Phương Pháp Thực Hành Thiền Hơi Thở










Tập Tha Thứ Tất Cả





Tự Tánh Thanh Tịnh




Video: Chữ Nhẫn Của Người Huynh Trưởng GĐPT




Trong chốn bụi trần, ta chỉ là những vị khách qua đường của năm tháng.








Thuật Dùng Người






ĐỌC VÀ SUY NGẪM






Đạo Phật Lá Sức Sống









Đại Hội Ba GĐPTVN Trên Thế Giới








Cuộc Hội Ngộ Trác Tuyệt









Cúng Dường Hoa Đăng






Pháp Nạn





Xuân Vẫn Còn Mãi Mãi Thương Yêu

Xuân Vẫn Còn Mãi Thương Yêu

Nắng vẫn còn vương đây đó
Xuân khẻ khàng còn đọng nhành mai
Mai chưa tàn nghĩa là Xuân chưa phai
Thì hương sắc vẫn còn vui ấm áp
Như thấy Xuân vẫn còn nhộn nhịp
Phố rộn ràng áo mới khoe hoa
Thì Xuân ru mãi giấc mơ xa
Cho thương nhớ đầy thêm sắc thắm
Cho đôi tay vẫn còn đầm ấm
Ôm giữ đời ru mãi ngàn năm
Cho mơn man mây trắng bân khuân
Như níu lại cuộc tình xa vắng
Xuân xoa đi những đêm dài thức trắng
Những nhớ thương như dồn dập đổ về
Thì tình người mãi mãi với hương quê
Có đâu chút hương Xuân này sao nỡ đành quên lãng !!!




Cơn Lũ Vỡ Bờ







Chữ Nhẫn Của Người Huynh Trưởng GĐPT

Chữ Nhẫn Của
Người Huynh Trưởng GĐPT

“Đời là bể khổ”, không phải là một quan niệm bi quan – tiêu cực, mà là một chứng nghiệm như thật. Khổ như những đợt sóng cuồn cuộn muôn trùng đoanh vây, chực chờ vùi dập kiếp nhân sinh.

Nếu nói đời là sung sướng, thì tiếng khóc tu oa đã không cất lên khi mới chào đời.

“Thảo nào khi mới chôn nhau
“Ðã mang tiếng khóc ban đầu mà ra!”

(Cung oán ngâm khúc – Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều)

Những diễn biến bất như ý luôn luôn đè nặng lên thân phận lau sậy, ưu tư chất đầy trong mỗi lòng sâu kín.

Có những cuộc sống nhung lụa vàng son, mà người ta đã tự thôi miên chính mình – cứ ngỡ rằng đó là hạnh phúc đủ đầy. Nhưng sự thật thì chỉ là những giấc mơ hoa phóng tưởng.

“Giàu sang chưa chín một nồi kê” (Vua Tự Đức)

“Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư
“Giác lai vạn sự tống thành hư”
‘Cuộc đời tỉnh giấc mộng kê vàng
“mới hay muôn sự vẫn hoàn không’

(Ngẫu Thành – Nguyễn Trãi)

Có những tuổi thanh xuân nỏn nà, người ta cữ ngỡ rằng, nét đẹp Thúy Kiều sẽ mãi mãi thiên thu, nhưng sự thật, vào một ngày nào đó, cánh hoa phù dung đẹp đẽ biết bao, trãi qua thời gian khoe hương khoe sắc, rồi cũng đến lúc úa tàn

“Ánh trăng rồi cũng bạc với gió sương”

(Thu Tàn – Phan Văn Huy Tâm)

“Má em hồng phai sắc giữa chiều hôm”

(Xuân Bạc – Phan Văn Huy Tâm)

“Rằng hồng nhan tự thuở xưa
“Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
“Phận sao bạc chẳng vừa thôi
“Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan
“Đau đớn thay phận đàn bà
“Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Có những tuổi thanh xuân cường tráng, người ta cứ ngỡ rằng, với sức khỏe Phù Đổng, cánh hải âu thừa sức tung hoành giữa phong ba bảo táp, nhưng thời gian rồi cũng mỏi cánh – chiến mã chùn bước đường dài.

