Đi Sinh Hoạt GĐPT Để Làm Gì ?
Em Thủy Nguyên có câu hỏi rất hay ! Anh Áo Lam xin phép được trích bài giảng Phật Pháp Là Gì của Hòa Thượng Thích Thanh Từ để trả lơì câu hỏi của em, qua bài học này giúp em hiểu thêm về Phật Pháp . Chúc em Thủy Nguyên nhiều vui – khỏe, tinh tấn sinh hoạt !
Phật pháp là gì?
Phật pháp là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ chứng kiến ấy nói lại để cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầm và giác ngộ như Ngài.
Chính từ chỗ chứng kiến của Ngài nói ra, không phải do suy tư phỏng đoán như nhiều triết thuyết khác. Vì thế, Phật pháp là những chân lý, tùy trình độ của người, Phật nói có sai biệt: Chân lý phổ biến, Chân lý tương đối, Chân lý tuyệt đối.
Có nhiều người không hiểu đạo Phật, họ phê bình đạo Phật là bi quan yếm thế, là mê tín dị đoan… Đó là tại vì họ không hiểu, chớ sự thật đạo Phật không phải như vậy. Tại sao? Vì đức Phật là người giác ngộ. Đạo là phương pháp hay là một con đường, Phật là giác ngộ. Nói tới đạo Phật tức là nói tới phương pháp giác ngộ. Giác ngộ thì không có mê tín, mê tín thì không phải giác ngộ. Mê thì không phải giác mà giác thì không phải mê, nó rõ ràng như vậy. Nói đạo Phật là mê tín, đó là lầm. Mê tín là tại một số cá nhân họ làm sai, họ đi theo sự mê tín, chứ đạo Phật chân chánh không phải là mê tín.
Đạo Phật giác ngộ thì mê tín chỗ nào? Tại sao nói đạo Phật không mê tín? Bởi vì đức Phật do sau khi giác ngộ chứng kiến sự thật rồi mới nói. Chứng kiến tức là thấy được, nhận được mà nói chứ không phải nghe hoặc suy nghĩ mà nói. Có những triết gia người ta suy luận, nói ra những lý thuyết chúng ta nghe thấy hay, nhưng mà sau đó có khi sai. Còn đức Phật không suy luận mà nói, cái gì Ngài thấy được, nhận được Ngài mới nói. Cho nên trong kinh Trung A Hàm có bài kinh đức Phật nói rằng: “Ta thấy chúng sanh sanh tử luân hồi như người ngồi trên tầng lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ đi bên đông, người đi bên tây, thấy rõ ràng”.
Những lời Phật nói đó do thấy mà nói chớ không phải do suy luận mà nói. Cho nên ở đây, chúng tôi dùng chữ chứng kiến chớ không dùng chữ suy luận. Mà đã chứng kiến thì đó là sự thật, là chân lý chớ không phải là chuyện mê mờ. Nếu mà lý luận với nhau bằng suy tưởng thì ngày nay mình lý luận có lý nhưng mai mốt nó lại sai đi. Còn cái thấy được nói ra thì không bao giờ sai, vì đó là lẽ thật. Phật pháp là chân lý chớ không phải là chuyện mơ màng.
Đức Phật nói rằng: “Ta thấy chúng sanh sanh tử luân hồi như người ngồi trên tầng lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy kẻ đi bên đông, người đi bên tây, thấy rõ ràng”.
Trong những chân lý đó, tôi nêu lên ba chân lý:
1. Chân lý phổ biến là chân lý trùm khắp hết.
2. Chân lý tương đối có hai mặt: phải quấy, tối sáng v.v… luôn luôn đối đãi nhau.
3. Chân lý tuyệt đối là cứu cánh.
Học Phật phải hiểu ba chân lý này.
