TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
43 TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
62 TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO
TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO TOÀN TẬP
Thích Minh Chiếu
101 TRUYỆN THIỀN
KINH BÁCH DỤ
DẪN VÀO DUY THỨC HỌC -Tuệ Sĩ-
DẪN VÀO DUY THỨC HỌC
– Tuệ Sỹ –
- THỨC LÀ GÌ ?
Thành duy thức (Skt. Vijñaptimatratāsiddhi) là tên gọi chung cho hai tác phẩm của Thế Thân (Vasubandhu): Nhị thập luận (Skt. Viṃśatikā) và Tam thập luận (Skt. Triṃśatikā), trong đó tác giả chứng minh tất cả tồn tại duy chỉ là thức. Từ Sanskrit được dùng ở đây là vijñapti mà Hán dịch là thức, thay cho từ được dùng trong kinh điển nguyên thủy là vijñāna, chỉ cho sáu thức, mà Hán cũng dịch là thức. Cả hai từ chỉ chung cho một sự thể, hay thể tính, nhưng được biết đến dưới hai hoạt dụng khác nhau. Sự thể đó nói chung là thức.
Chính trong ý nghĩa các đối tượng xuất hiện trước thức hay cho thức, nên nói tất cả duy chỉ là thức. Hiểu theo cách hiểu thông tục, nói duy thức là nói rằng tất cả tồn tại ngoại giới thảy đều là sự biến hiện của thức, được sáng tạo bởi thức. Cảnh được thấy trong chiêm bao là những thứ được sáng tác tùy ý bởi thức, tuy có bị tác động bởi những biến cố nào đó trong lúc thức trước đó. Nhưng, nếu hiểu theo cách hiểu kinh điển, cảnh vật trong chiêm bao tuy nói là thức biến hay biến thái của thức, nhưng không phải là những thứ được tưởng tượng hay sáng tác tùy ý bởi thức. Chúng là những kinh nghiệm quá khứ được tích lũy, được lưu trữ như là những dữ liệu trong kho chứa thức. Sau đó chúng được biến thái, qua quá trình xử lý, nghĩa là qua những quan hệ tương tác giữa các dữ liệu, để rồi chúng xuất hiện như là đối tượng của ý thức. Duy nhất chỉ là đối tượng của ý thức, mặc dù trong chiêm bao cái vẻ như được thấy bởi mắt, được nghe bởi tai. Ý thức cũng không tùy tiện sáng tác cảnh chiêm bao. Cảnh vật chiêm bao xuất hiện, và ý thức vin vào đó để xuất hiện và hoạt động, quá trình xử lý tùy thuộc một số điều kiện, tùy thuộc các duyên.
Cuộc tranh đấu lịch sử của PGVN – Nam Thanh – VHĐ xuất bản
Cuộc tranh đấu lịch sử của PGVN – Nam Thanh – VHĐ xuất bản
TIỂU SỬ TĂNG-NI
MƯỜI BỨC TRANH CHĂN TRÂU
ĐỌC VÀ HIỂU KINH KIM CƯƠNG
LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO – Tập I & II
Lời tựa
Năm 2008, lần đầu tiên đặt chân hành hương đến Ấn Độ chúng tôi không sao diễn tả hết sự cảm động và hoan hỷ khi viếng thăm các Phật tích như Lumbini, Bodhigaya, Sarath, Kusinara và một số địa danh mà trong suốt những chặng đường trong 45 năm hoằng pháp của Đức Phật đã trải qua. Lần đầu tiên đến Ấn Độ, chúng tôi có tác ý xây dựng một ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy để bày tỏ lòng tôn kính của mình đối với bậc Đạo sư và muốn giới thiệu thêm về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè trên thế giới. Hoài bão ấy, chúng tôi và Thượng tọa Tiến sĩ Tường Quang đã thực hiện thành công, ngôi chùa Đại Lộc ở vùng đất Saranath đã khánh thành và đi vào hoạt động năm 2014. Ngày khánh thành có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Hòa thượng Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư tôn đức giáo phẩm của Phật giáo Nguyên Thủy, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, khoảng 300 tăng, ni và hơn 1000 Phật tử trong nước, hải ngoại và hơn 10 đại diện quốc gia các nước Phật giáo tại Ấn Độ đến tham dự. Ở Việt Nam, chúng tôi đã tổ chức một chuyến chuyên cơ, bay thẳng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Varanasi để cung đón chư tôn đức và phái đoàn Việt Nam đến tham dự lễ. Trong ngày khánh thành có ba đài truyền hình nổi tiếng ở Ấn Độ và báo chí đến đưa tin việc khánh thành và xây dựng chùa Đại Lộc ở Ấn Độ có tầm quy mô. Đặc biệt là có tượng Phật chuyển Pháp luân bằng đá cao 25m.
