phiên dịch và chú thích
Bảng hiệu đối
Phần II:
Bản dịch Thiền uyển tập anh
Bài tựa in lại Thiền uyển tập anh
Thiền uyển tập anh ngữ lục-Quyển thượng
Thiền uyển tập anh ngữ lục – Quyển hạ
Dòng pháp của Tì Ni Đa Lưu Chi chùa Pháp Vân
PHẦN III
Chú thích Thiền uyển tập anh
Bài tựa in lại Thiền uyển tập anh
Thiền uyển tập anh bạt hậu
PHẦN IV
Bảng chỉ dẫn
PHẦN V
Nguyên bản Hán văn
VÀI NÉT VỀ TÁC GỈA
le manh thatGiáo sư, tiến sĩ, sử gia, thiền sư Lê Mạnh Thát, pháp danh Trí Siêu sinh ngày 15 tháng 4 năm 1944 tại Làng Cu Hoan, Xã Hải Thiện, Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ông là người được biết nhiều bởi những công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo cũng như lịch sử Việt Nam. Một số các phát hiện mới của ông về lịch sử Việt Nam gây chấn động giới nghiên cứu sử. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận ông là “Người viết sách về văn học và lịch sử Phật giáo nhiều nhất Việt Nam”. Là một nhà tu hành xuất gia từ bé, nhưng ông vẫn để tóc. Năm 1959, ông vào Huế trọ ở chùa Báo Quốc và theo học tại Quốc học Huế. Tại chùa Báo Quốc có mở xưởng làm xì dầu. Ông được phân công phụ trách xem quá trình thuỷ phân có dư xút hoặc axít, hàm lượng đạm có từ bã đậu phụng. Năm 17 tuổi ông được đặc cách thi tú tài…
Năm 20 tuổi ông đậu cử nhân ngành triết học tại Viện Đại học Đà Lạt.
Từ 1965-1974 ông theo học tại Viện Đại học Winconsin, Madison, Hoa Kỳ, lấy bằng tiến sĩ ngành Triết học. Luận án của ông tập trung vào lĩnh vực triết học Thế Thân (Philosophy of Vasubandhu); Vasubandhu là tên của một triết gia Ấn Độ lỗi lạc sống ở thế kỷ thứ 5.
Năm 1974-1975, ông là giáo sư Viện Đại học Vạn Hạnh – Sài Gòn, giảng dạy các môn tiếng Sanskrit, lịch sử triết học Ấn Độ, lịch sử Phật giáo Việt Nam
Từ 1975-1984, ông giảng dạy tại Viện nghiên cứu Phật học Vạn Hạnh – thành phố Hồ Chí Minh [2]
Năm 1984, ông bị chính quyền Việt Nam bắt giam vào năm 1984, bị tuyên án tử hình, sau đó án được giảm xuống tù chung thân, vì tội “tán thành, ủng hộ, che chở, đùm bọc hành động phản cách mạng, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa” (Vì ông tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khi hầu hết lãnh đạo của giáo hội đã gia nhập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được nhà nước ủng hộ ).[3]
Ông được phóng thích ngày 31 tháng 8 năm 1998, sau 14 năm giam cầm.
Từ 1998-đến nay: ông là giáo sư, Phó Viện trưởng – Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2012 ông được bầu làm thành viên Ban thường trực của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII (2012 – 2017) [4].
Ông thông thạo hơn 15 thứ tiếng [1].
Các lý thuyết mới về lịch sử Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Phát hiện mới của ông gây chấn động giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam:.
Ông tuyên bố đã phát hiện ra Lục độ tập kinh, một tập kinh quan trọng trong Đại tạng kinh của Phật giáo thế giới đã lưu truyền 2000 năm, tập kinh đó là của Việt Nam, tập kinh được dịch ra chữ Hán từ một bản tiếng Việt [5] chứ không phải từ bản tiếng Phạn.
Cho rằng truyền thuyết trăm trứng có khởi nguồn từ Lục độ tập kinh, trước kia chỉ biết có truyền thuyết trăm trứng là hồn thiêng dân tộc, nhưng khởi nguồn thì không biết từ đâu.
Ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahabharata (Mahàbhàrata) từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi.
