Tuyệt kỹ 500 công thức nấu ăn chay

Tuyệt kỹ 500 công thức nấu ăn chay




CÁCH LÀM MÓN CHAY KHO MẶN NGON – ĐƠN GIẢN – DỄ LÀM

CÁCH LÀM MÓN CHAY KHO MẶN NGON – ĐƠN GIẢN – DỄ LÀM

Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, những món kho luôn được người Việt Nam lẫn khách du lịch nước ngoài ưa thích. Sự kết hợp của hương vị đậm đà từ các nguyên liệu làm nước sốt tạo nên một món chay kho tinh tế trên bàn ăn. Là người ăn chay, bạn đã biết cách làm những món kho chay ngon đúng điệu? Qua bài viết này, giới thiệu đến bạn TOP 5 cách kho đồ chay ngon, hương vị hấp dẫn nhưng vô cùng đơn giản, dễ làm.

1. Cách làm món chay kho mặn từ Cá chay

Món chay kho mặn, hay còn được biết đến là những món ăn chay giả mặn; có hương vị thơm ngon, hấp dẫn nếu bạn biết chế biến đúng cách. Món cá chay kho là một ví dụ điển hình.

món chay kho mặn

Món chay mặn thơm ngon từ Cá chay

enlightened Nguyên liệu món chay kho mặn từ Cá chay:

  • 1 củ hành tây (thái miếng vuông nhỏ)
  • 15g gừng tươi (nghiền nhỏ)
  • 20g bột cà ri
  • 15g đường
  • 450ml cốt dừa
  • Muối
  • Hạt tiêu xay
  • Măng tây
  • 200g cà tím (cắt nhỏ)
  • 250g cá chay

enlightened Cách làm món chay kho mặn đơn giản từ Cá chay:

  • Lấy một chiếc chảo nhỏ, cho 30ml dầu thực vật vào. Khi dầu sôi, cho hành, gừng, bột cà-ri, đường vào rồi đảo trong 1 phút. Sau đó, cho cốt dừa vào và đun nhỏ lửa trong 10 phút.
  • Sử dụng một chiếc chảo kháo, dùng 30ml dầu thực vật rồi cho súp lơ, măng tây vào xào khoảng 2 phút.
  • Lấy cà tím, cho vào chảo xào đến khi chín.
  • Cho cá chay vào chảo rán qua, nêm thêm một ít muối cho vừa vị.
  • Cuối cùng, cho tấ cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong nồi kho, đóng nắp lại và để ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 30-40 phút. Nêm thêm một ít muối và đường vào. Khi đã chín, cho món kho chay ra đĩa và thưởng thức.

2. Cách làm món chay kho mặn từ Thịt heo chay

Khi ăn chay, bạn có thể sẽ nhớ tới những món ăn đã từng thưởng thức, đặc biệt là những món thịt heo kho. Nhưng kể cả khi ăn chay, bạn vẫn sẽ được thưởng thức những hương vị quen thuộc đó. Món chay kho mặn: “thịt lợn chay chua cay” sẽ không khiến bạn thất vọng.

món chay kho ngon

Món chay mặn thơm ngon từ thịt heo chay

enlightenedNguyên liệu làm món chay kho mặn từ thịt heo chay:

  • 400g thịt lợn chay
  • 1 quả ớt chuông (thái nhỏ)
  • 1 củ hành tây (thái miếng dài, mỏng)
  • 180ml sốt cà chua
  • 60ml dấm gạo
  • 15g tương tỏi ớt
  • 45g hạt vừng
  • 2 nhánh tỏi (bóc vỏ, băm nhuyễn)
  • 15g gừng tươi (băm nhuyễn(
  • 100g đường nâu

enlightened Cách làm món chay kho mặn ngon từ thịt heo chay:

  • Luộc qua thịt lợn chay trong nước sôi trong 5-7 phút.
  • Trong lúc luộc thịt lợn chay, hòa tan nước sốt bằng cách trộn tương cà, dấm, đường nâu, hạt vừng, gừng, tỏi. Đánh trộn đều lên, nếm thử. Nếu sốt quá mặn hoặc quá nhạt, bạn có thể cho thêm muối hoặc làm loãng đi.
  • Đun nóng chảo, cho dầu vào rồi phi hành và ớt chuông đến khi chín.
  • Bỏ thịt lợn chay, sốt, hành và ớt chuông vào nồi kho, cho thêm 100ml nước nữa. Cuối cùng, đóng nắp, để ở nhiệt độ phù hợp và kho trong 30-45 phút.

3. Cách làm món kho chay đơn giản với Đậu phụ

Với hương vị đậm đà từ món đậu phụ kho chay này sẽ đem lại một trải nghiệm hoàn toàn khác so với những món đậu phụ bạn từng thưởng thức.

cách làm món chay kho

enlightened Nguyên liệu làm món kho chay đơn giản với Đậu phụ:

  • 30ml xì dầu
  • 30ml mật ong
  • 5ml dấm
  • 5g nước tương tỏi ớt
  • 350g đậu phụ
  • 30ml dầu thực vật
  • 15g tỏi (bóc vỏ, nghiền nhỏ)
  • Hành lá (thái nhỏ)

Cách làm món chay kho ngon với đậu phụ:

  • Trộn lẫn xì dầu, mật ong, dấm và tương tỏi ớt vào với nhau. Đánh đều lên để tất cả được hòa tan.
  • Cắt đậu phụ thành các miếng dày khoảng 1cm, dài khoảng 4-5cm. Sau đó cho vào giấy khô để thấm hết ẩm trong đậu phụ.
  • Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào rồi bỏ đậu phụ vào rán. Trong khi rán, lật đều và nhẹ tay để đậu phụ chín vàng đều ở tất cả các mặt.
  • Khi đã rán xong đậu, bỏ đậu vào giấy thấm dầu. Sau đó đổ sốt xì dầu cùng với đậu phụ vào trong nồi kho, cắt thêm một ít ớt tươi vào. Cho thêm khoảng 100-200m nước vào nồi kho để tránh nồi bị cháy. Cuối cùng, đóng nắp nồi, kho đậu trong 5-10 phút ở nhiệt độ vừa phải.
  • Lấy món ăn ra, cắt một ít hành lá lên trên món ăn và thưởng thức khi còn nóng.

4. Cách làm món kho chay ngon kiểu Ý với Nấm mỡ

Bạn tìm kiếm một món ăn chay ngon để ăn cùng với cơm hoặc mì Ý? Những cây nấm trắng mọng, kết hợp cùng với sốt rượu vang đỏ, sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

món kho chay đơn giản

enlightened Nguyên liệu làm món kho chay ngon kiểu Ý với Nấm mỡ:

  • 45ml dầu ô-liu
  • 45g bơ thực vật
  • 450g nấm mỡ trắng
  • 1 củ tỏi (bóc vỏ, thái nhỏ)
  • 15ml rượu vang đỏ (loại dùng cho nấu ăn)
  • 15ml xì dầu
  • 2g muối
  • Hạt tiêu đen xay nhỏ

enlightened Cách làm món chay kho ngon kiểu Ý với Nấm mỡ:

  • Lấy một chiếc chảo, cho dầu ô-liu và bơ vào, đun nóng đến khi bơ gần chảy hết. Sau đó, cho nấm, tỏi, xì dầu, một ít hạt tiêu và muối vào. Đảo cho đến khi nấm bắt đầu chín nấu rồi tắt lửa.
  • Cho tất cả nguyên liệu trong chảo vào nồi kho, đổ rượu vang đỏ vào cùng 50ml nước vào nồi. Đóng nắp, kho ở nhiệt độ vừa phải khoảng 5-8 phút.
  • Tắt bếp, đưa món chay kho ra đĩa và thưởng thức.

5. Cách làm món kho chay đơn giản với Bí ngòi-cà chua

Dù chỉ mới xuất hiện trong một thời gian ngắn, bí ngòi đã được người Việt áp dụng vào rất nhiều món ăn. Nhờ công dụng với sức khỏe, cũng như vị ngọt thanh, bí ngòi rất là nguyên liệu phổ biến trong các món kho chay dễ làm.

món mặn chay

enlightened Nguyên liệu làm món kho chay đơn giản với Bí ngòi-cà chua:

  • 1 quả bí ngòi (thái miếng)
  • 5 quả cà chua
  • 5 nhánh tỏi (bóc vỏ, nghiền nhỏ)
  • 30ml dầu ô-liu
  • 2g ngũ vị hương
  • Muối kosher
  • Hạt tiêu

enlightened Cách làm món kho chay ngon với Bí ngòi-cà chua:

  • Đun nóng dầu ô-liu trong chảo rồi cho tỏi vào đảo.
  • Tiếp đến, bỏ bí ngòi cùng một ít muối, hạt tiêu rồi đảo đều lên khoảng 4-5 phút.
  • Lấy một chiếc chảo khác, cho cà chua vào, đun nóng, rồi ép từng miếng để ra hết sốt. Sau đó cho gia vị ngũ vị hương vào sốt cà chua, khuấy đều lên.
  • Cuối cùng, cho bí và sốt cà chua vào trong nồi kho, đóng nắp lại và đun khoảng 5-10 phút.
  • Đưa món ăn ra và thưởng thức.

Nếu là một người nội trợ thông thái, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua các món mặn chay giàu dinh dưỡng, đậm đà hương vị trên.

Nguồn: vilai.vn




CÔNG THỨC SU HÀO XÀO CHAY NGON PHONG CÁCH CHÂU ÂU

CÔNG THỨC SU HÀO XÀO CHAY NGON PHONG CÁCH CHÂU ÂU

Su hào là loại củ rất phổ biến ở nước ta, nhắc đến su hào chúng ta thường nghĩ đến những món ăn đơn giản như luộc, xào cùng tỏi hoặc ngâm giấm cùng cà rốt. Những món ăn này đã quá quen thuộc, tại sao quý bạn đọc không khám phá thêm một số công thức chế biến su hào, đặc biệt là su hào xào của các nước Châu Âu?

1. Su hào xào chay với củ cải đỏ

Su hào và củ cải đỏ đều là những loại thực phẩm có dạng cứng nhưng trong công thức này sẽ khiến chúng trở nên mềm mại và ngọt ngào hơn. Ngoài ra một chút màu xanh trộn cùng trắng và đỏ sẽ khiến bữa ăn của bạn trở nên sinh động, cuốn hút hơn.

Su hào xào chay - 1

enlightened Nguyên liệu:

  • 400g su hào non
  • 200g củ cải đỏ
  • 1 thìa cà phê dầu hạt cải
  • 2 thìa cà phê sốt xì dầu
  • 1 thìa cà phê giấm gạo
  • 1 thìa cà phê dầu oliu

enlightened Cách làm:

  • Gọt vỏ su hào, rửa sạch, thái con chì.
  • Rửa sạch củ cải đỏ, nạo nhẹ lớp vỏ bên ngài để không mất mfu sắc. Cắt củ và là riêng, thái con chì củ cải.
  • Bắc chảo lên bếp chờ chảo nóng rồi cho dầu vào. Chờ khi dầu sôi, cho củ cải và su hào vào đảo đều tay khoảng 7 phút rồi cho sốt xì dầu và dấm vào, đảo thêm tầm 5 phút nữa và bỏ ra đĩa trang trí.

2. Su hào xào chay thập cẩm

Món ăn này khá đơn giản và dễ làm, hơn nữa các nguyên liệu đều rất dễ kiếm ở chợ. Với nhiều loại thực vật được sử dụng trong công thức này, đặc biệt là bông cải xanh (loại rau giàu đạm thực vật) sẽ khiến bữa ăn của chất lượng hơn nhiều.

Su hào xào chay - 2

enlightened Nguyên liệu:

  • 300g su hào
  • 2 củ cà rốt
  • 200g bông cải xanh
  • 1 quả ớt chín
  • 1 nhánh gừng
  • 3 tép tỏi
  • 1 củ hành tây
  • 1 thìa cà phê dầu mè
  • 2 thìa cà phê xì dầu
  • 1 thìa cà phê mật ong
  • Hạt nêm chay
  • Hạt tiêu xay

enlightened Cách làm:

  • Gọt vỏ su hào, cà rốt, hành tây. sau đó rửa sạch các nguyên liệu.
  • Thái lát su hào, cà rốt, hành tây, thái nhỏ bông cải xanh.
  • Đập dập tỏi và gừng, băm nhuyễn cùng ớt.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu mè vào. Khi dầu đã sôi, cho hỗn hợp tỏi gừng ớt vào đảo qua. sau đó cho su hào, cà rốt, hành tây, bông cải xanh vào đảo nhanh tay.
  • Thêm hạt nêm vào cho vừa miệng. Đảo đến khi rau củ săn lại thì tắt bếp, thêm chút hạt tiêu và bỏ ra trang trí tại đĩa.

3. Su hào xào chay với mùi tây

Đây là một món ăn đặc trưng và rất ngon. Món ăn này được rất nhiều người ăn chay tại Châu Âu ưa thích bởi sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu. Bên cạnh đó, màu nâu mật của miếng su hào khi được chiên chín nhìn rất giống lát thịt bò. Một món ăn chay thật gợi cảm và tinh tế.

Su hào xào chay - 3

enlightened Nguyên liệu:

  • 3 thìa mùi tây
  • 3 thìa dầu oliu
  • 1/2 chén nước mắm dầu thực vật
  • 4 củ su hào cỡ vừa
  • 1 thìa cà phê muối

enlightened Cách làm:

  • Trộn hỗn hợp tỏi, mùi tây cùng dầu oliu trước 1 ngày để tỏi bay bớt mùi hăng.
  • Gọt vỏ su hào và cắt thành các thỏi nhỏ với độ dày vừa phải.
  • 1/2 chén nước mắm dầu thực vật vào chảo nóng, chờ đến khi dầu nóng, cho su hào vào đảo đều trong 3 phút sao cho vàng nâu đều các mặt.
  • Bỏ ra đĩa, trộn cùng hỗn hợp mùi tây, tỏi và dầu oliu. Có thể rắc thêm chút muối lên trên để đậm vị hơn.

Hy vọng cách nấu các món chay thông dụng với su hào này sẽ giúp cho cuốn sổ tay ẩm thực của bạn thêm phong phú. Đừng ngại ngần thử chế biến các món su hào xào chay theo phong cách Châu Âu mới mẻ này nhé. Luôn luôn tìm hiểu và thử nghiệp các công thức ăn chay mới mẻ sẽ giúp cuộc sống thêm phần thú vị đó.

Nguồn: vilai.vn




CÁCH LÀM MÓN CANH CHAY RAU CỦ THƠM NGON

CÁCH LÀM MÓN CANH CHAY RAU CỦ THƠM NGON

Canh là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của mỗi gia đình, đối với những người ăn chay thì món canh chay rau củ thường được nấu từ các loại rau củ như cà rốt, củ cải, ngô… Qua bài viết này, quán cơm chay ngon ở Hà Nội – Vị Lai sẽ giới thiệu đến bạn đọc 3 công thức nấu canh chay rau củ kết hợp từ những nguyên liệu mới mẻ hơn như nấm, bí ngòi, rau cải chip.

  1. Canh chay rau củ từ nấm

Nấm vốn được mệnh danh là thịt đối với người ăn chay, bông cải xanh là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, khoáng chất và đây là nguyên liệu chính của 2 món ăn này.

Nguyên liệu:

  • 2-3 thìa dầu oliu
  • 1 củ hành tây thái miếng
  • 3 nhánh tỏi băm
  • 100g nấm mỡ
  • 2 cái súp lơ nhỏ
  • 1 qủa bí ngòi
  • Xì dầu
  • 1 thìa cà phê lá mùi khô
  • 1 thìa cà phê lá Oregano
  • Muối
  • Hạt tiêu
  • 1 thìa rượu trắng
  • 1 thìa dấm táo
  • 1 thìa đường

Cách làm:

  • Dùng 1 chiếc chảo lớn, cho dầu , hành tây vào xào qua ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 7 phút cho hành tây mềm.
  • Cho tỏi vào đảo đến khi thấy thơm và vàng.
  • Cho nấm, súp lơ xanh, bí ngòi, nước tương, lá thơm, lá oregano, muối, hạt tiêu vào đảo cho thơm sau đó thêm nước vào đun cho cho đến khi nấm và các loại rau củ mềm.
  • Nếm thử vị và cho dấm vào sao cho vừa miệng ăn, cho đường, muối, hạt tiêu tùy theo khẩu vị. Cho bột ngô đã hòa với nước vào nồi đun khoảng 3 phút chín.
  • Bỏ ra bát trang trí cùng lá mùi là có thể dùng được luôn, món ăn này nên dùng nóng thì sẽ ngon hơn.
  1. Canh chay rau củ kiểu Thái

Nếu những món canh chay rau củ truyền thống đã trở nên nhàm chán thì bạn có thể thay đổi bữa ăn với món canh rau củ theo công thức của người thái. Hương vị thơm nồng của ớt chuông cùng vị ngậy bùi của nước cốt dừa sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú với bữa ăn của mình hơn.

Nguyên liệu:

  • 1/2 củ hành tây
  • 1/2 quả ớt chuông
  • 40g nấm
  • 2 nhánh tỏi băm
  • 1 thìa tỏi băm
  • 1 thìa ớt băm
  • 500ml nước
  • 400ml cốt dừa
  • 1 thìa đường nâu
  • 1 bìa đậu phụ
  • 1 thìa nước cốt me
  • Nước cốt chanh (nửa quả chanh)
  • Hành lá thái nhỏ

Cách làm:

  • Hành tây gọt vỏ thái miếng
  • Ớt chuông bỏ hạt thái miếng hạt lựu
  • Nấm cắt rễ, rửa sạch, thái mỏng
  • Cho hành tây, ớt chuông đỏ, nấm, tỏi, gừng, ớt thái, nước cốt dừa, đường, nước vào một cái nồi to nấu với nước trong 5 phút.
  • Thêm đậu vào và đun khoảng 5 phút nữa. Cho nhỏ lửa xuống, nước cốt me, nước cốt chanh và hành lá vào khuấy đều lên rồi tắt bếp ra. Bỏ ra bát là có thể dùng luôn. Món này có thể ăn nóng hoặc nguội đều được.
  1. Canh chay rau củ từ cải chíp

Món canh này sẽ mang đến một cách chế biến khác cho rau cải chíp, không chỉ đơn thuần là xào, hấp nữa. Vị ngậy và giòn của đậu, ăn kèm với rau cải chíp và nước canh cay nồng sẽ làm cho buổi tối của bạn ấm áp hơn.

Nguyên liệu:

  • 2 thìa canh dầu thực vật
  • 2 thìa gừng băm
  • 3 nhánh tỏi băm
  • 800ml nước
  • 10g nấm hương khô
  • 150g măng củ
  • 2 Bìa đậu phụ
  • 1 mớ cải chip (lưu ý chỉ lấy phần lá xanh)
  • 2 thìa dấm gạo
  • 1 thìa cà phê sa tế
  • 1 thìa xì dầu
  • 1 thìa đường
  • 2 thìa bột ngô hòa cùng nước
  • 6 củ hành lá thái nhỏ
  • 1 nắm rau mùi
  • Vừng rang

Cách làm:

  • Làm nóng chảo và cho dầu vào, khi dầu nóng, cho gừng và tỏi vào đảo nhanh trong một phút, cẩn thận tránh để cháy.
  • Đậu rán vàng đều các mặt sau đó cắt thành các miếng vuông nhỏ.
  • Cho nước vào và vặn lửa lớn hơn để mau sôi. Cho lửa nhỏ xuống và cho nấm, măng vào đun khoảng 10 phút. Cho phần lá của rau cải chip, dấm, sa tế, nước tương, đường vào đun đến khi thấy lá rau cải chín tái là được.
  • Nếm gia vị theo sở thích, thêm đậu phụ và một chút bột ngô cho món canh thêm mùi thơm. Bỏ ra bát và thêm vài lá mùi và chút vừng lên trên là được.

Trên đây là một số công thức nấu món canh chay rau củ ngon miệng. Hãy bổ sung thêm những cách làm món chay ngon này vào sổ tay nấu ăn của mình để có dịp thì trổ tài nhé.

Nguồn: vilai.vn




TỔNG HỢP NHỮNG MÓN CHAY NGON DỄ LÀM HÀNG NGÀY

TỔNG HỢP NHỮNG MÓN CHAY NGON DỄ LÀM HÀNG NGÀY

Bạn là một tín đồ ăn chay và đang tìm kiếm những món chay ngon dễ làm? Ẩm thực chay cũng rất phong phú với nhiều món ăn được chế biến đa dạng. Cùng tham khảo bài viết này để cập nhật những món ăn chay ngon dễ thực hiện và tự tin trổ tài nấu nướng nhé.


Ăn chay đang là lựa chọn của nhiều người (Ảnh: Internet)

Hiện nay, ăn chay không còn là chuyện riêng của vấn đề tôn giáo mà nhiều người ăn chay để cải thiện sức khỏe, giữ tâm thanh tịnh… Chính vì thế, ngày càng có nhiều người lựa chọn ăn chay và tìm kiếm công thức chế biến món chay thành các món ngon mỗi ngày, đặc biệt là các món chay dễ thực hiện.

Với những món chay đơn giản, dễ làm hàng ngày, bạn không cần mất quá nhiều thời gian mà vẫn có được những bữa ăn ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng.

Nội Dung

Danh sách các món chay ngon dễ làm

Bánh cuốn ngọt Campuchia

Bánh cuốn Campuchia có phần vỏ bánh được làm từ bột năng và bột gạo pha loãng, tráng thật mỏng rồi cho nhân vào cuốn tương tự như món bánh cuốn của Việt Nam. Tuy nhiên, phần nhân cuốn bên trong là dừa nạo, đậu xanh giã nhuyễn trộn với đường.

Chính nguyên liệu khác biệt đã làm món bánh có hương vị đặc trưng. Vỏ bánh dẻo dẻo, dai dai, ăn rất vui miệng. Bánh có màu vàng ươm, bắt mắt, hương vị ngọt dịu, thơm bùi, béo ngậy của dừa quyện với đậu xanh. Đây cũng là một món chay dễ làm tại nhà.


Bánh cuốn ngọt Capuchia là món chay còn xa lạ với nhiều người (Ảnh: Internet)

Canh rong biển hạt sen

Đổi thực đơn chay hàng ngày với canh rong biển hạt sen cũng là một gợi ý thú vị. Để làm món canh rong biển hạt sen, bạn cần chuẩn bị 10g rong biển, 100g hạt sen, 100g nấm rơm, 1 củ gừng nhỏ. Gia vị đi kèm gồm nước tương, muối, tiêu và bột ngọt.


Canh rong biển hạt sen có tác dụng giải nhiệt rất tốt (Ảnh: Internet)

Rong biển ngâm cho nở rồi vớt ra để ráo nước. Nấm rơm rửa sạch, cắt đôi. Gừng cạo vỏ rửa sạch lại rồi đập dập. Bạn đun sôi ½ lít nước trên bếp, cho hạt sen và gừng vào đun lửa nhỏ trong khoảng 5 phút, sau đó cho nấm rơm vào, thêm nước tương, bột ngọt, muối, điều chỉnh lượng gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Chú ý không nên nấu rong biển quá lâu vì rong biển sẽ bị bở, nát, món ăn mất đi hương vị hấp dẫn.

Canh nấm hạt sen

Nguyên liệu chính của món canh bổ dưỡng này bao gồm: 50g hạt sen, 50g nấm đông cô tươi, 50g nấm linh chi, 1 củ cà rốt, 100g đậu hũ non, ngò rí, tiêu xay, hạt nêm chay. Về cách chế biến, đầu tiên, bạn cắt cà rốt thành khúc vừa ăn.

Nấm các loại sơ chế sạch, để ráo nước. Ngò rí cắt nhỏ. Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn. Sau đó đun sôi 1 lít nước, cho hạt sen và cà rốt vào nấu khoảng 10 phút, tiếp tục cho các loại nấm vào nấu chín, cho 3 muỗng hạt nêm, cho đậu hũ vào tắt bếp, rắc thêm tiêu và ngò rí lên trên.


Canh nấm hạt sen có nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản (Ảnh: Internet)

Canh chua chay

Canh chua là món chay dễ làm, hấp dẫn làm cho bữa cơm gia đình thêm ngon miệng. Bạn chỉ cần chuẩn bị cà chua, đậu hũ non, me chua, dứa, đậu bắp, hành lá, ớt, giá, nấm rơm, rau mùi là đã có bát canh chua chay đậm hương vị Nam Bộ. Cách chế biến nhanh gọn, nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, bát canh chua chay thanh mát chính là món ngon không thể bỏ qua.


Canh chua chay có hương vị thanh mát hấp dẫn người ăn

Đậu hũ non rửa sạch, trụng qua nước sôi sau đó cắt đôi. Đậu bắp rửa sạch, thái vát. Cà chua thái theo chiều dọc của quả cả ra thành 8 miếng kích cỡ vừa ăn. Dứa rửa sạch, thái lát mỏng. Nấm rơm rửa sạch, thái nhỏ. Hành lá, rau thơm nhặt sạch, rửa lại với nước rồi thái nhuyễn.

Bạn nấu nước sôi, cho me vào đến khi me mềm thì vớt ra, cho tiếp đậu hũ non, nấm rơm, đậu bắp, cà chua và giá vào. Me dầm nhuyễn, nêm nếm thêm gia vị sao cho vừa ăn. Sau cùng khi các nguyên liệu đã chín đều thì bạn rắc hành lá, rau thơm và ớt vào để tăng hương vị cho món ăn.

Hủ tiếu chay

Hủ tiếu chay là món được rất nhiều người ưa chuộng dùng làm bữa ăn sáng. Hủ tiếu chay có hương vị thơm ngon, nước dùng ngọt thanh, thường được ăn kèm các loại rau sống. Chỉ với các nguyên liệu dễ tìm, bạn đã có thể chế biến được bát hủ tiếu chay nóng hổi, thơm ngon ngay tại nhà.

Nguyên liệu chế biến hủ tiếu chay gồm có 500g hủ tiếu khô, 3 quả lê, 3 quả táo, 2 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 8 miếng đậu hũ, 8 tai nấm đông cô, 8 cái nấm bào ngư, tàu hũ ky, 1 gói tôm chay, hành boa rô, ngò, hẹ, giá sống, xà lách cùng gia vị muối, đường phèn, hạt nêm chay.


Hủ tiếu chay có hương vị thơm ngon, nước dùng ngọt thanh

Hủ tiếu khô ngâm nước, trụng qua nước sôi và để ráo. Làm sạch các nguyên liệu cà rốt, củ cải trắng, nấm rồi cắt khúc vừa ăn. Tôm chay ngâm nước ấm cho nở. Đậu hũ, tàu hũ ky chiên vàng. Ngò, hẹ, giá sống, xà lách, hành boa rô rửa sạch.

Ngò, hành boa rô cắt nhỏ, hẹ cắt khúc. Tiếp đến bạn hầm chín táo, lê và lọc lấy nước dùng. Thêm cà rốt, củ cải trắng vào nấu mềm với nước dùng, nêm nếm gia vị với muối, đường, hạt nêm chay sao cho vừa ăn.

Phi thơm hành boa rô rồi cho tôm chay, nấm bào ngư, nấm trắng, đậu hũ vào xào, thêm một ít nước dùng rồi và đun lửa liu riu. Sau khi cà rốt, củ cải trắng chín mềm, cho hủ tiếu trụng vào bát, chan nước dùng và cho hỗn hợp đậu hũ, các loại nấm xào, ngò, hẹ, boa rô phi vàng lên trên. Hủ tiếu chay ăn kèm với giá sống, xà lách, chanh và ớt để tăng thêm mùi vị cho món ăn.

Nem rán chay

Nem rán cũng là món ăn không thể nào thiếu trong danh sách các món chay dễ làm. Đây là món ăn truyền thống của người Việt thường được chế biến trong những ngày giỗ, Tết. Với ẩm thực chay, các bạn có thể linh hoạt sử dụng các nguyên liệu rau củ để làm nem rán như nấm mèo, đậu xanh, hạt sen, …


Nem rán có hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt (Ảnh: Internet)

Nem rán chay thơm bùi, có vị ngọt tự nhiên của của các loại rau củ giúp người ăn không có cảm giác ngán. Nem rán chay tương đối dễ thực hiện. Nguyên liệu chính bao gồm bánh đa nem, miến, cà rốt, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ, hành lá. Gia vị chế biến không thể thiếu hạt nêm, tiêu, dầu ăn.

Sau bước sơ chế và làm sạch, bạn trộn đều các nguyên liệu, ướp gia vị rồi cuốn nhân thịt với tàu hũ ky, đem chiên giòn trên chảo ngập dầu là đã có món nem rán chay rất thơm ngon rồi. Nếu không thích món nem nhiều dầu mỡ, bạn có thể thay tàu hũ ky bằng bánh đa nem. Đừng ngần chế biến nem rán chay để mâm cơm chay của nhà mình thêm màu sắc nhé.

Canh bông cải chay

Những ngày ăn chay không thể thiếu món canh bông cải xanh giải nhiệt, ngọt mát. Cách làm canh bông cải xanh chay rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm 300g bông cải xanh, 150g nấm rơm, 100g cà rốt, hành boa rô, cùng gia vị như hạt nêm, bột ngọt, muối, tiêu.


Bữa ăn chay không thể thiếu món canh bông cải xanh ngọt mát (Ảnh: Internet)

Trước khi nấu canh, bạn sơ chế bông cải, cắt bỏ phần già, lấy lá non, thái miếng vừa ăn rồi ngâm qua nước muối loãng, sau đó rửa sạch, để ráo nước. Nấm rơm rửa sạch, để ráo nước rồi cắt làm đôi. Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, để ráo nước rồi thái khúc cùng kích cỡ với bông cải. Hành boa rô rửa sạch, thái nhỏ.

Tiếp đến bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu vào, phi thơm hành boa rô rồi cho nấm rơm vào xào khoảng 5 phút. Sau khi nấm chín thì bạn bắc nồi nước lên bếp, đun sôi rồi thả cà rốt, bông cải xanh vào. Nêm nếm gia vị với hạt nêm, bột ngọt và một chút muối, chú ý hớt bọt để nước canh được trong.

Quan sát thấy bông cải đã chín mềm thì rắc tiêu và một ít hành ngò để món ăn dậy mùi thơm hấp dẫn rồi tắt bếp. Món canh bông cải xanh nấu chay này ăn với cơm nóng là ngon nhất.

Đậu hũ xào rau củ

Đậu hũ xào rau củ là món chay dễ làm nhưng hương vị cũng không kém phần hấp dẫn và thích hợp cho những bữa cơm gia đình. Nguyên liệu chính bao gồm: 2 miếng đậu hũ, 1 củ sen nhỏ, 1 củ cà rốt, 1 củ cải, 50g nấm hương hoặc có thể thay thế bằng nấm rơm. Phần gia vị gồm 3 muỗng muối, 3 muỗng xì dầu, 5 tép tỏi đập dập, 2 muỗng nhỏ hạt tiêu, 2 muỗng nước màu đường.


Đậu hũ xào rau củ là món chay dễ làm, hương vị hấp dẫn (Ảnh: Internet)

Cách thực hiện như sau: Đậu hũ rửa sạch, cắt thành miếng vuông vừa ăn và chiên giòn 4 mặt. Củ sen gọt vỏ, cắt miếng rồi ngâm trong bát nước giấm pha loãng hoặc nước cốt chanh để củ sen không bị thâm.

Cà rốt, củ cải bào vỏ, thái khúc. Nấm rửa sạch, ngâm vào bát nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút cho nấm nở rồi rửa sạch. Sau đó, bạn cho đậu hũ, củ sen, cà rốt, củ cải, nấm và gia vị vào chảo, xào khoảng 1 phút đến khi các nguyên liệu chín đều.

Gỏi đu đủ chay

Gỏi đu đủ chay thường được sử dụng để làm món khai vị trong các bữa tiệc. Đây là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng chế biến tại nhà. Bởi món gỏi đu đủ chay có đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, kích thích vị giác người ăn. Thông thường, gỏi đu đủ chay thường được dùng kèm với bánh tráng (bánh đa) hoặc bánh phồng tôm để thêm phần ngon miệng.


Gỏi đu đủ chay thường được sử dụng để làm món khai vị trong các bữa tiệc

Nguyên liệu làm gỏi đu đủ chay gồm có 300g đu đủ, 1 củ cà rốt, 3 quả dưa leo, 3 miếng đậu hũ hoặc đậu hũ ky, rau răm, đậu phộng rang và các loại gia vị đường, nước mắm, muối, nước cốt chanh. Đu đủ gọt vỏ, bào sợi mỏng. Cà rốt gọt vỏ, thái sợi mỏng. Dưa leo rửa sạch, gọt vỏ rồi thái sợi. Rau răm nhặt bỏ lá úa, rửa sạch rồi để ráo nước.

Đậu hũ cắt sợi rồi chiên giòn trên chảo dầu. Sau khi đậu hũ đã nguội, bạn ướp đu đủ, cà rốt, dưa leo, đậu hũ cùng với với hỗn hợp nước mắm, đường, muối và nước cốt chanh, trộn đều để các nguyên liệu thấm gia vị. Sau cùng cho rau răm vào trộn và rắc một ít đậu phộng rang để món ăn tăng hương vị thơm ngon.

Súp đậu đỏ

Những ngày ăn chay nóng nực, còn gì tuyệt bằng việc thưởng thức một bát súp đậu đỏ vừa thơm ngon, mát lành lại vừa có thể giảm cân hiệu quả. Đậu đỏ có tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm cân, bảo vệ đường ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt. Ăn súp đậu đỏ đều đặn hàng tuần sẽ giúp bạn có một cơ thể cân đối và làn da khỏe mạnh.


Ăn súp đậu đỏ thường xuyên sẽ giúp bạn có cơ thể cân đối (Ảnh: Internet)

Giá xào đậu hũ

Giá tươi sống chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chế biến món giá xào đậu phụ là cách bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Giá sau khi mua về, bạn nhặt bỏ rễ giá, rửa sạch nhiều lần với nước rồi vớt ra để ráo. Hành lá, hành khô, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.

Tiếp đến chiên vàng đậu hũ cho đến khi đậu chín đều hai mặt. Đun nóng chảo, đổ dầu ăn vào rồi phi thơm hành khô, cho đậu vào đảo nhẹ tay, nêm nước mắm, hạt nêm và muối cho vừa ăn. Sau khi đậu đã thấm nước mắm thì cho giá vào xào lửa lớn, nhanh tay đảo đều trong khoảng 4 – 5 phút rồi tắt bếp. Rắc hành lá, rau mùi, tiêu xay lên trên món ăn, múc ra đĩa và thưởng thức.


