Phía Sau Bức Màn Tối

Cộng sản VN mở ra cuộc chiến, nhiều mặt trận đã diễn ra: • Tổng tiến công tết Mậu Thân 1968 diễn ra đều khắp các tỉnh – thành miền Nam.

“Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”+
(Thơ chúc Tết của CT Hồ Chí Minh)

“Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị”
(Lời Tổng bí thư Lê Duẩn).

Chiến thuật diễn ra khốc liệt nhưng hệ quả choán váng – bế tắc. Cả hai phía đều chịu thương vong nặng nề.

Riêng về phía Bắc Việt:
“Bộ đội các sư đoàn, trung đoàn, chủ lực Miền không tiến được vào nội thành, đặc công – biệt động và các đơn vị mũi nhọn tác chiến bên trong trở thành đơn độc, bị bao vây bốn mặt lực lượng bị tiêu hao đến 80%, một số đơn vị chiến đấu bị bắt – hy sinh đến người cuối cùng, cơ sở nội thành bộc lộ tổn thất nặng nề, lương thực cất giấu bí mật đã hết.”
Nguồn: https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31043.55;wap2

Quân Bắc Việt thất bại ê chề bị đánh bật ra khỏi các đô thị lớn.

  • Mùa Hè đỏ lửa 1972, giữa trưa ngày 30/3/1972 quân Bắc Việt mở một cuộc tiến công vượt sông Bến Hải, tràn qua ranh giới quân sự, pháo kích – tấn công vào lực lượng quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đóng tại tỉnh Quảng Trị.

“Dưới bức tường lửa hung bạo dã man của các loại pháo, bộ đội cộng sản đã bắn trực diện vào dòng người chạy loạn trên quốc lộ 1 đoạn từ thị xã Quảng Trị qua Hải Lăng tới Huyện Phong Điền, hàng chục ngàn thường dân đã chết trên đoạn đường này, và cái tên Đại lộ Kinh Hoàng được có từ ngày đó” (Đài RFA – Hoa Kỳ).

Tướng Ngô Quang Trưởng của Miền Nam Việt Nam là người được điều động từ Miền Tây ra Miền Trung để giành lại Quảng Trị từ tháng 5 năm 1972. Cuốn sách “The Easter Offensive of 1972″ thuật lại cuộc phòng thủ từ phía Miền Nam, trong đó kể lại: ngày 1/5/1972, trên Quốc lộ 1 từ Quảng Trị, Đông Hà xuôi về nam (đoạn cầu Mỹ Chánh), dòng người dân và quân trộn lẫn vào nhau “dưới bức tường lửa hung bạo dã man của các loại pháo địch”.

Gerald Turley là một cố vấn Mỹ tại chiến trường Quảng Trị đương thời. Sách “The Easter Offensive” của ông cho thấy sự kiện người dân chạy tị nạn khỏi Đông Hà và Quảng Trị về phía nam (phía Mỹ Chánh, Huế) không chỉ diễn ra trong ngày 1/5/1972 mà đã diễn ra trước đó và sau đó. Theo tác giả, ngày 29/4, ông chứng kiến cảnh hàng ngàn người chạy tị nạn khỏi thành phố Quảng Trị và Đông Hà về phía Mỹ Chánh và bị pháo Miền Bắc bắn dọc đường.

Về phía báo chí tư nhân ở Miền Nam Việt Nam đương thời, ký giả Ngyễn Thanh là người đầu tiên của báo Sóng Thần lọt vào đoạn đường nói trên vào đầu tháng 7 năm 1972, khi cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn, chứng kiến hậu quả của cuộc nã pháo hai tháng trước đó, và đặt tên gọi “Đại lộ Kinh hoàng” cho đoạn đường và sự kiện này.

Báo Sóng Thần sau đó tổ chức một hoạt động nhân đạo là hốt xác nạn nhân tử nạn trên đoạn đường này trong sự kiện nói trên, từ tháng 7 khi chiến sự vẫn chưa kết thúc trong khu vực, đến tháng 1 năm 1973. Các bài tường thuật của họ được đăng liên tục nhiều kỳ trên báo Sóng Thần.

Tiến sỹ Van Nguyen – Marshall, phó giáo sư sử học tại Đại học Trent, Canada, đã chọn các bài tường thuật nói trên làm dữ liệu khảo sát cho một nghiên cứu đăng trên tạp chí War and Society, năm 2018. (Xem: Van Nguyen-Marshall, Appeasing the Spirits Along the ‘Highway of Horror’: Civic Life in Wartime Republic of Vietnam, War & Society, Volume 37, 2018 – Issue 3, Pages 206-222)

Bài nghiên cứu của Van Nguyen – Marshall không tập trung vào bản thân sự kiện “Đại lộ Kinh hoàng” mà sử dụng các bài tường thuật tại hiện trường khi cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn để khảo sát các nỗ lực hoạt động nhân đạo trong chiến tranh, những chấn thương tinh thần của xã hội do những cái chết hàng loạt, sự năng động của xã hội dân sự miền Nam Việt Nam đương thời.

Kiểm chứng:
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong một bài viết ở mục “Bình luận – Phê phán”, phủ nhận sự kiện này, cho rằng đó là “sự kiện bịa đặt, được dựng lên chỉ để vu cáo, vu khống Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam.” (Báo Nhân Dân, 17/9/2015). Tuy nhiên, bài viết chỉ tuyên bố như trên mà không đưa ra các luận cứ, luận chứng đi kèm, vì vậy người đọc không thể khảo sát gì thêm ở tư liệu này.

Đại tá Nguyễn Quý Hải Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Pháo binh 38 (Đoàn pháo binh Bông Lau), thuộc Quân đội Miền Bắc, là nhân chứng xác thực đã viết trong cuốn sách “Nhật ký chiến trường Mùa Hè Cháy):

“… lực lượng pháo binh chủ lực trong chiến dịch tấn công Quảng Trị Trung đoàn 38 (tức Đoàn pháo binh Bông Lau) đã nã pháo trùm lên Quốc lộ 1 phía nam thị xã Quảng Trị ngày 1/5/1972.”

Ở một phần khác cũng trong sách Mùa Hè Cháy, tác giả ghi lại lời ghi chép của Trương Nguyên Tuệ. Đại tá Trương Nguyên Tuệ là nhà báo quân đội – nhà khảo cứu lịch sử đảng CS, tác giả cuốn sách “Định Hoà Trung Dũng” viết về lich sử đảng bộ ở Bình Dương có ghi:

“Trong hai ngày 29 và 30-4-1972, các loại pháo của ta bắn rất chính xác xuống các mục tiêu được giao. Pháo chiến dịch làm tê liệt và tiêu diệt các trận địa pháo binh địch ở Ái Tử, La Vang, liên tục bắn phá sở chỉ huy sư đoàn 3 ngụy, căn cứ hậu cần và sân bay Ái Tử. Sở chỉ huy của chuẩn tướng ngụy Vũ Văn Giai rơi vào tình trạng hỗn loạn, quan quân vất lại toàn bộ giấy tờ sổ sách ‘bỏ của chạy lấy người’. Một tiểu đoàn 130mm của trung đoàn 38 được cấp thêm 700 trái đạn, chuyển sang làm nhiệm vụ chặn địch rút chạy vào phía nam theo trục đường 1 và chi viện cho bộ binh sư đoàn 304 đánh chiếm phía bắc cầu Quảng Trị.

Sáng 1-5-1972, trong lúc bộ binh qua cầu tiến vào thị xã Quảng Trị và tiếp tục truy quét địch, pháo 122mm và 130mm của trung đoàn 38 chụp lện đội hình bộ binh và cơ giới địch đang chen chúc dày đặc trên đường 1, gây cháy nổ và ùn tắc, tạo thành một vùng lửa đỏ và khói bụi trùm kín. Trên đoạn đường Quảng Trị, La Vang, địch rơi vào thảm cảnh khủng khiếp. Cũng trong ngày hôm đó, sư đoàn 324 và trung đoàn 27 của Mặt trận B5 nhanh chóng làm chủ địa bàn được giao vào sát sông Mỹ Chánh tiếp giáp với Thừa Thiên. Toàn tỉnh Quảng Trị đã giải phóng.” (Mùa hè cháy, sách đã dẫn, trang 241.)

Ảnh chụp đoạn ghi chép của nhà báo Đại tá Trương Nguyên Tuệ in lại trong sách “Mùa hè cháy” của Đại tá Nguyễn Quý Hải

Báo Quân đội Nhân dân, bài “Quảng Trị – Thừa Thiên năm 1972: Cuộc đụng đầu lịch sử (Bài 2)”, ngày 27/03/2012, viết:

“Ngày 1-5-1972, sau khi Đông Hà, Ái Tử bị mất, quận lỵ Hải Lăng bị uy hiếp, Quốc lộ 1 bị cắt, quân ngụy hoang mang, đến 11 giờ ngày 1-5, quân ngụy bắt đầu rút. Nắm được ý đồ của ngụy quân, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho Sư đoàn bộ binh 324 lập tức cơ động bộ đội chặn đánh quân ngụy ở Cầu Nhũng, cầu dài và cầu bến Đá. Trung đoàn bộ binh 66, Sư đoàn 304 chặn đánh quân ngụy ở La Vang, đồng thời pháo binh mặt trận bắn mãnh liệt vào đội hình rút lui của ngụy quân, gây nên một cuộc bỏ xe, bỏ pháo tháo chạy hỗn loạn.”

Xem trên Quân đội Nhân dân, (truy cập ngày 5/1/2022)

Báo Quảng Trị, bài: “Quân dân huyện Hải Lăng trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị 1972”, ngày 27/04/2012, của tác giả Trần Ngọc Ánh, Bí thư Huyện ủy Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, viết:

“Suốt cả ngày 1-5-1972, quân ngụy tổ chức hàng chục đợt tấn công và sử dụng tất cả những gì có thể nhằm khai thông đường rút chạy. Trên tuyến Quốc lộ 1 từ thị xã Quảng Trị đến Mỹ Chánh, các đồn bốt đều lần lượt bị ta đánh phá, toàn bộ quân địch bị tiêu diệt, chúng bỏ lại xác chết ngổn ngang và hàng nghìn xe pháo, vũ khí máy móc, phương tiện chiến tranh. Đoạn Quốc lộ 1 này đã trở thành “Đại lộ kinh hoàng” của Mỹ- ngụy trong ngày 1-5-1972.”

 

Xem trên báo Quảng Trị (truy cập ngày 5/1/2022)

“Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng Quảng Trị (1/5/1972 – 1/5/2020) và 48 năm sự kiện 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị (1972 – 2020)” của Tỉnh Quảng Trị, ngày 08/04/2020, viết:

“Sau khi chiếm được Đông Hà, La Vang, Ái Tử, các cánh quân chủ lực và lực lượng quân khu từ nhiều hướng tập trung tấn công giải phóng thị xã Quảng Trị. 11 giờ ngày 1/5/1972 địch bắt đầu rút khỏi thị xã Quảng Trị với ý định lui quân có tổ chức để bảo toàn lực lượng, nhưng không ngờ chúng đi đến đâu cũng bị đánh, chạy đâu cũng bị chặn. Cả đoạn đường gần 30km từ thị xã Quảng Trị đến Mỹ Chánh trở thành “đại lộ kinh hoàng” đối với Mỹ – nguỵ.”

Xem tài liệu tuyên truyền của tỉnh Quảng Trị ở đây (truy cập ngày 5/1/2022)

Như vậy, qua các tư liệu nêu trên, chúng ta thấy:
• Các ghi chép của cả hai phía đều khẳng định có một cuộc tấn công bằng pháo binh vào Quốc lộ 1 đoạn phía nam thị xã Quảng Trị đến cầu Mỹ Chánh vào ngày 1/5/1972.
• Các ghi chép của cả hai phía đều ghi nhận khẳng định cuộc tấn công bằng pháo nói trên đã gây ra những cảnh tượng “kinh hoàng” tại hiện trường.
• Các ghi chép của các nhân chứng ở Miền Nam Việt Nam khẳng định ngày 1/5/1972, cả binh lính và dân chúng từ thị xã Đông Hà và Quảng Trị đã chạy tị nạn khỏi các đô thị này khi quân đội Miền Bắc tấn công vào. Và họ, cả lính và dân, trong đó có hàng ngàn người dân, đã bị pháo binh Miền Bắc tấn công tiêu diệt trên Quốc lộ.
• Trên Báo Sóng Thần, ngày 3/7/1972, Ký giả Ngy Thanh cho biết vào ngày 1/7/1972, ông chứng kiến “hàng trăm xác quân xa chở đồng bào Quảng Trị di tản trong ngày 1-5”. (Xem tư liệu bên dưới.)
• Các ghi chép của Miền Bắc, như được nêu ở trên, cho thấy dường như lực lượng pháo binh Miền Bắc thực hiện cuộc tấn công này đã coi cả dòng người trên Quốc lộ 1 ngày 1/5/1972 là “quân địch” mà không phân biệt dân và lính.
• Như trên đã nói, báo Sóng Thần đã tổ chức hốt xác nạn nhân bị giết trên đoạn đường “Đại lộ Kinh hoàng” này, gom được 1841 thi thể thường dân, tập trung vào một nghĩa trang. Sau đó, nhiều đoàn thể xã hội đã trở lại để viếng các nạn nhân. Có thể xem các tư liệu (hình ảnh, ghi chép) dưới đây.

Đại Lộ Kinh Hoàng, cơn ác mộng chưa từng xảy ra trong chiến tranh:
• Xe cộ đủ loại – xe hàng, xe vận tải, xe GMC, xe Jeep, thiết vận xa vv… cháy đen nằm thành ụ trên Quốc lộ 1 thành 3,4,5 hàng chứng tỏ một cuộc rút lui vô trật tự không thể tưởng tượng.
• Xác người chỉ còn xương khô có cái còn ít da bọc màu xám ngắt và ít thịt bầy nhầy và áo quần tơi tả sau 2 tháng phơi trước nắng mưa và gió, thường dân có, lính có, già có, trẻ có, đàn ông có, đàn bà có với đủ kiểu nằm, ngồi, đứng. Khoảng 2000 xác nằm rải rác từ cầu Trường Phước trở ra. Đó là chỉ mới kể tới những xác nằm dọc theo hai bên quốc lộ.
Nguồn: https://usvietnam.uoregon.edu/tu-lieu-lich-su-hot-xac-dong-bao-tu-nan-tren-dai-lo-kinh-hoang-1972/

Nguồn: https://www.google.com.vn/searchq=%C4%91%E1%BA%A1i+l%E1%BB%99+kinh+ho%C3%A0ng+m%

Ngày 28/6/1972, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh quân đoàn 1 thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm chỉ huy xuất phát từ Mỹ Chánh vượt tuyến tiến về Quảng Trị. Đến ngày 15/9/1972 lá cờ vàng 3 sọc đỏ được cắm trên cổ thành Quảng Trị.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu điện thư khen ngợi nồng nhiệt và khâm phục vô biên của Tổng Thống và Chính Phủ:

Tôi trận trọng yêu cầu Đại Tướng chuyển đến Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC cùng toàn thể đơn vị và chiến sĩ TQLC đã đánh tan quân Cộng Sản xâm lược ra khỏi Thị Xã và Cổ Thành Quảng Trị, lời ngợi khen nồng nhiệt nhất, đồng thời lòng khâm phục vô biên của Tôi và toàn thể chánh phủ họp tại dinh Độc Lập sáng hôm nay 16-9-72

Bốn ngày trước khi đúc kết chiến dịch 3 tháng thừa thắng xông lên tái chiếm lãnh thổ và sau những tuần lễ đầy hy sinh gian khổ, toàn thể các đơn vị thuộc mọi Quân binh chủng vùng địa đầu giới tuyến đã ghi thêm những nét vàng son sáng chói vào Quân Sử hào hùng của Dân Tộc

Mưu đồ của bọn Cộng Sản xâm lược muốn biến Quảng Trị thành một Bình Long anh dũng, một Kontum kiêu hùng của chúng, đồng thời bám lấy một địa danh tâm lý và chánh trị để lừa bịp dư luận đã bị toàn thể anh em đánh tan ra mây khói. Một lần nữa, Tôi nhiệt liệt khen ngợi toàn thể anh em đã chiến thắng, Tôi kính cẩn nghiêng mình trước những chiến sĩ hy sinh cho đại nghĩa dân tộc.

Và Tôi sẽ đến thăm anh em

Ký Tên
Tổng Thống VNCH
Nguyễn Văn Thiệu.

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Quân Khu 1 gửi thư điệp đến Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC ( Nguyên văn đính kèm ):

Gửi Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Tôi đã nhìn Quốc Kỳ tung bay trên nền trời Quảng Trị chỉ ít lâu sau khi những bàn tay kiêu dũng của anh em kéo lên từ trong Cổ Thành hôm 16-9-72.

Tôi đã muốn thấy tại chỗ chiến thắng của anh em để ngay tại chiến trường, tự cảm thấy hãnh diện được chỉ huy Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến trong một chiến dịch qui mô nhất của Quân Đội

Từ Bến Hải đến Cà Mâu, gót chân người chiến sĩ TQLC đã trải qua bao nhiêu thử thách, gian khổ và chiến thắng. Nhưng phải nói rằng đây là lần đầu tiên Sư Đoàn đã chiến đấu trong một hoàn cảnh đặc biệt, đối đầu với nhiểu khó khăn nhất, với một kẻ thù đông gấp bội.

Vì thế chiến thắng Quảng Trị, đánh tan quân Địch, giải phóng thị xã, là chiến thắng lớn nhất lẫy lừng nhất. Đầu tháng 5 năm 72, khi Quảng Trị bị mất vào tay Địch, Sư Đoàn đã trấn giữ được tuyến Mỹ Chánh và đã góp công đầu, cùng với các đơn vị của Sư Đoàn Nhẩy Dù và Sư Đoàn 1 Bộ Binh trong nhiệm vụ giữ Huế. Hàng trăm ngàn dân Trị Thiên đã phải di tản về Nam trước áp lực của Địch, nhưng tại tuyến Mỹ Chánh anh em đã ngăn được sức tiến của quân thù.

Những cuộc tấn kích hạn chế, sau đó đã được tổ chức trong vùng Hải Lăng để dành lại thế chủ động và lũng đoạn các kế hoạch tiếp tục tiến công của giặc. Sóng Thấn 5 ngày 13 tháng 5 tại Hải Lăng và Đa Nghi. Sóng Thần 6 ngày 24 tháng 5 tại Mỹ Thủy, Sóng Thần 8 vượt tuyến Mỹ Chánh ngày 8 tháng 6 đã đánh vào đầu Địch những đòn nặng, tai hại cho kế hoạch tấn công của Địch, và đã chuẩn bị cho cuộc phản công của quân ta ngày 28-6-1972 là ngày chiến dịch Lam Sơn 72 bắt đầu.

Thủy Quân Lục Chiến và Nhẩy Dù đã gây được một bất ngờ kỳ thú ngay cho cả Địch quân cùng với các Quân binh chủng khác và với một tỷ lệ quân số bạn Địch 1/4, anh em đã đẩy lui được Địch, tiêu diệt một phần lớn tiềm năng chiến đấu của chúng

Và trận chiến gay go nhất đã khởi diễn từ 27-7-72 khi Sư Đoàn tiếp nhận khu vực Thị xã Quảng Trị từ Sư Đoàn Nhẩy Dù. Chiến sĩ TQLC sau 51 ngày tiến chiếm từng tấc đất, từng ngôi nhà, đã dành lại được toàn bộ Thị Xã Quảng Trị, diệt được trên 14 ngàn tên Địch, thu 4350 vũ khí, hủy hay thu 71 khẩu pháo, 73 chiến xa tính từ đầu tháng 5 năm 72 .

Giặc đã dùng lực lượng của 4 Sư Đoàn chủ lực để giữ Thị Xã Quảng Trị, những Sư Đoản đã lừng danh với những chiến thắng ở Bắc, Trung Việt và nhất là ở Điện Biên Phủ 308, 312, 325. Sư Đoàn TQLC đã đương đầu với chúng, nhẫn nại hơn chúng, dũng cảm hơn chúng và đã chiến thắng chúng, những “ anh hùng Điện Biên Phủ một thời “

Chiến thắng ấy đã được xây dựng với nhiều xương máu của chiến sĩ, với sức chịu đựng vượt mức của anh em. Nhờ sự khéo léo và tài ba của Chuẩn Tướng và các Sĩ Quan.

Tôi muốn qua thư này tỏ lòng khâm phục của Tôi đối với Sư Đoàn TQLC, với những hy sinh vô bờ của anh em, và lập lại sự hãnh diện được chỉ huy anh em trong một cuộc thử thách lớn nhất, trong một chiến dịch quy mô nhất của Quân Đội Tôi cũng yêu cầu Chuẩn Tướng chuyển lời khen ngợi của Tôi đến tất cả Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ của Sư Đoàn

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Quân Khu 1
( Ký Tên )
Nguồn:http://s113345672.onlinehome.us/chiensu/cs-taichiem-cothanhQT.htm

Cuối cùng Bắc Việt nhận lãnh hậu quả nhục nhã – rã rời ý chí, muối mặt rút quân về phía Bắc.

Bước chân tội ác xâm lược – lê lết từ Bắc vào Nam, mùa Xuân 1975 đúng ra sẽ thất bại ê chề như các mặt trận khác. Cuộc chiến thắng hiện có chỉ hưởng nhờ vào xu thế – cơ hội chính trị:

  • Người Mỹ thua cuộc tại bàn hội nghị Paris vì đưa quân vào miền Nam VN. Phong trào nhân dân hiệp chủng quốc phản chiến con em bi đưa vào cuộc viễn chinh. – Người Mỹ phản bội miền Nam VN, vì bắt tay với Trung Cộng để giữa Đài Loan.
  • Người Mỹ cuốn cờ buông tay Nam VN, triệt thoái rút quân về cố quốc.
  • Tổng tư lệnh tối cao không uy tín – không tài năng lãnh đạo – không biết cầm quân – không thông hiểu chiến thuật – Không nghe tư vấn tham mưu (vội vàng rút lui khỏi vùng II chiến thuật).
  • Chính quyền VN và quân đội VN không tự chủ – quen hơi dựa dẫm ăn nhờ vào viện trợ của Mỹ. – Quân đội Nam VN hụt hẫng vì thiếu vắng đồng minh kề vại chiến đấu.
  • Trước sự rút lui của Mỹ, Hoa Kỳ không dám can thiệp quân sự vào miền Nam, đã tạo kẽ hở – giảm sức mạnh. CS Bắc Việt nắm chắc nhược điểm, người Mỹ bỏ rơi miền Nam. Thực hiện chiến dịch 275, Thượng tướng Văn Tiến Dũng từng bước dè dặt dò dẫm, chỉ huy xâm lăng tấn công miền Nam với dự định “thành lập chính phủ liên hiệp”. Thiếu viện trợ – không còn sự ủng hộ – không nơi dựa dẫm, TT Nguyễn Văn Thiệu sợ hãi ra lệnh quân đội di tản rút quân bỏ ngỏ vùng II chiến thuật làm nhụt chí tâm lý quân nhân, thua cuộc bi thảm từ mặt trận này đến mặt trận khác.

Phản bội hiệp định Paris 1973, CS Bắc Việt xua quân xâm lược thôn tính Phước Long – Ban Mê Thuột dễ dàng như chẻ tre. Nhận thấy sự suy tàn hoàn toàn tệ hại của miền Nam VN. Chớp thời cơ ngày 11/3/1975 Tướng Võ Văn Giáp gửi công điện cho Tướng Văn Tiến Dũng:

“Cần phải có tinh thần khẩn trương và mạnh bạo, kịp thời lợi dụng thời cơ để dành thắng lợi lớn, phải nhanh chóng tiêu diệt các đơn vị địch còn lại và nhanh chóng phát triển về hướng Cheo Reo, bao vây và tiêu diệt sau’’ (Văn Kiện Đảng: trang 111-112.)

Luật rừng, pháp luật cảm tính được thực thi bởi chủ quan của tầng lớp cầm quyền độc tài cực đoan thối nát thiếu văn minh – đánh mất niềm tin công lý. Luật rừng sử dụng bạo lực vũ phu giải quyết mâu thuẩn xung đột tri thức, quyền lực thô bạo tấn công – giải quyết mâu thuẩn các tư trào văn hoá đáng tôn kính. Các tư trào văn hoá quần chúng – dân tộc, các nhà giáo dục chánh kiến – đạo đức lương tâm vỡ mộng mạnh dạn tiên phong phê phán nền văn hoá trừu tượng ảo tưởng vong bản kém cỏi – thiếu văn minh thống trị đánh mất nhân bản – không tự do, đòi lại giá trị nhân chủ – trật tự – bình đẳng – nhìn tới tương lai.

Hàng loạt người thân của các tù nhân lương tâm bị công an mời làm việc

  • Từ Bangkok, ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS), chỉ trích Việt Nam trong việc sách nhiễu gia đình Tù Nhân Lương Tâm. Ông viết trong tin nhắn gửi RFA ngày 13/3:

“Chính phủ Việt Nam phải chấm dứt chiến dịch sách nhiễu đáng xấu hổ và đầy hận thù đối với vợ của các tù nhân chính trị vì những bài đăng trên mạng xã hội của họ.

Gia đình tù nhân không được trở thành mục tiêu chỉ vì họ đi tìm kiếm công lý cho người thân của họ. Thay vào đó, họ cần được thực hiện quyền tự do ngôn luận cơ bản của mình một cách ôn hòa mà không sợ bị trả thù.”

  • Bà Đỗ Thị Thu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương cho biết, Công an quận Hà Đông, Hà Nội mời bà làm việc vào ngày 14/3 về “thông tin đăng tải trên mạng Facebook.”

Tuy nhiên, bà không có ý định đi vì đang bận công việc chăm sóc vườn bưởi của gia đình ở tỉnh Hoà Bình. Bà nói với RFA trong chiều 13/3:

“Tôi định không đi gặp họ bởi vì họ đã mời tôi rất nhiều lần rồi và mỗi lần họ mời tôi lên làm việc thì đều xoay quanh việc tra hỏi tôi rằng Facebook (Thu Đỗ- PV) này có phải của tôi. Họ bảo tôi không được chia sẻ những bài viết có liên quan đến các tù nhân lương tâm.”

  • Một nhà hoạt động ở Hà Nội muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho rằng việc sách nhiễu gia đình tù nhân lương tâm nhằm triệt tiêu các mầm mống phản kháng, kể cả những người thân-hậu phương của các nhà hoạt động đang bị cầm tù, như Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị mới bị rò rỉ.

“Việc mời/triệu tập thân nhân của tù nhân nằm trong chủ trương chung của họ. Việc này sẽ gieo rắc sự sợ hãi và phiền toái cho các gia đình, làm cho xã hội nhìn vào đó để sợ. Làm phiền chục người, nhưng cả triệu người sợ. Sao họ không làm? Từ xưa đến giờ họ cũng đâu có xấu hổ về việc chà đạp nhân quyền đâu?”

Theo nhà hoạt động này, đây có thể là phản ứng của Hà Nội trước việc cộng đồng quốc tế chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

“Cũng có thể đây là phản ứng của Việt Nam khi bị cộng đồng quốc tế phản đối chiến dịch vận động cho nhiệm kỳ tiếp theo của Hà Nội trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Trước giờ, khi bị phản ứng gì, thì Việt Nam thường đem chuyện nhân quyền của dân ra như con tin để mặc cả. Việc bắt ba nhà hoạt động gần đây và việc sách nhiễu gia đình tù nhân lương tâm cũng vậy.”

Theo ông, bằng việc sách nhiễu gia đình tù nhân lương tâm, có thể bên an ninh muốn biết liệu có sự hỗ trợ nào phía sau và chính quyền cũng không muốn các gia đình tù nhân lương tâm xích lại gần và hỗ trợ nhau.

  • Bà Lê Thị Hà, vợ của tù nhân lương tâm Đặng Đăng Phước, nhận được giấy mời của Phòng An ninh Nội địa của Công an tỉnh Đắk Lắk lên “làm việc, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động sử dụng mạng xã hội Facebook” vào chiều 14/3.

Bà Hà bày tỏ thái độ về sự sách nhiễu của công an địa phương trong khi chồng bà, cựu giảng viên âm nhạc trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, bị đưa đi thi hành án tù tám năm ở Trại giam Xuân Phước (tỉnh Phú Yên).

“Thật sự tôi thấy phiền nhiễu và ảnh hưởng tới công việc của tôi tại vì công việc ở trường tôi làm việc cả ngày và không có thời gian để nghỉ.”

  • Theo thống kê của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Việt Nam đang giam giữ hơn 160 tù nhân chính trị. Còn theo tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), hơn 250 tù nhân lương tâm đang bị cầm tù ở Việt Nam. • Hà Nội luôn khẳng định không giam giữ tù nhân lương tâm mà chỉ có những người bị kết tội hình sự.
    Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/numerous-relatives-of-prisoners-of-conscience-summoned-by-local-police-03132024050654.html

VỤ ÁN 12 TĂNG NI THIỀN VIỆN DƯỢC SƯ TỈNH CẦN THƠ TỰ THIÊU CÙNG LÚC NĂM 1975 ĐỂ TỐ CÁO CỘNG SẢN ĐÀN ÁP GHPGVNTN

Vụ tự thiêu tại Thiền Viện Dược Sư tỉnh Cần Thơ 1975 là ngòi nổ đầu tiên làm bùng lên cao trào Pháp Nạn cộng sản, từ đó lại lan rộng ra khắp nơi. Thiền viện Dược Sư thuộc Ấp Tân Long A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ; nằm cách thành phố Cần Thơ khoảng 30 Km, trên quốc lộ Cần Thơ – Sóc Trăng.Diễn biến vụ án

1975, ngày 02 tháng 11 (ngày 29 tháng 9 Ất Mão) xẩy ra vụ tự thiêu cùng lúc của 12 vị Tăng Ni ở Thiền Viện Dược Sư để phản đối cộng sản đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống nhất. 12 vị đó là những Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống nhất – Thánh Tử Đạo – Chi Giác linh:

Đại đức Thích Huệ Hiền (Phạm Văn Có), 30 tuổi, trụ trì Thiền viện Dược sư. Sa di Thích Minh Thạnh (Trần Văn Sang), 20 tuổi

Sa di Thích Minh Hiển (Phạm Văn Anh), 17 tuổi.
Thích Nữ Diệu Phước (Nguyễn Thị Tiếp), 58 tuổi.
Thích Nữ Diệu Định (Lê Thị Thiền), 54 tuổi.
Thích Nữ Diệu Tánh (Lê Thị Tâm), 34 tuổi.
Thích Nữ Diệu Hạnh (Nguyễn Thị Đạo), 23 tuổi.
Thích Nữ Diệu Trường (Dương thị Mỹ Lệ), 23 tuổi.
Thích Nữ Diệu Thiền (Phạm Thị Nương), 22 tuổi.
Thích Nữ Diệu Tốt (Trần Thị Phương), 17 tuổi.
Thích Nữ Diệu Xuân (Lê Thị Thu), 15 tuổi.
Thích Nữ Diệu Nghiêm (Lê Thị Út), 14 tuổi.

