TỰ ÁI – TỰ TRỌNG – TỰ DO – TỰ TẠI

TỰ ÁI
(01)

Tự ái là gì? Tự ái tiếng Anh là gì? Dấu hiệu của người có tính tự ái? Cách khắc phục để vượt qua lòng tự ái?

Tự ái là một tính cách không tốt tồn tại trong cảm xúc, lý trí của con người. Thể hiện với các dấu hiệu đề cao bản thân, thường cho rằng mình không được coi trọng và bị coi thường. Tự ái khiến người đó không cởi mở, gần gũi hay tương tác với mọi người xung quanh. Khi quá để tâm vào lời nói hay hành động của người khác, họ lại càng suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Cần nhận biết các dấu hiệu của tự ái, khắc phục tính tự ái để hoàn thiện bản thân. Cũng như mang đến nhiều cơ hội hòa nhập và phát triển trong xã hội.

Mục lục bài viết
• 1. Tự ái là gì?
• 2. Tự ái tiếng Anh là gì?
• 3. Dấu hiệu của người có tính tự ái:
• 4. Cách khắc phục để vượt qua lòng tự ái?

1. Tự ái là gì?
Tự ái là từ gốc Hán Việt, trong đó: Tự là bản thân, ái là yêu.
Tự ái là tự yêu bản thân mình, quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức. Họ luôn nghĩ đến các điểm đã làm tốt của bản thân, từ đó luôn nghĩ mọi người đang soi sét, không có thiện ý với mình. Từ đó mà thường sinh ra bực tức, cáu gắt, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường. Điều này khiến họ trở lên xa cách với mọi người xung quanh, dần hình thành sự đố kỵ và các tiêu cực khác.

Tự ái trước nhất là thái độ mặc cảm và xấu hổ về bản thân. Tự cảm thấy xa cách và không tin tưởng vào sự chân thành hay suy nghĩ của mọi người xung quanh về mình. Khi thấy hoặc cảm nhận chủ quan rằng mình kém thua người khác về phương diện này hay phương diện khác. Như vậy, họ lại càng đưa ra các lý do khách quan để giải thích, biện hộ cho sự kém cỏi của mình. Người tự ái cũng thường không có ý chí phấn đấu hay niềm tin nỗ lực mang đến thành công.

Người tự ái dễ sinh lòng hờn dỗi, ganh ghét, đố kị, mặc cảm với người khác. Đặc biệt là người có phần nổi trội hơn mình. Sự tự ái hình thành và chế ngự các suy nghĩ khách quan, các tự tin của con người.

2. Tự ái tiếng Anh là gì?
Tự ái tiếng Anh là Narcissism.

3. Dấu hiệu của người có tính tự ái:
Người tự ái thường dể tổn thương, họ xa lánh mọi người vì cảm giác không nhận được sự chân thành. Họ luôn muốn thổi phồng tầm quan trọng của chính mình và quan tâm hơn cả đến cảm xúc của bản thân. Người tự ái ít quan tâm đến cảm xúc của người khác, và thường có lòng tự trọng rất cao. Sự tự tin của về bản thân thường không quá lớn so với sự tự ti khi không thể hòa nhập. Do vậy mà người hay tự ái vừa đáng trách cũng rất đáng thương.

Các dấu hiệu của người tự ái có thể nhận diện như sau:

Luôn thích làm trung tâm của sự chú ý:
Người tự ái thường thích làm trung tâm của sự chú ý, họ yêu bản thân. Khi được quan tâm, họ cho rằng mình quan trọng đối với mọi người xung quanh. Họ nhanh chóng cảm thấy hụt hẫng nếu sự quan tâm đó được chuyển hướng sang câu chuyện, chủ đề về con người khác. Các cảm xúc này đến từ trong cuộc sống đời thường và cả khi làm việc. Mang đến sự tự ti, xa cách với tất cả mọi người.

Họ thường nhắc nhở về các thành tích của họ, muốn các việc mình làm phải là tốt nhất. Giải thích tại sao ý tưởng và đề xuất của họ xứng đáng được xem xét đặc biệt. Cũng như cảm thấy hụt hẫng, bất công nếu không được đánh giá cao, không được đối xử đặc biệt. Họ làm cho mình trở nên “quyền lực” hơn và có ảnh hưởng nhất có thể. Cũng như mong muốn nhận được sự thuận lợi, hưởng ứng tốt nhất từ mọi người xung quanh. Các suy nghĩ này thể hiện sự yêu bản thân quá mức.

Thường bị cảm xúc lấn át:
Người tự ái luôn đặt cái tôi của bản thân lên đầu. Kể cả trong công việc, sinh hoạt, giao tiếp hay trong đời sống tình cảm. Nếu ý nghĩa của phê bình để nhận ra khuyết điểm, để sửa sai và có kinh nghiệm phát triển bản thân. Thì với người tự ái, họ xem là mình đang bị đối xử bất công, đang bị trù dập. Các suy nghĩ bốc đồng đó cũng là cơ sở để đưa ra những quyết định sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong đấu tranh giữa lý trí và cảm xúc, các cảm xúc của người tự ái thường lấn át. Họ luôn cố chấp, bao biện cho các lỗi sai của mình. Đôi khi họ không thèm tranh luận vì tính bảo thủ trong suy nghĩ. Họ không chịu nhìn nhận quan điểm của người khác, không lắng nghe, tiếp thu các ý kiến mang tính chất xây dựng. Vì với họ, đó là sự lên mặt, sự dạy đời và điều khiển cuộc sống đáng ra thuộc về họ.

Vì thế mà dễ đưa cuộc tranh cãi vào bế tắc, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh. Người tự ái cũng khó có được các mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết với mọi người.

Kỹ năng làm việc nhóm hạn chế:
Người hay tự ái thường có cái tôi rất lớn, luôn giữ ý kiến của bản thân mình. Trong nhiều trường hợp, họ không đưa ra quan điểm vì nghĩ rằng rồi cũng bị bác bỏ. Họ mang đến các suy nghĩ và đánh giá khác với số đông, và thường không mang lại hiệu quả tương tác trong nhóm.

Thậm chí khi được người khác góp ý bổ sung ý kiến sẽ không hài lòng, nổi lên tính tự ái. Họ chấp nhận dung túng cho các suy nghĩ, quan điểm hẹp hòi, gò bó của mình. Từ đó có thể gây tranh cãi không đáng có làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc chung. Tính chất hoạt động tập thể cũng không mang lại hiệu quả cao nhất.
Không chịu rút kinh nghiệm, chậm tiếp thu cái mới:

Những người hay tự ái thường khó nhận ra cái sai của bản thân. Thường kém trong phán đoán, cân nhắc để điều chỉnh các kế hoạch trong mục đích thực hiện. Không chịu rút ra kinh nghiệm, bài học từ những người đi trước. Sự bảo thủ khiến họ luôn có những suy nghĩ theo lối mòn, theo quan điểm cá nhân. Từ đó mà không hòa mình vào tập thể, vào cái chung. Sự tự ái cũng đến từ suy nghĩ mình không được đánh giá cao trong tập thể, nên họ lựa chọn không tham gia vào tập thể.

Sau những lần thất bại, vấp ngã, sai lầm, họ không chịu thay đổi. Các đánh giá để điều chỉnh bản thân không được thực hiện. Bởi họ sợ thay đổi người khác sẽ nghĩ rằng mình kém cỏi. Họ cố gắng chứng minh mình có khả năng, mình làm đúng ngày từ các chiến lược đầu tiên. Trong khi có thể đã nhận thức ra sự sai lầm của mình. Sự ngại thay đổi, sợ bị mọi người đánh giá, sợ không được coi trọng lấn át đi sự quyết đoán. Chính điều này càng làm họ khó đi đến thành công.

Sống trong đau khổ, dằn vặt:
Cuộc sống của họ thường có các suy nghĩ cảm xúc tiêu cực, thường cảm nhận được sự tồi tệ từ mọi khía cạnh. Người có tính dễ tự ái sẽ dễ bị đau khổ, bất an, khó có được những giây phút yên bình, vui vẻ. Bởi họ luôn tự nhìn nhận bản thân trong mắt người khác bằng sự tiêu cực. Họ luôn để bụng, dằn vặt, đau khổ mà không có cách giải thoát.

4. Cách khắc phục để vượt qua lòng tự ái?
Sẵn sàng tiếp thu các nhận xét, đóng góp của người khác:
Người tự ái phải có ý thức thay đổi bản thân, bước ra khỏi ranh giới mặc cảm hay suy nghĩ tiêu cực. Sẵn tâm lý thoải mái để đón nhận những tư tưởng mới lạ, tham gia cải thiện các mối quan hệ. Cần lắng nghe các góp ý của người khác, nhìn nhận lại bản thân để có sự thay đổi tích cực hơn.

Áp dụng hai nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn khắc phục tính tự ái một cách dễ dàng và hiệu quả:

– Lắng nghe các góp ý đúng để thay đổi:
Phải thấy được sự chân thành, góp ý thay đổi, phát triển của người khác. Không tạo ra các vỏ bọc cho bản thân để có thể học hỏi và thay đổi tốt hơn. Hãy lắng nghe cho dù đó là những lời khuyên nhỏ nhặt. Họ có thể là khách hàng góp ý đối với sản phẩm, với chất lượng dịch vụ của bạn. Họ có thể là người thân cho bạn những lời khuyên trong cuộc sống.

Đừng sợ nghe những lời chỉ trích, đừng ngại thay đổi. Phải cố gắng hướng đến các tích cực, chất lượng trong cuộc sống. Thay vì không dám vượt qua các giới hạn của bản thân để dậm chân tại chỗ.

– Tập chung hoàn thành các mục tiêu, chứng minh bản thân:
Nếu cảm thấy mình đang bị mọi người đánh giá thấp, ban phải kiên trì học hỏi, chứng minh thành công của mình. Cho họ thấy những gì họ nghĩ về bạn hoàn toàn sai lầm. Thay vì trở thành mặc cảm, tự ti, nhu nhược và bắt đầu so sánh mình với người khác. Hay khoanh vùng mình vào một góc, thu hẹp các mối quan hệ và các cơ hội trước mắt.

Điều tốt nhất bạn nên làm vạch ra các định hướng, mục tiêu và quyết tâm. Tập trung vào từng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà mình đã đặt ra, từng bước hoàn thành những mục tiêu đó. Bạn xứng đáng và phù hợp để thực hiện các thay đổi. Cũng như có năng lực để vượt qua các rào cản của bản thân.

Hãy tâm niệm rằng mọi điều bạn làm là vì chính bạn, bởi bản thân bạn xứng đáng với điều tốt nhất. Cũng như chứng minh cho mọi người thấy các khả năng, những việc bạn có thể làm.

Chế ngự lòng tự ái:
Phải thực hiện bằng sự quyết tâm, nỗ lực thay đổi để tìm kiếm các hiệu quả.

– Thấy điều hay thì học, thấy điều sai thì sửa, cái gì không tốt thì bỏ.
– Không cố chấp, không quan trọng hóa vấn đề, không kỳ vọng quá mức vào bản thân.
– Không chán nản, thất vọng, làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau.
– Không đòi hỏi toàn hảo, không dễ dãi với mình, không khắt khe với người khác.

Đó không chỉ là bí quyết chế ngự lòng tự ái. Mà còn là phương pháp giúp bạn hài hòa sự vận động giữa cơ thể và tâm trí. Giúp bạn có được suy nghĩ tích cực, khám phá các giới hạn của bản thân. Tạo tiền đề cho một cuộc sống hạnh phúc, thanh thản. Các suy nghĩa cần được thực hiện trong hành động, với quyết tâm trong công việc. Thay vì cứ ủ rũ và bi quan trong năng lực hay cái nhìn của mọi người về mình.

Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

TỰ ÁI
(02)

Trong cuộc sống khi chúng ta mắc phải những sai lầm và nhận được những ý kiến đóng góp của những người khác, đối với những người tích cực họ sẽ coi đó như là những bài học để hoàn thiện bản thân nhưng đối với những người tiêu cực họ có thái độ không lắng nghe những ý kiến từ người khác đề cao cái tôi. Tính cách đó được gọi chung là tự ái.

1. Tự ái là gì?
Tự” có nghĩa là bản thân mình, “ái” có nghĩa hán việt là yêu. Tự ái là tự yêu bản thân mình. Đây là một tính từ mang nghĩa chỉ sự đề cao cái tôi của bản thân mà sinh ra cáu gắt, giận dỗi, bực tức mỗi khi bản thân mình bị coi thường hoặc bị người khác đánh giá thấp.