“Lãn ngọa phá thuyền sa ngạn thượng
“Trùng dương hào mộng nhiễu thương yên”

‘Thuyền rách sóng soài bờ cát trắng
‘Mộng còn xanh thẳm lộng trùng khơi’

(Anh hùng mạt lộ – Nguyễn chân)

“Vận khứ anh hùng ẩm hận đa” (Cảm hoài – Đặng Dung)

‘Anh hùng lỡ vận đắng cay trăm phần’

(Người dịch: Hồ Đắc – Thái Văn Kiểm)

“Khôn dại cùng chung ba tất đất” (Vua Tự Đức)

“Gót danh lợi bùn pha sắc xám
“Mặt phong trần nắng rám mùi dâu
“Nghĩ thân phù thế mà đau
“Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê
“Mùi tục vị lưỡi tê tân khổ
“Ðường thế đồ gót rỗ kỳ khu

Và:

“Mồi phú quí dữ làng xa mã
“Bả vinh hoa lừa gã công khanh
“Giấc Nam Kha khéo bất bình
“Bừng con mắt dậy thấy mình tay không

(Cung oán ngâm khúc – Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều)

Khổ (dukkha) là một khái niệm tối trọng, được diễn bày như thật từ Tứ diệu đế.

Khổ ! Không phải chỉ là những cảm thụ ưu tư khó chịu. Dưới qui luật vô thường, khổ tác động chi phối lên cả tâm và vật.
Chân lý như thật về khổ, Tứ diệu đế phân tích:

“Sinh là khổ – già là khổ – bệnh là khổ – chết là khổ – lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ – không đạt gì mình ưa thích là khổ – những tương quan đến Ngũ uẩn là khổ”.

Sở dĩ con người tồn tại được giữa cuộc bể dâu, là nhờ vào ý chí kham nhẫn. sự ẩn nhẫn chịu đựng đã thúc đẩy con người vươn lên trong cuộc sống.

Chữ Nhẫn được hiện thực từ văn hóa Đông phương, như là một phương châm đối nhân xử thế, là phẩm hạnh con người. Tùy thuộc vào định hướng cuộc sống, mà chữ nhẫn được định hình ứng dụng vào mỗi nhân thân khác nhau.

Chữ nhẫn trong đời thường là nhẫn nhịn, là chịu đựng, là mối quan tâm – là hy sinh là tha thứ, vì tha nhân mà hòa hợp sống.

“Một câu nhịn là chín câu lành”

Hay:

“Chữ nhẫn là chữ tượng vàng
“Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”
“Có khi Nhẫn để yêu thương”
“Có khi Nhẫn để thêm ta bớt thù”
“Có khi Nhẫn để khoan dung
“Ta vui người cũng vui cùng có khi”

Chữ nhẫn của người quân tử là nhẫn nhục, hạ mình trước kiêu lực để tìm thời cơ vươn lên – nâng cao vị thế.

“Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
“Thoái nhất bộ hải khoát thiên không”

‘Nhịn được cái nóng nhất thời thì gió lặng sóng yên
‘Lùi lại một bước nhường người thì biển trời bát ngát’

Hay:

“Nhẫn đắc nhất thời chi khí
“Miễn đắc bách nhật chi ưu”
‘Nhịn được cơn giận một lúc,
‘Tránh được lo lắng trăm ngày’

“Kẻ được gọi là hào kiệt thời xưa, tất phải có khí độ hơn người. Nhân tình có chỗ không thể nhịn được, nên kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt gươm đứng dậy, xông tới mà đánh. Cái đó chưa đủ gọi là dũng. Bậc đại dũng trong thiên hạ, gặp những biến cố bất ngờ mà không kinh hoảng, vô cớ bị lăng nhục cũng không nổi giận”

(Lưu hầu luận – Tô Đông Pha)

Chữ nhẫn trong đạo Phật là an nhẫn. Người Huynh trưởng GĐPT ứng dụng chữ nhẫn, không phải là nhẫn nhục, nhu nhược ươn hèn luồn cúi – hạ thấp phẩm giá, không phải là cam chịu thụ động – đè nén – ức chế, mà là tự chủ – an nhiên – tĩnh tại. Dùng tình thương để cảm hóa cái ác, đó là bi trong nhẫn. An nhiên trước nghịch cảnh, đó là dũng trong nhẫn. Giải phóng tâm thức nhân gian ra khỏi vòng điên đảo vô minh và thù hận, đó là tuệ trong nhẫn.

