LÃNH ĐẠO GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

LÃNH ĐẠO GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một tổ chức giáo dục – Ứng dụng giáo lý Phật Đà để hướng thiện cuộc sống.

Người Huynh trưởng (Htr) GĐPT là một cán sự giáo dục về mặt đạo đức tâm linh Phật giáo, phải hội đủ kiến thức Phật pháp – phải thực sự ngộ nhập tri kiến Phật.

Trong tổ chức GĐPT hiện nay, còn có H.Tr mù mờ về Phật pháp, thiếu lý tưởng son sắc, chưa thể hiện trọn vẹn phẩm cách Thân – Khẩu – Ý giáo, thì làm gì vững vàng được trên bục giảng.

Nguyên nhân trở thành thứ phẩm này, là do quá trình đào tạo vội vàng – gượng ép – chưa sâu, chương trình huấn luyện cắt xén, giảng viên hướng dẫn không chuyên – chưa đủ sức truyền trao – lột toát hết tinh túy thâm diệu.

Khao khát – ước vọng trở thành một Htr, nhưng trong tu học thì vượt bậc – vượt trại, tham dự các khóa học nữa vời – cầm chừng – lấy có. Thiếu thực tập – không huân tu – chưa liễu ngộ, thì làm gì có một Htr giỏi, đủ khả năng thăng tiến bản thân, đủ tài năng hướng thiện cuộc sống đàn em, đủ bản lĩnh lèo lái con thuyền GĐPT địa phương.

Ở một tổ chức giáo dục – hướng thiện đạo đức tâm linh, có quá trình lịch sử lâu dài, có một qui mô rộng lớn, thế mà còn có Htr bốc đồng – cá tính, làm việc tự phát – không có kế hoạch – vô tổ chức. Tự ái – nóng nãy – hàm hồ – lớn lối – kẻ cả xem thường đàn em – cấp dưới. Không lân tài – mẫn đức, tâm lượng hẹp hòi – ti tiện – trù dập, lo sợ tuổi trẻ – cấp dưới vượt trội hơn mình. Điều này đã bộc lộ rất rõ nét ở cá tính khó tu sửa được của anh Phan Đình Thăng tại BHD Trung ương GĐPTVN, nghe đâu còn có phản ảnh cả người em của anh, là anh Phan Đình Toàn tại Ban Hướng Dẫn GĐPT Bình Thuận và một số ở các BHD khác

Còn lãnh đạo thì sao ?!
Ở tổ chức GĐPT chưa có trường chuyên đào tạo cán bộ. Lãnh đạo các cấp GĐPTVN, hầu hết đều dựa trên cơ sở sống lâu lên lão làng, hễ có cấp cao là được đảm trách chức vụ cao, không cần thiết là phải có đạo đức – bản lĩnh – tài năng – chuyên môn để cơ cấu phù hợp. Đa số tuổi đời đã cao, mà tuổi đã cao thì ảnh hưởng đến sức khỏe, khi sức khỏe đã mòn yếu thì trí tuệ giảm thiểu, nhạy bén – năng động không còn, là sức ì trì kéo, chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển tổ chức rất nhiều.

Cái tệ hại nặng nề nhứt hiện nay, trao cấp, là trao trách nhiệm. Cấp gắn liền với sứ mệnh mà anh phải sẵn sàng hi hiến phục vụ, không nề hà – nãn mỗi – trốn tránh – đùn đẫy trách nhiệm, không dám đương đầu – đối mặt với thực tại cam go. Thế mà cấp cứ thoải mái được trao, đủ tuổi – đủ năm là được nể vì dễ dãi xét trao, không cần thiết là phải có phẩm chất – đạo đức – trình độ – khả năng cống hiến lâu dài. Nếu cơ chế mà như vậy, thì làm gì còn có một lãnh đạo giỏi – một lãnh đạo tài ba

Công đức xây dựng tổ chức có được hôm nay, của các anh các chị cả rất to lớn. Nhưng tương lai của tổ chức đâu phải chỉ nằm ì trong tay những lão làng cằn cỗi, Tổ chức phải được phát triển – thăng tiến – làm mới liên tục, ngoài sức trẻ đủ năng lực, dám nói dám làm, mới hội đủ bản lĩnh, có cơ duyên phát huy – chuyển hóa làm nên lịch sử ./-




Ký Ức Mùa Xuân

KÍ ỨC MÙA XUÂN

Người ta cứ ngỡ rằng, khi mua Xuân đến, rồi mùa Xuân lại đi, thì muôn hoa sẽ tàn tạ. Cũng như, khi mà Phật pháp đã bị suy đồi, thì nhân dáng của các bậc Cao Tăng, các hàng thiện sĩ tri thức sẽ bặt dạng, để lại cho đời, chỉ còn là những bóng đen thui thủi, phó mặc cho ma quái hiện hình, dọa dẫm – khoáy phá, làm rối tung thế sự, dân tộc đi dần vào đêm tối kinh hoàng, gieo rắc âu lo cho toàn nhân loại.
Nhưng!