HT.Thích Thanh Từ
Thiện Hoa 6
Ngôi Nhà Thứ Hai Của Em
Diệu Hoàng – Nguyễn Thị Hải Yến
Em bước chân vào Gia Đình Phật Tử Thiện Hoa 6 là một sự tình cờ và may mắn. Thời gian dần trôi, dường như Gia đình Thiện Hoa 6 như là một ngôi nhà thứ hai của em. Ở đó, các anh chị huynh trưởng sẵn sàng chăm lo và dạy dỗ chúng em. Em nghĩ, Gia Đình Phật Tử thật giống với một gia đình thực thụ.
Khi chập chững bước vào Mái Nhà Lam, em còn nhiều bỡ ngỡ vì mọi thứ đều lạ lẫm đối với em. Từ cách xưng hô, từ các lễ nghi đối với quý thầy đến cách chào hỏi, các môn tu học và cách thức sinh hoạt đều không như em nghĩ đơn giản hồi còn ở nhà. Vì vậy, khi anh chị trưởng giao việc, em e dè chưa dám làm vì sợ làm không đúng với “Gia Đình Phật Tử” (!). Thỉnh thoảng, em có nhiều ý kiến riêng, muốn đóng góp cho các anh chị và với Đoàn nhưng ngại quá! Chắc gì các anh chị ấy hiểu mình! Cho nên em đành thôi, không dám nói gì cả.
Khi đã đủ điều kiện, em được phát nguyện vào Đoàn, trở thành đoàn sinh chính thức của GĐPTVN. Trong buổi lễ, em tập trung chú ý từng lời mà bác Gia trưởng nhắc nhở em khi đeo huy hiệu hoa sen như thế nào, khi mặc đồng phục ra sao. Tuyệt vời nhất là lúc bác tuyên bố em được công nhận là Đoàn viên GĐPTVN. Lúc đó, em thật sung sướng. Em tự hứa với mình sẽ đi sinh hoạt đều, cố gắng tu học thật nghiêm chỉnh, luôn vâng lời dạy bảo của quý thầy và các anh chị huynh trưởng.
Sau Chu niên lần thứ 4 này, em đã sống dưới mái chùa Giác Sanh, trong ngôi nhà Thiện Hoa 6 tròn một năm chẵn. Nhiều cảm xúc kỳ lạ cứ vây quanh em. Rộn ràng có. Nôn nao có. Mừng vui có mà lo lắng cũng có. Lo lắng vì năm học này em học năm cuối bậc Tiểu học. Các bạn trong Đoàn cùng lứa tuổi em, có bạn vì bận học phải tạm nghỉ sinh hoạt. Có bạn đi sinh hoạt không được đều đặn. Riêng em, em đã phải làm nhiều bài tập và học nhiều bài học cho xong trước ngày Chủ nhật để được đến ngôi nhà thứ hai của em.
Mệt đấy nhưng cũng vui đấy! Em thấy rằng, một tuần lễ sáu ngày đã dành cho trường lớp rồi, sao mình không bỏ ra một ngày ngắn ngủi cho ngôi nhà thứ hai của mình? Nghĩ thế, em bỗng nhiên không thấy mệt nữa. Chủ nhật, được đến với Gia đình, em sẽ gặp được bé Nhàn nhỏ xinh xinh thật đáng yêu biết mấy. Lâu lâu còn có bé Huệ Hương (có biệt danh “Ba Lỗ”) vô cùng dễ thương chạy ra chạy vào Đoàn quán làm cho không khí sinh hoạt thêm vui nhộn.
Có lần, anh Đoàn trưởng Đoàn Oanh Vũ hỏi em: “Ở nhà, con thương ai nhất?” Em trả lời: “Dạ! Con thương mẹ nhất!”. Rồi anh Đoàn trưởng hỏi tiếp: “Ở chùa, con thương ai nhất?”. Em không ngần ngại mà nói luôn: “Con thương hết các anh chị em và các bạn!”. Anh Đoàn trưởng cười sặc sụa, lắc lắc cái đầu mà nói: “Chịu thua con luôn đó!”. Hổng biết, anh Đoàn trưởng nghĩ sao, chứ em nói thật tình mà. Chắc là anh Đoàn trưởng cho rằng em nói vậy để làm vui lòng anh? Vì anh Đoàn trưởng chính là thầy dạy học lớp Bốn của em. Thầy đưa em đến với Gia đình Thiện Hoa 6 hàng tuần. Có lẽ thầy nghĩ là em nói thế để không làm phật lòng thầy? Nhưng đó là sự thật một trăm phần trăm.