Từ nhân duyên phát nguyện xây chùa Đại Lộc và cho đến tận ngày hôm nay, mỗi năm chúng tôi đều hướng dẫn tăng, ni và Phật tử đi hành hương, viếng các Phật tích để hỗ trợ việc xây dựng và tổ chức đại lễ dâng y Kathina quốc tế hằng năm vào 15/10 âm lịch. Có những năm đi 3 lần, 2 lần, ít nhất là 1 lần trong năm. Và những lần đi hành hương như vậy, giờ rảnh rỗi trong đoàn, chúng tôi hay ghé vào các quầy sách để mua những loại sách Phật giáo và xem như đó là niềm đam mê của một người tu sĩ.
Ấn Độ là một quốc gia được xếp hạng 12 trên thế giới có người dân đam mê đọc sách. Vì thế sách vở ở Ấn Độ phong phú và đa dạng với nhiều thể loại như văn hóa, chính trị, xã hội, triết học, tâm lý và tôn giáo. Đặc biệt sách về Phật giáo vô cùng phong phú và có giá bán rất rẻ nên mỗi lần chúng tôi đi hành hương về lúc nào cũng có ít nhất 10 quyển sách ở nhiều thể loại khác nhau. Gần 10 năm qua, chúng tôi có khá nhiều những loại sách quý được mua tại Ấn Độ. Trong những loại sách đó, có quyển Luận lý học Phật giáo (Buddhist logic). Chúng tôi mua quyển này vào năm 2010 và khởi dịch vào năm 2011. Đến cuối năm 2014 mới hoàn thành. Khi hoàn thành, do bận rộn công tác tạp chí Phật giáo Nguyên Thủy và Phật sự của Giáo hội cũng như kinh phí in ấn chưa có nên tạm gác lại. Đầu năm 2016, chúng tôi bắt đầu đọc lại và chỉnh sửa để xuất bản.
Tác giả của quyển sách là một học giả nổi tiếng và nội dung của Luận lý học Phật giáo cũng vô cùng đa dạng và phong phú về tính học thuật triết lý thâm sâu và trình bày những lý luận về tư tưởng Phật giáo nâng tầm nhìn của giới Phật giáo lên một đẳng cấp cao. Luận lý học Phật giáo cũng là giáo trình giảng dạy của Đại học Quốc gia New Delhi tại Ấn Độ. Luận lý học Phật giáo bản tiếng Anh có hai tập. Tập 1 phần giới thiệu tác giả đã khái quát tầm quan trọng của môn luận lý học Phật giáo có 55 trang. Trong phần này, tác giả đã cô đọng những tinh túy về lý luận Phật giáo và đưa ra các học thuyết vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Trong tập 1 này, tác giả trình bày 5 phần. Phần 1 có 8 tiểu mục, phần 2 có 4 chương, phần 3 có 4 chương, phần 4 có 4 chương, phần 5 có 11 tiểu mục, phần kết luận, tác giả dành gần 20 trang để tóm lược tập 1. Tập 2 có 468 trang. Phần lời nói đầu, tác giả dành 101 trang để trình bày những giá trị về logic học Phật giáo với lăng kính suy luận nhận thức và tam đoạn luận. Còn lại hơn 300 trang cho các phụ lục, các chỉ số. Nội dung trình bày khá nhiều về những nguyên lý luận lý học Phật giáo theo Tam tạng kinh điển Pāli và Sanskrit. Truyền thống của Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Phát Triển, qua quyển Luận lý học Phật giáo, chúng ta càng thấy được sự vĩ đại của Đức Phật, trí tuệ cao siêu và học thuyết của Ngài vững chãi với thời gian lẫn không gian.