Chế biến món giá xào đậu phụ là cách bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt (Ảnh: Internet)

Đậu hũ kho sả ớt

Một món chay khác không kém phần hấp dẫn chính là đậu hũ kho sả ớt. Đậu hũ non mềm, chiên vàng đều rồi kho gia vị đậm đà với sả, ớt cay nồng tạo nên một món ăn có hương vị đặc biệt cuốn hút. Màu vàng đậm, đỏ tươi đẹp mắt của sả, ớt khiến món ăn hấp dẫn và kích thích vị giác hơn.


Đậu hũ non mềm, chiên vàng đều rồi kho gia vị đậm đà với sả, ớt cay nồng (Ảnh: Internet)

Sau khi rửa đậu hũ, bạn cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn, đem chiên ngập dầu trên chảo nóng. Sả bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Ớt sừng bỏ hạt, thái nhuyễn. Phi thơm sả, ớt trong nồi, sau đó đổ đậu hũ đã chiên vào đảo đều và kho đến khi đậu chín mềm. Thêm vào xì dầu, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm và một chút nước để có nước kho sền sệt, vị mặn đậm đà.

Canh bí đỏ đậu phộng

Bí đỏ là một trong những thực phẩm rất được ưa chuộng và có thể dễ dàng để chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, thơm ngon. Hạt bí đỏ chứa nhiều axit béo omega – 3, omega – 6 và nhiều chất physterol tốt cho sức khỏe

Trong bí đỏ cũng chứa hàm lượng axit glutamine đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng có công dụng giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim. Ăn canh bí đỏ đậu phộng thường xuyên sẽ cải thiện, tăng cường trí não cũng như giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi.


Canh bí đỏ đậu phộng chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho trí não (Ảnh: Internet)

Nấm rơm kho tộ

Nấm rơm kho tộ là món ăn rất được yêu thích trong những ngày ăn chay. Nấm rơm gọt sạch những cặn bẩn, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 – 7 phút rồi vớt ra để ráo nước, ướp với bột ngọt, đường, ớt bột, xì dầu, dầu mè.

Bắc nồi đất lên bếp, cho dầu mè vào đun nóng rồi thả nấm vào, để lửa nhỏ liu riu cho nấm thấm đều gia vị. Sau khi nấm đã chín mềm và lan tỏa mùi thơm hấp dẫn, rắc một ít tiêu và lá rau răm để món ăn thêm tròn vị.


Nấm rơm kho tộ là món ăn rất được yêu thích trong những ngày ăn chay (Ảnh: Internet)

Nấm rơm chiên giòn

Nấm rơm chứa hàm lượng protein, chất xơ và nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Nấm rơm chiên giòn là món ăn bổ dưỡng và có cách chế biến rất đơn giản. Sau khi sơ chế nấm rơm, bạn ngâm nấm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút, rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước.

Hòa tan bột chiên xù trong nước để tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào và đợi chảo nóng. Khi dầu đã sôi bạn nhúng nấm vào bột chiên xù rồi cho vào chảo chiên vàng giòn. Nấm rơm chiên giòn chấm tương ớt, ăn kèm cà chua thái lát, dưa leo và xà lách rất ngon miệng.


Nấm rơm chiên giòn bổ dưỡng, có cách làm đơn giản (Ảnh: Internet)

Trên đây là danh sách các món chay ngon dễ làm tại nhà mà Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu đã chia sẻ. Với cách nấu các món chay ngon dễ làm, bạn có thể tự tay thực hiện bữa ăn để chăm sóc sức khỏe của gia đình mình.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những cách chế biến món chay khác, hãy đăng kí một khóa học nấu ăn chay tại các địa chỉ dạy nấu ăn uy tín. Để lại thông tin theo form bên dưới hoặc gọi đến số Hotline: 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu tư vấn khóa học phù hợp nhé.




Tổng hợp những món chả chay nổi tiếng thơm ngon nhất

Tổng hợp những món chả chay nổi tiếng thơm ngon nhất

Chả chay đậu hũ cuốn lá lốt

Để những nguyên liệu bình thường không qua chế biến thì không có độ hấp dẫn. Vì vậy, các món chả chay được chế biến với nhiều công thức để tạo nên những hương vị khác nhau. Sau đây là tổng hợp những món chả chay thông dụng nhất:

  • Chả cá chay
  • Chả khoai môn
  • Chả chay cơm tấm
  • Chả nấm chay
  • Chả đậu hũ lá lốt chay
  • Chả cá chay kho đậu tương
  • Chả lụa chay

Mới kể sơ qua đã thấy những món chả chay thật phong phú rồi phải không? Với nhiều công thức và cách làm chả chay cúng ta có thể tạo ra nhiều hương vị chả khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về công thức làm món chả chay cơm tấm nhé!

Chuẩn bị nguyên liệu làm món chả chay cơm tấm thơm ngon

Trước khi chế biến bất kỳ một món ăn nào, chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu. Để làm được món chả chay cơm tấm, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 5 miếng đậu hũ chiên
  • 4 quả trứng gà
  • Gia vị gồm: hạt tiêu bắc, đường, muối, hạt nêm chay, tương
  • Bột bắp
  • Nấm mèo
  • Hành lá

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, chúng ta bắt đầu tiến hành làm chả chay cơm tấm.

Các bước làm chả chay cơm tấm đơn giản nhất

Có rất nhiều cách làm chả chay cơm tấm. Sau đây là công thức làm đơn giản nhất các bạn tham khảo nhé!

  • Bước 1: sơ chế nguyên liệu

Đây là việc đầu tiên phải làm để chuẩn bị bắt tay vào nấu chả chay. Nấm mèo đem ngâm nước sôi và cắt tai ra sau đó cắt nhỏ. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Trứng tách lấy lòng đỏ riêng ra. Đậu hũ ép nước và bóp nhuyễn, cắt phần rán vàng nhỏ ra.

  • Bước 2: hấp chả

Sau khi đã sơ chế xong xuôi nguyên liệu, bắt đầu tiến hành trộn nấm, hành lá, đậu hũ, bột bắp vào 1 khay hấp. Tiếp theo là bắt đầu nêm gia vị, cho tiêu, bột canh, muối, tương vào. Và cho vào nồi hấp, đậy nắp lên trên hộp để tránh bị hơi nước rơi vào.

Hấp cho đến khi chả chín, sau đó bỏ trứng lên trên mặt chả để tạo màu hấp dẫn và mùi thơm của nó.

  • Bước 3: thưởng thức

Chờ chín và cuối cùng nhắc xuống và chuẩn bị thêm ít rau sống để thưởng thức món chả chay cơm tấm thơm ngon.

Thưởng thức chả chay cơm tấm thơm ngon

Một món ăn chay thật dễ làm phải không nào? Hãy thử vào bếp để chế biến món chả chay cơm tấm này nhé!

Lưu ý để món chả chay cơm tấm được thơm ngon

  • Thứ nhất là phải lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, đặc biệt là đậu hủ. Chú ý mua đậu hũ không để quá lâu vì nó sẽ bị chua và làm mất vị ngon của chả chay. Phải ép hết nước và dầu ăn trong từng miếng đậu để giúp chả khô ngon và thơm hơn.
  • Khi chọn trứng, hãy dùng trứng gà để khử mùi tanh nhé!
  • Chú ý thưởng thức cùng cơm nóng để tạo nên sự hấp dẫn, thơm ngon của chả chay cơm tấm nha!

Giới thiệu một số món chả chay thơm ngon dễ làm khác

  • Chả cá chay: cần nguyên liệu củ năng, ham chay, gừng, muối, đường trắng, thì là, tỏi, bột năng, tiêu, dầu ăn.

Đây là món chả chay vô cùng dễ làm và rất hấp dẫn bởi màu sắc vàng giòn thơm ngon của nó. Nhất định hãy thử chế biến 1 lần nhé!

  • Chả khoai môn: cần nguyên liệu khoai môn, đậu hũ non, dầu ăn, muối, khoai tây, hành tây, thính gạo, bột ngọt.

Chả khoai môn rất thơm ngon và có mùi khoai môn đặc trưng rất bùi ngậy. Thưởng thức một lần, bạn sẽ không thể quên mùi vị của nó.

  • Chả đậu hũ cuốn lá lốt: với những nguyên liệu vô cùng đơn giản đó là đậu hũ, lá lốt, nấm tai mèo, mộc nhĩ, hành lá và các gia vị.

Bạn có thể thưởng thức một món chả chay thơm ngon, mùi lá lốt hấp dẫn y như món chả thịt thơm lừng vậy.

  • Chả lụa chay: với các nguyên liệu tàu hũ ky, đường trắng, nước tương, lá chuối, muối, tiêu, dầu mè. Cách chế biến cũng vô cùng đơn giản.

Món chả lụa  chay cơm tấm

Món chả lụa chay này thường có mặt trong những ngày tết như một truyền thống ẩm thực. Hãy thử nghiệm với món ăn quen thuộc này nhé các nàng nội trợ.

Các món chay hiện nay đã trở thành một nền văn hóa ẩm thực thu hút các vị khách nước ngoài muốn nếm thử khi đến Việt Nam. Các món chay không còn gì xa lạ đối với các mâm cơm thường ngày trong gia đình. Hiện nay, có các nhà hàng chuyên gia phục vụ món chay vô cùng nổi tiếng mà một lần thưởng thức, bạn sẽ không bao giờ quên hương vị.

Chả chay cơm tấm là món chay dễ làm và dễ thưởng thức vì vậy rất quen thuộc trong mâm cơm hằng ngày. Nguyên liệu dễ mua, giá rẻ và cách làm đơn giản. Hãy thử bắt tay vào bếp và món chả chay cơm tấm cùng những loại chả chay khác đã được giới thiệu trên đây nhé! Chúc các bạn vào bếp thành công và thưởng thức ngon miệng nhé !




Nấu Ăn Dưỡng Sinh Ohsawa

Nấu Ăn Duong Sinh Ohsawa




Món Xào Chay

Món Xào Chay

Nguyên Liệu

  1. 1 cây nấm đùi gà to
  2. Đỗ đũa
  3. 2 tấm đậu
  4. 1/2 quả dứa
  5. Nui ống
  6. Dầu hào
  7. Muối
  8. Nước cốt dừa

Các bước

  1. Sơ chế: Rửa sạch và cắt các nguyên liệu theo hình que
  2. Rán đậu, luộc nui từ 7-12’
  3. Phi thơm hành tỏi, cho đỗ đũa vào xào trước, đảo 1 lúc cho nấm vào đảo tiếp, cho dầu hào và muối vào. Tiếp đó cho dứa vào đảo, nêm thêm muối và dầu hào sao cho hơi mặn để lát cho đậu rán và nui đã luộc vào
  4. Khi các nguyên liệu đã chín và vị vừa ăn cho 2 thìa nước cốt dừa vào đảo rồi tắt bếp. Bày ra đĩa rồi rắc chút vừng trắng lên cho đẹp rồi thưởng thức



Cách Nấu Cơm Tấm Sườn Bì Chả Chay Thanh Đạm

Cách Nấu Cơm Tấm Sườn Bì Chả Chay Thanh Đạm

Cơm tấm từ lâu đã trở thành món ăn phổ biến và được nhiều người yêu thích. Trong những ngày rằm, nếu chưa biết ăn gì thì cơm tấm sườn bì chả chay là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn đấy.

Đối với những người thích ăn chay, sở hữu một thực đơn phong phú là điều rất quan trọng. Bởi vì, việc hạn chế nguyên liệu chế biến nên thường đem đến cảm giác nhàm chán ở mỗi bữa cơm. Học cách nấu cơm tấm sườn bì chả chay ngay để làm phong phú thực đơn ăn chay của mình nhé. Với nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản, không quá phức tạp, chỉ cần khoảng từ 20 – 30 phút là bạn đã có một dĩa cơm tấm sườn bì chả chay hấp dẫn, thơm ngon để thưởng thức rồi.

cơm tấm sườn bì chả

Tô cơm tấm sườn bì chả chay hấp dẫn

Nguyên Liệu Làm Cơm Tấm Sườn Bì Chả Chay

  • 500gr gạo tấm
  • 1 thìa canh bột mì
  • 2 miếng đậu hủ
  • 50gr bún (miến) tàu
  • 200gr sườn non chay
  • 1 tai nấm mèo
  • 1 củ khoai tây
  • 1 củ cà rốt
  • 1 quả dưa leo
  • Chanh, ớt, hành, ngò
  • Gia vị: muối, hắc xì dầu, ngũ vị hương, đường, tiêu đen, cà ri, thính muối…

Cách Nấu Cơm Tấm Sườn Bì Chả Chay

Nấu Cơm Tấm

500gr gạo tấm đem đi vo sạch và dùng nồi cơm điện để nấu chín. Khi sử dụng gạo tấm thì bạn nên cho ít nước hơn so với cách nấu cơm thông thường để giúp hạt cơm được tơi khô và không bị nhão.

Hấp Chả Chay

Đem rửa sạch 1 miếng đậu hủ trắng rồi dùng tay bóp nhuyễn, chắt bỏ hết nước. Nấm mèo ngâm nở, làm sạch, thái nhỏ và đem trộn đều với đậu hũ. Cho một chút muối, tiêu, đường để ướp hỗn hợp.

Sau khoảng 20 phút, bạn đem hỗn hợp đậu hũ và nấm mèo đi hấp cách thủy. Nếu muốn món chả thêm phần hấp dẫn, trước khi hấp, bạn phết một tí xíu cà ri lên trên nhé.

Ướp Sườn Chay

Làm mềm sườn non chay bằng cách ngâm trong nước khoảng 20 phút. Sau đó, bóp ráo nước và cho ½ thìa bột ngũ vị hương, một ít hắc xì dầu, ½ thìa canh đường, một ít tiêu đen vào ướp.

Chế Biến Bì Chay

Bún (miến) tàu đem ngâm nở rồi trụng qua nước sôi, vớt ra rá để ráo và cắt thành khúc ngắn vừa ăn. Một miếng đậu hủ còn lại đem chiên vàng và cắt thành những sợi nhỏ.

Trộn miến với đậu hũ. Cho 1 thìa canh thính muối, ½ thìa cà phê dầu ăn, ½ thìa cafe đường vào hỗn hợp và trộn đều.

Nấu Canh Chay

Hành bóc vỏ, băm nhỏ rồi cho vào chảo phi thơm. Đổ nước vừa dùng vào đun sôi rồi cho khoai tây, cà rốt đã cắt thành khúc nhỏ vào nấu chín. Nếm nếm gia vị cho vừa ăn, rắc hành đã được thái nhỏ vào nồi nước vào rồi tắt bếp.

Làm Nước Mắm

Pha một chút đường, muối, nước lọc, nước tương, ớt bằm, nước cốt chanh vào khuấy đều. Thêm thắt các gia vị cho vừa ăn là được.

Như vậy, chúng ta đã chuẩn bị xong các món ăn kèm cơm tấm. Bây giờ, bạn cho cơm ra dĩa, dọn các món ăn kèm ra là đã có thể thưởng thức được rồi.

thưởng thức cơm tấm

Cùng thưởng thức thôi nào!

Để biết cách chế biến nhiều món cơm tấm khác nữa, bạn có thể tham khảo các khóa học nấu cơm tấm tại Hướng Nghiệp Á Âu. Chúc bạn thực hiện thành công món cơm tấm sườn bì chả chay và thưởng thức ngon miệng! Theo dõi Website để cập nhật thêm những món ăn ngon việt nam ngon khác nhé.

Nguồn: https://www.huongnghiepaau.com/com-tam-suon-bi-cha-chay




Tàu hủ ky ngào chao

Tàu hủ ky ngào chao

Tàu hủ ky ngào chao

Khẩu phần 2 người.
Mức độ Dễ
Thời gian chuẩn bị 10 phút
Thời gian chế biến 5 phút

Năng lượng cho mỗi khẩu phần285.8kcal
Protein 16.5g. Glucid 107.2g. Lipid 8.1g. Vitamin 7g.

Nguyên liêu:
50g tàu hủ ky lá
1/2 chén chao (có nước)
2 thìa súp đường
Dầu thực vật để chiên

Thực hiện:
– Tàu hủ ky cắt miếng vừa ăn

– Bắc chảo dầu nóng, thả tàu hủ ky vào chiên cho vàng và phồng đều, vớt ra để ráo dầu
– Quậy đều chao với đường trong chén. Bắc bếp, cho một ít dầu vào, cho chao vào khuấy đều tay, để lửa nhỏ
– Khi chao sệt lại, cho tàu hủ ky vào đã chiên vào trộn đều
– Cho tàu hủ ky ra đĩa, ăn nóng rất ngon.

Nguồn: https://giacngo.vn/tau-hu-ky-ngao-chao-post6278.html



Cách nấu mì gói ngon các loại: mì tôm, mì cay, mì tương đen Hàn Quốc

Cách nấu mì gói ngon các loại: mì tôm, mì cay, mì tương đen Hàn Quốc

ăn mì gói có béo không?

Ăn mì gói có béo không?
Nguyên liệu dù đơn giản cách mấy, nhưng nếu biết cách chế biến thì bạn sẽ có ngay cho mình những món ăn đặc sắc. Với mì gói cũng vậy. Áp dụng những cách nấu mì gói ngon các loại dưới đây sẽ mang lại cho bạn những bát mì thơm ngon, đủ vị đấy.

1. Cách nấu mì gói ngon
Chúng ta vẫn thường quen với cách nấu mì gói 3 phút với nước sôi. Nhưng, bạn có nghĩ nấu khác đi, món ăn sẽ mang hương vị mới lạ và đậm vị hơn không? Hãy áp dụng ngay cách nấu mì gói ngon sau đây nhé:

  • Chần mì qua nước sôi đến khi sợi mì vừa chín
  • Đổ phần nước đó đi. Rồi thêm gói gia vị vào mì, trộn đều. Lưu ý là gói gia vị trong mì thường rất nhiều để làm mì đậm đà. Nhưng bạn chỉ cần dùng 2/3 gói là đã đủ dùng rồi nhé.
  • Cuối cùng cho phần nước sôi mới vào vừa đủ ngập mì. Vậy là bạn đã có thể dùng rồi đónấu mì gói ngon
  • Nấu mì gói ngon

Với cách nấu mì gói đúng cách như trên, gói gia vị sẽ thấm đều vào từng sợi mì. Giúp cho bát mì của bạn giờ đây đậm và đều vị hơn nữa đấy. Đặc biệt, nhờ bước chần mì như trên mà sẽ làm loại bỏ tối đa lớp dầu không tốt bám trên mì nữa đó.

Hoặc bạn cũng có thể áp dụng mẹo nấu mì gói bằng lò vi sóng vừa nhanh chóng vừa tiện lợi. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là: cho rau vào dưới bát mì, thêm gia vị và nước vào bát. Cho vào lò vi sóng, cài đặt công suất cao và chờ 3 phút là đã có thể dùng ngay bát mì nóng hổi thơm phức rồi đó.

2. Cách nấu mì cay gói
Mì cay – món mì từng làm khuynh đảo giới trẻ Việt Nam. Nhưng đến giờ món mì này vẫn còn làm siêu lòng các tín đồ thích ăn cay. Nếu bạn cũng đang muốn ăn món này thì áp dụng ngay cách nấu dưới đây nhé:

Chuẩn bị:
Bông cải xanh cắt thành từng bông nhỏ
Bắp cải tím bào mỏng
Thịt bò: đập dập, thái miếng mỏng
Hải sản
Tỏi băm nhuyễn
Gia vị: (gợi ý, tùy mức độ ăn cay mà bạn có thể gia giảm gia vị) 2 thìa canh ớt bột Hàn Quốc, 3 thìa canh tương ớt, 1 thìa cafe đường, 1 muỗng hạt nêm
Kimchi cắt lát hoặc cắt thành từng miếng vuông nhỏ
Mì gói: bạn có thể dùng mì trứng (cho thời gian nấu nhanh hơn) hoặc mì Hàn Quốc (cần thời gian nấu lâu nhưng sẽ chuẩn vị hơn)
Cách nấu mì cay gói:

nấu mì cay ngon
nấu mì cay ngon

Bước 1: Tất cả các nguyên liệu bao gồm: bông cải xanh, bắp cải tím, thịt bò, hải sản đều được rửa sạch rồi bỏ qua bát riêng

Bước 2: Bắc nồi lên bếp, thêm chút dầu ăn lên mặt bếp. Trút tỏi vào phi thơm. Khi tỏi chín vàng thì cho kimchi (một trong những bí quyết của cách nấu mì gói cay Hàn Quốc là chỉ cho kimchi, đừng cho cả nước kimchi vào nhé) vào xào cùng trong 2 phút.

Bước 3: Cho khoảng 1 lít nước vào nồi trên. Nêm nếm cùng gia vị cho vừa ăn. Phần nước này có thể dùng được cho nhiều tô mì.

Bước 4: Đun phần nước dùng trên cho sôi, thả hải sản vào nồi cho chín trước. Khoảng 2 phút sau, trút mì vào nồi. Nếu là mì trứng thì cần 2 – 3 phút để mì chín, còn mì Hàn Quốc thì cần 5 – 6 phút.

Bước 5: Mì chín, cho thịt bò vào đun sôi. Cuối cùng cho bông cải và nấm vào. Chờ 2 phút thì bắc ra. Vậy là bạn đã có thể thưởng thức món mì cay rồi đấy.

3. Cách nấu mì gói Hàn Quốc
Nếu muốn có một bát mì chuẩn Hàn Quốc, bạn có thể dùng thêm nấm shiitake – một loại nấm thơm của người Nhật, một quả trứng gà và cuối cùng là kim chi. Nào, giờ cùng bắt tay vào cách nấu mì gói ngon chuẩn vị Hàn Quốc nhé:

Cho nấm shiitake, gói gia vị trong gói mì Hàn Quốc, gói rau củ vào nồi nước, khuấy đều rồi đun sôi. Cách làm này sẽ giúp nước nhanh sôi hơn (so với việc thả mì vào cùng lúc với nước chưa sôi) và phần nước có vị đậm đà hơn.
Cho vắt mì vào, đảo đều để mì chín. Loại mì Hàn Quốc có đặc điểm là lâu bị nhũn, nên bạn có thể đun đến khi sợi mì có độ dai vừa ăn là được.
Cho thêm một quả trứng gà vào nồi mì. Đảo sợi mì lên để trứng chìm xuống dưới. Lưu ý là chỉ cần thả trứng vào trong vòng vài phút thôi, nếu để lâu quá trứng sẽ không còn lòng đào nữa.
Cuối cùng, cho mì ra tô, thêm chút hành, kim chi vào. Vậy là bạn đã có 1 bát mì Hàn Quốc tròn vị rồi đấy.
4. Cách nấu mì gói khô ngon
Mì khô là món vô dùng dễ thực hiện, bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào và với bất kì nguyên liệu nào. Ngay bây giờ cũng vậy, bạn chỉ cần:

Đun mì trong nước sôi đến khi sợi mì vừa đủ độ dai theo sở thích của bạn.
Vớt mì ra tô, cho tất cả gói gia vị có trong mì vào bát (bạn chỉ cần cho khoảng 2/3 gói gia vị vào bát là được. Vì gói gia vị của nhà sản xuất cung cấp tương đối nhiều, chủ yếu là làm đậm vị mì). Trộn đều tất cả.
Thêm một quả trứng ốp la vào bát mì. Vậy là bạn đã có một bát mì khô thơm ngon, dễ làm rồi đấy.
Nhưng, có một bí mật là bạn có thể làm cho món mì này ngon hơn nữa đấy.

Cách 1: Thêm chút chanh, đường, tương ớt vào bát mì khô. Nêm nếm cho đều gia vị. Khi ăn ngoài vị mì chuẩn thì bạn còn cảm nhận thêm một chút vị chua từ chanh, và chút ngọt nhẹ nhàng trong đường. Chắc chắn, hương vị này sẽ kích thích vị giác của bạn cho xem.

Cách 2: Hầm gân bò và củ cải trong nước để cho nước ngọt. Tiếp đến thêm bò viên vào, nêm nếm bột nêm. Chờ nước sôi thì tắt bếp. Đây sẽ là phần nước súp bò viên vừa béo béo, ngọt ngọt. Ăn kèm với mì khô như cách dùng hủ tiêu khô, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm ăn mì khô hoàn toàn mới đấy.

5. Cách nấu mì gói tương đen Hàn Quốc ngon đúng điệu
Những gói mì tương đen Hàn Quốc bán sẵn không cho bạn đủ cảm giác tròn vị như một bát mì tương đen chuẩn Hàn? Đừng lo, dưới đây sẽ là bài hướng dẫn chi tiết từ A – Z để bạn có một bát mì tương đen Hàn Quốc chuẩn vị do chính tay mình làm ra đấy. Bắt đầu nhé.

nấu mì tương đen ngon

nấu mì tương đen ngon

Phần 1: Nguyên liệu làm sốt tương đen
1/4 cup dầu hào
4 thìa canh dầu ăn
2 thìa canh bột ngô + 100ml nước lọc
1 củ hành tây
2 thìa tỏi bằm
300gr thịt lợn ba chỉ
1/4 cup tương đậu đen Hàn Quốc
2 củ khoai tây
1 quả trứng gà luộc
Nấm thủy tiên
1 quả dưa chuột nhỏ
1 quả bí ngòi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thái nhỏ theo hình vuông các nguyên liệu sau: khoai tây, bí ngòi, hành tây, khoai tây, nấm thủy tiên

Tỏi thì mang đi bằm nhuyễn

Với thịt ba chỉ thì bạn cần: lọc bỏ bì, rồi cũng thái hạt lựu

Bước 2: Làm sốt tương đen

Làm nóng chảo rồi cho thịt vào đảo đều (nếu dùng chảo chống dính thì bạn không cần thêm dầu). Đến khi thịt vừa chín vàng thì chắt bỏ mỡ thừa.

Tiếp đến, lần lượt cho các nguyên liệu sau theo đúng thứ tự, vừa cho vào chảo vừa đảo đều: khoai tây nấu trong 2 phút, bí ngòi, hành tây, nấm thủy tiên, cuối cùng là cho tỏi băm vào và tiếp tục đảo đều.

Tiếp đến cho vào chảo dầu hào vào đảo đều, rồi dầu mè, và cuối cùng là tương đen. Đặc biệt, phần tương đen bạn nên cho vào giữa chảo, chờ trong 2 phút rồi mới trộn đều với phần thịt và rau củ trong chảo nhé.

Thêm 300ml nước vào chảo rồi nấu tiếp trong 3 phút. Trên cơ bản là phần nước sốt tương đen đã hoàn thành rồi đấy. Nhưng có 1 mẹo nhỏ để phần sốt này sánh lại là bạn khuấy đều bột ngô với nước. Cho hỗn hợp này vào chảo tương đen, nấu từ 5 – 10 phút sẽ giúp nước sốt của bạn sánh đặc lại.

Bước 3: Luộc mì

Trong thời gian nấu nước sốt, bạn có thể luộc mì trong nồi nước sôi. Đến khi mì mềm mại thì mì đã chín. Cho mì ra bát, có thể thêm 1 chút dầu hào vào để sợi mì tơi, không dính vào nhau.

Bước 4: Trang trí mì

Thái dưa chuột, trứng luộc cho vào 1 bát mì. Thêm tương đen vào vậy là bạn đã có thể dùng được rồi đấy. Nhớ dùng khi nước sốt còn nóng nhé!

6. Cách nấu mì xào ngon ấn tượng

mì xào ngon
mì xào ngon

Nấu mì xào từ mì gói là cách làm đơn giản. Nhưng để có một đĩa mì xào ngon ấn tượng thì bạn có thể chuẩn bị các phần nguyên liệu như sau:

Mì gói
Thịt bò
Hành tây
Rau cải ngọt
Gia vị: mắm, ớt, hành, tỏi
Giờ là lúc chúng ta sẽ bắt tay vào việc nấu một đĩa mì thơm ngon, hấp dẫn nhé:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đun một nồi nước, đợi khi nước lăn tăn bắt đầu sôi thì cho mì vào chần khoảng 2 phút. Sau khi chần thì bạn có thể bỏ mì vào bát nước lạnh để sợi mì được săn lại.
Rửa sạch, thái mỏng thịt bò. Ướp cùng tỏi băm, bột canh hoặc muối, một ít dầu ăn và để trong 15 phút để gia vị ngấm vào thịt bò.
Rau cải rửa sạch, cắt khúc
Hành tỏi bóc vỏ, đập dập
Bước 2: Xào mì cùng nguyên liệu

Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn và ít tỏi băm phi thơm. Sau đó cho thịt bò vào xào cho vừa chín tái. Cho ra bát riêng
Dùng phần nước còn trong chảo vừa xào thịt để xào tiếp phần rau cải đã chuẩn bị trước đó. Cho ra bát riêng
Cuối cùng xào mì trên chảo, cho vào các nguyên liệu như thịt bò và rau vừa xào vào chảo mì. Trộn đều tay và cho gia vị nêm nếm vừa ăn. Lưu ý là trong lúc xào nên để lửa to, vì lửa nhỏ sẽ khiến mì dễ bị nhũn
Cho tất cả ra đĩa, thêm hành, tiêu vậy là bạn đã có thể dùng được đĩa mì xào với các nguyên liệu đi kèm thơm ngon, bổ dưỡng rồi đấy.

Vậy là với những cách nấu mì gói ngon như trên, giờ đây bạn đã có thể tự tay nấu cho mình nhiều loại mì ngon với các hương vị khác nhau rồi đấy. Đến bếp và thử ngay thôi nào!

Nguồn: https://vinid.net/blog/cach-nau-mi-goi-ngon-cac-loai-mi-tom-mi-cay-mi-tuong-den-han-quoc/




Cách Nấu Cơm: Làm Sao Để Nấu Cơm Ngon, Dẻo, Không Bị Khô Và Nhão

Cách Nấu Cơm: Làm Sao Để Nấu Cơm Ngon, Dẻo, Không Bị Khô Và Nhão

Nấu cơm tưởng chừng như là một việc cực kỳ đơn giản và hầu như ai cũng đều có thể làm được. Tuy nhiên để nấu ra được một nồi cơm ngon, mềm dẻo, không bị quá khô hay quá nhão thì không hề dễ dàng. Với bí quyết và cách nấu cơm ngon này đảm bảo bạn có thể nấu được một nồi cơm dẻo mềm, giúp bữa cơm gia đình ngon lành hơn rất nhiều đó.

Chọn gạo ngon
– Đầu tiên để nấu được cơm ngon, chúng ta cần chọn mua gạo sạch, chất lượng, vào mùa và ngon. Gạo ngon đúng nghĩa là gạo mới, nên chọn gạo theo mùa không nên mua gạo đã để lâu vì như vậy chúng sẽ không còn chất dinh dưỡng, mất đi vị ngọt tự nhiên, không còn mùi thơm vốn có của gạo nữa.

– Khi chọn gạo nên chọn gạo có hạt đều, tròn và bóng. Không nên chọn gạo bị gãy, nát và có màu vàng, đen vì đó là gạo bị hư, để lâu. Không chọn gạo có màu quá trắng hay bị bạc bụng vì rất có thể đó là gạo được tẩy trắng hoặc xát quá kĩ khiến lớp cám gạo bên ngoài bị bay mất.

nấu cơm mềm ngon

nấu cơm mềm ngon

Chọn gạo ngon là điều kiện tiên quyết đó!

– Gạo phải có mùi thơm nhẹ nhàng, sẽ ngửi thấy được hương thoang thoảng và không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ.

– Có thể nếm thử gạo để biết được là gạo ngon hay không. Cho hạt gạo vào miệng nhai, nếu gạo có vị ngọt nhẹ, cảm nhận được độ bột bột, thơm thơm thì là gạo ngon.

nấu cơm mềm ngon

Vo gạo đúng cách

nấu cơm mềm ngon
– Sau khi đã chọn được gạo ngon, bắt đầu tiến hành vo gạo. Đây cũng là bước quan trọng để gạo khi chín được ngon.

– Cho nước vào nồi cơm đã có gạo, dùng tay nhẹ nhàng vo gạo rồi khuấy đều để cát bụi, vỏ trấu, sạn còn bám trên hạt gạo, chắc nước ra rồi chế nước sạch vào vo thêm 2 đến 3 lần nữa. Thường chúng ta sẽ vo 3 lần để gạo sạch hơn và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài. Có nhiều người hay vo gạo rất qua loa một cách nhanh chóng như vậy sẽ không giúp gạo sạch được hết chất bẩn còn sót.

nấu cơm mềm ngon

nấu cơm mềm ngon

Vo gạo nhiều lần và quá kỹ sẽ làm gạo mất hết dinh dưỡng!

Đo mức nước khi nấu
– Gạo khi đã được làm sạch thì chế nước vào và đo xem bao nhiêu nước là đủ bằng cách truyền thống dùng ngón tay trỏ cho vào nồi cơm, ngón tay chỉ vừa chạm gạo và không được cắm sâu xuống đáy nồi, nếu mức nước tới lóng tay đầu tiên là đủ, cơm sẽ không bị khô hay nhão. Hoặc cho cả bàn tay vào, nếu mức nước ngập qua tay là được. Chú ý chỉ nên đặt tay nhẹ nhàng trên bề mặt gạo thôi nha.

cách nấu cơm dẻo ngon

cách nấu cơm dẻo ngon

Ngâm gạo trước khi nấu
– Chắc hẵn khi nấu cơm sẽ có rât ít người ngâm gạo rồi mới bắt nấu, một phần vì không có nhiều thời gian và cũng chưa biết đến cách này.

– Khi gạo đã vo xong, chế nước thì ngâm gạo khoảng 15 phút rồi hẵng bắt lên nấu. Như vậy cơm sẽ ngon hơn, dẻo và mềm hơn.

cách nấu cơm dẻo ngon

cách nấu cơm dẻo ngon

Nấu cơm với đá lạnh, dầu ăn hoặc sữa
– Gạo ngâm xong bạn cho vào vài cục đá lạnh nhỏ, để khoảng 15 phút thì bắt lên nấu bình thường. Đá lạnh sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu nước của gạo, nhờ vậy cơm được dẻo ngon hơn. Đồng thời, đá cũng làm tăng lượng axit amin và ngăn chặn enzym phân hủy chất ngọt trong gạo, giúp hạt cơm vẫn giữ được độ thơm và mang đến hương vị tuyệt vời hơn.

cách nấu cơm dẻo ngon

cách nấu cơm dẻo ngon

Bí quyết nấu cơm ngon là cho thêm 1~2 viên đá lạnh vào nhé!