Tự ái cũng có thể nói tới một hành động hờn dỗi, sự phản kháng tiêu cực của một người nào đó khi họ bị người khác không công nhận thực lực. Ví dụ tự ái khi bạn cảm thấy mặc cảm với bản thân cho rằng mình luôn thua kém người khác. Hoặc đây cũng là một từ chỉ sự đề cao bản thân mà sinh ra hờn dỗi, tức giận khi ai đó hạ thấp bạn. Những người có tính cách tự ái dễ sinh lòng ganh ghét, đố kỵ, hờn dỗi và mặc cảm với người khác, nhất là đối với những người khác có thành tích cao hơn mình.

Theo nghiên cứu khoa học, tự ái là một hội chứng của việc rối loạn nhân cách. Tự ái dùng để chỉ những người luôn quan tâm, để ý đến sự thành công của bản thân và đề cao tầm quan trọng của mình đối với xã hội. Trong các mối quan hệ họ thường khó kết nối với những người khác do tính cách hay giận dỗi, e ngại tiếp xúc với người khác. Họ khao khát nhận được sự ngưỡng mộ và để ý từ những người khác.

2. Những biểu hiện của người có tính tự ái
– Coi mình là tâm điểm

Người có tính tự ái thường muốn được là tâm điểm của sự chú ý đối với mọi người trong cuộc sống cũng như trong công việc. Người có tính tự ái luôn muốn mọi người phải chú ý và nhớ tới những hành động, thành tích của mình và muốn những suy nghĩ và ý tưởng của họ phải được coi trọng và xem xét, đề cao. Người tự ái thường hay có những suy nghĩ tiêu cực, tự làm tổn thương đến bản thân mình và luôn suy nghĩ không có ai để ý và quan tâm mình. Luôn có suy nghĩ mình không quan trọng trong xã hội.

– Bị cảm xúc chi phối
Người có tính tự ái sẽ bị cảm xúc chi phối mạnh bởi vì họ luôn quan trọng và đặt cái tôi lên hàng đầu. Trong cuộc sống khi nhận được những lời khuyên, những lời góp ý của những người xung quanh người có tính tự ái sẽ cho rằng những lời nói đó của họ đang hạ thấp bản thân mình và coi thường mình. Điều đó sẽ dẫn đến sự mặc cảm, tự ti, bốc đồng và thậm chí họ sẽ đưa ra những quyết định sai lầm dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng. Trong các cuộc tranh luận hoặc nói chuyện người có tính tự ái sẽ không bao giờ thừa nhận cái sai về mình mà luôn cố chấp cho rằng bản thân mình đúng. Những người này đề cao quan điểm của bản thân mà không chịu nhìn nhận quan điểm của người khác đưa ra nên đôi khi những quan điểm của người có tính tự ái mang tính tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện và mối quan hệ với tất cả mọi người, đặc biệt những câu nói đùa của người khác cũng khiến người tự ái suy nghĩ để ý và làm quá vấn đề khiến cho mối quan hệ trở nên xấu.

– Kỹ năng làm việc nhóm kém
Với tính cách đề cao cái tôi của bản thân, do vậy những người có tính tự ái thường mang sự bảo thủ và cố chấp. Họ không có xu hướng thích lắng nghe những ý kiến đóng góp từ người khác, nếu nghe những lời đóng góp của người khác họ sẽ cảm thấy không hài lòng không đồng ý với những ý kiến quan điểm đó dẫn tới hiệu quả công việc không cao hoặc có những người không tự tin vào bản thân mình nên khi nào việc nhóm họ cũng không tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cho nhóm. Có rất nhiều người khó chịu khi phải làm việc với người có tính cách bảo thủ, cố chấp không có tinh thần xây dựng nhóm mà chỉ tập trung đề cao ý kiến cá nhân khi nhận sự đánh giá từ người khác thì giận dỗi.

– Không chịu tiếp thu ý kiến của người khác
Tính cách điển hình của người có tính tự ái đó là không chịu nhận lỗi sai và không lắng nghe tiếp thu ý kiến của người khác. Đối với những người tích cực khi được người khác góp ý hoặc chê trách họ vui vẻ nhận lỗi và thẳng thắn rút kinh nghiệm sau những sai lầm đó, họ coi đó là những kinh nghiệm quý báu. Nhưng người tự ái họ luôn có một suy nghĩ là bản thân họ luôn đúng và không chịu thay đổi tính cách và những hạn chế của mình. Tự ái là một rào cản lớn để tới thành công của mỗi người.

– Suy nghĩ tiêu cực quá nhiều
Người có tính tự ái sẽ suy nghĩ quá nhiều. Đôi khi chỉ là những câu nói trêu đùa của những người xung quanh cũng khiến họ phải suy nghĩ bất an. Người có tính tự ái khó có được những giây phút sống bình yên, vui vẻ bởi lúc nào trong đầu họ cũng có những suy nghĩ tiêu cực, những trạng thái bất an. Người có tính tự ái luôn tự dằn vặt và trách móc bản thân mình và không có cách nào giải thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực ấy. Những người có tính tự ái trước những tổn thương sẽ không tìm cách quên đi mà càng ngày càng lún sâu vào tổn thương đó.

3. Nguyên nhân dẫn tới tự ái
Tự ái được hình thành trong quá trình trưởng thành của chúng ta bắt đầu xuất hiện ở tuổi thiếu niên, khi đó suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta đang trong quá trình phát triển với tâm lý muốn khẳng định mình và có sự so sánh mình với bạn bè đồng trang lứa.

Môi trường sống cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự tự ái, sự bỏ mặc của bố mẹ, gia đình và người thân khi con cái đến tuổi trưởng thành không thấu hiểu và bên cạnh con mỗi khi con cần, để bản thân con trải qua những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực sẽ dẫn đến tự ái và không tự tin vào bản thân.

4. Bí quyết để vượt qua sự tự ái
– Thẳng thắn đối mặt với những phê bình của người khác

Muốn vượt qua sự tự ái, chúng ta phải tạo cho mình sự thoải mái và gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đón nhận những tư tưởng mới. Chúng ta cần dũng cảm đối mặt với những góp ý của những người xung quanh, cần tiếp thu và sửa đổi để trở thành một phiên bản tốt hơn. Nếu những lời khuyên đó của họ là sai bạn cần cố gắng thực hiện tốt công việc để chứng minh rằng bạn đang đúng. Tập trung vào mục tiêu mà bản thân đã đề ra thay vì cứ mãi nhìn thành công trên cao của người khác.

– Rèn luyện tính khiêm tốn
Chúng ta cần hạ thấp cái tôi xuống để nhìn thấy những ưu điểm và điểm mạnh của người khác. Đồng thời tiếp thu những ý kiến đóng góp của họ, không quá cố chấp trong mọi vấn đề và không kỳ vọng quá mức vào bản thân. Dám đối mặt với những sai lầm và sửa chữa nó trân trọng những ý kiến đóng góp của người khác. Không quá kiêu căng, thể hiện quá đà.

– Luôn có suy nghĩ tích cực
Đứng trước một vấn đề, chúng ta cần có những suy nghĩ tích cực để đưa ra những quyết định sáng suốt. Đôi khi sự tự ái sẽ làm chúng ta mất tự tin vào khả năng của mình khiến ta suy nghĩ không có khả năng làm được việc đó. Vì vậy một thái độ sống tích cực là điều quan trọng để chúng ta có thể loại bỏ sự tự ái. Thái độ sống tích cực là một liều thuốc tinh thần giúp chúng ta có thể xoa dịu về tinh thần để hướng tới một cuộc sống hạnh phúc yên bình vui vẻ cùng mọi người.
Trên đây là một số chia sẻ của luật Minh Khuê về tính tự ái. Hy vọng đó là những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Mong rằng tài liệu này có thể giúp bạn nhận ra được những tính cách của bản thân.

Nguồn: https://luatminhkhue.vn/tu-ai-la-gi.aspx

Lòng Tự Trọng

Lòng tự trọng thể hiện giá trị của bản thân con người, từ đó giúp họ được tôn trọng và đánh giá cao. Lòng tự trọng được chính bản thân con người nuôi dưỡng, hình thành và thể hiện. Qua đó mang đến kết quả được phản ánh ra bên ngoài, để mọi người nhìn nhận và tôn trọng. Do đó, tự trọng mang đến ý nghĩa cũng như vai trò lớn trong nhận thức và cuộc sống của con người. Đây là đức tính tốt, có ý nghĩa thúc đẩy con người phát triển tích cực. Con người cần xây dựng và nuôi dưỡng để lòng tự trọng được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ, mang đến giá trị bản thân.

Mục lục bài viết

1. Lòng tự trọng là gì? 

Lòng tự trọng là sự coi trọng danh dự, phẩm chất, tư cách của chính bản thân. Tự bản thân thấy được giá trị trong con người mình. Qua đó coi trọng các giá trị đó, giúp con người được người khác tôn trọng, mang đến nhiều giá trị tích cực cho người khác. Lòng tự trọng là một đức tính cần phải có trong mỗi người. Mất tự trọng bạn sẽ mất đi rất nhiều thứ, mất luôn cả giá trị chính mình. Từ đó không thể hiện được chất lượng trong năng lực, quyết định cũng như tiếng nói đối với người khác.

Người có lòng tự trọng là luôn biết trị giá của chính mình mình. Sự tự trọng cho ta thấy các giá trị xung quanh bên cạnh lý tưởng nhận thức đúng đắn. Biết mình là ai, mình có những gì, tự hào về điều gì và không để mọi người xâm phạm đến những điều ấy. Mang đến giá trị thể hiện cho bản thân cũng như được mọi người xung quanh đánh giá cao.

Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Họ bảo vệ cho các quyền và lợi ích không để người khác xâm phạm. Lòng tự trọng sẽ không là những thứ đi ngược với lương tâm con người. Bản thân con người cần mang những nhận thức chuẩn mực và đúng đắn để thể hiện trong cuộc sống.

Người có lòng tự trọng:

Người có lòng tự trọng là những người hiểu giá trị của mình, biết mình là ai, mình có những gì,… Khi đó, họ xác định được giá trị bản thân, điều được và không được làm. Và họ luôn cố gắng bảo vệ lòng tự trọng đó của mình, không cho bất kỳ ai xâm phạm. Cũng như thể hiện các giá trị của bản thân họ để người khác tôn trọng.

Lòng tự trọng được chia thành 2 cấp bậc:

Đó là: lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp. Qua đó mang đến cư xử và mức độ Đó là: lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp. Qua đó mang đến cư xử và mức độ điều chỉnh hành vi, chuẩn mực của họ.

+ Những người có lòng tự trọng thấp luôn nhìn nhận vấn đề theo hướng tiêu cực, phiến diện. Họ luôn nghĩ những thứ đang xảy ra không quan trọng đối với họ và có cách cư xử, suy nghĩ làm mất đi giá trị của bản thân.

+ Ngược lại với những người có lòng tự trọng, họ không bao giờ coi rẻ giá trị bản thân vì bất cứ điều gì. Họ luôn nhìn nhận, quyết định cũng như chủ động bảo vệ các lợi ích tốt nhất. Mọi hành động và suy nghĩ của họ đều cho thấy họ là người liêm khiết, chính trực, dám làm dám nhận.

2. Lòng tự trọng tiếng Anh là Self-esteem.

3. Vai trò và ý nghĩa của lòng tự trọng đối với cuộc sống con người:

Không chỉ là một phẩm chất cao quý, lòng tự trọng còn mang đến nhiều ý nghĩa tích cực cho con người. Lòng tự trọng là giá trị của mỗi con người, cũng như thể hiện trong giá trị cuộc sống của họ. Phản ánh với các ý nghĩa nổi bật như:

– Giúp chúng ta biết cách tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng người khác. Nhìn nhận các quyền lợi, tiếp cận hiệu quả trong nhu cầu và giới hạn của quyền lợi đó.

– Tạo động lực để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. Mang đến nhìn nhận tích cực, để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong mục tiêu và động thái sẵn sàng. Tự trọng là động lực để chúng ta mạnh mẽ bước tiến và gặt hái nhiều thành công. Qua đó, con người tìm kiếm được các lý tưởng và có thái độ sống tích cực hơn.

