CÁC DẠNG MẬT THƯ CƠ BẢN
MẬT THƯ TRONG TRÒ CHƠI LỚN
TRUYỀN TIN SEMAPHORE
Tín Hiệu Sémaphore
SEMAPHORE
Cách Học Semaphore
Hướng Dẫn Học Semaphore
Hướng dẫn học Semaphore
Hệ thống quy ước mã Semaphore
- GIỚI THIỆU:
- Sémaphore là phương thức truyền tin dùng cờ hoặc bất cứ vật gì có thể nhìn thấy (mũ, nón, sách, vở…) được sắp xếp theo vị trí quy ước để người đứng xa có thể nhận biết dễ dàng.
- Sémaphore không có âm thanh như còi, khoảng cách lại xa hơn, tốc độ truyền tin nhanh hơn Morse và là phương tiện vẫn còn hữu hiệu trong thời đại khoa học ngày nay đặc biệt đối với ngành hàng hải.
- Cờ Semaphore gồm có 2 màu sáng tối ( thông thường là đỏ và trắng ), hình vuông , mỗi chiều dài 40cm, cán cờ dài 20 cm.
- Mỗi mẫu tự Semaphore được cấu tạo bằng cách đặt hai cờ theo một góc nào đó mà Quốc tế đã quy định trước. Khi cầm cờ Semaphore: cờ và tay người phải thằng hàng, điều đó có nghĩa là cán cờ là đường thẳng nối dài của cánh tay.
Vị trí của các mẫu tự Semaphore chia ra thành từng vòng: - Vòng thứ nhất: A – B – C – D – E – F – G
- Vòng thứ hai: H – I – K – L – M – N
- Vòng thứ ba: O – P – Q – R – S
-
- Vòng thứ Tư: T – U – Y
- Hệ thống lại cách đánh:
-
II CÁCH TRUYỀN MỘT BẢN TIN:
- ĐỐI VỚI NGƯỜI PHÁT TÍN HIỆU:
- Thực hiện động tác mở cờ hay chú ý, sau đó đợi bên nhận phát chữ K lúc đó mới bắt đầu phát nội dung bản tin.
- Để truyền một chữ “ví dụ: ANH” ta đánh liên tiếp các mẫu tự của chữ đó, không ngừng lại. Điều đó có nghĩa là với thí dụ trên: từ vị trí A chuyển sang ngang vị trí N rồi H”
Sau khi đã truyền xong các mẫu tự của chữ đó, ta bắt chéo hai cờ xuôi phía trước.
- Hết bản tin, giơ cao hai lá cờ lên trên đầu.
- Nếu đột nhiên người nhận đánh IMI, điều đó có nghĩa là họ không bắt được chữ cuối cùng. Trong trường hợp này, ta nhắc lại và tiếp tục từ chữ đó. Nếu chính ta gây ra lỗi, “người truyền” hãy đánh ngay 8 chữ E, nhớ sai mỗi chữ E để cờ xuôi chéo phía trước mặt.
- Sau cùng, để cho người ta nhận biết mình đã truyền xong bản tin, đánh chữ AR rồi đợi người nhận đánh trả chữ R, như vậy là ta có thể yên chí là họ đã nhận đủ bản tin của ta và hiểu rõ ý của ta.
Chú ý:
- Mở đúng góc độ và không để hai vai bị lệch.
- Khi phát tín hiệu cánh tay, cổ tay phải thẳng.
- Không di chuyển khi đang phát tín hiệu, ngoại trừ bên nhận có yêu cầu di chuyển.
- Phát tin đều tốc độ, tránh thay đổi tốc độ đột ngột tróng lần phát tin.
- Sử dụng bảng dấu chuyển hợp lý.
- Chọn vị trí cao, thoáng, có nền tương phản với lá cờ.
- ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬN TIN:
- Theo nguyên tắc nhận tin bằng thị giác.
- Một trạm nhận nên có hai người: một người đứng và một người ngồi hay quỳ gối phía trước. Người đứng lo nhận các mẫu tự và đọc lên để người ngồi ghi. Làm vậy, vì nếu một người vừa nhận vừa ghi thì khi người đánh tin nhanh có thể nhận thiếu sót bản tin.
