NGỦ QUÊN TRÊN THÂN PHẬN

NGỦ QUÊN TRÊN THÂN PHẬN

Việt Nam, một đất nước hình cong chữ S, mang dáng hình uốn lượn eo thắt nhọc nhằn khắc khổ. Nhưng thiên nhiên ưu đãi, một dãi lụa xanh biếc biển Đông, tô điểm – làm xinh xắn cuộc đời. Chính nơi đây, một đất nước luôn luôn bị thui chột bởi các nền văn hóa nô dịch, được thổi lồng từ các thế lực vô minh, làm cho đất nước này khốn khó, càng thêm điêu linh cơ cực thêm.

Từ nhiều thế kỉ trôi qua. Những thảm trạng áp bức – bất công – bạo động xảy ra trền miên, dẫn đến đói rét – bệnh tật, thiếu thốn mọi mặt. Xã hội lạc hậu, dẫy đầy hủ hóa – mê tín dị đoan tràn lan. Những tôn giáo Thần quyền, phủ che – sơn phết muôn vàn sắc màu cuồng tín, lừa dối – phỉnh dụ, đè nặng lên nỗi khổ tinh thần nhân loại.

Con người đang ngủ quên trên thân phận nô lệ, đắm chìm triền miên trong bóng tối đêm đen, phó mặc cho các dòng ý thức hệ đoanh vây – tung hoành – giành giật ảnh hưởng, xâu xé lẫn nhau, tha hồ nhã ra biết bao độc tố, làm ô nhiễm độc hại môi trường. Chúng như những kí sinh, rục rịch ngứa ngáy, là ngoi lên bòn rút, làm tê liệt quằn quại sức sống nhân sinh, nhằm mục đích đắp cao thêm quyền lực thống trị.

Xã hội là một quần thể người, được tập hợp sống chung dưới một hệ thống chính trị – kinh tế – văn hóa – giáo dục – tôn giáo… Trình độ dân trí sẽ được thay đổi tùy theo nhu cầu cuộc sống. Chạy đua, để đáp ứng thỏa mãn tiện nghi đời thường. Con người nỡ đành dẫm đạp lên nhau, để tìm vị thế cao hơn. Từ đó việc tranh giành ảnh hưởng, tạo nên thế đứng – cát cứ riêng tư trong xã hội, dẫn đến những cuộc đấu tranh nghiệt ngã, tình trạng an ninh bị đe dọa khắp toàn cầu. Chế độ này sụp đổ, thì chế độ khác khốc liệt hơn, nổi dậy bùng lên. Cứ vậy, mà vòng xoáy nhân duyên cứ mãi thay đổi triền miên, trật tự bị xáo trộn hoàn toàn, hòa bình chỉ còn là sáo ngữ, đời sống con người bị đe dọa – bất an mãi miết.

Để tìm một giải pháp an uổi cho nỗi bức bối nội tâm, con người tìm về với tôn giáo – cầu an, xem đây là nơi chốn ẩn trốn, thụ động – tiêu cực, phó mặc cho dòng chãy trần ai cuộn xiết. Giới thống trị, bất lực trước làn sóng ào ạt hấp dẫn của tôn giáo, lo sợ quyền lực bị lung lay, họ tìm đủ mọi phương cách, tung ra hỏa mù chính trị, nhằm mục đích làm lung lạc – vô hiệu hóa, hoặc ràng buộc khống chế cho được con ngựa chứng bất kham.

Trước những đối xử phủ phàng tệ bạc, xem thường quần chúng, dẫn đến phập phòng âu lo, sẽ có nguy cơ bất đồng bột phát, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nên đã đầu tư thật kĩ càng, tìm ra mọi biện pháp khủng bố hoặc lấp liếm ru ngủ, nhiều loại hình nghệ thuật lôi cuốn quần chúng được đặt ra, xem nghệ thuật như mục đích chính trị, hòng lôi cuốn, đẫy quần chúng vào những thỏa mãn đam mê – ước vọng nông cạn, hòng ngủ quên trên thân phận hèn kém, trốn thoát muộn phiền.

Nhưng đời thì vẫn là đời với vô vàn rối rắm. Trần tục vẫn cứ là trần tục, với nỗi trầm luân tanh tưởi. Lắm lúc thế quyền, cứ ngỡ rằng đã nắm bắt – bó buộc – ức chế được giáo quyền, quản lý chi phối được tôn giáo. Nhưng không, như một con lươn trơn trợt, tôn giáo cứ mãi trôi tuột trên đôi tay vô hồn – bất lực của các nhà thiên tài chính trị. Có chăng chỉ rờ mó được cái đuôi biết ngoe ngoảy của những hình đồng – đội lốt, thoái hóa biến chất, không được tầng lớp thiện hữu tri thức ủng hộ.

“Nhà chính trị sợ nhà văn hóa không ủng hộ mình, mà còn muốn cho mình làm những điều mà nếu mình làm thì mình phải đổ. Vì vậy nên có hiện tượng đàn áp những tư trào văn hóa nào có cơ hội lôi kéo được đa số quần chúng theo, và đang là một sự đe dọa cho sự tồn tại của chính quyền. Chỉ có những nhà văn hóa nô dịch mới được đảm bảo trong chính thể độc tài, còn những nhà văn hóa chân chính, bao giờ cũng bị đe dọa. Khi một tư trào văn hóa lớn mạnh, nhà chịnh trị sẽ không dám đe dọa nữa, và bắt buộc phải vuốt ve, hoặc xoa dịu, hoặc nâng niu” ./-