Bản tuyên bố để lại, 12 vị Tăng Ni nêu rõ:

“chúng tôi sắp sửa thể hiện việc thiêu thân để bảo toàn chánh pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới Tăng sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc… Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức, những người với lòng lang dạ thú”…

Đối với đệ tử của Chùa Dược Sư, Đại Đức Huệ Hiền căn dặn:

“chúng ta không nên vì cái thân vị kỷ này, không nên nuối tiếc nó, không nên khóc lóc vì nó. Trái lại, chúng ta phải tự hãnh diện là đã sử dụng nó đúng mức, sử dụng nó cho công lý, cho tự do… Nên nhớ không ai cứu ta bằng ta tự cứu ta, không ai giải thoát ta bằng ta tự giải thoát ta”.

Đối với nhà cầm quyền cộng sản, Đại Đức Huệ Hiền đại diện toàn thể Tăng Ni tự thiêu, nêu lên nguyện vọng 6 điểm rồi kết luận rằng:

“chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo… Chúng tôi quyết nguyện thiêu thân hôm nay vì chúng tôi nghĩ thà chết vinh hơn sống nhục, thà chết cho chân lý đạo nghĩa hơn sống mà phải theo tà thuyết hại dân”.

Vụ tự thiếu bị đàn áp dã man, mọi dấu vết bị xóa sạch.

“Sau khi mười hai tăng ni tự thiêu, cán bộ địa phương kéo mười hai cái xác ra để bên lề đường cho những người qua lại được thấy, sau đó hai ngày họ phun xăng vào đốt rồi tất cả phần còn lại của mười hai xác chết được dồn vào hai cái quan tài và họ đưa đi chôn ở đâu, không ai biết”.

Sau đó không lâu “Thiền Viện Dược Sư bị san bằng”. Khu đất Thiền Viện được thay bằng khu vườn trồng chuối, với những cây chuối mới toan cao trên 1m và chỉ sau vài đám mưa đầu mùa là nơi đây trở thành khu vườn chuối xanh tươi hoàn toàn xa lạ ngay với cả tín đồ Phật tử địa phương.

Do bị khủng bố gắt gao, cho nên hơn 1 năm sau (1975-11-02 đến 12-1976), vụ tự thiêu Thiền viện Dược Sư mới được Phật giáo đồ tỉnh Cần Thơ chính thức báo cáo về Viện Hóa Đạo. Sau đó Trung ương, GHPGVNTN gửi văn thư khiếu nại với nhà nước cộng sản, yêu cầu điều tra sự việc. Viện Hóa Đạo ra Văn thư số 0316 VHĐ/VT/VT gởi Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, nội dung trình bày nguyện vọng 5 điểm như sau:

  1. (chính quyền) chỉ thị cho cán bộ hạ tầng triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của toàn dân đã được Mặt Trận và chính phủ cách mạng bảo đảm bằng minh văn.
  2. Xử lý thích đáng những người có trách nhiệm đã gây ra sự kiện bi thảm tại thiền viện Dược Sư.
  3. Xin phóng thích những người bị bắt khi họ về thăm Thiền Viện Dược Sư.
  4. Xin giải tỏa và trả lại ngôi Thiền Viện Dược Sư.
  5. Tìm biện pháp hữu hiệu ngăn chận không để cho những trường hợp tương tự tái diễn.

Văn thư kháng cáo nhà nước bằng nhiều cách được gởi đến Quốc tế nhân quyền, Ủy Ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt nam, các cơ quan nầy lên tiếng can thiệp mạnh mẽ. Cho nên nhà nước buộc lòng phải giải quyết vụ án và âm mưu XHCN đánh phá Phật giáo tiếp tục diễn ra.

Tư liệu Vụ án Thiền viện Dược Sư tỉnh Cần Thơ được bí mật chuyền ra hải ngoại, vụ nầy gây nên cao trào Quốc tế chống đối nhà nước XHCN mạnh mẽ; Do áp lực Quốc tế nhân quyền, nhà nước dở trò Âm mưu hợp thức hoá vụ án nầy. Mặc dù trước đó (30-04-1975 đến tháng 12-1976) GHPGVNTN đã có 62 văn thư Kháng Cáo nhà nước XHCNVN về đàn áp Phật giáo mà GH chưa bao giờ được hồi đáp. Tháng 12-1976 Ông Mai Chí Thọ, Giám Đốc sở công an Thành Phố Sài Gòn (đương nhiệm Giám đốc công an Thành phố 1975-1976), đến chùa Ấn Quang yêu cầu các sư Phật giáo Thống nhất đi Cần Thơ “điều tra vụ án”.

“Bấy giờ Thượng tọa Trí Tịnh [hiện là đệ nhị chủ tịch hội đồng trị sự PG quốc doanh- 2007] đề nghị rằng sự việc xẩy ra đã hơn một năm rồi, thôi, xin bỏ qua ! Nhưng cố Thượng tọa Thiện Minh, Thượng tọa Huyền Quang và TT Quảng Độ phản đối đề nghị ấy và yêu cầu Viện Hóa Đạo cử người đi điều tra, Viện liền cử Đại Đức Hộ Giác và TT Quảng Độ đại diện Viện đi điều tra, nhưng sau Đ.Đ. Hộ Giác bận việc khác nên chỉ có Thầy Quảng Độ đi”.

Cuộc họp diễn ra tại cơ quan tỉnh Cần Thơ (trụ sở Mặt trận Tổ quốc tỉnh).

Thượng tọa Thích Quảng Độ yêu cầu được về tận nơi Thiền viện Dược Sư thuộc huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ để “xem xét hiện trường”. Nhưng nhà nước bảo: “về đó không an ninh”. Thượng tọa Quảng Độ bảo rằng: “bây giờ chính quyền cách mạng làm chủ cả nước còn ai làm gì nữa mà không an ninh? Diễn biến cuộc họp hết sức căng thẳng, trong phòng họp, công an “đầu gấu” “có một người to béo vạm vỡ, lúc nào cũng nhìn Thầy Quảng Độ trừng trừng với nét mặt hầm hầm dữ tợn, đằng đằng sát khí như muốn ăn tươi nuốt sống người ta. Tiếp sau đó, giấy tờ ghi chép, băng thu âm của phái đoàn Viện Hóa Đạo đều bị tịch thu, bản thân Thầy Quảng Độ bị đe dọa.

Để kết thúc vụ án, Phó Chủ nhiệm Ủy ban thanh tra nhà nước đưa ra Biên bản [soạn sẳn] với nội dung:

  • Huệ Hiền trước đây làm chỉ điểm cho CIA, Mỹ nguỵ.
  • Huệ Hiền đã dâm ô, hủ hoá với mấy ni cô, sợ việc đổ bể nên y đã tự tử và đốt chùa.

Kết luận trên đây hoàn toàn trái ngược với bức thư tuyệt mệnh của Đại đức Thích Huệ Hiền đề ngày 29 tháng chín, Ất mão (ngày 02/11/1975). Để vạch trần sự thâm độc của nhà nước, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm tu sĩ, vu vạ thành viên tôn giáo, Thầy Quảng Độ trong buổi họp đã đọc lại đầy đủ Bức Thư Tuyệt Mạng của Đại đức Thích Huệ Hiền.

Bức Thư Tuyệt mạng được công bố khiến cho âm mưu nhà nước vụ vạ cho Phật giáo bị vô hiệu hóa. Để hợp pháp hóa việc đàn áp Phật Giáo, qua vụ án nầy, chính quyền đã áp lực Thượng tọa Thích Quảng Độ, Viện Hóa Đạo phải ký vào biên bản soạn sẳn. Thầy Thích Quảng Độ cho biết:

“Họ giữ tôi lại thêm một ngày một đêm để làm áp lực buộc tôi phải kí, họ định dùng tôi để hợp thức hóa cho những điều dối trá của họ, nhưng tôi đã kiên quyết từ chối. Sau cùng họ thấy không lung lạc được nên đành phải đưa tôi về chùa Ần Quang. Phó chủ nhiệm UB thanh tra nhà nước, Huỳnh Châu Sổ là ai? Cần phải nêu rõ trách nhiệm của ông về vụ án ra trước tòa án Quốc tế.”

Nhìn lại diễn biến chung quanh vụ án 12 Tăng ni tự thiêu nói trên, qua đó:

  1. Thi thể 12 Tăng ni: Đại đức Thích Huệ Hiền v.v… (phần cháy chưa hết) bị đem ra bỏ bên lề đường phơi nắng 2 ngày trời theo kiểu khủng bố với mọi người. Sau đó họ đem thi thể, tro tàn vùi chôn nơi đâu, không ai được biết.
  2. Mọi dấu vết ngôi Thiền viện Dược Sư đều bị xóa sạch và thay vào đó là một vườn chuối mới được mọc lên.
  3. Sau vụ án, thân nhân, tín đồ vãng lai thăm viếng, tìm hiểu đều bị bắt giữ.
  4. Băng từ ghi âm cuộc họp vụ án của Thầy Quảng Độ đã bị nhà nước tịch thu với lý do: “bí mật quốc gia”.

Nhân đây cũng xin nói thêm, Thích Trí Tịnh quê quán làng Cái Tàu Thượng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Xuất thân Tổ đình Kim Huê, Sa Đéc. Chùa Kim Huê, Sa Đéc là “địa chỉ đỏ” của Kháng chiến “có tiền án” vun chứa cộng sản hoạt động nội thành đánh phá thị xã Sa Đéc. Thích Trí Tịnh thuộc loại “máu Vẹm” từ lâu đời.

  • Sau cái gọi là ngày Giải phóng, đến 1-05-1975, nhà nước tổ chức mừng chiến thắng thì trên hàng ghế danh dự của lễ đài trước Dinh Độc lập thì nhà nhà xem tivi lúc bấy giờ đều thấy Thầy Trí tịnh Ngồi chểm chệ trên đó rồi.
  • Thích Trí Tịnh “mách nước” với nhà nước XHCN “giết rắn phải đập đầu nó” để mượn tay XHCN đưa lưu đày 2 Thầy Huyền Quang với Quảng Độ vào năm 1982.
  • Trong “Danh sách trên 300 cán bộ Cộng Sãn có tài sản vài trăm triệu Mỹ kim” thì Thích Trí Tịnh đứng hàng thứ 3 trong danh sách triệu phú nầy.

Nguồn: http://www.vietcyber.net/forums/showthread.php?t=104017

Vào tháng 11/1975, mùa mưa ở miền Nam sắp hết nhưng không khí căng thẳng mà quân giải phóng đem đến thì chỉ mới bắt đầu.

Người miền Nam đi chùa như một thói quen hằng ngày nhưng lúc bấy giờ quân giải phóng đã không nghĩ như vậy. Cách mạng nếu không tịch thu thì cũng ra lệnh đóng cửa các ngôi chùa của khoảng 40.000 tăng ni lúc đó.

Không chùa nào được treo giáo kỳ. Không ngày lễ được tổ chức. Không có ngoại lệ nào cho các nhà sư, kể cả những người từng ngồi tù vì biểu tình chống chiến tranh hay chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Đàn áp và lao tù đến ngay sau ngày thống nhất.

12 tăng ni chùa Dược Sư tự thiêu
Vào lúc đó, cách tỉnh Cần Thơ khoảng 30 cây số về hướng Sóc Trăng bây giờ, trụ trì Thích Huệ Hiền cùng với 11 tăng ni ở Thiền viện Dược Sư đang chuẩn bị những ngày cuối cùng của mình.

Tất cả đã cùng nhau tự thiêu tại chùa vào ngày 02/11/1975.

12 tăng ni chùa Dược Sư đã tự thiêu như thế nào? Xác của họ được chôn ở đâu? Và vì sao các tăng ni, trong đó có một người 15 tuổi và một người mới 14 tuổi, lại chọn cách tự vẫn đau đớn như vậy trong khi đất nước vừa mới hòa bình?

Thiền viện Dược Sư là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), được thành lập vào cuối năm 1963 sau cuộc tranh đấu chống chính quyền Ngô Đình Diệm

Trong cuộc tranh đấu đổ máu đó, hình ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức, 67 tuổi, điềm nhiên châm lửa thiêu mình ở ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, Sài Gòn đã làm xúc động thế giới.

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh kể rằng sau cái chết dũng cảm của Hòa thượng Quảng Đức, chính quyền thủ đô Hà Nội đã tổ chức lễ truy niệm hòa thượng tại Quảng trường Ba Đình, dân chúng kéo đến đông không khác gì ngày Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.

Nhưng thảm kịch tại chùa Dược Sư thì đã mau chóng bị vùi lấp.

GHPGVNTN và chính quyền lúc đó đã có những ý kiến trái ngược nhau về bi kịch này.

Theo nhật báo Chicago Tribune, ba tuần sau thảm họa chùa Dược Sư, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo của GHPGVNTN lúc bấy giờ, người sau này trở thành Chủ tịch đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981, đã gửi thư đến Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam để khiếu nại.

Hòa thượng Trí Thủ nói rằng cán bộ cách mạng đã tịch thu chùa Dược Sư và cả thi thể của các tăng ni.

Bức thư được gửi cùng với thư tuyệt mệnh của trụ trì Huệ Hiền, trong đó ghi lại tên tuổi của 11 tăng ni và lý do tự thiêu là để yêu cầu chính phủ cách mạng “tôn trọng triệt để tự do tín ngưỡng của các tôn giáo đúng mức”.

Trong thư, ông nói bi kịch chùa Dược Sư xảy ra sau khi cán bộ cách mạng cấm chùa treo cờ Phật giáo và cầu siêu cho những nạn nhân chiến tranh. Các tăng, ni được yêu cầu “ăn và nói một cách bình thường [như mọi người] để học theo những con đường của cách mạng”.

Cán bộ ra lệnh Đại đức Huệ Hiền phải cắt nghĩa cho các tăng ni về “chiến thắng quang vinh và lịch sử của cách mạng”, động viên họ tham gia sinh hoạt chính trị trong các tổ chức của cách mạng lúc bấy giờ.

Hòa thượng Trí Thủ viết trong thư: “Qua vụ việc trên, chúng tôi hy vọng ông [bức thư gửi đến một lãnh đạo của chính phủ] và chính phủ cách mạng sẽ lưu tâm đến những gì đang diễn ra ở cấp cơ sở. Chúng tôi không muốn tin rằng vụ việc đáng tiếc trên cũng như nhiều vụ việc liên quan đến tự do tôn giáo khác phản ánh chính sách của Mặt trận Giải phóng Dân tộc và Chính phủ Cách mạng Lâm thời”.

“… đáng lẽ chúng tôi nên đến gặp ông để trình chi tiết và kín đáo hơn là gửi bức thư này. Tuy nhiên, một cuộc họp như vậy có vẻ là bất khả thi, kể từ khi thống nhất chúng tôi đã xin gặp chính phủ ba lần để nói về quan điểm của giáo hội đối với vấn đề tôn giáo nhưng liên tiếp bị từ chối”.

Tương tự như yêu cầu xin gặp chính phủ cách mạng, bức thư của Hòa thượng Trí Thủ không được hồi đáp.

Sau biến cố 30/4/1975, báo chí trong nước bị chính quyền kiểm soát. Các phóng viên quốc tế đã rời khỏi miền Nam, mọi biến động lúc đó đều không được đưa tin kịp thời. Phải đến gần một năm sau, báo chí quốc tế mới đưa tin về thảm kịch chùa Dược Sư.

Sau đó, tổ chức nhân quyền Ân Xá Quốc tế đã gửi thư đến Bộ Nội vụ Việt Nam vào tháng 9/1976 để yêu cầu cung cấp thông tin.

Khoảng sáu tháng sau, Bộ Nội vụ đã hồi đáp bức thư đó bằng một giải thích rất bất ngờ.

Chính phủ cho rằng theo lời khai của các nhân chứng thì ông Phạm Văn Có (tên khai sinh của Đại đức Huệ Hiền) đã giết hai ni cô lần lượt vào năm 1972 và năm 1974 sau khi ông ta làm hai người này mang thai, “và vẫn tiếp tục hành động vô đạo đức của mình sau ngày giải phóng”.

Theo tuyên bố của chính phủ, “vì sợ việc làm của mình bị lộ ra ngoài, ông Có đã quyết định tự sát, trước khi đốt chùa và tự thiêu mình, ông đã giết chết 11 người khác trong chùa, trong đó có hai thiếu niên”.

Trong một bài viết vào năm 1992, Hòa thượng Thích Quảng Độ, lúc đó là Tổng thư ký Viện Hóa Đạo của GHPGVNTN, sau này trở thành tăng thống thứ năm của giáo hội, nói rằng ông và các vị hòa thượng Thích Thiện Minh, Thích Huyền Quang không chấp nhận lời giải thích của chính quyền.

Hòa thượng Quảng Độ đã tham gia một cuộc điều tra của chính quyền. Sau cuộc điều tra, ông đã từ chối công nhận bản kết luận của chính quyền vì nội dung kết luận không đúng với bức thư tuyệt mệnh của Đại đức Huệ Hiền.

Bản kết luận điều tra mà chính quyền yêu cầu Hòa thượng Quảng Độ công nhận ghi rõ rằng Đại đức Huệ Hiền đã tự sát cùng “11 người khác” vì các lý do sau: sợ bị cách mạng trừng trị vì đã làm chỉ điểm cho “Mỹ – Ngụy,” không còn lương thực để sống vì trước đó được “Mỹ – Ngụy” chu cấp và sợ chuyện dâm ô với các ni cô bị bại lộ.

Từ việc 12 tăng ni chùa Dược Sư tự thiêu tập thể để đòi quyền tự do tôn giáo (theo nhận định của GHPGVNTN), qua cuộc điều tra của chính quyền đã trở thành một vụ án dâm ô và giết người diệt khẩu.

Nhưng dù lý do là gì đi nữa thì bi kịch tự thiêu tập thể ở chùa Dược Sư cũng đã mở ra hàng loạt vụ tự thiêu sau đó.

Ấn Quang dưới tay chính quyền cộng sản

Sau cuộc điều tra về bi kịch tự thiêu tập thể ở chùa Dược Sư, bất đồng giữa chính quyền và khối Ấn Quang ngày càng gia tăng.

Vào đêm ngày 06/04/1977, sau khi tịch thu cô nhi viện Quách Thị Trang vào tháng Ba trước đó, công an đã bố ráp chùa Ấn Quang với khoảng 200 nhà sư đang tu tập ở đây.

Trong cuộc bố ráp này, các hòa thượng Quảng Độ, Huyền Quang, Thanh Thế, Thiện Minh, Thuyền Ấn, Thông Huệ và nhiều người khác đã bị bắt.

Ngay sau đó, Phái đoàn Phật giáo Hòa bình tại Pháp (do Thiền sư Thích Nhất Hạnh đứng đầu) đã tuyên bố rằng có 120 tăng ni miền Nam sẵn sàng tự sát để phản đối chính quyền đàn áp tôn giáo.

Lúc bấy giờ, báo chí độc lập không còn hiện diện ở miền Nam như trước kia. Cách mạng đã kiểm soát mọi kênh truyền thông. Các vụ đàn áp Phật giáo phải mất rất nhiều thời gian mới đến được báo chí quốc tế.

Khoảng sáu tháng sau cuộc bố ráp vào chùa Ấn Quang, Hòa thượng Thích Mãn Giác, Phó hiệu trưởng của Viện đại học Vạn Hạnh, Ủy viên trung ương trong GHPGVNTN, đã vượt biên đến Paris (Pháp) để tố cáo cuộc đàn áp đạo Phật đang diễn ra rất trầm trọng ở miền Nam.

Ông nói mình đã mang theo nhiều tài liệu về xung đột giữa Phật giáo và chính quyền cộng sản.

“Chế độ mới đang theo đuổi chính sách triệt hạ các cộng đồng tôn giáo ở đất nước chúng tôi. Hàng trăm các tăng ni bị bắt. Hàng trăm các ngôi chùa bị tịch thu rồi bị biến thành cơ quan hành chính. Các tượng phật bị hạ xuống để đập phá. Không được tổ chức lễ Phật Đản như một ngày lễ quốc gia”. Hòa thượng Mãn Giác nói với báo giới vào tháng 11/1977.

“Đảng Cộng sản dường như không hiểu cũng không khoan dung về ước vọng sâu sắc nhất của chúng tôi. Chúng tôi đã rất đau khổ vì bị ngược đãi, kỳ thị và đàn áp”.

Phong trào Phật giáo của khối Ấn Quang “không tranh giành quyền lực chính trị… mà đòi hỏi sự khoan dung và quyền được tham gia xây dựng đời sống không phải như một cái máy mà bằng khối óc và trái tim”.

Hãng tin Reuters lúc đó đã dẫn tin rằng khối Ấn Quang đã bị mất sức ảnh hưởng ở miền Nam và bị chia rẽ trầm trọng khi kể từ khi nhà nước thành lập Hội Phật giáo Yêu nước.

Hòa thượng Mãn Giác nói Hòa thượng Thích Trí Quang, một trong các nhà sư nổi tiếng nhất thời Việt Nam Cộng Hòa thuộc khối Ấn Quang vì chống chiến tranh và chống chế độ cũ rất quyết liệt, có lẽ đang bị cách mạng giam giữ tại chùa.

Trích từ bài viết Giữa hai làn đạn của Nguyễn Hữu Thái đăng trên Thư Viện Hoa Sen.

Cuộc chiến sống còn

Mặc dù từng đổ máu trong các cuộc biểu tình những năm 1960, từng bị cảnh sát quốc gia tra tấn, nhưng các nhà sư khối Ấn Quang đã kinh hồn bạt vía vì những màn tra tấn của công an cộng sản.

Trong một bài phỏng vấn Hòa thượng Thích Thiên Quang (hoặc Thích Thiện Quang), phó trụ trì chùa Ấn Quang, đã tiết lộ về màn tra tấn của chính quyền sau khi ông vượt biên đến Indonesia vào tháng 6 năm 1979.

Sau năm 1975, ông cho biết mình đã bị cách mạng giam cầm trong hai năm trước khi được thả vào năm 1977.

Ông nói rằng chuồng cọp của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu dùng không là gì so với màn tra tấn mà Hòa thượng Trí Quang trải qua trong nhà tù cộng sản.

Ông cho biết Hòa thượng Trí Quang bị bắt nằm trong một cái hố như quan tài và không thể ngồi dậy trong suốt 16 tháng. Mỗi ngày ông được cho ra ngoài 15 phút để vận động và tắm rửa. Vì vậy mà hai chân của ông bị teo lại khi được cho về chùa vào năm 1977.

Hòa thượng Thiện Quang nói lúc ông rời khỏi Việt Nam thì Hòa thượng Trí Quang vẫn đang phải ngồi xe lăn, học cách đi lại bằng đôi nạng và bị giam giữ tại chùa. Trong số những người bị bắt của khối Ấn Quang chỉ có ba người nữa được thả ra và cũng bị cấm ra khỏi chùa.

Vào lúc đó, chùa Ấn Quang bị canh giữa nghiêm ngặt và phật tử chỉ được đến chùa thắp nhang hai lần trong tháng.

Chùa Ấn Quang hay còn gọi là Tổ đình Ấn Quang là nơi chứng kiến các hoạt động sôi nổi của Phật giáo vào những năm 1960. Ngày nay, chùa nằm trên đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh chụp chùa vào năm 1998. Ảnh: Australian War Memorial.

Vào cuối năm 1978, sau khi Hòa thượng Thiện Minh đã chết trong trại giam, chính quyền đưa các hòa thượng của khối Ấn Quang ra xét xử với nhiều tội danh khác nhau. Dưới áp lực quốc tế, các hòa thượng Quảng Độ và Thanh Thế được trắng án. Hai hòa thượng Huyền Quang và Thuyền Ấn bị tuyên án hai năm tù treo. Hòa thượng Thông Huệ bị tuyên án ba năm tù giam.

Hòa thượng Thiên Quang nói rằng mâu thuẫn giữa Phật giáo và chính quyền sau năm 1975 đã bắt đầu từ vụ 12 tăng ni chùa Dược Sư tự thiêu ở Cần Thơ.

Ông cho biết trong năm 1977 và 1978, miền Nam đã có thêm 18 tăng ni khác tự thiêu riêng lẻ. Ông cũng cho biết rằng các tôn giáo khác như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo cũng đang bị đàn áp nặng nề không kém gì Phật giáo.

Khi được hỏi tại sao các nhà sư Ấn Quang phải tranh đấu với chế độ cộng sản sau khi đã gây ra quá nhiều rắc rối cho chính quyền ông Thiệu, ông trả lời: “Dưới chế độ của ông Thiệu, chúng tôi chỉ chống tham nhũng mà thôi. Bây giờ, dưới chế độ cộng sản, chúng tôi không thể tồn tại được. Giờ đây, chúng tôi phải chiến đấu để sống hoặc chết”.

Ngay sau ngày 30/4/1975, Phật giáo miền Nam đã bước chân vào một bi kịch mới. Số vụ các tăng ni đã chết vì tự thiêu bị che dấu. Tổng số các tăng ni bị giam giữ, chết trong trại giam từ sau ngày 30/4/1975 không được tiết lộ. Tổng số các chùa bị đập phá và tịch thu không được công bố. Chính phủ chưa bao giờ thừa nhận đã đàn áp Phật giáo miền Nam.

Đến những năm 1990, các vụ tự thiêu vì đàn áp tôn giáo vẫn còn tiếp diễn.

Nguồn: https://www.luatkhoa.com/2020/03/mien-nam-sau-30-4-1975-khi-cac-nha-su-vo-mong/

Ngày 03/3/1977: Thế quyền chiếm dụng Cô Nhi Viện Quách Thị Trang, chiếm dụng chùa Việt Nam Quốc Tự – đường Trần Quốc Toản – quận 10 – Thành Phô Sài Gòn, gở tấm bảng GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ném xuống đường.

Ngày 06/04/1977: Hòa Thượng Huyền Quang và Hòa Thượng Quảng Độ bị bắt và bị nhốt ở nhà Tù Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh. Hòa thượng Thiện Minh bị biệt giam ở sở Công An đường Trần Hưng Đạo Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ngày 16 tháng 4 năm 1977: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra Thông báo kêu gọi Phật tử thành phố đấu tranh chống lại GHPGVNTN. Thông báo còn hăm doạ ra tay đàn áp.

Ngày 01tháng 10 năm Mậu Ngọ đaị đức Thích Hạnh Nguyện Cố Vấn Giáo Hạnh BAN VIÊN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ Nghĩa Hành tự thiêu thỉnh nguyện chính quyền trả tự do cho Thượng Tọa Thích Nguyên Minh đặc Ũy Thanh Niên tỉnh giáo hội Quãng Ngãi Y chỉ sư của thầy và trả lại chùa chiền trong đó có ngôi chùa Phước Quang hiện chính quyền lấy làm tổ hợp Nấm trong khi Phật tử Thị Trấn không có chùa để tụng kinh tu tập. Nhà nước cướp xác và chôn cất ở đâu không ai biết. Hơn mười năm sau có người mách chổ chôn vì họ là một trong những người đi chôn cho thủ tụ chùa biết để nhang khói.

  • Hòa Thượng Thích Thiện Minh đối đáp qua cuộc nói chuyện với người đại diện cộng sản Việt Nam, Mai Chí Thọ, trước chủ trương và lập luận bạo hành của chế độ. Mai Chí Thọ nói:

“Có thể các Thầy nói hàng ngàn người nghe, chúng tôi nói không ai nghe, nhưng chúng tôi có súng, có nhà lao, có quân đội. Tất cả chúng tôi có trong tay. Liệu các Thầy có chống đối được không và chống đối đến bao giờ?”

Qua lời nói đầy thách thức, ngạo mạn của người CS không lương tâm, không tình người, không tình quê hương dân tộc. Là kẻ vô thần, không tôn giáo đó, chúng ta càng thấy rõ thái độ điềm tĩnh, tâm từ hòa của Hòa thượng. Bằng cái nhìn kinh nghiệm lịch lãm suốt một chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hòa Thượng đã khẳng định:

“Tôi nghĩ rằng có lẽ ông đã nói sai. Hơn ai hết ông biết rằng trong suốt thời gian đương đầu với Pháp và với Mỹ, kẻ khác chứ không phải là ông đã nói ra những câu tương tự như vậy. Lịch sử đã chứng minh rằng súng đạn và nhà tù không phải là tất cả, lại càng không phải là yếu tố tất thắng. Một Ngô Đình Diệm với chín năm cai trị bằng mật vụ; một Tần Thủy Hoàng với chính sách bạo ngược đốt sách, chôn học trò. Kết quả như thế nào? Đúng, chúng tôi một tấc sắt cũng không có trong tay và các ông thì có tất cả. Nhưng chúng tôi biết bài học lịch sử.”

Bài học kinh nghiệm lịch sử cho thấy, lời nói của Hòa thượng không bao lâu, các nước cộng sản Đông Âu đã sụp đổ. Cái nôi cộng sản Liên Xô cũng tan tành. Lời nói đó đã chứng minh cho cộng sản Việt Nam thấy không phải có đủ súng đạn, có dư nhà tù, quân đội là tất thắng.

Nguồn: Cuộc đời và sự nghiệp Hoà thượng Thích Thiện Minh (1921-1978)

Năm 1979: Ban Tôn Giáo Chính Phủ khởi nguyên là ông Xuân Thủy, Nguyễn văn Linh, Trần Hoan, Cùng các chuyên gia tôn giáo: Trần Bạch Đằng, Trung Hiếu soạn thảo đề án Thống Nhất Phật Giáo trên qua điểm GHPGVNTN chỉ còn là một thành phần nhỏ trong 9 thành phần tôn giáo mà Mặt trận đã dự kiến thành phần nhân sự sẵn để vô hiệu hóa khả năng lãnh đạo của Giáo Hội Dân cử đã gắn liền với sự tồn vong của đất nước ở miền Nam Việt Nam.

