TƯỞNG NIỆM ANH NGUYÊN Y

TƯỞNG NIỆM
“Hôm nay anh về – vùng quê hương mới xa xôi
“Sáng hồng lên ngôi – đàn em bổng vắng anh rồi
“Anh đi không hẹn – ngày về thăm lũ chim non
“Chuông rung gát chùa – còn rung những bước âm thầm…”

Bài hát đã đưa bước chân tôi nối gót các anh – chị trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương, đến tại tư gia, dự lễ húy kỵ anh Nguyên Y – Lương Hoàng Chuẩn.

Cái nắng gay gắt của Sàigòn, không làm cho chúng tôi nao núng, mặc dù trên vai áo, ai nấy đều thấm đẫm mồ hôi. Tất cả chúng tôi đều quì thẳng tắp, trang nghiêm sau lưng chị Lương Thị Khiêm Cần, con gái anh Chuẩn, cũng là một chị trưởng, bây giờ đã là ni cô Thích Nữ Huệ Ngạn. Trước hương án trầm hương quyện tỏa, dị khẩu đồng âm, chúng tôi hòa theo nhịp mỏ, lời kính cầu cứ âm trầm đầm ấm vang lên siêu thoát.

Ôi ! con chim đầu đàn của ngày nào, hôm nay không còn nữa. Mất anh rồi, thế gới này bổng vắng tênh. “Oanh vũ cồ” của muôn vạn chim lam thuở nào, giờ đây đã bay vào vô tân, bỏ lại sau lưng anh, biết bao đàn em cứ mỗi ngày mỗi lớn khôn thêm. Để rồi hôm nay em lại về, chỉ còn lại đây, với di ảnh, ánh lên ánh mắt trầm hùng, dõi theo từng bước đàn em.

Ngày anh ra đi, còn thuyền lam lạc vào cơn bão dữ, say mèm chuếnh choáng, nhiều lúc cứ ngỡ rằng vùi dập giữa đại dương. Nhưng may mắn thay, nối bước theo anh còn có biết bao tay chèo vững chãi, con thuyền lam lại tiếp tục dương buồm, vững vàng ra khơi.

Anh mất đi, nhưng cái tinh anh trong anh không mất trong hàng vạn trái tim lam, cuộc đời ngời sáng của anh, luôn luôn soi rọi cho chúng em đi tới. Và mỗi lần lá cơ nền xanh hoa sen trắng được phất phới – tung bay giữa trời lộng gió, thì hình ảnh của anh, được hiển hiện rõ ràng trước hàng trăm vạn lời tung hô tinh tấn, và anh vẫn mãi mãi trong mọi trái tim lam là “Oanh vũ cồ” muôn thuở./-

Lam Nhã Thảo Am, 02092554 – 09102010




DÒNG CHẢY QUANH ĐỜI

DÒNG CHẢY QUANH ĐỜI

Đời là một dòng chảy, có không – còn mất – sinh diệt đến vô cùng.

Bàu Thiêu (thuộc quận Hòa Đa – Tỉnh Bình Thuận lúc bấy giờ), đây là địa danh của một mật khu thời kháng chiến chống Pháp, nằm sâu trong rừng thẳm, tựa mình bên dãy Trường Sơn. Vào lúc nửa đêm, không giờ, ngày 25 tháng 5 năm 1950, giữa những tiếng gầm hống của chúa sơn lâm, tôi cất tiếng tu oa báo tin vào đời.

“Thảo nào khi mới chôn nhau
“Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”
– Ôn Như Hầu –

Tiếng khóc báo hiệu bước đi đầu tiên của một sinh linh bé nhỏ vào dòng sống khổ.

“Vừa sinh ra thì đà khóc chóe
“Trần có vui sao chẳng cười khì ?”

Sự ra đời của một sinh linh mơn mởn nhỏ bé làm chan chứa biết bao niềm hạnh phúc vỡ òa ngọt ngào của cha mẹ. Ngoài những giờ quy định sì sụp bên vú mẹ, tôi được các chú bộ đội chuyền tay nhau từ trại này qua trại khác. Tôi bụ bẫm – trắng hồng mơn mởn – xinh xắn – đễ thương được các chú gọi cưng bằng biệt danh “bé cục bột”.

“Nghĩ thân phù thế mà đau
“Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”
– Ôn Như Hầu –

Dòng đời tôi lớn lên ngụp lặn trãi dài trong biển khổ, hết chiến tranh Pháp – Nhật rồi nối tiếp nội chiến ý thức hệ – nồi da xáo thịt đau đớn đến tột cùng. Và cứ mãi miết như thế, kiếp nhân sinh ngụp lăn triền miên trong biển trần ai, thay đổi liên tục từ hiện tượng bên ngoài đến trải nghiệm suy tư Tứ thánh đế tìm ra ý nghĩa phong cách sống bên trong, nó liên kết tác động lên nhau cấu thành một hành trình đi tìm hướng sống vươn lên, tạo nên động lực lý giải bốn chơn lý giải thoát ra khỏi bản chất “khổ” nghiệp quả luân hồi.

“Bể khổ mênh mông sóng ngập trời
“Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi !
“Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió
“Ngoảnh lại cùng trong biển khổ thôi !”
– Đoàn Như Khuê –

“Tạc nhật xoa tâm,
“Kim triêu Bồ tát diện.
“Bồ tát dữ Dạ xoa,
“Bất cách nhất điểu tuyển.”
‘Hôm qua lòng Dạ xoa,
‘Sáng nay mặt Bồ tát.
‘Bồ tát và Dạ xoa,
‘Chẳng cách một kẻ tóc.’
– Tục Truyền Đăng, quyển 31 –

Dạ xoa hay Bồ tát, hung ác hay từ bi cũng từ tâm mà hiển hiện. Không vọng tưởng tìm kiếm lang thang, thức tỉnh “hồi đầu bỉ ngạn”, quay trở về với bản tâm thanh tịnh chính mình, là bến bờ nương tựa, không phải hổ thẹn mai sau.

“Chỉ sai hữu niệm vong vô niệm,
“Khước bối vô sanh thọ hữu sanh.
“Tỷ trước chư hương thiệt tham vị,
“Nhãn manh chúng sắc, nhĩ văn thinh.
“Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách,
“Nhật viễn gia hương vạn lý trình.”
‘Chỉ sai hữu niệm quên vô niệm,
‘Liền trái không sanh nhận có sanh.
‘Mũi đắm các hương, lưỡi tham vị,
‘Mắt mờ chúng sắc, tai đuổi thinh,
‘Lang thang làm khách phong trần mãi,
‘Ngày cách quê hương muôn dặm trình.’
– Trần Thái Tông –

Đang sống trong vô niệm, vọng tâm khởi niệm vô minh, liền rơi vào hữu niệm, rơi vào sanh tử, mê mãi buông mất bản tâm, lang thang trong sáu trần, xa rời “thể vô sanh” đáng thương cho chính mình.

“Phá trừ phiền não trùng tăng bệnh,
“Thú hướng chân như tổng thị tà.
“Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại,
“Niết bàn sanh tử đẳng không hoa.”
‘Phá trừ phiền não càng thêm bệnh,
‘Tìm đến chân như cũng là tà.
‘Tùy thuận các duyên không quái ngại,
‘Niết bàn sanh tử thảy không hoa.’
– Tú tài Trương Chuyết –

Còn thấy có phiền não – có đến chân như, tức là là còn nhị nguyên – là tâm chưa bất nhị “không hai”, là chưa thấy được đạo “chân tâm” “thấy tánh”.