Ở trường, nhiều lúc các bạn chơi với em không có tình mến thương như trong Gia Đình Phật Tử. Chính Gia Đình Phật Tử – ngôi nhà thứ hai của em – đã bồi đắp cho em nhiều cảm mến nhất.
Mùa hè năm 2007, em được dự trại hè Lục Hoà 3 với Gia đình Thiện Hoa 6. Gia đình đi trại chỉ với gần 30 người nhưng thật là vui hết biết. Lần đầu tiên em đi chơi xa như thế. Em tung tăng với sóng biển Vũng Tàu, đêm về được chơi “quanh đèn” như một cuộc lửa trại nho nhỏ. Em không ngại ngùng nữa nên cũng lên ca hát cùng các bạn. Sáng hôm sau được chơi trò chơi lớn trên núi Nhỏ. Bố và đứa em họ của em cùng đi với em. Lúc về, bố rất vui vì thấy sự sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử có nhiều ích lợi nên bố mẹ thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho em đến với ngôi nhà thứ hai này.
Em mong ước sao cho mình được mãi mãi và mãi mãi về sau là Đoàn viên Áo Lam của GĐPTVN mến yêu
Nguồn: gdptthegioi.net/2010/02/bai-du-thi-viet-van-9/
HOÀNG TỬ HIẾU THẢO
Bông Hoa Hiếu Thảo Tặng Mẹ
CẬU BÉ HIẾU THẢO
CHÀNG LÁT XÊ HIẾU THẢO
Phim truyện cổ tích – ĐỨA CON HIẾU THẢO
ĐỨA CON BẤT HIẾU
Người Con Út Hiếu Thảo
KHOẢNH KHẮC KỲ DIỆU – ĐỨA CON HIẾU THẢO
NGƯỜI CON HIẾU THẢO – PHIM HOẠT HÌNH
Bóng mát tâm hồn: Người con hiếu thảo
ĐỨA CON HIẾU THẢO
NGƯỜI CON GÁI HIẾU THẢO
Lòng Hiếu Thảo Của Vua Thuấn
Hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ ký hiệu khi tiếp xúc người khiếm thính
“Ngôn ngữ ký hiệu” hay còn gọi là “thủ ngữ” bao gồm ngôn ngữ ước hiệu, đó là bảng chữ cái và chữ số, để có thể giao tiếp bằng chữ viết, người khiếm thính dùng ngôn ngữ ước hiệu để diễn đạt chính xác một sự vật hiện tượng, ví dụ như tên, tuổi và ngày tháng năm sinh.
Điều này có vẻ hơi phiền phức bởi để mà diễn tả một câu như “Anh yêu em nhiều lắm” thì phải thể hiện trên tay 21 ký tự, rất mất thời gian phải không các bạn?. Chính vì thế mà một phần không thể thiếu là cử chỉ điệu bộ, đây là những mô tả sự vật hiện tượng bằng tay. Chẳng hạn để nói một cái máy vi tính, hay nghề văn phòng thì bạn sẽ để hai tay trước ngực hai bàn tay khum lại như đang gõ bàn phím, thế là ai cũng hiểu không cứ gì người khiếm thính.