– Hoặc nhỏ một vài giọt dầu oliu hay dầu mè, bơ vào gạo rồi bắt lên nấu sẽ giúp hạt cơm được bóng bẩy, mềm dẻo, ngon hơn rất nhiều. Đây đều là cách mà người Nhật đã dùng để tạo ra những chén cơm hấp dẫn.

nấu cơm ngon

nấu cơm ngon

– Bạn cũng có thể nấu cơm với sữa tươi để tăng thêm hương vị cho gạo. Bạn cho sữa và nước theo tỉ lệ 3:1 tức là 3 phần nước 1 phần sữa rồi nấu như bình thường. Khi cơm chín bạn sẽ nghe được mùi thơm của sữa thoang thoảng kèm theo mùi gạo và hạt cơm ăn vào cảm giác được độ mềm dẻo rất đã. Cách này cũng giúp làm gạo cũ biến thành như gạo mới luôn đấy.

Xới cơm khi chín
– Ngay lúc cơm vừa chín tới, bạn mở nắp nồi, dùng đũa xới cơm thật nhẹ nhàng, để khoảng 1 phút cho bớt hơi nước rồi đậy nắp lại để thêm 10 phút nữa là được.

cách nấu cơm ngon

cách nấu cơm ngon

Với những cách này, bạn sẽ nấu được ngay một nồi cơm ngon, hấp dẫn và hạt cơm mềm dẻo hơn rất nhiều.

Đã biết cách nấu cơm ngon, hãy cùng tham khảo các công thức dùng gạo sau nhé!

Cách chiên cơm ngon

Cách chiên cơm ngon
Công thức biến tấu cơm chiên dương châu thơm ngon

Cách nấu cơm ngon

Cách nấu cơm ngon
Cơm gà chính gốc Hội An thơm ngon đúng điệu chuẩn vị miền Trung

Cách nấu cơm ngon

Cách nấu cơm ngon
Công thức món Cơm trộn bibimbap chuẩn vị Hàn Quốc

Nguồn: https://www.cooky.vn/blog/cach-nau-com-ngon-mem-deo-khong-lo-bi-kho-hay-nhao-cho-chi-em-noi-tro-4790




Hướng dẫn cách nấu cơm ngon từ nồi cơm điện, cơm dẻo thơm

Hướng dẫn cách nấu cơm ngon từ nồi cơm điện, cơm dẻo thơm

Nấu cơm bằng nồi cơm điện là việc khá đơn giản, tuy nhiên nấu cơm như thế nào để hạt cơm ngon, dẻo, ngọt, không bị cháy và nát mới là quan trọng. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện, áp dụng cho cả nồi cơ lẫn nồi điện tử.

Cách nấu cơm ngon từ nồi cơm điện

Để nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Đong gạo theo cốc chính xác

Cách nấu cơm ngon từ nồi cơm điện

Đong gạo

Hầu hết nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác gạo cho một lần nấu, mỗi cốc khoảng 150g gạo tương đương 2 chén cơm, nếu không có bạn có thể tìm hay sử dụng cốc đong gạo riêng để đo lường.

Việc đo lường chính xác bằng cốc giúp cho quá trình đổ nước sau này chuẩn xác hơn, khi nấu sẽ hạn chế xảy ra tình trạng cơm quá nhảo do nhiêu nước, hay quá khô do đổ ít nước.

Bước 2: Vo gạo sạch với nước

Cách nấu cơm ngon từ nồi cơm điện

Vo gạo.

Đọc kỹ hướng dẫn trong bao bì, một số gạo đặc biệt nhà sản xuất khuyến cáo không cần vo vì trong thành phần gạo có thêm một số vitamin, sắt,… vo gạo sẽ làm mất đi những khoáng chất này.

Nếu không có ghi chú nào thêm bạn cần phải vo sạch gạo với nước, loại bỏ các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bụi trấu, để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Việc loại bỏ tạo chất cũng giúp cơm trông ngon hơn, và tỏa mùi thơm hơn.

Bước 3: Đong nước chuẩn xác với lượng gạo

Lượng nước nấu tùy thuộc vào loại gạo và sở thích của bạn. Nguyên tắc nấu cơ bản là sử dụng tỉ lệ số bát gạo = số bát nước thêm 1/2 chén. Ví dụ bạn nấu 1 bát gạo đong 1.5 bát nước, tương tự 2 bát gạo sẽ đong 2.5 bát nước.

Nếu nồi cơm của bạn có các thang đo nước bên trong, thì nên áp dụng theo vì điều đó sẽ giúp cơm ngon hơn, chuẩn hơn khi nấu.

Bước 4: Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu

Thêm muối, dầu ăn khi nấu cơm

Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu.

Việc này sẽ giúp cơm đẹp, có vàng óng, hạn chế cơm dính, cháy ở đáy nồi và hạt cơm có gia vị. Lưu ý là thêm một lượng ít thôi nhé, không được quá lạm dụng cách này.

Bước 5: Nấu cơm chuẩn xác

Lau bên ngoài lòng nồi bằng miếng giẻ khô, đảm bảo bề mặt nồi khô ráo, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Thao tác này giúp nồi cân bằng hơn trên mâm nhiệt, và nhiệt độ tỏa ra điều trong suốt quá trình nấu giúp cơm chín đều hơn.

Bước 6: Ủ cơm 10-15 phút trước khi ăn

Ủ cơm

Sau khi nấu xong, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, lúc này bạn có thể rút điện ra và để yên không mở nắp trong vòng 10-15 phút, giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.

Kết thúc quá trình nấu hãy mở nắp, xới đều cơm bằng đũa hoặc que xới cơm. Hạn chế dùng muỗng, vá kim loại xới cơm vì có thể gây bong tróc lớp chống dính của nồi cơm điện.

Cách nấu cơm ngon từ nồi cơm điện

Với các bước đơn giản giúp nấu cơm ngon trên, hy vọng sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng từng bữa ăn trong gia đình.

Nguồn: https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/cach-nau-com-ngon-tu-noi-com-dien-534322




Cách làm nấm rơm kho chao ngon tuyệt hảo ai nấy cũng thích

Cách làm nấm rơm kho chao ngon tuyệt hảo ai nấy cũng thích

Bạn đang tìm một món ăn thơm ngon vào những ngày chay thanh đạm ? Cùng bỏ túi ngay công thức làm nấm rơm kho chao ngay nhé!
1. Nguyên liệu làm nấm rơm kho chao
2. Cách làm nấm rơm kho chao
* Bước 1 Sơ chế nấm rơm
* Bước 2 Ướp nấm rơm
* Bước 3 Sơ chế nguyên liệu khác
* Bước 4 Kho nấm rơm và chao

3. Thành phẩm
Nấm rơm kho chao

Chuẩn bị 15 phút
Chế biến 10 phút
Dành cho 2 – 4 người

Nấm rơm kho chao
Nấm rơm là thực phẩm quen thuộc trong các món ăn gia đình, đặc biệt được sử dụng nhiều để thành nguyên liệu chính trong các món chay vào những ngày rằm, mùng 1 hàng tháng. Với cách làm đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian, cùng vào bếp với Bách hóa XANH để học cách làm nấm rơm kho chao ngon tuyệt hảo ngay tại nhà nhé.

  1. Nguyên liệu làm nấm rơm kho chao

Nguyên liệu nấm rơm kho chao
Nguyên liệu nấm rơm kho chao

  • 500g nấm rơm
  • 7 – 8 miếng chao
  • Hành lá, ớt, tỏi, hành tím
  • Gia vị: Muối, bột ngọt, hạt nêm, đường, dầu ăn, nước màu, nước tương
  • Mẹo hay
    Để chọn nấm rơm tươi, nên chọn nấm có đầu tròn, chưa nở thành hình chiếc ô, không bị dập nát và khi sờ vào thấy vẫn còn cứng. Khi ngửi vẫn còn mùi hương thơm nhẹ của nấm. Loại nấm rơm màu đen sẽ ngon và ngọt hơn màu trắng.

Để mua chao ngon, nên mua chao không bị mốc, hư, có mùi hôi lạ. Trước khi mua nên kiểm tra hạn sử dụng, hộp chao có bị hư, vỡ hay không và tốt nhất nên mua chao ở những địa điểm có uy tín.

2. Cách làm nấm rơm kho chao
* Bước 1: Sơ chế nấm rơm

Sơ chế nấm rơm
Sơ chế nấm rơm

Đầu tiên, nấm rơm khi mua về bạn cắt bỏ gốc nấm, đem ngâm nấm trong nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút rồi rửa nấm lại với nước sạch khoảng 2 – 3 lần, để ráo.

Tiếp theo, bạn bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng cà phê muối rồi dùng vá khuấy đều để muối tan. Khi nước sôi, bạn cho nấm rơm vào luộc trong khoảng 3 – 4 phút để loại bỏ các chất không tốt cho sức khỏe.

  • Bước 2: Ướp nấm rơm

Ướp nấm rơm
Ướp nấm rơm

Bạn ướp vào nấm rơm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng canh nước tương và 1 muỗng canh nước màu rồi đảo đều để nấm rơm ngấm đều gia vị.

Tiếp theo, bạn để nấm nghỉ trong khoảng 15 – 20 phút.

  • Bước 3: Sơ chế nguyên liệu khác

Sơ chế nguyên liệu khác
Sơ chế nguyên liệu khác

Ở công đoạn này, bạn rửa sạch 2 cây hành lá, bỏ rễ và cắt nhỏ. Đối với 4 tép tỏi và 1 củ hành tím, bạn lột vỏ rồi băm nhỏ. Bạn rửa sạch ớt, bỏ cuống và cắt nhỏ.

Tán nhuyễn chao

Tán nhuyễn chao

Tiếp theo, bạn cho chao ra đĩa, nêm vào chao 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường rồi dùng muỗng tán nhuyễn chao để đường và bột ngọt tan hết.

  • Bước 4: Kho nấm rơm và chao

Kho nấm rơm và chao
Kho nấm rơm và chao

Bạn bắc chảo lên bếp và cho vào 2 muỗng canh dầu ăn. Khi dầu nóng, bạn cho tỏi và hành tím vào phi thơm. Tiếp theo, bạn cho nấm rơm đã ướp vào đảo đều. Đến khi nấm lên màu đẹp và săn lại, bạn cho 20ml nước lọc vào và tiếp tục đảo đều trên lửa vừa.

Cuối cùng, bạn cho chao vào chảo, đảo đều để chao ngấm vào nấm và kho thêm trong khoảng 4 – 5 phút. Khi hỗn hợp đã sệt lại, có mùi thơm thì bạn cho hành lá và ớt đã cắt vào rồi tắt bếp. Múc hỗn hợp ra đĩa là đã có thể thưởng thức.

3. Thành phẩm

Nấm rơm kho chao thơm ngon tuyệt hảo
Nấm rơm kho chao thơm ngon tuyệt hảo

Món nấm rơm kho chao với sự kết hợp giữa vị ngọt tự nhiên của nấm rơm cùng vị thơm, béo của chao đã tạo nên món ăn thơm ngon cho ngày chay thanh tịnh. Bạn nên ăn liền cùng với cơm nóng hoặc bún để thưởng thức trọn hương vị của món ăn nhé !

Trên đây là cách làm món nấm rơm kho chao, thật đơn giản phải không nào! Chúc bạn thực hiện thành công món ăn để chiêu đãi những người thân yêu của mình nhé !

Nguồn: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/cach-lam-nam-rom-kho-chao-ngon-tuyet-hao-ai-nay-cung-thich-1386263




Cách làm nước tương ngon chuẩn vị

Cách làm nước tương ngon chuẩn vị

Cách làm nước tương ngon chuẩn vị sẽ được hướng dẫn đến các bạn trong bài viết dưới đây với những công thức làm nước tương xì dầu đầy đủ mang đến cho bạn món nước tương ngon hơn mong đợi

NỘI DUNG
Nguyên liệu làm nước tường xì dầu
Đậu tương (đậu nành) còn nguyên vỏ: 1kg
Muối hột không có i ôt: 8 lạng
Nước. 5 lít
Gạo lứt. 2 lạng
Cách làm nước tương xì dầu
Đậu nành mua về, đãi rửa sạch, đổ nước ngâm qua đêm cho đậu nở ra.

Gạo lứt đãi sạch và rang vàng sau đó xay ra thành bột (thính).

Sau một đêm hạt đỗ tương nở ra các bác cho đậu và cho cả nước ngâm đậu vào nồi to nấu cho đậu chín. Không cần chín mềm, chỉ cần chín hạt đậu là được. Em nấu bằng bếp củi thì nấu khoảng 45 phút là đậu chín và tiết kiệm tiền ga. Vì em ăn thực dưỡng nên em không nấu bằng nồi áp suất bởi vì nấu bằng ngọn lửa thì sản phẩm thường dương tính hơn.

Khi đậu chín, các bác vớt ra rổ, đậu để còn hơi ấm ấm, đừng để nguội hẳn thì các bác cho và một cái thau sạch và trộn thính gạo lứt đã rang trước đó vào. Trộn đều cho bột bám xung quanh hạt đậu sau đó các bác rải đậu vào một cái nia hoặc cái mâm, dùng giấy báo phủ kín và để vào nơi mát, thoáng, bóng tối cho đậu lên men. Lưu ý là đừng phơi nắng vì sẽ chết men. Sau khoảng 1 ngày rưỡi đến hai ngày đậu sau khi lên men và bắt đầu có mốc hoa cau (mốc phải có màu trắng đục, màu hơi vàng miễn sao đừng có xuất hiện màu đen) nếu có mốc đen thì hãy bỏ hết đậu đi vì đó là chất độc, phải làm lại từ đầu.

Trong khi chờ đậu được lên mốc, phần nước đậu nành các bác đong thêm cho đủ khoảng 5 lít nước và nấu sôi lên cùng với 8 lạng muối. Đợi nước muối nguội thì cho vào bình (bình thủy tinh, vai sành, chum sành… Không dùng bằng kim loại hay bằng nhựa sẽ tạo ra phản ứng hóa học khi đậu lên men).

Khi đậu đã được lên mốc rồi thì các bác cho hết vào bình đã để sẵn nước muối, đậy lại bọc nilon quanh nắp để tạo môi trường yếm khí. Bưng hũ đậu ra nơi có nhiều ánh nắng, nắng cành gắt, càng to càng tốt. Phơi như vậy sau 3 tháng là có nước xì dầu hảo hạng do tự mình làm.

Sau khi ủ 03 tháng các bác lấy ra khoảng 1 lít nước cốt, dùng một quả dứa xay nhuyễn và sên với 2 lạng đường mật (đường tảng hay dùng nấu chè) sau đó đổ phần nước cốt 1 lít mà mình lấy ra đó nấu cùng dứa. Để màu được đẹp, các bác cho vào nồi nước cốt một ít nước hàng cốt dừa. Đợi nồi xì dầu nguội thì đong vào chai thủy tinh và dùng dần.

Phần đậu còn lại trong hũ các bác đong 3 lít nước + 3 bát cơm muối hột nấu sôi để nguội và trút vào hũ đâu. Bạn có thể ủ thêm 2 tháng là lại có sản phẩm xì dầu loại 2. Phần đậu sau khi ủ xong lấy ra, trộn với 2 lạng đường mật. Ta có thêm món tương hột ăn ngon không cưỡng lại được. Chỉ cần ăn với cơm thôi, chúng ta cũng đã cảm nhận được hết vị ngon của nước tương nhà làm rồi phải không nào!

Nguồn: https://www.hocvienamthuc.com/cach-lam-nuoc-tuong-ngon-chuan-vi/




Cách làm món dưa chuột ngâm xì dầu rất đơn giản

Cách làm món dưa chuột ngâm xì dầu rất đơn giản, chị em học ngay công thức để cả nhà ăn giải ngán trong những buổi tiệc cuối năm

Những buổi tiệc cuối năm nếu ngập tràn thịt, cá, đồ hải sản hay quá nhiều chất đạm, chất béo thì các món ăn dân dã, thanh đạm, đặc biệt là có vị chua sẽ giúp cả gia đình bạn cân bằng lại dinh dưỡng. 

Một trong những món ăn ngon miệng, giải ngán, cực dễ làm, nguyên liệu lại có thể mua ở bất kì chợ hay siêu thị nào như món dưa chuột ngâm xì dầu được bạn Trang Ruby chia sẻ như dưới đây chị em hãy tham khảo và chiêu đãi cả nhà.

1. Chuẩn bị nguyên liệu

– Dưa chuột: 1kg

– Nước: 200ml

– Xì dầu (nước tương): 150ml

– Dấm ăn: 20ml

– Đường: 160g

– Tỏi: 1 củ to 

– Ớt: tuỳ ý

Gợi ý topping cho mâm cơm những ngày cuối năm: Dưa chuột ngâm xì dầu giòn ngon hết sảy, vừa giải nhiệt vừa giải ngán chị em không sợ tăng cân-1

2. Cách làm

– Tỏi ớt băm nhỏ và cắt lát mỏng. 

– Dưa rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút vớt ra rửa lại để ráo nước.

Gợi ý topping cho mâm cơm những ngày cuối năm: Dưa chuột ngâm xì dầu giòn ngon hết sảy, vừa giải nhiệt vừa giải ngán chị em không sợ tăng cân-2

– Dưa bổ làm đôi, dùng thìa nạo sạch ruột. Cắt chéo dưa miếng vừa ăn (đừng mỏng quá khi vắt sẽ bị teo lại không còn độ giòn nữa).

Gợi ý topping cho mâm cơm những ngày cuối năm: Dưa chuột ngâm xì dầu giòn ngon hết sảy, vừa giải nhiệt vừa giải ngán chị em không sợ tăng cân-3

– Ngâm với 100g đường trong 40 phút sau đó gạn sạch nước. 

– Pha lần lượt: xì dầu, nước, dấm ăn, đường còn lại rồi đun sôi để thật nguội. 

– Trộn đều dưa cùng tỏi ớt cùng nước ngâm. Xếp vào lọ đậy kín bỏ ngăn mát tủ lạnh sau 5 tiếng là ăn được. 

Lưu ý: Dùng đường để ướp thay vì dùng muối. Cho muối cũng tiết ra nước nhưng không nên vì dưa mềm rất dễ ngấm mặn sẽ làm cho dưa sau khi ngâm bị mặn quá.

Gợi ý topping cho mâm cơm những ngày cuối năm: Dưa chuột ngâm xì dầu giòn ngon hết sảy, vừa giải nhiệt vừa giải ngán chị em không sợ tăng cân-4

3. Thành phẩm

– Món dưa chuột ngâm xì dầu thành công khi dưa dai giòn sần sật để lâu không bị úng nước. 

Gợi ý topping cho mâm cơm những ngày cuối năm: Dưa chuột ngâm xì dầu giòn ngon hết sảy, vừa giải nhiệt vừa giải ngán chị em không sợ tăng cân-5

Đặc biệt, đối với các chị em mong muốn giảm cân thì đừng bao giờ quên dưa chuột trong các món ăn hàng ngày. Trong dưa rất nhiều nước, một trong những thực phẩm có chỉ số calo thấp. Một bát dưa chuột cung cấp khoảng 13 calo, nhưng lại chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa giúp cải thiện các dấu hiệu đường tiêu hóa và giúp giảm cân.

Ngoài ra dưa chuột còn có nhiều tác dụng khác như: Giải độc, tác dụng tốt cho các khớp, giảm cholesterol máu, giúp chống táo bón, tốt cho da, tốt cho thận, có mái tóc đẹp và móng khỏe, giúp hơi thở thơm mát, giúp điều hòa huyết áp, giúp dự phòng ung thư…

Thật tuyệt vời khi một loại rau quả được trồng phổ biến, ngon miệng như vậy lại có lợi ích thật không ngờ cho sức khỏe. Vì vậy hãy thưởng thức dưa chuột mỗi ngày và chế biến thành các món ăn khác nhau để gia đình cùng thưởng thức nhé chị em.

Theo Tâm An – Vietnamnet

Nguồn: https://tintuconline.com.vn/vao-bep/cach-lam-dua-chuot-ngam-xi-dau-gion-ngon-het-say-giai-nhiet-giai-ngan-n-464819.html




5 cách nấu đậu đen nhanh mềm giúp bạn tiết kiệm được thời gian nấu nướng

Cách nấu đậu đen nhanh mềm

5 cách nấu đậu đen nhanh mềm giúp bạn tiết kiệm được thời gian nấu nướng

Đậu đen là một loại ngũ cốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon. Tuy nhiên, việc nấu đậu đen như thế nào để nhanh mềm, tiết kiệm thời gian vẫn là một vấn đề mà nhiều người nội trợ còn băn khoăn. Vì thế, bạn hãy cùng khám phá một số cách nấu đậu đen nhanh mềm, tiết kiệm thời gian nhé!

Ngâm đậu đen trước khi nấu• Ngâm bằng nước lạnh• Ngâm bằng nước ấm• Ngâm bằng nước sôi2. Sử dụng lửa nhỏ để nấu đậu đen nhanh mềm3. Sử dụng nước nóng để thêm nước cho nồi đậu đen4. Không cho thêm gia vị trong lúc nấu5. Sử dụng nồi áp suất để nấu chè

  1. Ngâm đậu đen trước khi nấu

Ngâm bằng nước lạnh

Trước khi chế biến đậu đen thì bạn cần thực hiện công đoạn ngâm đậu để loại bỏ các hạt đậu bị lép, bị sâu hại và khi nấu đậu cũng mềm nhanh và ngon hơn.

Đậu mua về, bạn sẽ cho vào một  hoặc thau lớn rồi thêm vào một lượng nước lạnh vừa đủ, sau đó ngâm trong khoảng 8 – 12 tiếng để đậu có thời gian mềm dần.

Ngâm bằng nước lạnh

Ngâm bằng nước ấm

Ngoài cách ngâm đậu bằng nước lạnh thì bạn cũng có thể ngâm bằng nước ấm để rút ngắn thời gian xuống còn một nửa nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả khi nấu đậu.

Đối với cách này thì bạn chỉ cần ngâm đậu trong khoảng 2 – 4 tiếng là đã đạt yêu cầu. Sau khi ngâm đậu xong thì bạn bỏ đi phần nước ngâm và mang đi chế biến các món ngon từ đậu cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!

Ngâm bằng nước ấm

Ngâm bằng nước sôi

Nếu bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian để ngâm đậu thì hãy thử áp dụng cách ngâm đậu bằng nước sôi để giúp đậu vừa nhanh mềm vừa tiết kiệm thời gian nhất có thể.

Đậu bạn rửa sạch, sau đó cho vào nồi cùng với lượng nước nóng vừa đủ xăm xắp mặt đậu rồi đun trong vòng 2 phút đến khi sôi thì tắt bếp.

Sau khi tắt bếp thì bạn vẫn tiếp tục ngâm đậu trong nồi khoảng 2 tiếng để đậu mềm. Lưu ý trong quá trình ngâm thì bạn không nên mở vung mà phải đậy kín nắp để giữ được hơi nóng nhằm giúp đậu được ủ tốt hơn.

Ngâm bằng nước sôi

2. Sử dụng lửa nhỏ để nấu đậu đen nhanh mềm

Bí quyết để nấu đậu đen nhanh mềm và giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng có trong từng hạt đậu là trong quá trình chế biến đậu bạn nên nấu với lửa nhỏ.

Đậu đen sau khi được đun sôi với lửa to thì nên hạ nhỏ lửa và đậy nắp vung để ninh đậu nhanh chín mềm. Thông thường, thời gian ninh đậu sẽ dao động từ 45 phút đến 1 tiếng tùy vào khối lượng đậu và độ mềm mà bạn muốn thưởng thức.

Trong thời gian ninh, bạn lưu ý thường xuyên kiểm tra nồi đậu để có thể kịp thời đổ thêm nước khi có dấu hiệu sắp cạn nhằm đảm bảo nồi không bị cháy hay ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

Sử dụng lửa nhỏ để nấu đậu đen nhanh mềm

3. Sử dụng nước nóng để thêm nước cho nồi đậu đen

Một mẹo cũng vô cùng quan trọng khác mà bạn cần lưu ý trong việc nấu đậu đen chính là sử dụng nước nóng khi phải thêm nước để tránh tình trạng nồi đậu bị cạn hoặc bị khê.

Việc thêm nước nóng khi cần thiết sẽ giúp đậu đen luôn trong trạng thái được giữ nóng đầy đủ nhằm đẩy nhanh quá trình ninh mềm cũng như tiết kiệm được kha khá thời gian nấu nướng.

Sử dụng nước nóng để thêm nước cho nồi đậu đen

4. Không cho thêm gia vị trong lúc nấu

Để nồi đậu luôn giữ được độ thơm ngon, hấp dẫn vốn có trong từng hạt đậu và không làm đậu bị thay đổi kết cấu hay khiến chúng bị cứng lại thì bạn không được thêm gia vị trong lúc nấu nhé!

Bạn chỉ nên thêm vào nồi đậu một ít đường hoặc muối khi đậu đã được ninh chín nhừ và chuẩn bị tắt lửa, bắc ra khỏi bếp để thưởng thức.

Không cho thêm gia vị trong lúc nấu

5. Sử dụng nồi áp suất để nấu chè

Nếu bạn muốn thưởng thức ngay các món ăn được nấu từ đậu đen mà không tốn quá nhiều thời chế biến thì có thể thử dùng nồi áp suất để nấu thay thế các cách nấu thông thường vừa nhanh chóng vừa tiện lợi.

Phương pháp này khá đơn giản nhưng đậu sẽ có khả năng bị nhừ hơn vì nhiệt được tạo ra từ nồi áp suất khá mạnh. Đầu tiên, bạn cần làm sạch đậu, sau đó đem đậu đi ngâm với nước lạnh, nước ấm hoặc nước sôi tùy vào nhu cầu muốn chế biến nhanh hay chậm của mình.

Sử dụng nồi áp suất để nấu chè

Sau đó cho đậu vào nồi áp suất với tỉ lệ là một phần đậu thì 2 phần nước rồi chỉnh chế độ phù hợp và bắt đầu nấu đậu. Đun đậu đến khi gần chín thì bạn điều chỉnh áp suất và mở nắp nồi để thêm ít muối hoặc đường tùy vào khẩu vị của mình.

Cuối cùng là đậy nắp lại rồi tiếp tục đun đến khi đậu chín mềm, nước cạn là có thể múc ra tô và thưởng thức được rồi nhé!

Nguồn: https://www.dienmayxanh.com/vao-bep/cach-nau-dau-den-nhanh-mem-giup-ban-tiet-kiem-duoc-thoi-gian-16281




HUYỀN THOẠI BẾP HOÀNG CẦM

HUYỀN THOẠI BẾP HOÀNG CẦM

Dân hướng đạo hay GĐPT chuyên nghiệp nhắc đến việc nấu nướng đều nhớ đến bếp Hoàng Cầm. Có thể nói bếp Hoàng Cầm đã đi vào huyền thoại vì rất nhiều anh chị em biết đến tiếng nhưng chẳng biết lịch sử xuất xứ và cấu tạo của nó ra sao cả. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu một chút về bếp Hoàng Cầm.

HUYỀN THOẠI BẾP HOÀNG CẦM

Nguồn gốc lịch sử

Bếp Hoàng Cầm được đặt tên theo người sáng tạo ra nó: “Hoàng Cầm – nguyên là anh nuôi trong quân đội”. Không phải là nhà thơ Hoàng Cầm tác giả của bài thơ “Bên kia sông Đuống” nổi tiếng nhưng người lính bình thường ấy đã có một sáng tạo để đời. Ông sinh năm 1916 quê gốc ở Cát Nội xã Trực Đại, Nam Ninh, Nam Hà ngày nay thuộc Tỉnh Nam Định. Năm 20 tuổi ông bỏ quê lên Tam Đảo, Vĩnh Phúc làm thợ nề, tháng 2 năm 1946 ông đi bộ đội và được phân làm anh nuôi cho quân y tiền phương sư đoàn 308. Việc được phân làm anh nuôi do trước đây có thời gian anh làm phụ bếp cho một gia đình ở Hà Nội.

Trong chiến tranh bí mật là một trong những tiêu chí hàng đầu. Việc nấu ăn là việc khó giấu kín được vì ban đêm thấy lửa ban ngày thấy khói. Rất nhiều thương vong của bộ đội xuất phát từ việc “khói bốc lên giữa rừng”. Hoàng Cầm đã sáng tạo kết hợp nhiều yếu tố dân gian để tạo nên một bếp Hoàng Cầm rất hoàn hảo với mục tiêu giấu lửa giấu khói theo phương châm: “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Bếp lần đầu tiên được sử dụng trong khoảng thời gian diễn ra chiến dịch Hòa Bình 1951 – 1952 và bắt đầu được phổ biến rộng rãi vào năm 1954 khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1952 Hoàng Cầm được khen thưởng Huân chương chiến công hạng 3, chiến sĩ thi đua cấp toàn quốc. Trong thời kháng chiến chống Mỹ bếp Hoàng Cầm được xem là bắt buộc trong hành quân tác chiến trên các chiến trường.

Hoàng Cầm giải ngũ năm 1961 khi đó đang đeo lon Đại úy. Ông cùng vợ về quê ngoại ông là Làng Đồi Mây, Tam Đảo làm ruộng. Sau có thời gian ông đi bán kem que rồi làm người giữ đền Trần ở Nam Định. Năm 1994 ông có làm đơn và được nhà nước cấp cho căn nhà tập thể ở số 28 Điện Biên Phủ, Hà Nội. Ông mất năm tháng 3 năm 1996 một cách bình lặng.

Bếp Hoàng Cầm ra đời hơn nửa thế kỷ những những biến tướng của nó hiện nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn Việt Nam vì đặc tính tiết kiệm và tiện lợi của nó. Bếp Hoàng Cầm có các đặc điểm nổi bật sau:

1) Tiết kiệm nhiệt –-> Nấu ăn nhanh và tiết kiệm củi lại có thể nấu nhiều nồi cùng lúc.

2) Giấu được ánh lửa.

3) Giấu khói. (mục đích ban đầu, quan trọng nhất của bếp Hoàng Cầm

4) Giữ cho nồi niêu không bị ám khói hoặc đóng lọ nồi.

Phân loại bếp Hoàng Cầm

Theo quy mô, cấu tạo bếp được phân chia thành 3 loại: Bếp Hoàng cầm cấp 1, cấp 2, cấp 3.

  1. Bếp cấp 1: Bếp cấu tạo gồm hầm bếp, hệ thống thoát khói và mái che tạm thời bằng tăng bạt, lá cây. Sử dụng tạm thời dã chiến cho trại ngắn ngày
  2. Bếp cấp 2: Cũng gồm 3 phần như bếp cấp 1 nhưng ở bếp Hoàng cầm cấp 2 do đưa cả khu vực đun nấu xuống hầm nên khối lượng đào lón hơn. Có chỗ để thực phẩm, có bể nước, trên lát bàng tre, gỗ chắc chắn, lấp đất dày 0,5m trở lên. Cho trại tầm 1 tuần trở lên. 
  3. Bếp cấp 3: Tương tự như bếp cấp 2, có thêm hầm chứa lương thực, thực phẩm, mái che hầm bếp bằng bê tông, kết hợp gỗ, đất dày trên 1m. Dùng sử dụng lâu dài thường dùng trong quân ngũ chiến đấu dài ngày.

Cấu tạo bếp Hoàng Cầm cấp 1

Bếp có 5 bộ phận chính:

a. Bếp

  • Bệ bếp: Nếu là đất bằng thì mặt bệ bếp cần đào thấp xuống 15- 20 cm kích thước dài l,4m, rộng 0,8m, cao 0,8m, phía dưới chân bệ bếp có một cái gờ rộng 10cm để đỡ củi dọc theo chiều dài bệ bếp.
  • Hố đặt nồi: Lấy nồi đặt lên bệ bếp, khoanh đánh dấu rồi khoét dần, khi đặt nồi xuống, nồi còn thừa lên khoảng 5cm là vừa, xung quanh mép hố sát khít vào thành nồi. Trong lòng hố khoét hình tang trống, sửa cho nhẵn, tạo ra một khoảng cách với thành nồi để khi đốt ngọn lửa lùa đều xung quanh, tận dụng lượng nhiệt, đun chóng sôi. Đáy hố cách đáy nồi khoảng 20-25cm. Hai nồi cách nhau khoảng 15cm.
  • Cửa bếp: Cửa bếp được khoét cân đối với mặt nồi có dạng hình vòm loa kèn (To trong, ngoài nhỏ), rộng 20-25cm, cửa bếp nhỏ hơn khoảng cách từ đáy nồi tới đáy hố đặt nồi 5cm.
  • Ống khói: Đào phía trong đáy hố đặt nồi, vòng lên phía trên bắt vào ống khói, khoét vào ống khói cao dần lên rãnh dẫn khói, bảo đảm luồng khói thoát ra đi được dề dàng.

b. Hố ngồi của người nấu.

Để người ngồi đun nấu, đồng thời che chắn ánh lửa. Hố có chiều dài bằng bề dài bệ bếp, rộng khoảng 0,80m và sâu tùy yêu cầu, nhưng tối thiểu phải bằng 0.95m

c. Hệ thống dẫn khói, chứa khói, tản khói.

Hệ thống thoát khói có tác dụns hút khi tạo ra sự đối lưu không khí giúp cbo bếp cháy tốt và dẫn khói thoát ra tạo thành làn khói mỏng bav là là trên mật đãL Hệ thống thoát khói gồm 3 bộ phận: hầm chứa khói, rãnh dần khói và tia tản kbói.

  • Rãnh dẫn khói: có tiết diện 30 X 30 Cm, chiều dài từ ổng khỏi đèn hãm chứa khói thứ nhất 2,5 đến 3m. thẳng góc và cân đối với chiều dài bệ bếp. hướng thoai thoải vươn lên. Góc vươn 30 độ là tốt nhất.
  • Hầm chứa khói: Rãnh dẫn khói đưa khói tới 2 hầm chứa khói, hầm thứ nhất có kích thước 0,80×0,80×0,80m. Hầm thứ 2 cách hầm thứ nhất 3m có kích thước 1,0×1,0×1,0m.
  • ia tản khói: Các tia tản khói bắt đầu từ hầm chứa khói thứ 2 Mỗi bếp thường có 3 tia tản khói, có tiết diện 20 X 20 cm hoặc 25 X 25 Cm, dài ít nhất là 7m, đầu tia tản khói khuất vào trong bụi rậm hoặc lùm cây.
  • Cây, cành để lót và lấp đất: Hệ thống thoát khói được lát phía trên bằng cây, que tươi, phủ một lớp lá tươi và trên cùng là một phủ một lớp đất tơi xốp để cho khói thoát ra thành làn khói mỏng.

d. Mái che, lợp bếp.