“Các ông phải chân thật trong mọi việc, không có gì chân thật trong đời mà không chân thật trong Phật pháp, và không có gì không chân thật trong Phật pháp, lại chân thật trong đời.”
– Thiền sư Thiên Quế –




TA CÒN ĐỂ LẠI GÌ KHÔNG

TA CÒN ĐỂ LẠI GÌ KHÔNG
Người Lái Đò Thầm Lặng

Thời gian lặng lẽ trôi xa, buông theo áng mây trôi hờ hững. Chặng đường vẫn còn đó với dẫy đầy gập ghềnh – gai gốc, nghiệt ngã bủa trùng. Dẫu sông dài – biển rộng, dẫu gian khó nghìn trùng, hình ảnh người lái đò, gò tấm lưng gầy, với mái tóc bạc phơ bụi phấn, mãi mãi âm thầm lặng lẽ, tôn vinh trong mỗi lòng nhân thế.

Ví dầu trên mỗi cung đường, con nước xoay chiều sóng gió, lòng người khúc mắc – hun hút lạnh ngắt vô tình rẽ chia – gắt gỏng gieo điều oan khuất trái ngang. Người lái đò vẫn ung dung lặng lẽ giữa lòng đời vạn biến, bận rộn say sưa, dầu dãi nắng mưa, đưa từng đợt khách tấp nập sang sông, hết thế hệ này đong đầy biết bao kỉ niệm ngậm ngùi đi qua, thì nối tiếp thế hệ trẻ khác êm đềm lại đến. Người lái đò miệt mài cần mẫn, nhận lãnh sứ mệnh trồng người cao quý, cặm cụi chăm bón, trang bị hành trang – thắp lên tin yêu – truyền trao tri thức – thắm đượm tinh hoa Phật chất, nâng bước thế hệ mai sau kịp thời trưởng thành, vững vàng trên chính đôi chân của mình, dang rộng đôi cánh mạnh dạn vào đời – đăng trình cặp bến tương lai.

Trên từng mỗi dòng chảy, dẫy đầy gió to sóng dữ, lưu vong trên chính quê hương gian khó, đòi hỏi thách thức – cân não, vẫn tĩnh tại giữ vững tay chèo vượt qua bóng đêm dọa dẫm, đọng lại biết bao dư âm, chan chứa tấm lòng vị tha, có thủy có chung, tâm huyết hy sinh vô bờ bến, giữ vững tay chèo băng băng hướng về phía trước.

Ngày thì cữ mãi trôi qua, dòng sông thì cứ mãi hoang sơ trống vắng, nỗi sẻ chia cứ lây lất một trời yêu thương. Đêm thì mù tịt, bóng tối đoanh vây chôn vùi tuyệt vọng. Dẫu chờ đợi – có ước mơ, bóng đêm vẫn cứ âm thầm hững hờ câm nín. Ngoài trời đổ mưa tầm tả, nhưng mưa trong lòng thì xối xả nhiều hơn.

Cuộc đời là thế, với những dẫy đầy ngã rẻ xuôi ngược chông gai phía trước, dù phải đối diện với thực tại phù du bất định, với ít nhiều vết tích mất mát xé lòng, hằn sâu đớn đau ê chề, đủ để kinh qua, lớn dần dạn dày thấm thía, đủ để đón nhân ý nghĩa cuộc đời. Dẫu cho gia bần có đói khát – dẫu có lam lũ cơ hàn, thì yêu thương vẫn là vòng tay khẽ khàng rộng mở, âm thầm gọi mời cho nhau.

Ánh nắng cuối ngày rồi sẽ tắt, dòng sông đến một khúc quành thăng trầm lịch sử, thì phải qua ngã rẽ thênh thang. Với trái tim nồng ấm, với nhiệt huyết tràn trề, dẫu cho kẻ ra đi hay người ở lại, kẻ ở bên này hay bờ bên kia mòn mỏi, thì tấm lòng nhân hậu của người lái đò chở đầy yêu thương, vẫn mãi mãi sắc son với trái tim nồng ấm giữa sương hàn lạnh giá, cần mẫn thầm lặng tỏa hương, khát khao dâng hiến trí tuệ cho đời.

“Ta còn để lại gì không ?
“Kìa non đá lở, này sông cát bồi…”
– Vũ Hoàng Chương –

Ta không là gì cả và cũng không có gì cả. Vào đời trần trụi, cọ xát với nỗi đau chào đời, tiếp xúc với không gian đột biến bất thường, tiếng khóc tu oa cất lên đong đầy bất như ý từ đó !
Tuổi thơ dần trôi trong vòng tay yêu thương, cứ ngỡ rằng cuộc đời lắm hoa nhiều mộng trãi dài trước mắt. Rồi ngụp lặn, rồi được giáo dục trong môi trường bưng bít sự thật, dựng đứng cắt xen bóp méo lịch sử, dẫn hướng có ý đồ, mụ mẫm theo định hướng xa vời không thực tế, đánh mất nhân bản, o ép tự do, hướng đến tự chủ bản thân cũng không còn.

Nhưng thực tế thì phủ phàng, được tiếp cận ít nhiều lương trị, lắm lúc từ thâm sâu, ngon lửa tri thức như chợt lóe lên, từng đóm nhỏ khơi gợi, thấy được những chứng cứ bức súc đau lòng chung quanh, những dã tâm mưu mô lọc lừa toan tính, làm dấy lên ít nhiều nhũn chí nản lòng. Nhưng, những hứa hẹn một thiên đường ảo tưởng, những quyền lực độc quyền giả tướng được trao, những miếng mồi béo bở của biết bao mồ hôi nước mắt và có cả máu đào của biết bao đồng loại, đang ỡm ờ trước mắt, đã làm tối mắt lương tri, không còn tự chủ, quán tính vô tri vô thức cúi đầu lãnh cảm phục tùng, tạo thêm đen tối không gian, thời gian trãi dài âu lo nghìn trùng bức bối, dày xéo tha nhân, làm cho thịt da, tri thức, mãi mãi đau đớn nhức nhối khôn nguôi.

Những mơ ngủ lâu ngày đã đẩy tuổi trẻ rong chơi xa vời theo dòng thác loạn, mà nỡ quên đi thận phận chính đáng làm người, trách nhiệm cao quý đối với tha nhân. Như cơn sóng ngầm từ lâu quằn quai rên rỉ đắng cay. Ánh sáng mặt trời chợt thức, từng đóm nhỏ lóe lên xé toạc màn sương đêm đen tối.

Tuổi trẻ hôm nay như chợt đánh thức, ý thức được trách nhiệm nặng nề trước tiền đồ tổ quốc.
Sức trẻ đong đầy nhựa sống, vươn vai Phù Đổng, làm nên lịch sử. Lịch sử có được sang trang, non sông gấm vóc có được huy hoàng, quốc tổ có được hùng cường vững mạnh. Mảnh đất quê hương thân yêu , nơi chôn nhau cắt rốn của biết bao tuổi thơ ngọc ngà trong sáng, đang nằm gai nếm mật, quằn quại thương đau, rách nát tua tủ tả tơi. Có được gìn giữ trọn vẹn, vá lại lành lặn an toàn hay không, đều nằm trọn trong đôi tay trẻ trung vững chãi của thế hệ tuổi trẻ hôm nay!…

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
“Phải có danh gì với núi sông”
– Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ –

Sĩ phu với tâm thế – cốt cách trượng phu, trải qua dòng đời nghiệt ngã vì cuộc mưu sinh, gầy dựng gia nghiệp – đạo nghiệp, có chí nguyện vị tha, vì tha nhân mà hi hiến phụng sự. Chí đã sâu – nguyện đã lớn thì tiền tài vật chất là phù du, những tháng năm phụng sự tổ chức nào có nề hà, sẵn sàng hy hiến tuổi thanh xuân, mạnh dạn đối mặt gian nan – chướng duyên – nghịch cảnh, hy hiến sức vóc – tài năng – vật chất – tài chánh (hàng trăm triệu VNĐ) để thành toàn đạo hạnh – thành toàn phật sự tổ chức.