“Đêm qua sân trước một nhành mai”
– Mãn Giác –

Người ta có ngờ đâu, rãi rác đó đây, trên dãy Thiên Hà vô tận, còn có những ánh sao bừng sáng – lóe lên, đang thắp lại muôn ngàn vì sao, làm lan tỏa cả bầu trời trong xanh ngát. Đây đó còn có các bậc uy đức, các thức giả thiện sĩ, mà từ lâu đã ẩn nhẩn, dùi mài í chí, hun đúc khí thiêng. Vào một ngày nắng Xuân rạng ngời, tất cả bừng nở huy hoàng.

Sau những đêm dài tăm tối, dân tộc đã vô tình buông trôi, cuộn mình ngủ say trên gối mộng triền miên, bổng chốc được đánh thức, chợt thấy ra rằng, thân phận đã bị nhuốm đen tanh tưởi, bởi từ lâu đã nỡ đành vùi đầu say ngủ, thả rong một đời kí sinh nô lệ nhục nhằn.

“Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
“Đêm qua sân trước một nhành mai”
– Mãn Giác –

Dù mùa Xuân có bị chi phối, bởi qui luật vô thường Sinh – Trụ – Dị – Diệt, tàn phai theo năm tháng, thì nhành Mai Gia Đình Phật Tử Việt Nam vẫn cứ mãi mãi tồn tại, vẫn cứ hiện hữu thực thể giữa lòng đời phong ba, đang làm cái nhiệm vụ thiêng liêng, là chăm bón, sửi ấm lại những thân cành mòn rã tàn tạ. Kì vọng mai này, sức sống lại đâm chồi nẩy lộc, kết nụ nở hoa. Hàng ngàn – hàng triệu – hàng tỉ cánh “Mai Lam” lại rạn rỡ phơi phới dưới nắng Xuân êm ả, khoe hương khoe sắc, tô đẹp cuộc đời.

“Giữa lò đời rực lửa
“Sen Trắng nở thắm tươi”
– Ngộ Ẩn –

Hỡi những cánh sen trong cuộc phong ba ! Đã vững vàng chưa sau những lần được trui rèn trong thử thách, giữa lò đời khắc nghiệt ? Cay đắng cũng đã nếm trãi nhiều rồi, khổ đau dẫy đầy. Nhưng có bao giờ làm lay chuyển được sức kham nhẫn. Bởi vì tinh thần vô úy Bi – Trí – Dũng đã được đào luyện – hun đúc – trưởng dưỡng – chăm chút tận tình từ các bậc Sư Trưởng tuệ giác khả kính, từ các Thánh giả thiện sĩ trưởng bối đi trước truyền thừa.

Gần 1 thế kỷ nổi trôi cùng vận nước, Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã đủ sức định hướng, lèo lái con “Thuyền Lam” vượt qua đầu sóng ngọn gió, vững vàng đưa tuổi trẻ Việt Nam cặp bến bình yên ./-




Văn Hóa Việt !









PHẬT THÀNH ĐẠO

PHẬT THÀNH ĐẠO

“Sao Mai rực rở góc trời
“Tử sinh đã dứt, não đời trôi tan
“Mười phương thế giới hân hoan
“Mừng đấng giác ngộ vén màn vô minh”

Cách đây hơn 25 thế kỷ, ở tại Bồ-đề Đạo Tràng (Ấn Độ), thái tử Tất-đạt-đa sau 6 năm tu khổ hạnh và 49 ngày đêm ngồi tham thiền nhập định dưới cội Bồ-đề để thể nhập chân lý, chứng đắc quả vị tối thượng trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Đánh dấu sự ra đời của đạo Phật, một tôn giáo vì Hòa Bình và Hạnh Phúc của nhân loại, chúng sanh.

Nhờ có ngày Phật Thành Đạo, hàng hậu học chúng ta mới có một con đường để bước đi, mới có được những lời dạy để thương yêu, hy sinh, phụng sự và hướng về nơi an tĩnh của tâm hồn. Chúng ta mới có được một mục đích để sống, một cứu cánh cao siêu thanh thoát ở phía cuối con đường.

Nhờ có ngày Phật Thành Đạo, ta mới có một đấng Giáo Chủ siêu tuyệt để tôn thờ, để tự thấy mình còn quá nhỏ bé dưới chân Người. Nhờ có ngày Thành Đạo, trần gian tội lỗi bỗng bớt tội lỗi, khổ đau bỗng bớt khổ đau. Nhờ có ngày Thành Đạo, nhân loại còn được hy vọng về một tương lai hòa bình, trong đó con người sống thương yêu hòa ái, bảo vệ môi trường, xây đắp hành tinh thành một cõi Tịnh Độ đẹp ngời. Nhờ có ngày Thành Đạo, chúng ta đã có được một Đức Phật, một Đạo Phật, một mái nhà thênh thang để che chở và nâng bước ta đi./-




KÊ LẶC











Huynh Trưởng Phật Tử Vững Vàng Mà Gánh Lên

Huynh Trưởng Phật Tử
Vững Vàng Mà Gánh Lên

Buông! Là thả xuống tất cả, không còn vướng bận trần ai. Trần ai là nỗi đời vô vàn rối rắm, làm điên đảo kiếp nhân sinh. Nếu tỉnh thức ra, thì mọi sự đều không – tĩnh lặng – tự tại.