– Nâng cao phẩm giá và sự uy tín cho bản thân mỗi con người. Từ đó cũng đánh giá và nhìn nhận trực quan hơn về con người trong xã hội.

– Được nhiều người yêu quý, nể phục và tôn trọng. Có được tiếng nói, giá trị cống hiến cũng như bài học cho người khác. Trở thành các tấm gương về nhận thức và thái độ sống tích cực đối với cộng đồng.

Các vai trò đối với chính bản thân con người:

Lòng tự trọng giúp con người nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Sự tự trọng giúp họ xác định được giới hạn của công việc, của mối quan hệ. Cũng như không cho phép các khó khăn, trở ngại tác động đến sự cố gắng, sáng tạo của họ. Tạo động lực và tự tin vững bước trên con đường của chính mình. Sẵn sàng thích ứng và thay đổi trong hoạt động cuộc sống.

Lòng tự trọng còn giúp ta sống đúng lương tâm, trách nhiệm, đúng chuẩn mực. Không làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật,… Chính sự tự trọng mang đến thước đo trong giới hạn bản thân con người. Họ đặt mình trong vị thế của người khác để điều hòa các mối quan hệ xung quanh.

Lòng tự trọng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình. Nhìn nhận, thay đổi là tất yếu để con người được hoàn thiện, được tốt hơn. Để từ đó không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên, giúp bản thân hoàn thiện hơn.

Lòng tự trọng thể hiện ở các khía cạnh cuộc sống:

Trong gia đình, nếu thiếu lòng tự trọng, các thành viên sẽ không biết tôn trọng lẫn nhau. Nhờ có tự trọng mà vai vế được xác định. Có sự tôn trọng, kính trên nhường dưới, lắng nghe và chia sẻ với nhau. Đặc biệt khi gia đình là nơi để về, gia đình sẽ che chở cho con người.

Trong xã hội, nếu có quá nhiều người thiếu lòng tự trọng thì không sớm thì muộn cũng đầy những kẻ dối trá, sẵn sàng chà đạp lên những nguyên tắc tốt đẹp giữa người với người. Thông qua pháp luật và các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức mà lòng tự trọng được nâng lên.

Hành vi giả dối, lừa gặt sẽ được ngăn chặn và biến mất dần trong xã hội. Từ đó nhân lên vai trò và ý nghĩa của các phẩm chất, đức tính tốt đẹp khác ở con người. Cũng như giúp các mối quan hệ xã hội được phát triển, nâng cao.

Các giá trị của lòng tự trọng:

Sống biết tự trọng con người sẽ không làm những điều dối trá. Tuy người khác không biết nhưng chính mình biết rõ. Chẳng hạn như:

+ Một học sinh biết tự trọng sẽ không gian dối trong học tập thi cử. Sẽ nghiêm túc thực hiện công việc học tập, rèn luyện.

+ Một công chức nhà nước biết tự trọng thì biết tự giác hoàn thành nhiệm vụ, không lợi dụng chức vụ để tư túi. Từ đó bài trừ được các hành vi, các vi phạm được chủ thể có chức quyền thực hiện.

+ Một con người biết tự trọng sẽ không phản bội lòng tin của người khác. Giúp con người có cơ sở chắc chắn để tin tưởng và yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

4. Biểu hiện của tự trọng:

Khi cuộc sống ngày càng xô bồ thì lòng tự trọng ngày càng được đề cao. Con người cần phải có lòng tự trọng để biết cách đối nhân xử thế, biết mình cần làm gì và muốn làm gì để phân biệt được đúng – sai, phải – trái, ngăn chặn bản thân làm những việc trái với lương tâm. Qua đó có những biểu hiện cụ thể, rõ ràng trong cuộc sống và nhận thức.

Mỗi chúng ta không phải ai sinh ra đều hoàn hảo cả. Ai cũng có những khuyết điểm cần sửa chữa và khắc phục từng ngày. Do đó mỗi người cần thể hiện lòng tự trọng, cần trau dồi để mang đến các giá trị thể hiện hiệu quả của bản thân ngoài xã hội. Và chính lòng tự trọng sẽ là kim chỉ nam giúp chúng ta có hướng đi cụ thể, rõ ràng hơn cho bản thân. Cũng như giúp đánh giá thái độ sống, đánh giá giá trị của một con người.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng hiện hữu trong mọi hoạt động sống thường ngày, từ những việc to lớn cho đến những hành động rất nhỏ. Phản ánh trong suy nghĩ, hành vi được con người thực hiện. Qua đó phản ánh nhu cầu, quyết định và các tư tưởng của họ đối với sự vật, mọi người xung quanh.

Có thể liệt kê một vài biểu hiện của lòng tự trọng như:

– Luôn cố gắng hoàn thành công việc mình, chịu trách nhiệm bằng chính năng lực bản thân. Thể hiện các chuyên môn, đảm nhận công việc trong tinh thần lắng nghe, tiếp thu và hoàn thành tốt nhất công việc.

– Sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Không bao giờ đổ lỗi cho người khác để phủ nhận sai sót của bản thân. Phải để bản thân xác định được thực lực, nhìn nhận so với mặt bằng xung quanh để rút ra bài học.

– Tự nhận ra lỗi lầm của bản thân và lắng nghe góp ý của người khác với thái độ cầu tiến.

– Sống nhã nhặn, luôn chan hòa vui vẻ với người khác. Họ luôn ý thức rằng tôn trọng người khác là tôn trọng chính bản thân mình.

– Có chứng kiến, kiên định với các định hướng, mục tiêu của bản thân, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực.

– Ngoài ra, tự trọng còn được thể hiện trong nhiều hành động nhỏ như: không tham tiền bạc của người khác, nhặt được của rơi trả lại cho người mất. Lỡ va quệt vào người khác khi tham gia giao thông thì sẽ xin lỗi, hỏi han người đó cẩn thận,….

Một số biểu hiện của người thiếu lòng tự trọng:

Lòng tự trọng không chỉ là phẩm chất tạo nên giá trị cho mỗi người mà còn tác động đến toàn xã hội. Ngày nay có rất nhiều người nhiều việc thể hiện thiếu lòng tự trọng.

+ Học sinh tìm cách quay cóp trong những kỳ thi, sinh viên chép lại luận văn mỗi kỳ thi tốt nghiệp.

+ Ngoài đường người ta đi vào đường ngược chiều hay vượt đèn đỏ tự nhiên khi không có cảnh sát. Đi lên các vỉa hè hay làn đường dành riêng cho người đi bộ.

+ Nơi công sở người ta làm việc riêng hay dùng điện thoại cơ quan để trò chuyện hàng giờ.

+ Nơi công cộng người ta gây phiền hà cho mọi người không có ý thức giữ vệ sinh bảo vệ môi trường.

Nguồn: https://luatduonggia.vn/long-tu-trong-la-gi-y-nghia-bieu-hien-va-vai-tro-cua-tu-trong/

Tự trọng

Khái niệm về bản thân là những gì chúng ta nghĩ về bản thân; lòng tự trọng, là những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về bản thân, như cách chúng ta cảm nhận về nó.” 

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1_tr%E1%BB%8Dng

TỰ TẠI

Tự tại 自在 có nghĩa là: ジザイ jizai ||| (1) Translated into English as “freedom,” “omnipotence,” but it is difficult to find the adequate expression to deliver the meaning of zizai . What is being referred to by this term is the ability of a buddha to function throughout the universe in any way without impediment. For example, a buddha has all kinds of “supernatural powers” (神通), such as knowing the past and future, reading minds, etc. But in Buddhism, the reason such “powers” are possible is not because of the development of great personal power on the part of a buddha, but because of his/her realization of the world to be completely interpenetrated (通). Thus, the unhindered function of a buddha is nothing other than an expression of the reality of the universe. (2) The name of a god in the Lotus Sutra. 〔法華經 T 262.9.2a17〕

1. Được hiểu là sự tự do tuyệt đối, sức mạnh vạn năng, nhưng khó tìm được từ nào để diễn tả tương ứng với nghiã của thuật ngữ nầy. Ý nghĩa của thuật ngữ nầy là chỉ cho năng lực của Đức Phật có thể vận hành suốt khắp mọi cõi giới mà không hề chướng ngại. Chẳng hạn, một Đức Phật thường có đầy đủ năng lực thần thông (神通), như biết rõ quá khứ vị lai, biết rõ tâm niệm của người khác… Nhưng theo đạo Phật, nguyên do các năng lực thần thông nầy có được không phải vì sự phát huy một năng lực cá nhân của một vị Phật, mà do vì sự chứng ngộ của Ngài về thế giới là hoàn toàn xuyên suốt (thông 通), Do vậy, năng lực không ngăn ngại của Đức Phật chẳng khác gì hơn là thực tại của vũ trụ.

2. Tên một vị thần trong kinh Pháp Hoa.

Nguồn: https://phatgiao.org.vn/tu-dien-phat-hoc-online/tu-tai-k9762.html

TỰ DO VÀ TỰ TẠI
CHÁNH TRÍ

Có lẽ không ở thế kỷ nào mà nhân loại bàn và đòi hỏi về tự do bằng thế kỷ thứ XX này. Nào tự do cá nhân, tự do tư tưởng, tự do ngôn ngữ, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do kinh doanh,v.v… Đây là không kể những cái tự do thông thường như tự do ăn mặc, tự do ăn ở… mà mỗi người được quyền sắp đặt tùy ý và tùy túi tiền mình.

Tuy nhiên, như chúng ta biết, các thứ tự do đó đều là những tự do tương đối, có giới hạn: mỗi người được tự do làm những gì mình muốn miễn đừng đụng đến tự do của người khác, hay miễn đừng phương hại đến an ninh công cộng, quyền lợi chung của số đông, sinh tồn của xứ sở… Bị hạn chế như thế vì những tự do của thế gian không ít thì nhiều đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với đời sống duy vật, hữu vi, mê chấp của chúng sinh. Còn sống trong xác thịt, vì xác thịt, trong cảnh giới hữu hình hữu tướng, mỗi người đều tự thấy khác với bao nhiêu người xung quanh, mỗi chúng sinh chẳng những muốn giữ chặt phần của mình mà còn muốn khuếch trương là khác, thì bảo làm sao có tự do tuyệt đối được.

Xét cho thật kỹ, đi thật sâu vào vấn đề, chúng ta sẽ thấy những tự do hạn chế đó lắm khi vì lỗi lầm của mỗi người mà hóa ra con số không.

Như tự do cá nhân, thí dụ: Khi bản thân chúng ta không bị bắt bớ giam cầm, tù tội một cách vô cớ, trái với luật pháp, thì chúng ta tự cho là tự do cá nhân của chúng ta được tôn trọng. Đúng như vậy, nhưng chỉ đúng với đối lập, còn tự ta đối với ta, ta có thể từ ngày lập gia lập thất, mỗi người chúng ta tự truất cái quyền tự do cá nhân rồi. Câu “Vợ dây con trói” là một nhận xét rất chân xác của người xưa về cảnh con người tự bắt bớ, tự cột trói lấy mình. Thêm vào đó còn gia nghiệp, càng to lớn bao nhiêu lại càng giam cầm, làm tù làm tội con người bấy nhiêu.

Hay một thí dụ khác: Tự do đi lại. Có quyền đó rồi mà cứ mắc lo giữ của giữ nhà, sợ hao sợ mất, hóa ra một tấc đường chẳng dám ra đi. Vậy cái tự do đi lại có cũng như không.

Đến những cái tự do khác, như tự do tư tưởng, tự do ngôn ngữ, tự do tín ngưỡng… cũng đều tùy thuộc ta mà có hay không, mà bị hạn chế nhiều hay ít. Tâm ta có hướng về một vấn đề nào đó mới phát sinh những tư tưởng, ngôn ngữ, tin tưởng về hướng đó, còn không thì thôi. Không là vì hướng ấy bị che khuất, bị chướng ngại.

Tóm lại, vì con người thế gian bị vấp ngã chấp, pháp chấp, chưa thấy được cái Chân, cái Thật của mọi sự vật cho nên không thông đạt với muôn sự muôn vật, hóa ra vốn tự tại mà lại bị ngăn ngại.

Tự tại là tự do hoàn toàn trong cái thấy nghe hay biết sự nhận định không chân xác thành ra bao nhiêu hành động phải bị hạn chế theo.

