VÔ NGÃ
NGÃ, một luận lý thực nghiệm, được hình thành bởi ngũ uẩn:
I. NGŨ UẨN: Một tổ hợp hình thành bởi năm nhóm, năm yếu tố cấu thành tâm, vật:
- Sắc: Lục căn, sáu giác quan: mắt, tai. mũi, lưỡi, thân, ý, do Tứ đại: Đất, nước, gió, lửa hợp thành. Sắc, giác quan tiếp xúc hiện tượng, hình thành đối tượng phân biệt.
- Thụ: Xúc giác tiếp xúc lục căn, cảm nhận được: dễ chịu, khó chịu, hay trung tính.
- Tưởng: Tri giác, biết được, phân biệt được: âm thanh, màu sắc, mùi vị, kể cả ý thức được hiện tượng chung quanh.
- Hành: Những hoạt động tâm lý sau tri giác: nhận định, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh thức; dẫn đến hành động tạo nên nghiệp thiện, nghiệp ác.
- Thức: Là cái biết, sự phân biệt. Qua mối quan hệ với sáu giác quan (lục căn): Mắt (nhãn), tai (nhĩ), mũi (tỷ), lưỡi (thiệt), thân (thân thể), ý (tâm lý), tiếp xúc với sáu trần: Sắc (hình tướng), thinh (âm thanh), hương (hương thơm), vị (muồi vị), xúc (cảm giác), pháp (hiện tượng, khái niệm của vật chất và ý thức); hình thành nên lục thức:
II. LỤC THỨC:
- Nhãn thức: Cái biết của mắt. Nhãn căn tiếp xúc với sắc trần hình thành nên.
- Nhĩ thức: Cái biết của tai. Nhĩ căn tiếp xúc với thanh trần hình thành nên.
- Tỷ thức: Cái biết của mũi. Tỷ căn tiếp xúc với hương trần hình thành nên.
- Thiệt thức: Cái biết của lưỡi. Thiệt căn tiếp xúc với vị trần hình thành nên.
- Thân Thức: Cái biết của thân. Thân căn giao tiếp với xúc trần hình thành nên.
- Ý thức: Cái biết của ý. Ý căn nhận thức được các pháp hình thành nên.
Trên hành trình đi vào vô định, con người thật sự vong thân, mong manh; được vay mượn bởi năm uẩn hiện hành, là một chuỗi hiện tượng tương quan tương duyên hoạt động đến vô cùng, đến khi hết duyên, tổ hợp này tách rời, tan rã thì cũng chỉ là giả hợp, vô ngã, không có cái ta ảo tưởng, một nhân cách độc lập thật thể.
III. NGHIỆP: Là nguyên nhân dẫn đến một kết quả tuần hoàn chãy suốt dòng luôn hồi:
- Nghiệp được hình thành bởi một hành vi, hay một hành động, thông qua tư cách xử sự của Tam nghiệp (còn gọi là tam độc): Thân (thân thể), khẩu (miệng), ý (suy nghĩ).
- Nghiệp, là một năng lực tiềm tàng, được lưu lại, đến khi thuận duyên, được nẫy mầm, tạo nên một kết quả khác cho mai sau.
- Nghiệp có tốt, có xấu; có thiện, có ác; nghiệp có đồng nghiệp, biệt nghiệp:
- Đồng nghiệp: Chung cùng một chủng loại, một hoàn cảnh. Do nghiệp chiêu cảm, mà có chung một cuộc sống cộng đồng, cùng một hoàn cảnh.
- Biệt nghiệp: Là khác loại, nghiệp riêng biệt khác nhau. Có một cuộc sống đồng sàng, nhưng dị mộng. Cùng có chung một đời sống cộng đồng, nhưng mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau.
- Vị kỷ vô minh, mù mờ, lệch lạc, thiếu nhận thức đúng đắn, không nhìn thấy được hết sự lợi lạc tích cực thiết thực vì cộng đồng; chỉ vì dục vọng tồn tại tư lợi, hay quyền lực cá biệt, để cho tham, sân, si mê muội, tạo nên hành vi dẫn đến nghiệp ác.
• Thiện nghiệp: Tỉnh tại sáng suốt, nhận định, phân tích đúng sai, phát nguyện tinh tấn dấn thân, vì lòng từ bi: giải khổ, đem vui, vì nhiêu ích thiết thực tha nhân.