Dẫu biết rằng, với thân thể còm cõi còn lại – một ít hơi tàn ngắn ngủi, vẫn miệt mài vun xới mảnh đất vườn tâm, làm kiếp con tằm cần mẫn thắt ruột nhả tơ, “cảo thơm lần giở”, trao lại cho đời gia bảo quý giá trác tuyệt, lưu lại cùng trời đất sử xanh muôn thuở.

Mạnh dạn nhìn thẳng vào như thật duyên sinh: Sinh – Lão – Bệnh – Tử, đây là dòng chảy tư tưởng đại thứ – là quy luật các pháp vô thường bất biến, ai ai rồi cũng nếm trải qua giấc mộng:

“Nhất thiết hữu vi pháp,
“Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
“Như lộ diệc như điện,
“Ưng tác như thị quán.”

‘Tất cả pháp hữu vi,
‘Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
‘Như sương, như chớp loé,
‘Hãy quán chiếu như thế.’
– Kinh Kim Cang –
Khi còn hơi thở là đời sống kéo dài. Những giây phút ít ỏi còn lại, phải sống sao cho xứng đáng – có ý nghĩa. Đến lúc tử thần gõ cửa, với dấu chấm hết tròn trịa, thì không hổ thẹn với lương tâm, thảnh thơi – nhẹ nhàng – an lạc – như “cánh nhạn quá từng không” – tự tại cất cánh ra đi như trút bỏ chiếc áo rách. Bởi vì từ khi vào đời, với hai bàn tay trắng, thì đâu có gì để mà vướng bận – nuối tiếc !

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
“Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
“Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
“Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.”
– Thiền sư Vạn Hạnh –

Thân như bóng chớp chiều tà
‘Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
‘Sá chi suy thịnh việc đời
‘Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.’
– HT.Mật Thể dịch –




HƯƠNG LÒNG THÀNH ĐẠO

HƯƠNG LÒNG THÀNH ĐẠO

Một sớm Ni Liên lên mắt biếc
Hào quang rực rỡ tỏa Bồ Đề
Hương chiên đàn thơm tỉnh cơn mê
Từng bước thảnh thơi lòng nhân thế

Nước mắt trần gian tràn bốn bể
Niềm đau ngầy ngụa khắp năm châu
Mỗi bước đi về giữa đêm thâu
Vùi giấc triền miên trên gối mộng

Hồn mãi trôi dài theo gió lộng
Đường xa vương mắc buội trần ai
Sóng đời xô lệch gian nan mãi
Gội rửa muộn phiền cho phôi phai

Tỉnh giấc phù vân lòng nhân ái
Lệ nhòa thành ngọc hóa nên thơ
Rộn rã Ca Lăng hòa trong nắng
Vàng rơi mặt đất bổng hồi sinh

Pháp bảo lung linh trời Đại Việt
Bao hồn tơi tả rớt vô minh
Cửa không mời gọi người quay bước
Bình an thế giới tỏa quanh mình.




Chim Oanh Buồn Ngơ Ngác

Chim Oanh Buồn Ngơ Ngác

Mới hôm nào đến chùa
Niềm hân hoan bát ngát
Phật từ bi thanh thoát
Thầy dịu hiền biết bao

Thầy dạy em rộng mở
Tha thứ không giận hờn
Thầy yêu thương tất cả
Lòng hỷ xã vô lường

Hôm nay em đến chùa
Cửa chùa khóa lặng ngắt
Phật từ bi nơi nào ???
Để đàn con ngơ ngác !

Thầy dạy em yêu thương
Nhưng yêu thương bẽ bàng !
Chơi xa ngoài khung của
Cho đàn con hoang mang …




Ở Nơi Này Biển Cứ Lao Xao

Ở NƠI NÀY ƠBIỂN CỨ LAO XAO

Không hiểu tại sao
từ đâu đó
gió cứ mãi trôi về
làm lao xao hoa lá cũng rung khua

Đêm !
thì ở nơi kia
xa tận khu rừng
cứ yên ắng
Nhưng biển
ở ngoài kia
sóng vẫn cứ ì oàm
vỗ lên vách đá
bọt tung tóe
trắng xóa dưới bước chân

Con thuyền câu
ngoài xa khơi
ánh đèn leo loét
bập bềnh trên sóng

Ở nơi này
bóng in lên vách đá âm thầm
nghe biển hát xôn xao mà ngao ngán
Sóng cứ đổ dồn
đùa nhau theo năm tháng mỏi mòn
cho đá cũng hư hao

Mây thì ở trên cao
gió cứ lùa đi
trôi vào vô tận
khó gửi gắm vần thơ
Lỗi nhịp cung đàn !

Lam Nhã Thảo Am, 16052020




Tiểu sử Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ




PHÓNG SỰ: PHÁP HÔI THÙ ÂN

PHÓNG SỰ: PHÁP HÔI THÙ ÂN

Gia Đình Phật Tử Việt Nam ra đời từ chiếc nôi uyên nguyên nhiệm mầu của Đạo Phật, của nền văn hóa đạo lý dân tộc. Được thừa hưởng – kế thừa gia tài chân truyền của Chư Phật, của Thầy Tổ chân sư, của các bậc tiền nhân sáng lập – truyền trao. Gần một thế kỷ tồn tại và vững vàng, luôn luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, hứng chịu biết bao cơn sóng dữ do các thế lực chính trị bạo hành. Trãi qua biết bao thịnh suy, từng giai kỳ thể chế lịch sử, GĐPTVN vẫn luôn luôn trung trinh bất biến, nêu cao ngọn cờ hòa bình nền xanh hoa sen trắng tụng lượn trên nền trời Đại Việt và lan tỏa khắp năm châu bốn biển. Là cánh tay hậu duệ đắc lực, bảo vệ – gìn giữ – xiển dương vẹn toàn chánh pháp, làm nên công cuộc chấn hưng bảo tồn Phật giáo VN, giữ gìn nền nếp gia phong – văn hóa – đạo lý dân tộc.

Trước nỗi bất an thương đau của toàn nhân loại, đang chìm ngập trong ngôi nhà lửa hừng hực, ngầy ngụa trước những tham vọng vô minh, xô đẩy nhau vào hầm lửa tự hủy diệt. Toàn thể lam viên từ Quốc nội đến Hải ngoại, tâm thành – hân hoan – nô nức hướng về Pháp Hội Thù Ân, như hướng về thánh địa thiêng liêng, nơi diễn ra một sự kiện trọng đại chưa từng có trong lịch sử áo lam. Toàn nhân loại kỳ vọng từ đây một kỳ tích lịch sử được sang trang, ánh sáng thanh bình rợp mát năm châu, toàn cầu được sạch trong an lạc. Đạo Phật là Đạo Hiếu, với tinh thần “Thượng báo tứ trọng ân – Hạ tế tam đồ khổ”, Toàn thể lam viên GĐPTVN, trên thì chu toàn hiếu đạo đền đáp tứ trọng ân, dưới thì nổ lực tấn tu trau dồi phẩm hạnh, thành toàn đạo nghiệp giáo dục thế hệ mai sau.