Con người thật là Tâm là Tánh, nhưng chúng ta chấp thân và ý làm “ta” cho nên những hoạt động về thể xác cũng như tinh thần của chúng ta phải bị sự hạn cục của thân và ý chế ngự. Tiếp xúc với ngoại cảnh, chúng ta không thể đi quá mức thấy của mắt, nghe của tai… Tư tưởng suy tư, chúng ta không vượt qua nổi bức tường rào của những tri kiến, thành kiến, tập quán, phong tục tích tụ trong đầu óc chúng ta.

Bồ tát tu hành đến mức độ cao (đệ bát bất động địa) là đã thấy rõ cảnh Chân, trái với cảnh giả của thế gian, và năng thông đạt với tất cả các pháp (muôn sự muôn vật), vì vậy mà được tự do hoàn toàn hay đắc viên dung tự tại. Rồi từ cấp thứ tám lên cấp thứ mười, Bồ tát mới dứt khoát với những tư tưởng phân biệt nhân ngã, thân tâm thanh tịnh, ở trong hoàn cảnh nào, lòng vẫn thanh tịnh, không thấy buồn thấy vui, hết còn bị phiền não nghiệp phược làm chướng ngại nữa, tha hồ mà ban bủa lòng thương, thuyết pháp hóa độ chúng sanh một cách bình đẳng.

Tự do của thế gian không thể so sánh với tự tại của các bậc giải thoát.

Trích Từ Quang số 238, tháng 12/1972 – (P.L. 2516)

AN NHIÊN TỰ TẠI

Cuộc sống hằng ngày với nhiều mối lo và sự trăn trở. Nên nhiều người thường cầu cho một cuộc sống an lành, bình yên. Và từ cuộc sống “An yên”, “An nhiên” cũng xuất phát từ những tâm nguyện đó. Vậy bạn hiểu an nhiên là gì? Như thế nào là một cuộc sống an yên? Ý nghĩa của cuộc sống an nhiên tự tại thực chất là gì? Bài viết này có thể sẽ trả lời cho bạn các câu hỏi đấy.

Định nghĩa về an nhiên là gì ?
An nhiên là 1 từ Hán Việt dùng để chỉ trạng thái tâm hồn và một cuộc sống bình yên, tĩnh lặng, thư thái của con người.

– Theo nghĩa cơ bản thì “An nhiên” có nghĩa là:
– An: Hàm ý cho sự an toàn, an lành, bình an, an toàn,…
– Nhiên: có nghĩa cho sự tự nhiên, không cưỡng cầu

Vậy nên “An nhiên” mang ý nghĩa về sự thư thái trong tâm hồn, một lối sống vui vẻ, thoải mái, không sầu lo muộn phiền. Có thể gặp chuyện không nhưng mong muốn, tuy nhiên vẫn sẽ suôn sẻ, như ý,…

An nhiên tự tại là gì? Sống an nhiên là gì?
An nhiên tự tại là sống tĩnh lặng, thong dong giữa dòng đời hối hả, tấp nập

An nhiên tự tại là để chỉ thái độ sống lạc quan, biết cách tận hưởng. Nói một cách hoa mỹ hơn, cụm từ này là để nói giống như cách sống mà các vị thiền sư khuyên bảo chúng ta. Sống không tham sân si, không vương vấn bụi trần. Mang thái độ độc lập tiền tài, danh vọng, để tự do cảm nhận từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Tóm lại là an nhiên tự tại là hướng đến một lối sống chỉ có tích cực, bỏ qua mọi tiêu cực để không cảm thấy buồn phiền. Sống tĩnh lặng, thong dong giữa dòng đời hối hả, tấp nập.

Ý nghĩa của an nhiên
Sống an nhiên là không ganh đua, tị nạnh với đời, làm bất cứ điều gì mình muốn, tự do hơn, thoải mái hơn

Nghe qua định nghĩa thì chắc chắn bạn đọc đều cảm nhận được rằng đó là một thái độ sống mà hầu hết ai cũng mong muốn có. Để có thể dễ dàng bỏ qua những tiêu cực cứ xảy đến hằng ngày. Ý nghĩa của lối sống an nhiên đối với mỗi con người chúng ta là:

– Giúp tâm hồn nhẹ nhàng, luôn luôn vui tươi, trẻ trung. Có thể giúp tuổi thọ được kéo dài hơn.
– Không ganh đua, tị nạnh với đời, làm bất cứ điều gì mình muốn, tự do hơn, thoải mái hơn.
– Dễ dàng bỏ qua những áp lực, buông bỏ mọi thị phi, thì bản thân sẽ không dễ dàng đánh gục bởi những khó khăn.
– Khi sống an nhiên tự tại thì bạn sẽ có cái nhìn về cuộc sống một cách đa chiều hơn.
– Có thái độ sống chủ động, luôn biết nhìn vào những mặt tốt lành trong mọi hoàn cảnh sống.

Làm thế nào để có một cuộc sống an nhiên tự tại?
Thử hỏi ai trong mỗi chúng ta lại không muốn có một cuộc sống an nhiên tự tại? Tuy nhiên, dù có phấn đấu đến đâu, thì cuộc sống này rất khó có thể cho bạn sự an nhiên được.

Điều gì xảy đến với bạn không quan trọng, cái quan trọng là thái độ bạn đối diện với nó

Hằng ngày, mỗi người trưởng thành mở mắt dậy là phải bắt đầu với cuộc chiến mưu sinh, lo về cơm áo gạo tiền. Việc “không cầu mà có” chỉ diễn ra với những trường hợp rất ít ỏi trong đời mà thôi, còn lại tất cả đều phải do chính bản thân chúng ta tự thân vận động, không ngừng tìm kiếm cơ hội và chăm chỉ làm việc để có được. Nên thực sự mà nói cuộc sống an nhiên giữa dòng đời tất bật này là vô cùng khó khăn.

Tuy vậy, ta thường nghe người đời nói: “Điều gì xảy đến với bạn không quan trọng, cái quan trọng là cách bạn đối diện với nó”. Bản chất của cuộc sống an nhiên là ở thái độ sống, chứ không phải những gì diễn ra xung quanh chúng ta. Vậy nên hãy rèn luyện cho mình thói quen và thái độ sống tích cực, thì cũng sẽ tới một lúc bạn có thể mặc kế những điều diễn ra ở bên ngoài, mà sâu thẳm bên trong nội tâm vẫn an nhiên tự tại.

Một số giải pháp dành cho các bạn muốn hướng đến một cuộc sống an nhiên tự tại:
Nuôi dưỡng tinh thần
Nuôi dưỡng tình thần bằng cách không tham lam hay cố chiếm đoạt thứ không thuộc về mình. Cũng không buồn vì người khác có được gì đó mà mình không có được.

Nên tìm hiểu về chính bản thân mình, để hiểu rõ hơn về giá trị của bản thân. Bớt ganh đua, ít tính toán sẽ giúp cho tinh thần bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Chăm sóc sức khỏe
Xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều các loại rau củ quả, giảm thiểu chất béo và dầu mỡ. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như một thói quen. Khi cơ thể khỏe mạnh thì dù cuộc sống có vất vả tới đâu, thì vẫn có thể vượt qua được nhiều hơn.

Chăm sóc sức khỏe cho bản thân là biểu hiện rất tích cực của cuộc sống an nhiên
Sống thiện lương

Hãy nên nghĩ đến những điều tốt đẹp, làm những thứ tốt đẹp. Dù bản thân có thể thiệt thòi một chút, tuy nhiên tâm hồn sẽ cực kỳ thanh thản.

Sống cầu tiến
Thể hiện một quan điểm sống vươn lên, tự đạt lấy những gì mình xứng đáng. Như vậy sẽ không phải đau đầu để kiếm kế mưu sinh, không tham sân si, thì cuộc sống mới ung dung, an nhiên, tự tại được.

Nguồn: https://mayruaxemay.vn/an-nhien-la-gi/




Tuệ Sỹ: Về Một Thế Hệ Áo Lam

Tuệ Sỹ: Về Một Thế Hệ Áo Lam
(Nhân ngày giỗ thứ 4 Huynh trưởng Nguyễn Quang Tú)

Ngày chủ nhật, ở một góc chùa vang tiếng nô đùa, líu lo của đàn chim oanh vũ. Sân chùa vắng khách. Chỉ thấp thoáng những tà áo lam. Sau hậu liêu, chùa vắng như không Sư. Trời trưa nắng hanh.

Đàn chim non hồn nhiên trong đôi cánh mỏng màu lam không biết đến những đám mây đen của cơn giông đang kéo đến. Thật sự đã kéo đến nhiều nơi rồi. Cây bồ đề rợp bóng quê hương đang bị tỉa dần lá non. Những nhánh già trơ trọi.

Những ngày đó, trước mắt tôi, một làn ranh rõ rệt; bên này là cõi sống, bên kia là cõi chết. Giờ khắc đong đưa như chiếc cầu độc mộc nối liền hai bờ mộng huyễn. Dù vậy, không sao tưởng tượng được sau cái chết, chỉ một bước, chỉ trong khoảng một đường tơ, một sát na, thế giới là gì, và rồi ta sẽ còn là gì, có giống như chiếc lá lìa cành rơi mãi xuống dưới kia vực thẳm không đáy?

Nhưng rồi, từ cõi chết, từ biên giới của sống chết, tôi trở lại cái cõi mông lung hỗn độn trước kia, ở đó hằng bao lâu rồi những con suối và sông và biển vẫn bồng bềnh những giòng máu và những giọt nước mắt đã đông lại lấp lánh hai màu, tình yêu và thù hận, quay cuồng như hoa đốm hư không, thành kính vạn hoa. Thế giới vẫn không thay đổi. Mỗi sáng được gọi thức bằng tiếng kẻng, được làm từ vỏ đạn; đâu đây vẫn còn tiếng gọi của tử thần trên chiến địa. Rồi sắp hàng theo những người nay được liệt xuống hàng cặn bả của xã hội, để vác cuốc, vác rựa ra đồng, phơi lưng cho mặt trời vẽ bóng.

Quãng thời gian ấy đủ dài cho một thế hệ mới trưởng thành. Mới ngày nào đó, những khuôn mặt ngây thơ trong bộ đồng phục màu lam, xinh xắn dễ thương, cứ mỗi chiều chủ nhật quây quần “quây một vòng hát mà chơi” trước sân chùa. Mỗi lần lên chùa, các cô cậu bé oanh vũ thường dấu đồng phục trong cặp, như ngày thường mang cặp sách đến trường. Hôm nay các cô cậu mang đến chùa; lôi trong cặp sách học trò ra bộ đồng phục được truyền từ nhiều thế hệ cha anh, thế hệ của những Phật tử anh hùng đã nêu cao khí tiết của những người biết sống và biết chết. Có những cô bé oanh vũ nhí nhảnh kéo tay Thầy, bảo“Thầy ngồi đây sinh hoạt với tụi con; không thì tụi con về”. Hoặc, “Thầy ngồi xuống chỗ này làm cột nhà để tụi con chơi u mọi”.

Những lúc dầm mình trong cơn nắng gắt trên cánh đồng mía mênh mông, và mỗi khi khom mình trên mớ cỏ xanh, tôi cảm giác mơ hồ đâu đó một thế hệ đang trưởng thành, nhưng không hình dung được sẽ trưởng thành như thế nào. Đám cỏ dại tự do phát triển, thỉnh thoảng người ta được lệnh cuốc bỏ chúng đi. Chỉ giữ lại những loại cây có hữu ích cho con người, được vun trồng, chăm sóc bởi bàn tay con người,được uốn nắn theo một chủ đích nào đó. Nhiều thế hệ áo lam; thực tế thì chưa nhiều lắm nhưng tâm nguyện để dệt thành nó thì đã là ngọn đuốc cho nhiều thế hệ Phật tử anh hùng từng góp công làm nên lịch sử dân tộc. Có những tên tuổi sáng chói trong lịch sử, mà cũng có nhiều, rất nhiều, tên tuổi âm thầm tan biến theo cỏ cây, làm chất sống để bồi dưỡng cho sức sống của dân tộc. Dòng sống như dòng sông, mà con sóng sau đẩy con sóng trước, vượt thác ghềnh đổ vào đại dương thế giới. Thế hệ cha anh tự rèn luyện bản thân, bồi dưỡng chí hướng theo hướng đi của Bồ Tát đạo; đồng thời không quên bồi dưỡng thế hệ đàn em mai sau. Những bậc đàn anh đó, theo định nghiệp của mình, và cũng theo tâm nguyện của mình, người này nằm xuống, chuyển thân ngũ uẩn sang một đời sống khác, người khác vẫn tiếp tục đi lên, cho thế hệ đàn em nối gót trong niềm tự tin và kiên cường như kim cang bất hoại.