- Người nhận nếu hiểu sai 1 chữ thì sẽ đánh lại chữ C.
Ghi chú: trên đây là cách đánh Semaphore để truyền tin trong trường hợp trên biển, hoặc ở 2 nơi cách xa nhưng vẫn có thể thấy nhau bằng mắt. Còn khi áp dụng trong Trò chơi lớn thì thường người nhận không phải đánh lại tín hiệu trả lời (ngoại trừ trường hợp thi Kỹ năng)
- CÁCH HỌC:
Do vị trí cờ của người phát tin và người nhận tin đối xứng nhau, nên người nhận dễ bị nhầm lẫn các chữ đối xứng ( ví dụ chữ A và chữ G ), nên để người học dễ thuộc, dễ nhớ, không sợ bị nhận thiếu mẫu tự, thì nên dùng phương pháp đối xứng.
Học mẫu tự theo loại:
- Học các mẫu tự loại có dạng đặc biệt: 4mẫu tự
D đưa 1 tay trên đỉnh đầu
R đưa 2 tay dang ngang
N đưa 2 tay xéo xuống đất
U đưa 2 tay xéo lên trời- Học các mẫu tự loại đối xứng
Một tay : 6 mẫu tự (3 cặp)
A và G
B – F
C – E
Hai tay: 14 mẫu tự (7 cặp)
H – Z
I – X
K – V
M – S
O- W
P – J
Q – Y
Mẫu tự loại không có đối xứng: 2 mẫu tự
- T và L ngược lại
dùng cho dấu hiệu Hủy bỏ (Annul)4. Các con số theo vòng chính
A = 1
B = 2
C = 3
D = 4
E = 5
F = 6
G = 7
H = 8
I = 9
J = 0
Khi nhận tin trong 2 mẫu tự đối xứng, chỉ cần ghi một chữ, đúng hay sai không cần biết, ghi ngay kẽo lỡ mất cơ hội nhận được mẫu tự kế tiếp. Đến khi giải mã, trong 2 chữ đối xứng, chọn mẫu tự nào vào đúng ý của mật mã thì giữ. Như vậy, người nhận tin không bao giờ nhận thiếu vì mất thời gian suy nghĩ để tìm cho đúng chữ.
Tác giả: Nguyễn Nhật Trường Duy
- TRUYỀN TIN SEMAPHORE
-
- GIỚI THIỆU :
Từ xa xưa, vấn đề truyền tin, liên lạc đã được đặt ra nhằm giải quyết những nhu cầu tin tức của con người và ngày nay khoa học đã giúp con người thông tin liên lạc thông qua các phương tiện tối tân nhất. Có thể nói “Lịch sử truyền tin phát tin gắn liền với lịch sử phát triển con người”. Chẳng hạn cổ xưa con người dùng : mỏ, trống, tù và, khói, chim câu để nhắn tin. Ngày nay người ta dùng các ký hiệu thay chữ để ghép thành câu để thông tin cho nhau có rất nhiều hình thức, đa dạng phong phú : Gửi thư qua bưu điện – điện tín – Điện thoại, Fax, Internet …
Ở giáo trình này, “ Truyền tin được giới thiệu ở góc độ tìm hiểu về một số loại hình “ truyền tin” trong hoạt động dã ngoại của tổ chức Đội TNTP. HCM
- KHÁI NIỆM :– Truyền tin là gì ? Truyền tin là đem, đưa, chuyển tin đi.
- Tin : Bản tin thể hiện nội dung thông báo một sự việc, một hiện tượng giữa người phát tin với người nhận tin.
- Ý NGHĨA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ HÌNH THỨC TRUYỀN TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI :
Trong những hoạt động dã ngoại của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, nếu đưa vào một số hình thức truyền tin như dùng : tín hiệu Morse, cờ Semafore, dấu đi đường, mật thư … thì hoạt động trở nên phong phú hấp dẫn hơn, sinh động hơn. Ngoài ra, các loại hình truyền tin đã nói ở trên cũng là công cụ giúp các em Đội viên rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận, óc suy luận.
- MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHI TRUYỀN TIN BẰNG TIẾNG VIỆT :
Khi sử dụng một số loại hình truyền tin, thì các con chữ đều được mã hóa thành tín hiệu tùy hình thức, hoặc là Morse; hoặc Semafore, hoặc Mật thư … Nhưng Tiếng Việt có đặc điểm riêng biệt là có dấu mũ; dấu thanh, vì vậy cần phải biết các qui ước sau :
- Cách viết “ dấu mũ”:
 = AA Ô = OO
Ă = AW Ơ = OW
Đ = DD Ư = UW
Ê = EE ƯƠ = UOW- Cách viết “ Dấu thanh”:
- Dấu sắc : S ( / )
- Dấu huyền : F ( )
- Dấu hỏi : R ( ? )
- Dấu ngã : X ( ~ )
- Dấu nặng : j ( . )
- Chữ viết tắt :
PH = F
GI = I
QU = Q - GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH THỨC TRUYỀN TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI
SEMAPHORE - Semaphore :Là tín hiệu thường được sử dụng trong các ngành hàng hải, địa chất, do một người Pháp tên Chappe phát minh năm 1794.
- Phương tiện để phát tín hiệu Semaphore :
Là hai lá cờ hình vuông mỗi cạnh khoảng 40 cm và được chia theo đường chéo hình vuông thành 2 phần ( phần màu đỏ và phần màu trắng ). Gậy để buộc cờ dài khoảng 50cm 55 cm. Khi buộc cờ vào thân gậy rồi, cán cờ còn khoảng 10 15cm
40 cm
Trắng
Đỏ 40 cm
50 – 55 cm
10 – 15 cm- Những qui ước khi truyền tin bằng Semaphore :
- Đối với người phát tin : Chú ý bắt đầu : Thực hiện động tác mở cờ, đánh chéo số 8 trước mặt hoặc định cờ 180 độ từ 2 chân lên đầu. ( Đợi bên nhận phát chữ (K) mới bắt đầu phát tin ).
- Hết 1 cụm từ xếp hai lá cờ cao lên đầu.
- Hết 1 bản tin thì giơ hai lá cờ cao lên đầu.
- Hết 1 tiếng nghỉ, cổ tay luôn thẳng với cánh tay dưới.
- Người đứng đúng tư thế, hai vai thẳng khi phát tin, không đi lại.
- Không nên thay đổi tốc độ phát tin, dễ làm người nhận nhận không chính xác.
- Chọn 1 vị trí phát tín hiệu semaphore thường là ở vị trí cao để cho người nhận nhìn thấy.
- Đối với người nhận tin : Chọn vị trí hợp lý và dùng mắt để nhận tin.
- Định chữ đến đâu ghi ngay đến đó (có thể ghi lại ký hiệu)
- Cách viết ký hiệu : Ví dụ :
R = __ x __
B = __ x
F = x __- Những tín hiệu khác của Semaphore cũng giống như tín hiệu Morse.
- Cách học Semaphore : Các bạn tự rèn luyện theo bảng mẫu tự với động tác phất cờ.
- Học theo những chữ đối.
Ví dụ : A – G (vòng 1 cánh tay)
B – F
C – E
H – Z (vòng kép 2 cánh tay)Riêng R và D không có chữ đối.
- Học theo lối tạo vòng.
- Học 1 vòng đơn rồi phát triển hai cánh tay khi đến một chữ khác.Lưu ý: Các ký tự từ A G : chỉ sử dụng một lá cờ, lá cờ còn lại đặt cố định ở phía trước.