Ông cho rằng không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương (“vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!”) và nhà Thục cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau công nguyên), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, Văn Lang vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học… Nhà nước và văn hiến đó hoàn toàn không do người Trung Quốc đến “khai hóa” mà có. Nhà nước Hùng Vương có đủ bản lĩnh, sức mạnh để tiếp thu tinh hoa và để tự vệ trước âm mưu nô dịch của ngoại bang, đóng góp vào nền văn minh chung của nhân loại mà Lục Độ tập kinh là một trong những dẫn chứng sống động [1]. Ông dẫn chứng, sau khi Mã Viện “chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, đưa đầu về Lạc Dương”, Hậu Hán thơ viết: “Viện (Mã Viện) điều tấu Việt luật cùng Hán luật, sai hơn 10 việc, bèn cùng người Việt nói rõ để ước thúc”. Ông lập luận rằng, như vậy rõ ràng nước Việt đã có luật pháp, bộ luật đó một chính quyền Hai Bà Trưng ngắn ngủi không làm nổi, nó phải là sản phẩm của một nhà nước độc lập tồn tại từ lâu đời.
Các đề nghị sửa lại lịch sử của ông:.
Dứt khoát loại bỏ truyền thuyết An Dương Vương và nước Nam Việt của Triệu Đà ra khỏi lịch sử nước ta. Lý do, Trước đây ta viện dẫn từ 4 tài liệu cổ sử Trung Quốc, đó là Giao châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký, Nam Việt chí và Nhật Nam truyện, trong đó 3 tài liệu không rõ nguồn gốc. Trong khi đó, căn cứ vào những tài liệu lịch sử chính thống xưa nhất của Trung Quốc là Sử ký của Tư Mã Thiên và Tiền Hán thư, hoàn toàn không thấy có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương hay tương tự, mà các tài liệu đó còn có những thông báo xác định rõ ràng là cho đến hết thời Triệu Đà cùng cháu chắt ông ta làm vua Nam Việt bên đất Trung Quốc, nước ta vẫn đang có vua và đang là một nước độc lập. Vậy, nước ta chưa bao giờ thuộc Nam Việt của Triệu Đà bên Trung Quốc.
Nước ta từ thời Hùng Vương vẫn là một nước độc lập kéo dài cho đến năm 43, nghĩa là giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất không tồn tại [6].
Lý giải của ông về các sai sót trong việc chép sử trước đây:
Ông cho rằng trước đây đã dùng những sử liệu không đáng tin cậy để viết sử rồi cứ đinh ninh như vậy cho tới nay. Từ Đại Việt sử lược trở đi, theo giáo sư Lê Mạnh Thát, là do “những người viết sử đã không bao giờ chịu nghiên cứu và cân nhắc một cách kỹ càng những sử liệu mà họ dùng”. Ông cho rằng, để viết lịch sử nước ta vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, phải dùng “những báo cáo của Sử ký và Tiền Hán thơ như những tài liệu cơ bản cho việc kiểm soát…, dù biết rằng sự kiện của mọi cuốn sử chính thống Trung Quốc từ Sử ký trở đi không nên được chúng ta tin cậy hoàn toàn”. Tuy nhiên, theo ông, “nó vẫn có giá trị và đáng tin gấp bội lần” so với những thứ như 4 tài liệu đã dẫn trên đây, bởi vì ngay cả tài liệu có nguồn gốc rõ ràng như Nam Việt chí, “nó cũng xuất hiện sau Sử ký đến những sáu trăm năm” [7].