Nhằm giữ ánh lửa không để lọt ra ngoài và đun nấu được trong mọi điều kiện thời tiết. Có thể dùng tăng bạt có khung là tre, nứa, cây gỗ nhỏ căng ra che kín bếp hoặc dùng tre, nứa lá để lợp. Yêu cầu ban đêm không để lọt ánh sáng ra ngoài và ra vào thuận tiện.

e. Rãnh thoát nước.

Phòng khi trời mưa nước tràn xuống bếp, cần đào xung quanh bếp hệ thống rãnh thoát nước để dẫn nước chảy ra ngoài nhất là khi đào bếp ở sườn đồi phải đắp bờ cao, chắc chắn để giữ nước khỏi tràn vào gay ngập và vỡ bếp.

Trong quá trình sử dụng bếp thường gặp một số sự cố như: bếp khó cháy là do bếp quá ẩm, củi bị ướt hoặc hệ thống thoát khói bị tắc, phải dùng củi khô đốt sấy bếp, sấy củi cho khô, tìm và sửa lại chỗ hệ thống thoát khói bị tắc. Lửa hắt sáng ra ngoài là do củi cháy gần cửa bếp hoặc bếp bị gió thổi ngược lại. Để khắc phục hiện tượng này cần đẩy củi sâu vào trong cửa bếp hoặc dụng vật liệu không cháy đế che cửa bếp…Để đào bếp nhanh cần chuấn bị sẵn dụng cụ (Cuốc, xẻng, dao…) và phân công họp lí cụ thể thành các bộ phận, bộ phận nào đào xong trước sẽ điều chỉnh sang bộ phận khác. Ngoài bếp còn phải đào hố đổ rác, hố vệ sinh, hố chứa nước, giàn chia thức ăn, pha thái thực phẩm.

Thực tế sử dụng

Cách đây vài năm tôi có đào thử một bếp Hoàng Cầm với quy mô nhỏ hiệu quả sử dụng rất tốt hoàn toàn không có khói tỏa ra, nấu ăn rất nhanh. Khi dọn trại ta chỉ việc lấp đất lại là xong rất sạch và gọn. Trong thực tế để làm được bếp Hoàng Cầm đúng quy cách chúng ta phải đào hầm khá sâu, và dài tùy theo địa hình địa thế (xem hình). Sau đó phải đắp các hố đun (nơi đặt nồi), đào các hầm tụ khói và đường dẫn khói. Trên các đường dẫn khói phải lấy lá cây tươi (bẹ chuối) lấp lên, phủ đất rồi tưới nước cho đất ẩm để làm tan khói. Khói sau khi ra khỏi đường dẫn khói thực tế chỉ còn lại một lớp sương rất mỏng và tự tan trong không khí. Việc khó nhất của bếp Hoàng Cầm là phải cân bằng giữa lượng khí cấp vào bếp và lượng khói thoát ra, nếu kích thước các hầm tụ khói và đường dẫn khói quá hẹp hoặc quá ít bếp sẽ không cháy. Kinh nghiệm đóng vai trò rất quan trọng.

Trong thực tế nếu đi trại với quy mô lớn và thời gian dài chúng ta nên làm bếp Hoàng Cầm rất tiện lợi cho ban ẩm thực vì nấu ăn nhanh lại không phải cọ rửa nồi sau khi nấu nướng. Ngược lại nếu thiếu dụng cụ (cuốc xẻng chuyên dụng), nhân lực thì không lên đào bếp Hoàng Cầm rất lãng phí.

Khi đào bếp cũng nên tránh gần các gò mối, ụ kiến, ong đất vì việc hun khói khiến chúng túa ra rất nguy hiểm. Đất cũng ảnh hưởng ít nhiều đến bếp, đất pha cát sẽ dễ cho việc đào nhưng cũng khó đắp vì khi khô chúng rất bở; đất sét đất thịt là tốt nhất cho việc đào bếp Hoàng Cầm.

Minh Triết.

Nguồn: https://nguoiaolam.net/gdpt/hoat-dong-thanh-nien/huyen-thoai-bep-hoang-cam/A




Nấu Nướng Khi Ở Trại

Nấu Nướng Khi Ở Trại

Nấu nướng ở trại không dễ như nấu ở nhà. Nắng gió, mưa, củi ẩm, bếp ướt… Đi trại dài ngày mà trong những ngày mưa gió nếu không có một căn bếp đàng hoàng, thì đầu bếp có giỏi cũng đành bó tay.

Trước tiên, căn bếp phải có thứ tự và sạch sẽ. Vật nào chỗ đó; củi khô xếp cạnh bếp. Chén, bát, nồi niêu, soong, chảo… thực phẩm và gia vị, phải có giàn cao và che đậy cẩn thận. Nếu trại ngắn ngày thì chúng ta làm bếp tạm, nhưng nếu dài ngày thì làm bếp đứng cho tiện nghi và thoải mái, như thế chúng ta không quá vất vả khi nấu nướng.

Nấu nướng ở trại, chúng ta phải nhớ: không cần phải bày biện nhiều món, tỉa bông tỉa hoa, xào nấu như tiệc tùng đình đám, nhưng cũng không nên cho trại sinh ăn uống quá kham khổ. Thức ăn phải ngon, bổ, rẻ, giản dị, dễ làm, phù hợp với nguyên vật liệu và gia vị mà chúng ta mang theo, nhất là phải biết đổi món cho ngon miệng và dễ tiêu hóa.

Lưu ý khi nấu cơm:

Trong mười lần ăn cơm trại thì hết chín lần cơm không đạt tiêu chuẩn vì những lý do sau:

+ Ở trại, củi ẩm ướt, gió nhiều nên lửa không đều, lúc nóng lúc không, nên cơm dễ bị sống.

+ Gạo do trại sinh góp, nên không đồng nhất, do đó khó nấu hơn một loại gạo như ở nhà.

+ Trại sinh hay nổi lửa lớn để kịp thời gian ấn định, nên cơm thường khê.

+ Trại sinh hay sốt ruột, mở nồi ra xem và ngoáy nhiều, nên cơm bị đổ lông và nhão.

+ Không quen ước lượng gạo để nấu cho nhiều người ăn, nên thường bị bung nắp nồi.

Trại sinh nào khắc phục được những trở ngại trên, để có thể nấu được những nồi cơm đạt tiêu chuẩn, thì thật xứng đáng là dân đi trại chuyên nghiệp.

Tiểu xảo – Mẹo vặt:

Ngoài những công thức để chế biến thức ăn, chúng ta cũng cần biết một số tiểu xảo, mẹo vặt về nấu nướng, để khắc phục những sự cố nhỏ trong khi làm bếp.

Ghi nhớ:

+ Các món hầm, luộc, canh, súp… có thể nấu trước hay cùng lúc với nồi cơm.

+ Các món chiên, xào… làm sau khi “rế” cơm.

+ Nấu lạt dễ điều chỉnh hơn nấu mặn.

Luộc rau chín mà vẫn xanh: Để nước thật sôi, cho vào tí giấm, chanh hay muối rồi mới nhúng rau vào, không đậy nắp, rau sẽ chín mà vẫn xanh.

Muối chua: Bạn nên học cách muối chua một số rau cải, củ, trái… những thực phẩm này để được lâu, ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa.

Cơm khét: Ra lửa ngay, mở vung bỏ vào nồi cơm vài cục than còn cháy đỏ, đậy vung lại sẽ bớt mùi khét.

Cơm nhão: Mở nắp vung để rẩy mồ hôi đọng trên vung nhiều lần. Khi cơm chín, xúc ra rá để cho bốc hơi, sẽ bớt nhão phần nào.

Cơm sống: Cho vào một ít nước sôi, xới lên, đậy nắp vung thật kín. Gắp than cháy hồng bỏ lên trên nắp vung. Cơm sẽ chín đều.

Công dụng của nước vo gạo:

– Rửa chén đũa không cần xà bông

– Khoai mì sẽ trắng nếu được ngâm trong nước vo gạo

Cách chùi soong chảo: Trước khi nấu, bôi nhiều lớp xà phòng ở mặt ngoài nồi, soong, chảo… Khi rửa, bạn chỉ cần dùng giẻ ướt chùi sơ qua soong nồi sạch sẽ như mới.

Đồ hộp: Đối với các đồ hộp có thể ăn liền, muốn ăn nóng, chúng ta không nên mở hộp đổ vào soong để hâm nấu lại, mà hãy nấu một nồi nước và bỏ các hộp vào (như chưng cách thủy), để sôi khoảng 10-15 phút (bên trong hộp sẽ nóng khoảng 60-700C không làm hủy hoại sinh tố có sẵn trong thức ăn). Sau đó mở hộp ra ăn ngay, vừa nóng vừa ngon mà vẫn bổ dưỡng

CHUẨN BỊ THỰC PHẨM CHO MỘT CUỘC TRẠI

CHUẨN BỊ THỰC PHẨM CHO MỘT CUỘC TRẠI

Những trại sinh nào nhận trách nhiệm làm bếp, phải hiểu giá trị dinh dưỡng của những thức ăn thông thường và nhớ kỹ hai phương châm: Tiết kiệm và vệ sinh. Trại là cơ hội tốt nhất để các trại sinh thực tập và thể hiện tài năng bếp núc của mình. Đây là một trách nhiệm nặng nhọc, âm thầm nhưng không kém phần lý thú.

Chúng ta đừng vội vã khui đồ hộp ra ăn khi thức ăn bị nấu hỏng. Hãy để cho trại sinh tự xoay sở, cho các em phát huy óc tháo vát, lòng tự tin… Đồ hộp chỉ nên dùng trong các kỳ trại dài ngày hoặc trường hợp bất khả kháng, không thể mua được thực phẩm tươi sống.

Ở trại, chúng ta nên nấu những món ăn đơn giản nhưng ngon và giàu dinh dưỡng. Không nên làm những món cầu kỳ, tỉa bông, tỉa hoa… xào nấu linh đình.

Tiêu chuẩn người làm bếp: Những người nhận trách nhiệm làm bếp, phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Biết thảo thực đơn cho tổ, đội trong 3 ngày trại

2. Biết đi chợ. Biết chọn lựa và bảo quản thực phẩm

4. Chế tạo được các kiểu bếp thông thường

5. Biết nhóm lửa và bảo quản củi

6. Biết khử trùng nước

7. Biết nấu cơm và một số món ăn thông thường ở trại

8. Biết vệ sinh khu vực bếp

Thảo thực đơn: Trước tiên chúng ta phải nắm rõ: chúng ta có bao nhiêu tiền, cho bao nhiêu người ăn, trong bao nhiêu ngày. Sau đó chúng ta mới dự kiến những thực phẩm cần phải mua. Nếu cắm trại nhiều ngày mà ở xa chợ, hai ba ngày mới có thể đi một lần, người làm bếp phải biết những thức ăn nào để lâu mà không cần chế biến (đồ hộp…), những thức ăn có thể để lâu nhưng phải chế biến, những thứ nào phải ăn ngay (rau cải…). Dựa vào đó ta thảo một thực đơn cho đội thật dễ dàng. Nếu tài chính rộng rãi, ta có thể mua mang theo những thực phẩm để được lâu, vừa có thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng.

Đi chợ: Ít có trại sinh nào “hân hạnh” được mẹ sai đi chợ hàng ngày, mà nắm được giá cả và không lúng túng trong khi đi chợ. Hầu hết chúng ta năm thì mười họa mới đặt chân đến chợ một lần. Cho nên trước khi đi chợ, chúng ta phải nhờ những người đi chợ thường xuyên chỉ cho chúng ta biết rõ giá cả của từng loại thực phẩm, khu vực phân bố trong chợ. Vì nếu không biết rõ loại nào bán ở khu vực nào, thì chúng ta sẽ đi vòng vo, vừa mất thì giờ, vừa mệt…

Ghi vào giấy, chúng ta cũng chia thành từng nhóm: Nhóm thực phẩm tươi sống, nhóm đồ khô hay thực phẩm chế biến sẵn, nhóm rau cải, nhóm gia vị và tạp hóa. Như vậy chúng ta chỉ đi một vòng chợ là có thể mua đầy đủ.

Người làm bếp cũng phải biết ước lượng thực phẩm vừa đủ cho tổ, đội. Không mua quá thừa hoặc quá thiếu, và cũng đừng mua những thực phẩm sang trọng, giá cao (bào ngư, nấm đông cô…).

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm: Khi đi trại dài ngày mà chợ thì ở xa, chúng ta phải biết cách chọn lựa và bảo quản một số thực phẩm trong môi trường tự nhiên để vừa có thức ăn tươi nhiều ngày, vừa bảo đảm vệ sinh sức khỏe…

Thông thường, để cho các trại sinh thực tập nấu nướng bằng thực phẩm tươi sống giúp các em phát huy óc sáng kiến, tháo vát, linh động… người ta không cho mang theo đồ hộp hay thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng nếu tổ chức trại dài ngày (ở vùng sâu, vùng xa) đồ hộp dành cho những ngày cuối trại thì thật tiện lợi và hợp vệ sinh.

Chọn lựa thực phẩm: Trước tiên ta nên biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon, thì mới có thể bảo quản lâu được.

Đồ hộp: Không nên chọn những hộp móp méo nhất là phồng dộp hai đầu, ăn sẽ bị ngộ độc. Chúng ta cũng cần phải lưu ý đến ngày tháng bảo hành ghi ở vỏ hộp.

Bảo quản thực phẩm: Khi cần để dành thực phẩm cho những ngày hôm sau. Người đầu bếp phải biết cách giữ gìn và bảo quản. Những thực phẩm để qua đêm phải bỏ vào bao, dùng dây (có bôi thuốc chống muỗi) treo lên cây để khỏi bị kiến và thú rừng làm hỏng (nhất là những vùng đất hoang dã).

Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/1125033-chuan-bi-thuc-pham-cho-mot-cuoc-trai-docx.htm




Chuẩn Bị Bếp Trại

Chuẩn Bị Bếp Trại

Chọn nơi làm bếp: 

Việc chọn và chuẩn bị nơi làm bếp, chúng ta phải lưu ý một số điểm sau:

  • Bếp phải gần nơi lấy củi
  • Đất trại thích hợp với loại bếp nào
  • Thời gian sử dụng bếp
  • Che mưa, nắng, gió
  • Phát quang chỗ làm bếp, tránh tàn cây và gốc cây
  • Dọn sạch các vật dễ bắt lửa

Lưu ý:

Nếu làm bếp trên đám cỏ tươi, hãy lột lớp cỏ để nơi ẩm mát, xong mới đào đất hay thiết kế bếp. Khi hết sử dụng bếp, ta lấp lại rồi đặt cỏ tươi lên đó, tưới ít nước nó sẽ sống lại. Trường hợp đất quá ẩm ướt, hãy lấy cành cây hay vỏ cây mà lót trước khi đặt bếp lên. Khi làm bếp trên nền xi măng, hãy lót đất, cát trước vì sức nóng có thể làm nứt hư nền xi măng.

Các kiểu bếp tham khảo: Bếp rất đa dạng, mỗi kiểu đều có những ưu, khuyết điểm khác nhau. Tùy thời tiết, thế đất, dụng cụ, vật liệu… mà thiết kế loại bếp cho thích hợp. Dưới đây là một số kiểu bếp để chúng ta tham khảo.

Bếp gọng sắt: Đây là kiểu bếp gọn nhẹ và tiện lợi nhất, với 3 gọng sắt này, bạn có thể sử dụng trên mọi loại đất, cát, nấu bất cứ loại nồi lớn nhỏ nào cũng được (chỉ cần dùng sắt 6 ly là được).

Bếp mini: Nếu bạn chỉ cần pha trà, cà phê… hoặc bạn đi trại một mình, nấu nướng ít, bạn có thể chế tạo một bếp mini đơn giản bằng các cách sau:

  1. Dùng một lon kim loại có nắp đậy, đục 4 lỗ trên nắp lon, xâu 4 tim đèn vào 4 lỗ đó. Nấu các vụn của đèn cầy hoặc paraffine đổ vào, để nguội, các bạn đã có một bếp mini.
  2.  Lấy 4-5 tờ nhật báo cuộn tròn lại, cột từng khúc như bánh tét, rồi cắt từng đoạn ngắn (vừa bỏ vào lon). Nấu paraffine hay đèn cầy đổ vào lon như trên.
  3. Dùng một miếng thiếc cắt theo như hình bên. Khi không dùng thì tháo ra xếp gọn, khi cần thì chồng lên nhau thành kiềng để đặt ca hay lon lên nấu.
  4. Trong khi nấu, các bạn có thể bỏ bếp mini vào trong một lon nước lạnh lớn hơn (để làm nguội).

TXTB 21

Nhóm lửa và bảo quản củi:

Ở nhà, chúng ta có củi khô, có đầy đủ chất dẫn lửa, kín gió… thì nhóm một bếp lửa củi chẳng khó khăn gì (nhiều trại sinh không biết nhóm lửa như thế nào vì gia đình xài bếp gas hay bếp điện). Nhưng ở ngoài thiên nhiên thì khác: củi ẩm ướt, mưa gió, chất dẫn lửa tồi… Cho nên để có một bếp lửa thì nước mắt nước mũi ràn rụa.

Mồi lửa: Hãy dùng rơm, lá thông hoặc giấy, vỏ cây, trái gòn, các cây có chất dầu chẻ nhỏ… để làm vật dẫn lửa. Sau khi có chất dẫn lửa rồi, ta dùng những cành khô thật nhỏ (cỡ bằng que diêm). Sắp thành hình tháp hay hình nón, trên đó chúng ta sắp thêm các cành cỡ bằng ngón tay, đoạn nhóm lửa cho cháy đượm lên, ta mới chất củi vào.

Với cách này chúng ta chỉ cần 1-2 que diêm là có thể nhóm được một bếp lửa.

Trường hợp có gió to, ta nên theo hướng gió mà nhóm lửa. Củi ẩm thì để dưới gió. Lưu ý đừng để tàn lửa gây nên hỏa hoạn, nhất là cháy rừng.

Bảo quản củi: Trong những kỳ trại dài ngày, chúng ta phải biết dự trữ và bảo quản củi cho đủ dùng.

  • Chọn củi khô và nhỏ
  • Che mưa và sương ẩm
  • Nếu củi ướt phải phơi khô hay làm giàn hong
  • Sắp xếp, phân loại củi lớn nhỏ khác nhau, để riêng từng nhóm cho dễ lấy.

cui mun cua ep 6

Khử trùng nước:

Nước sông, lạch, ao, hồ… nơi ta cắm trại, chắc chắn là không tinh khiết, nên ta phải biết khử trùng trước khi sử dụng. Sau đây là một vài cách khử trùng nước uống:

  • Đun sôi: là phương pháp dễ dàng, rẻ tiền và hiệu quả nhất. Chỉ cần đun sôi nước lã trong 15 phút là dùng được.
  • Thuốc tím: cho một ít tinh thể nhỏ của thuốc tím (vài ba hạt) vào nước, khuấy đều cho đến khi nước có màu hồng lợt là uống được.
  • Dùng chloramine B: thường dùng khi chống dịch, tỷ lệ thuốc tùy theo tính chất của nước, thường thì người ta dùng 3gr Chloramine B 25% pha trong một lít nước.
  • Nước Javel: nhỏ một giọt nước javel 30o vào 2 lít nước, sau 2 giờ là uống được. Nhưng vì có mùi rất khó chịu, ta nhỏ thêm một giọt Hyposulfite de soude 10% để khử mùi.
  • Dùng iod: Iod được dùng dưới dạng Teinture D’iode 5% có bán ở các tiệm thuốc tây. Dùng 5 giọt này cho một lít nước, lắc đều. Để yên trong 30 phút là dùng được. Dùng iod vừa sát trùng vừa tránh được bệnh bướu cổ.

Ngoài ra còn một số thuốc khử trùng ít phổ biến hoặc thời gian sử dụng ngắn như Hypoclorite, Halojone nhưng ít khi dùng.

Vệ sinh khu vực bếp: 

  • Đức tính quan trọng của người làm bếp là: gọn gàng và sạch sẽ.Gọn gàng để vừa trông đẹp mắt vừa không mất công tìm kiếm dọn dẹp.
  • Sạch sẽ là tiêu chuẩn hàng đầu của người làm bếp.

Chúng ta phải giữ nơi làm bếp và chung quanh khu vực bếp thật sạch sẽ. Thức ăn thừa hay thực phẩm chưa dùng tới phải để trên cao hay treo lên và đậy cẩn thận. Xô hay thùng đựng nước uống phải có nắp đậy và được treo lên hoặc để nơi cao ráo, sạch sẽ. Đào hai hố; một hố ở gần nhà bếp để đổ nước dơ, một hố hơi xa bếp để chứa rác. Sau mỗi lần đổ rác, chúng ta rải một lớp đất hay tro mỏng.

Trước khi rời khu vực trại, hãy đốt bỏ những thứ gì có thể đốt được, còn những thứ không đốt được thì chôn thật sâu. Nếu chúng ta có lột lớp cỏ trước khi làm bếp thì phải đặt vào chỗ cũ và tưới nước lên, trả lại nguyên thủy tình trạng khu vực như khi ta vừa đến.

Nguồn: https://gdptkiengiang.vn/chuan-bi-bep-trai/




Chế Tạo Bếp Cồn Để Đi Du Lịch

Chế Tạo Bếp Cồn Để Đi Du Lịch

Bếp cồn là một loại bếp tự tạo dễ dàng, không tốn tiền, rất gọn và thuận tiện, dành cho các bạn chuyên đi phượt có thể nấu nướng tùy thích.

Bếp cồn tự chế được làm từ 2 đáy vỏ lon nước ngọt (lon Pepsi, Coca..) ghép vào nhau, chiều cao khoảng 3-4cm, có thể bỏ gọn trong túi áo. Bạn có thể sử dụng loại bếp này để nướng mực, nấu mỳ gói, pha cà phê…

Hướng dẫn chế tạo

1. Chú ý an toàn

Bếp dùng nhiên liệu cồn, lửa cồn không nhìn thấy trong ánh sáng ban ngày nên khi thử nghiệm tuyệt đối cẩn thận. Tốt nhất lúc thử, nên chọn chỗ ánh sáng yếu để có thể dễ dàng quan sát lửa.

Lon nước ngọt rất dễ gia công, chỉ cần dùng kéo thủ công là đủ cắt gọt, không dùng lực mạnh trong quá trình chế tạo để tránh các tai nạn đáng tiếc.

Thao tác thận trọng, an toàn.

2. Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ

Vật liệu: 2 vỏ lon nước ngọt; 1 ốc vít; 1 lọ cồn nhỏ (50 ml); 1 bao diêm

Dụng cụ: 1 búa; 1 đinh nhỏ (cho lỗ có đường kính khoảng 0.5 mm); 1 tuốc-nơ-vít; 1 kéo

Bộ dụng cụ cơ bản

3. Các bước thực hiện

Dùng búa và đinh đục các lỗ nhỏ xung quanh đáy lon làm lỗ thoát hơi, đục một lỗ to chính giữa đáy lon và vặn ốc vít làm to lỗ để đổ nhiên liệu

Cắt sát hai đáy lon để chừa phần có sơn màu khoảng 1,5 cm làm thành 2 thân bếp

Cắt một miếng hình chữ nhật lượn tròn 4 góc để ghép 2 thân bếp theo nguyên tắc của cái đón gót giầy

Khi hoàn thành, sản phẩm sẽ có hình dáng như thế này

Chọn chỗ để bếp có thể chịu được nhiệt, dọn gọn các vật dễ bắt lửa xung quanh bếp

Tháo ốc vít, đổ cồn vào giữa

Vặn ốc vít lại (ốc không cần vặn quá chặt, khi dùng về sau có thể dùng tay vặn, không nhất thiết phải dùng tuốc-nơ-vít)

Dùng một vỏ hộp bằng thép (nắp hộp bánh, nắp lon sữa bột…) hoặc đĩa sứ làm đế bếp. Nếu nắp lớn, bạn có thể dùng cùng lúc… nhiều bếp. Đổ một ít cồn ra đế để mồi.

Châm lửa vào cồn mồi phía ngoài và chờ giây lát để dung dịch trong buồng đốt được đun sôi

Cồn mồi cháy hết, buồng đốt sẽ bắt đầu phun khí

Bạn có thể sử dụng nhiều bếp cùng lúc để có công suất đun lớn hơn

Bạn cho là quá dễ? Vậy thì chờ gì nữa, hãy làm thử cho chuyến phượt của mình sắp tới nhé.

Nguồn: https://www.didulich.net/kinh-nghiem-du-lich/cach-che-bep-con-khi-di-du-lich-11211




Mít Nấu Chay

Cách Làm MÍT KHO RỆU Thơm Ngon Và Lạ Miệng / Món Chay Ngon Bà Mẹ Quê.

MÍT NON KHO CHAY đậm vị, ngon cơm

Cách Làm MÍT NON KHO NƯỚC DỪA Dai Thơm Rất Ngon Cơm | Món Chay Ngon Bà Mẹ Quê.

Cách làm mít non kho chay dai ngon đậm vị

Ăn chay đang dần trở thành một xu hướng được nhiều yêu thích bởi những món ăn thanh đạm nhưng lại cực kỳ tốt cho sức khỏe. Hôm nay, hãy cùng Bách hoá XANH vào bếp và học ngay cách làm món mít non kho chay thay đổi khẩu vị cho bữa cơm nhà.

Chuẩn bị
20 phútChế biến
40 phútDành cho
3 người

1 Nguyên liệu làm món mít non kho chay

Nguyên liệu làm món mít non kho chay

Nguyên liệu làm món mít non kho chay

Mẹo hay

Để chọn mít non ngon, bạn nên chọn những quả mít non tròn, thẳng, chưa nở gai, vỏ và hột chưa cứng sẽ làm món ăn này ngon hơn. Tuy nhiên cũng không nên chọn mít quá non vì khi ăn sẽ không có độ bùi ngọt.

2Cách làm món mít non kho chay

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Mít non bạn gọt bỏ vỏ, rửa với nước cho thật sạch. Tiếp theo, bạn cắt mít thành những miếng nhỏ vừa ăn (dày khoảng 3cm), không cắt quá nhỏ để tránh mít bị vỡ vụn khi kho.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Hành paro và ớt sừng bạn rửa sạch, hành paro cắt nhỏ, ớt sừng cắt nhỏ rồi giã nhuyễn. Ngò rí rửa sạch, để ráo, ngắt lấy đọt để riêng cùng với 1 ít hành paro và xíu ớt sừng để lát sau trang trí.

Bước 2 Ướp mít

Cho vào nồi 600ml nước lọc, đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho vào nồi 1 ít muối rồi cho mít non vào luộc trong khoảng 10 – 15 phút.

Ướp mít

Ướp mít

Vớt mít ra, cho vào tô rồi ướp với ớt sừng giã nhuyễn, 1 muỗng canh hành paro, 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, ½ muỗng cà phê muối, 1 ít tiêu xay và 2 muỗng canh nước mắm chay. Trộn đều lên cho mít thấm đều các gia vị và để yên từ 3 – 5 phút.

Mẹo hay

Để mít non có thể ngả sang màu hồng hồng đẹp mắt và nhanh chín hơn, bạn có thể cho 1 ít baking soda vào nước luộc mít nhé.

Bước 3 Chiên mít

Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, đun sôi khoảng 20 – 30 độ C thì bạn cho thêm 1.5 muỗng canh đường, khuấy đều đến khi chuyển sang màu caramen.

Chiên mít

Chiên mít

Sau đó, bạn cho phần hành paro còn lại vào chảo, xào sơ rồi cho mít non đã ướp vào. Chiên mít đến khi ngã vàng thì tắt bếp, cho mít vào một chiếc nồi khác để kho.

Bước 4 Kho mít

Kho mít

Kho mít

Cho 500ml nước dừa tươi vào nồi mít kho, chờ khoảng 30 – 40 phút cho nước dừa cạn bớt đi, mít thấm đều các gia vị thì tắt bếp. Cho món ăn ra dĩa, trang trí thêm ít ớt sừng, hành lá, đọt ngò rí lên nữa là hoàn thành món ăn.

3Thành phẩm

Mít non kho chay dai ngon đậm vị

Mít non kho chay dai ngon đậm vị

Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có ngay một nồi mít non kho chay thanh đạm rồi đấy. Phần mít non rất bùi, ngon ngọt kết hợp cùng nước dừa kho đậm vị, tất cả tạo nên một món ăn vô cùng thơm ngon. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp trổ tài làm ngay thôi nào.

Mít kho chay

Cách làm món mít kho chay đậm vị thơm ngon nứt mũi và đưa cơm

  • Chuẩn bị

    7 giờ

  • Chế biến

    10 phút

  • Độ khó

    Dễ

Bạn đã bao giờ nghỉ đến món mít kho tàu chay và mít kho tộ chay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Điện máy Xanh vào bếp thực hiện cách làm món mít kho chay đậm đà thôi nào!

Nguyên liệu làm Mít kho tộ chayCho 3 người

Mít hầm 0.5 kg Nước mắm chay 3 muỗng canh Nước tương 5 muỗng canh Tương ớt 2 muỗng canh Nước lọc 1 lít

Dụng cụ: Chảonồiđũa,…

Nguyên liệu món ăn mít kho chay

 

Cách chế biến Mít kho tộ chay

  • Sơ chế nguyên liệu

    Trước tiên bạn cần hầ​m mít trước, khi hầm mít mình để luôn quả mít nhớ là phải để luôn cả vỏ mít nhé và hầm khoảng 7 – 8 tiếng. Bạn cũng có thể mua loại mít đã hầm sẵn nè.

    Rau răm bạn rửa sạch với nước và để cho ráo nước. Ớt thì bạn chỉ cần bẻ ra làm 3 thôi.

    Bạn cắt mít ra thành từng miếng lớn 3 – 4 cm nhé, để khi kho mít sẽ không bị vụn ra.

  • Chiên mít

    Bạn bắt 1 chảo dầu lên để ngập dầu đợi dầu nóng thì bỏ mít vào chiên, chiên đến khi bạn thấy mặt mít đã hơi se se lại là được.

    Mẹo: Để ngập dầu, lửa lớn thì mít sẽ không bị hút dầu và mít sẽ vàng ươm rất ngon!
  • Kho mít

    Tiếp đến bạn lấy rau răm và ớt đã sơ chế lúc nãy cho vào 1 cái nồi mới. Bạn xếp mít vừa chiên xong nồi đã có rau răm và ớt sẵn ở dưới nồi.

    Bạn cho vào nồi 3 muỗng canh nước mắm chay, 5 muỗng canh nước tương, ½ muỗng canh đường, 2 muỗng canh tương ớt và cho 1 ít nước lọc vừa đủ để kho mít.

    Trong khi đợi mít kho thấm gia vị, bạn chuẩn bị 1 cái nồi đất và cho rau râm vào trong nồi. Đến khi mít kho xong bạn xếp mít cho vào nồi đất và cho hết những thứ còn lại vào nồi đất nhé!

    Bạn kho tiếp trong nồi đất trên bếp khoảng 5 phút tắt bếp. Khi nhắt thố đất xuống bạn có thể cho thêm 1 ít rau răm và ớt sắt lên trên mít, như vậy sẽ giúp cho nồi mít non kho tộ chay trong hấp dẫn hơn nè.

    Lưu ý: Bạn không cần phải kho mít quá lâu chỉ cần kho cho mít thấm gia vị là được.
  • Thành phẩm

    Nồi mít non kho tộ chay sau khi kho xong trong hấp dẫn và đẹp mắt, thơm nứt mũi ăn kèm với cơm trắng trong những ngày mưa thì còn gì bằng nữa.

MÓN CHAY đơn giản từ MÍT NON quê nhà – Nhất Định Phải Thử | Món Chay Thanh Lương

Cách làm mít non kho sả ớt món chay ngon bổ dưỡng

Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn ngon cho những ngày ăn chay, hãy tham khảo ngay món mít non kho sả ớt thơm ngon, bổ dưỡng này nhé.

Mít non kho sả ớt là món chay bổ dưỡng, nguyên liệu đơn giản, dễ tìm. Hôm nay, Bách hóa XANH sẽ hướng dẫn bạn công thức đơn giản để làm món ăn này, đảm bảo xem xong bạn sẽ thực hiện được ngay.

Mít non kho sả ớt

Chuẩn bị
15 phútChế biến
30 phútDành cho
3 – 4 người

1Nguyên liệu làm mít non kho sả ớt

Mẹo hay:
– Khi mua mít non, bạn nên chọn mít tròn thẳng chưa nở gai và vỏ hột chưa cứng. Tuy nhiên cũng không nên mua mít quá non vì ăn sẽ không ngon.
– Để món ăn có màu sắc đẹp, bạn có thể mua dầu hạt điều ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị hoặc tự làm dầu hạt điều ngay tại nhà.

Nguyên liệu làm mít non kho sả ớt

2 Cách làm mít non kho sả ớt

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Mít non sau khi mua về bạn luộc qua với nước sôi, sau đó cho vào ngâm trong nước lạnh.

Sau đó, bạn lấy mít ra rồi gọt vỏ, cắt thành từng khúc vừa ăn.

Tỏi bạn băm nhuyễn. Ớt, sả bạn băm nhuyễn hoặc cắt lát tùy theo sở thích.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Bước 2 Chiên mít non

Bạn bắc chảo lên bếp, cho vào một ít dầu ăn.

Khi dầu sôi, bạn cho toàn bộ mít đã cắt khúc vào, chiên sơ qua đến khi da mít hơi săn lại.

Chiên mít non

Chiên mít non

Bước 3 Kho mít non với sả, ớt

Bạn tiếp tục bắc một cái chảo khác lên bếp, sau đó cho vào một ít dầu ăn. Đến khi dầu nóng lên, bạn cho toàn bộ sả, ớt và tỏi đã sơ chế vào, đảo đều.

Sau đó, bạn cho toàn bộ mít đã chiên vào chảo và tiếp tục đảo đều.

Cho sả, ớt, tỏi và mít non vào chảo

Cho sả, ớt, tỏi và mít non vào chảo

Bạn cho thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, ⅓ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê bột nghệ, 1.5 muỗng cà phê dầu hạt điều và 1 muỗng cà phê nước mắm chay rồi trộn đều để mít thấm gia vị.