Đạo lý dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, đã tiếp thu tinh hoa Phật giáo, để xây dựng nền luân lý truyền thống dân tộc, được nuôi dưỡng thấm đẫm bằng chất liệu ngọt ngào, ắp đầy ca dao – tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn – ăn quả nhớ người trồng cây”. Biết bao thế hệ con cháu Lạc Hồng tiếp nối truyền thống cha ông, bảo vệ đạo đức tri ân và báo ân cao quí.

Kỷ niệm 50 năm áo lam GĐPT Việt Nam thống nhất trên toàn quốc (1964 – 2014), kỷ niệm 10 năm Ban Hướng Dẫn GĐPT Việt Nam Trên Thế Giới tựu thành (2004 – 2014). BHD GĐPT Việt Nam Trên Thế Giới phát tâm lập nguyện kết nối áo lam trên toàn Thế giới cùng thiện hữu tri thức gần xa, kiến lập PHÁP HỘI THÙ ÂN, truy tiến báo ân, kỳ cầu siêu độ, hồi hướng công đức lành nguyện cầu pháp giới chúng sanh đồng triêm lợi lạc. Pháp Hội được công khai diễn ra tại chùa Pháp Vân, số 16, đường Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ, quận Tân Phú, thành phố Sài Gòn. Thời gian: 20 – 21 – 22 – 23 – 24 – 25/08/2014.

Pháp Hội được kiến lập gồm có các nội dung:

– Đại Trai Đàn Chẩn Tế – Giải Oan Bạt Độ nguyện cầu âm siêu dương thái.

– Tưởng niệm hiệp kỵ Chư vị Ân Sư – Sáng Lập Viên – Bảo Trợ – Gia Trưởng – Huynh Trưởng – Đoàn Sinh GĐPT Việt Nam trên Thế Giới.

– Hoa Đăng cúng dường, phóng sanh đăng nguyện cầu đạo pháp trường tồn, dân tộc và thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

– Kiến lập Giới đàn Thiện Hoa truyền thọ Tại Gia Bồ Tát Giới và Thập Thiện Giới.

– Trai tăng cúng dường.

– Dâng quà Lễ tiến cúng Chư tôn linh Thánh tử đạo tại các địa phương.

– Phát quà chia sẻ cho Huynh trưởng – Đoàn sinh và nhân dân khó khăn, bệnh tật.
Về dự chứng minh Pháp Hội gồm có:

– Chư Tôn Đức Hội Đồng Tăng Già Chứng Minh GĐPT Việt Nam.

– Chư Tôn Đức Ban Thường Trực – Thành Viên Hội Đồng Cố Vấn Giáo Hạnh GĐPT Việt Nam.

– Chư Tôn Đức Tăng, Chư Tôn Đức Ni xuất thân từ GĐPT.

– Chư Tôn Đức là môn đồ pháp quyến của Chư tôn đức Sáng lập viên và Ân Sư Cố vấn của GĐPTVN.

– Chư Tôn Đức Hội đồng Kinh Sư cử hành pháp sự khoa nghi.
Tham dự Pháp Hội gồm có các thành phần:

– Ban Hướng Dẫn GĐPT Việt Nam Trên Thế Giới.

– Ban Hướng Dẫn GĐPT Việt Nam (Quốc Nội).

– Đại Diện BHD GĐPT VN tại Hải Ngoại.

– Phái đoàn BHD GĐPT các Tỉnh – Thị trên toàn quốc.

– Đại Diện BHD các Châu Lục, Quốc Gia.

– Quý Gia đình thân quyến của Chư Thánh Tử Đạo, Chư Chân Linh, Chư Hương Linh Sáng lập viên, Bảo trợ, Gia Trưởng, Huynh trưởng, Đoàn sinh.

– Quý Ban Bảo Trợ, Thiện Hữu Tri Thức, Quý Ân Nhân Mạnh thường quân, Quý Cựu Huynh Trưởng trong và ngoài nước.

– Quý Gia trưởng, Huynh trưởng, Đoàn sinh GĐPT Việt Nam trên toàn Thế giới.
Chư Tôn Thiền Đức là những bậc chân sư thạc đức phạm hạnh, dù tuổi cao sức yếu, phật sự đa đoan, nhận lời mời bái thỉnh của chúng con, quí ngài đã huệ cố, di giá chấn tích đăng lâm chứng minh Pháp Hội, toàn thể lam viên chúng con cảm kích vô cùng. Sự hiện diện quí báu của quí ngài, làm cho tâm bồ đề chúng con thập phần kiên cố, tin tưởng mãnh liệt vào chánh pháp Như Lai. Chúng con là những đóa hoa lan bé nhỏ, nhờ thấm đẫm những giọt sương mai mà tươi thắm cuộc đời. Chư Tôn Thiền Đức mở lòng vị tha, thả xuống dòng đời chiếc thuyền tế độ, nếu không nương nhờ vào pháp lạc từ bi tưới tẩm, thì những đóa hoa Ưu Đàm khó một lần xuất hiên. Chúng con thành kính gieo năm vóc, thành tâm đảnh lễ bái tạ thâm ân.

Toàn thể lam viên trên toàn thế giới vô cùng biết ân sâu sắc sự quang tâm huệ cố tận tình của Hòa Thượng Phước Trí – Chư Tăng và Đạo Hữu chùa Pháp Vân. Hòa Thượng đã vì đàn con thân yêu, mà không nề hà tuổi cao sức yếu, hứng chịu gian khó, tận tình chiếu cố lo toan, giúp cho Pháp Hội được thành công viên mãn. Chư Tăng và Phật tử bổn tự, các ngài đã dốc lòng chiếu cố, bận bịu lo toan trong ngoài, để cho chúng con đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, nơi ăn chốn ngủ no đủ – mát mẽ – ấm êm. Trong suốt thời gian diễn ra Pháp Hội, với số lượng rất lớn Huynh trưởng – Đoàn sinh GĐPTVN, đã làm xao động, ảnh hưởng rất nhiều đến nền nếp thanh tu, chúng con thành kính đảnh lễ sám hối trên Chư Tôn Đức từ bi hỷ xã.

Ban Hướng Dẫn Gia Định, mà cụ thể rõ nét nhất là đơn vị GĐPT Đức Tuệ và các đơn vị GĐPT trực thuộc, đã sát cánh cùng Ban Tổ Chức Pháp Hội Thù Ân lo toan phật sự. BTC đã thấy được sự hy sinh nhiệt tình rất lớn, các ACE nhọc nhằn lao khó rất nhiều, tích cực góp phần đắc lực cho sự thành công Pháp Hội. BTC và toàn thể lam viên tham dự Pháp Hội, vô cùng biết ơn sự lãnh đạo điều hành tài tình của BHD Gia Định và sự hy sinh to lớn của ACE GĐPT Gia Định.

Dưới sự điều hành nhạy bén của các anh trưởng – phó ban, Ban Trật Tự đã thành toàn trách nhiệm một cách xuất sắc. Ban Tổ Chức đã thấy được nhiệt tâm lo toan từ mỗi thành viên, các anh đã thức khuya dậy sớm chu toàn nhiệm vụ, giữ vững từng khu vực phân công, bảo vệ an toàn Pháp Hội, góp phần làm cho Pháp Hội Thù Ân được diễn ra thập phần viên mãn.