Nhận xét:
Ông Nguyễn Khoa Điềm nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương: “Tôi không phải là người nghiên cứu lịch sử, tuy nhiên tôi đã đọc bộ Lịch sử Phật Giáo Việt Nam và Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta của thiền sư Lê Mạnh Thát. Với cảm nhận của bản thân, tôi cho rằng những giả thiết mà thiền sư đặt ra là rất đáng trân trọng. Trước hết phải ghi nhận là thiền sư đã có một tinh thần dân tộc, luôn mong muốn làm sáng tỏ lịch sử nước nhà. Thiền sư đã cất công tìm tòi, dò sâu vào lịch sử, đọc những tài liệu, những công trình khoa học từ nhiều nguồn, nhiều quốc gia, nhất là trong các tạng kinh Phật. Đây là một cơ duyên mà không phải ai cũng có được. Trong bối cảnh mà nhiều nguồn tài liệu khác đã bị tiêu hủy, thì việc phát hiện những vấn đề lịch sử tiềm tàng trong kinh Phật là điều rất quý”…”Đây là một vấn đề lịch sử cần trao đổi cởi mở, rộng rãi để nhân dân được nghe, được biết. Qua đó, biết đâu chúng ta sẽ có thêm được nhiều nguồn thông tin mới khác nữa từ trong nhân dân” [8].
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, tất cả những cái đó phải được xem xét cụ thể trên nhiều phương diện như độ tin cậy của sử liệu, phương pháp phân tích của tác giả và phải đặt trong tổng thể với các nguồn tư liệu khác. Các bộ kinh Phật đương nhiên là hết sức quý, nhưng nó cần được giải thích sự khác biệt với các nguồn tư liệu khác cũng có giá trị riêng của nó, kể cả truyền thuyết và dã sử. Không phải cứ nói đến “chính sử” của triều Lê (Đại Việt Sử ký toàn thư) do những sử gia tên tuổi biên soạn đã là chân lý tuyệt đối. Bởi trước hết, nó là sản phẩm của những cá thể hay triều đại, dù uyên thâm đến mấy thì cũng vẫn có thể có sai sót và nhiều khi xuất phát từ những lợi ích không thể gọi là tuyệt đối vì dân tộc mà căn bản là của giới cầm quyền. Đương nhiên, cũng không chỉ dựa vào một bộ kinh dù vô cùng quý giá trong kho tàng Phật giáo mà phủ định, đơn giản những nguồn sử liệu khác [9].
Các tác phẩm tiêu biểu
Công trình nghiên cứu của Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát về lịch sử và văn học Phật giáo Việt Nam gồm 26 tác phẩm với 18.322 trang, 5 bài nghiên cứu chuyên ngành gồm 140 trang, 4 tác phẩm về các đề tài Phật học 1.436 trang
Lịch sử Phật Giáo Việt Nam – 3 tập. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2006.
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam – 3 tập. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2006.
Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguồn của dân tộc ta.
Toàn tập Minh Châu Hương Hải.
Toàn tập Trần Thái Tông.
Toàn tập Trần Nhân Tông.
Toàn tập Toàn Nhật Quang Đài.
Nghiên cứu về Mâu Tử – 2 tập.
Chân Đạo Chánh Thống.
Lịch sử Âm Nhạc Phật Giáo Việt Nam.
Tự điển Bách Khoa Phật Giáo Việt Nam – 2 tập.
The Philosophy of Vasubandhu.
Ngữ pháp tiếng Phạn
Một số phát hiện khác[sửa | sửa mã nguồn]
Ông phát hiện ra một số sai sót của Lê Quý Đôn khi ghi chép về văn thơ:
Bài Xuân nhật tức sự, được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục và ghi là của thiền sư Huyền Quang thời nhà Trần (1254-1334). Từ đó nhiều thế hệ học giả đã dẫn giải, bình luận, coi là một kiệt tác thi ca chữ Hán của Việt Nam. Trên tạp chí Văn học số 1-1984, lần đầu tiên giáo sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra tài liệu chứng minh bài thơ trên không phải của thiền sư Huyền Quang mà của thiền sư Ảo Đường Trung Nhân (?-1203) thời nhà Tống bên Trung Quốc [1].
Bài khác cũng được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục, ghi là của Hương Hải thiền sư thời nhà Lê. Nhưng trong công trình nghiên cứu rất công phu về thiền sư Hương Hải (Toàn tập Minh Châu Hương Hải), giáo sư Lê Mạnh Thát cũng phát hiện tác giả thật của nó là thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài bên Trung Quốc thời Tống. (ông còn phát hiện số 59 bài thơ được coi là của thiền sư Hương Hải do học trò của thiền sư chép trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, có đến 47 bài không phải của thiền sư) [1].