Nếu bạn là người mới, khi nói tên bạn, bạn phải dùng tay mô tả đủ các chữ cái ghép thành tên bạn, nhưng sau một vài lần, cộng đồng người khiếm thính đặt cho bạn một cái tên giản lược (có thể gọi là Nickname) chẳng hạn bạn có cái răng khểnh rất duyên thì người ta chỉ lên miệng vào vị trí cái răng duyên của bạn và chữ cái đầu của tên bạn…
Mình phải dông dài một chút để các bạn hình dung, và thông cảm cho người khiếm thính và để các bạn thấy rằng chúng ta thật hạnh phúc và ngôn ngữ nói và viết của chúng ta thật tuyệt vời. Đối với người khiếm thính để giải thích cho họ hiểu sự khác nhau giữa giám đốc, hiệu trưởng, chủ nhiệm, lãnh đạo, chủ tịch, tổng thống,… là cả một sự khó khăn bởi họ không có đủ từ khác nhau để phân biệt, mà tất cả chỉ có một cử chỉ để biệu lộ thôi các bạn ạ.
Khi họ nói chuyện với mình, nếu để ý và hiểu sang ngôn ngũ bình thường thì các bạn cũng thấy rằng nó giống như một người nói trống không, chẳng hạn “Khỏe không,…tên gì” Trong khi đó chúng ta sẽ hỏi: Bạn có khỏe không?… Bạn tên là gì? Hãy thông cảm cho họ, đó không phải là những lời nói trống không, mà do quy ước của họ là như vậy đấy các bạn ạ, và khi nói chuyện với họ, bạn cũng nhớ áp dụng quy tắc đó, nha. Mong rằng các bạn sẽ nói chuẩn và đẹp.
Số trong ngôn ngữ cử chỉ
Bạn đầu, mình học Signlanguage American, có nghĩa là ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ Mỹ, về sau mình mới học ngôn ngữ ký hiệu điệu bộ cử chỉ của VN, do các anh chị trong CLB Người Điếc Hà Nội dạy, ở VN, chưa có sách giáo khoa chuẩn cho người khiếm thính, cho nên các bạn sẽ thấy một số khác biệt trong ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của 3 miền, nhưng điều đó chẳng sao, tất cả người khiếm thính ở 3 miền họ đều có thể hiểu nhau, kể cả những người khiếm thính chẳng bao giờ đị học hay sinh hoạt tại một câu lạc bộ nào, khi đến với nhau họ cũng hiểu nhau rất nhanh.
Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay cả đối với chúng ta cũng có ngôn ngữ địa phương mà, phải không các bạn?
Thủ ngữ – ngôn ngữ ký hiệu tay
Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của cơ thể và nét mặt thay cho lời nói. 384-322 TCN: Aristotle, triết gia vĩ đại của Hy Lạp, tuyên bố “Người điếc không thể
Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của cơ thể và nét mặt thay cho lời nói.
Lịch sử
Từ những năm 2000, Việt Nam bắt đầu triển khai những nỗ lực của mình nhằm hoàn thiện và hệ thống hóa Ngôn ngữ Ký hiệu Việt Nam. Các CLB, nhóm dạy, sinh hoạt NNKH bắt đầu hình thành và nở rộ. Một số tài liệu khá công phu xuất hiện như: bộ 3 tập Ký hiệu cho người điếc Việt Nam, từ điểm NNKH Việt Nam, v.v.
Đặc điểm
Cũng như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu của từng quốc gia, thậm chí là từng khu vực trong một quốc gia rất khác nhau. Điều đó là do mỗi quốc gia, khu vực có lịch sử, văn hóa, tập quán khác nhau nên ký hiệu để biểu thị sự vật hiện tượng cũng khác nhau. Chẳng hạn, cùng chỉ tính từ màu hồng thì ở Hà Nội người ta xoa vào má (má hồng), còn tại Thành phố Hồ Chí Minh lại chỉ vào môi (môi hồng). Điều tương tự cũng diễn ra khi có sự khác biệt lớn hơn trên tầm quốc gia, dẫn tới sự khác biệt của hệ thống từ vựng và ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu giữa các nước.