Ngày 12 và 13/02/1980: Đảng chỉ đạo:

  • Ông Nguyễn văn Linh (Mười Cúc)Ũy Viên Bộ Chánh Trị,Trưởng Ban Dân Vận Trung Ương.
  • Ông Trần Bạch Đằng (Tư Anh) Phó Ban Dân Vận Trung Ương.
  • Ông Nguuyễn văn Hiệu Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
  • Ông Nguyễn Quang Huy Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
  • Ông Đỗ Trung Hiếu (Mười anh) Ban Tôn Giáo Thành Phố và 20 vị có tên sau đây họp tại số 31 đường 30-04 nay là đường Lê Duẫn Thành Phố Hồ Chí minh.
  1. Hòa Thượng Thích Đức Nhuận quyền Hội Trưởng Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam ( M.Bắc)
  2. Hòa Thượng Thích Đôn Hậu Chánh Thư Ký Viện Tăng Thồng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. ( Miền Nam)
  3. Hòa Thượng Thích Trí Thủ Giaó Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
  4. Hòa Thượng Phạm Thế Long Phó Hội Trưởng Hội PGTN/VN.
  5. Hòa Thượng Minh Nguyệt chủ tịch Ban Liên Lạc Phật Giào Yêu nước.
  6. Hòa THượng Thích Trí Tịnh GHPGVNTN.
  7. Hòa Thượng Bửu Ý Giáo Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam
  8. Hòa Thượng Thích Mật Hiễn Giáo Phẩm viện Tăng Thống.
  9. Hòa Thượng Thích Giới Nghiêm Tăng Thống Giáo Hôi Tăng Già TNVN..
  10. Hòa Thưỡng Thích Thiện Hào Phó chủ tịch Ban Liên lạc Phật Giáo Yêu nước.
  11. Hòa Thượng Thích Giác Như Giáo Hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam.
  12. Hòa Thượng Thích Đạt Hão đại diện Thiên Thai Giáo Quán Tông.
  13. Thượng Tọa Thích Minh Châu, Viện Trưởng viện Đại Học Vạn Hạnh.
  14. Thượng Tọa Thích Từ Hạnh. Tổng Thư Ký Ban Liên Lạc Phật Giáo Yêu Nước.
  15. Thượng Tọa Thích Thanh Tứ`. Thư Ký Hội PGTN.VN.
  16. Thượng Tọa Thích Giác Toàn. Đại Diện Giáo Hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam.
  17. Ni Sư Thích Nữ Huỳnh Liên. Trưởng Ni Giới Khất Sĩ Vêt Nam
  18. Cư Sĩ Võ Đình Cường Nhân Sĩ Trí Thức Phật Giáo.
  19. Cư Sĩ Tống Hồ Cầm Đại Diện Hội Phật Học Nam Việt.
  20. Cư Sĩ Tăng Quang Đại Diện Hội Phật Học Nam Việt.
  21. Mở đầu cuộc họp Hòa Thượng Thích Đôn Hậu đưa ra quan điểm giữ vững lập trường:

Thống nhất Phật Giáo trên địa bàn cả nước là nguyện vọng của Tăng Ni Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam. Nhưng việc Thống nhất phải do nội bộ Phật Giáo Thực hiện. Cụ Thể là:

  • Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Miền Nam.
  • Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại miền Bắc.

Cả hai giáo hội này ngồi lại với nhau hình thành một cơ cấu giáo hội thống nhất trong khuôn khổ hiến định đúng luật pháp nhà nước.

Ban Dân Vận Trung Ương, Ban Tôn Giáo Chính Phủ có thể hiện diện để theo dõi, nhưng không được áp đặt cơ cấu tổ chưc, thành phần nhân sự của giáo hội và thành Phần nhân sự nầy không được có ý kiến như là một đại biểu của hội nghị.

Hòa Thượng Trí Nghiêm chống đối quan điểm nầy vì nó gạt vai trò lãnh đạo của đảng ra khỏi tôn giáo nên được Ban Dân Vận và Ban Tôn Giáo đành giá cao.

  • Hòa Thượng Thích Đôn Hậu rời phòng họp.
  • Lập trường nầy của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu được Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ thống nhất. Ban Trị Sự các Giáo Hội cấp Tỉnh toàn Miền Nam ra quyết định bày tỏ sự đồng tình và sẳn sàng đứng sau lưng quý ngài. Mặc dù vậy cuộc họp cũng tiến hành. Hòa Thượng Thích Trí Thủ được bầu làm trưởng Ban Vận động Thống Nhất Phật Giáo theo như chỉ đạo của đảng và nhà nước.

Ngày 18 tháng 05 năm 1980 Ban Vận động Thống Nhất Phật Giáo ra Huế được nhà nước tăng cường một nhân sự có tiếng đó là Hòa Thượng Thiện Siêu giúp Hòa Thượng Trí Thủ sớm hoàn thành công tác.

Tháng 05 năm 1980, Ông Hoàng Văn Hoan đi chửa bịnh ở Đức, khi đến Karachi ông trốn vào sứ quán Trung Quốc xin tỵ nạn chánh trị và đuôc Trung Quốc đưa về Bắc Kinh.

Các ông Xuân Thủy, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Văn Linh đồng loạt mất chức.

  • Ông Trần Quốc Hoàn thôi chức Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ,thay thế ông Nguyễn văn Linh.
  • Ông Hoàng Thành Chơn ( Tám Lý) thay ông Trần Bạch Đằng.
  • Ông Nguyễn Hộ Ũy Viên Thường vụ Thành Ũy phụ trách khối vận.

Mười Anh, Từ Hạnh, Ba Lưc soạn thảo Hiến Chương Phật Giáo được Trưởng Ban Dân Vận Trần Quốc Hoàn gật đầu chỉ đạo cho Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Hòa Thượng Thích Mật Hiễn, Hòa Thượng Thích Minh Châu đem về chùa Vạn Đức Thủ Đức nhuận chính lại cho Văn Phong, ngữ cảnh mang sắc thái Phật Giáo nhưng không được thay đổi nội dung( tháng 3 năm 1980)

Hồ sơ “Thống Nhất Phật Giáo”
– Đỗ Trung Hiếu –

(Còn tiếp)

 




CỎ DẠI VIẾT THÀNH THƠ 

CỎ DẠI VIẾT THÀNH THƠ    

Thuở nào còn gió nghĩ mơn man
Cho thấm đẫm sương mai mà xanh biếc
Cho cốt cách mở ra tươi mát
Ấm áp vườn thơm cây lá nở hoa

Rồi lại về ấm lại mỗi vòng tay
Cho yêu thương trải lòng thêm chút nữa
Cho bờ vai vẫn còn nơi nương tựa
Cho ngày dài yên ả trước hoàng hôn

Con nước xanh lùa sóng mãi rập rờn
Nơi cỏ dại vẫn còn vương giấy trắng
Nơi bảo giông bổng hóa thành yên ắng
Cho lời ru viết mãi thành thơ




ƯỚC NGUYỆN TĂNG GIÀ HÒA HỢP

ƯỚC NGUYỆN TĂNG GIÀ HÒA HỢP

“Đức Thế Tôn trước khi thị hiện Niết-bàn đã di chúc thâm thiết: “Chớ nghĩ rằng sau khi Ta diệt độ, Chúng Tỳ-kheo không còn Đạo sư hướng dẫn. Sau khi Ta diệt độ, Pháp và Luật mà Ta đã giảng dạy chính là Đạo sư của Chúng Tỳ-kheo”, và lại nữa, “Các pháp hữu vi là vô thường, các ngươi hãy tinh tấn tu tập, chớ có buông lung.”

Di giáo ấy là ngọn đèn soi tỏ lối đi cho Tăng-già đệ tử Phật trong lịch sử hành đạo và hóa đạo, từ quá khứ cho đến hiện tại, từ Đông cho đến Tây. Mỗi khi Tăng-già đối diện trước nguy cơ phân hóa, Pháp và Luật thiện thuyết là sở y kiên cố để trên đó dựng lại những gì đã bị xô ngã, hàn gắn lại những gì đã bị phá vỡ. Đức Thế Tôn, đấng Đại trí, thấu hiểu mọi căn cơ, các tập khí tùy miên, cùng các xu hướng dị biệt, ý lạc dị biệt, của các hàng chúng sanh, đã thấy rõ khi chúng đệ tử sinh hoạt giữa lòng xã hội thường xuyên bị tác động những giá trị thế tục, rất dễ bị dẫn đến dị giới, dị kiến, những nhân duyên dẫn đến Phá Tăng, do đó đã thiết lập bảy pháp diệt tránh là nguyên tắc sở y để dập tắt các tránh sự có thể xảy ra trong Tăng.

Trong trường hợp tránh sự diễn tiến phức tạp đến trình độ mà toàn thể Tăng-già không thể hòa hợp, thì pháp diệt tránh cuối cùng là “như thảo phú địa” nếu được thực hiện như Pháp như Luật, tất cả tránh sự sẽ được dập tắt, và bản thể Tăng-già thống nhất được xác lập.

Đây là điều không thể dựa vào bất cứ nguyên tắc hay đạo lý thế tục nào mà có thể thích hợp để dẫn dụng”.

HT.Thích Quảng Độ)




Bất Tư Nghì Giải Thoát

Bất Tư Nghì Giải Thoát

Sự hội ngộ giữa Văn Thù và Duy Ma Cật là cuộc gặp gỡ giữa đỉnh cao của thanh tịnh và trí tuệ, làm đảo lộn cái thấy đoạn kiến hạn cục, rơi rụng vô minh phiền não. Từ cái tri thức khái niệm mù mờ sanh diệt đạo đoạn, thấy được cái không hiểu được, tịch diệt vắng lặng, khó diễn tả bằng ngôn ngữ, đó là bất khả tư nghì !

Phật tính được lan tỏa từ đức hạnh thanh khiết, không biểu hiện phô trương bằng sắc tướng dị biệt, nhưng mở rộng đầy đủ diệu hữu, an trú pháp không, thành tựu trang nghiêm công đức.

Đứng trên hiện tượng còn vướng mắc vọng niệm nhiễm trước không tưởng, không có lý do tồn tại mà diễn bày Phật pháp, là phản tác dụng giáo dục, chỉ dẫn đến thế gian pháp, mơ nằm trong mơ. Trong dục vọng vẫn còn có ươm mầm trí tuệ, nếu sự ham muốn được hướng đến từ bi vị tha, thì dục vọng được chuyển hóa thành hạnh phúc an lạc hoàn toàn.

Huynh trưởng GĐPT thực tập tu học Phật pháp đứng trên lập trường chánh niệm bất tư nghì, vượt lên trên nhị nguyên, mới cảm nhận được sự thật chuyển biến từ sâu thẳm. Hương vị giải thoát được toát lên, chỉ có người khát nước, khi hớp tùng ngụm trà sen, mới thẩm thấu, thấm đẫm được hương vị mát dịu đậm đà của nước, hạnh phúc thật sự thật bình dị nhẹ nhàng thanh thoát.

Tư tưởng Bất tư nghì là hướng nhìn mới, thông thoáng, không hạn cục giữa nhân và ngã. Thấy tâm còn bệnh, thì tìm cầu thiện tri thức để được khai thị, thấy kiến thức còn khiếm khuyết, thấy đức hạnh còn hèn kém, thì nỗ lực tinh tấn rèn luyện vươn lên. Thấy tha nhân còn tha hóa lạc lõng, thấy người cần phải độ, phát tâm tích cực kiên cố lập chí hành hoạt phật sự chuyển hóa dung nhiếp đến toàn thiện. Phương tiện diệu thủ tạo nên mãnh đất phì nhiêu, giúp tha nhân gieo trồng hạt giống bồ đề kiên cố. Đem vật lý tòa sư tử vô ngại đặt vào đúng nguyên vị “Ưng vô sở trụ” bình đẳng.

Nhận thức hiện tượng nhị nguyên mà có uế có trược, có tịnh và bất tịnh. Bởi ý niệm sai biệt, cắt xén thực tại thành những mãnh vụn rời rạc nhằm phục vụ cho dục lạc đam mê vị kỷ. Nhưng mặt trái của thỏa mãn nhất thời là nỗi nhàm chán rây rức nhứt nhối triền miên, khi đối mặt chạm trán với thực tại chông gai gian khó làm chùn lòng thối chí đau khổ tột cùng.

Từ tục đế tỉnh thức, thể nhập bản chất như thật sinh diệt, trên dưới, thấp cao của thế giới khái niệm hữu hạn khách quan. Đạt được chân đế bất nhị bình đẳng nhất quán kỳ diệu toàn triệt “Tâm tịnh thế giới tịnh”.




Ở Nơi Này Biển Cứ Lao Xao

HƠI NÀY BIỂN GỬI BAO XAO

Không hiểu tại sao từ đâu đó gió cứ mãi trôi về
làm lao xao hoa lá cũng rung khua

Đêm !
thì ở nơi kia
xa tận khu rừng cứ yên ắng
Nhưng biển ở ngoài kia
sóng vẫn cứ ì oằm vỗ lên vách đá bọt tung tóe trắng xóa dưới bước chân
Con thuyền câu ngoài xa khơi
ảnh đèn leo loét bập bềnh trên sóng

Ở nơi này
bóng in lên vách đá
âm thầm nghe biển hát xôn xao mà ngao ngán
Sóng cứ đổ dồn
đùa nhau theo năm tháng mỏi mòn
cho đá cũng hư hao
Mây thì ở trên cao
gió cứ lùa đi trôi vào vô tận
khó gửi gắm vần thơ
Lỗi nhịp cung đàn !




Hiện Thực

Hiện Thực

Đâu phải hễ là cha mẹ – là người lớn tuổi, là có đủ quyền hạn, thỏa mãn cá tính cho rằng đây là di căn nan y, tự chuyên thể hiện quyền lực, nặng lời – lớn lối xem thường nhân cách con cái – đàn em trước tập thể đông đảo. Khi va chạm đến cá nhân thì vội vàng cho là xúc phạm, không kính trọng – vong ân đối với bề trên. Ước gì tổ chức chúng ta có nhiều hội luận về thân giáo

Ở anh Châu – anh Minh, một tấm gương sáng chói xứng đáng để đàn em tu học – noi theo. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không thương cái tuổi cao sức yếu của các anh.

Điều đáng chê trách ở đây là suốt quá trình truyền thừa, chúng ta chưa có một thế hệ hậu duệ xứng đáng để nối tiếp sứ mệnh truyền đăng (đây là theo cái nhìn cục bộ của các anh – các chị lớn tuổi).

Vậy thì Huynh trưởng tuổi trẻ hôm nay đã thấy ra được những gì ?

Thật là uổng phí thời gian đào luyện – tu học !

Uổng phí tâm huyết truyền trao của các anh – các chị chúng ta.

Chẳng lẽ chúng ta chỉ biết phó thác sinh mệnh của tổ chức vào các anh chị cao niên, chỉ biết ỷ lại – dựa dẫm mà không đủ sức tự lực vươn lên, thế thì tổ chức mai này sẽ ra sao ?!

Nói thì nói vậy, chứ thành tâm mà nhìn lại, thì sự thật là như vậy. Sự tu học của chúng ta không nhiều – không nỗ lực rèn luyện tự thân, thì làm gì có đủ năng lực để kế thừa. Đàn anh của chúng ta đã đánh giá không sai.

Nhưng đây cũng là trách nhiệm của các bậc đàn anh, các anh chưa chú ý đến đội ngũ kế thừa (chưa nghĩ đến vô thường tấn tốc chi phối – một lúc nào đó rồi phải xuôi tay, thì tổ chức này sẽ đi về đâu ? – Lúc bấy giờ đâu còn các anh để mà kịp thời trao truyền như bài viết của anh Khôi – Đâu phải chỉ có các anh, các anh sẽ mãi mãi sống đời để giữ vững diềng mối !)

Mạo muội nhận thấy: Ví dụ như bộ phận Tổ Kiểm, (xin thưa trước với anh Chơn, không phải lấy anh làm điển hình để rồi được đánh giá là nói xấu, mà chỉ lấy một bộ phận để làm ví dụ cho cơ chế tổ chức hiện nay). Ví dụ, nếu anh Chơn đã lớn tuổi được đảm nhận nhiệm vụ ủy viên Tổ Kiểm, thì phụ tá ủy viên phải là HTr trẻ, để anh có trách nhiệm bồi dưỡng – hướng dẫn để được bổ sung thay thế vào các nhiệm kỳ tới.

Nếu tổ chức mà có được diễm phúc như vậy, thì mới gọi là kế tục – truyền thừa – truyền đăng tục diệm, thì lo gì tổ chức bị chệch hướng – mai một.

Lam nhã Thảo am, mưa Hạ 2015




Tiểu sử Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ




Chó Ngáp Phải Ruồi

“Chó Ngáp Phải Ruồi”

C ngáp phải ruồi (Nghĩa bóng) Chỉ người không có năng lực, bản thân dẫy đầy dục vọng Tham – Sân – Si, thiếu hẵn Thân – Khẩu – Ý giáo.

“Chó ngáp phải ruồi”

Triết lý sống là một tư tưởng – quan niệm về đạo đức – cuộc sống – tình cảm – tiền tài – quyền lực, luôn luôn gắn liền với đời sống, thể hiện được nội tâm – bản thân của mỗi người.

  • Đời là bể khổ
  • Dòng sống là vô thường
  • Bản thân là vô ngã
  • Đời sống không ngừng chuyển biến, luôn luôn thay đổi theo thời gian, không dừng lại ở một điểm nào.

  • Cuộc sông thực sự có ý nghĩa khi biết tỉnh thức, biết giữ mình, nuôi dưỡng tâm đức.
  • Houston – Texas, 24022024.




  • Huynh Tưởng Có Cấp

    Huynh Trưởng Có Cấp

    Góp phần trong công cuộc chấn hưng – canh tân Phật giáo Việt Nam, từ thập niên 1930 hình thành Ban Đồng Ấu Phật giáo. Năm 1940 Bác sĩ – Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám thành lập: Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục. Năm 1944 hình thành Gia Đình Phật Hóa Phổ.

    Tháng Tư – năm 1951, tại chùa Từ Đàm – Huế, Đại hội Gia đình Phật Hóa Phổ, toàn để Huynh trưởng lãnh đạo 3 miền: Bắc – Trung – Nam thống nhất danh xưng: Gia đình Phật tử Việt Nam (GĐPTVN).

    GĐPTVN ra đời nhằm mục đích:
    “Đào luyện thanh – thiếu – đồng niên thành Phật tử chân chính,
    “Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.”

    Thế hệ trẻ Phật giáo là nền tảng căn bản song hành cùng đạo pháp – dân tộc góp phần xây dựng – chấn hưng – canh tân Phật giáo và nước nhà.

    Công đức của tiền nhân đã trải qua biết bao gian khó khai sinh, hàng hậu học kế thừa di sản cha ông nỗ lực thực tập tu dưỡng tự thăng tiến đủ tài năng bảo vệ – duy trì mạng mạch tiếp tục làm rạn rỡ quang huy.

    Tổ chức đương thời đang lâm nguy, đang bị các thế lực ngông cuồng nội tại – ngoại tại dằng xé làm cho đau đớn chia năm xẻ bảy, nỡ nào bám víu bụi trần lợi dụng thời thế suy vi – vì tham tâm dục vọng ngông cồng – vì nhuộm bùn tham quyền cố vị – vì tự ái vị kỷ hèn mọn – không để đồng hóa đánh mất bản tâm Bồ đề kiên cố, nhất thời nỡ đành đang tâm mở cửa ác – theo đường tà – ngũ dục lôi cuốn sanh nhị tâm quay lưng phản bội tổ chức làm cho máu chảy ruột mềm.

    Tổ chức trao cấp không phải là trao cho anh quyền hành sinh sát – độc tôn ăn trên ngồi trốc – chuyên quyền tự tác – mồm thét ra lửa – đánh mất nhân bản – tự chủ. Tổ chức trao cấp là trao cho anh nhiệm vụ thiêng liêng, dám hy sinh cả thân mạng – dám phát nguyện dấn thân “ngủ trược ác thế thệ tiên nhập”, với đầy đủ năng lượng thân – khẩu – ý giáo, thay mặt thổ chức truyền đăng chọn thế hệ trẻ làm nền tảng căn bản giáo hóa – hướng dẫn – giáo dục – tài bồi trí tuệ thế hệ mại sau thăng hoa vô lượng phẩm chất đạo đức cao quý, là đóa sen thơm tinh khiết tỏa hương ngời sắc – có năng lực tiếp tục giữ lửa định hướng đúng đắn đạo lộ chính nghĩa vì đạo pháp – vì tổ chức mà hy hiến phụng sự lợi tha nhiêu ích dân tộc:

    “Người trồng cây hạnh người chơi, ta trồng cây Đức để đời mai sau” (Ca dao).

    “Bồ tát dựa trên công hạnh giáo hóa chúng sinh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Tùy sự điều phục chúng sinh mà Bồ tát có được Tịnh độ. Tùy sự bồi dưỡng trí tuệ cho chúng sinh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Tùy sự gieo trồng Phật chủng cho chúng sinh mà Bồ tát có được cõi Phật thanh tịnh” (Kinh Duy Ma Cật).

    Tổ chức trao cấp là trao cho anh nhiệm vụ thiêng liêng, có tuệ giác tự tại tỉnh thức đi giữa bụi trần mà không bị bám víu – có biện tài vô ngại – bản lĩnh vô úy – có năng lực quán chiếu – có biện pháp thiện xảo tối ưu – xiển dương chánh pháp hóa giải tình thế – giữ vững Lục hòa cọng trụ – xây dựng đoàn kết – quy hướng Phật đạo kiến lập Phật độ nhân gian:

    “Tịnh độ đòi hỏi phải thiết lập trên tự tâm, nếu tâm tịnh thì quốc độ tịnh” (Kinh Duy Ma Cật, Thích Từ Thông dịch).

    “Vì tuệ giác của Bồ tát mà khởi lên tâm từ, vì cứu vớt chúng sinh mà khởi lên tâm bi, vì giữ chánh pháp mà khởi lên tâm hỷ, vì thâu nhiếp trí tuệ mà khởi lên tâm xả. Vì thâu nhiếp những kẻ tham lam mà khởi lên tâm thí độ. Vì hóa độ những kẻ phạm giới mà khởi lên giới độ…” (Kinh Duy Ma Cật – Phẩm Bồ tát, Trí Quang dịch).

    “Đại trí bản hạnh đã hoàn thành cả, thường được uy đức chư Phật xây dựng, làm thành trì mà tiếp nhận giữ gìn chánh pháp, hùng biện như tiếng sư tử gầm, danh tiếng vang động khắp mười phương… gần được tuệ giác tự tại, mười năng lực, bốn vô úy và mười tám pháp bất cộng của Phật, tất cả toàn là những phẩm chất không có gì có thể đồng đẳng, đóng bít ba cửa ngõ của các nẻo đường ác, sinh trong năm đường mà biểu hiện thân hình trong năm đường ấy, làm vị thầy thuốc vĩ đai, khéo chữa mọi bệnh, tùy bệnh cho thuốc làm cho bình phục, làm thành vô lượng công đức, làm sạch vô biên thế giới, ai thấy nghe đều lợi ích, việc làm không có gì mà không hiệu quả, tất cả những phẩm chất như vậy, chúng đai Bồ tát đều có đủ” (Kinh Duy Ma – phẩm Tịnh độ, Trí Quang dịch).

    Houston, 19022024




    Áp dụng Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp để hóa giải chia rẽ trong GĐPTVN -Tâm Quảng Nhận-

    Áp dụng Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp

    để hóa giải chia rẽ trong GĐPTVN

    -Tâm Quảng Nhận-

    Trong bối cảnh hiện tại của Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPTVNHK), sự chia rẽ đã nổi lên như một thách thức đáng kể, làm lu mờ tinh thần đoàn kết của cộng đồng Áo Lam. Những rạn nứt nội bộ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự khác biệt về ý kiến, phong cách quản trị điều hành, đa dạng văn hóa và địa lý, cũng như ảnh hưởng từ bên ngoài, có khả năng cản trở nỗ lực của Tổ chức trong việc thúc đẩy giá trị và giáo lý Phật giáo cho giới trẻ. Khi GĐPTVN(HK) đứng trước bước ngoặt này, việc tìm kiếm giải pháp hiệu quả để nối lại những mối liên kết và nuôi dưỡng tình cảm cộng đồng lam viên mạnh mẽ hơn chưa bao giờ trở nên cấp thiết như lúc này. Trong ngữ cảnh đó, các nguyên tắc kinh lịch Phật giáo về Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp không chỉ đưa ra một lối đi cho sự hòa giải mà còn là một khung cảnh cho việc phát triển sâu rộng hơn sự hiểu biết và hợp tác trong Tổ chức. Cách tiếp cận này kêu gọi chúng ta quay trở lại với các giá trị cốt lõi về sự đồng cảm, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, nhằm chữa lành những vết thương và hướng dẫn GĐPTVN(HK) tới một tương lai đoàn kết và vững mạnh hơn.

    Nhưng, trước hết câu hỏi đặt ra là sự chia rẽ trong tổ chức GĐPTVN(HK) ngày nay, nguyên nhân từ đâu?

    GĐPTVN(HK) là một tổ chức Phật giáo dành cho giới trẻ, được thành lập với mục đích giáo dục đạo đức, lý tưởng sống, và kỹ năng sống cho thanh thiếu niên qua các hoạt động dựa trên tinh thần Phật giáo. Tuy nhiên, như nhiều tổ chức lớn khác, GĐPTVN(HK) cũng không tránh khỏi những chia rẽ nội bộ vì nhiều lý do.

    Nguyên nhân của sự chia rẽ có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau:

    1. Khác biệt về quan điểm và phương pháp hoạt động: Các thành viên có thể có những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về mục tiêu và phương pháp hoạt động của tổ chức, dẫn đến bất đồng.
    2. Vấn đề quản trị điều hành và lãnh đạo: Sự thiếu minh bạch trong quản trị điều hành, bất đồng về cách lãnh đạo hoặc quyết định đường hướng có thể tạo ra mâu thuẫn giữa các thành viên và cấp hướng dẫn.
    3. Ảnh hưởng từ bên ngoài: Các yếu tố bên ngoài như chính trị, xã hội hoặc các tổ chức Phật giáo khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự thống nhất trong tổ chức.
    4. Khác biệt văn hóa và địa lý:GĐPTVN(HK) hoạt động trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, do đó, khác biệt văn hóa và địa lý cũng có thể là nguyên nhân của sự không đồng nhất.
    5. Các vấn đề cá nhân và tài chính:Mâu thuẫn cá nhân giữa các thành viên hoặc các vấn đề liên quan đến tài chính và nguồn lực cũng có thể góp phần vào sự chia rẽ.

    Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cụ thể và diễn biến của sự chia rẽ trong GĐPTVN(HK), cần thâm nhậm các chi tiết và cập nhật từ các nguồn đáng tin cậy hoặc những người tham gia trực tiếp trong tổ chức.

    Nói thêm về “Ảnh hưởng từ bên ngoài”, đặc biệt về sự khác biệt giữa các truyền thống Phật Giáo hay khác biệt của các tổ chức Phật giáo cũng được xem là những “ảnh hưởng từ bên ngoài”.

    Sự khác biệt giữa các truyền thống Phật giáo và sự đa dạng của các tổ chức Phật giáo có thể được coi là những “ảnh hưởng từ bên ngoài” đối với tổ chức GĐPTVN(HK). Đây là cách thức mà những yếu tố ngoại vi có thể ảnh hưởng đến hoạt động và quan điểm của tổ chức:

    1. Sự khác biệt giữa các truyền thống Phật giáo: Phật giáo có nhiều truyền thống như Theravada, Mahayana, và Vajrayana, mỗi truyền thống có những giáo lý và phương pháp tu tập riêng biệt. Sự khác biệt trong học thuyết và thực hành có thể ảnh hưởng đến cách một tổ chức Phật giáo tiếp cận việc giáo dục và phát triển tinh thần cho thành viên của mình.
    2. Sự đa dạng của các tổ chức Phật giáo:Có nhiều tổ chức Phật giáo hoạt động trên toàn thế giới, mỗi tổ chức có sứ mệnh, mục tiêu và phương pháp hoạt động riêng. Sự tương tác và quan hệ giữa GĐPTVN(HK) với những tổ chức này có thể ảnh hưởng đến quan điểm và hoạt động của GĐPTVN(HK), từ đó tạo ra sự khác biệt hoặc thậm chí là mâu thuẫn.
    3. nh hưởng từ các yếu tố xã hội và chính trị: Các yếu tố xã hội và chính trị của quốc gia hoặc quốc tế cũng có thể ảnh hưởng đến GĐPTVN(HK). Cách mà một tổ như GĐPTVN(HK) phản ứng với những thách thức xã hội và chính trị có thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm và hành động của các tổ chức Phật giáo khác.
    4. Giao lưu văn hóa và tôn giáo: Sự giao lưu và tương tác giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau có thể tạo ra cơ hội cũng như thách thức cho GĐPTVN(HK) trong việc duy trì bản sắc và đồng thời hòa nhập với các giá trị mới.

    Những “ảnh hưởng từ bên ngoài” này đòi hỏi GĐPTVN(HK) phải có sự linh hoạt trong quản trị điều hành và điều chỉnh các hoạt động của mình để phản ánh và tôn trọng sự đa dạng của Phật giáo, đồng thời duy trì sự thống nhất và mục tiêu chung của tổ chức.

    Muốn khắc phục những điểm khác biệt nêu trên, GĐPTVN(HK) trong bối cảnh toàn cầu đa dạng văn hóa, chính trị và ngay cả Phật giáo, cần phải làm gì?