Lê Mạnh Thát chứng minh rằng trong số 40 bài thơ thiền được cho là của các thiền sư Việt Nam thời Lý-Trần sáng tác mà Lê Quý Đôn chép lại trong Kiến văn tiểu lục, trên thực tế có tới 32 bài là tác phẩm của người Trung Quốc, sau đó được 1 số người Việt Nam “gia công” lại và gán cho các tác giả Việt Nam.
Sử gia Hà Văn Tấn đồng ý với phần lớn những phát hiện này của Lê Mạnh Thát. [cần dẫn nguồn]Trong 1 tiểu luận viết cho Tạp chí Văn học vào năm 1992, sử gia Hà Văn Tấn dẫn lại một số ý kiến của Lê Mạnh Thát (khi này đang ở tù) cũng như nhấn mạnh rằng, ông (Hà Văn Tấn) đã lần theo những chỉ dẫn, chú thích của Lê Mạnh Thát để kiểm tra lại nguồn tài liệu lập luận của thiền sư, và ông (Hà Văn Tấn) hoàn toàn đồng ý với những khám phá này.
Một buổi sáng mùa xuân, cuối tháng 3 năm 1984, khí trời êm ả, cảnh vật êm đềm, tĩnh lặng cũng như bao nhiêu thời khóa công phu và lạy Sám mỗi sáng. Ôn Già Lam và đại chúng xong thời lễ tụng 108 biến Hồng danh. Về phòng, Ôn uống trà và điểm tâm. Sau giờ điểm tâm, là việc làm thường nhật, tưới nước, quét sân, cho cá ăn… Nhưng sáng hôm nay Ôn đã không làm việc đó, vì có lệnh công an mời lên họp trên Mặt trận Tổ quốc, do vậy Ôn đi từ sáng sớm. Sau khi Ôn đi rồi thì công an vào soát chùa Già Lam, đồng lúc bên viện Phật học Vạn Hạnh cũng bị soát. Họ, công an, bắt quí thầy vào ngồi phòng khách, không được đi lại, một số công an khác lên phòng Thầy Tuệ Sỹ và Nguyên Giác kè hai Thầy lên xe và chở đi, không nói một lời từ biệt. Và bên Vạn Hạnh cũng không khác, cùng một thủ thuật, họ bắt Thầy Trí Siêu và Thầy Như Minh cũng kè ra xe rồi chạy mất. Có điều thật dễ thấy là mạng lưới công an đã bao vây chùa Già Lam và Vạn Hạnh từ sáng sớm, cũng như họ đã toan tính trước, vì vậy, bên chùa Già Lam thì họ mời Ôn đi họp sớm, còn bên Vạn Hạnh thì Ôn Minh Châu cũng đã đi họp mấy hôm ở Hà Nội, cho nên cả hai nơi đều vắng mặt hai Ôn, mục đích để họ dễ bề hành sự.
Nói đến Thầy Thích Trí Siêu – Lê Mạnh Thát, một sử gia, một nhà văn hóa lớn, một học giả uyên bác, tinh thâm ngôn ngữ học, Phật học. Người viết cũng đã một thời gian làm việc với Thầy tại thư viện Vạn Hạnh, 1981-1984, công trình khảo cứu, sưu tra làm bộ bách khoa Phật học Đại Từ Điển cho Ôn Già Lam. Thầy cũng bình dị không kém gì Thầy Tuệ Sỹ, cuộc sống đơn sơ của một nhà đạo sĩ. Vóc người nhỏ, với vầng trán cao, bóng nhụi, biểu lộ một sự thông minh xuất chúng. Dáng đi của Thầy, không giống như người thường, đôi tay hơi khung lên và xăm xăm tới, chữ viết của Thầy còn khó đọc gấp mấy lần chữ viết của Thầy Tuệ Sỹ. Có lần Sư cô Huệ Khương, thư ký đánh máy tại thư viện, người đã bị bắt cùng ngày với quí Thầy, đọc bản thảo của Thầy không hiểu, cô hỏi Thầy, Thầy trả lời : “Chữ nghĩa văn chương là của con người, sao lại không hiểu ?” bằng giọng Quảng Trị khó nghe, rồi Thầy tiếp tục đọc, viết, không nói gì nữa, cô Khương cũng chẳng dám hỏi thêm. Thầy làm việc thật cặm cụi, có