Khối Truyền Thông là bộ mặt sinh dộng – là tiếng nói của Pháp Hội Thù Ân. Lần này, đội ngũ phóng viên được tăng cường, có năng lực. Được phân công – điều hành tổ chức một cách chặt chẽ, làm việc cật lực, bộ máy chạy đều, mỗi người mỗi việc không dẫm chân nhau. Tuy còn thiếu nhiều cây viết chủ lực, nhưng ACE đã nổ lực hết mình, thực hiện có hiệu quả, nhiều bản tin – hình ảnh được cập nhật kịp thời, nhiều cuộc phỏng vấn trực tiếp được thực hiện súc tích. Tuy có bị phá sóng, nhưng các Huynh trưởng kỷ thuật viên – chuyên viên cầm máy thu hình – truyền hình trực tiếp vẫn cố gắng truyền tải đầy đủ các sinh hoạt, các khóa lễ đều đặn lên mạng toàn cầu. Bộ phận phát hành hình lưu niệm, thỏa đáng kịp thời các yêu cầu của lam viên bốn phương. Những kết quả hôm nay, không phải dễ dàng mà có được, Ban Tổ Chức đã thấy được, có anh đã quên cả buổi ăn trưa, bỏ đi cả giấc ngủ đêm, để trần mình vật lộn từng thước phim, chỉnh sửa từng bức ảnh, viết từng bản tin hoàn chỉnh, lao nhọc đến vô cùng.

Vận hội khai mở, lính khí hồn thiêng sông núi hội tụ, trăm hoa đua nở, hương chiên đàn thơm ngát lan xa, đêm hoa đăng rực rỡ đèn hoa, lung linh ánh trí tuệ rạng ngời, đồng cảm với vạn lòng thiên cổ. Dị khẩu đồng âm nhất tâm như một, hồng danh Quán Thế Âm bi hùng vang lên bất tận, từng giọt nước nhành dương tưới mát nhân gian, làm cho những tâm niệm sân si được lắng xuống, biết hồi đầu hướng thiện, trãi lòng thương yêu, cho nếp sống thanh bình được lan tỏa khắp nơi nơi, cho hoa cỏ tốt tươi, hương vị ngọt ngào, tình yêu đầm đà quê hương dân tộc. Lễ hội hoa đăng nhân văn được tôn vinh, ánh nến lung linh trên từng bước đăng trình thảnh thơi, gát bỏ sau lưng cơn gió chướng, đón nhận làn gió thanh lành từ phía trước, đồng tâm hiệp ý truyền trao cho nhau niềm tin chân lý, đồng hành vượt qua gian khó, chúc phúc thiêng liêng đến với bạn bè năm châu trọn đầy an lạc.

Giới luật của Phật giáo là những chế định nguyên tắc sống, là hệ thống phát triển đạo đức xã hội, đảm trách điều chỉnh những hành vi phóng dật, làm hài hòa cân đối mối quan hệ – sinh hoạt – tập quán xã hội. Tu học thực tập là nếp sống thực nghiệm siêu việt của người Huynh trưởng GĐPTVN. Nữa khuya, tại Pháp Hội Thù Ân, đại giới đàn Thiện Hoa được kiến lập, trên 600 Huynh trưởng Giới tử phát nguyện thọ Thập Thiện và Bồ Tát Giới, đã khẳn định được sự tu học – thực tập giới luật gắn liền với đời sống thường nhật của người Huynh trưởng. Từ tục đế vươn lên, người Huynh trưởng như một thiền sinh đang đối mặt giữa hai bờ sinh diệt, “Ưng tác như thị quán”, lập nguyện lội ngược dòng đời để hoàn thiện nhân cách, thành toàn đạo nghiệp, đạo hạnh được vững vàng thì tâm đại bi được trãi rộng, uy lực độ sinh thập phần kiên cố.

Tại Pháp Hội, chúng tôi nhìn thấy nhiều ACE rưng rưng nước mắt, khi cầm trên tay món quà ân tình từ quỹ tình lam, từ quỹ trợ cấp khó khăn. Những món quà tuy không lớn, nhưng đong đầy ý nghĩa, đọng lại nơi đây biết bao tình cảm to lớn mà các nhà mạnh thường quân, các anh chị em áo lam bốn phương thân thương dành tặng những Huynh trưởng thiếu diễm phúc, có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi được biết, đời Huynh trưởng thì rất nghèo, có lẽ cái nghèo được gắn liền chung với số phận toàn dân tộc. Nhưng không phải vì cái nghèo khó đó mà các AC rời bỏ sinh hoạt, bởi vì tất cả chúng ta, ai nấy đều biết, tổ chức đang gặp rất nhiều gian nan, từng mỗi đơn vị GĐPT địa phương đều vương mang khốn khó, nếu tự mình bỏ cuộc, thì ai sẽ là người đứng mũi chịu sào lèo lái con thuyền GĐPT địa phương, ai sẽ là người dìu dắt đàn em thân yêu giữa đêm đen mù tịt, ai là người sẽ thắp lên trong các em ngọn đèn tuệ giác, giúp các em vững vàng trong cuộc sống dẫy đầy cạm bẩy nhiễu nhương này.

Sư hiện diện đông đảo của các anh chị Huynh trưởng cao niên từ cấp cao cho đến các em Đoàn sinh nhỏ tuổi, các ACE từ các Châu lục Quốc gia ở tận bên kia nửa quả địa cầu. các ACE từ miền Trung xa xôi cho đến mũi Cà Mau xa tít, các ACE từ cao nguyên rừng núi bạt ngàn đến duyên hải trùng dương bát ngát. Pháp Hội Thù Ân là một uy lực lớn, một sức hút lớn, làm cho ai nấy, nếu là Đoàn viên GĐPTVN đều chung chí hướng – một lòng, không vì cách trở địa lý, không vì gian khó đời thường mà mỏi gối chùn chân. Những dị biệt về hoàn cảnh – tâm lý, những khác nhau về tuổi tác – lợi quyền, đều bỏ mặc sau lưng, tất cả đều tay bắt mặt mừng, nhìn nhau chan hòa, anh em một nhà thân ái.

Trước mặt chúng em là các anh các chị trưởng bối cao niên, đức cao vọng trọng. Có anh có chị đã bước vào tuổi cổ lai hi, thế mà các anh các chị không nề hà tuổi cao sức yếu, an hưởng tuổi già, sẵn sàng tinh tấn, lập đại nguyện rộng lớn, vì sự nghiệp truyền đăng, luôn luôn sát cánh cùng chúng em, vững chãi leo lái con thuyền lam cởi lên trên đầu sóng ngọn gió, hứa hẹn mai này cặp bến bình yên. Nhờ những người thợ chăm vườn tài hoa – yêu nghề, chăm bón – tỉa gọt – uốn nắn từng thân cành, thổi lồng sức sống, truyền tải mạch lam, trao lại cho đời những đóa hoa trác tuyệt. Các anh các chị là những tấm gương ngời sáng soi rọi cho chúng em noi dấu bước theo. Nhờ có các anh các chị niên trưởng kính yêu mà chúng em được trưởng thành theo năm tháng, dòng máu lam luôn luôn rực chãy, tâm huyết tràn trề. Thế hệ chúng em hôm nay, lập nguyện nối tiếp, kế thừa chí nguyện các anh các chị: “Ngũ trược ác thế thệ tiện nhập”, dù sóng có cuồng – bão có dữ, chúng em tâm nguyên bồ đề bất thối, đem những tinh hoa đã thực tập tu học được từ các anh các chị mẫn ái, tâm ấn truyền trao. Vô úy giữ vững ngọn cờ hòa bình nền xanh hoa sen trắng, mạnh dạn dấn thân vào đời chuyển hóa tha nhân, xây đời hộ đạo, góp phần thiết thực, làm cho cả hành tinh này hóa hiện sắc lam hiền hòa – tịnh độ nhân gian