Nghiệp đoanh vây bao quanh cuộc sống, dẫn dắt con người tái sinh. Được hưởng nhờ bởi tài sản của nghiệp, một cuộc đời hay một hoàn cảnh sống nhất định được tái lập, đây là sự tái hiện của nghiệp.
Dưới sự tác động của nghiệp, hình thành nên quả = Nhân quả.
IV. NHÂN QUẢ: Nhân, duyên và quả:
Là một luật tắc tất yếu được hình thành bởi nhân sinh và vũ trụ quan, qua mối tương quan duyên khởi.
Quả hay nghiệp, được hình thành bởi nhân (chủng tử, năng sinh), một khởi đầu hành nghiệp, và được xúc tác bởi duyên để cấu thành quả (sở sinh) báo ứng tái hiện trong cuộc vay trả luân hồi.
Pháp nào có khả năng làm phát sinh ra quả, thì được gọi là nhân. Những tác động môi sinh, những hiện tượng chung quanh, nhiều yếu tố góp sức, tổ hợp hình thành, gọi là duyên. Và nhân cũng là duyên để tạo nên sự sinh tồn, gọi là quả.
a. NHÂN, có lục nhân:
- Năng tác nhân: Nhân là năng tác, quả là sở tác. Là tác nhân tạo nên năng lực phát sinh.
- Hữu lực năng tác nhân: Là tác nhân tích cực làm cho phát sinh.
- Vô lực năng tác nhân: Là một tác nhân tiêu cực, nhưng không chướng ngại, làm cho tăng trưởng.
2. Câu hữu nhân: Nhân khác thời gian, nhưng quả được phát sinh cùng không gian .
- Hỗ vi quả câu ữu nhân: Nhân hỗ tương với quả để tác thành.
- Đồng nhất quả câu hữu nhân: Nhân đồng nhất với quả để hình thành.
3. Đồng loại nhân: Các pháp tương tự như nhau, được tạo tác bởi quá khứ để được liên tục hình thành hiện tại. Thiện sinh thiện, ác sinh ác…
4. Tương ưng nhân: Nhân nương vào quả, quả nương vào nhân để hòa hợp tồn tại.
5. Biến hành nhân: Có khả năng thay đổi, biến động.
6. Dị thục nhân: Nhân quả khác loại, nhưng thuần thục đồng tôn tại.
b. DUYÊN, có tứ duyên:
- Nhân duyên: Nguyên nhân nội tại trực tiếp sản sinh trong trật tự. Nhân cũng là duyên.
- Đẳng vô gián duyên: Do một sát na tâm lý khởi niệm từ quá khứ để tương tục sinh ra trong thời hiện tại.
• Đẳng: Một ý nghĩ, niệm tưởng vừa diệt đi, ý nghĩ sau như nhau lại tiếp tục phát sinh.
• Vô gián: Những ý niệm phát sinh liên tục, không rời cách.
3. Sở duyên duyên: Nơi ý thức y cứ, liên tục duyên duyên phát sinh.
4. Tăng thượng duyên: Những dữ kiện từ bên ngoài, y cứ tương trợ nhau làm phát sinh:
- Thuận tăng thượng duyên: Trợ giúp thêm thuận lợi để phát triển.
- Nghịch tăng thượng duyên: Giúp thêm ngang trái dẫn đến sụp đổ, thất bại hoàn toàn.
c. QUẢ, có ngũ quả::
– Quả hữu vi: Có sanh, có diệt, có biến dị; do nhân duyên phối hợp mà thành.
– Quả vô vi: Do thánh giả, thiện tri thức chứng ngộ, thường hằng.
- Dị thục quả: Nhân khác quả, nhưng tương tác phát sinh
- Đẳng lưu quả: Nhân đồng loại sinh ra quả cùng loại, giống nhau.
- Sỹ dụng quả: Do tác dụng của nhân mà hình thành nên quả:
-
- Nhân sĩ dụng: Do tri giác thông qua công nghệ tạo thành.
- Pháp sĩ dụng: Do pháp vô tình (không phải con người) tác động lên mà hình thành, như nắng làm hạn hán, mưa làm ngập lụt v.v…
4. Tăng thượng quả: Là kết quả tốt xấu được tác động bởi nhân và duyên làm tăng trưởng.
5. Ly hệ quả: Là quả vô vi. Nhờ năng lực trí tuệ, được cách mạng, khai phóng, vượt thoát lên trên sự ràng buộc của vô minh phiền não, đem đến tự do bình đẳng. Không phát sinh từ nhân duyên.
