LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VÀ TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG -Tâm Thiện-
ĐẠO PHẬT VIỆT
Đạo đức trong nếp sống người Phật tử -Minh Châu-
ĐẠO PHẬT VÀ DÕNG SỬ VIỆT -Đức Nhuận-
CẨM NANG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ -Khải Thiên-
CÁC NGÀY LỄ PHẬT GIÁO
CÁC BÀI KỆ TRUYỀN THỪA PHẬT GIÁO
BỐN BƯỚC ĐỂ THA THỨ -William Martin Fergus-
BÓNG NGUYỆT LÒNG SÔNG -Thích Nữ Trí Hải-
PHẬT HỌC PHỔ THÔNG -Thiện Hoa-
PHẬT HỌC TINH YẾU -HT Thiền Tâm-
PHẬT HỌC TINH YẾU 01
PHẬT HỌC TINH YẾU 02
PHẬT HỌC TINH YẾU 03
THẦY TUỆ SĨ LÀ VIÊN NGỌC QUÝ CỦA PHẬT GIÁO VÀ CỦA VIỆT NAM
TÍNH TỰ GIÁC VÀ QUÂN TỬ CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG – Y Lam –
TỰ GIÁC VÀ QUÂN TỬ -ĐỨC TÍNH CẦN CÓ CỦA NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG TỰ GIÁC theo tôi đó là cốt lỏi của vấn đề. Anh em chúng ta làm HTr là hoàn toàn tự nguyện,tự dấn thân,tự nhận lãnh trách nhiệm không ai bắt buộc cả và cũng không ai có quyền ngăn cản cả. bởi vì chúng ta hiểu được ý nghĩa cao cả của việc mình làm là xây dựng tổ chức,giáo dục đàn em, góp phần xây dựng xã hội và xiển dương chánh pháp. Một hạnh nguyện hoàn toàn vô úy và vô vụ lợi. Tuy nhiên chúng ta làm việc có tổ chức, có nội quy và trên hết phải có trách nhiệm… Nói như thế là không phải luôn luôn nêu cao khẩu hiệu phục vụ-ĐỘC QUYỀN cống hiến mà quên đi lợi lạc thiết thực,quên đi hệu quả công việc mình đang làm.vì thế là một HTr chúng ta luôn tự giác đi đầu gánh vác trách nhiệm không nề hà hy sinh những điều nhỏ nhặt riêng tư mà đôi khi cũng phải sẳn sàng TỰ GIÁC rút lui khi thấy rằng mình không còn khả năng sức lực và trí tuệ đảm trách một công việc nào đó nữa. rút lui không phải đầu hàng tháo chạy mà rút lui ở đây là tạo thuận duyên cho đàn em vươn lên, vui vẻ ,hoan hỷ, cố vấn, tham mưu hầu cho công tác phật sự trôi chảy,tròn đầy lý tưởng chung cho tất cả chúng ta. TỰ GIÁC cao đó là lòng tự trọng cao.đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ có mình -mình thôi và duy nhất chỉ có mình thôi ngoài ra không ai làm nổi cả. hãy nhìn xem con sóng xô bờ, lớp trước lớp sau mãi vươn lên như một định luật có sẳn từ ngàn xưa . QUÂN TỬ- một điều không thể thiếu trong mổi trái tim Lam-người ta ví đạo phật như một chiếc thuyền không trôi theo dòng nước,mà lừng lửng trôi ngược dòng đời để gạn đục khơi trong-để rồi ngày càng vươn lên thơm khiết như một đóa sen vốn sinh ra dưới vũng bùn lầy hôi thối Người HTr chân chính dĩ nhiên không rời xa con đường đi ấy vì thế cái tư cách quân tử luôn luôn hiển hiện trong ta.quân tử là nói đi đôi với làm, nói được thì làm phải được,không nhún nhường sợ sệt,không tham lam và đố kỵ, không tìm cách tránh né những khó khăn,không tâng trên mà tìm cách đè dưới,luôn khiêm nhường nhìn nhận những hy sinh của đồng sự của đàn em. Trong mổi chính kiến đưa ra phải độc lập thể hiện cái tư đuy đau đáu cống hiến dấn thân hết mình- không a dua theo số đông khi mà ta chưa nhận chân được sự việc…để rồi phớt lờ những ý kiến đáng quan tâm,,, Nhìn lại quá khứ hơn 70 năm qua chúng ta cảm thấy tự hào các bậc tiền nhân đi trước,tổ chức GĐPTVN tồn tại và phát triển hôm nay là do tính Tự Giác vô cùng cao và tinh thần Quân Tử không bao giờ mềm yếu của các thế hệ đàn anh đã gieo trồng vườn Lam thơm ngát đến hôm nay chúng ta thế hệ kế thừa sẻ không bao giờ phụ lòng những người đi trước đã giao phó-ôi hạnh phúc tự hào và cũng nặng nề lắm thay…