Buông được thì dễ rồi, nhưng gánh lên thì đây là điều đáng phải nói. Gánh lên, mà phải thật vững vàng trên chính đôi chân của mình, nhập thế vào đời, lập hạnh tha hóa. Gát mình qua một bên, vì chúng sinh mà thị hiện.

Huynh trưởng Phật tử, từ tục đế mà đi lên, phát nguyện đại bị, hùng lực gánh vát gian nan vào đời. Không từ chối cuộc đời để thành toàn đạo nghiệp giáo dục, chọn con người làm đối tượng, nhằm mục đích chuyển hóa tuổi trẻ thẩm thấu Phật chất, xậy dựng tịnh độ thực tại nhân gian ./-




Video: HUYNH TRƯỞNG GĐPT THỰC TẬP TINH THẦN DUY MA CẬT




HUYNH TRƯỞNG GĐPT THỰC TẬP TINH THẦN DUY MA CẬT

HUYNH TRƯỞNG GĐPT

THỰC TẬP TINH THẦN DUY MA CẬT

Kinh Duy Ma Cật diễn tả khung cảnh trưởng giả Duy Ma Cật thị hiện thân lâm trọng bệnh, nhằm mục đích diễn bày tính không – bát nhã.

Đức Phật cử 10 đại đệ tử đến thăm bệnh Duy Ma Cật, nhưng đều thoái thác, không đủ khả năng thăm bệnh ông Duy Ma Cật.

Đức Phật phó thác Văn Thù Sư Lợi.
Đến bên giường bệnh, Văn Thù thăm hỏi Duy Ma Cật: “Cư sĩ ! bệnh của ông có kham nỗi không ? Ðiều trị có bớt không ? Bệnh không tăng chứ ? Thế tôn ân cần hỏi thăm ông. Bệnh cư sĩ nhân đâu mà sanh ? đã bao lâu rồi ? đến bao lâu thì hết bệnh ?”

Duy Ma Cật trả lời: “Bệnh tôi từ si – ái mà sanh. Tôi bệnh vì chúng sanh bệnh. Khi nào chúng sanh hết bệnh thì tôi lành bệnh. Ví như ông trưởng giả có một người con, nếu người con bị bệnh thì cha mẹ cũng bệnh theo, con lành bệnh thì cha mẹ cũng hết bệnh. Bồ tát cũng vậy, thương tất cả chúng sanh như con một, nên chúng sanh bệnh thì bồ tát bệnh, chúng sanh hết bệnh thì bồ tát lành bệnh. Bồ tát bệnh là do lòng đại bi”.

Qua lý luận trên: Vì đại nguyện đại bi, Duy Ma Cật thị hiện bệnh hạnh, chỉ rõ chân lý vô thường. Do si mê – ngã ái mà nên nghiệp lực luân hồi. Sinh – lão – bệnh – tử chi phối lên thể vóc bất tịnh, đau khổ kéo dài kiếp nhân sinh.

“Si” là si mê – vô minh, không sáng suốt nhận chân được chân lý, phán đoán đúng đắn hay dở, tốt xấu, lợi hại… Vô minh che lấp tâm trí, không thấy được bợn nhơ gậm nhấm bên trong con người, làm cho thói hư tật xấu tăng dần, đưa nhân sinh vào vũng lầy tội lỗi.

Ái, là ái dục, là ham muốn, làm cho con người dong ruổi mãi mê đuổi bắt, không điểm dừng nghỉ, như mặt hồ gợn sóng lăn tăn cứ đi tới mãi, không bao giờ phẳng lặng.

Ái là nguyên nhân sanh khổ. Trong cuộc sống hằng ngày, Ái Dục đóng vai trò quan trọng. Từ cuộc sống quan hệ vợ chồng, liên quan đến tài sản vật chất – công danh – sự nghiệp, và biết bao thứ khác trong cuộc sống, đều có sự dẫn đạo của ái.

Ái Dục hay Khát Ái, đem lại hy vọng tha thiết đẹp đẽ – hạnh phúc. Hy vọng là khao khát về tương lai, trong định nghĩa chừng mực nào đó, niềm hy vọng của mỗi người vẫn nằm trong phạm vi của Ái.

Ái Dục không những dẫn con người đi tới, mà Ái Dục còn đẩy đời sống này sang đời khác trong cuộc trầm luân. Ái Dục không đơn giản ưa thích những gì thuộc về ngoại giới, như sắc đẹp – tiếng hay – mùi thơm – mặn ngọt và xúc lạc, mà Ái còn là chỗ nương tựa cho mỗi người trong cuộc đời. Là khối êm ái, như đôi tay trìu mến của người mẹ hiền, vỗ về người con ngủ vùi trong đó. Và Ái Dục còn hơn thế nữa, luôn luôn bao trùm lên mỗi bước chân, mỗi lời nói, mỗi hơi thở cuộc đời

Tư tưởng bất nhị bàn bạc suốt bộ kinh Duy Ma Cật:
“Nhãn và sắc là hai, nhưng nếu biết nhãn đối với sắc không tham – sân – si thì đó là tịch diệt… Cho đến ý với pháp là hai, nhưng ý đối với pháp không tham – sân – si thì đó là tịch diệt. Sống trong ấy là nhập vào pháp môn Bất nhị”.