THUỘC BẢNG KÝ HIỆU MORSE
KỸ NĂNG TRUYỀN TIN
MORSE
BẢNG MORSE 2
BẢNG MORSE
KỸ NĂNG MORSE – SEMAPHORE
HƯỚNG DẪN TRUYỀN TIN BẰNG MORSE
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG TRUYỀN TIN MORSE
CÁCH SỬ DỤNG MORSE
CÁCH NHỚ MÃ MORSE
LỊCH SỬ BỘ MÔN TRUYỀN TIN
</i
MORSE
CÁCH LÀM RUỐC NẤM HƯƠNG CHAY
Một Số Mật Thư Thông Dụng
325 Gút Dây
CHUYÊN MÔN
325 Nút Dây
DẤU ĐI ĐƯỜNG 1
6.Phương Hướng
7.Thủ Công
Thủ công: Nấu chảy:
Thủ công: Làm tan chảy
Thủ thuật thông minh cho các tình huống khẩn cấp!
Thủ công tái chế thông minh:
Những tác phẩm thủ công đầy màu sắc:
Thủ công mỹ nghệ:
Hàng ngày để đơn giản hóa thói quen:
Thủ thuật và thủ thuật phòng tắm:
Sử dụng các mẹo:
Những lời khuyên sẽ hữu ích trong cuộc sống hàng ngày:
Tự Làm Kệ Quần Áo
Tự làm tủ treo tường tại nhà và cách treo tủ để chứa đồ nặng
Hướng dẫn làm KỆ TỦ BẾP siêu nhanh, siêu rẻ.
Cách gấp chong chóng tuổi thơ Origami đơn giản
Chong chóng là một thứ đồ chơi dân dã mà bất cứ đứa trẻ nào cũng yêu thích.Từ chong chóng giấy, chong chóng nhựa đến những chiếc chong chóng tre của Doraemon. Cùng với sự phát triển của thời đại, những chiếc chong chóng cũng dần được cải tiến hơn trước. Nhưng việc tự tay làm một chiếc chong chóng tuổi thơ vẫn là điều thú vị thu hút rất nhiều người. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau gấp một chiếc chong chóng Origami giấy độc đáo nhé!
Các bạn chỉ cần chuẩn bị những tờ giấy gấp Origami với các họa tiết và màu sắc bắt mắt thôi nhé. Bắt đầu vào làm ngay thôi!
Bước 1: Bạn chuẩn bị tờ giấy vuông tùy theo kích thước bạn muốn chong chóng của mình to hay nhỏ thế nào. Gấp tờ giấy theo 2 đường chéo của hình vuông rồi mở ra. Tiếp theo, gấp 2 góc đối nhau thành hình tam giác chạm đỉnh là tâm của hình vuông nhé. Lật ngược lại phía sau, lại gấp 2 góc đối nhau của hình vào.
Bước 2: Các bạn gấp theo chiều dọc của hình đang gấp. Bạn gấp sao cho các phần được chia ra làm một nửa nhé. Tương tự như vậy, bạn gấp với bên đối diện để chúng ta được hình vuông như ảnh.
Bước 3: Mở phần một phần vừa gấp ra theo chiều mũi tên đỏ sang trái. Rồi tiếp tục mở phần tam giác ở góc theo chiều mũi tên bên phải ra chúng ta sẽ được hình như hình 10 nhé các bạn. Làm giống như vậy với phía dưới, bạn mở ra rồi mở góc tam giác theo chiều ngược lại là sang bên trái. Sau cùng chúng ta được 2 góc nhọn ngược chiều nhau để tạo ra 2 cánh đầu tiên của chong chóng nhé.
Bước 4: Cuối cùng từ góc vuông màu nâu như trong ảnh bạn mở ra để tạo ra nốt 2 cánh còn lại của chiếc chong chóng. Giống như vậy, bạn cũng mở phần ô vuông màu nâu đối diện còn lại ra để tạo thành cánh nhọn tam giác. Vậy là chúng ta đã gấp xong 4 cánh.
Ten tèn, chiếc chong chóng tuổi thơ đã được hoàn thiện rồi đây. Bạn có thể gắn thêm chiếc que dài vào và đính thêm một chiếc cúc hoặc một hạt đá vào tâm của chong chóng để tạo thêm điểm nhấn xinh đẹp. Đó cuối cùng bạn chỉ cần gấp thêm một vài chiếc nữa để trang trí vào góc nhỏ của mình hoặc phòng ngủ, phòng khách để làm không gian thêm thú vị. Hãy sáng tạo thêm nhiều chiếc chong chóng tuổi thơ với các màu sắc khác nhau cực bắt mắt như thế nhé. Chúc các bạn thành công nhé!