những đêm thức trắng bên chồng kinh, sách, sử liệu cổ. Thầy không ngừng phát kiến, lục đạo những chứng tích, di tích xa xưa, mà một thời đã bị mai một. Đích thân Thầy đi về các ngôi chùa cổ ở miền Tây, hay miền Trung, để đọc lại những bản kinh, lịch sử được viết tay bằng chữ Nho, mà theo năm tháng gần như mục nát, nhưng đó chính là những tài liệu vô giá trong công trình khảo đính văn học sử, lịch sử Phật giáo Việt Nam. Qua những công bố sử học mới nhất của Thầy, ngay cả Bộ Văn Hóa Hà Nội cũng phải tham kiến với Thầy, dù họ chẳng ưa gì những sự khám phá mới mẻ này. Vào những năm đầu sau ngày 30/4/1975, Bộ Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh mời Thầy công tác, giảng huấn, nhưng sau một thời gian, họ thấy trí tuệ của Thầy vượt họ quá xa, sự hiểu biết lịch lãm, kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc, nên thôi, và cũng từ thời gian đó, công an theo dõi Thầy cho đến ngày Thầy bị bắt và bị kết án tử hình. Có lần Thầy ra Phật học viện Nha Trang, cùng Thầy Tuệ Sỹ, hai người đi bộ xuống biển rồi chiều về, đi ngang qua Sở công an thành phố, được mời vào ngủ lại đêm, sáng mới về. Hỏi ra, Thầy nói: “Họ không biết mình là ai nên bắt nhốt một đêm muỗi cắn quá chừng”. Nói xong, Thầy cười tự nhiên.
Ngoài thiên tư, bẩm chất của một nhà sử học, đạo học, nghiên tầm Đại Tạng kinh điển. Thầy còn là một Bác sĩ Y khoa tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, mà qua thời gian thân phụ Thầy là Ôn Trí Lưu. Giám tự Linh Mụ, Huế, bịnh nằm trong phòng Thầy, Viện Vạn Hạnh, tự tay Thầy chăm sóc thuốc men, cơm cháo. Thầy cùng thân phụ là đệ tử của cố Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký kiêm Xử lý Viện Tăng Thống, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu.
Thân thế và sự nghiệp của hai Thầy khác hẳn với tất cả mọi người. Thầy Tuệ Sỹ là đệ tử của Hòa Thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo Thích Trí Thủ, có một sự nghiệp văn học lừng lẫy, giáo pháp thông suốt, liễu tri, thơ văn đầy ắp trong tư tưởng. Còn Thầy Trí Siêu như trên đã nói, cả hai là những ngôi sao sáng dưới bầu trời Việt Nam, là tinh hoa nước Việt, là những cây bút trác việt, tuyệt luân của Phật giáo, chính những yếu tố đó mà hai bản án tử hình đã tròng vào cổ hai Thầy. Cộng Sản không thể làm ngơ và để tự do cho những con người ưu tú như vậy. Đọc lịch sử hình thành từ những ngày đầu tiên của Cộng sản Quốc tế, đến đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay, ai cũng thấy tầng lớp công nông đứng lên cướp chính quyền, đấu tố giai cấp thượng lưu, trí thức, địa chủ, phú hương. Do vậy, sự hiện diện của hai Thầy trong xã hội chủ nghĩa không có lý do gì tồn tại được, mà đã không thể tồn tại được thì chế độ Cộng sản phải làm gì ? Đây là lý do đẻ ra bản án tử hình. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam kết án tử hình hai Thầy là mặc nhiên công nhận với thế giới về việc đàn áp Phật giáo.