Nền tảng Kinh Duy Ma Cật triển khai nhận thức thực tại trên căn bản nguyên lý bất nhị, hướng dẫn nhận thức khởi đi từ thực tại sai biệt, khám phá bản thể chân thật ngay trong thực tại sai biệt, để nhận thức được thực tại chân thật.

Duy Ma Cật nói với các Bồ tát: “Này nhơn giả, Bồ tát làm sao nhập pháp môn bất nhị ?”.

32 vị Bồ tát lần lượt trình bày, nhưng Duy Ma Cật không hài lòng.
Cuối cùng Văn Thù Sư Lợi đáp: “Theo ý tôi, tất cả vô ngôn vô thuyết, vô thị vô thức, lìa nơi vấn đáp. Ấy là nhập pháp môn vô nhị”.

Thấy Duy Ma Cật im lặng, Văn Thù Sư Lợi hỏi: “Chúng tôi mỗi người đã tự nói xong. Nay đến lượt Nhơn giả: “Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ tát ?”

Duy Ma Cật im lặng hoàn toàn !
Văn Thù tán thán: “Lành thay ! Lành thay ! Cho đến chẳng có văn tự – lời nói mới là chơn nhập pháp môn bất nhị”.

Sự hội ngộ giữa Văn Thù và Duy Ma Cật, là cuộc gặp gỡ giữa đỉnh cao của thanh tịnh và trí tuệ, làm đảo lộn cái thấy đoạn kiến, làm rơi rụng vô minh. Từ tri thức khái niệm mù mịt sanh diệt đạo đoạn, thấy được cái không hiểu được, tịch diệt vắng lặng, khó diễn tả bằng ngôn ngữ, đó là bất khả tư nghì. Đem vật lý tòa sư tử vô ngại đặt đúng nguyên vị “Ưng vô sở trụ” bình đẳng.
Duy Ma Cật là một cư sĩ, một thương gia giàu có, ở thành Tỳ Xá Ly, có biện tài, giỏi tranh luận. Ông có đời sống tục đế, đại biểu cho giới cư sĩ, hiện thân cho tinh thần Ðại Thừa, khước từ đời sống tu viện hạn hẹp. Ông nhấn mạnh tinh thần nhập thế, dấn thân hòa mình vào lòng xã hội.

“Không phải ngồi là ngồi thiền. Ngồi thiền là không hiện ra trong ba cõi. Là hiển bày chính mình trong tánh tự nhiên, thân và tâm đều không còn. Là tu hành Phật đạo trong những phật sự thường nhật giữa thế gian. Ðó gọi là ngồi thiền”.

Hình tượng Duy Ma Cật khẳn định, người cư sĩ tại gia, sống giữa tục đế không kém phần quan trọng. Trên hành trình truyền bá Phật pháp, thiếu vắng cư sĩ trong tứ chúng đồng tu, thì khó chuyển hóa uế độ, hình thành Phật quốc.
Người Huynh trưởng cư sĩ Phật tử, là người sinh ra từ lòng đời, tồn tại giữa xã hội, hòa nhập cộng đồng, góp phần chuyển hóa tuổi trẻ.

“Vì hết thảy chúng sinh bệnh mà tôi bệnh. Bao giờ hết thảy chúng sinh đạt đến chỗ không bệnh, bệnh tôi sẽ hết”.

Huynh trưởng phát nguyện nhập thế, còn có một Thanh – Thiếu – Nhi tha hóa, thì còn có Huynh trưởng thị hiện vào đời, chia sẻ những khổ đau người đời, lấy cái khổ của tha nhân làm nỗi đau của chính mình để độ tận.

GĐPT là một tổ chức giáo dục. Nói đến giáo dục, phải định nghĩa đến chủ thể của nó, đó là người làm công tác giáo dục. Trong tổ chức GĐPT, người Huynh trưởng là người đang làm công tác giáo dục. Muốn hướng thiện tha nhân, đòi hỏi mỗi nhơn giả phải nỗ lực tu học, thực tập tinh thần siêu việt Duy Ma Cật, đủ sức truyền tải nguồn năng lượng Phật chất vào tận mọi ngõ lòng thâm sâu tuổi trẻ, thắp sáng niềm tin, hun đúc ý chí, tỏa sáng tâm linh, nâng cao phẩm giá, tạo nên sức sống diệu kỳ, thành tựu bản nguyện.

Người Huynh trưởng, là một chiến sĩ trên mặt trận tâm linh, một kỹ sư tâm hồn, một nhà mô phạm với đầy đủ thân – khẩu – ý giáo, là tấm gương sáng cho đàn em noi theo. Bởi vì các em là mặt sau của chúng ta, nét vẽ ban đầu trên tờ giấy trinh nguyên được thẳng tắp, thì cuộc đời các em trong sáng phong quang, nếu ngược lại thì hậu quả bi đát đến vô cùng.