Cách xếp Origami hình ngôi sao
Ngôi sao 9 cánh
Con chim
Con chim đang bay
Con voi
Con tàu
Con gà
Chim cánh cụt
Hoa hồng
Cách gấp Bookmark hình trái tim Origami bằng giấy
Để đánh dấu những trang sách đang đọc dở hoặc những tập vở đang học một cách cẩn thận, bạn sẽ cần những chiếc bookmark xinh xắn. Tự tay làm những tấm thẻ đánh dấu sách vô cùng độc đáo theo cách của riêng mình chắc hẳn là một ý tưởng tuyệt vời với những người yêu sách, yêu nghệ thuật gấp giấy Origami. Chỉ với những tờ giấy đơn giản, bạn có thể hô biến thành những chiếc kẹp sách Bookmark hình trái tim cực kỳ dễ thương và hữu ích nhé. Vừa dùng, vừa có thể tặng cho những người bạn của mình được. Hãy cùng bắt tay làm với Khéo tay nhé!
Các bạn cần chuẩn bị những tờ giấy gấp Origami đầy màu sắc để gấp những chiếc bookmark hình trái tim rực rỡ sắc màu nhé.
Bước 1: Gấp đôi theo 2 đường chéo của tờ giấy Origami hình vuông đã chuẩn bị. Bạn gấp mặt màu đỏ ra bên ngoài nhé.
Sau khi đã gấp đôi tờ giấy lại, bạn mở tờ giấy ra và tiếp tục gấp một hình tam giác dựa theo đường chéo đó. Sao cho mép của hình tam giác nhọn đó trùng khớp với đường chéo hình vuông nhé. Tương tự như vậy, bạn gấp với bên còn lại tạo thành hình tam giác nhọn.
Lưu ý bạn chỉ nên miết các nếp gấp vừa rồi đến đoạn ngón tay trỏ đánh dấu trong hình. Để lại một phần không miết như sau nhé.
Bước 2: Mở các phần vừa mới gấp ra, rồi gấp ở phía đầu ngược lại một hình tam giác nhọn lớn giống như cách gấp của đầu bên kia. Cũng gấp sao cho mép của tam giác trùng khớp với đường chéo hình vuông. Gấp như vậy với chiều đối diện nhé các bạn.
Khi gấp xong bạn mở hết ra ta được các nếp gấp như hình, rồi ở 2 góc đầu khác của hình vuông bạn gấp hình tam giác nhỏ, đỉnh của tam giác đó chạm vào giao điểm hai nếp gấp chéo nhau, Các bạn chú ý các đường nếp gấp cho chính xác. Nhớ gấp ở hai đầu đối diện nhau nữa nhé.
Tiếp theo, bạn gấp đôi tờ giấy đó vào sao cho mặt đỏ ra ngoài nhé. Miết nếp gấp đó tạo thành một đường.
Khi mở ra chúng ta sẽ được các nếp gấp như hình dưới đây mới đúng nhé các bạn.
Bước 3: Lật ngược ra đằng sau, mặt màu đỏ rồi theo các nếp gấp có sẵn, bạn gập đôi lại một cách khéo léo để chúng vào nếp.
Đây là hình ảnh của bookmark hình trái tim nếu bạn làm đúng các bước và miết các nếp gấp thì sẽ rất dễ dàng để chúng vào nếp.
Mở phần đầu nhọn của hình trái tim (phần đáy) ra rồi gấp đôi lại. Đáy nhọn chạm vào đường ngang của trái tim.
Bước 4: Gấp các cạnh bên để bookmark hình trái tim của chúng ta trông mềm mại hơn với những đường cong.
Để xử lý hai cạnh bên sao chúng không bị lộ ra, chúng ta cần đưa phần đó vào bên trong một cách khéo léo. Dựa vào các đường gấp đã có sẵn, các bạn ấn vào bên trong dễ dàng.