Ngay sau ngày 30/4/1975, Cộng sản đã ra lệnh tịch thu tất cả sách báo miền Nam trước 30/4/1975 từ mọi lãnh vực : triết học, kinh tế, chính trị, tôn giáo, xã hội, âm nhạc… họ cho rằng sách báo của miền Nam là bồi bút của “Mỹ-Ngụy”, chất chứa những tư tưởng phong kiến, đồi trụy, và bắt phải hủy bỏ. Lúc bấy giờ, vì đau lòng thương tiếc bao công trình văn hóa của đất nước nên nhiều nơi sách vở được cất vào bao bố và đem ra ngoài rẫy cất dấu, thời gian sau coi lại, mối mọt đã ăn rách nát. Cộng sản Việt Nam đã hủy hoại nền văn hóa dân tộc. Đôi bút của hai Thầy đã đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học đương đại, khơi dậy một chặng đường lịch sử văn học, sử học và nghệ thuật nước nhà. Hai con người, bốn hình ảnh, vừa cưu mang sứ mệnh con dân tộc Việt, đang đứng trước vực thẩm của thời đại mới, thời đại hủy diệt, tàn phá, lạc hậu, bần cùng và nghèo đói; hai Thầy phải làm gì cho sự tồn vong của đất nước ? Vừa gánh nặng trên vai công cuộc khai phá và phát huy con đường giáo pháp “Duy Tuệ Thị Nghiệp” để tiếp nối ngọn đèn chánh pháp mà mấy ngàn năm qua. Tổ Tổ tương truyền, trong sử mệnh của người tu sĩ Phật giáo. Dân tộc lầm than, đang sống dưới sự đọa đày bức ép của chế độ, hai Thầy cũng không thể đành lòng ngó lơ. Đạo pháp trong cơn pháp nạn, hai Thầy không thể bó gối xuôi tay. Hai Thầy đã thể nhập vào đời, như hình ảnh Thiền sư chống tích trượng xuống núi, đem tấm thân giả tạm hiến dâng cho đại cuộc. Ngày hai Thầy bị bắt mang đi và kết án tử hình, là ngày chế độ Cộng sản Việt Nam tuyên bố cho thế giới biết rằng : xã hội chủ nghĩa Việt Nam không gìn giữ chứng tích sử học, không thừa truyền nền văn hóa dân tộc, tụ phát bởi những tấm lòng, ước mơ xây dựng một nền văn hiến, văn phong cho đất nước. Bản án đó đã hủy diệt những danh tài trẻ tuổi với nhiều ước mơ và lý tưởng siêu xuất khỏi chốn đọa đầy, nô lệ hóa của xã hội chủ nghĩa. Vì lứa tuổi hai Thầy đại diện cho tầng lớp thế hệ trẻ, mang nhiều hoài bão, vươn đôi tay ôm choàng Tổ quốc vào lòng, bằng khối óc no tròn tình tự nòi giống tổ tiên. Bản án tử hình hai Thầy đã đánh động lương tâm thế giới, khiến mọi người từ quốc nội đến hải ngoại, từ Liên Hiệp Quốc đến Hội Ân Xá Quốc Tế, tất cả đều lên tiếng yêu cầu nhà nước Cộng sản Việt Nam phải hủy bỏ bản án tử hình phi nhân, vô đạo. CS Hà Nội kết án tử hình hai nhà tu sĩ Phật giáo, những người đã nuôi dưỡng lòng từ bi, mang tình thương, ban vui cứu khổ; khơi dậy ngọn đuốc trí tuệ, thắp sáng đến tận cùng tự mỗi lương tâm của con người. Đối với hai Thầy, những người mang đạo tâm vì dân vì nước thì bản án đó có nghĩa gì khi phải hy sinh thân mạng trên nền tảng chân lý, cứu khổ độ mê. Chết để cho bao người được sống, để làm viên sỏi lót đường cho bao người bước tới. Chết như là tiếng sóng ngầm của đại dương làm các loài thủy tộc tỉnh giấc mơ hóa rồng thiêng bay cùng mây trắng. Chết như cơn địa chấn làm sụp đổ mặt đất này. Người đã đứng trên đỉnh núi Lăng Già của A Bà Tu La Vương, dùng mọi thứ ngôn ngữ, văn từ, thi ca, âm nhạc để tự trang nghiêm mình, trang nghiêm quốc độ, cùng với sinh mệnh hơn 70 triệu dân, vì lòng