Bác họ của tôi, dù tuổi đời chênh lệch hơn kém nhau gần 10 tuổi, nhưng vì là dòng trên, nên tôi gọi là Bác. Bác từ trong rừng về, Bác làm Trưởng ban Tuyên giáo. Lợi dụng uy tín của tôi, Bác nhờ tôi vận động triệu tập thành phần trí thức tại địa phương, tập trung học tập đường lối cách mạng. Trong suốt buổi học, trong giọng nói huênh hoang có vẽ khinh thường – miệt thị, Bác gọi chúng tôi là thành phần – là giai cấp “Trí thức tiểu tư sản”. Có lẽ cái học biên kiến – nhồi sọ trong rừng, đã làm cho Bác hiểu nhầm và suy nghĩ sai lạc về trí thức tiểu tư sản – người có học thức học vị cao như là giai cấp hạ lưu, dưới đáy xã hội.
Miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa), trước 1975, Sài Gòn được xem là “Hòn ngọc Viễn Đông” hay “Paris của Phương Đông” – có học thức cao – có nhà lầu – xe hơi có đời sống vật chật đầy đủ tiện nghi. Nơi đây là một thiên dường hoa lệ mà Singapore và Nam Hàn lúc bấy giờ mong muốn vươn đến. Oái oăm thay, bị người rừng rú – lạc hậu – ngớ ngẩn ngờ ngệch ngu ngơ kém hiểu biết giải phóng người văn minh. Người giải phóng lúc bấy giờ vào Nam, chiếm dụng nhà Cậu của chúng tôi (cậu là cựu đại tá quân đội VNCH đã về hưu), vào Toilet thấy cái Lavabo (bồn cầu) ngỡ là bồn rửa, họ mua cá thả vào để rửa – mò mẩm mở nước – cá chạy tuộc mất, họ cho rằng người văn minh cài đặt máy ăn cướp ngày. Thấy cái quạt trần treo lơ lửng, họ mày mò mở Contact – quạt quay vù vù, họ vụt chạy tán loạn – la hoảng: máy chém ! ăn thì cơm độn khoai mì – khoai lang – bo bo, đi xe chạy bằng than củi…
“Bà Dương Thu Hương, một trong những nhà văn nổi tiếng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay, một người đã ‘’lên đường xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’’ và khi quân đội cộng sản Bắc Việt của bà chiếm được Sài Gòn thì bà đã khóc vì tỉnh mộng, không phải vì ‘’nhà cao cửa rộng của miền Nam’’ mà vì ‘’vào Nam tôi mới hiểu rằng chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người’’ và bà đã ‘’thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí’’. Do đó, Dương Thu Hương đã nhận thức được rằng bà đã bị lừa và cuộc chiến tranh ‘’giải phóng miền Nam’’ của cộng sản Bắc Việt là một ‘’cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc’’.
Trích dẫn từ nguồn: https://ongvove.wordpress.com/2022/04/26/viet-nam-10-ngay-cuoi-cung-tran-dong-phong/
Vài tháng sau, Bác đến gặp chúng tôi, yêu cầu mở lại cửa trường, vận động học sinh tiếp tục đi học lại. Tôi ngán ngẩm:
Tại buổi học tập cải tao (tư tưởng), Bác tuyên truyền đường lối cách mạng. Bác đánh giá chúng tôi là thành phần trí thức tiểu tư sản – xem thường chúng tôi như hàng hạ liệt !
Bác xuống giọng, và mong mỏi chúng tôi hợp tác với chính quyền cách mạng. Thế là chúng tôi vừa là Hiệu trưởng, vừa là giáo viện đứng lớp. Họ gọi chúng tôi là giáo viên, trong khi đó chúng tôi là một giáo sự giảng dạy tại một trường trung học tại miền Trung. Lương giáo viên hàng tháng của chúng tôi là 13 kg gạo, 1 kg đường và 2 lon sữa ông Thọ…
Chúng tôi vừa quản lý vừa giảng dạy trường trung – tiểu học tại địa phương, được một năm rưỡi là chúng tôi bị “mất dạy”. Vì nhu cầu phát triển ngành giáo dục huyện, tôi bị điều về xây dựng ngành giáo dục tại đây. Vừa làm việc phát triển ngành, vừa phải nhờ viết giúp các bài diễn văn cho Bí thư – cho Chủ tịch huyện đọc trong các phiên họp – hội nghị – lễ lượt của chính quyền – của đảng (vì lúc bấy giờ đa số cán bộ là từ trong rừng về – có lẽ ít học, chúng tôi phải cật lực đổ chất sám, mệt mõi kèm cặp cho học bổ túc mỗi tối, một năm được học 3 lớp, và được chỉ đạo là đến kỳ thi phải đạt kết quả cao. Cho nên ngành giáo dục rất được tôn trọng). Trong giai đoạn phôi thai chưa có điện, chúng tôi phải cặm cụi dưới ngọn đèn dầu leo loét hết ngày này qua tháng khác (có lẽ do thiếu ánh sáng, cho nên ảnh hưởng đến đôi mắt, những năm tháng sau này, mắt của tôi yếu dần – phải mang kính mới thấy được mặt chữ). Trong quá trình viết diễn văn, tôi rút ra những kính nghiệm viết, bài viết nào cũng rập khuông, không đòi hỏi phải suy nghĩ – đầu tư nhiều chất sám, cho nên viết cũng nhanh: Phải viết – phải diễn tả sao cho lời văn kêu thật to – thổi phồng sự việc cho thật lớn – áp đặt người nghe phải tiếp thu – tuân thủ. Do tính chất công việc của huyện – của ngành đổ dồn – bề bộn – nặng nề, nên văn phòng UBND huyện ưu tiên cấp riêng cho tôi một chiếc máy đánh chữ loại nhỏ xinh xắn.
Vì làm việc tại huyện, nên gia đình chúng tôi cũng phải chuyển về huyện. Vợ chúng tôi có duyên buôn bán, nên cô ấy tiếp tục mở một gian hàng tạp hóa mua bán nhỏ tại tư gia, để cải thiện cuộc sống gia đình trong hoàn cảnh bao cấp khó khăn ./-