“Chưa dễ ai là Bụt Thích Ca – Mọi điều nhân nghĩa nhẫn thì qua”

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thuật ngữ Phật học đã chú thích chữ nhẫn: Minh đạt bản chất bất sinh của vạn hữu; liễu giác được rằng vạn hữu siêu quá sinh diệt. Nhận thức được rằng không có gì sinh hay diệt trong thế giới hiện tượng ‘liễu chứng được tính bất sinh bất diệt của vạn hữu’.

Chữ nhẫn của Phật giáo mang toàn bộ nội hàm trí tuệ, dùng trí tuệ để trực nhận bản tính như thật của vạn pháp. Thực tập – hành trì – kiến giải đạt đến vô sanh pháp nhẫn.

Vô sanh pháp nhẫn:

“Tin nhận, thông đạt Thật Tướng vô sanh vô diệt của các pháp một cách vô ngại bất thối thì là Vô Sanh Nhẫn”

(Quyển 5 – Trí Ðộ Luận).

“Vô Sanh Pháp Nhẫn là ngay cả những thứ nhỏ nhiệm còn bất khả đắc, huống là những thứ lớn lao. Ðấy là vô sanh. Ðắc pháp vô sanh này thì chẳng làm, chẳng khởi các nghiệp hạnh. Ðấy là Vô Sanh Pháp Nhẫn”

(Quyển 73 – Trí Ðộ Luận – Long Thọ).

“Lý lặng lẽ chẳng khởi gọi là vô sanh. Huệ an trụ trong lý này thì gọi là Vô Sanh Nhẫn”

(Quyển 12 – Ðại Thừa Nghĩa Chương).

“Hiểu rõ pháp vô sanh, ấn khả quyết định thì gọi là Vô Sanh Nhẫn”.

(Quyển 1 – Lăng Nghiêm Kinh Trường Thủy Sớ).

Huynh trưởng GĐPT thực tập vô sanh pháp nhẫn, an nhẫn trước bất như ý, nhận diện được bản chất vọng tác khổ não, an trú trong pháp nhẫn vô sanh, tĩnh tại đi vào ác thế – ngũ trược mà chuyển hóa tha nhân, tỉnh thức giác tánh.

Dù bao nhiêu gian khổ!
Dù gặp nhiều nguy khó !
Lý tưởng chúng con mãi tôn thờ !




Chớ Bảo Xuân Tàn Hoa Rụng Hết

CHỚ BẢO XUÂN TÀN HOA RỤNG HẾT

Khi mà giới lãnh đạo quốc gia, xa rời đạo Phật, là xem thường đạo đức tâm linh, chối từ sức sống của dân tộc. Khi mà nền đạo đức đã bị lai căng tha hóa trầm trọng, thì cảnh loạn li thối nát diễn ra, nhân tâm li tán, xã hội đảo điên – khốn khổ tràn lan

Khi mà giới cầm quyền không còn thiết tha gì nữa, đến với tiền đồ dân tộc, chỉ bo bo củng cố thế lực cho giai cấp thống trị, hà khắc dân đen. Xem đạo Phật chỉ là công cụ phục vụ cho quyền lợi giai cấp, thì lúc bấy giờ, giới lãnh đạo tinh thần chân chánh dần hồi rời xa, không còn hổ trợ – cố vấn cho giới cầm quyền nữa. Hoặc nếu có bóng dáng này lượn lờ đây đó, thì chỉ là một bọn háo danh “hình đồng” mà thôi. Xử dụng, dựng nên những con người vô hồn này, không sớm thì chày, sẽ đem lại sự rối loạn, dẫn đến thảm trạng diệt vong – ê chề nhục nhã !

Nhưng chúng ta cũng còn niềm an ủi sót lại. Rãi rác đó đây, vẫn còn có những ánh sao mai le lói. Ẩn khuất đâu đó, vẫn còn có các bậc cao tăng uy đức khả kính, xứng đáng cho chúng ta nương tựa ấm lòng trong thời mạt pháp tột cùng này

Người ta cứ ngỡ rằng, dưới bàn tay khắc nghiệt của tạo hóa, chịu sự áp lực của qui luật vô thường. Cứ ngỡ rằng đạo Phật đã đến hồi mạt pháp, suy đồi đến cùng cực. Cứ ngỡ rằng dưới thế lực vô minh, khủng bố khốc hại của bạo quyền chính trị, những bàn tay nham nhúa – tanh hôi, thọc sâu khoáy phá, hòng làm rệu rã toàn bộ, đạo Phật sẽ đi dần đến chỗ suy vi tác tệ

Nhưng !

“Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
“Đêm qua sân trước một nhành mai”
– Mãn Giác thiền sư –

Mặc dù mùa Xuân đã đi qua, hoa kia có rụng hết. Nhưng! Có ngờ đâu còn có một nhành mai

Chúng ta được may mắn và diễm phúc thay, còn có sự hiện diện của một sức sống trẻ trung, đó là tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam, một tổ chức Phật giáo chân chính (không phải là loại mạo danh – quái thai – trá hình). Đang nhận trọng trách thiêng liêng là làm công tác thuần túy văn hóa – giáo dục – đạo đức tâm linh Phật giáo. Được các anh các chị trưởng bối đi trước dày công truyền thừa, qui tụ nhiều thế hệ Huynh trưởng Phật tử, ắp đầy nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến – hi sinh để bảo tồn – duy trì mạng mạch Như Lai

Đứng trước những phong ba bảo táp, thốc vào cuộc sống cuồng loạn, làm xáo trộn cả thuần phong – đạo đức, nếp sống dịu hiền – trầm tĩnh vốn có của dân tộc Việt Nam. thế hệ hôm nay phải biết quay về, tìm lại cội nguồn truyền thống tâm linh, tinh thần văn hóa của Tổ tiên xưa, mà hãnh diện, mà xót xa trân quí !

Nếp sống trãi nghiệm tốt đẹp của bao lớp tiền nhân, trãi qua biết bao thời đại, các thiền sư – thiện sĩ tri thức, Phật giáo Việt Nam luôn luôn xã kỉ – vị tha, kề vai gánh vác gian nan, cởi trên đầu sóng ngọn gió, hi sinh xả thân vì đại nghĩa, cứu nguy đất nước trong dầu sôi lửa bỏng, đưa dân tộc thoát khỏi kiếp xiềng gông – nô lệ bị trị, đem yên vui – thanh bình cho thế hệ con cháu mai sau

Đứng trước làn sóng cuồn loạn của nền văn minh khoa học, đang khủng bố tinh thần nhân loại, đẩy con người chênh vênh bên hầm lửa tự hủy diệt, phập phòng âu lo, không biết rồi đây, lò lửa to lớn ấy sẽ bùng nổ, phủ trùm – hủy diệt cả thế giới này thành tro bụi

Hãi sợ trước sự tàn phá kinh khủng, sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Các nhà khoa học đang ráo riết tìm ra phương cách lấp liếm, vá lại những sai lầm đã bi rách nát tồi tệ…

Bất lực trước sự xuống cấp trầm trọng của tinh thần đạo đức, nhân loại có nguy cơ đi đi dần đến chổ diệt vong. Hiện nay đa số những nhà tri thức phương Tây, đang thiết tha nhìn về phương Đông, nổ lực tìm kiếm, kì vọng ở đây có một ánh sáng mới, làm chổ dựa tinh thần, có căn bản đạo đức kì vĩ, đủ năng lực huyền nhiệm chuyển hóa – tạo nên một nền tảng mới về cuộc sống cao đẹp hơn, có í thức cộng động hơn. Con người sống mà “biết sống” cho mình và sống cho mọi người, thì chắc chắn con người ấy, sẽ tìm ra một “í nghĩa sống” trọn vẹn, biết trân trọng và yêu quí cuộc sống vị tha
“Phụng sự chúng sinh, là thiết thực cúng dường chư Phật” – “Hoàn thành nhân cách đạo đức, tức là Phật Đà”.

Văn hóa Phật giáo há không phải là một cuộc dấn thân, tạo nên một nền tảng giáo dục đạo đức đạo kì vĩ – tuyệt bích ! Những đóa hoa Ưu Đàm rực rỡ tươi đẹp của các thiền sư – thiện sĩ thời Lý – Trần, đã đem lại cho dân tộc những hạt châu long lanh, đã được cọ xát giữa dòng đời, tạo nên một dòng sống, một nguồn văn hóa đạo đức tỏa sáng hào quang rực rỡ, và từ nguồn tinh hoa này, đã định hướng cho toàn thế giới. Nhân loại được diễm phúc tắm mình trong nguồn Phật chất vô biên này, sẽ được an lạc hoàn toàn, nhân gian này sẽ trở thành tịnh độ vĩnh cữu