    Để giải quyết những khác biệt đã nêu trên, trong bối cảnh toàn cầu đa dạng về văn hóa, chính trị và ngay cả trong Phật giáo, GĐPTVN(HK) cần thực hiện các biện pháp sau:

    1. Tăng cường giao lưu và hợp tác: GĐPTVN(HK) nên tăng cường giao lưu và hợp tác với các tổ chức Phật giáo khác trên thế giới để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Việc này không chỉ giúp mở rộng hiểu biết về các truyền thống Phật giáo khác nhau mà còn thúc đẩy sự đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau.
    2. Đào tạo và giáo dục: Cung cấp các chương trình đào tạo và giáo dục cho các thành viên, đặc biệt là những người trẻ tuổi, về sự đa dạng của Phật giáo và cách tiếp cận linh hoạt với các khác biệt văn hóa và chính trị. Điều này giúp họ phát triển tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết xung đột.
    3. Phát triển đường hướng hoạt động linh hoạt:Xây dựng và phát triển các chính sách linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi của xã hội và môi trường chính trị, đồng thời duy trì giáo lý và giá trị cốt lõi của Phật giáo.
    4. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng:Khuyến khích sự tham gia rộng rãi của cộng đồng trong các quyết định và hoạt động của tổ chức, qua đó nâng cao sự minh bạch và tạo dựng lòng tin.
    5. Sử dụng công nghệ: Tận dụng công nghệ để tạo ra các nền tảng trực tuyến cho việc giáo dục, giao lưu và hợp tác quốc tế, giúp vượt qua rào cản địa lý và văn hóa.
    6. Chú trọng đến đối thoại liên tôn: Tham gia vào các cuộc đối thoại liên tôn và liên văn hóa nhằm xây dựng sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các truyền thống tôn giáo và văn hóa khác nhau.
    7. Phát triển và thực hiện các dự án chung: Phát triển và thực hiện các dự án chung với các tổ chức Phật giáo và phi Phật giáo khác, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, qua đó thể hiện giáo lý Phật giáo trong hành động.

    Bằng cách này, GĐPTVN(HK) có thể vượt qua sự khác biệt và đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng Phật giáo toàn cầu đa dạng, hòa nhập và hòa bình.

    Đặc biệt, vai trò của những nhà lãnh đạo GĐPTVN(HK), tức Huynh Trưởng, cần phải nhận thức rõ sứ mệnh của mình như thế nào trước sự phân hóa của tổ chức?

    Trong bối cảnh của sự phân hóa trong tổ chức GĐPTVN(HK) và đa dạng văn hóa, chính trị, cũng như sự phong phú của truyền thống Phật giáo toàn cầu, vai trò của các Huynh Trưởng, những nhà lãnh đạo trong GĐPTVN(HK), trở nên hết sức quan trọng. Để đối mặt và khắc phục sự phân hóa này, Huynh Trưởng cần phải:

    1. Hiểu rõ và truyền đạt sứ mệnh của GĐPTVN(HK): Mỗi Huynh Trưởng cần có sự hiểu biết sâu sắc về mục tiêu và sứ mệnh của GĐPTVN(HK), đồng thời truyền đạt rõ ràng những giá trị này đến các thành viên, nhấn mạnh sự quan trọng của việc duy trì tinh thần đoàn kết và hòa bình trong tổ chức.
    2. Phát triển kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột: Huynh Trưởng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp hiệu quả và các phương pháp giải quyết xung đột một cách lành mạnh, nhằm đảm bảo mọi bất đồng có thể được thảo luận và giải quyết một cách cởi mở và tôn trọng lẫn nhau.
    3. Tôn trọng và chấp nhận sự đa dạng: Các Huynh Trưởng cần phải thể hiện sự tôn trọng và chấp nhận sự đa dạng trong tổ chức, từ đó tạo ra một môi trường mở, nơi mọi người có thể học hỏi và phát triển từ những quan điểm và kinh nghiệm đa dạng.
    4. Đào tạo và phát triển lãnh đạo kế cận:Việc đào tạo và phát triển thế hệ lãnh đạo tiếp theo, những người có khả năng tiếp tục sứ mệnh và giá trị của GĐPTVN(HK), là rất quan trọng. Huynh Trưởng cần chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, cũng như tinh thần phục vụ cộng đồng.
    5. Tăng cường giao lưu và hợp tác:Tạo điều kiện cho sự giao lưu và hợp tác giữa các thành viên GĐPTVN(HK) trên toàn thế giới, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các truyền thống và văn hóa Phật giáo khác nhau.
    6. Hướng dẫn bằng tấm gương: Huynh Trưởng cần phải là tấm gương sáng về đạo đức, lòng kiên nhẫn và sự bao dung, thể hiện qua hành động và lời nói hàng ngày, từ đó khích lệ thành viên noi theo.

    Bằng cách nhận thức rõ sứ mệnh của mình và áp dụng những biện pháp trên, các Huynh Trưởng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hàn gắn sự phân hóa và xây dựng một tổ chức GĐPTVN(HK) mạnh mẽ, đoàn kết hơn.

    Có thể áp dụng Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp để giải quyết sự phân hóa của GĐPTVN(HK) không?

    Có, việc áp dụng Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp là một phương pháp rất thiết thực và phù hợp để giải quyết sự phân hóa trong GĐPTVN(HK) cũng như trong bất kỳ tổ chức cộng đồng nào dựa trên tinh thần Phật giáo. Cả hai bộ pháp này đều nằm ở trung tâm của giáo lý Phật giáo về sự hòa hợp và đồng lòng.

    Lục Hòa: Lục Hòa là sáu phương pháp tạo nên sự hòa thuận và đồng lòng trong cộng đồng, bao gồm:

    1. Thân hòa:Sống chung với nhau một cách hòa thuận.
    2. Khẩu hòa:Nói chuyện với nhau một cách hòa thuận.
    3. Ý hòa:Chia sẻ cùng nhau một cách hòa thuận về quan điểm và ý kiến.
    4. Giới hòa:Tuân thủ cùng một bộ quy tắc đạo đức một cách hòa thuận.
    5. Kiến hòa:Chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau về giáo lý một cách hòa thuận.
    6. Lợi hòa:Chia sẻ lợi ích và thành quả một cách hòa thuận.

    Tứ Nhiếp Pháp: Tứ Nhiếp Pháp là bốn phương pháp thu hút và duy trì sự tham gia của mọi người, gồm:

    1. Bố thí:Cho đi hoặc chia sẻ vật chất và kiến thức.
    2. Ái ngữ: Sử dụng lời nói dễ nghe, ý nghĩa, khích lệ và an ủi người khác.
    3. Lợi ích hành động:Hành động vì lợi ích của người khác, không chỉ vì bản thân.
    4. Tương ứng hành:Hành xử theo cách mà mình dạy hoặc khuyên người khác, thể hiện tính nhất quán và chân thành.

    Áp dụng Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp trong GĐPTVN(HK) có thể giúp giải quyết sự phân hóa bằng cách:

    1. Tăng cường sự hòa hợp: Khuyến khích các thành viên sống và làm việc cùng nhau một cách hòa thuận, giảm bớt mâu thuẫn và xung đột.
    2. Thúc đẩy đồng lòng:Tạo ra một môi trường đồng lòng qua việc chia sẻ quan điểm, giáo lý và lợi ích một cách cởi mở và công bằng.
    3. Xây dựng niềm tin và tôn trọng: Phát triển mối quan hệ dựa trên niềm tin và tôn trọng lẫn nhau thông qua việc áp dụng các nguyên tắc đạo đức và hành xử.

    Những nguyên tắc này không chỉ giúp giải quyết sự phân hóa trong tổ chức mà còn tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ, đoàn kết, và tiến bộ, phản ánh đúng tinh thần của giáo lý Phật giáo.

    Kết luận:

    1. Nguyên nhân chia rẽ trong GĐPTVN(HK) bao gồm khác biệt về quan điểm và phương pháp hoạt động, vấn đề quản lý và lãnh đạo, ảnh hưởng từ bên ngoài, khác biệt văn hóa và địa lý, cũng như các vấn đề cá nhân và tài chính.
    2. Giải pháp giải quyết chia rẽ được đề xuất qua việc áp dụng Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp, nhấn mạnh vào việc tăng cường sự đồng cảm, hợp tác, và hỗ trợ lẫn nhau.
    3. Vai trò của Huynh Trưởng được xem là yếu tố then chốt, thông qua việc hiểu rõ và truyền đạt sứ mệnh của tổ chức, phát triển kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột, tôn trọng và chấp nhận sự đa dạng, đào tạo lãnh đạo kế cận, tăng cường giao lưu và hợp tác, cũng như hướng dẫn bằng tấm gương cá nhân.

    Nói chung, thông qua việc áp dụng các giải pháp này và tận dụng vai trò lãnh đạo của Huynh Trưởng, GĐPTVN(HK) hướng tới việc giảm thiểu sự chia rẽ và xây dựng một tổ chức mạnh mẽ và đoàn kết hơn.

    Mặc dù áp dụng Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp vào thực tiễn có thể gặp nhiều thách thức vì đòi hỏi sự thay đổi về thái độ, hành vi và tư duy của cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, Giáo Đoàn Phật Tử Việt Nam (GĐPTVN) vẫn có thể thực hiện được những nguyên tắc này vì một số lý do sau:

    1. Nền tảng vững chắc về giáo lý Phật giáo: GĐPTVNHK có một nền tảng vững chắc về giáo lý và truyền thống Phật giáo, giúp các thành viên hiểu và đồng cảm sâu sắc với tinh thần của Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp.
    2. Tinh thần cộng đồng mạnh mẽ: Sự kết nối và tinh thần cộng đồng trong GĐPTVNHK tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp hòa giải và thu hút mọi người hướng tới mục tiêu chung.
    3. Huấn luyện và giáo dục liên tục: GĐPTVNHK chú trọng vào việc huấn luyện và giáo dục cho các Huynh Trưởng và thành viên, không chỉ về kiến thức Phật giáo mà còn về kỹ năng sống, giao tiếp và giải quyết xung đột, làm cho việc áp dụng những nguyên tắc này trở nên khả thi hơn.
    4. Sự lãnh đạo linh hoạt và sáng tạo: Lãnh đạo của GĐPTVNHK thường mở cửa cho sự đổi mới và linh hoạt trong việc áp dụng các nguyên tắc và phương pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức và xã hội hiện đại.
    5. Cam kết chung về sự phát triển và hòa nhập: Cả lãnh đạo và các thành viên trong GĐPTVNHK đều có một cam kết chung về việc phát triển cá nhân và cộng đồng, cũng như một ý thức mạnh mẽ về việc hòa nhập các giá trị Phật giáo vào cuộc sống hàng ngày.

    Những yếu tố này tạo điều kiện cho GĐPTVNHK không chỉ nhìn nhận thách thức trong việc áp dụng Lục Hòa và Tứ Nhiếp Pháp mà còn tìm ra cách thức sáng tạo và thiết thực để vượt qua chúng, từ đó tăng cường sự đoàn kết và hiệu quả trong hoạt động của tổ chức.

    Applying the Six Harmonies
    and the Four Means of Embracement
    to Resolve Divisions in GĐPTVN(HK)

    In the current context of the Vietnamese Buddhist Youth Association (GĐPTVNHK), the division has emerged as a significant challenge, overshadowing the spirit of solidarity within the Ao Lam community. Internal rifts, stemming from various causes such as differences in opinions, management styles, cultural and geographical diversity, as well as external influences, have the potential to hinder the organization’s efforts in promoting Buddhist values and teachings to young people. As GĐPTVN(HK) faces this turning point, finding effective solutions to reconnect and nurture a stronger Lam Vien community sentiment has never been more urgent than it is now. In this context, the ancient Buddhist principles of the Six Harmonies and the Four Means of Embracement not only offer a path to reconciliation but also a framework for developing deeper understanding and cooperation within the organization. This approach calls us to return to our core values of empathy, respect, and mutual support, to heal our wounds and guide the organization towards a future of greater solidarity and strength.

    The Vietnam Buddhist Youth Association (GĐPTVNHK) is an organization dedicated to the moral, idealistic, and life-skill education of young people through activities grounded in Buddhist principles. However, like many large organizations, GĐPTVNHK is not immune to internal divisions for various reasons.

    The causes of division can come from multiple factors:

    1. Differences in viewpoints and operational methods: Members may have different opinions and approaches regarding the organization’s goals and methods of operation, leading to disagreements.
    2. Management and leadership issues: A lack of transparency in management and disagreements over leadership styles or policy decisions can create conflicts between members and leadership levels.
    3. External influences: External factors such as politics, society, or other Buddhist organizations can also affect unity within the organization.
    4. Cultural and geographical differences: GĐPTVN(HK) operates in many countries and territories, so cultural and geographical differences can also be reasons for a lack of unity.
    5. Personal and financial issues: Personal conflicts between members or issues related to finance and resources can also contribute to divisions.

    To understand more about the specific causes and developments of the divisions within GĐPTVN(HK), detailed and updated information from reliable sources or those directly involved in the organization is needed.

    Expanding on “external influences,” specifically, the differences between Buddhist traditions or the diversity among Buddhist organizations are also considered “external influences.” Here’s how these external factors can impact the operations and perspectives of the organization:

    1. Differences between Buddhist traditions:Buddhism includes various traditions such as Theravada, Mahayana, and Vajrayana, each with its own doctrines and practices. Differences in teachings and practices can influence how a Buddhist organization approaches the education and development of spirituality in its members.
    2. Diversity of Buddhist organizations: There are many Buddhist organizations operating worldwide, each with its mission, goals, and methods of operation. The interactions and relationships between GĐPTVN(HK) and these organizations can impact GĐPTVN(HK)’s perspectives and activities, creating differences or even conflicts.
    3. Influence from social and political factors:Social and political factors at local or international levels can also affect Buddhist organizations. How an organization like GĐPTVN(HK) responds to social and political challenges may be influenced by the viewpoints and actions of other Buddhist organizations.
    4. Cultural and religious exchange:The exchange and interaction between different cultures and religions can create opportunities as well as challenges for GĐPTVN(HK) in maintaining its identity while integrating new values.

    These “external influences” require GĐPTVN(HK) to be flexible in managing and adjusting its activities to reflect and respect the diversity of Buddhism, while maintaining the unity and common goals of the organization.

    To address the differences mentioned, within a global context marked by cultural and political diversity, and even within Buddhism itself, the Vietnam Buddhist Youth Association (GĐPTVNHK) might consider the following strategies:

    1. Promote Dialogue and Understanding:Encourage open dialogue and understanding among members to bridge differences in Buddhist practices and views. This can involve organizing workshops, seminars, and interfaith dialogues that foster a deeper understanding of various Buddhist traditions and cultural backgrounds.
    2. Enhance Flexibility in Practices: Adopt a more flexible approach to religious practices and organizational activities. This could mean allowing variation in practices to accommodate the diversity of its membership base, reflecting different Buddhist traditions and cultural backgrounds.
    3. Strengthen Leadership and Governance:Develop a transparent and inclusive governance structure that allows for the representation of diverse views within the organization. Leadership training programs could be instituted to prepare leaders to manage diversity effectively and promote unity.
    4. Focus on Common Goals and Values: Emphasize the common goals and core values of Buddhism, such as compassion, mindfulness, and the pursuit of enlightenment. By focusing on what unites members rather than what divides them, GĐPTVNHK can foster a sense of unity and purpose.
    5. Engage in Community Service: Engage in community service and humanitarian projects that reflect the compassionate aspect of Buddhism. Such activities can bring members together, promote positive visibility in the community, and provide a platform for cooperation beyond doctrinal differences.
    6. Leverage Technology for Connectivity: Use technology and social media to connect members across geographical and cultural divides. This can help in sharing educational content, organizing virtual events, and facilitating discussions that enhance mutual understanding and solidarity.
    7. Build Inter-Organizational Partnerships: Establish partnerships with other Buddhist organizations and interfaith groups to collaborate on issues of mutual interest. This can help in broadening perspectives and reducing sectarianism.
    8. Educate on Cultural Sensitivity:Implement cultural sensitivity training for members, focusing on understanding and respecting different cultural norms and practices. This is crucial for an organization operating in a global context.

    By adopting these strategies, GĐPTVNHK can work towards overcoming the challenges posed by cultural, political, and religious diversity, ultimately strengthening its unity and impact as a Buddhist youth organization in a globalized world.

    Specifically, how should the leaders of the Vietnam Buddhist Youth Association (GĐPTVNHK), known as Huynh Trưởng, be aware of their mission in the face of the organization’s divisions?

    In the context of divisions within the Vietnam Buddhist Youth Association (GĐPTVNHK) and the cultural, and political diversity, as well as the richness of global Buddhist traditions, the role of the leaders, known as Huynh Trưởng, becomes extremely important. To face and overcome these divisions, Huynh Trưởng needs to:

    1. Understand and communicate the mission of GĐPTVNHK: Each Huynh Trưởng should have a deep understanding of the goals and mission of GĐPTVN, and clearly convey these values to the members, emphasizing the importance of maintaining a spirit of unity and peace within the organization.
    2. Develop communication and conflict resolution skills: Huynh Trưởng needs to equip themselves with effective communication skills and healthy conflict resolution methods, ensuring that disagreements can be discussed and resolved in an open and respectful manner.
    3. Respect and accept diversity: The Huynh Trưởng should demonstrate respect for and acceptance of diversity within the organization, thereby creating an open environment where people can learn and grow from diverse viewpoints and experiences.
    4. Train and develop the next generation of leaders: Training and developing the next generation of leaders, who are capable of continuing the mission and values of GĐPTVNHK, is crucial. Huynh Trưởng should focus on imparting knowledge and leadership skills, as well as the spirit of community service.
    5. Enhance exchange and cooperation:Facilitate exchange and cooperation among GĐPTVNHK members worldwide to promote understanding and respect among different Buddhist traditions and cultures.
    6. Lead by example: Huynh Trưởng should be moral, patient, and tolerant exemplars through their actions and words, thereby encouraging members to follow suit.

    By being aware of their mission and applying the above measures, the Huynh Trưởng can play a significant role in healing divisions and building a stronger, more united GĐPTVNHK organization.

    Can the Six Harmonies (Lục Hòa) and the Four Means of Embracement (Tứ Nhiếp Pháp) be applied to resolve the divisions within the Vietnam Buddhist Youth Association (GĐPTVNHK)?

    Yes, the application of the Six Harmonies (Lục Hòa) and the Four Means of Embracement (Tứ Nhiếp Pháp) could indeed offer valuable frameworks for resolving divisions within the Vietnam Buddhist Youth Association (GĐPTVNHK). These principles, rooted in Buddhist teachings, emphasize unity, cooperation, and compassionate action, which can be instrumental in fostering a more cohesive and harmonious organization. Here’s how they might be applied:

    Application of the Six Harmonies (Lục Hòa)

    The Six Harmonies, a set of principles aimed at promoting unity and cooperation within a community, include:

    1. Harmony in having shared views:Encouraging a shared understanding and acceptance of the core values and goals of GĐPTVN among all members.
    2. Harmony in speaking: Promoting open, honest, and respectful communication to bridge gaps and resolve misunderstandings.
    3. Harmony in living together: Fostering a sense of community and mutual support among members, regardless of geographical and cultural differences.
    4. Harmony in observing the precepts together:Encouraging the collective observance of ethical guidelines and practices that reinforce the organization’s values.
    5. Harmony in experiencing things together:Sharing experiences and practices that deepen members’ connection to Buddhist teachings and to each other.
    6. Harmony in sharing benefits: Ensuring that all members benefit fairly from the organization’s resources and opportunities, promoting a sense of equity and mutual respect.

    Application of the Four Means of Embracement (Tứ Nhiếp Pháp)

    The Four Means of Embracement, strategies for attracting and maintaining a harmonious community, include:

    1. Giving (Dāna): Offering support, resources, and opportunities to all members equally, ensuring that the organization caters to the needs of its diverse membership.
    2. Kind speech (Priyavācā):Using kind and encouraging words to build trust, heal divisions, and foster a positive, supportive environment.
    3. Beneficial action (Arthacarya): Taking actions that benefit the organization and its members, demonstrating the value of collective well-being over individual interests.
    4. Sameness (Samanārthatā): Sharing in the hardships and successes of the organization, promoting empathy and a shared sense of purpose among members.

    By integrating these principles into its leadership, communication, and operational strategies, GĐPTVNHK can work towards healing divisions and building a more unified, compassionate, and effective organization. This approach not only aligns with Buddhist values but also offers practical steps towards fostering a culture of respect, understanding, and cooperation.

    Conclusion

    The discussion summarizes the causes and solutions for divisions within the Vietnam Buddhist Youth Association (GĐPTVNHK) and the role of the leaders, known as Huynh Trưởng, in addressing this issue:

    • Causes of divisions include differences in viewpoints and operational methods, management and leadership issues, external influences, cultural and geographical differences, as well as personal and financial problems.
    • Solutions to resolve divisions are proposed through the application of the Six Harmonies and the Four Means of Embracement, emphasizing the enhancement of empathy, cooperation, and mutual support.
    • The role of Huynh Trưởng is seen as crucial, through understanding and conveying the mission of the organization, developing communication and conflict resolution skills, respecting and accepting diversity, training the next generation of leaders, enhancing interaction and cooperation, and leading by example.

    In summary, by applying these solutions and leveraging the leadership role of Huynh Trưởng, GĐPTVNHK aims to reduce divisions and build a stronger, more united organization.

    Applying the Six Harmonies and the Four Means of Embracement may seem straightforward in theory but challenging in practice. However, the Vietnam Buddhist Youth Association (GĐPTVNHK) can still implement these principles. Why is that?

    The Vietnam Buddhist Youth Association (GĐPTVNHK) can effectively implement the Six Harmonies and the Four Means of Embracement despite the challenges in practice due to several reasons:

    1. Strong Foundation in Buddhist Principles: GĐPTVNHK’s deep roots in Buddhist teachings provide a solid foundation for understanding and applying these principles. The organization’s commitment to fostering a Buddhist way of life among its members makes the adoption of these concepts more feasible.
    2. Community Support:The sense of community and mutual support within GĐPTVNHK can facilitate the practical application of these principles. Members can rely on each other for guidance, encouragement, and assistance in overcoming the challenges of implementation.
    3. Adaptation and Flexibility:GĐPTVNHK has the ability to adapt these ancient principles to modern contexts and challenges. This adaptability allows the organization to find innovative ways to apply the Six Harmonies and the Four Means of Embracement in ways that resonate with the current generation.
    4. Leadership Commitment: The commitment of GĐPTVNHK’s leaders, particularly the Huynh Trưởng, to embodying and promoting these principles plays a crucial role. Their dedication to living by these teachings and guiding others to do the same can inspire and facilitate wider adoption within the organization.
    5. Educational Programs: GĐPTVNHK’s focus on educational programs offers a platform for teaching the practical aspects of these principles. Through workshops, seminars, and retreats, members can learn not only the theoretical underpinnings but also how to apply them in daily life and organizational activities.
    6. Cultural Relevance: The principles of the Six Harmonies and the Four Means of Embracement are culturally relevant to the Vietnamese context and the broader Buddhist community. This relevance makes it easier for members to understand their importance and apply them in their interactions.
    7. Persistence and Patience: The organization’s recognition of the value of persistence and patience in spiritual and communal growth supports the gradual and consistent application of these principles, despite the challenges.

    By leveraging these strengths, GĐPTVNHK can navigate the difficulties of practical application and successfully integrate the Six Harmonies and the Four Means of Embracement into its operations and community life, fostering a more harmonious and cohesive environment.

    Nguồn: https://sentrangusa.com/2024/02/04/tam-quang-nhuan-ap-dung-luc-hoa-va-tu-nhiep-phap-de-hoa-giai-chia-re-trong-gdptvnhk/




    VƯỜN THƠ – Phan Văn Huy Tâm

     

    – 01 –

    – 02 –

    – 03 –

    – 04 –

    – 05 –

    – 06 –

    – 07 –

    – 08 –

    – 09 –

    – 10 –

    – 11 –

    – 12 –

    – 13 –

    – 14 –

    – 15 –

    – 16 –

    – 17 –

    – 18 –

    – 19 –

    – 20 –

    – 21 –

    – 22 –

    – 23 –

    – 24 –

    – 25 –

    – 26 –

    – 27 –

    – 28 –

    – 29 –

    – 30 –

    – 31 –

    – 32 –

    – 33 -về

    – 34 –

    – 35 –

    – 36 –

    – 37 –

    – 38 –

    – 39 –

    – 40 –

    – 41 –

    – 42 –

    – 43 –

    – 44 –

    – 45 –

     

    – 46 –

    –  –

    – 48 –

    – 49 –

    – 50 –

    – 51 –

    – 52 –

    – 53 –

    – 54 –

    – 55 –

    – 56 –

    – 57 –

    – 58 –

    – 59 –

    – 60 –

    –  –

    – 62 –

    – 63 –

    – 64 –

    – 65 –

    – 66 –

    – 67 –

    – 68 –

    – 69 –

    – 70 –

    – 71 –

    – 72 –

    – 73 –

    – 74 –

    – 75 –

    – 76 –

    – 77 –

    – 78 –

    – 79 –

    – 80 –

    –  – 

    – 82 –

    – 83 –

    – 84 –

    – 85 –

    – 86 –

    – 87 –

    – 88 –

    – 89 –

    – 90 –

    – 91 –

    – 92 –

    – 93 –

    – 94 –

    – 95 –

    – 96 –

    – 97 –

    – 98 –

    – 99 –

    – 100 –

    – 101 –

    – 102 –

    – 103 –

    – 104 –

    – 105 –

    – 106 –

    – 107 – 

    – 108 –

    –  –

    – 110 –

    – 111 –

    – 112 –

    – 113 –

    – 114 –

    – 115 –

    – 116 –

    – 117 –

    – 118 –

    – 119 –

    – 120 –

    – 121 –

    – 122 –

    – 123 –

    – 124 –

    – 125 –

    – 126 –

    – 127 –

    – 128 –

    – 129 –

    – 130 –

    – 131 –

    – 132 –

    – 133 –

    – 134 –

    – 135 –

    – 136 –

    – 137 –

    – 138 –

    – 139 –

    – 140 –

    – 141 –

    – 142 –

    – 143 –

    – 144 –

    – 145 –

    – 146 –

    – 147 –

    – 148 –

    – 149 –

    – 150 –

    – 151 –

    – 152 –

    – 153 –

    – 154 –

    – 155 –

    – 156 –

    – 157 –

    – 158 –

    – 159 –

    – 160 –

    – 161 –

    – 162 –

    – 163 –

    – 164 –

    – 165 –

    – 166 –

    – 167 –

    – 168 –

    – 169 –

    – 180 –

    – 181 –

    (Còn tiếp)





    GANH GHÉT VÀ TỊ HIỀM

    GANH GHÉT VÀ TỊ HIỀM

    Hỏi: Trong vai trò của người Huynh trưởng GĐPTVN, trên lộ trình tu tập, không nên dụng công nhằm triệt hạ cộng sự để tiến danh.

    Góp ý: Việc một nhà lãnh đạo – Huynh trưởng trong GĐPTVN không sử dụng quyền lực hay ra công đốn ngã người khác để tiến thân (danh) là một ứng xử đúng đắn và có tinh thần Phật tử. Trong môi trường hoạt động của GĐPTVN, những người lãnh đạo thường được kỳ vọng tuân theo các nguyên tắc như lòng nhân ái, sự kiên nhẫn, và tôn trọng đối với tất cả mọi người.

    Con đường tu tập trong Phật giáo thường nhấn mạnh vào việc phát triển lòng từ bi, sự nhẫn nhục và tôn trọng đối với mọi sinh linh. Đối với những người đứng đầu trong GĐPTVN, việc không sử dụng quyền lực một cách lạm dụng hay áp đặt tư tâm của mình lên người khác là một biểu hiện của sự hiểu biết về tâm lý con người và lòng trung nghĩa.

    Một lãnh đạo có tư duy Phật tử thường tìm kiếm giải pháp thông qua sự đồng lòng và hòa giải, thay vì tìm kiếm sự thống trị hay mưu lợi cá nhân. Họ có thể sử dụng sự lắng nghe và thông cảm để hiểu rõ hơn về quan điểm và nhu cầu của người khác, từ đó đưa ra quyết định chân thật và có tâm.

    Với lòng tin vào sự phát triển tâm linh và nhân quả, những nhà lãnh đạo trong GĐPTVN thường xuyên đặt bản thân mình vào vị trí của người khác và tìm kiếm sự hòa giải và hài hòa trong mọi tình huống. Điều này không chỉ giúp họ phát triển bản thân mà còn góp phần vào sự hòa bình và hạnh phúc cho cộng đồng Phật tử.

    Hỏi: Làm gì để chế ngự lòng ghanh ghét, tị hiềm (nếu có) trong GĐPTVN?

    Để chế ngự lòng tị hiềm trong GĐPTVN hoặc bất kỳ cộng đồng Phật tử nào khác, bạn có thể thực hiện những bước sau đây:

    Thực Hành Phật Giáo: Học và áp dụng những giảng dạy của Đức Phật về lòng từ bi, lòng nhân ái, và khoan dung. Thực hành thiền định để làm dịu đi tâm trạng, giảm căng thẳng và tăng cường khả năng kiểm soát tâm lý.

    Tiếp cận và Hiểu Rõ: Hiểu rõ nguyên nhân của lòng tị hiềm ganh ghét. Có thể đến từ sự hiểu lầm, sự tự ti mặc cảm, hoặc những trải nghiệm tiêu cực khác. Tìm hiểu về các giảng dạy Phật pháp liên quan đến nhận biết và chấp nhận cảm xúc.

    Hành Thiện: Tự cảm thông và đặt mình vào vị trí của người khác. Hành thiện và từ bi, như giúp đỡ người khác, chia sẻ niềm vui và nâng cao tinh thần tích cực.

    Tìm Kiếm Sự Giúp Đỡ: Tham gia các buổi lễ, hội thảo, hoặc nhóm thảo luận trong cộng đồng Phật tử để chia sẻ và học hỏi từ những người khác. Nếu lòng tị hiềm ganh ghét là một vấn đề lớn, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người hướng dẫn tâm lý hoặc bậc thầy Giáo hạnh.

    Thực Hiện Thường Xuyên Kiểm soát Bản Thân: Theo dõi tâm trạng và suy nghĩ của mình thường xuyên. Nếu phát hiện tị hiệm ganh ghét nổi lên, hãy chấp nhận nó mà không bị cuốn vào, và tìm cách xử lý một cách tích cực.

    Thực Hành Tự Giác: Tự đặt ra những thách thức để phát triển lòng nhân ái và khoan dung. Hãy tự đặt ra những mục tiêu tích cực về tâm linh để theo đuổi và thực hiện.

    Nhớ rằng, chế ngự lòng ganh ghét (tị hiềm) là một quá trình dài lâu và đòi hỏi sự nhất quán và kiên nhẫn. Sự hỗ trợ từ cộng đồng Phật tử và việc thực hành đều đặn có thể giúp bạn trên con đường này.

    – A leader in GĐPTVN (Buddhist Youth Association of Vietnam), on the path of spiritual practice, refrains from using power to bring others down in order to advance.