Người xưa đã dạy: “Làm giáo dục mà lầm thì hủy hoại cả một thế hệ”.

Trên hành trình thực tập Bồ tát hạnh, nối tiếp chí nguyện truyền đăng mà Chư Tôn Đức Cố Vấn – các anh – chị trưởng bối đi trước truyền trao. Ý thức sứ mệnh thiêng liêng, phát đại nguyện dấn thân, vững bước nhập thế đem đạo vào đời, góp phần tích cực hướng dẫn tuổi trẻ, phát khởi tín tâm, hướng tới thiện hóa cuộc sống. Từ tục đế, Huynh trưởng tu học tư tưởng Duy Ma Cật. Bằng trí tuệ siêu việt, bằng nghị lực tự thân, vân dụng bất tư nghì giải thoát, đạt đến bồ đề tâm bất thối, nhập thế chuyển hóa xã hội, kiến lập trường tồn GĐPTVN – tịnh độ Phật quốc ngay tại uế độ ta bà này ./-




Video: HUYNH TRƯỞNG GĐPT HƯỚNG ĐẾN MỘT GIÁ TRỊ NHÂN VĂN ĐÍCH THỰC




HUYNH TRƯỞNG GĐPT HƯỚNG ĐẾN MỘT GIÁ TRỊ NHÂN VĂN ĐÍCH THỰC

HUYNH TRƯỞNG GĐPT
HƯỚNG ĐẾN MỘT GIÁ TRỊ NHÂN VĂN ĐÍCH THỰC

Con đường mà chúng ta đang đi – hướng đến hành trình giá trị nhân văn. Đây là một nền văn hóa hiện thực, thể hiện bản sắc toàn vĩnh cho nền văn hóa toàn cầu.

Trong truyền thống văn hóa Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPTVN), đã kết tinh – hội đủ các nền văn hóa nhân loại từ cổ – kim. Nhưng bản sắc không dễ hòa tan biến thái, mà càng tôn vinh – phong phú thêm trong quá trình hội nhập.

GĐPTVN tự tin, hòa nhập dòng cam lồ mát rượi của mình vào dòng chảy vô cùng của toàn nhân loại. Tạo nên một nguồn sống phật chất tươi mát, xoa dịu biết bao nỗi thương đau, làm nhứt nhối cuộc đời.

Văn hóa ưu việt của GĐPTVN, hướng đến hành động hiện thực, được kết tinh – hệ thống bằng châm ngôn Bi – Trí – Dũng, trọng nhân bản, con người là hoa của đất, là trung tâm cứu cánh, có khả năng đạt đến tuệ giác – giác ngộ – giải thoát hoàn toàn.

Ứng dụng Nhân Quả biện chứng vào đời thường, giải quyết vẹn thỏa mọi khúc mắc, trong đời sống dân sinh, chuyển hóa xã hội đến dần với trật tự yên bình, xua tan bất công – áp bức, tháo gở xích xiềng, đem lại tự do vĩnh toàn cho nhân loại.

Chủ nghĩa Lục Hòa, đã mạnh dạn mở ra một hướng sống bao dung – hòa hợp, giữa cộng đồng – giữa người với người, xóa bỏ ranh giới cục bộ nhân – ngã, làm chuyển hóa tha nhân, từ vô minh, thanh thản bước ra ánh sáng nhiềm mầu.

Tinh thần Bát Chánh Đạo, đã đưa mỗi nhân giả, biết trở về nương tựa với chính mình. Là một công án, tạo nên những khoảnh khắc tĩnh lặng – yên bình, để rồi một mai tỏa hương, thấm đẫm nguồn pháp lạc vô biên, làm bừng nở biết bao tinh hoa, trao lại cho đời những hiền tài, đóng góp nhiệt huyết tích cực trong công cuộc vệ đạo – dựng nước và cứu quốc.

Pháp môn Văn – Tư – Tu, đã là bến bờ, là nơi nương tưa, cho mỗi hành giả quán chiếu – thực tập. Từ đó thị hiện nghìn mắt nghìn tay, trải rộng tâm từ thế độ quần sinh. Từ nơi chốn bùn nhơ tanh tưởi, chuyển hóa vươn lên trên tục lụy muộn phiền, kết nên đài sen trắng muốt, tỏa hương lan xa, làm thơm đẹp thanh sạch cuộc đời.

Đối mặt – trải nghiệm – kinh qua trước thực tai cam go, nhiều thử thách khắc nghiệt. Người Huynh trưởng (H.Tr), đã hình thành một nhân văn kỳ vĩ. Với tấm lòng nhân ái vị tha bao la bát ngát, đã đưa người H.Tr sẵn sàng gánh vác gian nan, vững vàng trên chính đôi chân, vững chãi vượt qua cam go thử thách để thành toàn sứ mệnh.