Tiếp theo, bạn đổ vào chảo một chén nước lọc rồi kho đến khi khô lại.

Cuối cùng, bạn tắt bếp rồi cho món ăn ra dĩa.

Đổ một chén nước lọc vào chảo

Đổ một chén nước lọc vào chảo

3 Thành phẩm

Món mít non kho sả ớt chay không chỉ có màu sắc hấp dẫn mà còn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng. Khi ăn vào, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà của mít non cùng với vị cay cay của sả và ớt. Món này ăn kèm cùng cơm nóng sẽ rất bắt cơm đấy.

Món mít non kho sả ớt chay thơm ngon, bổ dưỡng

Món mít non kho sả ớt chay thơm ngon, bổ dưỡng

Trên đây là công thức làm món mít non kho sả ớt chay vô cùng đơn giản. Bách hóa XANH chúc bạn thực hiện thành công nhé.

Cách làm mít non kho tương hột thanh đạm cho bữa cơm chay

Nếu vẫn chưa biết làm món ăn gì với nguyên liệu mít non để chiêu đãi gia đình. Thì hãy học ngay cách làm mít non kho tương hột thanh đạm cho bữa cơm chay nhé!

Món mít kho tương hột

Chuẩn bị
30 phútChế biến
40 phútDành cho
3 – 4 người

Mít non được biết đến là một nguyên liệu thơm ngon được chế biến một cách tài hoa, đầy nghệ thuật để cho ra những món ăn hấp dẫn, được nhiều người thích thú. Do đó, hôm nay hãy vào bếp cùng Bách hóa XANH học ngay cách làm mít non kho tương hột thanh đạm cho bữa cơm chay.

1Nguyên liệu làm món mít non kho tương hột

Mẹo hay
– Để chọn được mít non ngon thì nên chọn những quả có kích thước vừa, da có màu xanh nhạt, còn phần bên trong thì có màu trắng đục.
– Với tương hột thì bạn nên chọn những sản phẩm có thương hiệu, có đầy đủ thông tin về thành phần, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Tốt nhất, bạn nên mua ở siêu thị hay các cửa hàng bách hóa uy tín để có thể đảm bảo được chất lượng.

Mẹo chọn nguyên liệu ngon

Mẹo chọn nguyên liệu ngon

2 Cách làm món mít non kho tương hột

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn tiến hành luộc mít khoảng 30 phút để mít ráo mủ. Tiếp đến, bạn vớt mít ra và cho ngay vào thau nước để mít mau nguội. Khi mít đã nguội thì bạn gọt sạch vỏ mít rồi cắt mít thành từng lát vừa phải rồi rửa lại với nước.

Còn hành tím thì bạn lột vỏ, băm nhuyễn và hành lá thì đập dập, cắt nhỏ. Với rau răm, ớt thì cắt nhỏ vừa ăn.

Mẹo sơ chế: Sau khi cắt mít nếu không chế biến ngay thì bạn nên cho nguyên liệu vào thau nước có pha chanh để giúp mít không bị thâm.

Bước 2 Chiên mít

Chiên mít

Chiên mít

Bạn cho dầu ngập chảo và đun trước khoảng 5 phút cho dầu nóng thì cho phần mít vào chiên khoảng 10 phút đến khi mít ngả vàng là được.

Lưu ý: Bạn nên chiên mít ngập trong dầu vì sẽ giúp nguyên liệu không bị ngấm dầu và nhanh vàng hơn.

Bước 3 Kho mít

Kho mít

Kho mít

Đầu tiên, bạn cho vào chảo 1 muỗng dầu ăn rồi tiến hành phi thơm phần hành tím, hành lá đến khi dậy mùi thơm. Kế tiếp, cho hết phần tương hột vào đảo đều và nêm lần lượt 3 muỗng đường, ½ muỗng bột ngọt và ½ phần rau răm đã cắt nhỏ vào.

Khi các gia vị đã hòa quyện thì bạn cho mít đã chiên vào rồi tiến hành trở đều để thấm đều gia vị. Tiếp đến, thêm 250ml vào chảo rồi kho khoảng 10 phút thì lại thêm 250ml nữa rồi tiến hành kho thêm 15 phút với lửa nhỏ đến khi chín mềm.

Cuối cùng, cho hết phần rau răm và ớt vào rồi tiến hành kho thêm 2 phút là có thể thưởng thức ngay.

3 Thành phẩm

Món mít kho tương hột thanh đạm thơm ngon

Món mít kho tương hột thanh đạm thơm ngon

Món mít kho tương hột được nhiều người yêu thích bởi màu sắc bắt mắt quyện cùng vị mít bùi bùi rất đậm đà kết hợp cùng vị thơm đặc trưng của tương hột, của rau răm đã giúp món ăn thêm phần cuốn hút.

Cách làm món mít non xào lá lốt thơm ngon lạ miệng

Món mít non xào lá lốt

Chuẩn bị
15 phútChế biến
20 phútDành cho
2 – 3 người

Món mít non xào lá lốt nghe qua có vẻ khá lạ lẫm với chúng ta, nhưng hương vị nó mang lại vô cùng hấp dẫn khiến bạn ăn là phải ghiền đấy. Sau đây hãy cùng Bách hoá XANH bắt tay vào bếp làm ngay món mít non xào lá lốt thơm ngon lạ miệng này nhé.

1Nguyên liệu làm món mít non xào lá lốt

Nguyên liệu làm món mít non xào lá lốt

Nguyên liệu làm món mít non xào lá lốt

Mẹo chọn nguyên liệu tươi ngon

Mít non bạn nên chọn những trái còn nguyên vẹn, khi sờ vào thấy vỏ cứng, gai mít nhọn múi mít có màu trắng và hạt mềm thì đó mít ngon. Hoặc bạn cũng có thể mua mít non đã được sơ chế sẵn các siêu thị lớn hay đặt trên các trang thương mại điện tử có uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhé.

Thịt ba chỉ bạn nên chọn những miếng có màu hồng, các thớ thịt và mỡ xen kẽ và cân đối, dùng tay ấn vào thấy thịt trở lại hình dáng bạn đầu chứng tỏ thịt có có độ đàn hồi tốt còn tươi ngon. Không nên chọn những miếng có mùi hôi lạ và chảy nhớt.

2Cách làm món mít non xào lá lốt

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Thịt ba chỉ sau khi mua về bạn rửa sạch cắt lát mỏng vừa ăn, sau đó ướp thịt với 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm trong 10 phút cho thịt thấm gia vị.

Mít non bạn bỏ vỏ, thái lát mỏng hoặc bào thành sợi mỏng. Lá lốt bạn rửa sạch cắt sợi mỏng, tỏi đập dập băm nhỏ, ớt bỏ cuống cắt khoanh.

Bước 2 Xào thịt ba chỉ với mít non và lá lốt

Xào thịt ba chỉ với mít non và lá lốt

Xào thịt ba chỉ với mít non và lá lốt

Bạn bắc chảo lên bếp cho vào 2 muỗng canh dầu ăn và tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến cho thịt ba chỉ đã ướp vào xào trong 5 phút, khi thịt đã săn lại rồi tiếp tục cho mít non vào đảo đều trong 10 phút.

Nêm với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê mắm tôm tiếp tục đảo đều, sau đó cho phần lá lốt vào xào thêm 3 phút nữa, rồi tắt bếp cho ra dĩa thêm vài lát ớt cắt khoanh lên trên và thưởng thức nhé.

3Thành phẩm

Mít non xào lá lốt

Mít non xào lá lốt

Với cách làm đơn giản và nhanh chóng ta đã có ngay món mít non xào lá lốt thơm ngon lạ miệng mà lại vô cùng bổ dưỡng, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi ngòn ngọt của mít non, thịt ba chỉ thì thấm đều gia vị cùng với hương thơm của lá lốt. Đây chắc chắn sẽ là một món khiến gia đình bạn thích mê đấy!

Lạ miệng mít non kho tộ vừa ngon vừa “healthy” ngày Tết

Khi bạn đã quá ngán với những món thịt cá đầy dầu mỡ trong dịp Tết, bạn muốn một món ăn thanh đạm tốt cho sức khỏe thì món mít non kho tộ sẽ một sự lựa chọn hoàn hảo đấy.

Đây được xem là một món ăn chay nhiều chất xơ ít dầu mỡ, hương vị lại vô cùng ngon và rất dễ thực hiện. Hãy để Bách hóa XANH hướng dẫn bạn cách nấu món mít non kho tộ này nhé.

Thời gian chế biến: 30 phút

Dành cho:
 3 người

1Nguyên liệu chế biến mít non kho tộ

2Cách làm mít non kho tộ

Bước 1: Sơ chế

Trước tiên bạn cần hầm mít trước, hầm khoảng 7 – 8 tiếng. Sau khi đã hầm mít thì bạn cắt khúc nhỏ để kho nhé. (Bạn cũng có thể mua loại mít đã hầm sẵn nè).

 Sơ chế mít

Sơ chế mít

Rau răm rửa sạch.

Đậu hủ trắng cắt miếng vừa ăn.

Cách làm mít non kho tộ

Bước 2: Pha gia vị

Bạn chuẩn bị 1 cái , cho muỗng cà phê hạt nêm chay, 2 muỗng cà phê đường, 250ml nước dừa, 2 muỗng cà phê nước màu, 3 muỗng cà phê nước mắm, 2 muỗng cà phê nước tương khuấy đều cho tan hết.

Pha gia vị

Bước 3: Chiên sơ mít non và đậu hũ

Bước này sẽ giúp mít và đậu hũ khi kho không bị nát và bỡ.

Lưu ý: Bạn nên chiên nhiều dầu để đậu và mít được vàng đều nhé.

Chiên sơ mít non và đậu hũ

Bước 4: Kho mít

Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào tộ, cho tiếp hành tím vào phi lên cho thơm.

Sau khi hành tím vàng, bạn cho mít non vào nước sốt pha ban nãy vào nấu trong 5 phút. Sau đó cho thêm 1/2 muỗng cà phê muối vào. Nấu trong vòng 10 phút với lửa nhỏ cho thấm gia vị.

Sau 10 phút thì bạn cho đậu hũ vào nấu thêm 5 phút với lửa nhỏ.

Kho mít

Sau 5 phút thì nêm nếm lại và cho ớt và rau răm vào rồi tắt bếp.

Kho mít

3Thành phẩm

Thành phẩm

Món mít non kho tộ mang một vị ngon vô cùng đặc biệt. Đó là sự kết hợp giữa vị bùi bùibéo béo từ mít và vị mặn mặn chuẩn món kho. Đảm bảo món ăn này chẳng những chống ngán vô cùng hiệu quả mà lại còn cực kỳ “đưa cơm” luôn đấy nhé.

Cách làm mít non om cốt dừa béo ngon hấp dẫn

Vào ngày rằm hay ra giêng, bạn muốn ăn chay nhưng thích món chay mới lạ. Bỏ túi ngay cách làm mít non om cốt dừa béo ngon hấp dẫn cho bữa chay thêm ngon miệng.

Mít om cốt dừa

Chuẩn bị
10 phútChế biến
25 phútDành cho
3 – 4 người

Các món ăn chay không chỉ thanh đạm mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn chay rất dễ mau chán và ngán, điều này khiến bạn dễ bỏ cuộc giữa chừng. Cùng Bách hóa XANH vào bếp làm món mít om cốt dừa vừa ngon lành, nhanh gọn mà còn lạ miệng nữa giúp cho bữa ăn chay thêm hấp dẫn.

1 Nguyên liệu làm món mít om cốt dừa

Cách chọn mua mít non ngon
– Đối với mịt non nguyên trái, bạn nên bóp thử xem vỏ còn cứng hay không, gai mít nhỏ và nhọn, nhìn múi mít thấy còn mà trắng chưa ngả vàng, ấn thử thấy hạt mít còn mềm là mít non ngon.
– Còn bạn mua mít non luộc sẵn thì nên mua những nơi uy tín nhưng tốt nhất là bạn tự mua về luộc sẽ an toàn hơn.

Nguyên liệu làm món mít om cốt dừa

Nguyên liệu làm món mít om cốt dừa

2 Cách làm món mít om cốt dừa

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, mít non đã luộc sẵn sau khi mua về thì bạn cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn. Tiếp đó, bạn cũng cắt tàu hũ ky thành từng khúc nhỏ.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Khoai sọ thì bạn gọt vỏ, bổ làm đôi. Còn rau răm, rau húng quế rửa sạch với nước, để ráo rồi cắt nhỏ và ớt đập dập.

Bước 2 Xào sơ các nguyên liệu

Bắc chảo lên bếp và cho vào 2 muỗng dầu ăn, sau đó bạn cho sả băm, hành paro băm và ớt đập dập vào rồi phi cho thơm. Kế tiếp, bạn cho mít, tàu hũ ky và khoai sọ vào xào chung cho săn trước khi om, sẽ giúp các nguyên liệu thơm ngon hơn.

Xào sơ các nguyên liệu

Xào sơ các nguyên liệu

Bạn thêm vào 2 muỗng canh dầu gấc, 3 chén nước dão dừa, 1 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cafe hạt nêm chay, 1 muỗng cafe bột ngọt và đậy nắp om.

Bước 3 Om mít non cốt dừa

Om mít non cốt dừa

Om mít non cốt dừa

Khi om bạn nhớ mở nắp đảo sơ để tránh bị dính đáy nồi, tiếp tục đậy nắp om mít ở mức lửa nhỏ trong 15 phút. Sau 15 phút, mở nắp ra và cho vào 1 chén nước cốt dừa, đậy nắp om tiếp trong 3 phút thì tắt bếp.

3 Thành phẩm

Dọn mít om cốt dừa ra tô và cho thêm ít rau răm, rau quế lên trên. Nếm thử thì bạn sẽ cảm nhận được vị thơm béo của cốt dừa, mít thì chín đều và mềm mịn.

Món mít non om cốt dừa không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng

Món mít non om cốt dừa không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng

Kết hợp vị bùi của khoai sọ, thanh đạm của tàu hũ ky và xíu cay cay của ớt hiểm làm món ăn thêm ngon lành và bắt vị.

Hướng dẫn làm mít non om chao đỏ thanh đạm, cực bắt vị

Chế biến
20 phútChuẩn bị
30 phútDành cho
3-4 người

Mít non om chao đỏ là món ăn sử dụng những nguyên liệu dân dã và gần gũi, là món chay được nhiều gia đình yêu thích. Tại bài viết này, Bách hóa XANH sẽ hưỡng dẫn bạn cách làm mít non om chao đỏ thơm ngon thanh đạm, cực bắt vị ngay nhé!

1 Nguyên liệu làm mít non om chao đỏ

Nguyên liệu làm mít non om chao đỏ

Nguyên liệu làm mít non om chao đỏ

2 Cách làm mít non om chao đỏ

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Mít non mua về gọt vỏ. Bạn bắc nồi nước lên bếp, cho mít non vào luộc chín khoảng 30 phút đến khi mít chín thì tắt bếp. Bạn cũng làm tương tự với chuối sáp.

Sau đó bạn cắt mít non thành từng miếng vừa ăn. Nấm rơm bạn rửa sạch, cắt chữ thập đầu nấm. Chuối sáp bóc vỏ rồi cắt miếng xéo làm ba phần.

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Bước 2 Om mít

Bạn đun nóng 2 muỗng canh dầu điều trên bếp, dầu nóng thì cho hành paro băm vào và ớt băm vào phi thơm. Sau đó cho 4 muỗng canh chao đỏ, 1 muỗng canh nước chao, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt vào đảo đều.

Kế đến cho tiếp 150gr ấm rơm, 150gr chuối sáp, 8 miếng đậu hũ bi chiên và mít non vào đảo đều, nêm 2 muỗng cà phê hạt nêm rồi cho nước dừa vào, đậy nắp om với lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi sánh lại.

Cuối cùng bạn thêm 1 chén nước cốt dừa vào đảo đều rồi tắt bếp. Cho ra dĩa rồi cho rau răm cắt nhỏ, đậu phộng rang.

 Om mít

Om mít

Bước 3 Thành phẩm

Mít non om chao đỏ thơm ngon và đậm vị. Với cách làm đơn giản và nguyên liệu dễ tìm bạn đã có ngon món chay ngon để chiêu đãi cả nhà.  Bạn có thể ăn cùng với cơm trắng hoặc bánh mì thì rất hao cơm đấy nhé!

Mít non om chao đỏ thơm ngon và đậm vị

Mít non om chao đỏ thơm ngon và đậm vị

3Thưởng thức

Mít non om chao đỏ dự sẽ làm món ăn rất bắt cơm, độc đáo và ngon khó cưỡng. Món ngon thơm ngon và đậm vị. Mít non bùi bùi hòa vị cùng chao đỏ vô cùng tuyệt vời. Bạn có thể ăn cùng với cơm trắng hoặc bánh mì thì rất hao cơm đấy nhé! Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp làm ngay

Thưởng thức mít non om chao đỏ

Thưởng thức mít non om chao đỏ

2 CÁCH LÀM MÍT KHO CHAY NGON KHÔNG CƯỠNG NỔI

Mít kho chay là món ăn dân dã mà lại vô cùng thơm ngon. Chỉ với nguyên liệu chính đó là những quả mít non, là chúng ta đã có thể chế biến thành vô vàn món ngon đặc biệt rồi. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách chế biến món mít non kho tài và món mít kho tộ chay nhé.

Mít kho chay đơn giản nhưng cực ngon
Mít kho chay đơn giản nhưng cực ngon

Mít non kho tàu

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Mít non xanh 500 gram

Hành boa rô 1 cây

Nước dừa 1 lít

Ớt 1 quả

Bắt đầu làm món mít kho tàu ngay nào!
Bắt đầu làm món mít kho tàu ngay nào!

Sơ chế nguyên liệu

Các bạn rửa cho thật sạch hành boa rô rồi sau đó cắt nhỏ. Tiếp theo thì các bạn xắt ớt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào trong cối và giã ớt nhuyễn ra.

Rửa thật sạch mít
Rửa thật sạch mít

Mít sau khi mua về các bạn đem cắt bỏ đi phần vỏ, sau đó các bạn tiến hành rửa mít cùng với nước cho thật sạch. Sau khi rửa sạch phần nhựa của quả mít, các  bạn cắt mít ra thành những miếng dày khoảng 3cm, không nên cắt quá nhỏ bởi vì khi kho mít sẽ rất dễ bị vỡ vụn.

Tiến hành ướp mít

Các bạn bắc 1 nồi nước lên trên bếp với lượng nước vừa đủ để luộc phần mít, đợi cho đến khi nước sôi thì các bạn cho mít vào luộc rồi đậy nắp lại, khi nước sôi khoảng từ 10 – 15 phút thì tắt bếp.

Các bạn ướp mít cùng với 1 quả ớt đã được giã nhuyễn lúc nãy, cùng với 1 muỗng hành boa rô, 1 muỗng hạt nêm chay và 1/2 muỗng muối, thêm vào 1 ít muối tiêu cùng với 2 muỗng nước mắm chay. Dùng đũa trộn đều lên để cho mít cùng gia vị thấm đều vào nhau.

Tiến hành kho mít:

Các bạn bắc 1 cái chảo cùng với ít dầu lên trên bếp, sau đó, các bạn cho vào 1 muỗng đường vào rồi để cho đến khi chuyển qua màu cánh gián hoặc các bạn có thể sử dụng phần nước màu được chế biến sẵn.

Các bạn cho số hành boa rô vào trong chảo, rồi sau đó bỏ mít vào rồi chiên lên cho đều. Chờ cho đến khi mít đã ngả sang màu vàng và được thấm đều gia vị thì các bạn xếp phần mít vào trong nồi.

Cho phần nước dừa tươi vào trong nồi rồi tiến hành kho mít. Bây giờ thì các bạn chỉ cần chờ cho đến khi nồi mít kho đã cạn bớt phần nước dừa đi, chờ khoảng 30 – 40 phút là món ăn đã hoàn thành rồi.

Thành phẩm mít kho tàu hấp dẫn
Thành phẩm mít kho tàu hấp dẫn.

Xem thêm cách làm mít kho chay ngon ơi là ngon!

Mít kho tộ chay

Mít kho tộ siêu cấp ngon
Mít kho tộ siêu cấp ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm mít kho tộ chay

Mít hầm 0.5 kg

Nước mắm chay 3 muỗng

Nước tương 5 muỗng

Tương ớt 2 muỗng

Nước lọc 1 lít

Sơ chế nguyên liệu

Trước tiên, các bạn cần hầm phần mít trước, khi bắt đầu hầm mít thì các bạn cần lưu ý rằng   là phải để luôn cả phần vỏ mít vào nhé, tiến hành hầm trong khoảng từ 7 – 8 tiếng. Các bạn cũng có thể mua ngoài chợ loại mít đã được hầm sẵn.

Rau răm các bạn đem đi rửa cho thật sạch cùng với nước rồi để ra rổ cho ráo nước. Ớt các bạn bẻ ra làm 3 khúc.

Bạn thái mít ra thành từng khổ lớn khoảng từ 3 – 4 cm, để khi kho thì mít sẽ không bị vỡ vụn ra.

Tiến hành chiên mít:

Các bạn bắt 1 chảo dầu lên trên bếp rồi đun cho sôi, để cho đến khi dầu nóng thì tiến hành bỏ mít vào và chiên, chiên cho đến khi các bạn thấy phần mặt mít đã được hơi se se lại thì tắt bếp.

Kho mít

Tiếp theo, các bạn lấy phần rau răm và ớt đã được sơ chế cho vào trong 1 cái nồi khác. Xếp cho phần mít mà các bạn vừa mới chiên xong vào trong nồi đã có sẵn rau răm cùng với ớt xếp sẵn ở dưới nồi.

Các bạn cho vào nồi khoảng 3 muỗng lớn nước mắm chay, 5 muỗng lớn xì dầu cùng với ½ muỗng đường, 2 muỗng tương ớt rồi sau đó cho thêm vào nồi 1 ít nước lọc, sao cho lượng nước vừa đủ để các bạn tiến hành kho mít.

Trong khi chờ đợi cho phần mít kho được thấm đều gia vị, thì các bạn cần chuẩn bị sẵn 1 cái nồi đất rồi tiến hành cho rau răm vào trong nồi. Chờ cho đến khi phần mít đã được kho xong thì các bạn tiến hành xếp mít vào trong cái nồi đất và cho hết những nguyên liệu đã được chuẩn bị còn lại vào trong nồi đất nhé!

Tiến hành kho mít
Tiến hành kho mít

Các bạn tiến hành kho tiếp ở trong nồi đất lên trên bếp trong khoảng từ 3 đến 5 phút rồi tiến hành tắt bếp. Khi nhấc phần thố đất xuống thì các bạn có thể cho thêm vào 1 nắm rau răm cùng với ớt xắt lát lên trên phần mít, làm như vậy sẽ giúp cho phần nồi mít non kho tộ chay được thơm ngon và  trông hấp dẫn hơn.

Mít kho tộ đã hoàn thành thật ngon
Mít kho tộ đã hoàn thành thật ngon

Trên đây là 2 cách chế biến món mít kho chay đa dạng và thơm ngon mà các bạn có thể tham khảo để thực hiện cho cả gia đình cùng thưởng thức nè. chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu đã có sẵn ở trong vườn hoặc dễ dàng tìm thấy ở ngoài chợ là đã có thể chế biến thành công món mít kho chay rồi. Nếu đã quá ngán với những món ăn mặn thường ngày, các bạn hoàn toàn có thể thử thực hiện món ăn này nhé.

Cách làm MÍT NON KHO NẤM thơm béo bùi, ngon như ý| MÓN NGON MỖI NGÀY

 

Mít non kho tương hột

Cách làm mít kho tương hột thơm ngon đơn giản tại nhà

  • Chuẩn bị

    40 phút

  • Chế biến

    30 phút

  • Độ khó

    Dễ

Mít non là món đã khá quen thuộc với mỗi gia đình. Nhưng liệu bạn đã thực sự biết hết những món ăn làm từ mít non? Hôm nay hãy cùng Điện máy XANH vào bếp để thực hiện ngay món mít non kho tương hột, một món kho đơn giản nhưng rất thơm ngon và đậm đà đưa cơm nhé!

Nguyên liệu làm Mít kho tương hộtCho 4 người

 Mít non 1 trái(700gr) Tương hột 200 gr Rau răm 1 ít Hành tím 3 củ Ớt 1 trái Chanh 1/2 quả Hành lá 1 nhánh(hoặc hành baro) Dầu ăn 100 ml Đường/bột ngọt 1 ít

Cách chọn mua tương hột ngon

  • Tương hột thường có 2 loại, 1 loại màu đen và 1 loại màu vàng.
  • Đối với các món xào, kho thì tương hột vàng sẽ ngon hơn vì vị của nó chủ yếu là vị ngọt.
  • Tương hột đen thường được muối sẵn gia vị nên vị hơi mặn, việc nêm nếm gia vị khi nấu sẽ khó.
  • Khi mua tương hột về, trước khi dùng, nên thử xem vị tương hột mặn ngọt như thế nào để nêm nếm thêm phù hợp trong quá trình chế biến.

Nguyên liệu món ăn mít non kho tương hột

Cách chế biến Mít kho tương hột

  • Sơ chế mít non

    Đầu tiên, bạn đun sôi một nồi nước và cho mít vào luộc trong khoảng 30 phút để mít ráo mủ.

    Sau khi luộc xong, vớt mít ra và cho vào một thau nước để mít mau nguội.

    Trong lúc đợi mít nguội, chuẩn bị một thau nước và cho vào đó 1/2 quả chanh.

    Dùng dao gọt sạch phần vỏ mít, sau đó cắt mít thành từng lát vừa phải và cho vào thau nước chanh đã chuẩn bị.

  • Sơ chế các nguyên liệu khác

    Tiếp đến, bạn cắt nhỏ hành tím rồi băm nhuyễn.

    Hành lá đập dập, sau đó cắt nhỏ.

    Rau răm chia thành 2 phần, 1/2 giữ lại, 1/2 còn lại đem cắt nhỏ.

  • Chiên mít

    Cho chảo lên bếp thêm vào khoảng 90ml dầu ăn. Đợi chảo nóng thì cho dầu ăn vào sao cho đảm bảo phần mít ngập trong dầu.

    Đến lúc dầu sôi thì cho mít vào chiên tới khi mít ngả vàng là được.

  • Kho mít và tương

    Cho 10ml dầu ăn cùng hành tím và hành lá đã băm nhuyễn ở trên vào chảo phi đến khi dậy mùi thơm. Tiếp đến, cho hết phần tương hột vào và đảo đều.

    Cho thêm vào đó 3 muỗng canh đường, (có thể nêm nếm tùy theo khẩu vị), 1/2 muỗng canh bột ngọt và phần rau răm đã cắt nhỏ.

    Cho phần mít vào và đảo đều trong khoảng 30 giây cho thấm đều tương và gia vị.

    Sau khi đảo đều mít, cho thêm vào đó 1 chén nước lọc (khoảng 250ml).

    Kho mít trong 10 phút thì cho thêm 1 chén nước nữa. Sau đó, để lửa nhỏ và kho tiếp cho tới khi mít mềm.

    Cắt phần rau răm còn lại và ớt trái vào. Để lửa nhỏ và kho thêm trong 2 – 3 phút nữa là hoàn thành món ăn.

  • Thành phẩm

    Món mít kho tương hột thật thơm ngon hấp dẫn. Mới ngửi mùi thôi đã cảm thấy rất kích thích vị giác.

    Miếng mít mềm, bùi bùi thấm đều trong tương hột và gia vị. Đây chắc chắn sẽ là món ăn hao cơm đó nha!

Cách làm Bánh Mít Chiên Giòn ngon ngọt béo

Cách làm bánh mít chiên giòn rụm nhâm nhi những ngày tươi mát 

Mít chiên

Cách làm mít chiên giòn rụm, đơn giản, thơm ngon nức mũi

  • Chế biến: 20 phút

  • Độ khó: Dễ

Mít là nguyên liệu thơm ngon và chế biến được nhiều món ăn vặt hay món tráng miệng vô cùng hấp dẫn. Điện máy XANH mách bạn công thức chế biến món mít chiên giòn ngon quên lối mòn ngay tại nhà nhé. Cùng vào bếp ngay thôi nào!

Nguyên liệu làm Mít chiênCho 4 người

 Mít lột sẵn 600 gr Bột chiên giòn 100 gr Bột mì đa dụng 100 gr Trứng gà 1 quả Nước cốt dừa 3 muỗng canh Đường 1 muỗng canh Bột nghệ 1 muỗng cà phê(không bắt buộc) Muỗi 1/2 muỗng cà phê

Cách chọn mua nguyên liệu

Cách chọn mít ngon

  • Đối với món mít sấy bạn nên chọn mua mít thái vừa chín vàng, không nên chọn mít đã chín quá mềm như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
  • Để chọn được mít ngon bạn có thể nếm thử một ít. Mít chín ngon sẽ có vị ngọt bùi và mềm, không bị sượng hay vị lạ.
  • Những quả mít chín ngon thường cầm nặng tay. Mít chín cây có mùi thơm lừng và đặc trưng. Mít bị tiêm thuốc thường không thơm như mít chín cây.
  • Mít già chín cây ngon thì vỏ thường ngả màu nâu vàng, các gai mít không còn nhọn và khoảng cách các gai thường xa nhau. Nếu vỏ mít xanh, gai nhọn và khoảng cách các gai gần thì đó là mít còn non và bị chín ép.
  • Mít chín cây ngon thì khi bổ ra sẽ có ít nhựa và không có nhựa trắng. Khi mít bị tiêm thuốc thì nhựa mít sẽ có màu trắng và chảy nhiều khi cắt mít do tác dụng của thuốc.

Cách chế biến Mít chiên

  • Sơ chế mít

    Mít mua về bạn bỏ hết phần vỏ và hạt bên trong, có thể giữ lại những sơ mít to và chín vàng.

    Cắt múi mít làm đôi để dễ chiên và làm cho mít không bị vụng, bạn không nên cắt ra quá nhỏ nhé.

  • Trộn bột

    Cho hết phần bột mì và bột chiên giòn vào 1 cái tô lớn. Cho thêm 1 muỗng canh đường và 1/2 muỗng canh muối rồi trộn đều.

    Tiếp theo là cho 3 muỗng canh nước cốt dừa và đập vào 1 quả trứng gà. Dùng phới để trộn thật đều hỗn hợp.

    Cho vào khoảng 100ml nước lọc rồi tiếp tục đánh cho đến khi hỗn hợp sệt rồi để yên cho bột nghỉ khoảng 10 – 15 phút.

  • Chiên mít

    Bắc nồi lên bếp và cho lượng dầu ăn khoảng từ 1/3 – 2/3 nồi rồi đun sôi, lượng dầu sao cho đủ ngập miếng mít là được.

    Nhúng từng miếng mít đã cắt nhỏ vào hỗn hợp bột, tùy theo khẩu vị bạn có thích ăn giòn hay không mà nhúng lượng bột cho phù hợp nhé.

    Cho lần lượt từng miếng mít đã nhúng qua bột vào chảo và chiên cho đến khi vàng đều là món ăn hoàn thành.

  • Thành phẩm

    Mít chiên giòn theo công thức này sẽ cho chúng ta một món ăn vô cùng hấp dẫn. Bên ngoài phủ bột chiên vàng giòn, bên trong thì ngọt thơm hấp dẫn. Cùng vào bếp ngay để thực hiện món ăn mới lạ này cho cả gia đình mình nhé.

Cách tách múi mít không dính mủ lên tay và dao

Tránh nhựa mít dính vào tay

  • Đầu tiên, bạn có thể thoa một ít dầu ăn vào lòng bàn tay trước khi bổ hay tách lấy múi mít. Cách này sẽ khiến nhựa mít hạn chế dính vào tay của bạn.
  • Bạn cũng có thể nhúng tay vào gạo trước và sau khi bổ mít hay tách lấy múi. Cám gạo sẽ trôi đi lớp nhựa mít dính trên tay.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng một quả chanh để xát lên chỗ mít vừa cắt và tay hay dao của bạn, cách này cũng rất hiệu quả.
  • Một số cách dân gian khác là dùng dầu hỏa để rửa nhựa mít hay nhai nát một ít đậu phộng sống rồi đắp vào chỗ dính nhựa để tẩy chúng đi.

Tránh nhựa dính vào dao

  • Bạn có thể cho dao vào ngăn đá tủ lạnh, việc làm này sẽ khiến nhựa mít không thể bám vào dao và làm cho vết nhựa dính vào dao cứng lại dễ bong tróc.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng túi nhựa để loai bỏ nhựa mít hay dùng một cái khăn có nhúng dầu (dầu ăn, dầu hỏa,…) lau lên vết nhựa dính trên dao

Cách làm mít chiên giòn ngon như mít sấy đơn giản tại nhà

Nếu bạn muốn biến tấu mít thành món ăn vặt ngon thì hãy cùng Bách hóa XANH thử làm món mít chiên giòn ngon như mít sấy này. Theo dõi các bước làm dưới đây nhé!

Mít là một loại quả phổ biến ở các nước Đông Nam Á đặc biệt là ở Việt Nam. Đặc biệt món mít chiên giòn khá mới lạ nhưng cực kỳ thơm ngon hấp dẫn với cách chế biến siêu đơn giản. Hãy cùng vào bếp làm ngay món này nha!

Chuẩn bị
15 phútChế biến
20 phútDành cho
3 – 4 người

1 Nguyên liệu làm mít chiên giòn

Mẹo hay:

– Nên chọn mua mít Thái vừa chín vàng, không nên chọn mít đã chín quá mềm như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Bạn nên chọn những quả mít có gai, to đều, khoảng cách giữa các gai xa nhau là mít chín cây thơm ngon.

– Với các loại mít chín cây có mùi thơm thoang thoảng đặc trưng, từ xa có thể ngửi thấy. Còn mít tiêm thuốc sẽ không thơm lừng được như vậy mà thậm chí còn không có mùi.

– Bạn có thể nhìn vào cuống mít tùy loại để chọn quả mít ngon như với mít tố nữ nên chọn quả có cuống dài 0,5 cm, mít tây thì là những quả có cuống dài 1-1,5 cm.

– Khi nhấc mít lên thấy nặng, búng vào vỏ nghe tiếng bịch bịch, bổ ra ít nhựa thì đó là mít ngọt nên mua. Bạn không nên mua những quả mít nhiều mủ trắng chảy ra, phần gai nhọn và dài thì đó là mít có thể bị ngâm hóa chất.