Gấp phần cạnh ở gần đáy vào bên trong, để thuận tiện dễ gấp vào, đầu tiên các bạn gấp ra mặt trước. Rồi sau đó mới gấp vào bên trong thì sẽ dễ dàng và đường gấp trở nên rõ ràng, đẹp mắt hơn. Cuối cùng bạn thêm một chút keo vào các góc để chúng gắn chặt với nhau.
Ten tèn, thế là chúng mình đã cùng nhau gấp xong một chiếc bookmark hình trái tim vừa tiện dụng lại vô cùng xinh xắn này rồi. Đây cũng có thể là một món quà nho nhỏ dễ thương tặng kèm cùng một cuốn sách ý nghĩa cho ai kia để thổ lộ tình cảm bấy lâu đó. Thật là tuyệt phải không các bạn? Chúc các bạn thành công nhé!
THẮT CAVAT
BÀN TAY TÀI HOA
KỸ THUẬT NỐI DÂY ĐIỆN
Nữ Công
HƯỚNG DẪN NỮ CÔNG
3 Cách thêu chữ đẹp đơn giản, dễ thực hiện ,
Cách thêu chữ đẹp bằng những mũi thêu đơn giản. Hướng dẫn cách thêu chữ đẹp bằng kiểu chữ viết tay, chữ thư pháp, chữ in đậm đơn giản, dễ thực hiện nhất
Thêu chữ lên vải, quần áo là cách tuyệt vời để tạo đâu ấn cá nhân. Nếu bạn nghĩ thêu chữ là việc khó khăn, mất nhiều thời gian thì hướng dẫn 3 cách thêu chữ đẹp đơn giản sau đây sẽ làm bạn thay đổi suy nghĩ của mình. Với một chút kiến thức cơ bản về các kỹ thuật thêu và áp dụng các mẹo nhỏ sau đây, sẽ giúp bạn thêu được các kiểu chữ viết tay, chữ in đậm, chữ thư pháp một cách dễ dàng.
Tóm tắt:
1. Cách thêu chữ kiểu viết tay đẹp
2. Cách thêu chữ in đậm đẹp
3. Cách thêu chữ thư pháp
1. Cách thêu chữ kiểu viết tay đẹp ,
Chữ viết tay có thể rất thanh lịch, đôi khi kỳ quặc và đôi khi sắc nét và hấp tấp. Nhưng dù thế nào đi nữa, thì bạn cũng phải thêu một đường mảnh và đường thêu của bạn phải đủ linh hoạt để có thể uốn cong theo những đường cong chặt chẽ.
Vì vậy, trong vô số các mũi thêu cơ bản, tôi xin giới thiệu đến bạn những mũi thêu thích hợp thêu chữ nhất, đó là: Mũi thêu viền(Back stitch), mũi thêu Split Stitch, mũi thêu lướt vặn(Stem Stitch), mũi thêu móc xích(chain stitch) và mũi thêu Split back stitch.
Ở đây tôi đã sử dụng mũi thêu viền(Back stitch) với 1 sợi chỉ cotton trong kim. Mũi thêu này đủ linh hoạt để có thể gia công theo đường cong và uốn lượn, đồng thời đường tạo ra rất mỏng và tinh tế. Tôi đã sử dụng chất liệu vải cotton làm nền trong hình trên, nó được dệt rất chặt chẽ nên các mũi thêu nổi bật với nhau khá rõ ràng. Nhưng nếu bạn sử dụng loại vải mềm hơn như vải lanh, sẽ dễ dàng tạo ra một đường mịn hơn và sẽ khó phân biệt các mũi thêu riêng lẻ hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mũi thêu “whip back stitch” như trong hình trên. Nó sẽ ẩn các mũi thêu riêng lẻ và làm cho đường thêu hoàn toàn không bị chia cắt.
Nếu bạn chọn mũi thêu Split back stitch để thêu chữ, hãy nhớ xem các mẹo này để thêu chuỗi tốt hơn . Chúng bao gồm các lưu ý về các cạnh, góc và sự nối liền mạch của hai dòng.