Từ trong tục đế vươn lên, H.Tr đã miệt mài tìm kiếm, nổ lực thực tập tu học, thấu triệt vô biên thánh đế. Nhằm mục đích kiến giải cho tự thân, mà còn có trách nhiệm nặng nề, là truyền tải tín hiệu, đáp ứng thỏa đáng mọi mong chờ của đàn em – các nhu cầu về mặt tri thức, tháo gỡ những bức súc thực tại của xã hội.

Lịch sử GĐPTVN đã cho thấy, nhiều đơn vị GĐPT nếm trải phong ba, tắm lửa mưa dầu, đã được những bàn tay H.Tr, lãnh đạo tài năng, vô úy – tĩnh tại lèo lái con thuyền, vượt qua sóng gió gian nan, cặp bến một cách bình yên diệu kỳ. Đã làm nên một kỳ tích đáng trân trọng, nét son kỳ vĩ này, đã tạo nên một dấu ấn vàng son cho lịch sử GĐPTVN, là tấm gương sáng ngời cho thế hệ muôn sau khắc ghi noi dấu.

Tại hội thảo Huynh trưởng GĐPTVN, hội tụ biết bao tinh hoa, là lực lương hậu duệ của đạo pháp, là rường cột của tổ chức. Tổ chức đã hãnh diện, thi thiết tin tưởng, trao gửi – ủy thác, đặt hết kỳ vọng lên đôi vai vững chãi – trí tuệ – quả cảm – tài năng của thế hệ hôm nay, nối tiếp gánh vác sứ mệnh lịch sử tiền nhân. Sau hơn 12 giờ ròng rã tham luận, đã khuyến tấn – đánh thức – khơi mở tri kiến. Mọi cặp mắt như rạng rỡ ánh lên kỳ vọng – thao thức, minh chứng cho một hùng tâm dũng tiến trên đường đạo, mạnh dạn sấn bước dấn thân vào hành trình hành hoạt, ắp đầy tương lai sán lạn, góp phần kế thừa, kiến tạo kỳ công, tòa lâu đài lam ngày thêm quang huy rạn rỡ ./-




Video: Đức Phật Vào Đời




Video: Cái Tôi Không Thực Thể




Video: Đời Sống Thánh Giả




Video: Bùng Vỡ Tâm Thức




Video: Bồ Tát Không Đến Để Phá Hủy Những Gì Thế Gian Đang Có




Video: Bất Tư Nghì Giải Thoát




Cô Lái Đò Đưa Khách Qua Sông






Áo Mới Giữa Ngàn Hoa

Áo Mới giữa ngàn hoa

Trọn đời một kiếp con tằm
Thắt ruột nhả tơ
trao lại cho đời những tấm lụa vàng óng ả
Em áo mới xum xoe nắng hạ
Ánh lên hương săc trăm hoa
Bướm vờn quanh vũ khúc thiền ca
Làm ấm lại dòng đời bao tẻ lạnh
Sông nước yên bình ngàn xanh yên tỉnh
Một trời mơ êm ả miên man
Dấu yêu ơi mai này rời xa
Vào nơi xứ lạ
Cờ hoa đón mỗi bước chân di
Ngập ngừng muôn ngã
Dấu xưa xa tít nghìn trùng
Cảo thơm lần giở
Lật lại từng trang ấm lạnh đầy vơi !…
Khóe mắt rưng rưng một thời dong rũi
Gió thoảng qua nắng cũng nhạt nhòa …




Huynh Trưởng Bậc Lực

HUYNH TRƯỞNG BẬC LỰC

Trên hành trình cầu đạo, Thiện Tài Đồng Tử diện kiến 52 thiện tri đại sĩ. Khởi hành qua dòng pháp giới, chuyển biến tâm thức, từ sơ phát tâm đến diệu tâm viên mãn. Trong vô cùng sâu thẳm, chỗ bắt đầu đi qua cũng là chỗ vừa mới đến, an nhiên như Hoa Nghiêm

“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, các pháp là ảo hóa – không thật, các vật thể vi mô hay vĩ mô đều chuyển động không dừng, tâm thức cũng luôn luôn vận động, nhất niệm vô minh khởi lên, nó cứ tiếp nối thành dòng tâm thức vô tận. Không trụ vào đâu để mà sinh tâm, trí tuệ bát nhã soi rọi: Khi mà vô minh, phiền não, vọng chấp bị tiêu diệt, thì chân tâm được hiển bày như ánh trăng vằng vặc thấu suốt thế tục

Nương vào “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Lục Tổ Huệ Năng quán chiếu đến đại ngộ. Huynh trưởng GĐPT thực tập Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, luôn luôn tỉnh giác, an trụ chân tâm, vững vàng ý chí, chuyển hóa tha nhân, tự tin vượt qua gian khó
Kinh Duymacật, cái nôi kiến giải tư tưởng Đại thừa – đưa đạo vào đời, thực tiễn trong đời sống dân sinh – hướng đến giải thoát, nhưng không bị thế tục làm ô nhiễm

Với cái nhìn khách quan, bằng trí tuệ bát nhã, Duymacật soi rọi vào lòng xã hội nguồn văn hóa tri thức vô ngã, đây là tinh hoa siêu việt, vươn lên trên sự nghiệp xiển dương Đại thừa