Nhân quả là một nguyên lý, một quy luật tất yếu, được phản ảnh chung nhất, bởi một biệt nghiệp hay cộng nghiệp, cá nhân hay tập thể tạo nên dưới một điều kiện giai đoạn nhất định. Một kết quả tốt, vị tha hướng đến tha nhân, luôn luôn đem lại sự thanh bình, bình đẳng, tự do, hạnh phúc thật sự cho cá nhân hay cộng đồng. Một suy nghĩ, một hành động cố ý, một ý đồ tàn hoại, sẽ mang đến đến một hậu quả tự sát bi thảm.
Thời gian báo ứng nhân quả:
- Ngay trong lúc tạo nhân. Đương kiếp nhân quả
- Được thể hiện bởi cái nhân từ trước. Tiền kiếp nhân quả
- Báo ứng vào mai sau. Hậu kiếp nhân quả
V. VÔ THƯỜNG:
Đây là một nguyên lý chứng nghiệm như thật. Mọi dòng chảy của hiện tượng từ tâm đến vật lý, được hình thành trên cơ sở lệ thuộc, không độc lập; tất cả đều không chắc chắn, luôn luôn luân chuyển thay đổi một cách hiển nhiên, chuyển biến liên tục, từ trạng thái này, sang trạng thái khác; sinh ra, tồi tại trong một khoảnh khắt thời gian nhất định, rồi mất hẳn; không thường còn:
– “Vạn vật, nếu có một khởi đầu, thì cũng phải có một chung kết”
– “Hoại diệt là bản chất của chư hành”
Đức Phật đã dạy:
“Ác ngiệp do chính mình tạo ra, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch… Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ta thanh tịnh được”.
Tha nhân hay siêu nhiên ngoại giới không có năng lực chi phối lên nhân chủ nhân sinh. Với đạo đức nhân bản: Phải tự khai phóng chính mình, tự mình vươn lên để làm một cuộc cách mạng đổi mới chính mình, xây dựng hoàn chỉnh uế độ thành tịnh độ tự tâm, phải tự mình làm trong sạch tam nghiệp, ngộ nhập tri kiến, để được thanh tịnh và giải thoát.
Trong thế giới hữu hạn, không có cái gì, kể cả tâm lẫn vật, được tồn tại bất biến. Ngã (cái ta) được hình thành bởi năm uẩn, nhưng ngũ uẩn giai không, sinh diệt vô cùng. Ngũ uẩn được hình thành bởi duyên sinh, phụ thuộc vào tha lực để tạo nên cái tự ngã, như vậy ngã không có thực thể. Chúng ta có tồn tại hay mất đi, thì thế giới này vẫn cứ vận hành theo định luật như thật. Không ai có thể ngông cuồng, vô minh, phóng tưởng tự phong cho mình cái quyền lực bá chủ, có khả năng làm thay đổi chuyển hóa vận mệnh, áp đặt thế giới này tuân phục dưới một chủ thuyết đạo đoạn.
Một con người hoặc cả thế giới này được tồn tại hay mất đi, là do nghiệp lực của biệt nghiệp hay cộng nghiệp. Một cá nhân hay một tập thể tùy thuộc vào nghiệp thiện hay nghiệp ác đang tạo, sẽ được tái hiện bằng quy luật nhân quả, cá nhân hay tập thể đó sẽ được hưởng nhờ vào cái hậu quả đã tạo nhân.
Ngã được vô tâm nuôi dưỡng bởi tham lam ích kỷ, tự ái, thỏa mãn tham vọng, cố ý xem thường, dẫm đạp nhân tâm, cũng cố xây đắp trên cát lên đỉnh cao bao nhiên, thì đau khổ cũng được phát triển lớn dần lên theo cấp số nhân.
Quy luật vô thường tác động lên thời gian, gậm nhấm, bào mòn dần vũ lực, đến lúc đủ duyên lão hóa suy sụp thì hoang mang, dù chấp nhận hay không chấp nhận, tự thân vẫn cứ sụp đổ hoàn toàn.
Với tâm lượng từ bi vị tha chan hòa cuộc sống, vì hạnh phúc cá nhân và cộng đồng, ứng dụng tinh thần vô ngã tích cực, mạnh dạn dẹp cái tội vị kỷ, giác ngộ như thật, vị tha góp phần làm đẹp, xoa dịu phần nào cuộc đời vốn dĩ đã đa mang quá nhiều đau khổ ./-