Kinh Kim Cang Giảng Giải – HT.Thích Thanh Từ






Kinh Thắng Man Giảng Giải – HT.Thích Thái Hòa – Bậc Lực Năm Thứ 2






Bậc Trì Năm 1




Văn Học






Ô Sào Thiền Sư

Ô Sào Thiền Sư

Thiền tông Phật giáo Trung Hoa có một giai thoại rất thú vị: Tương truyền Thiền sư Ô Sào là người tu hành đắc ngũ nhãn, lục thông và thường ngồi thiền trong một tổ quạ ở trên chạc ba của đại thụ.

Lúc bấy giờ có đại quan triều đình là Bạch Cư Dị vừa đến trấn nhậm, nghe thiên hạ đồn đại có ông Tăng ngồi thiền trên tổ quạ nên đến thử xem hư thực ra sao. Khi đến nơi và thấy cảnh tượng như vậy, đại quan họ Bạch mới nói:

– Sao ông lại ngồi trên ấy, rất nguy hiểm ?

Thiền sư Ô Sào trả lời:
– Có chi là nguy hiểm, chỗ ngồi của đại quan mới thật là nguy hiểm !

– Ta là mệnh quan của triều đình, dưới một người, trên vạn người, binh đông tướng mạnh, cớ sao ông lại bảo chức vụ quyền hành của ta đang năm giữ là nguy hiểm ?

– Đại quan đang ngồi trên đầu lưỡi của trăm quan ở trong triều

– của trăm họ muôn dân.

Bạch Cư Dị giật mình thảng thốt nhận ra mối nguy hiểm đang ẩn tàng ấy, khí thế muốn làm bẽ mặt thiền sư lúc ban đầu bị tiêu tan. Bạch Cư Dị đổi thái độ, cung kính và tham vấn Phật pháp với thiền sư, cả hai trao đổi rất tương đắc với nhau nhiều điều.

Lúc bấy giờ Thiền sư Ô Sào đọc bài kệ:

Không làm các điều ác
Làm tất cả điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Ấy lời chư Phật dạy.

Làm điều ác không phải chỉ có: Mua gian bán lận, đốt nhà, cướp của, giết người là ác. Phạm luật thế gian như: “ngũ nghịch, thập ác” là ác…

Đối với nhà Phật thì: Sát sinh, trộm cướp, tà hạnh, nói dối, say nghiện là ác. Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến là ác. Phá giới, phạm giới là ác. Tham quyền cố vị, hách dịch kiêu căng là ác. Dẫm đạp kẻ dưới, nịnh bợ người trên là ác. Ăn nói, làm việc theo cảm tính, không có kế hoạch, không theo chương trình làm ảnh hưởng đến tổ chức là ác. Nói xấu niên trưởng – khinh chê đạo lữ là ác. Tự đề cao cá nhân, ngạo mạn thể hiện cái tôi hèn mọn, tự xem mình là trung tâm vũ trụ là ác. Không tự sọi rọi lại chính mình – mình đang làm, mình đang nói mà không biết mình đang làm, đang nói cái gì, nó là tốt hay xấu, nó có làm ảnh hưởng đến tâm lý người khác hay không, có làm ảnh hưởng đến tổ chức hay không, là ác …

Người đã thọ giới mà không giữ giới hay cố tình phá giới tức là ác, ác với chính mình, ác với đức tin của mình, ác với sự tin tưởng và kỳ vọng của thầy tổ – của tổ chức. Cái ác vốn rất nhiều, hễ cái gì không nên làm mà cứ làm là ác, cái nên làm mà không chịu làm là ác. Hễ làm ác thì tự cấu uế, tự đọa, tự mình hại mình, hại đến tổ chức. Tóm lại tất cả tự mình, mình làm ác thì mình uế trược, lục đạo ngũ thú cũng tự mình chiêu cảm lấy./-




Giấc Mộng Thoảng Qua




Bậc Định Năm 3




Bậc Định Năm 2




13b.Bậc Trì năm 2




12.Huy – Phù Hiệu




Hướng Dẫn Thiền Căn Bản – Đức Đạt Lai Lạt Ma








Tạp chí: TƯ TƯỞNG – Viện Đạị Học Vạn Hạnh

TẠP CHÍ: TƯ TƯỞNG
CƠ QUAN LUẬN THUYẾT
VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH

Chủ nhiệm kiêm Chủ Bút:

Thượng Tọa Thích Minh Châu

Tổng Thư Ký Tòa Soạn:

Đại Đức Thích Tuệ Sĩ

NỘI DUNG 

Tạp chí Tư Tưởng ra đời năm 1967 và kết thúc năm 1975, cùng với sự kết thúc của Viện Đại học Vạn Hạnh, cơ quan chủ quản của nó. Hòa thượng Thích Minh Châu làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, các thầy Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát phụ tá. Đội ngũ cộng tác là những giáo sư danh tiếng thường tham gia dạy tại Vạn Hạnh: Thích Minh Châu, Nguyễn Đăng Thục, Tuệ Sỹ, Phạm Công Thiện, Ngô Trọng Anh, Lê Mạnh Thát, Lê Tôn Nghiêm, Kiêm Định, Thạch Trung Giả, Tôn Thất Thiện…

Báo mỗi năm ra từ 6 đến 10 số và đánh số theo năm. Đến đầu năm 1975, Tư Tưởng không đánh số theo năm nữa mà cộng các số đã xuất bản lại rồi đánh số 48. Số 49 ra vào tháng 2.1975 là số Tư Tưởng cuối cùng. Trên thực tế, Tư Tưởng còn một số đặc biệt về Lễ Tổng khai giảng niên khóa 1970-1971 chưa được xếp vào cách tính trên (không biết còn số đặc biệt nào nữa không?). Như vậy Tư Tưởng ra tròn trịa 50 số qua 9 năm tồn tại. Tư Tưởng có 5 số đôi, 32 chuyên đề. Các chuyên đề in giới thiệu trước thường sai lệch về thời gian so với chuyên đề thực tế, có trường hợp không ra luôn. Năm số đầu khổ báo mỗi cuốn dày trên 400 trang. Từ số 6 trở đi đến số cuối cùng khổ 16×24 cm, số trang dao động từ 100-200. Tư Tưởng nhiều số có trang bị mờ, vỡ chữ, hoặc mực quá đậm (do bản gốc) nhưng vẫn ở mức có thể đọc tốt. Ngoài ra còn một cuốn Diễn đàn Vạn Hạnh, khổ 13×19 cm, dày 540 trang, in năm 1967 trước khi Tư Tưởng ra đời, như là một kỷ yếu tập hợp các bài diễn thuyết của các vị giáo sư tại Viện Đại học Vạn Hạnh.

Trải qua nhiều năm sưu tầm, cùng với sự góp sức của nhiều thân hữu như thầy Quảng Tuấn chùa Già Lam – Sài Gòn, thầy Hồng Sơn ở Phan Rang…, Thư viện mới có đủ bộ Tư Tưởng. Đây cũng là bộ đầu tay mang nhiều kỷ niệm. Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều lần lại bỏ, rồi lại bỏ ra hàng năm ròng để số hóa đưa lên mạng, sau khả năng xử lý tiến bộ và có đầy đủ máy móc hơn, chúng tôi thấy không đạt lại bỏ và làm lại bộ đang có trên tay bạn đọc đây.

Tạp chí sau khi được số hóa với độ phân giải cao, file sẽ được đưa vào xử lý trên máy tính, tẩy trắng nền, làm rõ chữ, đồ chữ mất nét nhưng tuyệt đối không tác động vào văn bản, không can thiệp vào chính tả, quy cách hay nội dung. Sau khi hoàn thiện được đưa in ấn trên loại giấy và mực tốt. Chúng tôi gọi việc làm này là ảnh ấn. Toàn bộ lợi nhuận thu được từ việc phát hành ấn phẩm này phục vụ cho các hoạt động cộng đồng của Thư viện Huệ Quang.

Tạp chí Tư Tưởng (ấn bản in mới)

Tất cả sưu tập trên đóng thành 17 TẬP, gồm 15 TẬP BÁO, 2 TẬP PHỤ LỤC là tập Tổng Mục Lục Tạp Chí Tư Tưởng và tập Diễn đàn Vạn Hạnh.

Tổng mục lục được soạn theo 4 kiểu tra: theo số báo, theo tác giả/ dịch giả, theo mẫu tự ABC của bài viết, theo chủ đề. Đầu Tổng mục lục sẽ có Lời giới thiệu tổng quát về nội dung, mô tả vật lý, nguồn gốc sưu tầm, quá trình thực hiện bộ báo.

Tổng mục lục rất tiện dụng cho việc học tập/ nghiên cứu, là nền tảng quan trọng cho việc hình thành các tuyển tập/ toàn tập. Nếu như tất cả báo chí đều được ảnh ấn và biên soạn Tổng mục lục, thì việc tuyển lại những bài viết của một tác giả nào đó trên báo chí là rất dễ dàng và đầy đủ. Ở nước ta, làm tuyển tập/ toàn tập ngại nhất là vấn đề này vì không có bộ tổng mục lục đối với các báo đã xuất bản.