Trên đường từ đồng ruộng mía trở về trại, tôi được phép ghé qua nhà thăm để gặp gỡ người thân. Anh Tú và một vài anh chị khác đang chờ tôi ở đó. Anh không nhìn thấy tôi được nữa. Trên vai tôi bóng rát bởi ánh lửa mặt trời; trước mắt anh là một thế giới tối tăm. Chúng tôi thăm hỏi, hàn huyên khoảng chừng một tiếng đồng hồ. Thế giới này vốn dĩ được trùm kín trong bóng tối điên đảo mộng tưởng. Những người học Phật quán sát thế gian thuần bằng con mắt thịt, phú trần căn… Nhưng tôi vẫn cảm thấy bâng khuâng trong ý niệm “mất và còn” của những bóng mây hư ảo. Tất nhiên anh vẫn cảm thấy, vẫn nhìn rõ và quan sát rõ, trên nền tảng tư duy từ giáo lý đã học và đã tu tập, thấy rõ những điều, những sự biến của thế gian, những trò thiên diễn và sân khấu kịch đời, bằng trí tuệ của những người học Phật. Ở tận cùng trong thâm tâm, dù trong hoàn cảnh nào, hay trong nghiệp cảm lảnh thọ nào, người Phật tử vẫn xác tín con đường Chánh đạo mà mình đang đi, tin tưởng với niềm tin bất hoại nơi Phật tính bất diệt của mỗi chúng sinh.

Gần mười năm sau nữa tôi mới gặp lại anh tại nhà riêng của anh. Bấy giờ anh không còn thấy, không còn nghe, và cũng không còn biết tôi đang đến thăm anh. Rồi một tháng sau nữa thì anh mất.

Mỗi lần nghĩ đến anh, ấn tượng những lần gặp cuối ấy thường hiện rõ nét trong tôi. Những cánh đồng mía, ánh mặt trời đỏ rực trên lưng, những giọt mồ hôi đọng chốc lát trên ngọn cỏ xanh, và khoảng tối mênh mông của con đường phía trước và phía sau. Ý nghĩa trầm luân trong vũng sinh phiền não của ba nghìn đại thiên thế giới nhiều khi cũng phảng phất như sợi tơ mong manh trên khoảng trống của vách đá tử tù, và trong khoảng tối vô hạn trước phù trần căn hư hoại. Nhưng phía trên cao, con đường trải dài vô tận bởi niềm tin bất hoại, ánh sáng lấp lánh từ những hạt bồ đề, mầm bi-trí-dũng vẫn tiếp tục vươn lên, để mong dâng hiến cho đời những đóa vô ưu. Anh, và nhiều huynh đệ của anh đã đi mất, nhưng mầm non mà các anh đã gieo trồng, chăm bón, vẫn đang vươn lớn.

Anh đứng dậy, nắm tay tôi để từ giã, với đôi mắt nhìn xa xăm trong bóng tối. Từ phía sau anh, những cánh chim non màu lam đang tung cánh bay lên, hướng theo ánh sáng của Sao Mai Chánh giác đang rực sáng ở phía chân trời phương Đông.

Tuệ Sỹ




LỤC HÒA LÀ GÌ ?

LỤC HÒA LÀ GÌ ?

Kỷ niệm tại trại Chuyên Năng Phú Lâu Na, tại chùa Phổ Hiền Strasbourg, tổ chức bởi Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử VN tại Hải Ngoại từ ngày 15 đến 17.07.2023.

Cổng trại có 2 khung biểu tượng nhắc nhở những người con của Đức Phật , xuất gia và tại gia, luôn ghi nhớ và thực hành trong cuộc sống hằng ngày, đó là LỤC HÒA và LỤC ĐỘ

KHUNG CỔNG LỤC HÒA

LỤC HÒA LÀ GÌ ?

* Lục là 6,

* Hòa là hòa thuận, vui vẻ với nhau trong mọi công việc của cuộc sống.

Lục hòa là sáu phương pháp thể hiện nhân cách sống một con người có đạo đức, đem lại sự hòa thuận, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ và chia sẻ cho nhau, từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói cho đến mọi việc làm trong cuộc sống hằng ngày

6 pháp Lục Hòa là :

1) THÂN HÒA

2) KHẨU HÒA

3) Ý HÒA

4) GIỚI HÒA

5) KIẾN HÒA

6) LỢI HÒA

Hòa ở đây với mục đích cao đẹp, lợi ích cho mình và người khác, chứ không phải thụ động nhu nhược, không phải ai nói sai cũng ừ… không phải ai làm sai cũng gật… cũng không phải dùng thủ đoạn để âm thầm giành phần hơn về mình.

Trong sự sống chung và cùng làm việc, mỗi người hiểu biết được điều gì tốt đẹp, phải giải bày và hướng dẫn cho nhiều người khác hiểu để họ cùng bắt chước và thực hành theo những gì có ích lợi.

Khi ta khám phá hay phát minh được một điều gì mới lạ, hay có một ý kiến gì lợi ích cho nhiều người, nếu ta không hướng dẫn cho người khác biết, thì ta trở thành kẻ tham lam, ích kỷ.

Người Phật tử tu học trong thời hiện đại với tam tạng kinh điển và có sự giải thích của nhiều người, nếu chúng ta không có trí tuệ sẽ không phân biệt được đâu là chánh, đâu là tà, đâu là phương tiện thiện xão, đâu là cứu cánh.

Trong trường hợp này, nếu người hiểu đúng và biết đúng mà không giải bày quan điểm, ý kiến của mình cho mọi người biết đúng sai thì sẽ dẫn đến tình trạng gây chia rẽ và làm hại cho nhau.

Lục Hòa gồm những gì?

Lục hòa gồm có sáu điểm sau đây:

1. THÂN HÒA: Thân hòa cùng ở (Thân hòa đồng trú)

Nghĩa là cùng nhau ở dưới một mái nhà, trong một phạm vi, một tổ chức, hôm sớm có nhau, cùng ăn cùng ngủ, cùng học cùng hành.

Khi đã sống chung đụng hằng ngày như thế, thì phải hòa thuận với nhau, không dùng sức mạnh, võ lực để lấn hiếp, đánh đạp nhau. Nếu là anh em, vợ chồng, con cái trong một gia đình, thì phải trên thuận dưới hòa, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, chứ không được lộn xộn vô trật tự, hiếp đáp, sát phạt nhau.

Nếu là những Phật tử, cùng ở với nhau học tập dưới một mái chùa, thì tuy là không phải ruột thịt, nhưng cũng là những người con chung của đức Phật, cùng một lý tưởng mục đích, thì cũng phải lấy cái hòa khí làm đầu, không được chia phe phái, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ thế hiếp cô, mạnh ai nấy được.

Nếu là đồng bào, cùng chung sống trong một quốc gia xã hội, thì phải lấy sự đoàn kết làm đầu, không được gây cảnh nồi da xáo thịt, chia năm xẻ bảy, làm thành giặc chòm, giặc xóm; sát phạt nhau, chém giết nhau. Người nước ta có câu ca dao rất có ý nghĩa:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Khác giống, mà sống chung trên một giàn, còn phải hòa thuận, thương yêu nhau; huống chi là cùng một dân tộc, một giống nòi !

Cũng thể, đã là nhân loại, cùng chung sống trên quả địa cầu nầy, thì dù là da trắng, da đen, da vàng hay da đỏ cũng là “Tứ hải giai huynh đệ” cả. Đã là giống người như nhau mà lại đem nhau ra chiến trường bắn giết nhau, tàn sát nhau, làm mồi cho súng đạn vô trí, thì thật là vô cùng phi lý.

2. KHẨU HÒA: Lời nói hòa hiệp, không tranh cãi nhau (khẩu hòa vô tránh)

Muốn thân không đánh đạp nhau, không đối chọi nhau, khi ở bên cạnh nhau, thì lời nói phải giữ gìn cho được ôn hòa nhã nhặn; trong mọi trường hợp, nhất thiết không được rầy rà, cãi cọ nhau.

Có người thân hòa mà khẩu không hòa, ăn thua nhau từng câu nói, tìm cách mỉa mai, châm thọc nhau, hạch hỏi nhau từng tiếng một, cuối cùng sanh ra ấu đả nhau.

Trong một gia đình, cũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi anh em xa lìa nhau, vợ chồng ly tán nhau, cha con không thấy mặt nhau, trở thành những kẻ xa lạ, thù hằn nhau.

Trong xã hội, cũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi quốc gia phải lâm nạn chiến tranh, nhân loại phải bị đẩy vào lò sát sanh thảm khốc.

Bởi thế, nên thân thể hòa chưa phải là đủ, mà Phật dạy phải hòa cả miệng nữa. Nghĩa là người Phật tử phải nói lời dịu dàng, hòa nhã với nhau, nhất thiết không được cãi lẫy, gây gổ nhau. Nếu có gì thắc mắc, cần phải bàn cãi cho ra lẽ, thì tuyệt đối phải dùng lời nói ôn tồn, hòa nhã mà bàn luận. Không văng tục… không chửi thề… không nguyền rủa… không nói lời dơ bẩn… không nói lời xấu ác…

3. Ý HÒA: Ý hòa cùng vui (Ý hòa đồng duyệt)

Duy thức học có nói: Ý là hệ trọng hơn hết, nó là động cơ thúc đẩy miệng và thân. Kể công thì nó đứng đầu, mà kết tội, nó cũng đứng trước (công vi thủ, tội vi khôi). Bởi thế cho nên, trong một gia đình, một đoàn thể, mỗi người cần giữ gìn ý tứ, tâm địa của mình. Nếu ý tưởng hiền hòa, vui vẻ thì thân và lời nói dễ giữ được hòa khí. Trái lại nếu ý bất hòa, thường trái ngược nhau, ganh ghét nhau, thì thân và khẩu khó mà giữ cho được hòa hảo. Dù có cố gắng bao nhiêu, để thân và khẩu được hòa khí, hay vì sợ một uy quyền gì trên, mà phải ăn ở hòa thuận với nhau, thì sự hòa thận này cũng chẳng khác gì một lớp sơn đẹp đẽ, tô lên một tấm gỗ đã mục. Một khi sự xung đột bên trong đã đến một mức độ không thể chứa đựng được nữa, tất nó sẽ nổ tung ra trong lời nói hay trong những cái đấm đá; cũng như tấm gỗ khi đã mục quá rồi thì thế nào lớp sơn bên ngoài cũng rạn nứt, đổ bể.

Đức Phật đã thấu rõ như thế, nên Ngài dạy phải có tâm ý vui vẻ hòa hợp trong khi chung sống với nhau.

Muốn được tâm ý hòa hợp, phải tu hạnh Hỷ Xả. Hỷ xả nghĩa là bỏ ra ngoài những sự buồn phiền, hờn giận, không chấp chặt trong lòng những lỗi lầm của kẻ khác. Có như thế, tâm mới thư thái, vui vẻ được, và ý nghĩ mới trong sáng, thanh tịnh được.

Vậy Phật tử chúng ta hãy cố gắng tu hạnh Hỷ Xả.

4. GIỚI HÒA: Giới hòa cùng tu (Giới hòa đồng tu)

Trong một tổ chức, một đoàn thể nào có trật tự, tất đều có kỷ luật qui củ hẳn hoi.

Trong đạo Phật, mỗi Phật tử, tùy theo địa vị cấp bậc tu hành của mình, mà thọ lãnh ít hay nhiều giới luật. Người tại gia thì thọ Ngũ Giới; người xuất gia thì thọ 10 giới nếu là Sa Di, Sa Di Ni; thọ 250 giới nếu là Tỳ Kheo, thọ 348 giới nếu là Tỳ Kheo Ni…

Khi Phật tử hội họp lại, hay khi cùng chung sống để tu học, mỗi ngày tùy theo cấp bậc của mình mà giữ giới. Đã cùng một cấp bực với nhau, thì tất phải thọ giới và giữ giới như nhau, chứ không được lộn xộn, giữ giới nầy, bỏ giới kia, giữ giới kia, bỏ giới nọ, mỗi người mỗi thứ. Nếu có sự vô kỷ luật nầy thì lẽ tất nhiên tổ chức ấy sẽ tan rã. Vì thế, đức Phật dạy: khi Phật tử đã chung sống với nhau, thì triệt để phải cùng nhau tu những giới luật như nhau, giữ đúng những giới luật của cấp bực mình.