    The act of a leader in GĐPTVN not employing power or authority to oppress others for personal advancement is considered appropriate and in line with Buddhist principles. In the context of GĐPTVN, leaders are expected to adhere to principles such as compassion, patience, and respect for all individuals.

    The path of spiritual cultivation in Buddhism emphasizes the development of loving-kindness, patience, and respect for all sentient beings. For those at the helm of GĐPTVN, refraining from the misuse of power or imposition of personal opinions on others is an expression of understanding human psychology and filial piety.

    A leader with a Buddhist mindset often seeks solutions through consensus and reconciliation, rather than pursuing domination or personal gain. They may use listening and empathy to better understand the perspectives and needs of others, making decisions that are sincere and compassionate.

    With a belief in spiritual development and the law of karma, leaders in GĐPTVN often place themselves in the shoes of others and seek reconciliation in every situation. This not only helps in personal development but also contributes to peace and happiness within the Buddhist community.

    – To overcome feelings of resentment in GĐPTVN (Buddhist Youth Association of Vietnam) or any Buddhist community, you can follow these steps:

    Practice Buddhist Spirituality:

    Learn and apply the teachings of the Buddha on compassion, loving-kindness, and tolerance.

    Engage in meditation to calm the mind, reduce stress, and enhance emotional control.

    Study and Understand:

    Understand the causes of resentment, which may stem from misunderstanding, dissatisfaction with oneself, or other negative experiences.

    Explore teachings in Buddhist philosophy related to recognizing and accepting emotions.

    Engage in Positive Actions:

    Cultivate empathy by putting yourself in others’ shoes.

    Perform benevolent actions and acts of compassion, such as helping others, sharing joy, and uplifting spirits.

    Seek Assistance:

    Participate in ceremonies, workshops, or discussion groups within the Buddhist community to share and learn from others.

    If resentment is a significant issue, seek assistance from mental health professionals or Buddhist teachers.

    Regularly Self-Reflect:

    Monitor your mood and thoughts regularly.

    If resentment arises, accept it without getting entangled and find positive ways to deal with it.

    Practice Mindful Self-discipline:

    Set challenges for yourself to develop compassion and tolerance.

    Establish positive spiritual goals to pursue and implement.

    Remember that overcoming resentment is a gradual process that requires consistency and patience. Support from the Buddhist community and regular practice can aid you on this journey.




    Trước thềm Xuân năm mới

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    – Kính bạch trên Chư Tôn Đức Tăng – Ni tôn kính !
    – Kính thưa quý Anh Chị Em áo lam thân thương !

    Trước thềm Xuân năm mới:
    – Kính chúc Chư Tôn Đức pháp thể khinh an – tuệ đăng thường chiếu – chúng sinh dị độ – phật sự viên thành !
    – Thân ái kính chúc Anh Chị Em lam viên nhiều niềm vui bên những người thân yêu trong gia đình riêng ấm cúng – bạn bè thân hữu. Tâm Bồ Đề kiên cố – vô úy tĩnh tại – trãi lòng yêu thương – vượt qua chướng duyên, tạo nhiều thắng duyên thành tựu công đức.

    Năm 2023 trôi qua với biết bao biến chuyển, hàng triệu nhân sinh đắm chìm ngầy ngụa trong sóng khổ do thế lực vô minh bạo hành chính trị, do dục vọng phàm tục não loạn – do thiên tai – kinh tế suy thoái, do chiến tranh tàn ác đẫm máu chính con người tham vọng điên cuồng gây ra tại Ukrain và Trung Đông chưa có dấu hiệu kết thúc. Cuộc chiến tương tàn giữa người và người tàn ác dã man không kém thời mông muội, đây là hệ lụy đáng kinh tởm của phiền não tham – sân – si được nuôi dưỡng bởi đời sống thiếu lương tri – buông thả – bất chấp.

    Trước thềm Xuân năm mới, chúng ta tĩnh tại lắng lòng nhìn lại, cùng nhau chia sẻ đau thương mất mát. Thẩm thấu lời Phật dạy: “Chỉ có tình thương mới xóa bỏ hận thù.”
    Mỗi chúng ta hẳn đã từng ôm lòng phiền não – giận hờn – thậm chí thù hằn ai đó. Hận thù khởi sinh từ dục vọng vô minh bởi nhiều lý do, nhưng điểm chung nhất vẫn là ngã ái – phiền não – khổ đau. Buông bỏ hận thù đồng nghĩa với giải thoát khổ đau trong cuộc sống. Suy ngẫm lời Phật dạy cho giúp chúng ta đủ năng lượng trí tuệ – tỉnh táo sáng suốt, mạnh dạn nhìn thẳng vào như thật, tĩnh tại chấp nhận mở lòng vị tha tha thứ – cảm thông thương hại.

    Trong thời đại văn minh – công nghệ thông tin phát triển, nhân sinh đã đạt đến trình độ tự giải quyết bất đồng thông qua cởi mở trao đổi – thảo luận.

    Nhìn lại tiến trình đạt được trong thực tập tu học trong năm qua, điều đáng sợ nhất và đáng lo lắng nhất là không thấy được sự tiến bộ nào, thì đồng nghĩa với việc là ta đang tự nhấn chìm mình sâu hơn trong biển khổ trầm luân.

    Mạnh dạn nhìn thẳng tiến trình thực tập tu học trong năm qua để mà suy ngãm. Chúng ta cầu chúc cho nhau năm mới tĩnh giác – suy tư sâu sắc những lời dạy thiết thực của đức Thế Tôn để mang lại nhiều thành tựu công đức trong thực tập tu học – để mang lại nhiều an lạc hạnh phúc cho bản thân – cho tha nhân và cho cuộc đời này./-

    Houston, 28022023




    Người Có Tính Gia Trưởng

    Người Có Tính Gia Trưởng

    Trong văn hóa Á Đông, từ “gia trưởng” thường được hiểu là một người đàn ông đảm nhận trách nhiệm chính trong gia đình. Tuy nhiên, tính gia trưởng không chỉ dừng lại ở vai trò này, mà còn liên quan đến hành vi và cách ứng xử của người đàn ông. Người gia trưởng thường mang sắc thái tiêu cực. bởi quan niệm xưa cho rằng người đàn ông là trung tâm của gia đình – có khả năng gánh vác mang lại hạnh phúc:

    “Phụ nhân hữu tam tòng chi nghĩa, vô chuyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử”

    ‘Phụ nữ có đạo tam tòng, không được phép tự chuyên, chưa lấy chồng thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con’. (Sách Nghi lễ, Tang phục, Tử Hạ truyện).

    Đây là tư tưởng sai lạc tàn dư của chế độ phong kiến mục nát, đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội.

    Gia trưởng, một khái niệm đã tồn tại từ ngàn xưa, có nguồn gốc từ triết học Nho gia, được xem như một biểu hiện của tư duy “trọng nam khinh nữ” đã qua rất nhiều thay đổi trong thời gian.

    Tính gia trưởng, trong cái nhìn hiện đại, thường mang sắc thái tiêu cực. Những người được xem là gia trưởng thường có tính cách cứng nhắc – khô khan, cáu gắt – dễ nóng giận. Họ thường độc đoán tự quyết định mọi việc theo ý muốn của bản thân mà không lắng nghe hay tôn trọng ý kiến của người khác. Trong công việc, người có tính gia trưởng dễ dàng thành công nhưng lại không biết cách quản lý nhân viên và hay tạo áp lực cho người khác.

    Xã hội ngày càng phát triển nên quyền lợi và nghĩa vụ giữa mọi người đều công bằng. Do đó, sự gia trưởng ngày càng bị tẩy chay và dần biến mất. Tuy nhiên, vì đã tồn tại trong thời gian dài và ăn sâu vào tư duy nên vẫn còn nhiều người chưa chịu từ bỏ tính xấu này.

    Nếu trong nhà có người gia trưởng sẽ khiến cho cuộc sống trở nên nặng nề và phát sinh nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt, những người đàn ông gia trưởng thường coi nhẹ sự hy sinh vất vả của phụ nữ. Từ đó nảy sinh nhiều thói hư tật xấu như ngoại tình, bạo lực, ép vợ con làm mọi điều theo ý mình…

    Người có tính cách gia trưởng thường dễ nhận thấy với đặc điểm muốn kiểm soát mọi thứ. Trong suy nghĩ của họ, họ luôn là người giỏi nhất và tự nhận mình có quyền quyết định mọi việc.

    Người có tính gia trưởng đặc điểm chiếm hữu cao. Trong mắt người gia trưởng, bạn thường bị đánh giá là một người không tốt, không đáng tin cậy. Khi nổi giận, họ thường chỉ trích bạn một cách gay gắt và không quan tâm đến cảm xúc của bạn.

    Người gia trưởng luôn cho mình là đúng, đây là đặc điểm nổi bật của những người đàn ông có tính gia trưởng. Và không lẫn vào đâu khi nói đây cũng là điểm làm mọi người cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với họ. Trong các cuộc trò chuyện, những người có tính gia trưởng thường ít hoặc không hề lắng nghe ý kiến của người khác, họ luôn tin rằng họ luôn luôn đúng. Rất hiếm khi họ thừa nhận sai lầm của mình, ngay cả khi họ biết họ đã sai

    Người có tính gia trưởng tự đánh mất bản thân mình, thường nghĩ rằng mình là “trung tâm của vũ trụ”, không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời, và họ cũng không muốn bạn nhận sự giúp đỡ từ bất kỳ ai khác ngoài họ. Người có tính gia trưởng tỏ ra kiêu căng – quyền lực, thường cho rằng bạn phải dựa dẫm vào họ.

    Những người có tính cách gia trưởng thường rất nóng nảy hay dùng vũ lực, đặc biệt là với thuộc cấp hay là người yêu, hoặc vợ và con của họ. Nếu không tuân theo ý muốn của họ, họ sẽ nói lời cay nghiệt, thậm chí lăng mạ. Còn tệ hơn, nhiều người dựa vào vị thế của mình để sử dụng vũ lực nhằm áp đảo và hành hạ người khác về mặt vật lý lẫn tinh thần. Đây là hành vi thực sự nguy hiểm và cần được lên án mạnh mẽ để những người như vậy nhận được hình phạt xứng đáng.

    Người gia trưởng có tính cách xấu, chỉ nhằm mục đích vị kỷ mang lại lợi ích cho cá nhân mình, là hệ quả lạc hậu – tiêu cực, bất chấp ý muốn của người khác, bắt người khác nghe theo ý mình, làm hạn chế công bằng – ngăn chận sự tự do và phát triển của xã hội.

    Người có tính gia trưởng lãnh đạo có cấu trúc đa chiều: giá trị thay đổi – xa rời quan hệ – đánh mất niềm tin – thiếu cân bằng quyền lực. Trong tổ chức GĐPT mà có người có tính gia trưởng lãnh đạo thường có tính cách độc đoán – xem thường người khác, đề cao cái tôi cá nhân lên hàng đầu, hung hăng tranh luận – gây gổ cãi cọ cho rằng ý kiến của mình luôn đúng, không chịu lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác – khinh thường bất cứ lời phản biện nào từ người đối diện. Người có tính gia trưởng lãnh đạo không biết chia sẻ trách nhiệm, có tính chiếm hữu – tranh giành hơn thua – tước đoạt công lao – ngược đãi đồng sự, họ thường có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh – cho người khác không bao giờ nhận sai về mình. Người có tính gia trưởng lãnh đạo có tính bảo thủ – độc đoán muốn kiểm soát tất cả, cứng nhắc – khắc khe cáu gắt, áp đặt tuân thủ – đe dọa sự tự do, gây khó chịu với người tiếp xúc làm cho không khí làm việc không thoải mái trở nên căng thẳng – áp lực nặng nề ngột ngạt, tạo nhiều mâu thuẫn – bất đồng. Người có tính gia trưởng lãnh đạo luôn luôn chây lười cầu toàn – lo lắng – sợ hãi –yếu hèn – tránh né gian khó, thất bại trong việc quản lý – không tìm kiếm – không ưa chuộng nhân tài, không lịch thiệp – không xây dựng được mối quan hệ hài hòa – bền vững, nhân viên dần hồi tránh né xa rời – không giữ chân được nhân viên. Người có tính gia trưởng lãnh đạo không có tầm nhìn – rập khuông – không biết sáng tao. Người có tính gia trưởng lãnh đạo có nhiều điểm xấu – không có chánh kiến – không chuẩn mực – không đáng tin cậy. Trong tổ chức GĐPT mà có người có tính gia trưởng lãnh đạo thì làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức ./-

    Houston – Texas, 04/01/2024




    Người Lãnh Đạo

    Lãnh đạo là nghệ thuật tạo ảnh hưởng – truyền lửa – truyền cảm hứng. Có năng lượng tập hợp, tạo động lực thúc đẩy tinh thần – ý chí cho mỗi cộng sự trong mỗi chức năng nhiệm vụ. Biết phát hiện – tận dụng nhân tài phát huy nguồn lực vốn có. Biết ai là mảnh ghép phù hợp – gắn kết mỗi cá nhân lại với nhau thành một đội ngũ vững mạnh tối ưu, đồng tâm hiệp lực thống nhất phương hướng – kế hoạch hành hoạt, liên tục đổi mới – thúc đẩy hành động – cống hiến tài lực thực hiện đề án – kế hoạch mang lại thành quả giá trị mục tiêu chung cho tổ chức.

    Nhà lãnh đạo giỏi phải biết học cách lắng nghe, đọc thấy được những nguyện vọng thâm sâu trong mỗi cá nhân để thấu hiểu và chia sẻ. Một nhà lãnh đạo thực thụ luôn luôn thấu hiểu – đồng cảm – đồng hành cùng cộng sự, giúp họ vươn lên một cách tinh tế.




    TRUYỆN DÂN GIAN

    10 Câu chuyện hay về sự kiên trì

    10 CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG THÀNH THẬT

    11 CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA

    13 CÂU CHUYỆN VỀ TÌNH BẠN

    13 CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG

    20 CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA

    22 CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG

    30 CÂU CHUYỆN TRUYỀN CẢM HỨNG

    MẸ




    TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO

    43 TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO

     

    62 TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO

    TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO TOÀN TẬP

    Thích Minh Chiếu




    101 TRUYỆN THIỀN

    Open PDF101 êệnTru êền




    KINH BÁCH DỤ




    Bốn Bước Để Tha Thứ – William Martin Fergus

       

    William Martin Fergus




    HƯƠNG LÒNG THÀNH ĐẠO

    HƯƠNG LÒNG THÀNH ĐẠO
    Một sớm Ni Liên lên mắt biếc
    Hào quang rực rỡ tỏa Bồ Đề
    Hương chiên đàn thơm tỉnh cơn mê
    Từng bước thảnh thơi lòng nhân thế

    Nước mắt trần gian tràn bốn bể
    Niềm đau ngầy ngụa khắp năm châu
    Mỗi bước đi về giữa đêm thâu
    Vùi giấc triền miên trên gối mộng

    Hồn mãi trôi dài theo gió lộng
    Đường xa vương mắc buội trần ai
    Sóng đời xô lệch gian nan mãi
    Gội rửa muộn phiền cho phôi phai

    Tỉnh giấc phù vân lòng nhân ái
    Lệ nhòa thành ngọc hóa nên thơ
    Rộn rã Ca Lăng hòa trong nắng
    Vàng rơi mặt đất bổng hồi sinh

    Pháp bảo lung linh trời Đại Việt
    Bao hồn tơi tả rớt vô minh
    Cửa không mời gọi người quay bước
    Bình an thế giới tỏa quanh mình




    GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

    GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
    HTr cấp Dũng Tâm Minh-Vương Thúy Nga

    Kính thưa quý vị và các bạn!
    Tại sao phải thu gọn “giáo dục” lại thành giáo dục trong GĐPT? Xin thưa, bởi vì giáo dục nói chung quá rộng lớn và khi nhấn mạnh giáo dục trong GĐPT chúng tôi muốn nói đến giáo dục Phật giáo mà anh chị em huynh trưởng đã được trao truyền và áp dụng không chỉ trong việc giáo dục đàn em mà còn áp dụng cho chính bản thân nữa. Người làm công tác giáo dục trong GĐPT không phải chỉ cần biết trao truyền kiến thức, cũng không phải chỉ là nhà truyền giáo đơn thuần, mà còn phải biết dùng những phương tiện để thu hút các em, lôi cuốn các em đến học Phật và thấm nhuần Phật pháp một cách tự nhiên. Tất nhiên là không phải đến với GĐPT để tẩy não các em hay để nhồi nhét Phật pháp cho các em, v.v… Giáo dục Phật giáo khác với giáo dục Khổng-Mạnh hay giáo dục của Jean Jacques Rousseau. Trong chương trình tu học của các em từ ngành Thiếu đến Huynh trưởng thì môn học Phật pháp là quan trọng nhất, nhưng vì các em không phải là người xuất gia hay chuẩn bị để xuất gia nên chương trình tu học cần phải có đủ thứ hết: ngoài Phật pháp còn có Hoạt động thanh niên (HĐTN), Văn nghệ, Trại + Sinh hoạt Trại, ở hải ngoại còn có thêm môn Việt ngữ. Trong HĐTN có gút, truyền tin (Morse, Sémaphore, dấu đi đường…), cứu thương, đo đạc, thiên văn, v.v… Trong văn nghệ có báo chí, sân khấu, trình diễn, cách sử dụng những nhạc cụ thông thường, v.v…

    Người Huynh trưởng GĐPT là những nhà giáo dục, có người không được đào tạo từ một trường Sư phạm nào cả, có người không có nhiều bằng cấp hay học vấn uyên thâm như những học giả, triết gia… Nhưng với tấm lòng thương yêu trẻ, vì Tam bảo và tổ chức GĐPT nên những anh chị ấy đã thành công trong việc giáo dục các em sống đúng theo chân tinh thần Phật giáo. Với tinh thần trách nhiệm, vì tình thương cho các em, các anh chị Huynh trưởng đã không ngừng thao thức, trăn trở… tìm những phương pháp thích hợp để hướng dẫn cho các em. Không phải đợi đến thế kỷ thứ 21 mới có một nền giáo dục mang tính chất nhân bản dân tộc và khai phóng, mà cách đây gần 3000 năm đức Thế Tôn đã chủ trương một nền giáo dục mang các đặc tính mà hiện nay các nhà trường tiên tiến trên thế giới đang áp dụng: tinh thần thực tiễn, tinh thần hướng dẫn, khích lệ, tinh thần tự tín tự chủ, tinh thần độc lập, tinh thần tùy duyên bất biến, v.v…

    Trước khi mời quý vị và các bạn theo dõi buổi hội thoại giữa các huynh trưởng về phương pháp giáo dục trong GĐPT, xin kể quý vị nghe một câu chuyện để chúng ta thấy rằng dạy Trẻ có nhiều điều thú vị bất ngờ, và bài học mà người lớn muốn cho các em tiếp thu không phải khi nào cũng giống như điều mà người lớn đã dự tính đâu!

    Có một nhà quý tộc giàu nọ, một hôm đưa cậu con trai về đồng quê để thăm nhà một nông dân rất nghèo, để dạy cho con biết “người nghèo sống như thế nào”. Cậu bé rất vui khi được hít thở không khí trong lành của đồng ruộng và rong chơi suốt ngày. Khi trở về người cha hỏi: con có thích cuộc đi chơi này không? Dạ thích lắm!

    Vậy con đã thấy người nghèo sống như thế nào chưa? Con đã học được những gì nào?

    Dạ con học được nhiều lắm! Thí dụ như nhà họ có bốn con chó, nhà mình chỉ có một con; nhà mình chỉ có một cái hồ bơi nhỏ ở trong vườn nhà thôi, còn họ có cả con kênh dài vô tận! Lồng đèn của mình chỉ thắp sáng trong vườn, còn họ thì có muôn ngàn vì sao trên trời soi sáng; nhà mình nhìn ra chỉ có cái patio nhỏ xíu, còn họ có thể nhìn xa ra tận chân trời. Nhà mình có người làm phục vụ, còn họ thì phục vụ người khác, mình phải mua thức ăn còn họ tự trồng để ăn; nhà mình có tường rào bao bọc che chở, còn họ có bạn bè, bà con láng giềng che chở.

    Người cha không nói được lời nào, cuối cùng cậu con thêm vào một câu: cảm ơn ba đã chỉ cho con biết, chúng ta thật là nghèo nàn biết bao!

    Có phải là thú vị bất ngờ không, thưa quý vị và các bạn??! !!

    Bây giờ, xin kính mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại về Giáo dục trong GĐPT sau đây với những huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C:

    A: Đề tài của chúng ta hôm nay là vấn đề giáo dục trong GĐPT phải không?

    B: Phải, phải, nhưng đi sâu vào phương pháp hướng dẫn các em, và còn định hướng cho các em của chúng ta nữa.

    C: Không phải chỉ cho đoàn sinh mà còn cho huynh trưởng nữa đó!

    A: Chà! Sao nhiều vậy? Mình cứ thảo luận đến đâu hay đến đó nha! Trước hết bạn nào mở đầu bằng tinh thần giáo dục của GĐPT là gì đi nha!

    B: Dạ được, tinh thần giáo dục của GĐPT đã được nêu lên làm châm ngôn của GĐPT, đó là: Bi, Trí, Dũng. Giáo dục trước hết phải thương yêu đối tượng mình giáo dục, phải không các bạn? Người Thầy, người Huynh trưởng, phải mở rộng lòng mình ra để bao dung cho người học trò, người đệ tử của mình (bi). Nhưng lòng bao dung không phải là nuông chiều quá mức để học trò sinh hư mà phải có kỷ luật, nề nếp, vì vậy cần phải có hiểu biết (trí tuệ) mới có thể thương yêu đúng cách được. Sự hiểu biết và thương yêu này không chỉ duy trì trong vài giờ vài ngày vài tháng mà có khi đến vài năm cho nên cần phải có một tình thương vững bền, một sự tinh cần cao độ, một sự hy sinh không tính toán, một sự hỷ xả vô điều kiện (dũng) mới được.

    C: Đúng vậy, cho nên ai đã “mang lấy nghiệp” huynh trưởng vào thân thì cũng đừng “trách trời gần trời xa” nha! !!

    A: Phải rồi, vì làm huynh trưởng GĐPT không có lãnh lương, không có benefits, không có vacation, mà còn tốn tiền xăng (đưa đón các em đi sinh hoạt, mua pizza cho các em ăn nếu tụi nhỏ đói bụng, v.v…) vậy mà số lượng huynh trưởng GĐPT ở trong nước hay hải ngoại cũng đều đông đảo cả! Nhưng bây giờ chúng ta bàn đến sự áp dụng tinh thần này vào các bộ môn sinh hoạt của GĐPT nha! Mục đích chính của chúng ta là phổ biến Phật pháp, vậy tại sao lại có bộ môn Văn nghệ trong GĐPT?

    B: Văn nghệ GĐPT cũng chuyên chở Phật pháp, đạo đức, tinh thần dân tộc, khai phóng, v.v…

    C: Khoan đã, các bạn hãy cho tôi biết thế nào là tinh thần dân tộc? Và khai phóng là gì?

    A: Nói cho rõ một chút thì tinh thần giáo dục mới của thế giới ngày nay đòi hỏi một nền giáo dục toàn diện là phải đào tạo được một con người toàn diện với 3 tính chất: nhân bản, dân tộc và khai phóng.

    B: Tính chất nhân bản (humanity) nghĩa là con người đó phải biết mình là ai (ví dụ người Phật tử thì biết mình là một hợp thể ngũ uẩn, là kết hợp của 12 nhân duyên, v.v… chẳng hạn); tính dân tộc (nationality) nghĩa là giáo dục cho mình biết nguồn gốc của mình, ông bà tổ tiên của mình là ai, đất nước của mình nằm ở đâu, lịch sử dân tộc mình như thế nào, v.v… nếu không biết thì mình được gọi là người mất gốc; tính khai phóng (liberty, liberal education, free) nghĩa là dạy cho mình biết mở mang tâm thức và trí tuệ, biết tiếp thu những tinh hoa của thế giới, những thành quả của khoa học hiện đại, phải biết mở lòng ra đón những ngọn gió mới làm cuộc đời tươi mát hơn… không phải chỉ khư khư ôm lấy quá khứ của mình, của dân tộc mình, dòng họ mình… rồi trở nên lạc hậu lúc nào không hay. Nói cách khác, gắn bó với quê hương dân tộc không có nghĩa là tự trói chặt mình vào những truyền thống, không mở rộng tầm nhìn ra thế giới đổi mới để học tập và tiến bộ.

    C: Như vậy thì mình hiểu rồi, văn nghệ GĐPT nói riêng và các bộ môn khác nói chung quả thật đạt được các yêu cầu ấy. Này nha: mình dạy cho các em những điệu vũ dân tộc, có khi các em múa những điệu vũ Tây phương đã được cải biến cho hợp với giai điệu, phong cách của người Việt Nam, v.v… đã áp dụng computer vào chương trình học trên Net, họp viễn liên trên điện thoại để khỏi phải đi lại mất nhiều thì giờ, tiền bạc… Ở cái xứ sở rộng thênh thang này, tài liệu tu học từ ngành Thiếu đến Huynh trưởng, từ sinh hoạt ở Đơn vị đến sinh hoạt các Trại huấn luyện, v.v… đã được thâu vào những băng video, CD, DVD, v.v… để phổ biến rộng rãi. Ngoài ra mình còn dạy tiếng Việt cho các em Oanh vũ, dạy lịch sử và địa lý cho các em ngành Thiếu và Huynh trưởng nữa.

    A: Về các bài hát sinh hoạt, các trò chơi nhỏ và HĐTN cũng vậy, không phải bất cứ bài hát hay trò chơi nào cũng dùng cho GĐPT được. Vì vậy đã có nhiều Huynh trưởng sưu tập những bài hát, những trò chơi nhỏ đã được Phật hóa… để dạy cho các em. Còn môn HĐTN, ví dụ với những Trò chơi lớn, cũng đã kết hợp đầy đủ những phương pháp rèn luyện tính tình, sự tháo vát, thông minh, khéo léo (skills), tác phong và đạo đức của các em rồi.

    B: Ngoài ra, dù với bất cứ môn học nào, đặc biệt là Phật pháp, phương pháp quen thuộc nhất của giáo dục GĐPT là văn, tư, tu. Văn là nghe, là huân tập vào tâm trí mình những lời kinh, tiếng kệ, lời đức Phật và chư Tổ dạy, lời giảng của quý Thầy, quý anh chị Trưởng, v.v… Tư là suy nghĩ, trầm tư về những điều đã nghe, có gì không hiểu thì phải hỏi (hỏi tận gốc để không còn thắc mắc mới thôi). Tu là thực hành. Sau khi nghe rồi, hỏi kỹ lại những chỗ còn thắc mắc, suy gẫm, thảo luận với bạn bè xong thì phải thực hành.

    C: Phải rồi, nếu học Phật pháp mà không thực hành thì chúng ta chỉ là “những cái đãy đựng sách” đó! Ngoài ra, người Huynh trưởng phải là tấm gương cho đàn em soi nữa, nghĩa là vấn đề thân giáo không thể bỏ qua trong giáo dục GĐPT có phải không?

    A: Đúng vậy, cái khó của người Huynh trưởng GĐPT là phải “nói sao làm vậy, làm sao nói vậy” không thôi các em hỏi làm sao trả lời? Nếu chúng ta dạy các em ở lớp, ở trường, sắp nhỏ còn sợ chúng ta vì còn có thể bị cho zero, bị phạt, v.v… còn ở GĐPT mình còn khuyến khích cho các em hỏi, các em thắc mắc nữa! Còn nhớ có em hỏi một anh Huynh trưởng “sao anh dạy tụi em đừng sát sanh mà anh đi câu cá?”, anh ấy phải xin lỗi và từ đó về sau không bao giờ đi câu cá nữa. Tóm lại, một người Huynh trưởng GĐPT không chỉ giáo dục các em trong khi cầm còi, đứng trên bảng, trong chánh điện, trên đất trại, v.v… mà còn phải “dạy” các em ở mọi lúc, mọi nơi. Nói cách khác, các em của chúng ta có mặt ở khắp nơi, nếu chúng ta thiếu tỉnh thức, thiếu tu tập, thì một ngày nào đó, ở một nơi nào đó rất bất ngờ chúng ta sẽ lúng túng không biết trả lời các em làm sao nếu chúng ta “nói một đường, làm một ngả”.

    B: Đúng vậy. Và người Thầy, người Huynh trưởng không phải chuyện gì cũng bày vẽ được cho học trò của mình đâu; phải để cho người học trò của mình, đệ tử của mình, đàn em của mình tự làm chủ những vấn đề riêng của nó, mình đâu có phải là nó để thay thế nó mà giải quyết được.

    C: Phải rồi, bây giờ các bạn nói cho mình nghe những phương pháp hướng dẫn các em như thế nào cho khế hợp với tinh thần Phật giáo trong thời đại mới đây?

    A: Mình nghĩ Phật pháp không bao giờ cũ. Những gì gọi là “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”, đức Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rồi! Không có gì cần phải thay đổi cả. Chỉ có phương pháp truyền đạt, ngôn ngữ dùng để truyền đạt có thay đổi mà thôi. Mình xin lấy ví dụ: nếu bây giờ dạy Phật pháp cho các em mà dùng lại bài của chúng mình học cách đây 50 năm trong đó toàn chữ Hán Việt, thì đó gọi là cũ; nếu còn dùng lối đọc trong các sách viết từ những năm 60 ra… đó cũng là cũ. Đổi mới là gì? Ví dụ học Lịch sử đức Phật Thích-ca hay Sự tích đức Phật Di Lặc, mình cho các em coi phim Little Buddha (phim nói tiếng Anh) hay Sự tích Phật Di Lặc (phim nói tiếng Trung Quốc, được chuyển ngữ thành tiếng Việt) rồi bảo các em kể lại truyện phim, cho các em đặt câu hỏi và chúng ta cũng đặt câu hỏi cho các em, v.v… đó là một ví dụ về đổi mới.

    B: Đúng vậy, đối với các em lớn hơn một chút thì dùng phương pháp hội thoại trong lớp giữa các em với nhau; ví dụ anh/chị trưởng đưa ra một câu hỏi hay một vấn đề, các em trả lời, thảo luận, biện giải, v.v… những vấn đề này là từ những bài Phật pháp trong chương trình chứ không phải ở ngoài; nghĩa là mình phải hoàn thành chương trình để các em thi Vượt Bậc nhưng không khí học tập khác xưa, không phải anh/chị giảng các em ngồi nghe mà các em đều tham gia thảo luận về bài học của mình. Với cách này nội dung truyền đạt vẫn được bảo đảm.