Nhận thấy quyển sách có giá trị về mặt học thuật cũng như liên hệ tới việc giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam, chúng tôi cố gắng hoàn tất bản thảo để xuất bản vào mùa xuân năm 2017 nhằm để đóng góp cho nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng như thêm tư liệu cho các giảng viên đang giảng dạy môn Luận lý học Phật giáo và các sinh viên có thêm tài liệu để nghiên cứu cho môn học này vì Luận lý học Phật giáo là một đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam.
Lần đầu tiên xuất bản một thể loại luận lý học Phật giáo mới mẻ này, chắc chắn không sao không có khuyết điểm. Xin các thiện hữu trí thức góp ý để kỳ tái bản được hoàn thiện. Chúng tôi xin cám ơn cô Cẩm Tú và cô Mỹ Hạnh đã đọc lại bản dịch và góp ý chỉnh sửa những chỗ thích đáng. Mong rằng món quà tinh thần này sẽ đến tay quý độc giả để chào đón kỷ niệm Đai lễ Tam hợp Phật lịch 2561 dương lịch 2017, góp phần công đức cúng dường lên đức Từ phụ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni kính yêu.
Tỳ Khưu Thiện Minh
PHẬT HỌC CĂN BẢN-Minh Đức Triều Tâm Ảnh
BẢN THỂ LUẬN TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA – Thích Nhuận Châu dịch
KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ-Thích Nữ Trí Hải dịch
KINH LĂNG GIÀ-Việt Dịch Thích Duy Lực
DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN – Thích Thiện Hoa
DUY THỨC HỌC-Thiện Hạnh
THIỀN LỤẬN – DAISETZ TEITARO SUZUKI – Việt Dịch Trúc Thiên
Những Điều Phật Đã Dạy
MINH GIẢI NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM
Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ
Việt Nam Phật Giáo Sử Lược – Thích Mật Thể
(Xin mời ACE: Đưa chuộc vào nền đen, hình vuông nhỏ mầu trắng, bên trên, góc phải, nhấp vào mũi tên trắng, mở lớn bài viết tiếp tục xem đọc…)
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM – THÍCH THIỆN HOA
(Xin mời ACE: Đưa chuộc vào nền đen, hình vuông nhỏ mầu trắng, bên trên, góc phải, nhấp vào mũi tên trắng, mở lớn bài viết. Đưa chuộc vào bài viết, kéo chuộc xuống xuống, xem đọc từng trang…)
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM – LÊ MẠNH THÁT
(Xin mời ACE: Đưa chuộc vào nền đen, hình vuông nhỏ mầu trắng, bên trên, góc phải, nhấp vào mũi tên trắng, mở lớn bài viết. Đưa chuộc vào bài viết, kéo chuộc xuống xuống, xem đọc từng trang…)
NHẬP TRUNG QUÁN LUẬN – Ngài Nguyệt Xứng
TRUNG QUÁN LUẬN – Tiến sĩ Thích Hạnh Bình giảng
Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào – Thiền sư Nhất Hạnh –
Yếu Chỉ Trung Quán Luận – HT.Duy Lực dịch
VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN – Nguyễn Lang –
THÀNH DUY THỨC LUẬN – Việt Dịch HT.Thiện Siêu
THÀNH DUY THỨC LUẬN Việt Dịch HT.Thiện Siêu
(Kính mời ACE: Đưa chuộc vào bài viết, góc dưới, bên trái, nhấp chuộc vào mũi tên thứ 2, tiếp tục xem đọc…)