YLAM (viết từ trái tim)
NHÌN VÀO THỰC TẠI
Nhiều dấu hỏi to lớn đã được đặt ra, con đường mà chúng ta đang đi, là đúng hay sại, là ích quốc lợi dân, hay lạc hướng dân tộc – đạo pháp
Trải qua những năm dài đen tối, trong nỗi niềm oan khuất ẩn ức, chưa biết phải lý giải như thế nào, là “Nói năng như chánh pháp”, cho nên đành phải, “Im lặng như chánh pháp”
Với “lý tưởng hòa bình – sứ mệnh xiển dương chánh pháp – sự nghiệp giác ngộ và giải thoát”. Với thiện ý Tình Lam thắm thiết – đạo vị ấm áp chân tình – đoàn kết san sẻ khó khăn. Với tinh thần vô úy, vận dụng Bi – Trí – Dũng, vững vàng khí tiết, không chịu khuất phục cường quyền, hy sinh cúng dường cả thân mạng – cống hiến cả máu và nước mắt, để xây dựng chính nghĩa, trên nền tảng phụng sự và phát triển Đạo pháp – Dân tộc và Nhân loại. Cái công ơn thầm lặng vàng son kỳ vĩ này, lịch sử trân trọng tán thán – ghi nhận công đưc
Nhưng, cũng không ít trong chúng ta, còn có những HTr đi chệch hướng bay, chểnh mảng, thiếu niềm tin son sắc, chưa hết lòng, đặt trọn vẹn dưới sự thống lãnh của BHDTƯ. Tiếp sức – cộng lực, kiên trung – kiên định lập trường, dấn thân – tận tụy hy sinh, nâng cao trách nhiệm, chung lo sự an nguy, kề vai gánh vát sứ mệnh thiêng liêng, trước tiền đồ thịnh suy – tồn vong của tổ chức
Trong giai đoạn nghiệt ngã này, sự bình tĩnh – sáng suốt – tuệ giác của mỗi HTr, sẽ hóa giải được mọi chướng duyên
TRĂNG THÀNH ĐẠO
Thời gian thì vô cùng, không gian thì vô tận, nhưng cái đẹp thì luôn luôn vĩnh hằng – bất biến trong mỗi lòng người
Cuộc đời đức Phật là một thiên hùng ca hùng tráng, là ánh trăng tuệ giác, soi rọi cho mỗi bước đi tới, là một lý tưởng kỳ vĩ làm hành trang cho tuổi trẻ khám phá vươn lên
Giáo lý của Đức Phật để lại, là một hệ thống định hướng tư tưởng thể nghiệm mỹ học nội tại. Tu học nguồn giáo lý sinh động này, tuổi trẻ như được tưới tẩm cam lồ mát rượi, luôn luôn tỉnh thức, cảm nhận làm mới từng sát na
Cuộc đời của Đức Phật vằng vặc như một ánh trăng toàn bích, từ sinh ra – xuất gia – thành đạo rồi đến nhập niết bàn đều diễn ra dưới ánh trăng thanh
Ánh trăng, biểu tượng của trí tuệ và tình thương. Cái nhìn tuệ giác của đạo Phật, là cái nhìn khai thị, mở mắt tri kiến, thắp sáng vô minh, mở ra cánh cửa giác ngộ, làm tỉnh thức – nhận chân thực tại
Năng lực của từ bi, như ánh trăng tỏa sáng đêm đen, tưới tẩm từng hạt sương long lanh, làm thấm đẫm mát rượi lên muôn ngàn hoa lá, làm tươi đẹp cho đời biết bao hương sắc trinh nguyên, hướng đến một phẩm cách vị tha toàn thiện
Ánh trăng, chẳng những là biểu tượng giá trị thẩm mỹ, là nguồn cảm hứng bất tận, là nét đẹp văn hoa, mà còn là giá trị chân lý trí tuệ bát nhã
Bát Nhã, là trí tuệ – là nhận thức siêu việt
Trí tuệ bát nhã, là sự hiểu biết – giác ngộ toàn triệt
Tuổi trẻ Phật Giáo như một ánh trăng, luôn luôn được tắm mình trong suối nguồn Phật chất vô biên, được tưới tẩm bởi nguồn duyệt thực pháp lạc, để được mở mắt tri kiến, vươn tới hiểu biết toàn diện
Dòng đời luôn luôn chuyển biến trong chuổi tình cảm duyên sinh liên hoàn tiêu cực, thoạt đến – thoát đi từ vô thỉ đến vô chung