    C: Mình có thể chiếu phim cho các em coi về các cảnh chùa ở Việt Nam hay đưa các em đi thăm các chùa nơi thành phố mình ở. Có thể mời quý thầy, quý sư cô đến giảng cho các em một thời pháp, v.v… Quý thầy/ sư cô trẻ dùng tiếng Anh để giảng cho các em, các em rất thích vì sẽ hiểu nhiều hơn nếu chỉ đọc sách Phật pháp mà không có song ngữ hay có song ngữ nhưng văn viết (written language) không phải văn nói (spoken language) làm các em thấy khó hiểu.

    A: Hay lắm, tùy theo sáng kiến, các bạn có thể làm cho những bài học của chúng ta trở nên sống động hơn. Ví dụ, mình nhớ hồi đơn vị mình mời nhân viên cấp cứu về hỏa hoạn (firefighter) và toán tìm kiếm và tiếp cứu nạn nhân (search and rescue team) đến dạy cho các em mình cách ứng xử với những tai họa khẩn cấp (emergencies & natural disasters) như hỏa hoạn, tai nạn xe, tornado, lụt, v.v… họ bày cách dập tắt lửa, cách đem người từ trong nhà bị cháy ra hay cách tránh gió xoáy (tornado, vòi rồng), cách gọi cảnh sát giao thông, v.v…các em rất thích vì họ có những kiến thức chuyên môn rất hấp dẫn. Đó là những bài học rất sống động về cấp cứu, cứu thương, thoát hiểm, v.v…

    B: Nhiều người nói chương trình HĐTN của GĐPT quá cũ, ví dụ bây giờ đâu có ai dùng đến Morse, Sémaphore, v.v… nữa, các bạn nghĩ sao?

    C: Mình thấy những kiến thức đó cũng có giúp ích cho các em nhiều chứ, chỉ là mình diễn tả không được thông suốt thôi! Bạn A góp ý đi!

    A: Đúng vậy, vấn đề không phải là vì bây giờ không ai dùng nên học về truyền tin (Morse, semaphore, mật thư, dấu đi dường…) là vô ích đâu! Những bài học ấy giúp các em phát triển trí thông minh, nhanh mắt, lẹ tay, thính tai, óc sáng kiến, khả năng nhạy bén về nhận xét chung quanh mình. Cách viết và giải các mật thư làm phát triển khả năng “trinh thám” và sự khéo léo sắp xếp thành những mật thư mới lạ… rất có ích cho các em sau này gặp những tình huống tương tự. Vấn đề là những cái gì mình thấy thiết thực thì thay đổi một chút để dạy cho các em. Ví dụ ngày xưa ở quê nhà mình dạy các em thay bánh xe đạp, vá xe đạp, bây giờ đổi lại dạy “thay bánh xe hơi” mà thôi! Ngày xưa học vá áo, may áo, bây giờ đổi lại là “thực hiện trang Web” cho đơn vị, cho miền, v.v… Nói tóm lại, tâm huyết của người Huynh trưởng muốn tìm ra cách hay nhất để truyền đạt cho các em mình là điều quan trọng nhất.

    B: Như vậy hôm nay chúng ta đã nắm được hướng giáo dục chung và giáo dục của GĐPT trong hướng giáo dục chung ấy, các bạn thấy giáo dục GĐPT có trở ngại gì cho hướng giáo dục con người toàn diện không?

    C: Mình thấy hình như ngay trong hướng giáo dục con người toàn diện của thế giới mới này hơi chỏi nhau đó!

    Ví dụ như tính dân tộc có làm trở ngại tính khai phóng hay không? Vì một mặt thì dạy phải giữ gia phong nề nếp, một mặt dạy “bung ra” để tiếp thu cái mới, không phải là chỏi nhau sao?

    A: Chính vì vậy mà sự tồn tại của hai mặt này mới quân bình lẫn nhau: nếu thiên về dân tộc tính quá thì đó là cố chấp, dính mắc với cái cổ truyền, không chịu tiếp cận với thế giới mới, dễ trở nên lạc hậu; còn nếu phóng khoáng tự do quá thì chỉ biết chạy theo cái mới, đánh mất gốc rễ của mình. Cả hai đều là cực đoan. Nhưng cách đây hơn 2500 năm đức Thế Tôn đã cho chúng ta cái cẩm nang để đối trị sự “chỏi nhau” này rồi!

    B: Là tinh thần “tùy duyên bất biến” phải không?
    A: Đúng vậy!

    C: Vậy là giáo dục GĐPT cũng cùng chung hướng với nền giáo dục mới mang tính chất nhân bản dân tộc và khai phóng, phải không các bạn? Hôm nay mình được biết thêm nhiều từ mới. Buổi hội thoại thật vui và bổ ích ghê! Cảm ơn các bạn nhiều! Chào tạm biệt!

    A và B: Tạm biệt! Tạm biệt!

    Tâm Minh-Vương Thúy Nga




    Phương cách hình thành nên những giảng sư có năng lực hoằng pháp hiệu quả -TT Thích Đồng Trí-

    PHƯƠNG CÁCH HÌNH THÀNH NÊN NHỮNG GIẢNG SƯ

    CÓ NĂNG LỰC HOẰNG PHÁP HIỆU QUẢ

    -TT Thích Đồng Trí-

    Làm sao hiển thị được lý Như ?
    Hoằng Pháp đang cần những giảng sư
    Thiết tha Đạo Pháp, bày phương tiện…
    Tận tụy độ sanh với Tâm Từ

    Hàng xuất gia là Trưởng Tử Như Lai. Hàng đệ tử Phật tu học với sứ mệnh : tự độ, độ tha, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Như tấm gương Tăng Già thời Đức Phật, người tu sỹ sau khi hấp thụ được những tinh yếu của Phật Pháp, sau đó, với ba Y một Bát, đi khắp nơi để hoằng hóa chúng sanh, theo lời Đức Phật khuyến tấn những đệ tử xuất gia đầu tiên của mình : “Này các Ty Kheo! Không nên đi hai người chung một nẻo đường, không ngủ hai đêm dưới một gốc cây, hãy đem Chánh Pháp toàn thiện đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối đến với khắp chúng sanh, những ai có tai và muốn lắng nghe”. Quả thật, đời người tu sỹ luôn sống với bản hoài: “Hoằng Pháp vi gia vụ – lợi sanh vi sự nghiệp”. Thế nhưng làm sao có thể chu toàn tốt nhất sứ mệnh : Hoằng Pháp độ sanh này, nhất là khi Hoằng Pháp ở nước ngoài, đó là điều quan trọng, thiết nghĩ chúng ta nên suy nghiệm sâu sắc và chia sẻ những kinh nghiệm hoằng Pháp với nhau.

    Hoằng là mở rộng, khai triển rộng, Pháp là Chánh Pháp do Đức Phật truyền dạy và để lại. Không nhất thiết phải đợi lên Pháp tòa mới làm công việc “Hoằng Pháp”, mà trong tương tác cuộc sống, nếu ai có thể ảnh hưởng người khác theo chiều tốt đẹp hơn bằng Chánh Pháp, khế hợp với Chánh Pháp, vậy là đã góp phần hoằng Pháp. Cuộc sống này là tương quan, tương duyên, tương tức, tương tồn, nương nhau mà tồn tại, tương tác, giao tiếp nhiều chiều, vậy mọi người đều có nhiều cơ hội lan tỏa Chánh Pháp. Nhưng để có thể lan tỏa Chánh Pháp một cách tự nhiên, đều đặn và sâu rộng, chúng ta cần có những hiểu biết, cân nhắc và tôi luyện phát triển những yếu tố cần thiết sau đây:

    I. Tha thiết với chân lý, giác ngộ và hướng đến giải thoát

    Đề cập đến những khái niệm này, chúng ta nghe có vẻ “từ chương” và quen thuộc, thế nhưng trên thực tế có người lại cho là khá xa vời, hay biện minh rằng : tôi đang lo những việc trước mắt cho xong, giải quyết cấp thời bao nhiêu thứ việc trong giai đoạn này trước đã, còn chuyện “giác ngộ” và “giải thoát” ấy đến giai đoạn thuận tiện, rảnh rang hơn sẽ tính sau. Chúng ta luôn nhập nhằng và nhiều lúc phải lựa chọn giữa “phương tiện” và “cứu cánh”. Chẳng hạn, tìm nhiều cách khác nhau để “làm kinh tế” cho chùa : may pháp phục, làm vườn, rẫy, làm đồ chay, gây quỹ,….là phương tiện, còn việc dồi trao Giới Định Tuệ hướng đến giác ngộ, giải thoát là cứu cánh. Đời người có hạn, nếu như chúng ta cứ hẹn dần, hẹn dần hoài như vậy, hãy thành thật nhìn lại suốt hành trình chúng ta đã trải qua : bao nhiêu năm tháng chúng ta đã dành cho “phương tiện”, rồi bao nhiêu thời gian chúng ta đã dành cho việc hướng đến “cứu cánh”. Chúng ta có thể biện minh là vì thời gian, không gian khác xa thời Đức Phật, nên chúng ta không hành hoạt giống hoàn toàn như Tăng Già thời Đức Phật. Thế nhưng, với câu nói thông dụng “tùy duyên bât biến”, có quả thật là bất biến hay không, hay không khéo rồi đến ngày “biến chất”, đôi khi chúng ta nhìn lại chính mình và có kịp thời nhận ra : Ta đi xa quá, hay là Ta đã đi sai lệch con đường giải thoát mà Như Lai chỉ dạy hoặc Ta khác với chính Ta có thuở khắc khoải đi tìm chân lý và mới xuất gia, sơ tâm cầu Đạo. Nếu như người xuất gia, trải qua nhiều năm tháng, mà cứ loay hoay với những phương tiện hay vật chất thường tình và về tâm linh, tinh thần hay Trí Tuệ không thăng hoa siêu vượt thì liệu có được những điều gì hay ho, cao quý để chia sẻ cho người khác ?

    II. Sự lựa chọn và hướng đầu tư về năng lượng và thời gian:

    Mỗi năm có 365 ngày và mỗi ngày có 24 giờ, công bằng cho tất cả mỗi người, việc thành tựu như thế nào tùy thuộc mỗi người biết sử dụng quỹ thời gian như thế nào? Sinh hoạt của vị tu sỹ thời nay có những sự lựa chọn, ví dụ : chọn ở chùa nào, lãnh vai trò gì trong chùa : trụ trì, tri sự, tri khách, tri viên, hay hương đăng,…có khi là quyết định lãnh trách nhiệm chính cho một chùa ở vùng nào, tổ chức sinh hoạt chính trong chùa theo hướng nào : tổ chức khóa tu tập, công phu, tụng Kinh, thuyết giảng nhiều hay là ứng phó đạo tràng cầu an, cầu siêu, … đám xá, sự kiện nhiều. Ngoài ra có sự chọn lựa : thời lượng cho việc tụng kinh, thuyết giảng hay là mỗi đám cúng, thời gian đi làm việc kinh tế cho chùa bao nhiêu là đủ… Hãy thành thật xem lại sự lựa chọn và đầu tư của mình, thời gian và năng lực của con người luôn vốn có sự giới hạn : được cái này thì mất cái khác, quan trọng là ưu tiên cho cái gì? Vậy mỗi ngày, mỗi tuần, chúng ta dành được bao nhiêu thời gian cho công phu tu niệm và nghiên cứu, học hỏi, khai mở Trí Tuệ và hoằng Pháp? Nếu suốt một tuần, hai tuần hay một tháng mà tu sỹ chỉ biết giở ra vài bản Kinh tụng đi tụng lại, cho việc ứng phó đạo tràng, cầu an cầu siêu, mà không đọc thêm trang Kinh nào mới, không giảng bài Pháp thực sự nào cho Phật tử – như vậy hướng lựa chọn và đầu tư có cái gì đó sai sai? Có phải chúng ta đầu tư lầm lẫn, loay hoay vói cái phụ mà lơ là, quên mất cái chính hay không? Tập quán nghiệp hay tích lũy nghiệp cực kỳ quan trọng, hạt giống Trí Tuệ không phải gieo vài ngày hay trong thời gian ngắn mà trổ hoa, kết quả, tất cả phải trải qua quá trình gieo trồng, tích lũy, trưởng dưỡng, chăm sóc và chín muồi. Không ai tự nhiên thông thạo, trở thành nhà hùng biện hay Pháp Sư tài giỏi cả, tất cả đều nhờ nhân và duyên, từ nhiều kiếp trước và cả trong kiếp này.

    Nếu như sự lựa chọn của chúng ta : thà là thiếu thốn hơn một chút, thanh bần lạc đạo hơn chút, thảnh thơi tâm trí hơn, có thời gian để tu học, nghiên cứu, vun bồi Trí Tuệ và hoằng Pháp mà vẫn cảm thấy an lạc, cho dù người khác nhìn vào, họ cảm thấy chưa thành công hay đạt được “đẳng cấp” như họ, thì thôi kệ. Chúng ta tìm kiếm vun đắp những gì ở đây, nếu cứ bận rộn loay hoay toan tính hơn thua mãi mà ngày càng xa với chí hướng xuất gia ban đầu của mình? Nếu không khéo để rồi, người xuất gia cứ lấn qua làm việc loay hoay kinh tế, xây dựng, tổ chức, quản lý,… của người tại gia, rồi người tại gia lại tha thiết và làm thay phần việc chính của người xuât gia. Không phải một mình Ta mà có thể lo hết mọi việc thế gian, nên biết buông xả, biết điểm dừng, biết chọn lựa thì chúng ta biết bỏ qua cái gì, chú trọng và đầu tư vào mảng nào. Nếu vị nào có đạo lực tu tập và có đạo hạnh thì có thể chiêu cảm được nhiều vị xuất gia cùng đến ở chung để chia sẻ công việc, hoặc nhiều người Phật tử tận tụy luôn bên cạnh chúng ta để hỗ trợ, bớt gánh nặng.

    Hướng lụa chọn và sinh hoạt làm sao, để hàng ngày chúng ta rờ đầu và đọc Quy Sơn Cảnh Sách mà không thấy hổ thẹn:

    “Người xuất gia là cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma phải rúng động khuất phục, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi. Không như vậy thì chỉ là kẻ lạm xen vào hàng ngũ tăng sĩ, lời nói và việc làm trống rỗng, sơ suất, hưởng dụng một cách vô ích cúng phẩm của tín đồ, đường đi năm cũ thì một tấc một bước cũng không đổi dời, quàng hoảng suốt cả một đời thì còn lấy gì mà nương tựa và cậy nhờ ?”

    III. Thấm nhuần Phật Pháp thì tự nhiên sẽ lan tỏa Chánh Pháp:

    Chánh Pháp là để sống, để thể nghiệm chứ không phải là giáo điều suông hay triết thuyết xa vời, cũng không phải để phô diễn văn chương, khôn lanh vượt bậc, diễn kịch sâu đạt hay hô hào và tuyên truyền ào ạt, quyết liệt. Giáo dục Phật Giáo có 3 phương diện : Thân Giáo – chánh niệm tỉnh giác, sống trọn vẹn với Chánh Pháp, người khác học hỏi nơi tấm gương bản thân và cuộc sống của vị ấy, Khẩu Giáo – sự giáo dục qua ngôn ngữ, thuyết pháp, giao tiếp, Ý Giáo – những điều tuy rằng chưa nói ra, nhưng vận Từ Tâm cảm hóa, người khác có thể giao cảm, cảm nhận được những điều hay thăm thẳm sâu trong tâm khảm vị đó, cái gì xuất phát từ trái tim thì giao cảm với trái tim, cho dù chưa cố ý diễn bày ra thành lời.

    Trí Tuệ Phật Giáo khác với trí thức thế gian đòi hỏi có Văn Tư rồi Tu, có Giới Định Huệ. Cùng một đề tài giảng Pháp ấy, nhưng với một vị có tu tập thâm sâu, những gì vị ấy nói ra, giảng thuyết, không đơn thuần chỉ là từ sách vở, mà quan trọng hơn là từ sự thẩm thấu, thể nghiệm, thể chứng của mình, từ nguồn tâm lưu xuất. Lúc đó, vị ấy có những cách trình bày rất riêng, đơn giản,, cụ thể, sống động, sáng tạo, thiết thực, dễ hiểu, đầy ấn tượng. Như trường hợp các Tổ Sư Thiền Ấn Hoa hay Lục Tổ Huệ Năng, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông hay Tuệ Trung Thượng Sỹ,…các Ngài trình bày các vấn đề, trả lời các câu hỏi từ nơi chứng ngộ, sâu sắc, đầy phong cách riêng và ấn tượng.

    Những người thiếu sự thực hành Chánh Pháp đúng mức thì không có được Thiền vị, không sống trong chánh niệm tỉnh giác, làm chủ, điều phục, chế ngự chính mình nên có những thô tháo, vụng về nơi cử chỉ, oai nghi, thậm chí có những biểu hiện mục tiêu sinh hoạt không phải vì lòng Từ Bi hoằng truyền Chánh Pháp mà từ động cơ danh lợi tình , vấy bẩn tham sân si, “đấu cấu thị phi tranh nhân ngã”. Tuy rằng có câu: “Y Pháp bất y nhân”, người nghe chỉ chú ý vào lời giảng, có điều gì hay thì học hỏi, không cần quan tâm lắm về đạo hạnh và lực tu của người đó, thế nhưng trong thực tế cuộc sống, nếu đã mất lòng tin, nếu ngôn hành bất nhất hay năng thuyết bất năng hành (nói được mà làm không được) hoặc miệng thì nói trên trời mà chân không đi rời ngọn cỏ thì khiến người nghe có phản cảm và phản tác dụng. Đức Phật khi giảng Pháp có chứng chuyển, thị chuyển, khuyến chuyển nghĩa là : Đức Phật khai thị những điều như vậy, đó là những điều Như Lai đã chứng, đã thực hành qua, trải qua, bây giờ khuyến khích các đối tượng hãy đi trên đường đó…

    Hơn nữa, trong cuộc sống hàng ngày, Từ Bi và Trí Tuệ của người thực tu, thực chứng đó lan tỏa ra ngoài một cách tự nhiên, khai ngộ những ai có dịp tiếp kiến họ, tất cả trở thành Pháp Ngữ. Có khi chỉ một lời khuyên cô đọng của bậc chân tu giúp hành giả giữ vững niềm tin, tiếp thêm năng lực đối diện với sóng gió cuộc đời còn hơn bao nhiêu lời giảng Pháp có vẻ hùng hồn, bài bản của bao nhiêu pháp sư khác, vì đến lúc đụng chuyện (ứng cơ xử vật), ngay trong giây phút ấy, cái gì còn có giá trị là những gì còn sót lại, ấn tượng nhất sau khi hành giả đã học và đã quên.

    Khi Phật Pháp đã thẩm thấu vào mình thì vị ấy dễ mang đến cho đời nhiều nội dung Phật chất, tất cả ánh mắt, nụ cười, cái vẫy tay, gật đầu,… đều là phương tiện hoằng Pháp và mọi lúc, mọi nơi, với mọi người khi tương tác đều là truyền trao chất liệu Phật Pháp.

    IV. Khi hoằng Pháp phải nắm rõ 4 yếu tố : Xứ, Cơ, Thời, Giáo:

    Xứ : phải nắm rõ tự viện đó, trú xứ đó đã hình thành nên thế nào, bây giờ đang phát triển thế nào, đang cần gì, hơn nữa cần phải cân nhắc phong tục, tập quán, lối sống của người vùng xứ đó, những điều họ ưa thích và cấm kỵ, ví dụ chúng ta giảng ở Việt Nam miền Nam khác, miền Trung và miền Bắc khác, ở Ấn Độ, châu âu hay Mỹ lại khác. Cụ thể và dễ hiểu hơn, nếu chúng ta bảo : phụ nữ nặng nghiệp và thiếu phước đối với người ở xứ Mỹ thì họ không tin vì ở Mỹ phụ nữ được nhiều quyền ưu tiên : lady first, …

    Hoặc nếu đến chùa ở vùng biển mà chúng ta cứ khuyên không sát sanh suông suông vậy họ cũng ngại, vì đa số họ sống bằng nghề đánh bắt cá tôm, hải sản,…. Có những trường hợp họ không chọn nghề được mà nghề chọn họ. Vậy thì vị giảng sư cần phân tích rõ hơn, ở trong hoàn cảnh của họ, người Phật tử nên tư duy, quán sát, tâm niệm và tu học thế nào tốt nhất.

    Hơn nữa, đến tự viện nào đó, cũng tùy theo vị trụ trì đang ưu tư những gì, muốn tháo gỡ những gì, muốn Phật tử hiểu rõ hơn về đường hướng sinh hoạt hoặc quá trình mở mang xây dựng, phát triển tự viện thế nào thì vị giảng sư với sự thâm sâu trong Giáo Pháp giải thích rõ về đường hướng, cách thức hoặc sự nỗ lực trong hiện tại của tự viện đó là phù hợp với Chánh Pháp và đáng khuyến khích, cùng nhau đồng tâm nhất trí chu toàn – tất nhiên, nếu vị giảng sư cảm thấy điều gì vị Trụ Trì làm chưa phù hợp thì có thể khuyên vị Trụ Trì thay đổi chứ không phải hễ đến trú xứ nào là hoàn toàn lệ thuộc, luôn phải nói theo đúng ý vị trụ trì bằng mọi giá, không thể bẻ cong chân lý theo ý của ai.

    : Giảng giải Phật Pháp cần phải khế hợp căn cơ. Vị giảng sư trước khi thuyết giảng hoặc giao tiếp, nên có những cách tìm hiểu căn cơ đối tượng như thế nào, tu học được bao nhiêu rồi trong Phật Pháp, hoàn cảnh cuộc sống và tâm tư tình cảm ra sao. Cái gì phù hợp sẽ hay, sẽ tốt, hay cho mấy mà không phù hợp thì kể như bỏ đi hoặc phản tác dụng. Ví dụ, họ đang tu Thiền và Bồ Tát Đạo muốn thân cận gần gũi chúng sanh mà khuyên về Tây Phương Cực Lạc thì không phù hợp. Đến một đạo tràng nào, trước khi thuyết Pháp, vị giảng sư nên tìm hiểu quá trình tu học của các hành giả nơi đó. Chọn được đề tài phù hợp và hướng phát triển đề tài cần thiết cho căn cơ thính chúng nơi đó là điều kiện tiên quyết cho thành công của Pháp Thoại hoặc chia sẻ Phật Pháp.

    Ngoài ra với lứa tuổi của đối tượng khác nhau : thiếu niên, thanh niên, trưởng thành, già, bệnh hay sắp chết, …căn cứ vào tâm lý theo lứa tuổi, giai đoạn đời người, vị giảng sư chọn ra đề tài diễn giảng phù hợp, đó gọi là tùy bệnh cho thuốc vậy. Thuốc thì hay thì quý đó nhưng nếu bắt mạch không tốt, cho uống thuốc sai bệnh thì càng nguy hiểm cho đối tượng hơn.

    Thời : Chúng ta đang sống trong không gian và thời gian, chú ý đến thời gian là một điều cần thiết cho sự thành tựu mọi công việc. Chẳng hạn, bài thuyết giảng đang vào Xuân, tháng Hai (Lễ Hội Quan Âm), tháng Tư (về Phật Đản), tháng Bảy (về Vu Lan Báo HIếu), tháng Tám về Trung Thu hay tháng mười (về Hạ Ngươn). Phật Pháp vốn phong phú và sinh động, cần chuyển tải được vào hợp với tâm thức thính giả đang ở vào thời gian đó. Hơn nữa, nếu là Đạo Từ vào buổi sáng vừa tụng kinh xong, hay Trai Tăng buổi trưa, hoặc sau khi tụng kinh tối, lúc làm chủ giảng Pháp Thoại hay là lúc Pháp Đàm với nhiều giảng sư khác, lúc hành giả đang còn dồi dào năng lượng hay đã mệt mỏi, lúc đang nóng bức hay đang lạnh, lúc họ đang thong thả có nhiều thời gian để nghe bài Pháp dài hay họ đang muốn nghe vài điều súc tích trong vòng 3 phút đến 10 phút, thì vị giảng sư phải khéo léo nhận ra điều đó, hoặc luôn có đồng hồ nơi mình để theo dõi và tự giới hạn mình. Ít quá, loãng thênh thang, trống giờ, dư giờ, hoặc nhiều quá, dồn nén khi hành giả đã mỏi mệt trông chờ hồi kết cuộc thì đều phản tác dụng và thậm chí còn sanh phiền não.

    Hơn nữa, chúng ta đang sống vào thời đại công nghệ 4.0, khác với thời phong kiến xa xưa và nhất là khác với thời kỳ Đức Phật. Do đó, lối giải thích đạo lý, Phật Pháp cũng phải khế hợp và soi đường cho văn minh hiện đại, mạch sống và những biến cố lớn có liên quan ảnh hưởng nhiều người, đang diễn ra trên thế giới. Tất cả nguồn tài liệu nơi điện thoại, máy vi tính, trình chiếu tại lớp học, hội trường, hoặc quay livestream, thu hình Video, đưa vào youtube cho thính chúng về nghe lại, hoặc tương tác trực tiếp với thính giả khắp nơi trên thế giới thì phải cân nhắc về tính chất phổ quát, không đơn giản là chỉ phù hợp cho cục bộ giới hạn thính chúng tại chỗ đó.

    Giáo : Vị giảng sư càng ngày càng tự nâng cao mình trong Chánh Kiến và hiểu rõ Phật Pháp và tâm niệm : “Rời Kinh giải nghĩa làm Oan ba đời Chư Phật, nhưng nói y chang như Kinh thì chẳng khác gì Ma nói” với tinh thần bất tức bất ly với Chánh Pháp, nghĩa là có cách diễn giải và hướng dẫn áp dụng phù hợp với hiện tại nơi trú xứ mà đối tượng đang sống. Chọn cho đúng phần nào trong Giáo Pháp để diễn giảng rộng rãi, một cách khách quan phải cân nhắc những điểm ưa thích và quan điểm cá nhân mình có phù hợp với Giáo Pháp hay không – đừng để cho thính chúng lầm lẫn, không biết đâu là quan điểm riêng của giảng sư, đâu là lời Đức Phật dạy. Nói có sách, mách có chứng, khi dẫn chứng thì phải nói rõ, điều đó trích dẫn từ Kinh nào, sách nào, giúp họ có thể truy nguyên, tra cứu và đi sâu được, chứ không phải chỉ phán bảo : Phật dạy, Kinh ghi chép rằng…. một cách chung chung để rồi chuyển tải những quan điểm cá nhân chưa xác chứng của mình. Nên chỉ ra rõ ràng, pháp ấy nằm trong thừa nào của ngũ thừa Phật Giáo (Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát hay Phật Thừa). Hoằng Pháp là giúp cho thính chúng rõ ràng hơn, xác định niềm tin, lập trường và hướng đi cho tu học và cuộc sống, tránh tình trạng thời đại ngày nay Phật tử có thể nghe Pháp trên nhiều phương tiện : Tivi, radio, lớp học, giảng đường, facebook, youtube, Zoom, ticktok, …. với nhiều giảng sư khác nhau, thế mà các vị giảng sư giảng cách sao đó, càng nghe càng rối, càng nghi ngờ, hoang mang thêm nữa, …

    Sau đây, chúng ta cùng nhau nghiên cứu những gì là cần thiết mà vị giảng sư phải chú tâm, bao gồm đầy đủ các yếu tố cần thiết để có thể hoằng Pháp một cách lợi lạc nhất.

    V. Thiết tha, tận tụy với sứ mệnh hoằng Pháp:

    Tục ngữ có câu : “có chí thì nên”, cứ mãi thiết tha và tôi luyện ắt có lúc sẽ thành tựu. Chúng ta hãy xem gương của Ngài Phú Lâu Na, vị thuyết Pháp đệ nhất trong hàng đệ tử Phật đã trả lời với Đức Phật về việc sẵn sàng xả thân cho việc hoằng Pháp lợi sanh:

    Phú Lâu Na thấy nước Du Na ( Suna ), một vùng biên địa rất hiểm trở, giao thông khó khăn, dân tình quen thói man rợ bạo ngược. Đó là một xứ mà trước kia người ngoài chỉ nghe tên chứ ít ai dám bước chân đến, vì sợ mất mạng, Phú Lâu Na bèn đề nghị với Phật xin cho Ngài đến đấy mang chánh Pháp đến cho mọi người.

    Phật hỏi : Ông không sợ nguy hiểm sao ?

    Phú Lâu Na mỉm cười, bạch rằng : Vì mục đích bình đẳng độ sanh, thì bất cứ địa phương nào cũng đáng được lưu ý ngang nhau. Hơn nữa, dân tình chỗ nào càng man rợ bao nhiêu thì lại càng phải được thừa hưởng sự giáo hóa nhiều bây nhiêu. Như vậy mới thật là bình đẳng. Đối với đệ tử, nguy hiểm hay không nguy hiểm không thành vấn đề. Chỉ thành vấn đề là làm sao trên báo đáp được hồng ân Phật, dưới hóa độ được chúng sanh. Vì sứ mạng thiêng liêng cao cả ấy, thân này dù có tan xương nát thịt, tưởng cũng chưa vừa.

    Tấm lòng ấy, tinh thần ấy, khí khái ấy, nghĩa cử ấy thật xứng đáng là vị thuyết Pháp đệ nhất.

    Một khi tu sỹ thiết tha với việc hoằng Pháp thì sẽ tự tôi luyện, nâng cấp chính mình trong Giáo Pháp, tận dụng mọi cơ hội trong sinh hoạt cuộc sống để chuyển tải giáo nghĩa nhiệm mầu, cho dù là đang tiếp xúc với ai hay làm việc gì. Hơn nữa, vị ấy có thể tùy duyên mà tổ chức nhiều lớp học giáo lý, đạo tràng, Pháp hội, thông qua nhiều cách thức, mô hình khác nhau, hoặc tranh thủ thuyết giảng cho các Phật tử sau mỗi thời khóa tụng niệm,…Khi đến trú xứ nào, nếu được trao cho cơ hội thuyết Pháp thì vị ấy luôn hoan hỷ đảm trách. Có câu nói rằng : khi không thích thì sẽ tìm lý do, khi nào ưa thích thì sẽ tìm cách. Chính sự thiết tha, tận dụng mọi thời gian, sức lực, đời sống mình cho việc hoằng truyền Phật Pháp như vậy, dần dần gọi là “nghề sẽ dạy nghề”, vị ấy càng ngày càng hoàn thiện hơn, phương tiện quyền xảo hơn và hoằng Pháp đều đặn, hiệu quả hơn.