GĐPTVN luôn luôn gặp phải vô vàn chướng duyên, dẫy đầy gian nan thử thách ý chí, không phải chỉ mới có hôm nay, mà trước năm 1975 vẫn vậy. Có lẽ cái xấu cái ác luôn luôn tồn tại trong mỗi lòng vô minh, khó đồng hành với lẽ thiện điều lành chân chánh, cho nên xã hội này cứ mãi não loạn nhiễu nhương triền miên, cho nên đất nước này khó được thanh bình thịnh trị. Tệ nan dẫy đầy, phạm pháp tràn lan, nhà tù chật ních. Thay vì tập trung khuyến khích phát triển những trung tâm văn hóa giáo dục đạo đức – ý thức đạo lý nhân quả – cách sống lục hòa yêu thương. Ngược lại mù mờ, mở rộng xây dựng tốn kém cho những công trình nhà tù vô ích khắp nơi. Người dân hiền lành chất phát khó có được yên ổn, tự do hạnh phúc.

Pháp Hội diễn ra không được binh yên như sáo ngữ tự do tôn giáo, mà được rất nhiều quan tâm chiếu cố đặc biệt từ phía các nhà chức việc, nhiều cuộc đối thoại gay gắt – sách nhiễu khoáy rối không ít. Không được sự cho phép của chính quyền chuyên chính vô sản.

Nếu không nương nhờ hồng ân Tam Bảo, nhờ uy đức của Chư Tôn Thiền Đức lưỡng viện, nhờ vào uy lực từ bi của Hòa Thượng Viện Chủ, nhờ vào sự toàn tâm toàn ý, công đức đóng góp tịnh tài – tịnh vật tích cực – thầm lặng của các nhà mạnh thường quân đề danh và vô danh, của toàn thể lam viên từ Quốc nội đến Hải ngoại, từ các anh chị Huynh trưởng cấp cao cho đến các anh chị Huynh trưởng tập sự, từ các anh chị Đoàn viên Ngành Thanh cho đến các em Đoàn sinh Ngành Đồng, tất cả đều chung sức chung lòng tạo nhiều thuận duyên đưa Pháp hội đến thành công. Nguồn kinh phí hiện có được ban tài chánh thu – chi có chứng từ rành mạch, công khai rõ ràng. Toàn thể lam viên tin tưởng mãnh liệt vào sự điều hành tài tình sáng suốt của Ban Tổ Chức. Nhờ sự tĩnh tại quyết tâm vững vàng của Ban Tổ Chức, đã đưa Pháp Hội đến thành công viên mãn. Sức mạnh thành công quan trọng của Pháp Hội Thù Ân, đã mặc nhiên khẳn định đươc tính pháp nhân bất biến của GĐPTVN chính thống tại Việt Nam và trên Thế Giới, là một thực thể truyền thống thực tại của Phật giáo VN và dân tộc VN.

Trãi qua nhiều triều đại biến dịch theo định luật vô thường như thật, Gia Đình Phật Tử Việt Nam không xu phụ thế quyền, nô dịch, làm biến thái bản thể như nhất vốn có. Sự có mặt của một số cán bộ chính quyền địa phương đại diện cho nhà nước VN tại buổi lễ khai mạc Pháp Hội Thù Ân, được Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Pháp Vân tế nhị lịch sự mời dự. Tại chương trình khai mạc Pháp Hội, không có ghi lời mời đại diện chính quyền phát biểu. Thể hiện tấm lòng thân thiện hiếu khách vốn có của dân tộc VN, sự có mặt của các vị chức việc này không làm ngạt nhiên đối với cử tọa tham dự Pháp Hội, (sự phân biệt nếu có, chỉ rơi rớt ở một vài cá tính, lợi dung sự bất như ý của BTC để thỏa mãn tâm lượng hẹp hòi, ý thức kém cỏi, có ý đồ đáng chê trách). Thể hiện tính tự tại không phân biệt, vô ngã tướng của GĐPTVN, xướng ngôn viên điều hành Pháp Hội lịch sự giới thiệu các chức danh địa phương, Sự bước đến của thế quyền, có lẽ là muốn cải thiện cách nhìn lệch lạc sai lầm từ lâu nay đối với GĐPTVN chính thống.

Còn có một vài cá nhân, chưa thấy được hết sự kham nhẫn của GĐPTVN trong giai đoạn khắc nghiệt, chỉ nhìn vào di căn của một vài cá nhân thiếu tu, vội vàng đánh giá, hời hợt vô tâm đem cái tôi vị kỷ đạo đoạn đáng thương thao túng, nỡ tâm bôi đen sự trân quí của cả đại thể, đánh mất bản hoài to lớn của một Huynh trưởng GĐPTVN “Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập”, thà hy sinh thân mạng đem lại sự tồn vinh GĐPTVN.

Tổ chức thì đang lâm nguy, các thế lực vô minh thọc tay thao túng, thịt da đang bị chia chẽ đau nhứt đến vô cùng. Toàn thể H.Tr tri thức tâm huyết, có lương tri, dốc lòng từng giờ từng phút đau đáu lo toan giải trừ pháp nạn.
Bản thân cá nhân thì chẳng có ý nghĩa gì cả, ở đây chỉ là một khối tanh hôi vô thường, đem cái nhơ bẩn đạo đoạn này mà làm việc Phật thì chỉ là thế tục hóa. Là một thất phu trước thời cuộc, nhất tâm đem cái tâm có tu – có học vững chãi, thiết tha, toàn tâm toàn ý góp phần sức sống nhỏ bé của mình tạo nên sức sống to lớn vững vàng GĐPTVN.

Sự trở về của Hòa Thượng Tuệ Sĩ như một vầng thái dương rực rỡ, làm cho bầu trời Việt Nam vốn dĩ đen tối, bổng chốc trở mình thức giấc, sáng chói huy hoàng. Mỗi bước tĩnh tại của Thầy đi qua, làm cho từng li khối không gian hưởng nhờ pháp lạc.
Hòa Thượng Tuệ Sĩ là thạch trụ kên cố, là niềm tự hào của Phật giáo VN.
Sự bình dị tĩnh tại tràn đầy hoan hỷ của ôn Tuệ Sĩ, như truyền sức sống mãnh liệt cho thế hệ trẻ hôm nay.

Sự vững vàng như sơn của Ôn, là điểm tựa vững chãi của toàn thể Phật giáo đồ cả nước.

Toàn thể Tăng – Ni và Phật tử trong nước và hải ngoại, đang toàn tâm toàn ý ngưỡng vọng hướng về Hòa Thượng với cả tấm lòng thiết tha chờ đợi một ánh sáng nhiệm mầu cho Tổ quốc và Phật giáo Việt Nam.