2 Cách làm mít chiên giòn

Bước 1 Sơ chế mít

Khi mua mít về, bạn bỏ hạt với vỏ rồi cắt múi mít ra thành miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó bạn đem mít đi ngâm với nước muối loãng 15 phút, rửa sạch và để ráo.

Sơ chế mít

Sơ chế mít

Bước 2 Chiên mít

Bạn đổ bột chiên giòn ra 1 cái tô, cho mít vào trộn đều để phần bột ướm vào mít.

Bạn bắc chảo lên bếp cùng 1 chút dầu ăn. Khi dầu sôi, bạn gắp từng miếng mít vào chiên, lật đều tránh mít bị cháy. Bạn chiên đến khi mít vàng đều thì gắp ra dĩa và thưởng thức thôi.

Chiên mít với bột chiên giòn

Chiên mít với bột chiên giòn

Miếng mít giòn rụm cực hấp dẫn với vỏ ngoài vàng đều, cắn một miếng mít vị ngọt thơm đặc trưng như lan tỏa trong miệng. Đây chắc chắn là món ăn vặt nên thử vào những lúc buồn miệng.

Mít chiên giòn rụm vàng đều cực hấp dẫn

Mít chiên giòn rụm vàng đều cực hấp dẫn

Cách chọn mít ngon

Cách làm mít nhanh chín, bí quyết chọn, mẹo bổ và cách xử lý nhựa mít

Nhiều người khá e ngại khi chọn ăn mít, vì loại trái cây này thường bị phun hóa chất để thúc mau chín. Vậy đừng bỏ qua bí quyết chọn mít ngon cùng với mẹo làm mít nhanh chín, cắt và xử lí để không bị dính nhựa khi bổ mít mà chuyên mục vào bếp của Điện máy XANH sẽ bật mí ngay sau đây cho bạn!

1. Cách làm mít nhanh chín bằng phương pháp tự nhiên

Thưởng thức mít khi chín trên cây thì còn gì bằng, nhưng không phải loại mít nào cũng có thể chín hoàn toàn trên cây. Vì có một số trường hợp lớp vỏ mít ngoài đã bị nứt toác ra trong khi bên trong thì lại chưa chín hẳn.

Vì thế, hãy tham khảo một số mẹo dân gian mà Điện máy XANH tổng hợp ngay dưới đây để giúp mít nhanh chín bằng phương pháp tự nhiên thay vì dùng hóa chất nhé!

Phơi dưới ánh nắng trực tiếp

Khi bạn kiểm tra trái mít đã hái xuống mà chưa chín hẳn (bằng cách nhìn vào gai có nở và mềm hay không, hoặc khoét một lỗ nhỏ trên trái mít để kiểm tra) thì bạn có thể phơi trái mít đó dưới nắng để cho nó mau chín.

Lưu ý: Trường hợp đã khoét lỗ nhỏ để kiểm tra mít, khi phơi nắng, bạn nên quét lớp vôi trên lỗ khoét đó, để tránh sâu bệnh xâm nhập vào trong thời gian phơi. Hoặc có thể bọc túi nilong để tạo môi trường kín và giữ nhiệt tốt hơn, giúp mít nhanh chín khi phơi dưới nắng.

phơi mít dưới ánh nắng trực tiếp để mau chín

Đóng cọc

Cách làm mít chín bằng phương pháp này nghe có vẻ lạ nhưng khá hữu hiệu và chỉ áp dụng với trái mít chưa bị bổ đôi thôi nhé!

  • Đầu tiên, bạn tìm một khúc gỗ hay tre tươi, đem đi vót nhọn rồi nung thật nóng trên ngọn lửa.
  • Tiếp đó, đóng cây này vào sâu chính giữa dọc lõi quả mít.
  • Kế tiếp, bạn vùi mít vào rơm khô, hoặc vật liệu thay thế khác mà có thể giữ được nhiệt tốt.

Với cách làm này, muốn biết mít có chín hay không? Bạn chỉ cần vỗ tay vào thanh cây để kiểm tra, nếu nghe tiếng bộp bộp và ấn thấy mềm, thì mít đã chín rồi đó.

Đóng cọc vào mít để nhanh chín

Quét vôi vào vai mít

Không phải muốn khoét lỗ ở bất kì vị trí nào trên trái mít là có thể kiểm tra được mít chín hay chưa? Tốt nhất, bạn nên cắt thử vào phần vai của trái mít, nếu chưa thì hãy quét lớp vôi lên đó để làm cho phần mủ mít trôi ra ngoài, đồng thời tránh làm cho phần mít ngay chỗ vết cắt không bị nhão (vì chỗ khoét ấy rất dễ bị nhiễm nấm, gây thối sau 1 – 2 ngày).

Khi thấy gai mềm vài ngày sau là biết mít đã chín.

Mách bạn: Việc khoét lỗ nhỏ trên phần vai mít, vừa giúp bạn kiểm tra chất lượng trái mít ra sao, vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ (vì phù hợp cho việc xẻ miếng bán lẻ giành cho người bán mít).

Quét vôi vào vai mít để nhanh chín

Ủ chín tự nhiên trong nhiều ngày

Đôi khi trái mít tự rụng nhưng lại chưa mềm và có mùi thơm bên trong, thì hãy thử bôi một lớp vôi vào phần đầu xuống, rồi đem ủ trong chỗ râm (tránh ánh nắng chiếu trực tiếp) để cho mít chín tự nhiên.

Ủ mít chín tự nhiên trong nhiều ngày

Lưu ý

  • Với những phương pháp làm chín mít tự nhiên như trên, thời gian làm chín mít khá nhanh (tùy theo điều kiện môi trường) từ 2 – 5 ngày mà lại dùng rất an toàn.
  • Với phương pháp dùng hóa chất làm thúc mít chín như ethrel (một chất phốt phát hữu cơ, được US-EPA xác định an toàn đối với cơ thể nếu sử dụng với liều lượng không quá 0.05mg/kg cân nặng cơ thể người) có khả năng làm mít chín rất nhanh từ 1 – 3 ngày, khi tiêm hóa chất thẳng vào trong mít, hoặc nhỏ (ngâm) trực tiếp lên cuống mít.

2. Mẹo chọn mít ngon không ngâm hóa chất

Khi mua mít bên ngoài, chúng ta thường không biết trái mít có bị ngâm hóa chất hay không? Vì thế bạn hãy sử dụng một số mẹo nhận biết sau:

  • Nếm thử vị

Khi cắn thử múi mít, bạn cảm thấy sượng với vị lờ lợ là mít ngâm hóa chất, vì nếu mít chín tự nhiên sẽ có vị ngọt bùi.

  • Quan sát nhựa (mủ)

Với loại mít chín tự nhiên, khi bổ ra lượng nhựa (mủ) trắng hầu như không có và ít hơn. Trong khi mít bị ngâm hóa chất thường có dòng nhựa trắng chảy ra từ phía ruột mít.

  • Hình dáng

Bạn nên chọn những trái mít đều, không có sự chênh lệch lồi lõm trên quả mít. Vì những chỗ lõm và eo của trái mít thường dễ bị sâu, có nhiều xơ hoặc cứng.

  • Quan sát gai và mắt mít

Với những trái mít còn non, chưa chín thường có vỏ ngoài màu xanh, gai mít nhọn và khoảng cách giữa các gai mít dường như gần nhau, đặc biệt khi vỗ vào thân mít nghe tiếng chắc nịch.

Còn với trái mít chín tự nhiên thường có thân rất mềm, mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn. Đặc biệt, với những trái mít dùng thuốc để ép chín, có phần gai cứng, dày, mắt không nở to đồng thời bên ngoài vẫn còn độ xanh.

  • Mùi thơm

Khi mít chín thường có mùi thơm đặc trưng nhưng với trái mít bị tiêm thuốc thì dường như không có mùi thơm lừng giống như mít chín cây.

Mẹo chọn mít ngon không ngâm hóa chất

Dấu hiệu nhận biết mít chín

  • Nhấn vào phần vỏ bạn thấy mềm thì mít đã chín.
  • Nhấc quả mít lên thấy nặng tay, vỗ nhẹ hoặc búng vào phần bỏ, kêu “bịch, bịch”, phần gai nở và mềm thì mít đã chín và ngon.

3. Cách bổ mít đơn giản

Mít rất thơm ngon nhưng rất nhiều người lại cảm thấy e ngại mỗi khi bổ mít, vì dễ dính nhựa lên tay và dao, khó có thể chùi rửa sạch. Vậy đừng bỏ qua cách bổ mít đơn giản mà Điện máy XANH hướng dẫn cho bạn ngay sau đây:

Chuẩn bị trước khi bổ mít

  • Xoa hai lòng bàn tay và mũi dao với dầu ăn, sẽ tránh bị dính nhựa và dễ dàng lau chùi sạch hơn. Hoặc bạn có thể xoa tay vào gạo để làm giảm bớt độ dính của nhựa mít trước khi bổ mít.
  • Lót báo hoặc miếng bìa cứng dưới sàn để tránh nhựa mít rơi và bám trên sàn nhà.

Cách bổ mít

Bước 1: Đặt trái mít lên miếng bìa cứng (giấy báo), dùng dao bổ ngang đôi thân trái mít.

Đặt trái mít lên miếng bìa cứng (giấy báo), dùng dao bổ ngang đôi thân trái mít.

Bước 2: Tiếp tục bổ đôi mỗi nửa trái mít vừa mới cắt.

Tiếp tục bổ đôi mỗi nửa trái mít vừa mới cắt.

Bước 3: Dùng dao tiếp tục cắt đôi nửa trái mít đó.

Dùng dao tiếp tục cắt đôi nửa trái mít đó.

Bước 4: Loại bỏ phần lõi trắng của mít.

Lưu ý: Khi cắt và loại bỏ phần lõi mít, bạn nên dùng bao ni lông để lau chùi phần nhựa mít xuất hiện, tránh để nhựa mít bám nhiều trên tay và dao trong quá trình thực hiện.

Loại bỏ phần lõi trắng của mít.

Bước 5: Dùng dao gọt vỏ bên ngoài của mít và tách ra từng múi để sử dụng, hoặc bảo quản trong hộp đựng thực phẩm trước khi dùng.

Dùng dao gọt vỏ bên ngoài của mít và tách ra từng múi để sử dụng, hoặc bảo quản trong hộp đựng thực phẩm trước khi dùng.

4. Cách xử lý khi bị dính nhựa mít vào tay và dao

Nếu nhựa mít chẳng may dính vào tay và dao, bạn có thể xử lý chúng bằng một số mẹo sau:

  • Rửa tay với nước ấm, rồi dùng dao cắt đôi quả chanh, chà xát lên phần tay (hoặc dao) vị trí dính nhựa. Sau đó, rửa lại với nước sạch là được.
  • Có thể rửa tay với ít dầu hỏa để lấy đi phần nhựa dính bám trên tay (hoặc dao), rồi rửa lại xà phòng và nước sạch.
  • Hoặc nhai sống một ít hạt lạc (đậu phộng), rồi dùng chúng chà lên phần dính nhựa, bạn sẽ cạo được lớp nhựa bong ra.
  • Với dao bị dính nhựa mít, bạn có thể đặt dao vào ngăn đá của tủ lạnh để cho nhựa bị cứng lại rồi bạn gỡ chúng ra. Hoặc dùng dầu ăn bôi lên lưỡi dao, dùng miếng cọ rửa chén chà và rửa lại với nước sạch cũng có hiệu quả không kém!

Cách xử lý khi bị dính nhựa mít vào tay

Mít xanh chiên giòn

Mít xanh chiên giòn hình đại diện món

Nguyên Liệu

 khoảng 20p
 nhiều người
  1. 300 g mít xanh (mít vừa già tới)
  2. 5 muỗng canh đường
  3. Canh+muối

Hướng dẫn nấu nướng

  1. Bước 1

    Sơ chế nguyên liệu:
    • Lột bỏ vỏ hạt và sơ mít
    • Sau đó thái miếng nhỏ vừa ăn
    • cho vào thao nước muối, chanh pha loãng ngâm 5p
    • vớt ra để cho khô nước

    Mít xanh chiên giòn bước làm 1 hình
  2. Bước 2

    Bắt lên bếp 1 chảo dầu cho sôi.

    Mít xanh chiên giòn bước làm 2 hình
  3. Bước 3

    Chiên lần 1: sau khi dầu sôi thì cho mít vào chiên với lửa vùa cho vàng thì vớt ra để nguội.

    Mít xanh chiên giòn bước làm 3 hìnhMít xanh chiên giòn bước làm 3 hình
  4. Bước 4

    Chiên lần 2: mít sau khi đã để nguội thì cho vào chảo dầu đã sôi chiên lại lần 2. Lần này chiên cho đến khi mít vàng giòn thì vớt ra để ráo dầu.

    Mít xanh chiên giòn bước làm 4 hìnhMít xanh chiên giòn bước làm 4 hình
  5. Bước 5

    Nếu thích ngọt thì mình tiếp tục làm thêm 1 bước ngào đường cho mít: cho khoảng 5 muỗng canh đường và 2 muỗng canh nước lên chảo nấu cho sôi và kẹo lại thì tăng lớn lửa rồi cho mít vào đảo đều cho gần cạn nước thì giảm nhỏ lửa đảo đều tay cho đến khi có lớp đường trắng bám quanh miếng mít thì dừng lại tắt bếp.

    Mít xanh chiên giòn bước làm 5 hìnhMít xanh chiên giòn bước làm 5 hình
  6. Bước 6

    Để nguội cho vào keo lọ để bảo quản. Chúc các bạn thành công❤️

    Mít xanh chiên giòn bước làm 6 hình

Gợi ý cách làm mít chiên giòn thơm ngon, lạ miệng cho cả nhà nhâm nhi

Dưới đây là cách làm mít chiên giòn siêu ngon, vô cùng đơn giản cho cả gia đình nhâm nhi.

XƠ MÍT XÀO TỎI ĐẢM BẢO BẠN ĂN MỘT LẦN CÒN MUỐN ĂN MÃI

Xơ mít tưởng chừng là phần không có giá trị gì nhưng nếu biết cách chế biến, xơ mít sẽ thành món ngon, lạ miệng và rất hấp dẫn. Xơ mít mọng có màu vàng trông rất ngon mắt.

Quan trọng là nó cũng chứa những thành phần dinh dưỡng quý cho cơ thể tương tự như múi mít chín. Món xơ mít xào tỏi có cách làm đơn giản nhưng lại rất thơm ngon.

Đừng vứt bỏ xơ mít mà hãy làm món này - Ảnh 1.

Chọn phần xơ mít già, vàng, có vị ngọt

Chọn xơ mít:

Hầu như là quả mít ngon thì hay có sơ ngon. Chọn những phần xơ già, vàng, có vị ngọt, xơ trắng thường nhạt và rất dai.

Nếu xơ mít to thì có thể tước nhỏ ra.

Đừng vứt bỏ xơ mít mà hãy làm món này - Ảnh 2.

 Cách chế biến món xơ mít xào:

– Phi thơm tỏi + ớt thái nhỏ và đổ xơ mít vào xào. Xơ mít ngọt rồi nên chỉ thêm 1 chút bột canh.

– Đảo nhanh tay cho xơ mít săn, bóng. Lưu ý cho nhiều dầu/mỡ chút vì xơ mít hút nhiều dầu. Xơ mít có đường nên cũng dễ cháy lắm.

– Cuối cùng thêm hành/mùi/mùi tàu…hoặc rắc chút hạt tiêu tùy khẩu vị.

Đừng vứt bỏ xơ mít mà hãy làm món này - Ảnh 3.

Xơ mít xào ăn cơm nóng, đặc biệt là những ngày mưa, mát trời rất đưa cơm. Ngoài ra xơ mít còn có thể chế biến các món như: xơ mít kho thịt ba chỉ, xơ mít chiên giòn, canh xơ mít, cá kho xơ mít hay xơ mít muối chua…

Mít Chiên Giòn

3 22 | Ăn Chay, Thuần Chay, Quán Chay & Nhà Hàng Chay

Mít Chiên Giòn

Độ khó: Người bắt đầu Chuẩn bị 5 min Thời gian nấu 15 min Tổng thời gian 20 phút
Phục vụ cho:2
Mùa ăn tốt nhất:Thích hợp quanh năm

Mô tả

Mít mua về bạn bỏ hết phần vỏ và hạt bên trong, có thể giữ lại những sơ mít to và chín vàng. Cắt múi mít làm đôi để dễ chiên và làm cho mít không bị vụng, bạn không nên cắt ra quá nhỏ nhé.

Nguyên liệu:

Cách chế biến:

  1. Bước 1:

    Cho hết phần bột mì và bột chiên giòn vào 1 cái tô lớn. Cho thêm 1 muỗng canh đường và 1/2 muỗng canh muối rồi trộn đều.

    Tiếp theo là cho 3 muỗng canh nước cốt dừa vào. Trộn thật đều hỗn hợp.

    Cho vào khoảng 100ml nước lọc rồi tiếp tục đánh cho đến khi hỗn hợp sệt rồi để yên cho bột nghỉ khoảng 10 – 15 phút.

  2. Bước 2:

    Bắc nồi lên bếp và cho lượng dầu ăn khoảng từ 1/3 – 2/3 nồi rồi đun sôi, lượng dầu sao cho đủ ngập miếng mít là được.

    Nhúng từng miếng mít đã cắt nhỏ vào hỗn hợp bột, tùy theo khẩu vị bạn có thích ăn giòn hay không mà nhúng lượng bột cho phù hợp nhé.

    Cho lần lượt từng miếng mít đã nhúng qua bột vào chảo và chiên cho đến khi vàng đều là món ăn hoàn thành.

Mít non chiên giòn

Mít non vừa lạ vừa ngon với lớp bên ngoài giòn tan, bên trong dai bùi, hấp dẫn, có thể dùng làm món chay hoặc ăn vặt.

Mít non chiên giòn

Nguyên liệu:

– 500 gr mít non
– 200 gr bột chiên giòn (dạng pha nước)
– 1/2 quả chanh
– Tương ớt, tương cà chấm kèm

Cách làm:

Mít non chiên giòn - 1

Bước 1:

Mít non chọn quả nặng tay không non quá, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó ngâm vào thau nước lạnh, cho một ít nước chanh và muối. Nên đeo bao tay khi gọt mít để tránh dính nhựa.

Mít non chiên giòn - 2

Bước 2:

Trong lúc ngâm mít, đun sôi một nồi nước thêm vào 1/2 muỗng cà phê muối, vớt mít cho vào nồi luộc 15 phút, thấy mít vừa mềm tới là được.

Mít non chiên giòn - 3

Bước 3:

Sau đó, vớt ra đợi nguội rồi thái lát vừa ăn.

Mít non chiên giòn - 4

Bước 4:

Thêm nước vào phần bột chiên giòn tạo hỗn hợp sệt vừa phải, nhúng từng miếng mít vào phần bột, cho bột áo đều là được.

Mít non chiên giòn - 5

Bước 5:

Tiếp đó đun nóng dầu, cho từng miếng mít vào chiên vơi lửa vừa, mít vàng giòn thì vớt ra rây cho ráo dầu. Cho thành phẩm ra đĩa, khi ăn chấm kèm tương ớt hoặc xốt cà chua tùy thích.

Thành phẩm:

Món ăn vừa lạ vừa ngon với lớp bột giòn tan bên ngoài, bên trong mít dai bùi, hấp dẫn. Bạn có thể làm món mít chiên vào những ngày ăn chay hoặc làm món ăn vặt nhâm nhi.

Mít non chiên giòn - 6

BÁNH MÍT CHIÊN

 

Mách bạn cách làm bánh mít chiên thơm ngon tuyệt đỉnh

Có lẽ các bạn đã quen với bánh khoai, ngô chiên nhưng với bánh mít chiên thì có vẻ hơi xa lạ. Hôm nay hãy cùng PasGo khám phá cách làm bánh mít chiên nhé.

Mùa hè là mùa của những trái mít chín với những múi mọng, ngọt, thơm khiến ai cũng phải mê mẩn. Món bánh mít chiên là món ăn tráng miệng thơm ngon và hấp dẫn lại rất lạ miệng. Với màu sắc đẹp mắt, mùi thơm đặc trưng và vị ngon ngọt tuyệt vời, món bánh mít chiên là sự lựa chọn lý tưởng cho gia đình bạn thưởng thức vào những buổi chiều đấy. Thử tưởng tượng cả nhà cùng ngồi quây quần bên nhau trò chuyện, thưởng thức món bánh mít chiên giòn tan, thơm nức mũi, nóng hổi thì còn gì tuyệt hơn nữa.

Nguyên liệu:

– Mít chín: 10-15 múi

– Bột mì: 65gr

– Bột ngô: 40gr

– Gia vị: Bột ớt, muối, bột nghệ, đường.

cách làm bánh mít chiên 1

Lưu ý lựa chọn mít dai hoặc mít tố nữ (đặc sản của miền Nam) để làm nhé các bạn. Nếu có thể dùng được mít tố nữ thì món bánh mít chiên sẽ ngon hơn nhiều đó.

Cách làm bánh mít chiên:

Bước 1:

– Mít bỏ hạt, cắt dọc múi thành 8 miếng (có thể cắt hạt lựu nếu thích làm bánh hình tròn).

cách làm bánh mít chiên 2

– Trộn bột với ¼ thìa café muối, 1 thìa café đường, 1 thìa café bột nghệ và ½ thìa café bột ớt với khoảng 120ml nước để làm hỗn hợp bột áo bên ngoài mít. Dùng đũa khuấy cho bột hòa quyện đều cùng với nước.

cách làm bánh mít chiên 3

Bước 2:

– Nhúng các múi mít vào hỗn hợp bột vừa hòa tan.

– Bắc chảo dầu lên bếp. Kiểm tra dầu chiên đủ nóng bằng cách cho đũa vào dầu nếu thấy nổi bong bóng là được.

– Sau đó thả các miếng mít vào chảo dầu nóng già. Không nên chiên quá nhiều cùng một lúc sẽ làm nhiệt độ của dầu giảm xuống bánh sẽ không giòn và ngon.

cách làm bánh mít chiên 4

– Chiên cho đến khi vỏ bột bên ngoài phồng lên và có màu vàng sáng là hoàn thành.

cách làm bánh mít chiên 5

Lưu ý:

– Khi làm món mít chiên giòn bạn nên chọn mít dai vì mít dai ít nước, hương vị thơm ngon lại không bị nát.

– Khi chiên mít bạn hãy lưu ý không nên chiên quá nhiều cùng một lúc sẽ làm nhiệt độ của dầu giảm xuống khiến ta chiên mít bị lâu và miếng mít khó giòn.

Vậy là bạn đã hoàn thành món bánh mít chiên thơm ngon rồi đấy. Miếng bánh mít vàng ruộm, béo ngậy, giòn tan của lớp vỏ bằng bột mì chắc chắn sẽ khiến bạn mê ngay sau một lần thử đó. Chúc các bạn thành công!

Dù có muốn ăn nhiều thế nào, cũng nên dùng mít hợp lý, không nên ăn nhiều cùng lúc và liên tục. Nên hạn chế ăn nhất là lúc tiết trời oi bức để tránh bị nóng và nổi mụn nhé. Tuy nhiên, mít là loại trái cây đặc biệt tốt cho sức khỏe. Mít giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư, duy trì vẻ đẹp cho làn da. Mít rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, mà chúng rất có lợi cho sức khỏe con người.

Mít tố nữ là một trong những loại hoa quả đặc sản của miền Nam xa xôi. Món bánh mít chiên cũng là một trong những món ăn lạ miệng và vô cùng hấp dẫn được bắt nguồn từ nơi đây.

Bánh mít hấp

Bánh mít hấp hình đại diện món

Nguyên Liệu

  1. 500 g mít chín
  2. 100 g bột gạo
  3. 150 g bột năng
  4. 200 g nước cốt dừa
  5. 100 g đường
  6. 1/4 mcf muối

Hướng dẫn nấu nướng

  1. Bước 1

    Mít lấy ra 100g xắt sợi,phần còn lại đem xay với 200g nước cốt dừa xay mịn cho bột và đường muối vào xay chung rồi trút ra tô.phần mít xắt sợi cho vào 1mc bột năng áo để không bị tách khi hấp.thoa khuôn, nước sôi cho khuôn vào rồi rót bột vào khuôn cho sợi mít lên và hấp bánh rất mau chín và thơm,bánh có thể ăn không vì đã có nước cốt dừa trong bánh hay chấm thêm nước cốt dừa nấu ngoài

    Bánh mít hấp bước làm 1 hìnhBánh mít hấp bước làm 1 hìnhBánh mít hấp bước làm 1 hình
  2. Bước 2

    Bánh mít hấp bước làm 2 hìnhBánh mít hấp bước làm 2 hìnhBánh mít hấp bước làm 2 hình

Bánh chuối hấp mít

Bánh chuối hấp mít hình đại diện món

Bánh chuối hấp không xa lạ gì với chúng ta. Nhưng hôm nay, vì ở quê gửi cho một trái mít to đùng. Mít nhà trồng thơm ngọt vô cùng. Thế là, mình nảy ra cái suy nghĩ làm bánh chuối hấp cùng với mít…
Đúng là ngon tuyệt vời luôn…

Nguyên Liệu

  1. 6 trái chuối sứ chín vàng
  2. 400 g ruột mít chín
  3. 300 g đường cát
  4. 250 g bột năng
  5. 50 g bột gạo
  6. 300 ml nước lọc
  7. Gia vị: Muối, bột nghệ, vani…

Hướng dẫn nấu nướng

  1. Bước 1

    Chuối lột vỏ, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút. Rửa sạch rồi xắt lát. Mít tách bỏ hột, xé sợi

    Bánh chuối hấp mít bước làm 1 hìnhBánh chuối hấp mít bước làm 1 hìnhBánh chuối hấp mít bước làm 1 hình
  2. Bước 2

    Trộn mít và chuối lại với nhau. Cho vào đó 200 đường, xóc lên cho đều và để khoảng 15 phút cho đường thấm vào chuối và mít.

    Bánh chuối hấp mít bước làm 2 hìnhBánh chuối hấp mít bước làm 2 hìnhBánh chuối hấp mít bước làm 2 hình
  3. Bước 3

    Rây trộn hai loại bột năng và bột gạo với nhau. Cho nước vào từ từ rồi dùng phới khuấy đều cho bột tan. Chú ý, không pha bột loãng mà phải hơi sánh là được. Cho vào bột 1/4tsp muối ăn + 1tsp bột nghệ + vài giọt vani vào và khuấy cho tan.

    Bánh chuối hấp mít bước làm 3 hìnhBánh chuối hấp mít bước làm 3 hìnhBánh chuối hấp mít bước làm 3 hình
  4. Bước 4

    Trút hỗn hợp bột vào hỗn hợp chuối mít. Dùng một cái khuôn, lót màng bọc thực phẩm, thoa ít dầu rồi cho phần nguyên liệu đã trộn vào. Bắc xửng hấp lên bếp. Khi nước đã sôi thì ta cho khuôn đựng nguyên liệu vào hấp trong khoảng 25-30 phút. Thỉnh thoảng mở nắp để hơi nước thoát bớt. Để kiểm tra bánh đã chín chưa, ta dùng que tăm tre hay đũa xăm thử vào bánh. Nếu đầu tăm tre hay đầu đũa không dính bột là bánh đã chín.

    Bánh chuối hấp mít bước làm 4 hìnhBánh chuối hấp mít bước làm 4 hìnhBánh chuối hấp mít bước làm 4 hình
  5. Bước 5

    Đợi bánh nguội, lấy ra khỏi khuôn, cắt thành miếng vừa ăn. Bạn có thể ăn cùng muối mè hoặc nước cốt dừa tuỳ thích…

    Bánh chuối hấp mít bước làm 5 hìnhBánh chuối hấp mít bước làm 5 hìnhBánh chuối hấp mít bước làm 5 hình

Bánh mít chiên

Bánh mít chiên hình đại diện món

Nguyên Liệu

  1. 10 múi mít to
  2. 1 thìa canh bột mì
  3. 1 thìa canh bột chiên giòn
  4. 1 thìa cafe đường
  5. 1 thìa canh mè đen

Hướng dẫn nấu nướng

  1. Bước 1

    Mít tách đôi múi,bỏ hạt

  2. Bước 2

    Trộn bột mì,bột chiên giòn, đường,mè đen lại với nhau,thêm nước từ từ đến khi thành 1 hỗn hợp sền sệt là được

  3. Bước 3

    Cho dầu ăn vào chảo,khi dầu nóng nhúng mít qua hỗn hợp bột rồi cho vào chảo chiên đến khi vàng đều 2 mặt thì vớt ra để ráo dầu,xếp mít ra đĩa rồi thưởng thức thôi

    Bánh BÒ hấp vị mít

    Bánh BÒ hấp vị mít hình đại diện món

    Nguyên Liệu

    1. ▪︎Phần A
    2. 300 gr bột gạo
    3. 100 gr bột năng
    4. 1/2 muỗng cafe muối
    5. 130 gr cơm rượu (có luôn nước)
    6. 300 ml nước lọc
    7. ▪︎Phần B
    8. 150 gr mít (đã bỏ hột & xơ)
    9. 160 gr đường cát
    10. 300 ml nước lọc
    11. ▪︎Phần C
    12. 20 ml dầu ăn

    Hướng dẫn nấu nướng

    1. Bước 1

      Nguyên liệu phần A

      Bánh BÒ hấp vị mít bước làm 1 hìnhBánh BÒ hấp vị mít bước làm 1 hình
    2. Bước 2

      Cho tất cả nguyên liệu phần A vào thố rồi nhồi cho bột được dẻo mịn khoảng 25 phút, sau đó đem thố bột đi ủ qua đêm khoảng 10 tiếng
      Sáng hôm sau thố bột đã nổi xốp rất nhiều bong bóng to

      Bánh BÒ hấp vị mít bước làm 2 hìnhBánh BÒ hấp vị mít bước làm 2 hình
    3. Bước 3

      Cho nguyên liệu phần 2 vào máy xay sinh tố xay đến nhuyễn mịn là được

      Bánh BÒ hấp vị mít bước làm 3 hìnhBánh BÒ hấp vị mít bước làm 3 hình
    4. Bước 4

      Thố bột đã nổi xốp thì dùng phới quậy cho đều, rồi để ly hỗn hợp mít vừa xay vào & cũng quậy để hỗn hợp bột + mít được hòa đều, xong đem đi ủ khoảng 90 phút là thố bột đã nổi nhiều bong bóng nhỏ là được

      Bánh BÒ hấp vị mít bước làm 4 hìnhBánh BÒ hấp vị mít bước làm 4 hình
    5. Bước 5

      Tiếp đến cho dầu ăn (phần C) vào thố bột rồi quậy đều xong cho ra ly đựng có miệng rót

      Bánh BÒ hấp vị mít bước làm 5 hìnhBánh BÒ hấp vị mít bước làm 5 hìnhBánh BÒ hấp vị mít bước làm 5 hình
    6. Bước 6

      Xửng hấp với nước nhiều & lửa mạnh. Khi nước sôi thì cho khuôn vào hấp nóng 1 phút, xong rót bột vào bằng miệng khuôn (khuôn phải thoa dầu để chống dính)
      Hấp bánh 10 phút là chín (đối với khuôn nhỏ như hình), thử bánh bằng tăm tre nếu thấy tăm không dính bột bánh là chín

      Bánh BÒ hấp vị mít bước làm 6 hìnhBánh BÒ hấp vị mít bước làm 6 hìnhBánh BÒ hấp vị mít bước làm 6 hình
    7. Bước 7

      Lấy bánh ra để nguội rồi mới lấy ra khỏi khuôn
      Bánh rất mềm, dai dai & có nhiều rể tre
      Bánh ăn cùng nước cốt dừa hành & mè rang rất ngon

      Bánh BÒ hấp vị mít bước làm 7 hìnhBánh BÒ hấp vị mít bước làm 7 hìnhBánh BÒ hấp vị mít bước làm 7 hình
    8. Bước 8

      Cách làm nước cốt dừa tại link sau

      Bánh hạt mít chiên giòn

      Bánh hạt mít chiên giòn hình đại diện món

      Nguyên Liệu

      1. Hạt mít
      2. Bột bắp
      3. Trứng gà
      4. Bột chiên xù
      5. Tương ớt
      6. Bơ hoặc dầu ăn
      7. Muối
      8. Nước

      Hướng dẫn nấu nướng

      1. Bước 1

        Lấy hạt mít từ múi mít rửa sạch

      2. Bước 2

        Bắc lên nồi đun hạt mít 30-40p cho mềm. Thêm 2 thìa bột canh cho vừa

      3. Bước 3

        Nghiền nhỏ hạt mít

      4. Bước 4

        Thêm tương ớt trứng gà bột bắp vào phần hạt mít đã nghiền trộn đều

      5. Bước 5

        Nặn hình tuỳ ý rồi lăn qua bột chiên xù

      6. Bước 6

        Cho lên chảo bơ (hoặc dầu) chiên vàng

        Bánh ướt ăn với mít non luộn

        Bánh ướt ăn với mít non luộn hình đại diện món

        Nguyên Liệu

        1. Mít non luộc
        2. Chả cá chiên/ chả lụa/ nem chua/ thịt nướng
        3. Dưa leo
        4. Giá đỗ
        5. Rau sống
        6. Tỏi, ơt, nước tương, đường, hành lá
        7. Tỏi/hành tím phi
        8. Bánh ướt

        Hướng dẫn nấu nướng

        1. Bước 1

          Nhà mình có mít non nên mình tự luộc tại nhà (nhưng nó không lên được màu đỏ đẹp như người ta bán ngoài chợ, hic). Mít chín thì bạn cắt vừa ăn.

          Bánh ướt ăn với mít non luộn bước làm 1 hình
        2. Bước 2

          Hành lá rửa sạch –> cắt nhỏ. Bỏ hành lá, mít luộc vào chảo dầu nóng –> đảo đều, thêm xíu muối, đường –> xào đều khoảng 10 phút thì tắt bếp.

          Bánh ướt ăn với mít non luộn bước làm 2 hình
        3. Bước 3

          Rau sống, giá, dưa leo rửa sạch. Dưa leo cắt nhỏ, giá trụng sơ nước sôi nếu không thích ăn giá sống. Băm nhuyễn tỏi, ớt, cho xíu đường rồi xịt nước tương vào –> khuấy đều lên.