    Để có một thời Pháp Thoại thành tựu viên mãn, vị giảng sư nên thực hiện những bước sau đây:

    VI. Chuẩn bị trước khi thuyết giảng:

    Như trên đã nói, vị giảng sư ấy cần liên hệ vị trụ trì trú xứ hoặc đại diện thính chúng để tìm hiểu về căn cơ, quá trình tu học Phật Pháp của các Phật tử thính giả, tình hình phát triển tự viện, đường hướng sinh hoạt từ vị Trụ Trì để hiểu rõ hơn về căn cơ, hoàn cảnh, nhu cầu và chọn một đề tài thích hợp nhất.
    Sau khi chọn đề tài xong, để chủ động, tự tin và bảo đảm bố cục chặt chẽ, chia sẻ đủ ý trong bài giảng, vị giảng sư nên hình thành một dàn bài đại cương về những ý chính sẽ trình bày trong mở đề, thân bài và kết luận bài giảng, có thể ghi chép vào mảnh giấy nhỏ, tranh thủ đọc đi đọc lại vài lần để nhớ. Hơn nữa, vị giảng sư cũng định hình nên những biện pháp tu từ, nghệ thuật thuyết giảng phù hợp. tài liệu tham khảo tra cứu, quán sát những sự kiện lớn đang xay cho thế giới đó đây và cân nhắc xem đề tài vừa chọn có góp phần giải quyết gì cho những vấn đề của con người trong xã hội hiện nay , Khi chuẩn bị như vậy vị giảng sư nhớ đến pháp số hoặc các ý Pháp có liên quan để tra cứu kỹ hơn cũng như chuẩn bị sẵn những trích dẫn thuyết phục để chuyển tải trọn vẹn ý nghĩa đề tài.

    VII. Những kỷ năng cần thiết và cách thức trình bày Pháp Thoại:

    Khả năng diễn giảng có thể tôi luyện, nâng cấp được, ít nhất là có thể giúp cho vị giảng sư đó mỗi ngày mỗi tốt hơn. Trong Phật Giáo, tất cả đều tuân theo luật nhân quả, không có cái gì ngẫu nhiên, tự nhiên mà có. Nếu gọi là vị nào đó giỏi văn chương, có năng khiếu nói năng lưu loát bẩm sinh, thực ra đó cũng là kết quả của sự tôi luyện nhiều đời kiếp và cả trong kiếp này. Ở ngoài đời, các vị Thầy Giáo đứng lớp đều trải qua quá trình học về Sư Phạm Giáo Dục, Có những kỷ thuật có thể giúp cho việc trình bày Pháp Thoại chất lượng hơn. Sau đây là phần tóm tắt những điều cần lưu ý khi giảng Pháp:
    Vị giảng sư có thể mở đề vào Pháp Thoại bằng cách kể một câu chuyện thật ngắn, hoặc đặt những câu hỏi, hoặc nêu phản đề, hoặc những tình hình thế giới đó đây có liên quan rồi đưa đề tài vào. Mở đề hay và khéo léo có thể gây hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý ngày từ đầu.

    Trong phần khai triển đề tài, vị giảng sư nên đi từng bước như dàn bài đại cương có sẵn, các ý có liên quan lẫn nhau, từ thấp đến cao, từ việc định nghĩa các khái niệm cho đến việc trình bày, phân tích và bình luận và biết cách bắt cầu nối để các ý liên hệ mạch lạc với nhau.

    Giọng nói diễn cảm có trầm bỗng, nói với tốc độ vừa phải, nhanh quá thì thính giả không nghe kịp mà chậm quá thì e rằng không đủ thời gian, có nhấn giọng rõ ràng ở những nơi quan trọng là điều cần thiết – chứ nếu cứ với một tone nhẹ nhàng đều đều sẽ khiến thính giả buồn ngủ. Để đánh thức thính giả, vị giảng sư có thể kể những câu chuyện vui ngắn, hoặc có khiếu hài hước nhẹ nhàng, sáng tạo.

    Vị giảng sư cần giữ oai nghi tế hạnh khi giảng, không cười ầm ĩ lớn tiếng, không múa tay quá nhiều, không lắc lư qua lại, trạo cử không yên,…Vị giảng sư có dùng ngôn ngữ hình thể nhẹ nhàng, uyển chuyển vừa đủ để hỗ trợ diễn đạt được nội dung, tránh biểu hiện thô tháo, trạo cử, lăng xăng, thiếu tự chủ

    Vị giảng sư cần giữ oai nghi tế hạnh khi giảng, không cười ầm ĩ lớn tiếng, không múa tay quá nhiều, không lắc lư qua lại, trạo cử không yên,…Vị giảng sư có dùng ngôn ngữ hình thể nhẹ nhàng, uyển chuyển vừa đủ để hỗ trợ diễn đạt được nội dung, tránh biểu hiện thô tháo, trạo cử, lăng xăng, thiếu tự chủ.

    Vị giảng sư cần khéo léo quán sát những thính giả trước mặt mình, ngầm đánh giá – thông qua ánh mắt và biểu hiện nơi họ, để xem họ có kịp tiếp thu, hiểu được và ưa thích những gì đang truyền đạt hay không, nếu cảm thấy họ còn nhăn da trán, căng thẳng, hay biểu hiện nơi mắt có vẻ lờ mờ chưa hiểu, hoặc không mấy thích thú,…thì có thể dừng lại phân tích thêm, hoặc đổi cách thức giảng, làm sao cho họ nắm bắt được.

    Vị giảng sư có thể sử dụng nhiều cách khác nhau trong Pháp Thoại như mô tả, liệt kê, so sánh, bắt cầu, giải thích, bình luận, tam đoạn luận,…Thông thường khi đưa ra luận điểm phải nên kèm theo luận cứ ( căn cứ vào đâu, nền tảng nào – về mặt hợp lý, logic) và luận chứng (bằng chứng). Về thanh minh, để có vốn từ vựng phong phú, câu cú linh hoạt, đúng văn phạm, chánh tả, điều này đòi hỏi vị giảng sư phải đọc nhiều, nghe nhiều, viết nhiều, nắm bắt về thể thức văn chương nhiều. Dù sao thì “văn dĩ tải đạo”, người có năng khiếu về văn chương và nói năng linh hoạt, ứng phó nhanh thì có lợi thế khi thuyết giảng.

    Điều quan trọng là vị giảng sư cần làm chủ thời gian, trình bày các ý đúng như khung giờ mình tự phân bố sẵn, để có thể dàn trải được các ý chính, tránh tình trạng đầu voi đuôi chuột. Vị giảng sư luôn kiểm tra có đồng hồ nhỏ trên bàn giảng hoặc có phone hoặc các thiết bị tính thời gian được, khéo léo nhìn nhanh và làm chủ thời gian trong tiến trình khai triển bài giảng.

    Thông thường, với 15 phút cuối, giảng sư để dành các ý nhỏ và phần kết luận lại, hỏi đại chúng có câu hỏi nào không, nếu có thì tiến hành Pháp Đàm phù hợp và đúc kết bài giảng luôn, nếu không có câu hỏi thì tiếp tục khai triển các ý cuối đó và kết thúc vấn đề.

    Giảng sư luôn lưu ý là : đề tài đang giảng có liên hệ đến Kinh Luận nào của Phật Giáo, có tầm quan trọng như thế nào, giúp ích gì cho mỗi cá nhân hành giả, hướng dẫn phương pháp ứng dụng vào đời sống tu học bản thân, liên quan gì đến cục diện Phật Giáo và xã hội, thế giới nói chung. Giáo pháp luôn có năm đặc tính : đến để mà thấy, thiết thực hiện tại, siêu việt thời gian (thời nào cũng cần thiết, quan trọng cả), người Trí chứng biết (chứ không phải bàn suông, hay lý thuyết suông) và có khả năng hướng thượng, đạt mục đích, chứng Thánh quả, giải thoát, …

    Pháp Đàm – nếu xảy ra, vị giảng sư cần nắm rõ câu hỏi của đối tượng, giải thích rõ ràng, đúng vào trọng tâm câu hỏi, theo Chánh Kiến, có căn cứ nơi Tam Tạng Thánh Điển, kinh nghiệm tu học bản thân và khai thị từ chư Tổ Đức. Pháp Đàm có nhiều khi khó hơn Pháp Thoại là trường hợp rơi vào chỗ chưa biết hoặc bị quên lãng. Người giảng sư phải nên thành thật, cái nào biết thì bảo là biết, chưa biết, hoặc biết chưa rõ thì cứ khiêm tốn nói giới hạn bản thân mình và hẹn cơ hội nghiên cứu thêm hoặc thỉnh giáo từ các bậc cao minh rồi trả lời lại. Giảng sư cần tôn trọng người đặt câu hỏi, thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm đến đối tượng bằng cách đề nghị cách thức liên hệ lẫn nhau, ngay sau khi kết thúc Pháp Thoại – Pháp Đàm và hẹn khoảng thời gian nhất định để đưa ra câu trả lời thỏa đáng hơn. Chúng ta đang đối diện với chân lý và sự áp dụng tu học cả đời người khác chứ không phải là chuyện làm qua loa, cho xong thủ tục, hoặc tìm những cách thức lãng tránh để che giấu nhược điểm của mình. Chỉ có một cách là không ngừng tu học, quảng bác, đa văn, suy nghiệm nhiều, có kinh nghiệm phong phú thì mới có thể đảm đương các thời Pháp Đàm tốt được.

    VIII. Lắng nghe phản hồi, tự nghe lại và đánh giá sau khi giảng để thay đổi tốt hơn.

    Có câu nói : “Không ai hoàn hảo cả”. Ngày nay phương tiện ghi âm bài giảng của mình khá dễ dàng, có thể tự mình thực hiện qua phone, công cụ ghi âm hoặc đạo tràng họ phát livestream facebook, youtube, quay Video sẵn. Nghe lại chính mình thì không có gì hấp dẫn, nhưng dù sao cũng nên kiên nhẫn nghe, nhận ra những chỗ chưa tốt, rút kinh nghiệm cho các lần sau thuyết giảng tốt hơn. Cũng có thể gửi link bài giảng đến các bậc cao minh, thỉnh nhờ họ tranh thủ xem nghe và góp ý, hoặc nếu tạo được một không khí cởi mở thân thiện, hỏi thành thật với các thính giả đã nghe Pháp trực tiếp đó xem họ có hiểu không, nắm bắt được bao nhiêu và cảm nhận thế nào về bài giảng. Cứ tạm cho rằng thính giả đa số không đạt được trình độ Phật học như vị giảng sư đi, vấn đề ở đây là hiệu quả của truyền đạt, nếu một số thính chúng nào đó không hiểu, cảm thấy không hấp dẫn, tẻ nhạt thì có những thính chúng khác cũng sẽ cảm nhận như vậy. Giảng sư phải dám đối diện với khiếm khuyết của mình, rút kinh nghiệm sửa đổi để tiến bộ hơn mỗi ngày, phải can đảm, nhìn thẳng, nhìn thật, biết khuyết điểm của mình để tôi luyện, khắc phục và tiến bộ hơn mỗi ngày.

    IX. Tự viện và Tăng Đoàn có thể làm gì để thực thi sứ mệnh hoằng Pháp hiệu quả hơn ?

    Như đã nói, bản thân mỗi hành giả tinh cần tu học và trau dồi, phát huy Chánh Kiến, khai mở Trí Tuệ, có nhiều kinh nghiệm để lan tỏa chánh pháp nhiều hơn thông qua tương tác, tiếp xúc. Thế còn Tự Viện nên đưa ra chương trình cụ thể, sắp xếp làm sao có tương đối vừa đủ các khóa học, khóa tu, Pháp Hội, Lễ Hội để cho quần chúng Phật Tử nương duyên tu học, thính Pháp. Nếu mỗi tuần đại chúng đến chùa tụng Kinh 3 đêm chẳng hạn cùng với một buổi trưa cuối tuần (thứ 7 hoặc chủ nhật), nếu trên 10 người thì có thể có khí thể chung để tổ chức Pháp Thoại được, còn nếu ở các tiểu Bang (tỉnh thành) ít người Việt, sau khi tụng Kinh, chỉ có 7 người trở xuống thì sao, có thể giảng Pháp cho 3-4 người nghe tại Chánh Điện không? Điều quan trọng là giữa tu sỹ và các Phật tử tụng Kinh thường xuyên đó đã bàn thảo và thống nhất ý kiến với nhau, nếu đã chấp nhận dành ra 10 – 15 phút sau thời tụng Kinh cho việc chia sẻ Phật Pháp tại chánh điện thì cứ theo tinh thần như thế mà tiến hành. Trước kia, Phật thuyết giảng cho 5 anh em Kiều Trần Như, hoặc vân du, khất thực, rồi gặp 1 người, Ngài cũng giảng Pháp thì sao? Chúng ta hoằng Pháp chứ không phải làm các ngôi sao các nghệ sỹ chỉ thích lung linh hào quang biểu diễn các xô diễn lớn mới hứng khởi, mới gọi là “xứng tầm”. Phật pháp mà, 2-3 người ngồi vây quanh, thảo luận thân tình với nhau, cũng sẽ vỡ lẽ ra, ngộ ra được nhiều điều. Hữu xạ tự nhiên hương, với tinh thần như thế, cần mẫn gieo nhân lành sẽ gặt quả tốt, dần dần sẽ có nhiều người đến tụng kinh và nghe Pháp thường xuyên hơn.

    Nếu như mỗi tuần, tự viện có thể tổ chức 4 thời Pháp Thoại : 3 đêm tụng Kinh rồi giảng ( tuy ngắn) và một buổi cuối tuần (hoặc buổi lễ chính nào đó của tuần, tùy theo trú xứ – như Las Vegas, buổi chính lại là giữa tuần), rồi mỗi tháng có được 1-2 khóa tu Bát Quan Trai, 2 Lễ Sám Hối và giảng giải kèm theo, như vậy có thể tính là một trú xứ đã tích cực tổ chức và tạo duyên cho Phật tử nghe Pháp và học Đạo. Những con số chỉ tiêu này chỉ mang tính chất khảo sát chung, còn có thể triển khai tổ chức thế nào thì tùy tình hình cụ thể nơi mỗi trú xứ.

    Về phương diện Tăng Đoàn : có thể tổ chức những khóa tu học chung vào mùa hè, mùa thu chẳng hạn cho Phật tử của tất cả tự viện thuộc Tăng Đoàn. Điều này đòi hỏi Ban Tổ Chức phải lên kế hoạch và sắp xếp chu đáo khá sớm để các vị trụ trì nơi các tự viện thông báo rộng rãi và khuyến khích các Phật tử thuộc tự viện mình tích cực lấy ngày nghỉ làm, tham gia khóa tu và vị Trụ Trì sắp xếp dẫn nhóm Phật tử thuộc tự viện mình cùng đến tham dự cho có khí thế chung. Có những vị tu sỹ tổ chức Khóa tu học cho Phật tử theo tính cách cá nhân tu sỹ hoặc một nhóm vài tu sỹ mà Phật tử tham dự đến vài trăm, còn nếu như Đại diện Tăng Đoàn (Giáo Hội – Tỉnh Hội,..) đứng ra tổ chức khóa tu mà chỉ có dưới 70 Phật tử tham dự khóa tu chẳng hạn, như vậy xét ra còn khá ít (tất nhiên, tu học được người nào là quý người đó). Số lượng ít người tham gia đó có thể là việc Ban Tổ Chức chọn thời gian, địa điểm không phù hợp, hoặc là thông báo không kịp sớm, hoặc các tự viện, thành viên Tăng Đoàn không nhiệt tình liên đới hỗ trợ, …

    Tăng Đoàn có thể tổ chức lớp bồi dưỡng giảng sư ngắn hạn hay những thời hạn vừa phải, vừa đủ. Những vị hoằng Pháp thâm niên, có nhiều kinh nghiệm và hiệu quả truyền trao kinh nghiệm, những nguyên tắc Sư Phạm, kỷ năng hoằng Pháp, phương tiện khéo léo khi hoằng Pháp, cũng như tạo cơ hội cho Tăng Ni trẻ thực tập thuyết trình về những đề tài Phật Pháp nào đó, quý vị với vai trò Giám Khảo xem nghe và nêu ra những nhận xét, góp ý với tình thương và chân thật nhất để cho mỗi vị tu sỹ đó khắc phục được khuyết điểm, phát huy thế mạnh, phát triển tốt hơn và sau này trở về trú xứ hoặc đi các nơi hoằng Pháp tốt hơn.

    Bao năm qua, chúng ta đã không tích cực trong việc tạo duyên cho người học Đạo online qua việc đọc, suy tư, nghiên cứu với sách dịch, sách sáng tác, đặc san, báo chí,… đó vẫn là những món quà tinh thần bổ ích và thức ăn tinh thần cho người học Đạo say mê và nghiêm túc. Tiếc là nhiều thành viên trong Tăng Đoàn không đóng góp bài vở nhiệt tình và kịp thời cho Đặc San Điều Ngự ít nhất mỗi năm 3 lần vào Tết Nguyên Đán, Phật Đản, Vu Lan, hoặc các kỷ yếu, đặc san, báo chí khác, hoặc những bài viết đăng trên các website Phật Giáo, việc đó có thể giúp cho các Phật tử học Đạo có nhiều niềm vui và đi sâu vào Phật Pháp. Ngôn ngữ viết hay ngôn ngữ nói, tất cả đều là phương tiện để hoằng Pháp. Chúng ta đừng lo là thời nay mọi người làm biếng đọc, ít chịu đọc mà chúng ta chỉ lo là trau giồi và nhiệt tình đóng góp các bài viết có chất lượng để có thể lắng đọng, ngấm sâu, hoặc có những chuyển biến nhiệm mầu trong lòng người đọc. Chúng ta hãy xem tấm gương những cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất thế giới (best sellers) của Ngài Đạt Lai Lạt Ma, Thiền Sư Nhất Hạnh,… tất nhiên, có vị sẽ phản biện rằng, đó là nhứng nhân vật siêu xuất làm sao mà chúng ta so bì cho được? Thế nhưng nếu công việc sáng tác, dịch thuật không đầu tư đúng mức ngay từ bây giờ thì thế hệ trẻ tu sỹ Phật Giáo cũng không coi trọng đúng mức, không trau giồi và đầu tư việc đó, vậy có phải là chúng ta bỏ lơ đi một mảng rất quan trọng không ?

    Thời đại ngày nay, những vị có đầy đủ khả năng hoằng Pháp nên quan tâm chú ý sử dụng những phương tiện công nghệ truyền thông như : đài truyền thanh, truyền hình Phật Pháp, livestream facebook, youtube, ticktok, Zoom, trong việc hoằng Pháp để mang Chánh Pháp đến khắp tất cả nhừng ai đủ duyên, cho dù là đang ở đâu, làm gì, cũng có thể học Đạo, để thâm nhập kinh Tạng, phá trù vô minh, si mê, khai mở Trí Tuệ ?

    Sau mùa dịch Covid suốt mấy năm qua, số lượng tự viện trong Tăng Đoàn tổ chức khóa tu học cho các em thanh thiếu nhi, thế hệ trẻ, lớp Tiếng Việt hoặc sinh hoạt Gia Đình Phật Tử rất hiếm hoi. Cho dù khó khăn thế nào, các vị Trụ Trì cũng thuyết phục và với sự hỗ trợ của Phụ Huynh vốn là Phật tử của chùa, khuyến khích đưa con em đến Chùa tu học – chúng ta hãy nghĩ đến mạng mạch tương lai của Phật Pháp trong vòng 20 năm sau chẳng hạn, khi thế hệ Phật tử lớn tuổi này không còn đi chùa được nữa.

    Có bao nhiêu tự viện trong Tăng Đoàn đủ tầm vóc để mở lớp Giáo Lý và thực hành Pháp môn Phật Giáo cho người bản xứ (người Hoa Kỳ và thuộc gốc các quốc gia khác)? Tại sao các tự viên thuộc Phật Giáo Nam Truyền hoặc Tây Tạng làm được mà chúng ta không làm được? Hãy tham quan, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, trau giồi ngôn ngữ, văn hóa bản địa,…. để rồi các tự viện chúng ta mạnh dạn thông báo mở lớp Phật Pháp, giáo lý và thực hành Pháp môn cho người bản xứ và thuộc các sắc tộc khác nhau, mỗi tuần một lần chẳng hạn. Chúng ta gọi là thực hiện sứ mệnh hoằng Pháp nhưng mà đối tượng cho việc hoẳng Pháp là ai? Những người Phật tử rành tiếng Việt lớn tuổi, biết đến Phật Pháp nhiều năm rồi họ sẽ ra đi, theo luật vô thường, vậy còn lại đối tượng nào đây để mà hoằng Pháp, chẳng phải là thế hệ con cháu gốc Việt nhưng sinh tại Hoa Kỳ, người Hoa Kỳ bản xứ và người thuộc các sắc tộc khác nhau đang sinh sống tại đây hay sao? Nếu chúng ta không biết chuẩn bị, không biết nâng cấp chính mình, không biết tổ chức, hoặc không biết tìm kiếm, huấn luyện nhân sự kịp thời thì chẳng phải là chúng ta sẽ chơ vơ hụt hẫng đúng nhìn họ đi theo các tôn giáo khác hoặc các trường phái Phật giáo khác hay sao, cũng chính bởi vì chúng ta chưa chuẩn bị, chưa đủ khả năng, chưa sẵn sàng, chưa có kế hoạch dài hạn và chưa tạo duyên cho họ …

    Trên đây là những điểm chính trong việc thực hiện sứ mệnh hoằng Pháp tại Hoa Kỳ, thiết nghĩ mỗi tu sỹ chúng ta nên tu học, rèn luyện, nâng cấp chính mình, cũng như các tự viện nỗ lực khéo léo trong tổ chức sinh hoạt Phật Pháp và sự phối hợp giữa các thành viên trong Tăng Đoàn để có thể hoàn thiện cho nhau, bổ sung cho nhau, giúp nhau phát triển tốt đẹp hơn, chung tay góp sức tổ chức nhiều Pháp Hội có ảnh hưởng lớn, lợi lạc và để lại ấn tượng không phai mờ trong lòng Phật tử, quần chúng. Nếu chúng ta không nỗ lực và can đảm mở rộng ra mà cứ mãi co cụm và thu hẹp việc hoẳng Pháp lại thì tương lai Phật Pháp, những chùa gốc Việt này rồi sẽ về đâu? Chúng ta thường đọc tụng Tứ Hoăng Thệ Nguyện và bày tỏ tâm nguyện : “Trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ tam đồ”, có lẽ chúng ta đừng tự mãn, cho mình đủ rồi mà nên thành thật nhìn lại, tu sửa, bổ sung, phát triển, hoàn thiện hơn để có thể thực hiện sứ mệnh hoẳng Pháp một cách lợi lạc, hiệu quả nhất là khi mang chuông đi đánh xứ người, mà nền gốc căn bản của họ vốn là theo tín ngưỡng tôn giáo khác và các thế hệ con cháu Việt Nam sinh tại hải ngoại đang có khuynh hướng ngày càng lơ là về chùa chiền và Phật Giáo. Đây chỉ là những mạn phép gợi ý, hy vọng quý vị cùng có nỗi quan tâm sẽ chia sẻ những phương cách thiết thực hữu hiệu hơn để thực thi sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp tại Hoa Kỳ và Hải Ngoại cho hiện tại và tương lai.

    Mong lắm thay !

    Mùa Phật Đản năm Quý Mão, 16/06/2023, PL 2567
    Thích Đồng Trí

    Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a39558/phuong-cach-hinh-thanh-nen-nhung-giang-su-co-nang-luc-hoang-phap-hieu-qua




    CUỘC CHIẾN VĂN HOÁ BẮC NAM MẶT TRẬN KHÔNG YÊN TĨNH -Tuấn Khanh-

    CUỘC CHIẾN VĂN HOÁ BẮC NAM MẶT TRẬN KHÔNG YÊN TĨNH

    -Tuấn Khanh-

    Vào những ngày cuối của tang lễ hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, người ta dần tìm thấy dòng dư luận đập phá và phủ nhận được tổ chức một cách bài bản xuất hiện ở khắp mọi nơi trên các hệ thống diễn đàn mạng xã hội, cũng như xâm nhập vào các bài viết hay hội luận trên YouTube, với những bình luận hết sức tệ hại.

    Có thể nhìn thấy ngay, đó là những người bình luận không có tín ngưỡng, hoặc là những người không có một chút thông tin nào về hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Hay bao quát hơn, đó là một, hay vài thế hệ mù tịt về văn hóa của miền Nam cũ trước năm 1975. Sự thiếu hiểu biết là cội nguồn dẫn đến những bình luận ngông cuồng, và thậm chí là hoàn toàn không biết mình đang nói gì về một nền văn hóa đủ rực rỡ, hình thành những con người với nội lực trải dài và mở rộng, bất chấp nhiều năm bị ngăn trở và hủy diệt của chính quyền mới.

    Sự kiện này cũng cho thấy rằng cách bóp chặt và không cho kế thừa phát triển văn hóa của miền Nam, dẫn đến sự tăm tối trong tiếp nhận của nhiều thế hệ thanh niên sau nội chiến. Nó giới thiệu rõ việc thống nhất địa lý là chuyện dễ dàng, nhưng hòa đồng thống nhất, và chia sẻ đẳng cấp văn hóa là một điều hoàn toàn khác.

    Điều thú vị là trong khi miền Nam, ở chế độ bị coi là thù địch, tất cả những điều độc đáo và đáng quý của miền Bắc, ngay trong khi đang chiến tranh, học sinh trung học, tiểu học cũng đều được học, và được biết, ngưỡng mộ được kính trọng. Vào thời ấy không có ai miệt thì Văn Cao trên đường phố hay trên một diễn đàn nào, và không ai làm chuyện phủ nhận hay thóa mạ Lưu Hữu Phước, thậm chí bài hát của ông còn được dùng làm quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa. Chiến tranh là điều bất đắc dĩ phải đến, nhưng con người Việt Nam trong lịch sử và những giá trị tồn tại đúng, luôn hiển nhiên được văn hóa Việt Nam Cộng Hòa nhìn nhận.

    Đó là lý do khi thống nhất địa lý đất nước, người miền Nam đã ngỡ ngàng nhìn thấy cả một hệ thống tuyên truyền miệt thị chửi bới, từ cấp chính quyền cho đến lịch sử cả dân tộc, vốn người miền Nam được giáo dục coi trọng đồng đẳng, được học thuộc với lòng kiêu hãnh là công dân Việt với ngàn năm văn hiến.  Thậm chí với từng cá nhân của những người miền Bắc tham gia vào hệ thống phỉ báng đó, cũng dường như được đào luyện kỹ càng từ nhà trường đến trên đường phố, để luôn suôn sẻ những ngôn ngữ tấn công như vậy. Những ngôn từ như chiến tranh, nặng nề như đấu tố dễ dàng tuôn ra, mà không cần biết rằng họ thực sự đang nói gì, và có đủ hiểu gì về những điều đó hay không.

    Ngay cả giới trí thức miền Bắc, sự xóa trắng thông tin về một nền văn hóa trong một vùng đất khác biệt, cũng là điều được tìm thấy trên mạng xã hội với những câu chuyện mỗi ngày dần mở ra. 

    Trên trang facebook của giáo sư Mạc Văn Trang, một trí thức đáng kính với tư duy tự do, ông đã bất ngờ khi phát hiện qua lễ tang của hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, về thân thế và cuộc đời hoạt động của ngài, từ trước năm 75 cho đến lúc viên tịch. 

    “Trước khi Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ mất, tôi không biết tiểu sử của ông, không hiểu ông có vai trò gì trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; tôi chỉ đọc mấy bài thơ của ông và bài nhà thơ Bùi Giáng bình thơ Tuệ Sỹ… và cảm thấy mến mộ cả hai người.

    Nhưng khi Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trên mạng xã hội trong và ngoài nước tràn ngập những bài viết về Ngài, tôi bỏ công tìm hiểu, và thấy Nhân cách của Ngài, sự nghiệp của Ngài đã hoàn toàn chinh phục trái tim và khối óc của tôi: Đây đích thực là một vị Chân tu, một Trí thức lớn, một nhà Phật học uyên thâm, một Nhân cách văn hoá không chỉ của Phật giáo mà của Dân tộc”, giáo sư Mạc Văn Trang viết.

    Vị giáo sư uyên bác của miền Bắc, lúc này như bị hệ thống mà mình phục vụ cả đời lạnh lùng, vì các phát ngôn độc lập và trung thực, cũng tự mình mở ra thêm một cánh cửa sự thật, về việc văn hóa của hai miền đất nước chưa bao giờ có thể hòa hợp, thực sự không có cánh cổng nào để đi qua nó bằng sự hiểu biết và nhìn nhận trong tình dân tộc.

    “Điều ngạc nhiên là sau khi Ngài mất 3 ngày, đến sáng nay tôi gõ cụm từ “HT Thích Tuệ Sỹ viên tịch” trên Google xuất hiện Khoảng 178.000 kết quả (0,29 giây), mà trên toàn bộ hệ thống báo chí Nhà nước chỉ có báo Tuổi trẻ đưa tin về sự kiện này.

    Vậy là từ trước đến nay và cả khi Ngài mất, toàn hệ thống truyền thông nhà nước không được giới thiệu về Thích Tuệ Sỹ, ém nhẹm mọi thông tin về Ngài, cố tình vùi lấp đi một Nhân cách Văn hoá, một sự kiện Văn hóa đáng được tôn vinh”, giáo sư Mạc Văn Trang kết luận. Trong văn bản gốc, ông cố ý viết hoa nhiều cụm từ, trong đó có “văn hoá nhân cách”, như một cách lên giọng, nhấn mạnh.