Nói rộng ra, trong một trường học, một gia đình Phật tử, một hội, bao giờ cũng lấy kỷ luật làm đầu. Trong trường, nếu học sinh không giữ kỷ luật của trường, ai muốn ra cứ ra, ai muốn vào cứ vào, ai muốn học cứ học, ai muốn chơi cứ chơi, thì trường ấy ắt phải sập. Trong gia đình Phật tử, đoàn sinh mỗi người mỗi làm theo mỗi ý riêng mình, không tuân năm điều luật của gia đình, không làm theo huấn lệnh của Huynh trường, thì Phật tử ấy sẽ tan rã. trong một hội viên không tôn trọng điều lệ của hội, phân chia giai cấp, tự cho mình sang không cần giữ giới như người hèn, tự cho mình giàu, không giữ giới như người nghèo, tự cho mình có học thức không giữ giới như người vô học; nếu có tình trạng như thế tất hội ấy sẽ tan rã.

Nói tóm lại, trong một đoàn thể, đạo hay đời, nếu không cùng nhau gìn giữ giới điều, kỷ luật, quy tắc, thì chúng ta không bao giờ sống chung với nhau được. Vậy Phật tử, muốn hòa hợp cùng nhau để tu tập, thì mỗi người cần phải gìn giữ giới luật như nhau.

5. KIẾN HÒA (KIẾN LÀ THẤY): Thấy biết giải bày cho nhau hiểu (Kiến hòa đồng giải)

Trong sự sống chung, mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì, phải giải bày, chỉ bảo cho người khác hiểu. Như thế trình độ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, mới dễ giữ vững giữa những người cùng ở một đoàn thể.

Khi ta khám phá ra được một điều gì mới lạ, hay có một ý kiến gì hay, nếu ta không giải bày cho người chung quanh, thì không những ta là một kẻ ích kỷ, mà còn tạo ra một sự tắc nghẽn giữa sự thông cảm với những người khác. Lòng ích kỷ và sự tắc nghẹn ấy là mối dây của sự chia rẽ, bất hòa, xung đột. Trước một vấn đề, mỗi người sẽ nghĩ, sẽ thấy mỗi cách, và do đó, sẽ gây nghi ngờ, hoang mang trong đoàn thể, vì phần đông không biết tin vào ai.

Nhất là trong kinh sách Phật, vừa nhiều, vừa cao siêu, vừa đủ loại, mỗi Phật tử có thể khám phá ra một khía cạnh khác nhau, tìm ra một ý nghĩa có thể đúng, mà cũng có thể sai. Trong những trường hợp ấy, mà không giải bày quan điểm, ý kiến của mình cho mọi người trong đoàn thể hiểu biết, thì khó mà có thể sống hòa hợp với nhau.

6. LỢI HÒA: Lợi hoà đồng quân (lợi hòa cùng chia):

Cùng sống chung với nhau dưới một môi trường, ta phải chia đều cho nhau về vật chất, của cải, đồ dùng theo thứ bậc lớn nhỏ, không được lạm dụng quyền hạn của mình để làm của riêng.

Trong khi sống chung, nếu có người đem cho vật thực, y phục, mền chiếu, thuốc thang v.v… thì phải đem ra chia đều cho nhau, không vì tình riêng, kẻ ít người nhiều, mà phải lấy sự công bằng làm trọng theo thứ tự lớn nhỏ.

Trong xã hội sở dĩ có sự bất bình đẳng với nhau dẫn đến đối kháng, phân chia giai cấp, cũng vì không biết lợi hòa đồng quân. Đây chính là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo tính hòa hợp của một tập thể, bởi vì khi thực hiện theo nguyên tắc này thì mọi người đều không còn phân biệt giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể, đều xem rằng mọi giá trị vật chất có được đều là của chung, mọi người phải được chia đều một cách bình đẳng không phân biệt.

LỢI ÍCH CỦA SÁU PHÁP LỤC HÒA KÍNH

Kinh Pháp Cú viết:

“Vui thay hòa hợp tăng già

Lành thay bốn chúng vui mà đồng tu’’.

Những lời dạy chân chính của đức Phật có được phát triển và tồn tại bền vững lâu dài hay không, là do nơi bốn chúng vui vẻ đồng tu với nhau trên tinh thần hòa hợp bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.

Thế gian ai cũng biết thực hành Pháp Lục Hòa kính sẽ giúp cho chúng ta sống có nhân cách đạo đức, nên không bao giờ gây sự chia rẽ, đố kỵ, phân biệt để làm tổn hại cho nhau.

Giúp cho mọi sinh hoạt tập thể được phát triển theo tinh thần đoàn kết, hòa hợp, thông cảm và biết chia xẻ cho nhau về mọi mặt từ vật chất lẫn tinh thần.

KHUNG CỔNG LỤC ĐỘ :

* Lục là 6

* Độ tiếng Phạn là Ba-La-Mật (Pãramitã) có nghĩa là vượt qua, từ mê mờ qua giác ngộ, từ đau khổ qua cảnh giới an vui, từ sanh tử qua Niết bàn. Cũng có nghĩa là Cứu Giúp .

Lục độ là pháp môn tu đặc thù, pháp môn cao nhất trong sự hành trì của đạo Phật, đòi hỏi hành giả phải an trú tâm vào cái không tính của chân như, cái trạng thái mà kinh Kim Cang đã dạy “ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm ”. Khi tu theo pháp môn này hành giả không còn khái niệm phân biệt “ Nhân, ngã, bỉ, thử ” (người ta, tôi, cái này, cái kia) mà hòa đồng vào cái lý mầu nhiệm, giải thoát của đạo Phật, cái thể tính chân không của vạn hữu.

Lục độ là 6 hạnh có thể đưa hành giả và chúng sanh vượt qua mê mờ đau khổ thẳng tới cảnh giới an vui thanh tịnh.

Sáu hạnh là :

1) BỐ THÍ Ba La Mật,

2) TRÌ GIỚI Ba La Mật,

3) NHẪN NHỤC Ba La Mật,

4) TINH TẤN Ba La Mật,

5) THIỀN ĐỊNH Ba La Mật

6) TRÍ TUỆ Ba La Mật.

  1. BỐ THÍ Ba La Mật:

Bố là cùng khắp; Thí là cho, trao tặng.

Bố thí là đem của tư riêng của mình đem cho cùng khắp tất cả mọi người không phân biệt giới hạn người hay vật, thân hay sơ. Thấy ai còn thiếu thốn vật gì, cần thiết. nếu mình sẵn có, đều bình đẵng giúp tất cả không luyến tiếc.

Bố thí Ba La Mật gồm có 3 phương thức sau đây :

Tài thí: Tức là đem tiền bạc, của cải, vật thực của mình ra cho. Tài thí cũng có 2 phương thức

Nội Tài và Ngoại tài:

1. Nội tài: Là những vật chí thân quý báu nhất của mình như thân mạng, có nghĩa là khi cần thiết vẫn xả thân mình để cứu giúp người khác không kể sự nguy hiểm đến thân mạng nếu có. Đây là phương pháp bố thí cao nhất mà chỉ có những người giàu lòng từ bi, mới làm được ( trong các câu chuyện tiền thân của Đức Thế tôn )

2. Ngoại tài: Là những vật thường dùng trong đời sống của mình như nhà cửa, ruộng vườn, xe cộ, tư trang, tiền bạc . . .

Pháp thí: Là đem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy của chư Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác, hoặc y theo giới luật của Phật để hành trì trong đời sống hằng ngày nhằm làm khuôn mẫu cho mọi người bắt chước bỏ ác làm thiện. Pháp thí là một phương thức bố thí có một giá trị lớn lao, nó có tác dụng huân tập về mặt tinh thần mang đến nhân lành không những cho kiếp này mà cả những kiếp sau, không kể nghèo khó hay giàu sang, lao động hay trí thức.

Vô úy thí: Trong cuộc sống, sự sợ hải trước bao nhiêu điều đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra là một tâm lý khổ đau nhất, chiếm hết quá phân nữa thời gian của kiếp người. Do đó khi thực hiện Vô úy thí là mang lại cho họ sự bình tĩnh tuyệt đối trước mọi sự kiện bằng chính hành động của bản thân, nhằm tạo cho họ một tâm an tịnh hầu xử dụng lý trí suy xét của từng sự kiện, phù hợp với tinh thần khế lý khế cơ của đức Phật. Để qua các giáo lý thích hợp đó tâm họ không còn xao động và bình tĩnh trước mọi sự đổi thay, gian nan nguy hiểm. Tóm lại tu hạnh vô úy thí khi hành giả đi đến đâu cũng đem đến một sự bình tĩnh, an vui cho mọi người và mọi vật.

Nói đến hạnh Bố thí Ba la mật cần phải nhận rõ 2 điểm sau đây:

Bố thí chấp tướng và Bố thí không chấp tướng

Bố thí chấp tướng: là bố thí với một dụng tâm không trong sạch ( cầu danh, cầu tài lợi, vì ganh đua, vì muốn làm nhục và khinh rẽ người, vì sự lừa lọc, bất công, thiên vị ). Đây chính là bố thí thuộc về hữu lậu kết quả rất mong manh như mây nổi giữa hư không gặp gió thổi thì tan biến.

Bố thí không chấp tướng: là bố thí Ba la mật với một dụng ý trong sạch, đúng với ý nghĩa của nó, bố thí với tâm từ bi bình đẳng, bố thí với tâm không thấy kẻ nhận và người cho, không tự cao, tự đại. Bố thí mong người nhận biết Tỉnh Ngộ… Mong người nhận biết làm nhiều Thiện Lành đối với mọi người và mọi súc vật để người được nhận nhận sớm tiêu Nghiệp Nghèo Khổ… tiêu Nghiệp Bệnh Tật… Í Bố thí với một tâm như vậy sẽ được phước trí vô lậu thanh tịnh, mới đúng nghĩa là Bố thí Ba la mật.

Bố thí thì phát sanh các công năng sau đây:

* Diệt lòng tham lam ích kỷ

* Đem lại ấm no

* Phát triễn chánh trí vì tu hạnh Pháp thí.

* Đem lại sự bình tĩnh vì tu hạnh Vô úy thí.

2. Trì giới Ba La Mật:

Trì giới Ba la mật là một hạnh tu để đi đến bờ giác ngộ bằng cách giữ gìn nghiêm chỉnh và trọn vẹn giới luật mà đức Phật đặt ra, tự thân thọ lãnh.

Giới luật :

Có thể chia ra làm 3

* Giới tại gia: là những giới dành cho những người cư sĩ từ Ngũ giới đến Thập thiện giới, Bồ Tát giới tại gia hoặc Bát quan trai giới.

* Giới xuất gia: là giới dành riêng cho hàng xuất gia gồm có 5 chúng:

* Sa di và Sa di ni giữ 10 giới

* Thức xoa ma ni phải giữ 6 điều giới và tập 296 hạnh giới.

* Tỳ kheo giữ 250 giới.

* Tỳ kheo ni giữ 348 giới.

– Giới Đạo và Tục thông hành: Là giới Bồ Tát mà Phật tử tại gia và xuất gia trong hàng Đại thừa phải thọ trì sau khi đã phát tâm Bồ đề tu Bồ Tát hạnh. Đây là những giới mà người tu hạnh trì giới Ba la mật phải giữ gìn cho đúng, còn gọi là Tam tu tình giới:

– Nhiếp luật nghi giới (Bất tác chư ác): Là 6 giới trọng và 28 giới khinh (của Bồ tát tại gia) để giữ gìn và ngăn ngừa những tội lỗi về thân, khẩu, ý.

– Nhiếp thiện pháp giới (Phụng hành chúng thiện): Là quyết tâm thực hành những việc thiện có lợi cho mình và cho người như 10 điều thiện và 4 nhiếp pháp.

– Nhiêu ích hữu tình giới (Hóa độ chúng sanh): Làm các điều lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng cách quyết tâm tu hạnh từ, bi., hỷ, xả.

1. Công năng của hạnh Trì giới Ba La Mật :

Cũng như hạnh Bố thí cũng có 2 loại :

* Trì giới chấp tướng: Là trì giới với hình thức bên ngoài nhưng bên trong thì nhiễm ô (vì hiếu thắng, cầu danh, khinh khi người phạm giới, bị ép buộc, miễn cưỡng), thiếu thành tâm và tự đánh lừa mình.