Trong ánh mắt bao dung chan hòa từ bi, từng bước đi an lạc thảnh thơi, của Hòa Thượng Thái Hòa và Chư Tôn Thiền Đức lưỡng viện: Hội đồng Chứng minh – Hội đồng Cố vấn, nhiệt tâm bảo vệ sự sinh hoạt vững vàng tổ chức GĐPTVN, đã thắp lên từ mỗi trái tim lam niềm tin bồ đề tâm kiên cố. Kể từ hôm nay GĐPTVN đã có điểm tựa vững chãi, mạnh dạn phát huy nội lực, góp phần vào sự nghiệp phát triển tổ quốc, tăng huy Phật giáo VN.

“Chim có tổ – người có tông”, “Uống nước nhớ nguồn”. Hôm nay chúng ta thành tâm cảm niệm công đức tiền nhân, người đã truyền trao cho chúng ta ánh sáng chân lý pháp bảo nhiệm mầu, người đã nuôi dưỡng cho chúng ta nên thân huệ mạng, người đã hy sinh nằm xuống cho nền văn hóa dân tộc luôn luôn rạng ngời sông núi, người đã một nắng hai sương thân cò lặn lội sớm hôm cho chúng ta nên vóc nên hình. Phàm làm người, ai nấy đều phải có NHÂN có NGHĨA, có đời sống thương yêu – hiền hòa – đức độ, biết kính trên nhường dưới, biết công ơn dẫn lối đưa đường, biết tri ân kiến lập định hướng. nếu không được vậy thì chỉ là con người bỏ đi, hư danh giả tạo, đâu xứng đáng là con Hồng – cháu Lạc, Phật tử thuần thành, tín tâm bất thối. Tổ chức được trường tồn, là ở đó có những Huynh trưởng GĐPT biết gát mình qua một bên, hy sinh không nề hà mệt mỏi, tận tụy sớm hôm thành toàn sứ mệnh truyền đăng – lăn chuyển bánh xe pháp, góp phần xây dựng hoàn chỉnh nền giáo dục khoa học: Khai phóng – xả kỷ vị tha, vì tha nhân mà phụng sự, trao lại cho đạo pháp biết bao danh tăng thạc đức mô phạm, trao lại cho đời biết bao hiền tài ích quốc an dân./-




Quyết Định Chuẩn Y Quyền Vụ Trưởng GĐPT Vụ




TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI – VĂN HÒE




Khấp Báo





Bạch Trình : H.Tr Nguyên Tín – Nguyễn Châu Mệnh Chung






THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN







Thông Cáo Báo Chí Của Văn Phòng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống GHPGVNTN











Tưởng Niệm 60 Năm Thánh Tử Đạo









HIỆP KỴ GĐPT

HIỆP KỴ GĐPT TỈNH BÌNH THUẬN

Người Phật tử đến chùa, là đến với Thầy – Tổ, là trở về nương tựa dưới mái nhà của người cha – người mẹ thân yêu của mình. Người con cần có nơi chốn để được vỗ vệ – ấp ủ – thương yêu, không phải là phải xin xỏ và được ban ân – bố thí mới có. Mà người cha – người mẹ (người Thầy: là “thiên – nhân sư”, là người xuất gia: “xuất thế tục gia” – “xuất phiền não gia” – “xuất tam giới gia”, lìa xa gia đình, lìa bỏ sự nghiệp quyền quý – cao sang, có đời sống tu viên, chuyên tâm học kinh – giữ giới – tu thiền để thanh lọc tâm ý, xa lìa ái dục – không thiết tha lưu luyến thế tục, có chí nguyện Đại Trượng Phu, có trái tim từ bi – cởi mở – vị tha bao la bát ngát, có ý chí kiên cường “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” – “bất bái quân vương”, tâm nguyện vững chắc, việc làm cao thượng, quyết tâm cầu giải thoát, tiến lên hàng thượng thừa), phải có trách nhiệm thương yêu chở che – bảo bọc, để cho người con tha phương của mình có được nơi chốn nương tựa ấm êm trong vòng tay từ ái, sau những năm tháng dài rong ruổi đường dài, dãi dầu nắng mưa gian khó – khắc nghiệt đời thường.

Chùa Huệ Đức – xã Sơn Mỹ – huyện Hàm Tân – tỉnh Bình Thuận, là một ngôi chùa nghèo khó, nằm giữa một miền quê hẻo lánh, do Thượng tọa Thích Đồng Khánh trụ trì. Thầy có một vóc dáng ốm yếu nhỏ nhắn, nhưng ẩn chứa trong Thầy một tâm hồn to lớn. Mặc dù gặp phải ma chướng, thế quyền bủa vây – ngơ mắt vô tâm trước những khốn khó của lương dân. Nhưng với một tấm lòng đại bi rộng mở, Thầy đã mạnh dạn mở rộng vòng tay ôm ấp biết bao mảnh đời cơ cực, những trẻ mồ côi – tật nguyền đang tìm về dưới mái ấm của Thầy càng lúc càng đông thêm. Nhưng manh áo – chén cơm – sách vở học tập của các em, đây là nỗi chật vật lo toan luôn luôn nặng trĩu canh cánh trong lòng Thầy. Có một hôm, tại một ngội chùa giữa lòng thị xã, tổ chức Lễ Trai Tăng, sau buổi tiệc chay thịnh soạn, thức ăn còn lại thừa mứa, Thầy ngỏ lời xin mang về cho trẻ mồ côi. Một hình ảnh như thật đã làm cảm động rơi nước mắt cho biết bao người. Nhớ lại hình ảnh tận tụy lo toan đầy thương cảm ấy, ngay cả giờ đây, khi ghi lại những dòng chữ này, mà nước mắt cứ mãi tuông ra, ràn rụa theo từng con chữ.

Và cũng với tấm lòng bát ngát trời mây ấy, Thầy đã mạnh dạn mở rộng vòng tay từ ái, đón nhận Gia Đình Phật Tử truyền thống, đang lưu vong trên chính quê hương mình. Chùa (Chùa to – Phật lớn) của chúng ta còn đó, Thầy của chúng ta còn đó, nền đạo lý – di sản từ bi to lớn muôn đời của chung ta vẫn còn đó, thấy nó sờ sờ trước mắt, thế mà sao xa xôi cách trở – cay đắng đến ngập lòng, để cho biết bao Áo Lam chính thống không còn nơi nương tựa – không dám bước vào! Một tổ chức giáo dục Truyền Thống đã từng gắn bó nhiều đời Lịch Đại Tổ Sư, xương máu – mồ hôi – nước mắt của biết bao anh – chị đi trước đã đổ xuống để bảo vệ cho sự sống còn của Giáo Hội – của đất nước này, và ý chí này – di nguyện này vẫn nối tiếp truyền trao lại cho thế hệ hôm nay và mãi mãi muôn sau, thế mà lại nhẫn tâm, đối xử phân biệt bởi những tâm hồn nhầy nhụa dục vọng vô minh tanh tửi, đành đoạn không dám tiếp xúc – nhẫn tâm xua đuổi ra khỏi chùa những đứa con thuần thành – những hậu duệ trung kiên của đạo pháp.

Cứ ngỡ rằng trước áp lực của ma vương, đang cố tình vùi dập sức sống đạo đức tâm linh, đẩy thế giới này đến gần với hầm lửa tự hủy diệt, chỉ biết có tranh giành danh lợi – quyền lực hơn thua hư vinh, thỏa mãn thú tính hèn kém, nỡ đành chà đạp đồng loại, ân nghĩa sơn môn. Để rồi “Nhân quả đáo đầu chung hữu báo” – nhận lấy một hậu quả nhục nhã thảm hại ê chề, để lại bia đời lưu danh xú uế.