          Bánh ướt ăn với mít non luộn bước làm 3 hìnhBánh ướt ăn với mít non luộn bước làm 3 hìnhBánh ướt ăn với mít non luộn bước làm 3 hình
        4. Bước 4

          Cuối cùng, dọn ra ăn thôi ạ. Bánh ướt ăn với mít luộc xào mỡ hành, rau sống, dưa, giá, nước tương tỏi ớt siêu ngon luôn, thêm xíu hành tím/tỏi phi cho thơm lừng. Có thêm chả cá chiên/ chả lụa/ nem chua/ thịt nướng,… thì càng tuyệt ạ ^^

          Bánh ướt ăn với mít non luộn bước làm 4 hìnhBánh ướt ăn với mít non luộn bước làm 4 hìnhBánh ướt ăn với mít non luộn bước làm 4 hình

        Bánh sơ mít

        Bánh sơ mít hình đại diện món

        Nguyên Liệu

        1. Sơ mít, múi mít bị sượng
        2. Bột mì
        3. Đường
        4. Nước
        5. Dầu ăn

        Hướng dẫn nấu nướng

        1. Bước 1

          Cắt sơ mít nhỏ ra trộn với bột mì, chút đường, cho nước để tạo thành hỗn hợp sệt sệt

          Bánh sơ mít bước làm 1 hìnhBánh sơ mít bước làm 1 hình
        2. Bước 2

          Cho dầu vài chảo đun nướng rồi đổ hồn hộ trên thành các hình nhỏ chiên cho đến khi vàng đều rồi lấy ra.vậy là đã hoàn thành món bánh sơ mít cực kì dễ làm 🤗

          Bánh sơ mít bước làm 2 hìnhBánh sơ mít bước làm 2 hình

        Bánh hạt mít

        Bánh hạt mít hình đại diện món

        Bánh được làm từ hạt mít ăn rất bùi và thơm. Hạt mít rất giàu dinh dưỡng đừng vứt đi. Xin đừng lãng Phí

        Nguyên Liệu

        1. Hạt mít
        2. Bột mỳ
        3. Đường
        4. Bột chiên giòn (nếu có)

        Hướng dẫn nấu nướng

        1. Bước 1

          Hạt mít luộc chín bóc lớp vỏ trắng bên ngoài. Giã nhuyễn

        2. Bước 2

          Cho hạt mít đã giã nhuyễn vào bát tô+ bột mỳ+ nước+ đường. Trộn đều. Nặn thành hình tùy thích

        3. Bước 3

          Cho dầu ăn vào chảo. Cho bánh vào rán chín vàng đều 2 mặt

          Bánh hạt mít bước làm 3 hìnhBánh hạt mít bước làm 3 hình

        Bánh Hột mít chiên giòn

        Bánh Hột mít chiên giòn hình đại diện món

        Nguyên Liệu

         2 hoặc 3 người
        1. Hột mít (tùy theo ăn ít hay nhiều)
        2. Bột chiên giòn
        3. 2 quả trứng

        Hướng dẫn nấu nướng

        1. Bước 1

          Hột mít luộc chín, bóc vỏ ngoài màu trắng rồi xay nhuyễn

          Bánh Hột mít chiên giòn bước làm 1 hình
        2. Bước 2

          Đổ bột chiên giòn vào, trộn đều, lượng bột tùy ý gia giảm

          Bánh Hột mít chiên giòn bước làm 2 hình
        3. Bước 3

          Tách 2 quả trứng vào, trộn tiếp tục để có hỗn hợp bột hơi sánh.

          Bánh Hột mít chiên giòn bước làm 3 hìnhBánh Hột mít chiên giòn bước làm 3 hình
        4. Bước 4

          Bắc chảo lên bếp và cho dầu vào, lượng dầu vừa ko ít ko nhiều

          Bánh Hột mít chiên giòn bước làm 4 hình
        5. Bước 5

          Dùng muỗng để múc 1 phần của hỗn hợp bột cho vào chảo dầu và cứ tiếp tục như vậy.

          Bánh Hột mít chiên giòn bước làm 5 hình
        6. Bước 6

          Lật cho 2 mặt bánh chín vàng giòn thì tắt bếp.

          Bánh Hột mít chiên giòn bước làm 6 hình
        7. Bước 7

          Trang trí một chút, vậy là hoàn thành rồi nè!!!! Món này ăn kèm với tương ớt và mayonaise nha :))

          Bánh Hột mít chiên giòn bước làm 7 hình

        Chè Bánh Lọt – Mít – Đác

        Chè Bánh Lọt - Mít - Đác hình đại diện món

        Nguyên Liệu

        1. 1 miếng mít
        2. 100 gr hạt Đác rim dâu tằm
        3. 200 gr củ năng
        4. Lá nếp
        5. Bột năng
        6. Bột gạo
        7. Bột sắn
        8. Thạch rau câu trắng
        9. Nước cốt dừa
        10. Đường / xíu muối

        Hướng dẫn nấu nướng

        1. Bước 1

          Cách làm bánh lọt : Cho bột gạo, bột sắn, bột năng vào nồi cùng với 150 ml nước lạnh và nước cốt lá dứa hòa tan bột. Sau đó bắc lên bếp khuấy đều với lửa nhỏ, Khuấy đều cho đến khi bột sánh lại dẻo dẻo là tắt bếp. Sau đó chuẩn bị thau nước với vài viên đá lạnh, và cho bột vào rỗ hoặc khuôn ép bánh lọt xuống thau. Để lạnh khoảng 3-4’ thì mình vớt bánh lọt ra để riêng.

        2. Bước 2

          Cho nước cốt dừa lên bếp nấu với lửa nhỏ, khi nước cốt dừa hơi sôi, cho thêm đường và xíu muối vào quậy tan đường là tắt bếp.

        3. Bước 3

          Thạch củ năng : Củ năng rửa sạch thái hạt lựu. Củ năng ngâm với ống phẩm màu vàng. Ngâm khoảng 20’ cho củ năng ngấm đều màu. Sau đó vớt củ răng cho ráu nước, cho vào tô cùng bột năng rắc phủ đều lên cho bám thật dính. Tiếp đó mình dùng rây rây sạch bột rơi bên ngoài. Tiếp đến bắt nồi nước, đợi nước thật sôi mình bỏ thạch củ năng vào luộc khoảng 5’, đến khi thạch trong và nổi lên mặt nước thì bớt ra cho vào thau đá lạnh. Khoảng 3-4’ thì vớt ra để riêng trong tô có pha sẵn tý nước đường.

        4. Bước 4

          Mít và Hạt Đác rửa sạch. Mít thái miếng vừa ăn, còn hạt Đác thì mình dùng hạt Đác sên sẵn nhà làm.

        5. Bước 5

          Cuối cùng cho bánh lọt vào tô hoặc ly gì cũng được nhe, cùng với mít, đác, thạch củ năng, thạch rau câu, rồi cho nước cốt dừa vào. Dùng lạnh ăn cùng với nước đá.

          Chè Bánh Lọt - Mít - Đác bước làm 5 hình

        Bánh mít Sơn tây

        Bánh mít Sơn tây hình đại diện món

        Ngày xưa nhà có nhiều cây mít bố trồng nay người không còn mà mít thì cây nào cũng già và to lắm. Quả nhiều, rất ngọt và mùi thì bay khắp xóm. Giống mít này múi khg dày, không cứng và không vàng như mít giống Thái lan nhưng ăn thì ngon hơn và thơm hơn. Nhiều mít nên mẹ thường làm bánh, sấy khô bằng than củi hoặc phơi nắng hoặc làm mứt, ngày nay các em bận đi làm nên mít chỉ để ăn và cho bạn bè.

        Nguyên Liệu

         20 phút
         4 phần ăn
        1. 1 tô mít
        2. 70 gr bột mì
        3. 40 gr bột bắp
        4. Muối, ớt bột,
        5. Bột nghệ tuỳ thích

        Hướng dẫn nấu nướng

        1. Bước 1

          Các nguyên liệu cho món bánh

          Bánh mít Sơn tây bước làm 1 hình
        2. Bước 2

          Trộn tất cả với 120ml nước

          Bánh mít Sơn tây bước làm 2 hình
        3. Bước 3

          Mít tách hạt

          Bánh mít Sơn tây bước làm 3 hình
        4. Bước 4

          Nhúng mít vào tô bột và chiên sơ với dầu trước khi đưa vào nồi chiên khg khí

          Bánh mít Sơn tây bước làm 4 hình
        5. Bước 5

          Và đây là món bánh sau khi chiên khg dầu, giòn, ngọt của mít và thơm cũng của mít

        6. Bước 6

          Chừng này bánh cho món ăn chơi thật vui vì được ăn món bánh mà sau 30 năm mẹ đã làm.

          Bánh mít Sơn tây bước làm 6 hình

        Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây)

        Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) hình đại diện món

        Bánh dai dai của vỏ crepe, ngậy mát của kem tươi và thơm ngất ngây mùi vị đặc trưng của sầu riêng.
        Mùa hè ăn món này thì ngon hết ý luôn.

        Nguyên Liệu

         40 phút
         4 phần ăn
        1. 3 lòng đỏ trứng gà
        2. 100 g bột mì
        3. 15 g bột bắp hoặc bột năng
        4. 40 g đường
        5. 300 g sữa tươi không đường
        6. 30 g bơ lạt
        7. 200 g whipping cream
        8. 30 g đường xay
        9. 200 g sầu riêng
        10. Có thể thay thế sầu riêng bằng xoài, mít, dâu tây.
        11. Có thể dùng 80ml nước cốt lá dứa cho vào phần vỏ bánh. Và bớt đi 80ml sữa tươi

        Hướng dẫn nấu nướng

        1. Bước 1

          Nguyên liệu

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 1 hình
        2. Bước 2

          Làm vỏ bánh:
          Trứng gà lọc lấy riêng 3 lòng đỏ. Cho đường vào.
          Bơ hấp cách thuỷ cho chảy.
          Ngoáy đều cho tan đường .

        3. Bước 3

          Cho sữa tươi vào.
          Khuấy đều.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 3 hình
        4. Bước 4

          Rây bột mì và bột ngô vào bát hỗn hợp trứng sữa.
          Khuấy đều cho hỗn hợp quyện vào nhau.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 4 hình
        5. Bước 5

          Lọc hỗn hợp qua rây lần nữa cho thật mịn màng.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 5 hình
        6. Bước 6

          Bọc màng thực phẩm lại.
          Để bột nghỉ 30 phút.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 6 hình
        7. Bước 7

          Trong lúc để bột nghỉ thì làm nhân kem sầu riêng.
          Sầu riêng bỏ hạt, lấy phần thịt nghiền nhuyễn.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 7 hình
        8. Bước 8

          Kem tươi nếu dùng topping thì để ngăn đá, lấy ra khi kem còn dăm đá một nửa. Đánh bông cứng lên không cần đường vì topping đã ngọt sẵn rồi.
          Nếu dùng whipping thì để ngăn mát tủ lạnh, đánh bông cứng lên cùng 30g đường xay.
          Cẩn thân khi đánh kem tránh để tách nước.
          Cho bát kem đã đánh bông vào ngăn mát tủ lạnh.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 8 hình
        9. Bước 9

          Bột sau khi nghỉ 30 phút thì tráng vỏ bánh.
          Cho chảo chống dính lên bếp lửa nhỏ.
          Dùng giấy ăn quết một lớp bơ lạt lên chảo.
          Chảo nóng thì múc một muôi bột cho vào chảo. Cầm cán chảo láng cho bột dàn đều và mỏng.
          Khi mặt bột se lại thì cẩn thận cho ra đĩa. Tránh để rách. Chỉ cần rán một mặt là được. Mặt không rán sẽ mịn đẹp để ra ngoài làm mặt vỏ bánh.
          Rán lần lượt cho tới hết.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 9 hình
        10. Bước 10

          Sau khi rán xong hết vỏ thì chuẩn bị cuốn bánh.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 10 hình
        11. Bước 11

          Cuốn bánh như cuốn nem.
          Trải vỏ bánh ra đĩa phẳng. Mặt vỏ bánh giáp với đĩa là mặt nhẵn mịn không rán.
          Múc một thìa kem tươi. Sau đó một thìa sầu riêng. Lại đậy lên 1 lớp kem tươi mỏng nữa. Thích ăn nhiều sầu riêng thì cho nhiều, ít kem.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 11 hình
        12. Bước 12

          Cho ngăn mát tủ lạnh 2h trước khi ăn.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 12 hình
        13. Bước 13

          Có thể xay lá dứa để lấy 100ml nước cốt lá dứa, cho vào công thức và bớt đi 50ml sữa tươi.

          Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 13 hình
        14. Bánh kem tươi sầu riêng (xoài, mít, dâu tây) bước làm 14 hình

          Bánh Nếp Nhân Hạt Mít

          Bánh Nếp Nhân Hạt Mít hình đại diện món

          Nguyên Liệu

          1. 300 g hạt mít
          2. 300 g đường
          3. 600 g bột gạo nếp
          4. 200 g dừa nạo
          5. Lá chuối
          6. Dầu ăn
          7. 50 gram muối bột

          Hướng dẫn nấu nướng

          1. Bước 1

            Quả mít sau khi đã sơ chế và lấy phần thịt, đem phần hạt sửa thật sạch với nước có pha muối đặc (mục đích để tẩy nhớt). Để ráo nước rồi phơi nắng.

          2. Bước 2

            Sau khi hạt mít đã chóng khô, ta đem cạo sạch vỏ, rửa với nước. Cho vào luộc với nước và vài hạt muối cho chín kỹ (nấu sôi, đun sôi nhỏ lửa tiếp 15-20 phút nữa). Càng chín kỹ ăn càng bùi.

            Bánh Nếp Nhân Hạt Mít bước làm 2 hình
          3. Bước 3

            Khi hạt mít đã luộc nhừ giống luộc khoai, đem đổ nước dư để nguội.

            Bánh Nếp Nhân Hạt Mít bước làm 3 hình
          4. Bước 4

            Đổ hạt mít ra một cái cối sạch. Dùng chày giã thật nát và tán nhuyễn hạt. 300 g đường đem cho một chút nước khuấy tan thành siro.

            Bánh Nếp Nhân Hạt Mít bước làm 4 hình
          5. Bước 5

            Rưới từ từ siro đường vào cối có hạt mít tán nhuyễn. Dùng muỗng trộn thật đều mịn. Vo viên nhân hạt mít như trong hình.

            Bánh Nếp Nhân Hạt Mít bước làm 5 hình
          6. Bước 6

            Với bột nếp, ta đổ ra bát tô với 300 ml nước lã. Đổ từ từ rồi nhào khối bột cho thật dẻo mịn không dính tay là được. Chia bột thành từng phần bằng nhau (tầm 30 viên bột)

          7. Bước 7

            Cho chút dầu ăn xào dừa với lửa vừa rồi tắt bếp.

          8. Bước 8

            Trộn đều hỗn hợp dừa nạo và hạt mít rồi vo viên tròn nhỏ, chia thành từng phần với số bạt bánh

          9. Bước 9

            Lá chuối rửa sạch, để ráo, cắt thành miếng hình chữ nhật có kích thước 25×15 cm. Xếp lên bên trên thêm 1 lá chuối nữa, dùng ngón tay trỏ đặt giữa tâm và gấp mép góc từ trái qua phải, cuộn lại thành hình cái phễu.

          10. Bước 10

            Ấn cho dẹt bạt xuống, cho một viên nhân vào rồi túm miếng bạt bánh lại. Dùng lòng bàn tay vê tròn

          11. Bước 11

            Dùng chổi quét dầu quét chút dầu ăn vào trong lá rồi cho miếng bánh vào.

          12. Bước 12

            Sau đó ấn đầu, bẻ gập đuôi lại. Đặt bánh trong xửng hấp, hấp khoảng 30 phút là bánh chín.

          13. Bước 13

            Lấy bánh ra, để nguội là có thể dùng rồi! Bánh ngọt, thơm bùi của hạt mít và ngọt của dừa cho bạn hương vị khó quên. Bạn cũng có thể thay vị ngọt bằng mặn bằng cách trộn hạt mít đã tán nhuyễn cùng bột canh và hạt tiêu nhé!

            Bước 14

            Nếu không ăn được sầu riêng thì có thể thay bằng xoài, dâu tây, mít.

          Bánh lá mít nhân chuối

          Bánh lá mít nhân chuối hình đại diện món

          Nguyên Liệu

          1. 100 g bột gạo
          2. 50 g bột năng
          3. 300 g nước
          4. Xíu muối
          5. 1 mc đầy đường cát
          6. 150 g chuối chín
          7. 50 g bột năng
          8. 50 g nước
          9. Muối đường
          10. Lá mít

          Hướng dẫn nấu nướng

          1. Bước 1

            Pha nước vào bột gạo cho muối đường vào quậy đều đem lấy trùng để nguội rồi cho phần bột năng vào.chuối đập nhuyển pha bột với nước rồi cho vào chuối dằn xíu muối đường thành hỗn hợp sền sệt.bắc xửng nước sôi.lấy lá mít lau sạch cho bột trắng vào nắn mỏng cho vào xửng rồi múc phần chuối lên giữa và hấp

            Bánh lá mít nhân chuối bước làm 1 hìnhBánh lá mít nhân chuối bước làm 1 hìnhBánh lá mít nhân chuối bước làm 1 hình
          2. Bước 2

            Bánh lá mít nhân chuối bước làm 2 hìnhBánh lá mít nhân chuối bước làm 2 hìnhBánh lá mít nhân chuối bước làm 2 hình
          3. Bước 3

            Bánh chín để nguội rồi cuộn lại.bánh này chấm với nước cốt dừa

            Bánh lá mít nhân chuối bước làm 3 hìnhBánh lá mít nhân chuối bước làm 3 hìnhBánh lá mít nhân chuối bước làm 3 hình
          4. Bước 4
            Bánh lá mít nhân chuối bước làm 4 hình

          Bánh Lá Mít Cốt Dừa

          Bánh Lá Mít Cốt Dừa hình đại diện món

          Nguyên Liệu

           30 phút
           4 phần ăn
          1. 1 chén bột gạo
          2. 15 g bột năng
          3. 2 muỗng cafe đường
          4. 1/4 muỗng cafe muối
          5. Lá mít
          6. Nước cốt dừa
          7. 1/3 muỗng cafe muối
          8. 40 g đường
          9. 2 muỗng cafe bột năng
          10. 1 chén nước cốt dừa
          11. 1 ít hành lá cắt nhuyễn

          Hướng dẫn nấu nướng

          1. Bước 1

            Cho bột gạo,bột năng,đường,muối vào thau cho nước sôi vào từ từ tránh bị nhão,nhồi bột cho mịn,rồi ta bắt đầu cáng bột lên lá mít khi nào hết bột thì thôi

          2. Bước 2

            Bắt nồi lên bếp cho 2 chén nước vào nấu sôi.ta cho bánh lên 1 cái xửng để hấp cách thủy rồi đậy nấp lại,hấp bánh trong vòng 15 đến 20 phút bánh chín.ta lấy ra

          3. Bước 3

            Phần nước cốt cho các nguyên liệu vào nồi bắc lên bếp nấu cho đến khi sệt lại ta cho hành lá vào dọn lên lấy bánh chấm ăn

            Bánh đa xúc nộm mít xanh

            Bánh đa xúc nộm mít xanh hình đại diện món

            Nguyên Liệu

            1. 1 quả mít xanh
            2. 100 gr lạc
            3. 1 quả Ớt
            4. Lá chanh 5 lá
            5. 1 muỗng canh Hạt nêm/ bột canh
            6. 1 muỗng canh Dầu ăn

            Hướng dẫn nấu nướng

            1. Bước 1

              Mít xanh xắt mỏng, luộc vừa chín tới đổ ra rổ cho ráo, vắt nước.

            2. Bước 2

              Lạc rang xát bỏ vỏ và giã vừa và nhỏ.

            3. Bước 3

              Ớt bỏ hạt xắt nhỏ; lá chanh xắt nhỏ

            4. Bước 4

              Bắc bếp cho 1 muỗng canh dầu ăn, dầu sôi đổ mít đã vắt sạnh nước vào đảo, nêm hạt nêm/ bột canh đảo thêm 3p, đổ lạc đã giã, ớt vào đảo thêm 2 phút; rắc lá chanh vào tắt bếp đảo đều là ok.

              Mít trộn xúc bánh tráng

              Mít trộn xúc bánh tráng hình đại diện món
              Mít trộn, cái tên nge dân dã và bình dị, món ăn rất đỗi gần gũi với người dân xứ Quảng.

              Nguyên Liệu

              1. Mít non
              2. Bánh tráng
              3. Tôm đất
              4. Thịt ba chỉ
              5. Rau răm
              6. Ớt đỏ, tỏi
              7. Dầu phộng, muối, mắm, tiêu
              8. Đậu phộng

              Hướng dẫn nấu nướng

              1. Bước 1

                Có thể mua mít luộc sẵn ở chợ, mình ngại mít mua sẵn dễ bị ngâm chất làm trắng nên tự hay mua mít non nguyên trái nhỏ, mình đeo bao tay xẻ mít ra và gọt vỏ để khỏi dính mủ, rửa qua nước nhiều lần cho mủ trôi bớt, thêm tí muối và luộc. Khi luộc lấy đũa chọc vào mít, cảm thấy mít chín, đủ mềm thì vớt ra ngâm với nước lạnh để mít không bị thâm đen.

              2. Bước 2

                Mít nguội thì xắt nhỏ, cho ra thau inox to.

                Mít trộn xúc bánh tráng bước làm 2 hình
              3. Bước 3

                Tôm đất lột vỏ, xắt nhỏ. Ướp với muối, bột canh, hành tím. Thịt ba chỉ rửa sạch, xắt kiểu hạt lựu, ướp với hành tím, bột canh. Ướp riêng từng thứ khoảng 30 phút. Cho chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào, tao thịt ba chỉ, thịt ra mỡ và săn lại thì tiếp tục cho tôm vào, đảo đều, nêm gia vị vừa ăn, rắc tí tiêu.

                Mít trộn xúc bánh tráng bước làm 3 hình
              4. Bước 4

                Rang đậu phộng, giã dập. Tao 1 chén hành tím với dầu phộng.

                Mít trộn xúc bánh tráng bước làm 4 hình
              5. Bước 5

                Pha 1 chén mắm: ớt tỏi giã, đường, nước mắm.

                Mít trộn xúc bánh tráng bước làm 5 hình
              6. Bước 6

                Cho hỗn hợp tôm thịt tao vào thau mít, trộn đều, thêm nước mắm, nếm vừa ăn, lần lượt cho chén hành dầu phi, nửa chén đậu phộng, rau răm xắt vào trộn.

              7. Bước 7

                Cho mít trộn ra dĩa, rắc phần đậu phộng còn lại lên trên, cho thêm tương ớt (nếu bạn thích ăn cay), xúc với bánh tráng nước.

                Mít trộn xúc bánh tráng bước làm 7 hình




Mì xào chay dễ chế biến mà ngon cho Ngày rằm 

Mì xào chay dễ chế biến mà ngon cho Ngày rằm 

Mì chay xào tuy khá đơn giản sự thật cho thấy mùi vị thơm nức mũi cực ngon, chắc chắn bạn sẽ thích khi ăn.

Nguyên Liệu

  1. 1 gói mì
  2. 1/8 thìa càfe đường
  3. 1/4 thìa coffee muối
  4. 1 thìa canh nước ấm
  5. 2 thìa canh nước tương loại thường
  6. 2 thìa canh nước tương loại đậm đặc
  7. 1/2 muông cafe dầu vừng
  8. 1 chút hạt tiêu trắng
  9. 3-4 thìa canh dầu ăn (chia ra để dùng dần)
  10. 3-5 cái nấm đông cô
  11. 1 nắm lá hẹ làm sạch

Hướng dẫn nấu nướng

  1. Bước 1

    Đun nóng một nồi nước, cho mì vào chần tầm chừng 3-4 ph rồi vớt ra.

  2. Bước 2

    Hòa tan đường và một ít muối trong một thìa canh nước hơi nóng, và thêm nước tương loại thường; nước tương loại đậm đặc, dầu hào chay, dầu mè, và một chút tiêu trắng. Khuấy đều tay đến khi chúng phối hợp không hoàn toàn.

  3. Bước 3

    Làm nóng chảo, thêm hai thìa canh dầu thực vật, láng đều khắp chảo, kế đó cho nấm, 1/2 chỗ lá hẹ vào đảo. Nấm hút dầu ăn do đó các bạn có thể thêm Một muổng canh dầu nếu nhận thấy chúng bị khô. Tiếp đó cho mì vào xào, đảo hết ở trong 20 giây. Nối tiếp đó rưới đều hỗn hợp phụ gia lên trên lên mì, đảo đều trong Một ‘p để phụ gia bám đều vào mì. Thêm 1 thìa canh dầu nếu cảm thấy rất cần thiết. Cũng có thể thêm Một xíu nước ấm nếu thấy quá khô.

    Nguồn: https://cookpad.com/vn/cong-thuc/3021310-mi-xao-chay-d%E1%BB%85-ch%E1%BA%BF-bi%E1%BA%BFn-ma-ngon-cho-ngay-r%E1%BA%B1m




9 Cách làm nước mắm chay thơm ngon từ đậu nành, dứa, dừa, nấm….

9 Cách làm nước mắm chay thơm ngon từ đậu nành, dứa, dừa, nấm….

Để nấu đồ chay dậy mùi và đậm đà thì bạn nhất định phải dùng nước mắm. Vậy nước mắm chay được làm từ gì? Cách làm nước mắm ăn chay như thế nào? Và những nguyên liệu nào có thể thay thế nước mắm truyền thống?

1. NƯỚC MẮM CHAY LÀM TỪ GÌ?

Đầu tiên ta hãy cùng tìm hiểu về nước mắm truyền thống. Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày, nước mắm được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, nó được dùng để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn.

Nước mắm chay khác với nước mắm thông thường, nước mắm chay được làm từ những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, thuần tự nhiên, qua các công đoạn chế biến khác nhau để cho ra các sản phẩm nước mắm khác nhau.

Thực tế, có rất nhiều cách làm nước mắm chay ngon, bởi nguyên liệu từ thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một số cách làm nước mắm chay ngon và đơn giản.

2. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHAY TỪ KHÓM (DỨA)

  • Thời gian chuẩn bị: 15 phút
  • Thực hiện: 100 phút
  • Số lượng: Gia đình

Nguyên liệu chuẩn bị làm nước mắm chay từ khóm (dứa)

  • Dứa chín: 2 quả
  • Nước tương xì dầu: 1/4 bát con
  • Nước lọc: 15 bát
  • Muối: 1 bát
  • Đường: 4 bát
  • Bột nêm chay: 1/4 bát
  • Chai thủy tinh: 1 chiếc

Thực hiện làm nước mắm chay từ khóm (dứa)

  1. Bạn chọn 2 quả dứa vừa chín tới sau đó gọt sạch vỏ và mắt rồi đem thái miếng vừa phải không lên quá to.
  2. Lấy một chiếc nồi lớn, cho tất cả nguyên liệu cùng dứa vào nồi nấu sôi sau đó vặn nhỏ lửa liu riu khoảng 90 phút, cho thêm một chút xì dầu để tạo màu cho bát nước mắm, rồi tắt bếp, mở vung nồi cho nguội rồi vớt dứa ra.
  3. Lấy một chiếc khăn xô của em bé, từ từ lọc nước mắm dứa 2 lần để nước mắm trong và sạch hơn. Sau khi lọc đổ lại vào nồi và đun sôi, để nguội.
  4. Sau khi nước mắm nguội bạn rót nước mắm dứa vào chai thủy tinh đậy kín và dùng dần. Bảo lên bảo quản nước mắm ở nơi khô mát.

3. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHAY TỪ NẤM

  • Thời gian chuẩn bị: 15 phút
  • Thực hiện: 60 phút
  • Số lượng: Gia đình

Nguyên liệu chuẩn bị làm nước mắm chay từ nấm

  • Nấm bào ngư tươi: 2kg
  • Muối
  • Nước lọc.

Thực hiện làm nước mắm chay từ nấm

  1. Nấm bào ngư tươi bạn đem cắt bỏ bớt chân sau đó đem ngâm với nước muối loãng 5 phút sau đó đem rửa sạch lại rồi để ráo nước.
  2. Chuẩn bị một hũ to cho nấm vào ủ kín 2 ngày 2 đêm. Khi đã ủ xong nấm bạn cho 3 lít nước + 5 bát muối đun sôi để nguội rồi đổ vào hũ nấm.
  3. Đậy kín và ủ trong 3 tháng sẽ ăn được. Nước mắm nấm chay có mùi vị đặc trưng của mắm, màu đỏ rượu trong, thơm mùi nấm bào ngư.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách làm các món chay từ nấm qua bài viết: Top 12 cách làm món chay từ nấm : Nguyên liệu và cách làm

4. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHAY TỪ ĐẬU NÀNH

  • Thời gian chuẩn bị: 15 phút
  • Thực hiện: 60 phút
  • Số lượng: Gia đình
  • Thời gian ủ: 2 tháng

Nguyên liệu chuẩn bị làm nước mắm chay từ đậu nành

  • Đậu nành: 1 kg
  • Muối
  • Nước lọc

Thực hiện làm nước mắm chay từ đậu nành

  1. Đậu nành nhặt sạch loại bỏ các hạt bị hỏng sau đó đem rửa sạch và ngâm nước 12h cho nở đều rồi vớt ra để ráo . Tiếp theo cho cho đậu vào nấu chín đến khi tróc vỏ, trút ra rá và giữ lại nước đậu.
  2. Đổ đậu vào nồi đậy vung kín ủ 2 ngày 2 đêm. Ước lượng 7 lít nước đậu + nước lọc cho vào nồi thêm 7 bát muối trắng đun sôi để nguội và đổ vào trong nồi khác.
  3. Hết 2 ngày 2 đêm lấy đậu đã ủ đổ vào nồi nước muối khuấy đều và phơi nắng. Chờ 2 thángg mắm có thể ăn được. Để càng lâu càng ngon.

5. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHAY TỪ TRÁI ĐIỀU

Trái điều miền tây/ mận hoa đỏ/hồng hoa bồ đào 70k/kg – ME BUM XU

  • Thời gian chuẩn bị: 15 phút
  • Thực hiện: 60 phút
  • Số lượng: Gia đình
  • Thời gian ủ: 4 tháng

Nguyên liệu chuẩn bị làm nước mắm chay từ trái điều

  • Trái điều bỏ hột: 5 kg
  • Muối hột: 0,5kg
  • Hũ : 1 chiếc

Thực hiện làm nước mắm chay từ trái điều

  1. Bạn chọn những trái điều to và đều sau đó đem đi rửa sạch rồi để ráo sau đó bổ đôi lấy phần hạt.
  2. Dùng tay bóp cho điều ra nước rồi cho cả xác điều, nước điều và muối hột vào hũ có nắp đậy ủ kín, phơi nắng trong 30 ngày.
  3. Sau 30 ngày phơi nắng, lấy trái điều vắt thêm một lần nữa, lọc kĩ và bỏ xác điều. Tiếp tục phơi nắng trong 100 ngày để thành mắm.
Loại nước mắm từ trái điều phù hợp để chấm Các món chay chiên bạn hãy thử tìm hiểu xem!

6. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM KHO QUẸT CHAY

Cách làm kho quẹt chay sệt ngon bằng nước tương chấm rau luộc

  • Thời gian chuẩn bị: 15 phút
  • Thực hiện: 15 phút
  • Số lượng: 4 người

Chuẩn bị nguyên liệu làm nước mắn kho quẹt:

  • Đậu phụ: 1 bìa nhỏ
  • Nước tương: 150ml
  • Nấm đông cô, nấm hương
  • Tiêu xanh, tiêu đen, ớt kiểm, tỏi, hành
  • Gia vị: Muối, đường, bột ngọt

Thực hiện làm nước mắm kho quẹt:

  1. Đậu phụ trắng rửa sạch, cắt hạt lựu để cho ráo nước rồi đem chiên ngập dầu, tới khi đậu chín có màu vàng thì vớt ra để cho ráo dầu. Nên lót một miếng giấy thấm dầu rồi để đậu lên trên cho thấm bớt dầu thừa.
  2. Nấm hương, nấm đông cô rửa sạch, thái hạt lựu. Chuẩn bị 1 chiếc nồi đất để nấu kho quẹt. Để nồi lên bếp, phi thơm hành tỏi với dầu cho thơm và cho nước tương vào. Sau đó, nêm gia vị đường + mì chính + muối cho vừa ăn, liều lượng thì tùy khẩu vị của mỗi người và vặn lửa nhỏ đến khi hỗn hợp sánh lại.
  3. Trong lúc nước đang sôi, cho đậu hũ đã chiên và nấm đông cô vào, tiếp tục nấu lửa nhỏ cho tới khi hỗn hợp keo sánh lại, dùng đũa thử kho quẹt thấy nước nhỏ giọt chậm là được. Thêm ớt, tiêu xanh đập dập, tiêu đen, hành lá vào cho kho quẹt chay dậy mùi thơm là hoàn thành sản phẩm.

7. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHAY TỪ NƯỚC DỪA

Cách làm nước mắm chay ngon, màu đẹp nấu từ dứa, đậu nành - Vui Nấu Ăn - Món ngon mỗi ngày

  • Thời gian chuẩn bị: 5 phút
  • Thực hiện: 10 phút
  • Số lượng: 4 người

Nguyên liệu làm nước mắm chay từ nước dừa:

  • Nước dừa 450ml
  • Nước tương: 2 muỗng cafe
  • Đường vàng, muối, gia vị

Thực hiện làm nước mắm chay từ nước dừa:

  • Hòa hỗn hợp nước dừa, nước tương, đường, muối với tỉ lệ vừa ăn. Đổ hỗn hợp vào nồi đun sôi rồi vặn lửa nhỏ liu riu. Sau khi hỗn hợp cạn bớt nước, màu vàng của nước mắm, tắt bếp, để nguội là bạn đã có được sản phẩm nước mắm chay làm từ nước dừa.

8. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM ME CHAY

Cách làm nước mắm me ăn bánh tráng ngon nhất

  • Thời gian chuẩn bị: 3 phút
  • Thực hiện: 3 phút
  • Số lượng: 4 người

Nguyên liệu chuẩn bị làm nước mắm me chay:

  • Me chín: 50g tương đương 3 -5 quả
  • Nước 200ml
  • Đường trắng : 2 thìa cafe
  • Nước tương: 2 thìa cafe
  • Muối, ớt tươi vừa đủ

Thực hiện cách làm nước mắm me chay:

  • Lấy nước sôi để nguội dầm vào me để lấy hỗn hợp sền sệt. Ớt tươi rửa sạch băm nhuyễn. Lấy đường trắng, nước tương, muối hòa vào nước me. Đổ hỗn hợp vào nồi đun nhỏ lửa, khi hỗn hợp sôi, tắt bếp để nguội, bảo quản và sử dụng.

9. CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHAY BẰNG MUỐI

3 cách làm nước mắm chay ngon tại nhà chị em nội trợ nên biết
cách làm nước mắm chay ngon
  • Thời gian chuẩn bị: 5 phút
  • Thực hiện: 5 phút
  • Số lượng: 4 người

Nguyên liệu chuẩn bị làm nước mắm chay bằng muối:

  • Nước sôi để nguội: 250ml
  • Đường đỏ (đường vàng): 3 muỗng canh lớn
  • Muối: 2 muỗng cà phê
  • Chanh tươi: 1/2 quả
  • Ớt: 1 quả
  • Nước tương: 2 thìa cafe

Thực hiện làm nước mắm chay bằng muối:

  • Lấy một bát tô lớn, cho nước, muối, đường vào quấy cho tan, sau đó cho nước cốt chanh, nước tương vào quấy đều. Ớt bỏ hạt, băm nhuyễn cho vào cùng hỗn hợp. Nếm thử nếu các vị đã hài hòa là món nước chấm của bạn đã thành công.

Gợi ý thêm vào những ngày không ăn chay, bạn muốn chấm nước mắm mặn ngon thì tham khảo các công thức: tại đây

Trên đây là gợi ý một số cách làm nước mắm ăn chay ngon mà dễ thực hiện nhất. Nếu thử ăn nước mắm chay. Ẩm thực chay Việt Nam tin rằng bạn sẽ nghiện ngay từ lần đầu tiên. Chúc bạn thành công với hũ mắm chay sắp tới nhé!

Nguồn: https://amthucdochay.com/cach-lam-nuoc-mam-chay.html

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CHAY NGON TỪ ĐẬU NÀNH




Hủ Tiếu Mì Xào Chay 

Hủ Tiếu Mì Xào Chay 

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Sơ chế

Nấm đông cô, nấm bạch linh cắt sợi. Cá viên chay cắt đôi. 

80g nước tương, 20g dầu hào, 10g xì dầu đặc biệt, 10g bột ngọt, 20g đường, 10g dầu mè. Quậy gia vị cho tan

Bước 2: Chế biến

Bắc nồi nước sôi, chần sơ cải ngọt rồi ngâm nước đá. Chấn nấm và cá viên chay tương tự rồi vớt ra xả nước cho ráo.

Bắc chảo nóng, áp chảo hủ tiếu. Cho chút giá và hủ tiếu vào, có thể chia hủ tiếu làm 2-3 lần áp chảo. Sau đó đổ ra đĩa khi hủ tiếu đã có mùi thơm.

Tiếp đến cho 5g gừng bằm và cải ngọt, rồi cho nấm và cá viên chay vào xào cho thơm. Sau đó cho hủ tiếu và giá đã xào vào. Tiếp tới cho sốt gia vị vào đảo đều.

Trình bày ra đĩa và thưởng thức. Món này có thể ăn kèm nước tương, ớt sợi, dấm tiều.

Nguồn: https://thuvienamthuc.vn/cach-lam-hu-tieu-xao-chay-rat-ngon-cua-nguoi-hoa/

Hủ Tiếu Mì Xào Chay

Nguyên Liệu (1 người)

  1. Ít nấm đùi gà
  2. Ít tàu hủ ky chiên
  3. Giá, hẹ, hành lá, cần
  4. Hạt nêm chay, bột ngọt, tiêu
  5. Hủ tiếu, mì

Các bước

  1. Nấm ngâm nước muối pha loãng rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, rửa sạch chuẩn bị tất cả nguyên liệu còn lại. Nấu nước trụng chín hủ tiếu mì

   

2. Phi thơm đầu hành lá xào nấm, tàu hủ ky chiên nêm 1/2 mcf hạt nêm xíu bột ngọt tiêu (nêm lạt vì còn khi ăn thêm nước tương), nấm thấm gia vị cho giá hẹ cần vào xào

3. Tiếp theo là hủ tiếu mì đảo đều cho nóng, tắt bếp

4. Cho hủ tiếu mì ra dĩa ăn kèm với nước tương ớt cay. Chủ yếu rau nấm nhiều chứ hủ tiếu mì vét tủ lạnh có xíu àh




Gợi ý cho bạn cách nấu 11 món chay thông dụng nhất hiện nay 

Gợi ý cho bạn cách nấu 11 món chay thông dụng nhất hiện nay 

Ngày nay, càng có nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn các món chay để ăn hằng ngày. Bởi vì món chay vừa giúp đổi khẩu vị, vừa bảo vệ sức khỏe, phòng chống một số căn bệnh nguy hiểm. Do đó mà ẩm thực chay đang dần trở nên phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, nhiều người gặp khó khăn trong việc lên thực đơn khi nấu các món chay. Hiểu được điều đó, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn độc giả 11 công thức nấu các món chay thông dụng nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi khám phá xem đó là gì nhé.

1. Món Đùi Gà Chay Giả Mặn

Nguyên liệu nấu:

  • 2 quả chuối chín xay nhuyễn
  • 3 miếng đậu hũ trắng nghiền nhuyễn
  • 150 g bột mì
  • 1 thìa bột nghệ, muối, đường
  • 6 cây sả thái khúc
  • Dầu mè.

Cách thực hiện:

Bước 1: Nghiền nát chuối và đậu hũ.

Bước 2: Lấy một bát lớn cho chuối, đậu hũ, bột mì, bột nghệ thêm muối, đường theo tỷ lệ vừa ăn rồi trộn đều cho thấm gia vị.

Bước 3: Nắn hình đùi gà trên khúc sả, rồi đem để trong ngăn mát của tủ lạnh 5 phút.

Bước 4: Cho dầu mè vào chảo rồi bỏ đùi gà giả mặn vào chiên vàng lên là được.

2. Đậu Hũ Kho Rau Củ

Nguyên liệu nấu:

  • 2 miếng đậu hũ
  • 1 củ sen nhỏ
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ cải
  • 50 g nấm hương hoặc có thể thay thế bằng nấm rơm
  • Phần gia vị: 3 muỗng muối, 3 muỗng xì dầu, 5 tép tỏi đập dập, 2 muỗng nhỏ hạt tiêu, 2 muỗng nước màu đường.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đậu hũ cắt thành miếng nhỏ vừa ăn và chiên vàng.

Bước 2: Củ sen gọt vỏ, cắt miếng nhỏ rồi cho vào tô nước có chút giấm hoặc nước cốt chanh để củ sen không bị thâm.

Bước 3: Cà rốt, củ cải bào vỏ, cắt miếng. Nấm rửa sạch, ngâm vào bát nước muối khoảng 15 phút.

Bước 4: Sau đó, bạn cho đậu phụ, củ sen, cà rốt, củ cải, nấm và gia vị vào nồi, cho thêm ít nước và kho ở lửa nhỏ khoảng 20 phút là được.

3. Miến Chay Trộn Kiểu Hàn Quốc

Nguyên liệu nấu:

  • 150 g miến Hàn Quốc
  • 50 g nấm hương
  • 150 g rau chân vịt cắt nhỏ
  • 1 củ cà rốt thái sợi
  • 2 tép tỏi thái nhỏ
  • 2 nhánh hành lá thái nhỏ
  • Gia vị: 4 thìa cà phê dầu mè, 1 thìa cà phê đường, 3 thìa xì dầu, 2 thìa cà phê tương đen.
Đọc Thêm:  Cách nấu bún nước lèo thơm nức mũi, đặc sản Trà Vinh

Cách thực hiện:

Bước 1: Luộc miến rồi nhúng qua nước lạnh, cắt sợi miến sao cho vừa ăn sau đó cho 2 thìa dầu mè vào.

Bước 2: Lấy một cái bát cho xì dầu, tương đen, đường vào trộn đều để làm sốt.

Bước 3: Bắc chảo rồi cho 2 thìa dầu mè còn lại vào phi thơm tỏi và hành, rồi cho nấm và cà rốt vào xào cho vừa chín tới. Tiếp theo cho miến và rau chân vịt vào xào đều rồi cho nước sốt vào trộn đều khoảng 2 phút là được.

4. Cà Tím Nhồi Đậu Phụ

Nguyên liệu nấu:

  • 2 quả cà tím
  • 100 g đậu phụ non
  • 1/2 củ cà rốt
  • 100 g nấm rơm
  • 5 tai mộc nhĩ
  • Gia vị: hành lá, muối, đường, xì dầu, ớt bột.

Cách thực hiện: 

Bước 1: Bạn cắt cà tím thành từng khúc dài rồi dùng muỗng múc bỏ bớt hạt và phần ruột bên trong rồi ngâm vào âu nước muối pha loãng trong 10 phút sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch.

Bước 2: Trộn đậu phụ bóp nát, mộc nhĩ, cà rốt, nấm rơm cắt nhuyễn với nhau, thêm vào ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê đường cát trắng và một ít xì dầu, trộn đều. Bạn múc một ít hỗn hợp cho vào giữa khúc cà tím.

Bước 3: Tiếp theo, bạn bắc chảo lên bếp cho vào 3 muỗng nhỏ dầu ăn rồi xếp các khúc cà tím vào đun trên lửa nhỏ khoảng 3 phút để phần cà xém vàng hai mặt. Sau đó, bạn gắp cà ra đĩa để riêng.

Bước 4: Phi đầu hành thơm, cho vào chảo khoảng 2 muỗng canh xì dầu và 1 muỗng canh đường cát trắng, đun sôi thì đổ vào một ít nước lạnh. Đun hỗn hợp khoảng 3 phút thì xếp cà vào chảo, đậy kín nắp, đun lửa nhỏ, khi đun bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, đun đến khi phần nước xốt sánh đặc thì tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ vào.

5. Xoài Nấm Trộn Salad

Nguyên liệu nấu:

  • 1 trái xoài chín thái vuông
  • 50 g nấm kim châm
  • 50 g nấm đùi gà
  • 1 bó xà lách
  • 1 trái chanh dây
  • 50 g rau mầm.

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch nấm kim châm, nấm đùi gà rồi thái lát cho qua nước sôi để giữ độ giòn. Rau xà lách, rau mầm rửa sạch ngâm muối rồi thái miếng vừa ăn.

Bước 2: Lấy hạt chanh dây rồi cho vào nồi nước nóng, cho thêm ít đường khuấy cho đường tan hết rồi để nguội.

Bước 3: Cho xà lách, rau mầm, xoài, nấm ra dĩa rồi rưới nước sốt lên trên.

6. Gỏi Cuốn Ngũ Sắc

Hướng dẫn cách làm gỏi cuốn ngũ sắc ngon đẹp mắt, dễ làm tại nhà

Nguyên liệu nấu:

  • 12 cái bánh tráng có đường kính khoảng 22 cm
  • 2 quả bơ
  • Rau mùi non
  • Rau húng bạc hà
  • 300 gr bắp cải tím
  • 2 củ cà rốt
  • 2 quả dưa leo
  • 100 gr giá đỗ
  • 150 gr đậu phụ
  • 70 gr bơ đậu phộng mịn
  • 2 muỗng canh rượu gạo
  • 1 muỗng canh bột miso, 3 muỗng cà phê mật ong, 3 muỗng cà phê gừng xay nhỏ, 1 tép tỏi nhỏ nghiền nát.
Đọc Thêm:  Cách nấu bò kho ăn kèm với bánh mì thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà

Cách thực hiện: 

Bước 1: Thái sợi bắp cải tím, cà rốt, dưa leo, bơ.

Bước 2: Xay nhuyễn giá đỗ, đậu phụ, bơ đậu phộng mịn, rượu gạo, bột miso, mật ong, gừng, tỏi bằng máy xay sinh tố để làm nước sốt.

Bước 3: Làm mềm bánh tráng bằng cách nhúng vào nước lạnh rồi để ráo. Trải bánh tráng lên mặt phẳng rồi cuốn theo thứ tự: 2 lát bơ, 2 ngọn rau mùi, 2 ngọn rau bạc hà, một ít bắp cải tím, cà rốt, dưa leo, giá đỗ. Cuốn hai đầu bánh tráng và cuộn chặt tay. Cắt đôi gỏi cuốn rồi trang trí lên đĩa, chấm cùng nước xốt đã làm.

7. Canh Nấm Hạt Sen

Cách nấu canh nấm hạt sen thanh mát

Nguyên liệu nấu:

  • 50 g hạt sen
  • 50 g nấm đông cô tươi
  • 50 g nấm linh chi
  • 1 củ cà rốt
  • 100 g đậu hũ non
  • Ngò rí, tiêu xay, hạt nêm chay.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cắt cà rốt thành khúc vừa ăn. Sơ chế qua các loại nấm cho sạch, để ráo. Ngò rí cắt nhỏ. Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn.

Bước 2: Sau đó đun sôi 1 lít nước, cho hạt sen và cà rốt vào nấu khoảng 10 phút, tiếp tục cho các loại nấm vào, nêm vào nồi thêm 3 muỗng hạt nêm. Cuối cùng cho đậu hũ vào tắt bếp, rắc thêm tiêu và ngò rí lên trên.

8. Cơm Chay Lá Sen

Nguyên liệu nấu:

  • Lá sen
  • Bông sen
  • 100 g hạt sen
  • 200 g gạo
  • 50 g đậu hà lan
  • 1 củ cà rốt
  • Đường, tiêu, muối, nước mắm chay, ngò thơm, dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho gạo vào nồi nấu cơm, lá sen và bông sen rửa rồi để ráo nước.

Bước 2: Cà rốt gọt vỏ thái hạt lựu, sau đó cho hạt sen, đậu hà lan, cà rốt vào nồi nút 5 phút rồi vớt ra.

Bước 3: Bắt chảo dầu lên chờ cho dầu nóng thì cho rau củ vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 4: Sau đó trộn cơm đã nấu chính với rau củ đã nêm nếm lại với nhau.

Bước 5: Kế tiếp bạn trải lá sen ra cho vào và cột kín lại, hấp thêm 10 phút là dùng được. Lấy bông sen bạn sắp trên đĩa rồi cho cơm bó là sen lên, thêm vài nhánh ngò thơm để tăng hương vị và bắt mắt hơn.

9. Chả Đậu Xanh Chay

Cách làm chả đậu xanh chay thơm ngon đơn giản tại nhà

Nguyên liệu nấu:

  • 200 g đậu xanh
  • 2 miếng đậu hũ
  • 10 tai nấm mộc nhĩ
  • Các loại gia vị cơ bản.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đầu tiên, bạn ngâm đậu xanh cho mềm, rồi hấp chín, xay nhuyễn. Đậu hũ nghiền nát. Mộc nhĩ ngâm trong nước cho nở, rửa sạch, băm nhuyễn.

Đọc Thêm:  Cách làm chả cá Hà Nội, cá tai tượng chiên xù, lẩu măng chua cá lăng

Bước 2: Trộn đậu, đỗ xanh, mộc nhĩ, thêm gia vị, 3 thìa bột ngô rồi trộn đều. Viên chả thành những viên tròn, lăn qua bột chiên xù rồi ấn dẹt.

Bước 3: Đặt chảo dầu lên bếp cho nóng già rồi cho chả vào chiên vàng đều 2 mặt.

10. Món Tôm Chay Chiên Giả Mặn

Nguyên liệu nấu:

  • 4 củ khoai tây bỏ vỏ thái lát nhỏ
  • ⅓ củ cà rốt bỏ vỏ thái lát nhỏ
  • Muối, đường, gừng
  • ¾ thìa cà phê bột mì, ¾ thìa cà phê bột năng
  • 100 ml dầu mè

Cách thực hiện:

Bước 1: Hấp chín khoai tây, cà rốt rồi nghiền thật nhuyễn rồi cho vào bát lớn. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, rồi cho bột mì và bột năng vào trộn đều. Sau đó dùng tay nắn thành hình những con tôm rồi đem để vào ngăn lạnh 5 phút.

Bước 2: Kế tiếp cho dầu mè vào chảo chờ nóng lên thì cho tôm giả mặn vào chiên giòn lên, cho đến khi ngã màu vàng thì vớt ra đĩa có giấy thấm dầu.

11. Mít Non Kho Tộ

Nguyên liệu nấu: 

  • 300 g mít non
  •  Ngò rí
  • 2 quả ớt tươi
  • 2 củ hành tím
  • Dầu màu dừa
  • Ớt bột
  • Đường
  • Nước tương
  • Muối
  • Tiêu

Cách thực hiện:

Bước 1: Mít non mua về rửa sạch, cắt thành từng khổ vừa ăn. Đun nước sôi và luộc chín mít.

Bước 2: Cho mít vào bát lớn và ướp gia vị gồm 2 muỗng đường, 1 muỗng muối, 2 muỗng bột nêm chay, vài giọt dầu màu dừa, nhiều tiêu, 3 muỗng nước tương, 1/2 muỗng ớt bột . Trộn đều cho thấm gia vị.

Bước 3: Cho dầu ăn lên chảo đun nóng, thêm hành tím phi thơm, cho từng miếng mít vào chảo và chiên đều 2 mặt. Thấy mít đã hơi sém mặt thì đổ phần sốt ướp mít còn thừa vào chảo. Cho thêm nửa chén nước lọc rồi đậy nắp, hạ lửa nhỏ. Cắt thêm 2 trái ớt vào nồi để mít có vị cay cay ngon hơn.

Bước 4: Kho mít trong khoảng thời gian từ 10 – 20 phút. Nếu thấy nước trong nồi hơi cạn thì bạn cho thêm ít nước lọc.

Bước 5: Khi thấy mít chín, bạn cho ra đĩa, rắc thêm tiêu,ngò rí và mè rang cho thơm.

Với gợi ý 11 món chay dễ làm như trên, chắc chắn bạn sẽ bổ sung vào thực đơn của mình nhiều món ăn ngon, lạ, bổ dưỡng. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể có thêm nhiều gợi ý trong việc lựa chọn các món ăn chay. Chúc bạn thực hiện các món ăn trên thành công.

Nguồn: https://monngondongian.com/goi-y-cho-ban-cach-nau-11-mon-chay-thong-dung-nhat-hien-nay/




Đổi vị món canh chay mướp hương nấu lạc

Đổi vị món canh chay mướp hương nấu lạc

Nguyên Liệu

  1. Mướp hương
  2. Lạc hột
  3. Rau mùi, rau ngò
  4. Hành tím, bột nêm

Hướng dẫn nấu nướng

  1. Bước 1

    Mướp hương gọt vỏ, thái miếng mỏng vừa ăn

  2. Bước 2

    Lạc bóc vỏ giã nhỏ, rau thơm nhặt sạch để ráo nước. Hành tím bóc vỏ đập dập băm nhỏ

  3. Bước 3

    Bắc nồi lên bếp thêm chút dầu ăn đung nóng, cho tím băm vào phi hành thơm. Cho lạc đảo đều nêm nước lạnh(nước sôi) làm nước dùng vừa ăn.

  4. Bước 4

    Nước sôi cho mướp đã thái vào đun sôi canh, nêm gia vị bột nêm + chút bột ngọt tắt bếp. Thái rau thơm cho vào canh đảo đều là dùng thôi

  5. Bước 5

    Canh mướp nấu lạc, thơm vị mướp hương vị bùi bùi béo của lạc. Canh chay vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng, canh ăn nguội vẫn giữ nguyên vị nhé.

    Nguồn: https://cookpad.com/vn/cong-thuc/13009222-d%E1%BB%95i-v%E1%BB%8B-mon-canh-chay-m%C6%B0%E1%BB%9Bp-h%C6%B0%C6%A1ng-n%E1%BA%A5u-l%E1%BA%A1c




Cách nấu món chay ngon từ nấm, đậu phụ, rau củ quả thông dụng dễ làm 

Cách nấu món chay ngon từ nấm, đậu phụ, rau củ quả thông dụng dễ làm 

Nếu ai cho rằng ăn chay không ngon miệng thì sẽ phải thay đổi quan điểm khi biết làm và thưởng thức các món chay từ nấm, đậu phụ, rau củ quả thông dụng dễ làm nhưng tuyệt ngon.

Món rau quả xào chay

Nguyên liệu: 4-5 tai nấm đông cô; 100gr đậu hà lan; 1 củ cà rốt; 200gr bắp non; hành lá; Gia vị: nước tương, đường, muối, dầu ăn, bột năng.

Cách làm món rau quả xào chay:

Đậu hà lan rửa sạch, cắt bỏ đầu, lấy bỏ chỉ 2 bên. Bắp non rửa sạch, cắt đôi.

Cà rốt bào vỏ cắt miếng nhỏ, mỏng vừa ăn

Hành lá cắt xéo, nấm đông cô ngâm nở cắt gốc rồi cũng cắt miếng mỏng vừa ăn.

Cho chảo dầu sôi dầu vào, phi tỏi cho thơm sau đó cho bắp non và cà rốt vào xào đều.

Cho bắp non và cà rốt vào xào cùng là cách làm món ăn chay giữ được hương vị của món ăn. Khi bắp non, cà rốt đã chín sơ thì cho đậu Hà Lan và nấm đông cô vào tiếp. Khi xào, bạn nhớ cho thêm ít nước để rau chín đều và không bị khô chảo. Sau cùng bạn cho hành lá vào. Nêm nếm gia vị gồm nước tương, muối, đường cho vừa khẩu vị.

Món nấm bào ngư chiên

Nguyên liệu: 400g nấm bào ngư; 100g bột năng, muối, tương ớt.

Cách làm nấm bào ngư chiên như sau:

Nấm bào ngư ngâm mềm, cắt bỏ phần gốc, rửa sạch để ráo nước.

Pha bột năng với ít nước, thêm tí muối, bột ngọt. Đánh tan rồi để trong khoảng 15 phút.

Khuấy đều lại bột, nhúng đều nấm bào ngư vào.

Làm nóng dầu trên bếp, khi dầu sôi thì cho nấm vào chiên giòn. Đổ ngập dầu để nấm chín vàng đều và giòn.

Nấm chiên xong cho ra giấy thấm dầu, dọn lên đĩa, ăn kèm với tương ớt.

Món chay đậu phụ kho nấm

Nguyên liệu: 3 miếng đậu phụ rán; 2 cái nấm đùi gà (có thể thay bằng nấm rơm hay nấm trắng); 3 lát gừng; 3 thìa canh xì dầu; 1 thìa cà-phê dầu hào chay; 1 muỗng cà-phê dầu ăn; 1 thìa cà-phê đường; 1 bát con nước; hạt tiêu xay (nêm vừa miệng).

Cách làm món chay đậu phụ kho nấm như sau:

Đậu phụ rán cắt miếng quân cờ. Nấm rửa sạch, cắt lát.

Cho chảo lên bếp và cho tí xíu dầu vào, phi gừng cho thơm. Sau đó cho đậu hủ và nấm vào xào. Nêm gia vị xì dầu, dầu hào chay, tí muối và đường, thêm tí tí tiêu xay cho thơm. Cuối cùng cho chừng 1 chén nước vào.

Kho tới khi nước xốt hơi sệt lại là được. Tắt lửa múc món ăn ra dĩa, dùng với cơm nóng rất ngon.

Đậu phụ kho cà tím 

Nguyên liệu: 2 quả cà tím; 1 bìa đậu phụ trắng; 1 cây nấm đùi gà; rau tía tô; Gia vị: nước tương, muối, hạt nêm chay, đường.

Cách nấu món đậu phụ kho cà tím:

– Nấm đùi gà rửa sạch rồi cắt miếng vuông vừa ăn. Cà tím cắt miếng nhỏ, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút thì vớt ra để ráo nước.

– Dùng giấy lau đậu phụ cho sạch, cắt miếng vuông vừa ăn, thả vào chảo dầu nóng chiên cho đậu vàng đều 2 mặt, vớt ra để vào đĩa có lót giấy thấm dầu.

– Trút bớt phần dầu dư thừa sau khi chiên đậu vào bát, chừa lại một ít trong chảo, cho cà tím vào xào đến khi cà chín mềm.

– Khi cà đã chín, bạn thêm nấm đùi gà và đậu hũ đã chiên vào, nêm nước tương, muối, hạt nêm chay, chút đường và chút nước rồi hạ lửa nhỏ, đảo đều cho các nguyên liệu thấm gia vị. Đến khi nước cạn, bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra đĩa và rắc ít rau tía tô đã thái nhỏ lên, dùng nóng.

Lan Ngọc (tổng hợp)
Theo infonet.vn



CÁCH NẤU LẨU CHAY HÀ NỘI NGON TỪ QUÁN LẨU CHAY TRỨ DANH 

CÁCH NẤU LẨU CHAY HÀ NỘI NGON TỪ QUÁN LẨU CHAY TRỨ DANH 

Lẩu như một món ăn không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt, dù là mùa đông hay mùa hè, dù tiết trời ấm áp hay rét buốt. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi ngồi quây quần bên bạn bè, người thân quanh nồi lẩu nóng hổi, cùng có những phút giây quý giá và vui vẻ cùng nhau. Có thể nói, “văn hóa lẩu” đã đi sâu vào trong tiềm thức của người Việt Nam, trở thành một thứ “gia vị” không thể thiếu trong ẩm thực người Việt. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện nay, phần lớn các món lẩu được phục vụ là lẩu mặn. Chính vì vậy, những người ăn chay thường gặp khó khăn để thưởng thức món lẩu trọn vẹn.

Qua bài viết này, giới thiệu đến bạn cách chế biến các món lẩu chay ngon tại nhà, giúp bạn có thể tự chuẩn bị những nồi lẩu chay đúng vị để thưởng thức cùng bạn bè và người thân.

1. Lẩu chay với nấm kiểu Nhật

Sự nổi tiếng của lẩu chay nấm kiểu Nhật có lẽ là không một ai không biết. Người Nhật vốn nổi tiếng với các món ăn chay ngon, giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể từ trước đến nay và món lẩu nấm tới từ nước Nhật cũng không phải ngoại lệ. Vậy chế biến lẩu nấm Nhật Bản như thế nào?

món lẩu chay

Được chế biến từ những loại nấm đầy hương vị như nấm mỡ gà, nấm hương, nấm rơm.v.v. món lẩu chay với nấm này đem đến một hương vị riêng không đâu có được đến với người dùng. Với nước lẩu chay được làm hoàn toàn từ các loại rau củ tươi ngon; sự trong, thanh mát, ngọt vị của nước lẩu chay chính là điều sẽ gây ấn tượng với bạn từ ban đầu.

Đặc biệt, phần nguyên liệu nhúng lẩu chay, bao gồm hơn 5 loại nấm thiên nhiên khác nhau, được sơ chế kỹ trước khi đưa lên; sẽ góp phần mang đến cho thực khách sự phong phú khi dùng bữa, một liều thuốc bổ giúp tiếp thêm năng lượng cho người ăn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

enlightened Nguyên liệu

Nước lẩu chay:

  • 1,5 lít nước xuýt rau củ (có thể lấy nước ninh cà rốt cùng với cải thảo, su hào và dứa).
  • 30g quả kỳ tử
  • Gừng
  • 4 cây hành lá (thái nhỏ)
  • 1 bắp ngô ngọt (cắt làm 4)
  • 100g táo tàu khô

Đồ ăn kèm:

  • Rau chân vịt
  • Cải làn
  • Cải thảo
  • Cải thìa
  • Khoai tây
  • Nấm hương
  • Nấm mỡ
  • Nấm kim châm
  • Nấm rơm
  • Nấm đùi gà
  • Rau thơm
  • Đậu phụ
  • Mì trắng (hoặc mì tôm)
  • Giá đỗ
  • Ngó sen

Nước chấm cho món lẩu chay:

  • 90ml dầu mè
  • 90ml nước ấm
  • 2g muối (hoặc bột canh)
  • 50ml xì dầu
  • 30ml dấm
  • 15g đường trắng
  • 5g hạt mè

enlightened Cách chế biến với nấm kiểu Nhật

Đầu tiên, chúng ta bắt đầu với nước lẩu chay:

  • Cho tất cả nguyên liệu làm nước lẩu chay vào rồi đun sôi. Khi nồi đã sôi, giảm lửa và đóng nắp nồi vào rồi đun trong phòng 30 phút. Cuối cùng đưa ra bếp lẩu chay để thưởng thức.
  • Nêm thử, nếu cần cho thêm một ít gia vị vào để hợp với khẩu vị của người dùng

Đồ ăn kèm lẩu chay:

  • Nhặt và rửa sạch các loại rau. Đối với cải thảo thì nên thái đôi lá cải ra để dễ dàng hơn khi bỏ vào nồi.
  • Rửa sạch nấm. Đặc biệt là nấm hương sau khi rửa sạch nên ngâm nước ấm khoảng 30 phút trước khi sử dụng để nấm mềm hơn và khi ăn có độ ngậy hơn.
  • Khoai tây cần được cạo sạch vỏ và rửa qua, sau đó thái thành các miếng vuông nhỏ.
  • Với mì trắng, nên rửa và ngâm nước khoảng 10 phút trước khi ăn thì mì sẽ mềm hơn.
  • Đậu phụ cắt thành các miếng vuông nhỏ trước khi cho ra đĩa.

Nước chấm cho các món ăn kèm:

  • Lấy một chiếc bát, cho dầu mè vào đánh đều cùng với nước. Tiếp theo, cho các nguyên liệu làm nước chấm còn lại, đảo đều lên rồi chia ra các bát nhỏ.

lẩu chay chua cay

2. Lẩu chay chua cay

Vị chua cay nồng nàn trong các món lẩu chay thường khiến những người ăn thích thú. Dưới đây là một công nấu món lẩu chay chua cay đơn giản, giúp bạn tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị các món chay ngon vào những khoảng thời gian bận rộn.

lẩu chay ngon

enlightened Nguyên liệu làm lẩu chay chua cay:

  • 1 lít nước xuýt rau củ (hoặc nước ninh nấm)
  • 15g bột ngô
  • 15ml dầu mè
  • 1 củ hành tây
  • 1 quả ớt chuông
  • 2 củ tỏi
  • 30g sả
  • 2 cây hồi khô
  • 1g bột quế
  • 30ml xì dầu
  • 300ml cốt dừa
  • Nửa quả chanh
  • 1 lít nước
  • 45g đường trắng
  • 200g mì trắng (hoặc mì tôm)
  • 300g cải thìa
  • 4 cây nấm hương
  • 1 quả cà chua
  • 100g nấm kim châm
  • 150g nấm mỡ trắng
  • 1 củ khoai lang ngọt (hoặc khoai môn)
  • 1 củ cải đỏ
  • 200g cà rốt
  • 200g đậu phụ
  • Ớt bột: 5g

enlightened Cách chế biến Lẩu chay chua cay:

  • Đầu tiên, ngâm mì vào nước rồi để ráo nước. Sau đó đi rửa sạch nấm và rau rồi thái ra.
  • Thái đậu phụ và khoai lang. Sau đó, đun nóng chảo, cho dầu ăn vào rồi chiên đậu phụ rồi cho ra đĩa để nguội.
  • Chiên khoai lang sau đó để ra ngoài. Tiếp đến cho nồi lẩu chay lên, đổ nước vào đun sôi. Bỏ cà rốt cùng củ cải đỏ vào nồi nước để đun.
  • Cho bột ngô vào khuấy để trong nước xuýt rau củ.
  • Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào rồi bỏ tỏi vào phi. Khi tỏi phi có màu vàng chín, cho cà chua cùng gừng, sả và ớt chuông vào đảo đều lên. Nêm thêm gia vị khi đảo để nguyên liệu ngon hơn.
  • Cho nước xuýt rau củ vào chảo để đảo cùng rồi đưa quế cùng hồi khô vào cùng với xì dầu, đảo thêm khoảng 10 phút.
  • Khi nước xuýt rau củ đã đặc lên trong chảo, đổ tất cả vào nồi nước đang đun. Sau đó đóng nắp nồi và đun nhỏ lử trong 15 phút. Hết 15 phút, mở ra và cho cốt dừa, nước chanh, ớt bột vào để tạo vị chua cay.
  • Đưa nồi ra bếp ăn lẩu chuyên dụng, cho các món ăn kèm vào và thưởng thức món lâu chay chua cay thực dưỡng.

3. Lẩu chay mắm – Tinh hoa truyền thống từ miền Tây

Có một điều khá lạ là miền Tây không có mùa đông. Tuy nhiên, những món lẩu chay nơi đây lại rất ngon và ấm áp như tình người ở đó.

lẩu chay chua cay

buffet chay hà nội

Với mong muốn đem đến nét đặc sắc của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long tới nhiều người hơn nữa, lẩu chay mắm được Vị Lai giới thiệu trong bài viết này như một cách để tôn lên giá trị của ẩm thực truyền thống Việt.

Nước dùng đun từ hoa boa rô, chao, quyện với mắm đậu chay đặc chế làm cho hương vị của món ăn như “túm lấy” người dùng, thôi thúc con người ta tiến đến và thưởng thức món ăn. Rau củ tưới được nhúng vào nước dùng lẩu chay mắm, khi chín, mang theo cái vị mắn ngọt hiếm nơi đâu có được. Để rồi khi ăn, chút dư vị vẫn còn đọng trên đầu lưỡi, làm thực khách khó có thể quên được.

enlightenedNguyên liệu làm lẩu chay mắm:

  • Mắm đậu chay
  • Cà tím
  • Nấm hương
  • Đậu hũ
  • Nước dừa
  • Ớt
  • Gừng
  • Sả
  • Tôm chay
  • Cần tây
  • Bún
  • Muối
  • Bột ngọt
  • Đường

enlightened Cách chế biến lẩu chay mắm:

  • Lấy một chiếc nồi to, cho dầu ăn vào. Khi dầu sôi, cho cần tây, sả, ớt và gừng vào phi trước. Sau đó bỏ mắm đầu vào đảo cùng đến khi dậy mùi.
  • Đổ 1 lít nước dừa xiêm vào trong nồi cùng với 500ml nước và tôm chay. Thêm một chút muối, bột nêm vào cho vừa. Đun khoảng 10 phút, cho tiếp đậu hũ với rồi hạ nhỏ lửa, đóng nắp nồi.
  • Khi đun sôi nhỏ lửa được 10 phút, cho cà tím vào đun. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút.
  • Cuối cùng, múc hết cái ra, chắt lấy nước, cho vào nồi để nấu lẩu chay.

Nguồn: vilai.vn