Tư tưởng Phật giáo trước giai đoạn Đại thừa, hình ảnh người tu sĩ xuất gia, có cuộc sống nghiêm mật, giới luật tịnh hạnh, được xem là đối trọng. Nhưng thành quả của Duymacật, một thương gia giàu có, có gia đình, sinh sống tại thành Vaisali (Tỳ Xá Ly), được giới cư sĩ hướng đến tôn vinh, là một thánh giả thượng sĩ tại gia quán chúng nổi bật, ông là đại biểu lý tưởng cho giới cư sĩ Phật tử tại gia. Tư tưởng Duymacật tạo nên một luồng sinh khí mới mẽ – trẻ trung hóa Phật giáo, được hình thành từ đại chúng, nhập thế – từ tục đế mà phương tiện diệu hữu, đem lợi ích thiết thực tại nhân gian: “Phật pháp tại thế gian – Bất ly thế gian giác” không cần thiết phải từ bỏ thế tục, vẫn thực hiện được chí hướng giải thoát. Qua đó:

“Có thể nói, cả hai giới tu sĩ và cư sĩ đều quan trọng như nhau trong giáo pháp của Đức Phật” – bình đẳng Phật tính

Duy Ma Cật & Lý tưởng người cư sĩ – Daisaku Ikeda – Nguyên Hảo dịch –

Tâm đắc tư tưởng Duymacật, Huynh trưởng PT thực tập – tu học, nhằm mục đích xây dựng hoàn chỉnh bản thân, năng hành Bồ tát đạo, phục vụ sự nghiệp giáo dục GĐPTVN, góp phần kiến tạo xã hội tăng huy Phật quốc – tịnh độ nhân gian

Tịnh độ được kinh Duymacật quán chiếu bằng trí tuệ bát nhã. Mô hình tịnh độ được xây dựng bằng chính đôi tay – khối óc của Bồ tát, hiện thực ngay tại thế gian, chứ không từ một thế giới vô tưởng xa vời

Bát Nhã nói rằng: “Bất cấu bất tịnh”, thế giới Hoa Nghiêm thì nói: “Ưng quán pháp giới tính, nhất thiết duy tâm tạo”. Tư tưởng Duymacật đã trình bày: “Tịnh Phật quốc độ, người có tâm thanh tịnh sẽ thấy đất Phật thanh tịnh”. Tịnh độ có cấu hay được tịnh đều do tâm biến hiện

Tâm lượng chúng sinh mãi chìm nghĩm mê vọng trong ngũ dục – đánh mất chân tâm, dù có là tịnh độ ngay trước mắt cũng hóa hiện uế trược, với cái nhìn đoạn kiến đã tạo nên biết bao thảm cảnh …




Hướng Về Nguồn Cội







Hướng Đến Tuổi Trẻ






Hướng Đến Tri Thức





Tiếng Hát Ca Lăng Tần Gìa











Hội Thảo Ngành Đồng







Hội Hiếu










Hội Chứng Thanh Thiếu Nhi

HỘI CHỨNG THANH – THIẾU – NHI

Hội chứng thanh – thiếu – nhi, đây là nỗi đau, một thách thức lớn, làm nhứt nhối lương tri các nhà làm công tác văn hóa – giáo dục – đạo đức !…

Ở tuổi giao thời, tuổi trẻ đầy tò mò – mơ mộng, khát khao khám phá. Ở tuổi này, không còn là trẻ thơ – bé bỏng, mù tịt với mọi thứ. Và cũng chưa thể là một người lớn, với nhiều hiểu biết chín chắn trọn vẹn. Trái tim thì nóng bỏng, nhạy cảm trước mọi diễn biến đời thường. Nhưng đầu óc thì lại mơ hồ – mù mờ – bất định. Nếu có những vấn đề đột biến, sẽ dẫn đến một quyết định bột phát, dễ dàng sa chơn – va vấp. Có khi đem lại những chấn thương khó lành, làm nhứt nhối suốt cả cuộc đời !

Từ nhiều thế kỷ trôi qua. Những thảm trạng áp bức – bất công – bạo động xảy ra trền miên, dẫn đến đói rét – bệnh tật, thiếu thốn mọi mặt. Xã hội lạc hậu, dẫy đầy hủ hóa, mê tín dị đoan tràn lan. Những tôn giáo Thần quyền, phủ che – sơn phết muôn vàn sắc màu cuồng tín, lừa dối – phỉnh dụ, đè nặng lên nỗi khổ tinh thần nhân loại

Con người đang ngủ quên trên thân phận nô lệ, đắm chìm triền miên trong bóng tối đêm đen, phó mặc cho các dòng ý thức hệ đoanh vây – tung hoành – giành giật ảnh hưởng, xâu xé lẫn nhau, tha hồ nhã ra biết bao độc tố, làm ô nhiễm độc hại môi trường. Chúng như những kí sinh, rục rịch ngứa ngáy, là ngoi lên bòn rút, làm tê liệt quằn quại sức sống nhân sinh, nhằm mục đích đắp cao thêm quyền lực thống trị