Dù bị đoanh vây giữa cơn sóng thần dữ dội, bất chấp trận cuồng phong bão dữ, với í chí kiên cường, không bao giờ chịu khom lưng khuất phục trước những giả tâm đen tối, dấu mặt – giựt dây – thọc gậy sau lưng khoáy rối. Dù bị từ chối – đẫy đuổi – thay đổi – di dời địa điểm, nhưng với quyết tậm vô úy vốn có của Ban Hướng Dẫn GĐPT Bình Thuận, Lễ Hiệp Kỵ Bình Thuận vẫn được diễn ra như một ngày hội lớn, tất cả Lam viên Bình Thuận từ mọi ngã hướng, dù trong bộn bề cuộc sống đời thường, kinh tế lạm phát, rình rập hù dọa – chụp mũ lương dân. Toàn thể Lam viên Bình Thuận vẫn quyết tâm khắc phục gian nan, với một tấm lòng trung kiên như nhất, nô nức đổ dồn về, làm cho một miền quê yên ắng bổng rộn ràng – sinh động hẳn lên.

Lễ Hiệp kỵ GĐPT Bình Thuận được diễn ra trong không khí trang trọng, ấm áp tình nghĩa sơn môn, thầy trò thân ái. Thầy trực tiếp hướng dẫn – chỉ bảo tận tình, tạo rất nhiều thuận duyên, những khóa lễ được thực hiện chỉnh chu – kính cẩn – nghiêm thiêng, giúp cho pháp hội hiệp kỵ thù ân thập phần viên mãn. Sau mỗi khóa lễ, y hậu thầy ướt đẩm mồ hôi, thầy rất mệt, chúng con kính yêu thầy vô vàn !

Đại Lễ Hiệp Kỵ tri ân và báo ân, thành kính tưởng niệm Chư lịch đại Tổ sư truyền giáo – lưu truyền – bảo vệ – duy trì – phát triển mạng mạch Phật giáo Việt Nam. Tưởng niệm anh linh chư Thánh tử đạo vị pháp thiêu thân – vị pháp vong thân. Tưởng niệm chư vị Tiền Bối hữu công sáng lập GĐPTVN. Tưởng niệm giác linh chư vị Ân Sư cố vấn giáo lý – giáo giới – giáo hạnh. Tưởng niệm ân nhân Bảo trợ – Gia trưởng – Huynh trưởng – Đoàn sinh GĐPTVN quá cố. Lễ khai đàn thỉnh linh tọa vị và khai kinh Địa Tạng đươc Thầy Trụ trì tổ chức từ tối mười bốn. Sáng ngày Rằm tháng Mười – Tân Mão, Mặc dù Phật sự đa đoan, nhận được í chỉ ủy nhiệm của Hòa thượng Thích Trừng Khiết, Thượng tọa Thích Thông Hương chủ sám và 12 vị Tăng – Ni trong Ban Kinh sư chứng minh đại lễ. Lễ Kỳ siêu được chính thức diễn ra trong không khí chí thành – trang nghiêm của hơn năm trăm Lam viên và khách mời về dự. Sau lễ kỳ siêu là nghi thức hành chánh và Lễ Tiến Linh. Ban Hướng Dẫn – Ban Tổ Chức Đại Lễ Hiệp Kỵ GĐPT Bình Thuận, thành kính tri ân công đức chư vị ân sự, nhất là Thầy Trụ trì cũng như quí đạo hữu cư sĩ Phật tử các Ban Hộ Tự, các vị thân nhân H.Tr – ĐS quá cố, đã dành tình cảm ưu ái – chấn tích đăng lâm chứng minh – tham dự, góp phần làm cho buổi lễ thập phần trọng thể.

Đặc biệt, được sự vận động tài giỏi của H.Tr Cấp Tấn Thiện Tâm Huỳnh Thái Dũng – UV Doanh Tế Ban Hướng Dẫn, H.Tr A Dục, chị Đồng Thắng Võ Thị Chiến – đơn vị GĐPT Khánh Ngọc – thị xã Lagi, các vị cư sĩ Phật tử ân nhân bảo trợ, đã tài trợ ủng hộ cúng dường Lễ Trai Tăng và tiệc chay phục vụ buổi lễ, và có cả một ban ủng hộ phục vụ Café – nước ngọt – giải khát từ chiều hôm trước cho đến ngày hôm sau. GĐPT Bình Thuận chân thành tri ơn công đức quí liệt vị, nguyện cầu hông ân chư Phật thùy từ gia hộ quí vị và quí quyến vô vàn phước lạc – thành đạt như ý.

Buổi lễ hoàn mãn, được kết thúc sau lễ cúng thí thực. Toàn thể Lam viên Bình Thuận lưu luyến siết chặt tay nhau, thầm nhủ với bồ đề tâm kiên cố – vô úy, phát đại nguyện lớn – sẵn sàng gánh vát gian nan, làm sáng danh GĐPTVN – thành toàn sứ mệnh giáo dục tiếp hiện thiêng liêng cao cả mà tổ chức tin tưởng trao phó !

Trở về nơi đây dưới mái chùa thân yêu. Thời tiết đang từng bước vào Đông, đêm về se se lạnh. Nhưng mỗi lòng người Huynh trưởng Phật tử, ai nấy đều cảm thấy nhẹ nhàng ấm cúng, như gã cùng tử tha phương – khốn khó gian nan lưu lạc, nay được trở về lại quê hương xưa, được ấp ủ trong vòng tay từ ái của người cha muôn thuở. Nơi đây, hình ảnh người Thầy, thể hiện chân dung nghiêm nghị nhưng từ hòa, cứng rắn nhưng ru êm, toát lên một đức sáng rạng rỡ, làm cho ai nấy đều kính yêu, ngỡ như xa nhưng mà đậm đà gần gũi thân thương.

Trước giờ phút chia tay, rời Pháp hội về mỗi trú xứ, chúng con, ai nấy đều xúc động. Mỗi lời thầy nhắn nhũ sâu sắc, như những hạt châu long lanh đã được cọ xát dòng đời, được soi sáng bằng tuệ giác, làm cho chúng con cảm nhận được bản thể như thật cuộc đời, sách tấn cho chúng con vững vàng thêm trên hành trình thực tập. Chúng con là những đóa hoa lan bé nhỏ, nhờ thấm đẫm những hạt sương mai mà tươi thắm cuộc đời, nhờ có những dòng cam lồ pháp lạc tưới tẩm, mà cuộc đời nhiều não loạn, kỳ vọng mai này, có được nhiều đóa ưu đàm xuất hiện…

Lan Nhã Thảo Am, 20/04/2011




Nhạc Phật Đản

 




12.Huy – Phù Hiệu




Lời Bạch Trình






Công Tác Hoằng Pháp Thời Cách Mạng Công Nghiệp 4.0




Biên Niên Sử GĐPT




Suy Nghĩ Về Hướng Giáo Dục GĐPT




Thông Điệp Tết Quý Mão GHPGVNTN






Nhạc Phật Giáo

 




Nội Quy-Quy Chế




Nội Lệ Sinh Hoạt-Tu Học




Chức Năng Thành viên BHD




Nghi Thức-Lễ lược GĐPT




Nghi Thức Tụng Niệm




Biểu Mẫu Hành Chánh