2. Cách thêu chữ in đậm đẹp ,
Các chữ viết trang trí như trong ảnh dưới đây có thể thực hiện tốt bằng mũi thêu bó hạt(Satin Stitch). Trong ví dụ dưới đây, Tôi sử dụng 2 sợi chỉ cotton để thêu đường viền chữ, sau đó thêu phủ lên bằng mũi thêu bó hạt(Satin Stitch) để tạo độ dày cho chữ.
Ngoài ra, đây là một mẫu chữ thêu mũi bó hạt(satin stitch) có thêu lòng đường viền chữ bên dưới. Ở đây, Tôi sử dụng 1 sợi chỉ cotton nên đường thêu nhìn khá sắc sảo.
3. Cách thêu chữ thư pháp ,
Kiểu viết thư pháp này thường kết hợp các nét thanh và nét đậm trong chữ cái. Tuy nhiên, việc phân chia các yếu tố này thành 2 phần riêng biệt(Ví dụ: Thêu viền(Back stitch) cho nét thanh và thêu bó hạt(satin stitch) cho nét đậm) là rất rủi ro và không thực sự đem lại kết quả tốt nhất. Đôi khi thực hiện nó trở thành một thử thách lớn.
Tuy nhiên, bạn cũng có những lựa chọn thay thế khác. Ở đây, tôi sử dụng đường thêu lướt vặn(stem stitch) cho cả nét thanh và nét đậm. Đầu tiên, bạn cần tạo một đường viền các chữ cái cần thêu, sau đó tô phần bên trong chữ bằng đường thêu lướt vặn.
Một cách khác để tô phần nét đậm của chữ thư pháp là sử dụng mũi thêu đâm xô(Long & short stitch). Các bạn có thể xem mẫu ví dụ thêu chữ thư pháp bằng mũi đâm xô dưới đây. Nếu như bạn cảm thấy cách thêu đâm xô quá khó, thì cũng có thể áp dụng mũi thêu lướt vặn để thay thế.
Ngoài ra, sử dụng đường thêu viền(back stitch) để thê chữ thư pháp cũng khá phổ biến hiện nay. Thêu phát thảo đường viền chữ bằng 2 sợi chỉ cotton trở lên, sau đó tô phần bên trong chữ bằng các đường thẳng song song.
Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn các thêu chữ đẹp đơn giản, dễ thực hiện. Hy vọng rằng đã giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn cho mẫu thêu chữ của mình. Mời các bạn ghé thăm website: đồng phục Song Phú để tham khảo thêm nhiều bài viết hay nữa nhé.
Nguồn: https://dongphucsongphu.com/theu/cach-theu-chu-dep.html
Hướng dẫn móc chú voi con ,
Học thêu cơ bản: Hướng dẫn thêu khăn và may viền ,
Mỗi cô gái đều nên có một chiếc khăn tay tự thêu, vừa tiện lợi, có thể dùng nhiều lần thay thế khăn giấy, lại vừa xinh xắn, dễ thương.
Tổng hợp một vài mẫu thêu khăn và cách may viền cho các bạn mới học thêu cơ bản, các bạn có thể sáng tạo tùy ý nha!
Vải may khăn là vải linen bột, với tính chất mềm mát, nhẹ và dễ thấm hút, phù hợp làm khăn tay, thêu lên cũng rất dễ dàng.
Nguyên liệu thêu khăn:
– Chỉ thêu: Sử dụng chỉ thêu cotton, các bạn có thể tham khảo chỉ thêu tại các loại chỉ thêu
– Vải linen bột: Sợi vải linen có nguồn gốc tự nhiên nên an toàn, thân thiện với môi trường. Các sợi vải rõ rệt dễ dàng nhìn thấy hoặc cảm nhận khi chạm tay vào. Sợi vải chắc chắn và khít, không bị xơ. Vải linen thoáng mát, thấm nước nhưng dễ nhăn, khó ủi, nên chú ý khi giặt và phơi. Thích hợp may quần áo, túi, phụ kiện… Xem thêm tại vải linen.