Tình trạng thanh – thiếu – nhi thật đáng thảm thương. Như con bệnh trầm kha, càng lúc càng ngất ngứ – chán chường – mất hướng. Buông thả cuộc sống, lặn ngụp sa đọa, nhầy nhụa trong trụy lạc tanh hôi. Trước nỗi bế tắc tột cùng, tuổi trẻ đi tìm lối thoát bằng những hành động nổi loạn quá khích. Nhiều băng nhóm được hình thành, tạo thêm nỗi bất an cho toàn xã hội

Có cái gì đó, đang làm bất ổn, bức bối tâm hồn trẻ ! Có phải thế hệ đi trước, đã vô tình đánh mất niềm tin trong tuổi trẻ ? Có phải tuổi trẻ đang hụt hẩng – mất hướng ? Những cú sốc vô cớ, đang làm cho tuổi trẻ nổi giận !

Trong tuổi trẻ, bầu nhiệt huyết đang rần rật bừng chảy. Nếu không phát huy và sử dụng đúng đắn, để cân bằng sinh thái, thì sự bùng nổ vô cớ, bừa bãi thường xuyên xảy ra là điều không thể tránh khỏi

Sự lừa phỉnh của xã hội, sự mê hoặc của tôn giáo, đã đánh lừa – xem thường tuổi trẻ, làm cho tuổi trẻ mụ mẫm – mất hướng, làm mất đi cả lí trí phán đoán. Đứng trước ngỏ tối, tuổi trẻ hụt hẩng, khó định hướng, khó tìm ra cho mình một lối đi đúng đắn

Xã hội đã nhìn tuổi trẻ với cặp mắt theo dõi – dè chừng – ngờ vực. Đánh giá tuổi trẻ là ngốc nghếch, là phá phách, thì đây là một lỗi lầm đáng tiếc. Bởi vì quá xa rời tuổi trẻ, ngăn cách tuổi trẻ, không tạo điều kiện cho tuổi trẻ, tham gia các hoạt động thiết thực, góp sức với cộng đồng, tức là xem thường, là hạ thấp, đẩy lùi, không giúp cho tuổi trẻ, phát tiết tài năng, phát triển í chí

Nền văn hóa – giáo dục hiện nay đáng kinh dị ! Một nền giáo dục hiện sinh – vong bản, đang làm suy nhược – khủng hoảng tâm hồn trẻ. Hầu như lúc nào cũng thôi thúc, chụp giựt với thời gian, quần quật – nhồi nhét đủ moi thứ kiến thức, mà không cần biết là hay hay dỡ, hoặc chắc lọc tốt xấu. Chỉ biết vùi đầu vào sách vỡ, bao vây bởi những lý thuyết khô khan, với những phương trình và hàng tá công thức, tự áp đặt, đè nặng lên bản thân lau sậy quá nhiều áp lực. Chỉ nhằm mục đích, nâng cao số lượng bằng cấp. Một nền giáo dục lai căng rổng toếch, đẩy con người chạy đua theo tham vọng vật chất, tô bồi danh vị hư vinh, dẫm đạp lên nhau, xem thường luân lý đạo đức

Tuổi trẻ, đang cần những bàn tay từ ái, những ai có tâm huyết với tiền đồ dân tộc, biết chăm bón tận tình – đúng hướng, giúp cho tuổi trẻ trưởng thành – hướng thượng, nhập cuộc, cống hiến sức vóc, tài năng, mà không hề đòi hỏi tính toán. Phải khơi gợi cho tuổi trẻ thấy ra rằng, cộng đồng đang cần những bàn tay nhiệt tình – nóng bỏng của tuổi trẻ nhiệt tình đóng góp. Hãy để cho dòng máu nóng, đang rần rật tuôn tràn, sáng tỏa nhiệt năng, bằng các hoạt động vị tha thiết thực, hòa nhập cùng dòng sống đại thể

Đứng trước một nền văn hóa – giáo dục rối bời – rách nát, đánh rơi đạo đức tâm linh, xem thường nhân nghĩa, bại hoại gia phong. Thì nền văn hóa – giáo dục ưu việt của tôn giáo, mà cụ thể là Phật giáo, cần phải nhanh chóng được đặt lại. Chỉ có nền giáo dục vô ngã – khai phóng của Gia Đình Phật Tử Việt Nam “Truyền Thống” mới đủ năng lực huyền nhiệm làm được cái chức năng thiêng liêng, là giáo dục đạo đức, nâng cao phẩm cách của con người đến toàn diện. Hãy mỡ rộng vòng tay đón nhận tất cả. Phải thực sự là tổ ấm, tạo điều kiện cho thanh – thiếu – nhi bước vào, thể nhập cuộc sống. Giúp cho tuổi trẻ tự tin, phát tỏa nhiệt năng, phát triển nhân cách, nhận thức được cuộc sống sáng sủa, tràn đầy tươi đẹp, có nhiều ý nghĩa. Không còn tự ti – mặc cảm bị hất hủi – bỏ rơi…




Hãy Tự Làm Cho Cuộc Đời Thăng Hoa






Cậu Bé Giót !









Giác Ngộ Và Giải Thoát







Gia Đình Phật Tử Việt Nam