Phan Chu Trinh rất tin tưởng ở sự đóng góp tích cực của Phật giáo cho nước nhà: “Nước Đại Nam chúng ta, ngày nay sở dĩ yếu hèn, là vì thiếu tinh thần tôn giáo. Tôn giáo luôn cho ta đức hi sinh, coi nhẹ tính mạng, phá sản vì đạo. Không có tinh thần tôn giáo, chúng ta không biết cương cường, xả thân vì nghĩa, chỉ bo bo giữ cái lối sống của mình. Nay bà con thử xét, đời Trần, sao dân tộc ta hùng dũng như vậy, chẳng phải là nhờ đạo Phật ở ta, thời đó rất thịnh ư ? Nhờ cái tinh thần tôn giáo của ta ư ?”

Phan Khôi không phải là Phật tử, nhưng ông đã đồng tình: “Vào thuở nhà Lý, nhà Trần, đạo Phật tràn ngập cả nước, chùa chiền khắp nơi, thầy tu làm dân tráng. Nhưng nước nhà chưa hề có cái vẻ tích nhược như hồi Lê trung hưng hay Nguyễn thống nhất, là thời Nho học thịnh hành. Trái lại, nhà Lý, nhà Trần mạnh lắm, dân khí còn hăng lắm, mấy phen giặc Tàu sang, chúng ta đuổi như đuổi vịt. Lịch sử là cái chứng minh lắm, không ai cải được. Nó đã làm bằng chứng cho Phật giáo. Không phải là một thứ như thuốc phiện, làm mòn yếu con người”




Cha, Con Và Chuyện Bát Mì






CÂU CHUYỆN DƯỚI CỜ









Các Dấu Câu





Bùng Vỡ Tâm Thức









Bóp Nát Tổi Thơ

BÓP NÁT TUỔI THƠ

Ngày Phật Thành Đạo, trong tình lam yêu thương, chúng em đang vòng tròn bên nhau, vô tư hát bài ca thân ái, sinh hoạt những trò chơi Phật hóa, được nghe những lời truyền cảm chân tình, như những giọt nước cam lồ từ các anh chị trưởng, làm thấm đẫm thiện hóa đời sống, hầu mai này góp phần công sức làm nhiêu ích lợi lạc xã hội. Thế mà từ đâu, những người ngợm kệch cởm, mặt lạnh như băng, vô cảm vây quanh, bóp nát niềm vui tuổi thơ, lập biên bản, xem tuổi thơ như xa lạ, không phải là con cháu Lạc Hồng, vào lúc 13 giờ trưa nắng trời gay gắt, buộc chúng em phải giải tán rời khỏi, xua đuổi lạc lõng trên chính mảnh đất quê hương thân yêu của mình, nơi mà cha ông chúng em đã đổ biết bao mồ hôi nước mắt và cả xương máu bảo vệ xây dựng nên

Có lẽ đây là phiên bản, là hình ảnh tái hiện bọn ma vương vô minh mà lịch sừ đã diễn tả trong đêm Phật Thành Đạo. Trong lịch sử, thì chúng em chỉ mường tượng phần nào, nhưng những hình ảnh vô lương tâm hôm nay đã làm cho tuổi thơ chúng em cảm thấy kinh hãi bạo lực vô minh vô cùng

Họ đang vô tâm đẩy đuổi tuổi thơ vô tội về đâu. Vô cảm quay lưng với tuổi thơ thánh thiện, thì tương lai đất nước này rồi sẽ ra sao ?! Biết bao vô vàn câu hỏi dồn dập đổ về, làm cho tuổi thơ chúng em hoang mang vô cùng, niềm tin hụt hẩng từ đây…




Gia Đình Phật Tử Khát Vọng Của Dân Tộc






Nhạc Trung Thu














































Nhạc Phật Nhập Niết Bàn




Nhạc Phật Xuất Gia




Nhạc Phật Đản

 




Nhạc Phật Giáo

BÁT NHÃ THÂN YÊU

 

ĐÊM CẦU NGUYỆN




Nhạc Chu Niên

VỀ DỰ CHU NIÊN




Nhạc Thể Dục

HÔM NAY TA VỀ ĐÂY

TẬP THỂ DỤC BUỔI SÁNG




Nhạc Ngành Thiếu