    Điều mà người miền Nam vẫn làm – và có thể gây khó chịu trong tính thống nhất địa lý – là họ tự lưu giữ, tự biết ơn và tiếc nhớ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống và văn hóa mà họ đã thụ hưởng. Mỗi người dân bình thường đã là một cột trụ truyền thông để âm thầm nhắc nhở nhau, về ngày mất, ngày sinh của những người đã đóng góp cho nền văn hóa hình thành con người của họ. Họ nhớ Mai Thảo, nhớ Thâm Tâm Tuyền, nhớ Trầm Tử Thiêng, kể về Phạm Duy, nói về Nguyễn Đình Toàn… Từ cuốn sách nhỏ cho đến những câu thơ đã dựng nên một trời văn hóa của miền Nam, cho đến những khổ nạn mà những con người đó đã chịu qua thời thế biến động. Dĩ nhiên, mọi chuyện chỉ có người miền Nam tự gìn giữ với nhau, tự lưu truyền, chứ báo chí của người nhà nước thì khó mà nhắc đến.

    Dường như có một sự chủ trương rất rõ mang tính khiêu khích trong vài ngày cuối của tang lễ Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Trên mạng xuất hiện một người trẻ trong nền văn hoá mới, có hiểu biết về tiếng Phạn, và đưa phân tích rằng Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã nói sai. Sự lên giọng đúng thời điểm, càng làm cho người ta hình dung rõ điều gì đang xảy ra. Điều anh ta nói, không phải là tranh luận về triết học, mà tựa vào vài con chữ, mục đích là giới thiệu mình uyên bác hơn hết.

    Nhưng thử nhìn lại, ngay cả với sự hiểu biết Phạn ngữ và Phật giáo đó, đó là chuyện chỉ có được từ khi văn hóa tín ngưỡng tự do từ miền Nam lan sang miền Bắc và thôi thúc việc hiểu biết thêm nhiều thứ ngoài văn hoá của khối xã hội chủ nghĩa. Trong đó có tiếng Phạn và triết học Phật giáo. Bởi trước năm 1975, Phật giáo miền Bắc cũng lặng lẽ như miếu đền thờ cúng cầu an, chứ không có một giá trị Phật giáo xiển dương như trong miền Nam, và điều kiện để dễ dàng học hỏi Tiếng Phạn thì cũng không có. 

    Việc phô trương hiểu biết đó, có thể là một ví dụ điển hình của danh xưng và học thức hôm nay. Ở miền Nam trước đây, thật khó khăn để được gọi tên là một dịch giả hay người chuyển ngữ, nhưng thời đại mới hôm nay thì bất kỳ người nào học ngoại ngữ cũng dễ dàng trở thành một dịch giả, bởi đơn giản không cần nền văn hóa, người ta chỉ cần dịch được từ, dịch được câu là đủ để xưng danh.

    Người trẻ tham gia phản biện về tiếng Phạn đó, có thể đã 10 hay 20 năm học biết giỏi tiếng Phạn, nhưng chắc chưa từng có cuộc đời đọc qua hàng chục bộ kinh bằng tiếng Phạn, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật… tham khảo với các bậc đại sư các nước để suy tư, nghiền ngẫm về nó nhằm chuyển ngữ đúng với tinh thần triết học Phật Giáo, và sao cho thật gần, hợp lẽ với người Việt Nam, vượt qua rào cản thô thiển và đơn giản của chuyện dịch câu từ nước ngoài. Thật ngại để nói, nhưng để hiểu được miền Nam, hiểu được văn hoá miền Nam không thể ngu ngơ như đọc một cuốn tự điển mở sẵn, mà phải học đủ, sống đủ để biết nơi chốn đó đã viết ra những cuốn tự diển như thế nào. Đó là chưa nói riêng về Phật học hay tiếng Phạn.

    Đốt một ngọn đền để xưng danh, là cách làm quen thuộc, nhất là vào lúc thời sự tập trung. Ngọn đền càng cao quý, tên người đốt sẽ được nhắc muôn đời trong khoái cảm bệnh hoạn đã mưu tính. Đốt một sự nghiệp đã lừng lẫy trên thế giới, được khắp nơi trân trọng như thầy Tuệ Sỹ hay đốt ngọn đền Artemis thì cũng một đích đến như nhau. Mà chuyện xưa đã rõ, kẻ đốt đền Herostratus bị nguyền rủa mỗi khi được nhắc đến. Chỉ có khác, chuyện muốn huỷ hoại thầy Tuệ Sỹ, nó là sự ghét bỏ của văn hoá xuất phát không cùng điểm, mà không nhìn thấy đó là sự tự hoại những điều cao đẹp chung của người Việt Nam. Tất cả chỉ bộc lộ tâm bệnh của a dua thấp hèn.

    Đó cũng là lý do vì sao nửa thế kỷ sau khi thống nhất địa lý đất nước, những tài liệu học thuật, kể cả sách giải trí của trước 1975 vẫn được săn tìm in lại. Sách cũ vẫn được chuyền tay đáng với giá ngày càng cao hơn. Thậm chí với những tác phẩm văn học đã được dịch mới, in mới xuất hiện đầy trong các nhà sách, vẫn có vô số người tìm đến các ấn bản cũ hoặc tìm lại ở các bản pdf gốc, để được đọc giọng văn và cách dịch thuật của người có học, và có văn hóa – cũng là “văn hoá cũ”.

    Có một người khác trên mạng xã hội trong những ngày này đi làm một cuộc thăm dò bỏ túi, Anh nói 100% những người được hỏi, không ai biết thầy Tuệ Sỹ là ai. Điều này hé lộ một tin tức đáng suy nghĩ: Sự kiểm duyệt và bóp nghẹt thông tin mà giáo sư Mạc Văn Trang mô tả là có thật. Và cũng không biết vui hay buồn khi những người lớn lên sau năm 1975 nói mình không ai biết thầy Tuệ Sỹ là ai – như cuộc thăm dò nói – nhưng tên tuổi hay những điều thị phi của những người bán hàng online, dạy làm giàu tiêu biểu lúc này, họ đều thuộc nằm lòng.

    “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi”, Lỗ Tấn có nói. Vực sâu hay núi cao là do mỗi người tự quyết chọn để đi tới bằng con đường của mình. Phỉ báng hay trân trọng, hiểu biết hay ngu dốt, thì tuỳ theo giáo dục và văn hoá, mà con người tự do sẽ tìm thấy ngã đường mình phải bước.

    Và trên ngã đường được chọn, vươn vai đứng dậy để nhìn thấy nhau cùng là người Việt Nam, trên một đất nước giàu có văn hoá không dị biệt bằng chính trị, đó luôn là lựa chọn của người trí thức.

    -Tuấn Khanh-

    Nguồn: https://nhacsituankhanh.com/2023/12/01/cuoc-chien-van-hoa-bac-nam-mat-tran-khong-yen-tinh/




    KỶ YẾU TRI ÂN HT.TUỆ SỸ-HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP

    KỶ YẾU TRI ÂN HT.TUỆ SỸ-HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP

    LỜI NGỎ

    Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp.

    Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”

    Chúng tôi, những giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ, những pháp hữu và học trò Tăng, Ni, Phật tử nhiều thế hệ, từng được tiếp cận, đàm đạo, nghe giảng từ các trường lớp Trung, Cao đẳng và Đại học Phật giáo, hoặc chỉ được đọc và nghiên cứu qua hàng nghìn trang kinh, sách, tiểu luận, thơ, văn… của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, rất tâm đắc với lời xưng tán của Triết gia Phạm Công Thiện. Nhưng nơi đây, trong tình Thầy-Trò thâm thiết, trong niềm cảm kích vô hạn đối với di sản tinh thần kỳ vĩ mà Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ để lại cho cuộc đời, chúng tôi chỉ muốn gọi Người bằng ngôn ngữ bình dân và gần gũi nhất: Thầy Tuệ Sỹ.

    Cuộc đời Thầy tập trung toàn thời gian vào sự nghiệp Hoằng Pháp; nói theo ngôn ngữ thế gian thì đó là lãnh vực Văn hóa và Giáo dục.

    Văn hóa và Giáo dục Phật giáo được biểu hiện qua việc học hỏi, tụng đọc, truyền dạy và thực hành Kinh – Luật – Luận mà Thầy đã tận tụy suốt hơn 60 năm phiên dịch, chú giải, sáng tác, giảng dạy trong nhiều trường lớp Phật học tại Việt Nam và ngoài nước qua Paltalk, Zoom Meeting Online, v.v…

    Văn hóa và Giáo dục Dân tộc cũng được Thầy phổ hiện qua những sáng tác thơ văn, tiểu phẩm, tiểu luận… về tình tự dân tộc, nhân sinh quan, xã hội dân sự; và trong một góc nhìn nào đó, ngay chính bản án tử hình và những năm trong tù ngục của Thầy cũng là hệ quả của sự biểu hiện nền Văn hóa, Giáo dục nhân bản và khai phóng của dân tộc trong một giai kỳ lịch sử đen tối trên quê hương.

    Trong chiều hướng đó, nội dung tập Kỷ Yếu này dựa theo hành trạng của Thầy Tuệ Sỹ, chia làm 3 phần chính:

    Phần I – Phật học: Gồm những sáng tác văn, thơ, biên khảo, tiểu luận của chư vị thức giả, học giả, Tăng Ni, cư sĩ, văn nghệ sĩ nói về Thầy Tuệ Sỹ và ảnh hưởng của Thầy trong tư cách một nhà tư tưởng Phật học, một hành giả Tăng sĩ Phật giáo uyên thâm, trác việt;

    Phần II – Văn học: Gồm các sáng tác văn chương, thi phú, mỹ thuật của giới văn học nghệ thuật minh họa về Thầy Tuệ Sỹ như một nhà văn, nhà thơ trứ danh, hàng đầu trong nền văn học Việt Nam; và

    Phần III – Đạo Pháp và Dân Tộc: Gồm những sáng tác, nhận định, xã luận, tiểu luận của chư vị học giả, thức giả, đời cũng như đạo, Phật giáo hay tôn giáo bạn, về vai trò của Thầy Tuệ Sỹ trong cương vị lãnh đạo Giáo Hội, cũng như những đóng góp của Thầy bằng hành động hay bằng tâm thức, nhằm xây dựng nền tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.

    Những năm gần đây, với thân bệnh, ngoài trọng trách phục dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thầy Tuệ Sỹ vẫn tiếp tục ngày đêm cặm cụi trên những trang kinh giá sách, phiên dịch chú giải Tam tạng Thánh điển, thành lập một hội đồng phiên dịch quy tụ những nhà Phật học có trình độ cổ ngữ và ngoại ngữ vững chắc, soạn thảo đề án và cẩm nang phiên dịch tỉ mỉ chi tiết cho người đi sau. Vào tháng 7 năm 2022, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Thầy, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời đã giới thiệu thành tựu sơ bộ với bộ Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I, Phần I, gồm 24 tập và 5 cuốn Tổng lục. Dù chỉ mới thành tựu một phần nhỏ của công trình, tư duy và viễn kiến của Thầy Tuệ Sỹ cùng với cẩm nang để lại, cũng cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của Đại Tạng Kinh Việt Nam: là đề án có một không hai của nền Phật Việt. Đây có thể nói là công trình Văn hóa Giáo dục cốt lõi trong sự nghiệp hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam mà khởi nguyên là từ lần chuyển pháp đầu tiên của Đức Phật nơi Vườn Nai hơn 25 thế kỷ trước. Chính vì thế, sự nghiệp trí tuệ của Thầy Tuệ Sỹ là một sự nghiệp đồ sộ mà ngàn lời của Kỷ Yếu cũng khó bàn nói hết được. Dù vậy, chúng tôi, mỗi người xin góp một tiếng nói, trước hết là biểu tỏ niềm tri ân và kính trọng vô biên đối với Thầy; thứ đến, muốn chia sẻ, giới thiệu đến bạn đọc về một bậc Long Tượng kỳ vĩ của Phật giáo Việt Nam — một bậc Thầy của những vị Thầy, một bậc Thầy hiếm hoi trong lịch sử gần hai nghìn năm Phật giáo trên quê hương yêu dấu.

    Thực hiện tập Kỷ Yếu này, chúng con/chúng tôi muốn tri ân những đóng góp của Thầy Tuệ Sỹ trong mọi lãnh vực; và vì sức khỏe của Thầy, cần phải hoàn tất trong vòng một tháng, trong đó thời gian để các tác giả viết chỉ có mười ngày. Với những hạn chế đó, Kỷ Yếu không thể là một tác phẩm hoàn toàn chuyên chở các nhận định, biên khảo, phân tích về những đóng góp của Thầy hay các tác phẩm của Thầy mà chỉ là một tuyển tập ghi lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những lời tri ân của người viết đối với Thầy. Vì vậy, Kỷ Yếu sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót, hoặc những trình bày có khi chủ quan, cảm tính của những người ngưỡng mộ Thầy Tuệ Sỹ; rất mong sự rộng lượng bỏ qua của chư vị độc giả. Hy vọng những khiếm khuyết của Kỷ Yếu sẽ được bổ túc cho được hoàn mỹ hơn trong dịp tái bản, hoặc trong một tuyển tập nghiêm túc, có rộng thời gian hơn.

    Chúng con/chúng tôi cũng xin thành kính tri ân tất cả chư tôn đức Tăng Ni, quý vị Cư sĩ, quý văn nghệ sĩ và Phật tử đã dành tâm cảm và thời gian, đóng góp bài vở và hình ảnh để thực hiện tập kỷ yếu này.

    Lời sau cùng, nhìn lại hành trạng một đời của Thầy Tuệ Sỹ, chúng ta thấy Thầy luôn là người tiên phong đầu ngọn sóng, trong cả nẻo đạo hay đường đời: vận dụng từ bi và trí tuệ để khai mở, xây dựng và phát triển, từ việc giáo hội đến việc Tăng đoàn mà không màng chút lợi-danh, quyền thế. Sự có mặt của Thầy trong đời này dường như là để dựng lại những gì bị gãy vỡ, đổ nát. Thầy, có khi như con tê giác[1] cô độc giữa núi rừng, có khi hòa mình đồng trú trong biển lớn thanh tịnh tăng-già, có khi thăng trầm theo vận nước nổi trôi, có khi độc hành trên từng dặm ngàn mây bay[2]… nhưng bước chân của Thầy đã được xác định từ ban đầu với con đường tuệ giác, và chỉ một hướng một nguyện: trải thân cát bụi để thực hiện Bồ-đề hạnh trong lũy kiếp hằng sa quốc độ.

    Trong sự ngưỡng phục và đồng cảm sâu sắc với hạnh nguyện vô biên của Thầy, chúng con/chúng tôi xin kính dâng Thầy những dòng văn thơ mộc mạc này, và cùng một lời, xin thưa với Thầy rằng, Thầy sẽ không cô độc, vì khi nhìn xuống, Thầy sẽ thấy chúng con/chúng tôi với ước nguyện “thiên lý đồng hành” trên lộ trình giác ngộ thênh thang.

    Vĩnh Hảo chấp bút thay Ban Biên Tập Kỷ Yếu, kính ghi.


    [1] Hình ảnh từ Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng, Kinh Tập (Sutta Nipata) – HT Thích Minh Châu dịch.

    [2] Thiên Lý Độc Hành, thi phẩm của HT Thích Tuệ Sỹ.


    BAN THỰC HIỆN KỶ YẾU TRI ÂN HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ
    Cố vấn: Hòa thượng Thích Như Điển | Hòa thượng Thích Nguyên Siêu | Hòa thượng Thích Bổn Đạt
    Chủ biên: Thượng tọa Thích Nguyên Tạng | Thượng tọa Thích Hạnh Viên
    Biên tập: Thị Nghĩa Trần Trung Đạo | Nguyên Đạo Văn Công Tuấn | Tâm Huy Huỳnh Kim Quang | Tâm Quang Vĩnh Hảo | Quảng Diệu Trần Bảo Toàn | Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ
    Kỹ thuật và Thiết kế: Nguyên Túc Nguyễn Sung | Quảng Pháp Trần Minh Triết | Nhuận Pháp Trần Nguyễn Nhị Lâm
    Bảo trợ: Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp




    CHÙA TO THÌ RẤT NHIỀU, TĂNG NI RẤT NHIỀU, TRƯỜNG HỌC CŨNG RẤT NHIỀU MÀ NỘI DUNG KHÔNG CÓ -Tuệ Sĩ-

    CHÙA TO THÌ RẤT NHIỀU, TĂNG NI RẤT NHIỀU, TRƯỜNG HỌC CŨNG RẤT NHIỀU

    MÀ NỘI DUNG KHÔNG CÓ

    -Tuệ Sĩ-

    Tính từ độ 1982 cho tới bây giờ, Phật giáo VN có cái gì ? Được bao nhiêu tờ báo? Bao nhiêu quyển sách nghiên cứu? Không cần trả lời ai cũng biết.

    Mà bây giờ chùa thì rất nhiều. Tăng cũng nhiều hơn, học tiến sĩ nhiều hơn hồi xưa, nhưng tại sao không làm nỗi một tờ báo? Chỉ có tờ Giác Ngộ gọi là tiếng nói chính thức của giáo hội. Mà tờ Giác Ngộ, nói kinh Phật thì cũng có, mà mình chê thì bảo là vì thành kiến, chứ thật ra chưa đúng với tầm vóc của nó, mà nhiều khi còn viết tầm bậy nữa!

    Một tờ báo Phật giáo thì mắc mớ gì cái chuyện của Nato với Kosovo mà mình chống báng. Mấy thầy đó làm báo ch.ín.h tr.ị hay là báo Phật giáo? Mà cái chuyện chống Nato để ủng hộ đả.ng C.SV.N hay ủng hộ Trung Quốc, cái đó hàng chục tờ báo ở ngoài người ta nói rồi, mình nói làm chi?

    Nghĩa là không có một tờ báo Phật giáo thật sự. Mà cái sức mạnh của Phật giáo là ở văn hóa chứ không phải ở ch.ín.h tr.ị. Sức mạnh văn hóa mà chinh phục cả thế giới, mình phải ý thức được chuyện đó. Nhìn lại mình, trong 20 năm nữa Phật giáo VN có cái văn hóa nào đáng để chứng tỏ sự tồn tại của mình không? Không có gi cả! Trong hiện tại với tôi bây giờ, chứng tỏ là bất lực rồi.

    Còn thế hệ trẻ các thầy bây giờ. Trong 5, 10 năm nữa các thầy phải ý thức rõ việc này và phải làm cho được. Nhưng muốn làm được thì ngay bây giờ tôi phải tìm người để gầy dựng, nghĩa là để hướng dẫn, rồi sau đó đủ sức rồi mấy thầy tự đi lấy. Tôi phải tìm người.

    Thứ nhất, bây giờ phải tập mấy thầy dịch kinh cái đã. Ban đầu dịch mấy bài dễ thôi, mà cũng chưa có người làm được. Đi tìm ở Saigon cả năm nay rồi. Tôi nói mấy thầy ở Già Lam đi tìm vẫn chưa ra. Mà với điều kiện nếu trình độ còn yếu thì tôi sẵn sàng giảng dạy cho. Còn ở Saigon nếu vật chất thiếu, tôi sẽ vận động giúp cho cả vật chất lẫn tinh thần mà vẫn chưa tìm ra người. Không dịch nỗi! Tốt nghiệp Cao đẳng rồi mà vẫn không dịch nỗi!

    Ngày xưa đi dạy tôi biết, học tăng chỉ cần tốt nghiệp Trung đẳng thôi, ví dụ như lớp của thầy Phước Viên đây học hết Trung đẳng, dịch Luận-câu-xá được. Tôi coi lại tôi thấy dịch được và Phật học viện Nha Trang in đàng hoàng. Ở Saigon như vậy. Ở Huế cũng không có. Thầy Phước Viên đi tìm người ở Từ Đàm, Từ Hiếu để làm, có tôi hướng dẫn thêm mà cũng chưa thấy ai.

    Có mấy thầy ở Bình Định tôi cũng nói để ý tìm. Mình đi tìm nhân tài, những người để hợp tác và kế thừa. Mấy thầy phải tập ngay từ bây giờ để vừa phải thì 5 năm, có chậm lắm thì 10 năm nữa phải gánh lấy vai trò đó. Mà trong 5, 10 năm nữa đất nước VN sẽ có những tiến bộ mình bất ngờ, và trong tình trạng của tiến bộ trí thức ngoài đời như thế, mà mình là tăng sĩ Phật học cứ nửa nạc, nửa mỡ thì không truyền bá được gì, sẽ tự mình đào thải.

    Và Phật giáo nếu còn tồn tại, chỉ tồn tại theo cái cách mà người ta coi ông Phật cũng như ông Địa. Nghĩa là thờ Phật để cầu buôn may bán đắt, cầu cho đừng bệnh tật, cho trúng số đề…Mà nếu cứ không tìm ra người và không tổ chức được thì sẽ đến tình trạng đó thôi. Ở đây không phải tôi nói quá.

    Tôi biết có những vị còn ẩn dật đâu đó mà mình chưa tìm ra. Nhưng ở đây ngay cả những vị đi học tiến sĩ ở Ấn Đô về: mình thất vọng. Tôi đã nói chuyện, tôi biết. Ở đây mình có rất nhiều trường học. Trung cấp có, Cao đẳng có, Học viện có…mà các thầy dạy Cao đẳng Phật học chỉ trừ vài người, số còn lại không ai biết chữ Hán, hoặc biết rất ít. Đọc sách chưa đủ chữ để đọc, mà nghiên cứu kinh điển không biết chữ Hán coi như mất hết 50%. Không biết luôn Pali với Sanskrit thì mất hết 100%. Trình độ học Phật như thế thì đi tới đâu. Thành ra mình phải thấy cái điều bất thường này, là chùa to thì rất nhiều, tăng ni rất nhiều, trường học cũng rất nhiều mà nội dung không có.

    Một tình trạng không đơn giản chỉ là suy sụp, mà là…mình nói như la làng lên đi: là nguy hiểm cho sinh mạng của Phật giáo. Bởi học kiểu đó rồi ra trường, kinh điển đọc không hiểu, giảng kinh tầm bậy, cứ theo ý mình mà giảng kinh.

    Định Hướng tương lai cho tăng ni trẻ.
    -Thầy Tuệ Sỹ-




    KỶ YẾU TANG LỄ ĐỨC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SĨ – 03 TẬP –

    KỶ YẾU TANG LỄ ĐỨC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SĨ
    KỶ YẾU TANG LỄ ĐỨC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SĨ

    KỶ YẾU TANG LỄ ĐỨC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SĨ

    Duyên Trần Còn Vương

    Duyên Trần Còn Vương

    Chúng tôi, những người cư sĩ tại gia cùng nhau đứng ra lập thủ tục di dời chùa cũ lên đồi cao, xây dựng chùa mới. Chùa xây dựng xong, thiếu vắng bóng dáng Tăng già, thiếu người lãnh đạo tinh thần. Thầy có trình độ học vấn cao – thâm Nho – giỏi tiếng Anh – tiếng Pháp, sau 1975, vì lý do thời cuộc Thầy ẩn tu tự lao tác sinh sống tại một hốc núi hẻo lánh vắng vẻ xa lánh chốn thế sự trần ai nhốn nháo. Ba lần chúng tôi đưa đoàn đến biệt thất đảnh lễ cung thỉnh Thầy về Trụ trì, thấy được tâm thành, Thầy hoan hỷ hứa khả cùng chúng tôi về chùa. Có Thầy, chúng tôi tiến hành dựng thêm một căn nhà dài – vách ván – mái lợp tole, căn cuối làm nhà trù (nhà bếp), phòng thọ trai (phòng ăn), Đoàn quán GĐPT, phòng chúng rộng lớn – dành cho các điệu (chú tiểu) học tập – sinh hoạt – ngủ nghỉ, phòng tiếp khách và phòng Thầy Trụ trì. Thương Thầy – thương chúng, những đêm – ngày gió bấc – mưa tầm tả, mưa luồn vào khe hở vách ván lạnh căm.

    Chính quyền CS không ưa tôn giáo, luôn luôn dè chừng – làm khó dễ các sinh hoạt tôn giáo. Thầy mới về Trụ trì, nên được chính quyền địa phương khá quan tâm. Con của một ông cựu cán bộ cách mạng tại địa phương được cài vào làm Trưởng Ban Hộ Tự, không thân thiết với Thầy lắm. Lúc bấy giờ, tôi là Liên đoàn trưởng cùng anh chị em GĐPT luôn luôn kề cận bên Thầy – ủng hộ Thầy, khi Thầy cần là có mặt ngay. Tôi cận sự bên Thầy, giúp Thầy tổ chức – điều hành các khóa tu học Bát Quan Trai một ngày – một đêm hằng tháng cho Huynh trưởng – Đoàn sinh GĐPT và cư sĩ Phật tử. Có lần anh CA an ninh đến chùa, Thầy đi phật sự xa, tôi mời anh vào phòng khách, qua câu chuyện thăm dò, anh lý luận về tôn giáo – Phật giáo với mớ hiểu biết nông cạn – thiển cận – một chiều theo xu hướng XHCN, tôi vận dụng kiến thức Phật học phản biện, các chú tiểu phòng bên nghe được vỗ tay hưởng ứng, anh hổ thẹn lúng túng chuyển qua câu chuyện khác – xin phép ra về.

    Thầy có nghiên cứu – hiểu biết thuật số – tử vi – phong thủy. Những lần Thầy trò đèo nhau trên chiếc Honda đi phật sự, có lần chạy theo lối mòn qua các đồi núi, Thầy cho xe dừng lại, Thầy chỉ cho tôi những khe núi – dòng thác, hướng dẫn giảng giải về phong thủy, nhưng tôi thì không ưa thích môn này, Thầy biết vậy nên sau này thôi không nói đến nữa.

    Thầy hiểu biết cảm nhận về tâm linh: Chị Đoàn trưởng đoàn Thiếu Nữ, có cha là cán bộ cách mạng, đang lâm trọng bệnh hấp hối, chúng tôi gọi điện thoại cho Thầy, Thầy bảo Thầy đang phật sự xa, Thầy dặn dò nên phân công người nhà túc trực bên Ông, tổ chức niệm Phật cho Ông nghe – để lòng được nhẹ nhàng thanh thảng. Thầy còn cho biết trước, đến giờ phút lâm chung Ông không nhìn thấy được mặt một ai bên mình, đến lúc này Thầy mới về đến nơi. Mọi người thân trong nhà ai nấy đều không tin lời Thầy, vì con cháu đông luôn luôn túc trực bên Ông. Nhưng đúng như lời thầy nói, đến khuya ai nấy đều cảm thấy đói bụng, nghĩ rằng chỉ rời đi trong chốc lát có lẽ không sao. Tất cả rủ nhau sang Cantine bên hông bệnh viện. Khi vào phòng bệnh kiểm tra lại, thì Ông đã qua đời, vừa lúc Thầy cũng vừa đến nơi. Một lần khác, có một Phật tử lớn tuổi đang hấp hối, chúng tôi báo cho Thầy, vì lý do phật sự Thầy chưa đến được, Thầy bảo tôi đưa Ban Hộ Niệm đến tư gia trước, tổ chức niệm Phật và hướng dẫn người nhà chuẩn bị các điều kiện – thiết trí bàn Phật, đúng giờ phút lâm chung là Thầy có mặt. Y như rằng, cụ Ông vừa trút hơi thở cuối cùng là có mặt Thầy. Có lần hai bác sĩ đến thăm Thầy, vừa thấy mặt, Thầy vụt hỏi, khi đi có ba vị, sao khi đến đây chỉ còn hai vị. Hai vị bác sĩ ngạt nhiên, vì không báo trước khi đến thăm Thầy, trên đường đi, một anh nhận được tin đột xuất nên đã xuống xe quay trở về.

    Khi chùa đào giếng lấy nước, Thầy dẫn chúng tôi đi quanh vườn chùa, Thầy nói, không chọn nơi nào được vì những nơi đó không có mạch nước. Đến bên hông chánh điện, thầy nói, chùa chúng ta thì ở trên đồi cao, đào giếng nơi này thì có mạch nước rất mạnh. Nhưng nếu chúng ta đào giếng ở đây thì chận hết mạch nước, các nhà phía dưới chân đồi sẽ không có nước để mà mà sử dụng. Thầy lại đưa chúng tôi đến bên hông nhà trù, Thầy chỉ tay vào một tản đá, chúng ta đào giếng tại đây, khi đào xuống trên mười mét sẽ bắt gặp một tản đá cũng khái lớn nằm ngang, chúng ta cố gắng lấy tản đá đó lên thì gặp mạch nước ngầm …

    Vào dịp Tết Nguyên đán năm 2000, tôi về thăm lại chùa xưa – thăm Thầy cũ. Thầy cũng từ Anh Quốc mới về. Thầy trò lâu ngày gặp nhau, mừng mừng tủi tủi, ôn lại kỷ niệm xưa. Thầy ngỏ ý muốn tôi về với Thầy, cùng Thầy đi các địa phương xây dựng chùa – thành lập đạo tràng. Theo lời Thầy, tôi có năng khiếu tổ chức – vận động – tập hợp quần chúng – ngoại giao về mặt chính quyền. Và cũng theo lời Thầy, số của Thầy sẽ thu nhận được trên hai mươi đệ tử. Là trách nhiệm làm cha – làm mẹ phải chăm lo nơi ăn chốn ở cho con cái, Thầy phải xây đựng nhiều chùa dành cho nhiều đệ tử sau này. Hứa lời Thầy, tôi về xắp xếp công việc gia đình riêng, vội vàng khăn gói lên với Thầy. Thầy trò chúng tôi đến khu rừng thông – mảnh đất đầu đèo mà người dân địa phương hiến cúng trước đây, chúng tôi tập hợp đồng bào Phật tử địa phương, được sự thống nhất nhiệt thành hưởng ứng, chúng tôi tất bật tiến hành làm thủ tục – làm lễ đặt đá mở móng xây dựng ngôi chánh điện. Sau ba tháng – công trình còn đang dang dỡ. Không biết nghe lời mẹ như thế nào, các con của tôi, cả ba đứa đều lần lượt lên gặp tôi khóc lóc – các con nhớ ba – xin ba về lại gia đình. Van xin tôi không được, chúng đến phòng phương trượng gặp Sư phụ khóc lóc van xin cho ba về. Động lòng trước sự thiết tha của các con, Thầy “đuổi” tôi về. Nếu không vì nghiệp duyên trần tục ràng buộc nặng nề này, có lẽ giờ đây tôi đã xuất gia trên hai mươi năm./-

    Lam Nhã Thảo Am, 02102567 – 14112023




    6 BÀI HỌC TỪ CHUYỆN NGỤ NGÔN




    52 CÂU CHUYỆN DƯỚI CỜ