* Trì giới không chấp tướng: Là thuận theo tự tánh, không nhiễm trước mà làm điều lợi ích cho tất cả chúng sanh, còn nhìn nhận trì giới là bổn phận luôn luôn nhiếp tâm cho thuần thục để đến khi không biết rằng mình có trì giới. Đây là tính chất trì giới Ba la mật: không chấp có sự tướng.

Ngoài ra tu hạnh trì giới có các công năng :

* Ba nghiệp thanh tịnh: Không sanh các tà niệm

* Các thiện công đức phát sanh.

* Nêu cao giá trị: Không phạm các điều xấu xa, thô bỉ.

* Người và vật kính yêu: Không làm thương tổn đến mọi người, mọi vật.

3. Nhẫn nhục Ba La Mật:

Là chịu đựng nhẫn nhịn đến chỗ cùng tột cho đến khi “tâm ý” cũng không ngấm ngầm nỗi dậy phản đối, đứng trước mọi nghịch cảnh lòng vẫn lắng đọng như không. Nhẫn nhục là phương pháp đối trị với tâm sân hận của con người.

Nhẫn nhục:

Có 3 thành phần:

* Thân nhẫn: Đối với nghịch cảnh của thời tiết, của hoàn cảnh, của bệnh tật, của đối xử hành hạ về thân xác.

* Khẩu nhẫn: Thân đã chịu nhẫn không chống lại mà miệng cũng không rên la, mắng chửi, phàn nàn, nguyền rủa.

* Ý nhẫn: Không căn hờn, oán giận, không nổi lên ý nghĩa phản đối, không có tư tưởng trả thù.

Ngoài ra trong 3 thành phần nhẫn này còn có các tên gọi để chỉ danh những hành động cụ thể như :

* Thuận sanh nhẫn: Không kiêu căng tự đắc trước sự tán thán, cung kính.

* Nghịch sanh nhẫn: Không bực tức thù ghét trước sự chửi mắng, đánh đập.

* Nội pháp nhẫn: Bị phiền não, tham sân áp bức nhưng tự tâm vẫn thanh tịnh sáng suốt không bị nhiễm ô.

* Ngọai pháp nhẫn: Bị những cảnh đói rét khiến thân thể phải chịu đựng nhưng vẫn không than phiền hay có thái độ phẩn uất.

Và 2 loại nhẫn nhục :

  • Nhẫn nhục có chấp tướng: Là nhẫn nhục vì sợ quyền thế, vì đang nằm trong một hoàn cảnh bất lợi, nhẫn nhục vì cầu danh và lợi quyền, vì khinh bỉ đối thủ. Tất có hình thức nhẫn nhục này vì còn do dục vọng, tham sân si mạn, nghi thúc đẩy.\

  • Nhẫn nhục không chấp tướng: Là do ý muốn diệt trừ lòng sân hận, kiêu mạn, tật đố, tham lam, tự biết quay về quán tưởng khi sự việc xảy đến. Đây là các hình thức nhẫn nhục nhằm mục đích trau dồi “Tứ vô lượng tâm”, nhẫn từ ngoài thân đến tâm.

Công năng của Nhẫn nhục:

  • Không làm những việc vô ý thức

  • Bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, biến cố xảy ra trong cuộc sống.

  • Không trụy lạc theo năm dục.

4. Tinh tấn Ba La Mật

Tinh tấn là không ô nhiểm, không thối xuất, chuyên tâm nhất trí tiến hướng cầu đạo giải thoát và giác ngộ. Ở đây tinh tấn hiểu theo nghĩa đạo pháp là thực hiện “ Tứ chánh cần ” .

Tứ chánh cần gồm có 4 điều:

  • Tinh tấn ngăn các điều ác đừng sanh.

  • Tinh tấn diệt cho nhanh các điều ác đã phát sanh.

  • Tinh tấn làm cho các điều lành phát sanh.

  • Tinh tấn làm cho các điều lành đã phát sanh tăng trưởng.

Tinh tấn có 2 lọai :

  • Tinh tấn có chấp tướng: Là thực hiện sự siêng năng cần mẫn bên ngoài với một dụng tâm không trong sạch như vì danh, vì lợi, vì kiêu căng . . .

  • Tinh tấn không chấp tướng: Là thực hiện với một tâm nguyện sám hối tội lỗi đã làm để quyết tâm sửa chữa để giúp mình và giúp người thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi.

Công năng của hạnh Tinh tấn:

  • Dũng mãnh hăng hái: Diệt trừ được tánh rụt rè, biếng nhác.

  • Không thối xuất: Không chán nản lùi bước trước những hoàn cảnh chướng duyên.

  • Tiến gần đến đạo giải thoát.

5. Thiền định Ba La Mật:

Tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không cho tâm tán loạn để tâm thể được vắng lặng và tâm dụng được mạnh mẽ hầu quan sát và suy nghiệm chân lý. Thiền định là danh từ ghép của 2 từ Thiền (tiếng Phạn gọi là Thiền na) và từ Định (tiếng Phạn gọi là Tam Muội)

Các loại thiền định :

  • Quán hởi thở: Đây là pháp ngồi thiền cho hàng sơ cơ, tức là tập theo dõi hơi thở vào hơi thở ra, để cho tâm tập trung vào hơi thở, không nghĩ bông lung với mục đích đối trị sự tán loạn của tâm.

  • Quán hạnh từ bi: Dùng tâm từ bi, quán sát những nỗi khổ của chúng sanh, mục đích để đối trị với lòng sân hận.

  • Quán sự không thanh tịnh: Quán sát con người đều do ngũ uẩn tạo thành với sanh, già, bệnh, chết, để không còn tham đắm vào sắc dục.

  • Quán về pháp nhân duyên: Quán sát vạn pháp đều giả hợp, do nhân dyên mà có, khi hết nhân duyên thì tan rã, để đối trị với lòng tham mê vật chất, tiền tài, danh vọng, của cải.

  • Quán theo niệm Phật: Quán công đức, tướng hảo của chư Phật để dứt bỏ phiền não.

Công năng của pháp môn Thiền định:

  • Loại trừ bớt lòng tham dục: Nhờ quán thanh tịnh.

  • Trừ nóng giận: Nhờ quán từ bi

  • Phá si mê: Nhờ quán nhân duyên

  • Ngăn các phiền não: Nhờ quán niệm Phật

  • Diệt loạn tâm: Nhờ quán hơi thở.

  • Khai phát được trí tuệ vô lượng và an trú trong cảnh giới của chư Phật

6. Trí huệ Ba La Mật:

Là thể tánh sáng suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo, tinh tường đến nơi đến chốn không thể sai lầm.

Trí huệ là danh từ ghép của 2 từ “Trí” (phiên âm từ chữ Phạn là Phãna, có nghĩa là quyết đoán) và từ “Huệ” (phiên âm chữ Phạn là Bát nhã, có nghĩa là giãn trạch). Theo Phật học Trung hoa định nghĩa thì: Trí là biết Tục đế và Huệ là biết Chơn đế hay có thể nói: Trí là thể tánh sáng suốt trong sạch và Huệ là diệu dụng xét soi tự tại.

Trí huệ có 2 lọai:

  • Căn bản trí: Là giác tính minh diệu mà mỗi chúng sanh đã có sẳn, nhưng bị phiền não nhiễm ô che lấp nên chưa phát chiếu ra được.

  • Hậu đắc trí: Là trí huệ có được nhờ công phu tu tập như trì giới, thiền định. Theo Duy thức học sau khi đạt đến địa vị giác ngộ, nghĩa là có được “hậu đắc trí” thì 8 thức được chuyển thành 4 trí :

  • Đại viên cảnh trí: Thức thứ 8 (A-lại-da) có tác dụng chấp trì sanh mạng và chủng tử, khi đạt đến địa vị vô lậu.

  • Bình đẵng tánh trí: Thức thứ 7 (Mạt-na) có tác dụng là chấp ngã.

  • Diệu quan sát trí: Thức thứ 6 (ý thức) có tác dụng phân biệt.

  • Thành sở tác trí: Năm thức còn lại (Nhãn, nhĩ, tỷ, thiêt, thân).

Tuy vậy để đạt được Trí huệ, đức Phật đã chế ra nhiều pháp môn tu, trong đó pháp môn Văn-Tư-Tu là được nhắc nhở và thực hành nhiều nhật với các tên gọi:

  • Văn huệ: Là do tai nghe âm thanh, mắt thấy văn tự mà hiểu được nghĩa lý.

  • Tư huệ: Là do trí suy nghĩ, tìm tòi để rõ được nghĩa lý, hiểu được sự thật.

  • Tu huệ: Là do tu hành thể nghiệm và thể nhập chân lý mà giác ngộ chứng clic sự thật.

Công năng của trí huệ:

  • Diệt trừ phiền não: Phiền não là do mê lầm phát sinh, khi trí huệ đã có thì mê lầm phải mất và phiền não đoạn tận. Như ánh sáng đẩy lùi bóng tối.

  • Chiếu sáng sự vật: Sự vật bị vô minh che khuất, nay trí huệ phát chiếu thì thực tánh của sự vật được phơi bày như thật. Như ánh sáng mặt trời lên thì màn sương tan biến.

  • Thể nhập chân lý: Khi bị vô minh phủ lấp, ngăn che thì tưởng chừng vạn pháp như sai biệt. Nay nhờ trí huệ hiển lộ thấy rõ được tâm, cảnh đều không nên thể nhập được chân lý, giác ngộ hoàn toàn.

Trừ mê diệt khổ là nguyên vọng duy nhất của người con Phật. Muốn đạt được nguyện vọng ấy cần phải cương quyết thực hành sáu hạnh độ, chỉ vì chỉ có 6 hạnh độ mới có đủ công năng đưa chúng ta đến bến bờ giác ngộ, giải thoát.

Với chúng ta những con người thuộc hàng sơ cơ, nên khó có thể hành trì ngay tức thời 6 hạnh độ, tuy thế phải ghi nhớ lời Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, do đó mình cũng có khả năng giải thoát và giác ngộ, nếu tự mình chí tâm thì có thể tu hành để phát triễn khả năng giải thoát và giác ngộ sẵn có của mình để từ đó dùng mọi phương tiện nhiếp hóa và giải khổ cho tất cả chúng sanh.

Muốn đạt được quả vị giải thoát, điều tiên quyết ngay từ bây giờ tự mỗi cá nhân chúng ta phải phát triển tín tâm trên con đường bước vào tu tập 6 hạnh độ bằng cách:

1. Phát Bồ đề tâm:

Tức là thực hiện bốn lời thề nguyện rộng lớn:

  • Chúng sanh không số lượng thề nguyện đều độ khắp.

  • Phiền não không cùng tận thề nguyện đều dứt sạch.

  • Pháp môn không kể xiết thệ nguyện đều tu học.

  • Phật đạo không gì hơn thệ nguyện được viên thành.

2. Xem thường tài sản và tính mạng:

Phải mở rộng cõi lòng vì sự lợi lạc chúng sanh làm trọng, phải vui lòng đảm nhận mà không một lời oán than trách móc hay tiếc nuối.

3. Xem chúng sanh đau khổ như chính mình đau khổ:

Phải nhận rõ chúng sanh và mình đều cùng chung một bản thể vô tận tuy có khác hình dáng, tư tưởng, vì giọt nước tuy nhỏ nhưng thể chất vẫn đồng với thể chất của cả đại dương. Phải ý thức được sự sống của mọi loài cũng tương quan mật thiết như thế, để có quan niệm: Chúng sanh đau khổ tức mình đau khổ, cứu chúng sanh tức là tự cứu chính mình.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát

TKN Nguyên Hồng sưu tập.




Nếp sống Gia Đình Phật Tử

Nếp sống Gia Đình Phật Tử

“Sống và viết” như một người huynh trưởng GĐPT là tâm nguyện tôi luôn luôn giữ trong lòng mình. Thật ra “viết” đã là phần của “sống” rồi nhưng tôi chỉ muốn dặn dò mình kỹ hơn. Tôi nghĩ đây cũng là cây kim chỉ nam nên được mang theo trong hành trang của một huynh trưởng GĐPT dù còn sinh hoạt hay vì lý do nào đó đã rời đoàn.