Trên hành trình đi tìm như thật. Bên dòng Ni Liên Thuyền, kiết tọa dưới gốc cây Bồ đề, tuổi trẻ Tất Đạt Đa liên tục quán chiếu, các pháp luôn luôn thay đổi – sinh diệt đến vô cùng. Thân – thọ – tưởng – hành – thức, năm thành tố cấu thành con người là không. Thế giới hiện hữu được tạo nên bởi nhị nguyện sai biệt, để rồi ngã chấp – phân biệt, làm dậy sóng khổ đau đến nghìn trùng, nhưng bản chất của nó thì vốn không. Mọi hiện tượng được diễn ra, do sự chuyển động của biển cả, mà hình thành bọt nước lăng xăng, nhưng thực chất, bong bóng nước không hề tách rời bản thể đại dương
Dưới ánh trăng khuya vằng vặc, như ánh mắt tuệ giác, nhận diện thật tướng – thấu rõ tánh không, thái tử Sĩ Đạt Ta hoắc nhiên đại ngộ – tuệ giác bát nhã ba la mật
Thực tập trí tuệ bát nhã, là tiến trình soi sáng tư duy, là nguồn năng lượng thành tựu chánh kiến. Tuổi trẻ nỗ lực rũ bỏ chấp trước – vượt qua ngã chấp hình thức thông thường, thôi mãi mê chạy theo tiếng gọi thổn thức xa xăm, chấm dứt những ràng buộc cảm giác thế tục. Nếu mãi mê cố chấp, phê phán thiên cực, dễ dãi phủ định sự thật, thì càng rơi sâu vào biên kiến cực đoan nguy hiểm
Tuổi trẻ vượt thoát cảm xúc đẹp – xấu, có tầm nhìn cởi mở chuẩn xác. Đó chính là phong thái ngắm trăng của một tuệ sĩ. Có cái nhìn ý thức bình diện, mới cảm thụ được như thật, mới hóa thân – thể nhập vào tự tại, thành tựu giác ngộ – giải thoát của ánh trăng thăng hoa sinh động
Trên hành trình xây dựng hoàn thiện lý tưởng đạo đức xã hội, đạt đến chuẩn mực chân – thiện – mỹ. Ý chí luôn luôn đối mặt với vô minh, dẫy đầy nghịch cảnh thử thách cam go, đã được minh chứng qua tuổi trẻ Sĩ Đạt Ta thành tựu sau đêm thành đạo. Với nghị lực đại hùng – đại lực – đại từ bi, thái tử Sĩ Đạt Ta đã chuyển hóa vô minh, thành tựu giác ngộ viên mãn, hồng danh Thích Ca Mâu Ni Phật
Sự thành đạo giác ngộ của Đức Phật, không phải bộc phát nhất thời, như một tia chớp lóe lên cắt ngang vầng mây u ám, để rồi đột ngột chói lọi trong chốc lát. Tinh hoa đại giác, được hình thành suốt quá trình thực nghiệm, qua dòng chãy cuộc đời. Sự kiện giác ngộ của Đức Phật được quán chiếu thấu suốt 49 ngày đêm, và nỗ lực phấn đấu hành thiền liên tục suốt ba canh. Từng bước vững chãi chính xác, nhìn thẳng vào thực tại diễn biến như thật cuộc đời “Khổ Đế”, thấy rõ thật tướng “Tập Đế”, xác định lộ trình phải đi “Đạo Đế”, và mục đích cuối cùng phải đạt đến “Diệt Đế”. Vần mây dần hồi được vén lên, để rồi thời khắc đã điểm, ánh trăng tuệ giác bừng sáng bản thể tự tại huy hoàng
Tuổi trẻ mạnh dạn nhìn thẳng vào cuộc đời, mọi vọng niệm lăng xăng như được lắng xuống – nhạt nhòa với thời gian. Những cơ hội lớn đang đợi chờ phía trước. Hãy tự rèn luyện chính mình, để trở thành một nhân cách trác tuyệt, có một đời sống đạo đức, với đủ đầy chân – thiện – mỹ, ắp đầy vị tha, vì tha nhân mà phụng sự, để vẹn thỏa chí nguyện trăng thành đạo…
Phan Văn Huy Tâm
Lễ Tang H.Tr Cấp Dũng Minh Từ – Trác Xuân Nam
KHỐI TRUYỀN THÔNG
Trại Hạnh Ngành Nữ GĐPT Bình Thuận
HỘI LUẬN HẬU BẬC LỰC
Huynh trưởng Đức Linh hoàn tất Hội Luận hậu Bậc Lực niên khóa 2012 – 2017
Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM (Phần 01)
CHAN HÒA HUYẾT LỆ
TÂM TÌNH MÙA DỊCH
Tiếng Hót Con Chim Sẻ