Bi nguyện, hai Thầy có sức tự tại bằng giá trị thực nghiệm Tánh Không, thì bản án tử hình có làm run rẫy chân lông, sợi tóc ? Hai Thầy đã liễu giải nhơn pháp đều vô ngã, phiền não và sở tri, thường thanh tịnh không, mà sanh khởi lên tâm đại bi. Nếu không vì đại bi tâm, thì hai Thầy đâu cưu mang tù tội, nhưng tất cả chỉ vì hoa đốm giữa hư không, mấy chốc có không, thiên lưu thiên biến. Chế độ Cộng sản đã không thấy rõ thực chân, thực tướng dòng máu Đại Cồ Việt. Dòng máu của chư anh linh Thánh Tử Đạo, đã tưới lên từng ngọn cỏ, đọt cây làm xanh tươi non sông gấm vóc. Lý tưởng tứ đại giai không, đem nắm xương tàn bón phân hoa lá cũng có ích cho đất trời mù khơi, sương tuyết. Tất cả đều cưu mang tự tính vô tình và hữu tình đồng thành Phật đạo, thì đâu sá gì một chút cỏn con sanh di tử độ. Chỉ có Cộng sản mới chấp thủ, bảo thủ, định thủ những tư kiến chủ nghĩa của cái nhìn không qua khỏi mũi cho nên cứ mãi ghìm chặt súng đạn, gươm đao, và cho đó là sức mạnh vô cực đối kháng để bảo tồn danh vọng, địa vị. Sự sát hại xem như cứu cánh, kết án tử hình xem như giải pháp tối thượng thì đó chính là ảo ảnh của lương tri, mà trước mặt là hố sâu đưa cả chế độ xuống vực thẳm. Một thế giới mù lòa vì không có văn hóa, văn học, văn phong, văn mỹ. Xã hội chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam chưa hề có một nền văn học thuần túy dân tộc, phụng sự cái hay, cái đẹp, cái thanh cao, tinh khiết con người. Họ giết người vì tự ái thua kém của mình. Giết người để thấy cái khôn của người không còn phải chứng kiến, chướng tai gai mắt. Giết người là để chôn đi hết mọi chứng tích của sự hiểu biết, thông minh, tri thức con người. Và họ giết người vì không cùng đường hướng, chủ trương với chế độ. Bản án tử hình năm xưa, 1988, nơi hai Thầy là chứng nhân một oan nghiệt của chế độ Cộng sản Việt Nam mà mãi mãi ngàn sau, qua những dòng lịch sử dân tộc, đàn cháu con, hậu sinh sẽ biết thế nào là tội trạng của chế độ Cộng sản đối với Phật giáo. Suốt một dòng lịch sử dân tộc và đạo pháp, trải qua những chặng đường thăng trầm, vinh nhục của đất nước, mấy nghìn năm qua có thể nói thời đại Cộng sản Việt Nam là thời đại đầu tiên tuyên án tử hình đối với giới tu sĩ Phật giáo mà hai Thầy đã phải nhận lãnh. Bản án tử hình cũng nói lên sự thật cho mọi người biết rằng : có chế độ xã hội chủ nghĩa thì không có Phật giáo, hoặc nếu có chỉ để làm vì. Cộng sản đâu biết rằng từ ngụm nước đầu nguồn, cha ông, tổ tiên đã ăn trái cây giải thoát của Phật giáo, đã uống dòng nước thanh hương từ bi của đạo Phật mấy nghìn năm qua, mà ngày nay là đàn con cháu lại nhổ gốc cây, bứng tận rễ, tát cạn suối nguồn, quấy phá tanh hôi. Người ta thường nói : “Con hơn cha là nhà có phước”, nhưng quê hương Việt Nam thật kém phước, vì nhà cầm quyền CSVN đã làm đảo lộn mọi trật tự gia đình, xã hội, mọi đạo đức, lễ nghĩa. Họ đã hủy hoại mọi nền tảng lễ nghi, nhân phẩm đến văn hóa, văn học, văn minh của dân tộc qua những hành động áp bức, khủng bố, vô nhân và hủy diệt tất cả sách báo miền Nam. CSVN đã làm hoen ố những trang sử Việt./.
(Nguồn: Wikipedia & Website Tu viện Quảng Đức)