– Ren: dùng để trang trí viền, bạn có thể sử dụng ren hoặc các phụ kiện khác
Hướng dẫn may khăn và viền khăn ,
Nguồn: https://tiemtaphoanhamay.vn/huong-dan-theu-khan-va-may-vien
Hướng dẫn may ví thêu hoa đẹp ,
Nội dung bài viết
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm chủ đề Hướng dẫn may ví thêu hoa đẹp
thì bạn có thể xem bài viết chi tiết về chủ đề này do chúng tôi cung cấp ngay sau đây nhé.
Hướng dẫn may ví thêu hoa đẹp ,
Bước 1: Đầu tiên, bạn cắt vải dạ màu hồng nhạt thành hình chữ nhật có kích thước 23cm x 13cm, bạn sẽ cắt bằng vải dạ màu hồng đậm.
Sau đó, bạn cắt vải dạ trắng thành những cánh hoa có kích thước khoảng 2cm.
Bước 2: Sau đó, bạn cắt dải dài của cánh hoa để cuộn hoa dễ dàng hơn. Đầu tiên, bạn thường may sát mép đế cánh hoa, rút đường chỉ cho vải thun hơi co lại. Vẽ một nửa vòng tròn bằng giấy vào tâm của nửa chiếc ví, sau đó ghim dải cánh hoa sát mép của hình tròn khép kín thành lớp cánh hoa rộng đầu tiên.
Các lớp cánh hoa bên trong xếp thành hình tròn đồng tâm nhưng nhỏ dần cho đến khi lỗ giữa bông hoa chỉ còn như lỗ cúc. May chặt các cánh hoa vào hộp đựng ví.
Bước 3: May một vòng tròn nhỏ bằng nỉ xanh hoặc vàng cho nhị hoa, sẽ che đi các mũi khâu cánh.
Bước 4: Để may tấm ngăn cho chiếc ví, bạn dùng vải dạ màu sáng hơn, cắt thành hai hình chữ nhật có kích thước 13cm x 10cm. Đường khâu thường là đường chỉ màu sát mép một mép của vách ngăn.
Làm ướt hai vách ngăn sao cho khớp với mép ngoài của ví, cắt và uốn cong các góc của ví cùng một lúc trên hai lớp vải. Sau đó đóng hoặc khâu hai nửa cúc áo vào hai bên mép ngoài của hai tấm vách ngăn.
Bước 5: Cắt hai đoạn ren và may vừa khít hai bên mép ví, song song với mép ví. Gấp phần trên của phần ren thừa lên trên phần vải dưới cùng. Đặt hai tấm ngăn ví để che đi phần ren thừa và khớp với các mép ngoài của ví, các nút hướng ra ngoài, ghim ổn định.
Bước 6: Bạn thường may một vòng kín sát mép ví, đường khâu vừa để gắn vách ngăn ví vào hộp ví, vừa có tác dụng trang trí nên bạn cần khâu đều từng mũi.
Đục từng mũi kim như mũi thêu, cách đều nhau và chú ý cả mặt ngoài ví và mặt trong thành ví để đường khâu đẹp hơn. Thắt nút đầu tiên và cuối cùng ẩn giữa hai lớp vải là bạn đã hoàn thành.
Sản phẩm hoàn thiện
Chỉ cần một chút tỉ mỉ trong từng đường may là bạn đã có thể tự may cho mình một chiếc ví cầm tay rồi, với bông hoa vải trắng nhẹ nhàng trên nền vải màu hồng nhạt sẽ vô cùng thích hợp cho những cô nàng yêu thích phong cách vintage. , nhẹ nhàng nhưng ngọt ngào, nữ tính. Bạn cũng có thể tạo ví với nhiều màu sắc khác nhau, chỉ cần thay đổi màu vải ban đầu.
Cách may ví thêu hoa mag phong cách vintage rất đơn giản, chỉ cần chớp mắt là bạn đã có ngay một món đồ vừa thời trang lại vừa rất tiện lợi khi đựng các vật dụng cá nhân vào đó nữa.
May ví cầm tay
Nguồn: https://webgiasi.vn/huong-dan-may-vi-theu-hoa-dep-cac-meo-vat-huu-ich-huong-dan-mien-phi-tai-day/