Theo nội quy năm 1951 của Đại hội Huynh trưởng, các điều luật dành cho Thanh Thiếu Niên Nam Nữ và Huynh Trưởng GĐPT gồm:

1. Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
2. Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống.
3. Phật tử trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật.
4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.

Những điều luật đó các đoàn viên ngành Thanh, Thiếu và Huynh Trưởng các cấp đọc không biết bao nhiêu lần trong những ngày Chủ Nhật đã qua trong đời mình. Anh chị em nào cũng thuộc nhưng thấm sâu vào nhận thức và chuyển thành cách sống là điều vô cùng khó.

Tôi trở lại thăm văn phòng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam vài ngày sau 30 tháng 4, 1975. Văn phòng nằm phía bên trái lối vào hẹp của Trung Tâm Quảng Đức, số 294 Công Lý Sài Gòn. Vì chỉ mới vài hôm nên văn phòng BHD còn nguyên bàn ghế nhưng lá cờ đoàn cắm trên giá đã bị lấy đi hay được anh chị nào đó cất đi. Nhìn quanh không có ai quen.

Trung tâm Quảng Đức, trụ sở của Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN sau 30-4-1975 đã trở thành nơi sinh hoạt của một nhóm thanh niên sinh viên lạ. Trong thời buổi tranh tối tranh sáng không biết ai là ai. Nhiều “nhà cách mạng 30 tháng 4” chợt từ đâu xuất hiện với khuôn mặt lạnh lùng và có thể vài năm sau chính các “nhà cách mạng” này lại lên đường vượt biển như nhiều người khác.

Tôi chỉ là một đoàn viên GĐPT như trưởng Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai thường gọi vui “đoàn viên Thị Nghĩa” mỗi khi trích dẫn một câu nào đó từ bài “Người Huynh Trưởng Thời Đại” của tôi.

Tôi cũng không có liên hệ trực tiếp nào với Ban Hướng Dẫn Trung Ương ở Trung Tâm Quảng Đức. Nhưng mỗi khi có dịp ghé qua đó tôi thường dừng lại vài phút để nhớ tới cậu bé đội đồng niên bảy tuổi ốm o của GĐPT chùa Ba Phong, Duy Xuyên, Quảng Nam, nhớ tới anh Liên Đoàn Trưởng Lê Thanh Hải (cố Hòa Thượng Thích Tâm Thanh), nhớ các anh huynh trưởng thay phiên đến nhà chở tôi đi tập hát mỗi tuần, nhớ những chị trưởng vá giùm tôi chiếc áo. Tôi vắng mẹ như nhiều người biết nhưng tôi cũng vắng chị nữa. Các chị trưởng trở thành chị của tôi và các chị rất thương tôi. Một lần tôi đi học, cổ áo sơ-mi không xếp đúng, một chị trưởng tình cờ gặp trên đường làng thấy vậy gọi tôi lại và nhẹ nhàng bẻ cổ áo ra phía sau cho đều. Một cử chỉ rất bình thường nhưng khi chị đi khuất tự nhiên tôi muốn khóc và nhớ tới giờ.

Sau lối vào là hai hành lang dài bao bọc chiếc sân khá rộng. Trên hành lang đó, cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và cũng là Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên đầu tiên đã bước trong những buổi chiều. Tôi nhớ đến Thầy trong bài thơ Hoa Đạo. “Anh” tôi gọi trong bài thơ là trưởng Viên Lạc Phạm Gia Bình:

Anh trở về xin ghé Trại Hàm Tân
Thăm Thầy Thiện Minh
Nhục thể bị phơi giữa rừng già hiu quạnh
Họ tra tấn thầy
Đôi mắt bầm đen
Màu da tím thẫm
Họ giết một người chỉ biết có thương yêu
Bước chân thầy đi
Khập khiễng mỗi buổi chiều
Dọc hai hành lang Trung Tâm Quảng Đức
Vết thương nặng đã nhiều năm đau nhức
Vẫn cố nghiêng người mang Đạo Pháp trên vai
Thầy còn đây với biển rộng sông dài….

(Hoa Đạo, thơ Trần Trung Đạo)

Sau ngày 30 tháng 4, 1975, hệ thống Gia Đình Phật Tử đã trở thành một tổ chức bị đặt ngoài vòng pháp luật không văn bản. Tôi không nhớ đã đọc một quyết định nào của nhà nước CS tuyên bố giải tán GĐPT hay không cho phép GĐPT sinh hoạt. Ngay trong Hiến Chương 1981 của “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam” cũng không nhắc tới GĐPT.

Nhà nước dĩ nhiên không quên nhưng họ tin rằng dù không giải tán tổ chức GĐPT cũng sẽ tan rã trước cơn bão đỏ đang quét qua mọi lớp tuổi từ các em oanh vũ măng non đến ngành thiếu, ngành thanh cho tới các cấp huynh trưởng từ địa phương đến trung ương.

Họ tin những chương trình “kế hoạch nhỏ” sẽ làm các em oanh vũ nam nữ quên những chiều Chủ Nhật quây quần bên bạn, bên chị, bên anh dưới mái chùa ấm áp.

Họ tin bài hát “Hành khúc đội thiếu niên tiền phong” với những lời đầy sắc máu sẽ làm các em oanh vũ nam nữ quên đi những “Anh em ta về”, “Dây thân ái” thân thương.

Họ tin những “năm điều bác Hồ dạy” sẽ làm các em oanh vũ nam nữ quên những lời hứa chân thành bên dòng suối từ bi “Em tưởng nhớ Phật, em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em, em thương người và vật.”

Họ tin các đoàn viên ngành Thanh, Thiếu Niên và Huynh Trưởng các cấp khi đối diện với một xã hội mới, một chế độ chính trị mới phải có những chọn lựa mới thích nghi.

Sau 30 tháng 4, 1975, một số trưởng vào tù, một số trưởng “ngã lòng”, và thành thật mà nói cũng có một số bỏ đoàn ra đi theo thời thế. Chẳng trách gì ai. Là con người ai lại chẳng có lúc “ngã lòng” và “bỏ đi” nhưng may mắn không phải tất cả đều như thế. Dòng nước trôi xa nhưng phù sa đọng lại.
Khó khăn, đương nhiên là quá khó. Sau 1975, khi về thăm Viên Giác, sư phụ tôi bảo “công việc chính của thầy trong những ngày này là đi thăm nuôi.” Không có “tội” gì nặng chỉ những lý do vặt vãnh như “tổ chức đóng trại không xin phép”, “không đi thủy lợi ngày Chủ Nhật”, “ngủ lại đêm ở chùa không khai báo” v.v…

Nhưng dù áp lực vật chất lẫn tinh thần, dù một số anh chị huynh trưởng đã “ngã lòng”, “bỏ đi”, GĐPT như một tổ chức vẫn tồn tại và duy trì được gần hết các sinh hoạt như trước 1975.

Làm thế nào một tổ chức của thanh thiếu niên Phật Giáo như GĐPTVN lại có thể tồn tại trước một sự thay đổi tận căn bản như xã hội CS?
GĐPT tồn tại nhờ Phật chất.

Phật chất đó là “kính Phật trọng Tăng”, “mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống”, “trau dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật”, “trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm”, “sống hỷ xả”.

Bản tính con người là hướng thiện. Phật chất không phải là cứu cánh mà là chiếc thuyền đưa con người đến bến thiện. Sau 1975 giữa tiếng loa như hét vào tai mỗi buổi sáng vẫn có tiếng chuông ngân nhẹ nhàng lắng xuống tâm hồn người vào mỗi buổi chiều.

Sống được như năm lời phát nguyện của Thanh Thiếu Niên và Huynh Trưởng GĐPT là điều vô cùng khó. Tuy nhiên, điều luật GĐPT được đặt ra là để hướng tới chứ không phải là những điều kiện để bước vào. Điều quan trọng là mỗi ngày chúng ta nên cố gắng sống theo tinh thần của năm điều luật dù ở đâu, làm gì và vào tuổi tác nào. Những Phật chất quý giá đó đã giữ GĐPT tồn tại sau những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người.

GĐPT tồn tại nhờ “nếp sống GĐPT”.
Nhà thơ Huyền Không (Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác) để lại cho chúng ta hai câu thơ đậm màu lịch sử: “Mái chùa che chở hồn dân tộc , nếp sống muôn đời của tổ tông”.

Tổ chức GĐPT có cơ cấu hình tháp như nhiều tổ chức khác nhưng không sinh hoạt một cách cứng ngắc theo hình tháp mà tạo thành “nếp sống GĐPT” linh hoạt ngay từ mỗi ngôi chùa làng.

Tương tự như “nếp sống” của dân tộc mà Ôn Mãn Giác đã ví trong thơ, “nếp sống GĐPT” là chiếc áo màu lam, bài hát, trò chơi, lửa trại, ánh mắt, nụ cười, lời dặn dò, bài giảng, mái chùa cong, cây đa rợp lá, tình thương bao bọc và trên tất cả là những lời phát nguyện vào đoàn.

Màu lam gắn bó với mỗi đoàn viên GĐPT vô cùng sâu đậm. Cố Hòa Thượng Thích Hạnh Tuấn, một cựu đoàn viên GĐPT và nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ có lần đã ví chiếc áo nâu sồng Thầy mặc là kết quả của “màu máu của con tim hòa với màu lam của GĐPT”.

Sau 1975, “nếp sống GĐPT” như hệ thống miễn nhiễm chống lại căn bệnh thời đại đang tàn phá các giá trị nhân bản của con người. Có nơi không chịu nổi, nguồn sinh lực cạn dần nhưng nhiều nơi đứng được và đã vượt qua.

Dù ít nhưng những hạt mầm sống sót qua mùa bão đã nảy thành những chồi xanh. Những ngọn lau non vẫn hát trên cánh đồng Việt Nam. Ở Mỹ, Pháp, Đức, Úc v.v.. những bài hát sinh hoạt bằng tiếng Việt Nam không dấu cũng được các em cất lên “duong tuy xa nhung tinh bao la”. Đau thương chưa dứt nhưng “hy vọng đã vươn lên”.

Nhưng giống như lòng yêu nước, “nếp sống GĐPT” cũng mang nhiều đặc tính bảo thủ và rất dễ trở thành căn nhà không cửa sổ. Nếu biết mở ra để cùng nhìn về phía chân trời, “nếp sống GĐPT” sẽ hòa nhập vào dòng chảy văn minh để trở thành một “nguồn sống” cho tương lai của GĐPT, cho tuổi trẻ VN và cả cho đất nước Việt Nam.

Thị Nghĩa – Trần Trung Đạo
Nguồn: https://thuvienphatviet.com/thi-nghia-tran-trung-dao-nep-song-gia-dinh-phat-tu/




LỬA TRẠI – Một bài viết hay ! của một vị Thầy khả kính xuất thân từ GĐPT son sắc








BẢO VỆ PHẬT GIÁO HAY HỌ LÀ MA GIÁO – Tuệ Sĩ




Hành Trình Mang Chánh Niệm Vào Học Đường

Hành Trình Mang Chánh Niệm Vào Học Đường

(Kính mời ACE: Đưa chuộc vào bài viết, góc dưới, bên trái, nhấp chuộc vào mũi tên thứ 2, tiếp tục xem đọc…)




Cổ Nhân Dạy: Học Cách Im Lặng để Sống Khôn Ngoan Hơn




TU SĨ CHƯA PHẢI LÀ PHẬT

























Khôn Cũng Chết – Dại Cũng Chết – Biết Thì Sống




















NGƯỜI CÀNG HIỂU BIẾT CÀNG SỐNG KHIÊM CUNG







Văn Hóa Việt !









KÊ LẶC











Cô Lái Đò Đưa Khách Qua Sông






Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.





Triết Lý Sống




Pháp Học Và Pháp Hành







Phán Xét và Chuyện Đúng Sai





Người Huynh Trưởng Thời Đại





Ngôi Nhà Thứ Hai Của Em






Lời Cho Những Đứa Em Của Tôi




Đến Với GĐPT Để Làm Gì







Bữa Tiệc Và Mẹ













Dùng Ba Bát Mì Để Dạy Con Bài Học Sâu Sắc









Đừng Tưởng – Bùi Giáng










Tập Tha Thứ Tất Cả





Trong chốn bụi trần, ta chỉ là những vị khách qua đường của năm tháng.








Thuật Dùng Người






ĐỌC VÀ SUY NGẪM






Cha, Con Và Chuyện Bát Mì