Lần tái bản này, nhằm làm cho ấn bản phục cổ thêm phần trang nhã cổ kính, chúng tôi ĐỔI MỚI ẤN BẢN BÌA CỨNG, thực hiện theo kiểu xưa: GÁY TRÒN, ÉP KIM, RUỘT CÓ TỜ GÁT.

Bạn đọc mua báo do Thư viện Huệ Quang ấn hành nếu bị lỗi nào về kỹ thuật ấn loát như thiếu trang, trùng trang, sai trang… bất cứ lỗi nào không phải do văn bản gốc của tờ báo ấy thì xin liên lạc với Thư quán của Thư viện để đổi lấy bản hoàn chỉnh. Chúng tôi xin được giới hạn trong một tháng kể từ ngày giao báo.

Thư viện rất mong bạn đọc, các nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm, các cơ quan nhà nước cùng đóng góp với chúng tôi trong công tác giữ gìn nét xưa-phát huy vốn cổ bằng cách mua đúng các ấn phẩm của Thư viện, cho Thư viện mượn tư liệu gốc hoặc tạo điều kiện cho công tác ảnh ấn tư liệu xưa được thuận tiện.

THÍCH KHÔNG HẠNH

Dưới đây là ấn bản cũ đã được Thư viện Huệ Quang số hóa thành dạng pdf và Thư viện Hoa Sen mạn phép lưu trữ vào thư khố sách cũ nhằm giúp quý độc giả ngoài nước không mua được ấn bản in mới có thể tiếp cận được kho tài liệu quý giá này. Xin đa tạ quý thầy Quảng Tuấn, Hồng Sơn và Không Hạnh đã tốn rất nhiều công sức để có ấn bản PDF đầu tiên và sau nữa là ấn bản mới in trên giấy.

Tạp chí Tư Tưởng

THƯ MỤC

NĂM 1967

SỐ 01

SỐ 02 – 03

1969

số: 01

SỐ: 02

SỐ: 03

SỐ: 04

SỐ: 05

SỐ: 06

NĂM 1970

SỐ: 01

SỐ: 02

SỐ: 03

SỐ: 04

SỐ: 05

SỐ: 06

SỐ: 07

SỐ: 08

NĂM 1971

SỐ: 01

SỐ: 02

SỐ: 03

SỐ: 04

SỐ: 05

SỐ: 06

SỐ: 07

SỐ: 08

SỐ: 09

SỐ: 10

SỐ: 11

NĂM 1972

SỐ: 01

SỐ: 02

SỐ: 03

SỐ: 04

SỐ: 05

NĂM 1973

SỐ: 01

SỐ: 02

SỐ: 03

SỐ: 04

SỐ: 05 – 06

SỐ: 07

SỐ: 08 – 09

NĂM 1974

SỐ: 02

SỐ: 10

SỐ: 11

NĂM 1975

SỐ: 48

SỐ: 49




Gặp Lại Ôn Tuệ Sĩ




Trái Tim Bồ Tát




Tỉnh Giấc Mơ Hoa





Tiễn Biệt Anh Cả áo lam




Thuyền Trăng Sóng Vỗ




Tan Thầm Nỗi Đau





Tại Đất Trại





Sợ Như Thật




Rừng Xanh Một Thuở




Run Rẩy Trước Cơn Dông




Oanh Buồn Mùa Dịch




Ở Cuối Con Đường




Nơi Yên Bình Thinh Lặng Thiên Thu




Nỗi Ức Lòng




Nỗi Đau Im Lặng

NỖI ĐAU IM LẶNG !

Sao im lặng thế em !
Hoa cũng biếng cười
Mặc thời gian lãnh cảm trôi đi
Ngoài kia
Mây cứ cuồn cuộn
Gió vần vũ
Biển dậy sóng thét gào
Em vẫn cứ lặng im
Trong hương đăng tháp ngà ngợp khói
Sặc sụa hơi men chếnh choáng quyền uy
Vận nước thì cứ chao nghiêng từng giọt đổ
Vạt áo lam phai mãi thâm quần
Rồi một mai mai một thời gian
Mặc dòng chảy cứ xô ngang đẩy lệch
Bởi vì em
Viên kẹo tràn môi
Bởi vì em
Ổ bánh mì hỷ hả
Đời cứ mặc ai
Đùn đẩy cho đời !…




Nỗi Đau Da Diết




Nỗi Buồn Covid





Làm Thế Nào Để Điều Hành Một Cuộc Họp Chánh Niệm