Tuy nhiên, ký hiệu tất cả mọi nơi trên thế giới đều có những điểm tương đồng nhất định. Ví dụ: ký hiệu ‘uống nước’ thì nước nào cũng làm như nhau là giả bộ cầm cốc uống nước, ký hiệu ‘lái ô tô’ thì giả bộ cầm vô lăng ô tô quay quay, v.v. Mỗi người (dù bình thường hay câm điếc) đều có sẵn 30% kiến thức ngôn ngữ ký hiệu. Do ngôn ngữ ký hiệu phát triển hơn trong cộng đồng người khiếm thính, nên những người thuộc cộng đồng này của hai nước khác nhau có thể giao tiếp với nhau tốt hơn hai người bình thường nhưng mà không biết ngoại ngữ.
Hai đặc điểm quan trọng nhất của NNKH là tính giản lược và có điểm nhấn,
VD:
Do tính giản lược và có điểm nhấn nên cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ ký hiệu nhiều khi không thống nhất, cùng một câu có thể sắp xếp nhiều cách khác nhau (thường thì điểm nhấn được đưa lên đầu câu để gây hiệu quả chú ý)
VD:
Ngôn ngữ ký hiệu và cuộc sống
Thực ra, NNKH chính là cuộc sống, vì nó bắt nguồn từ cuộc sống. Dù có hay không nhận thức ra, nhưng chúng ta vẫn đã và đang sử dụng NNKH rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Khoa học đã chứng minh chúng ta truyền tải ngôn ngữ 70% thông qua các biện pháp không lời, tức là cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… Một biện pháp đơn giản để nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ không lời là bạn hãy thử nói chuyện mà nhắm mắt và hoàn toàn không cử động thân thể. Chỉ 30 phút thôi, bạn sẽ ngạc nhiên nhận thấy hiệu quả câu chuyện rất thấp. Chúng ta hoàn toàn mất phương hướng và khả năng phán đoán nếu không có các cử chỉ, điệu bộ, nét mắt của người đối thoại “hướng dẫn”, cũng như nếu không dùng tay chân thì hiệu quảtruyền đạt củng giảm hẳn.
Bạn làm thế nào để diễn đạt tính từ “to lớn”? Có phải dùng 2 tay khoát một vòng tròn lớn trong không khí? Thế nếu ai đó giả bộ cầm micro đung đưa nhún nhảy trước miệng thì bạn nghĩ đến động từ gì? Có phải “hát” không? Bạn làm thế nào để biểu hiện đang “gõ cửa”? Có phải giả bộ gõ gõ vào một cái cửa không khí trước mặt không? Diễn tả động từ “ngủ” thì sao? Có phải áp tay lên má và nhắm mắt lại không?
Như thế, NNKH tràn ngập trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta có thể không nhận thức, nhưng nó vẫn tồn tại, phát triển và giúp cho cuộc sống tiện lợi, thoải mái hơn. Nói cách khác, chính những người bình thường “phát minh” ra NNKH, người câm điếc làm một việc là mô phỏng và hệ thống hóa tất cả lại thành một thứ ngôn ngữ của riêng họ.
Vậy tại sao không học NNKH để hoàn thiện hơn 70% khả năng truyền tải thông tin trong mỗi chúng ta?
Chuẩn hóa và phổ biến ngôn ngữ ký hiệu
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều phương ngữ ký hiệu khác nhau theo từng khu vực: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v. Trong đó, ba phương ngữ ký hiệu được sử dụng chính là Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, người ta cũng đang nỗ lực xây dựng một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc gia.
Việc học ngôn ngữ ký hiệu ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Nhật Bản rất thuận lợi do tài liệu học rất phổ biến trên mạng. Hiện nay việc học ngôn ngữ ký hiệu tại Việt Nam cũng thuận lợi hơn do một số nhóm, câu lạc bộ đã hình thành và tiến hành giảng dạy (chẳng hạn Câu lạc bộ Ngôn ngữ ký hiệu của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).
Bảng ký hiệu tay tham khảo
Nguồn: me.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=26631