NẤU CƠM NGON
Cách nấu cơm niêu mềm dẻo, nóng hổi, chuẩn vị đồng quê
“Ngon khó cưỡng” là ấn tượng đầu tiên mà món cơm niêu mang đến cho người thưởng thức. Cách làm cơm niêu cũng không quá khó, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và làm theo các bước mà VinID hướng dẫn là đã có thể chế biến thành công rồi. Đảm bảo, chỉ mất ít phút vào bếp bạn sẽ có ngay món ngon “càng ăn càng mê” để đổi vị cho các thành viên trong gia đình.
1. Cách nấu cơm niêu thơm ngon tròn vị
Bước 1: Nguyên liệu làm cơm niêu
- Gạo tẻ: 250g
- Bắp vàng: 1 trái
- Cải thìa: 50g
- Nấm hương khô: 30g
- …
- Trứng gà công nghiệp: 1 quả
- Hành lá: 2 nhánh
- Tỏi: 2 tép
- Hành tím: 3 củ
- Mè trắng: 1 muỗng cafe
- Nước tương: 2 muỗng canh
- Dầu mè: 1 muỗng canh
- Dầu hào: 1 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
- Đường: 1 muỗng canh
- Dụng cụ: Dao, chảo, thớt, niêu đất, muỗng, chổi phết dầu,…
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu và nấu cơm
- Tỏi, hành tím lột vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
- Cải thìa rửa sạch, để ráo nước.
- Bắp lột vỏ, lấy phần hạt để riêng.
- …
- Nấm hương ngâm nước 10 phút cho mềm rồi rửa sạch lại với nước, thái miếng nhỏ vừa ăn.
- Gạo cho vào niêu đất ngâm với nước khoảng 5 phút, vo sạch 2 – 3 lần nước.
- Quét 1 lớp dầu mè (khoảng ½ muỗng canh) dưới đáy và vành niêu đất rồi cho gạo cùng 300ml nước lọc vào.
- Bắc niêu lên bếp nấu với lửa vừa 10 – 15 phút rồi hạ lửa nhỏ. Nấu thêm khoảng 10 phút cho hạt gạo nở bung.
Bước 3: Nấu nước sốt
- Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng với lửa vừa. Cho phần tỏi và hành tím thái lát vào phi vàng thơm.
- Cho vào chảo 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu hào, 6 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh đường đảo đều. Đun sôi hỗn hợp trong 5 phút rồi nêm nếm lại cho vừa ăn, tắt bếp.
Bước 4: Làm cơm niêu
- Cơm sau khi nấu chín được 8 phút thì xếp lần lượt bắp vàng, nấm hương, lạp xưởng, cải thìa, đập thêm 1 quả trứng vào giữa.
- Rưới quanh vành niêu ½ muỗng canh dầu mè, đậy nắp lại và nấu khoảng 3 phút trên lửa nhỏ.
Bước 5: Hoàn thành
- Chan phần nước sốt lên mặt, cho 1 ít hành lá thái nhỏ và 1 muỗng cafe mè trắng lên trên là đã có thể thưởng thức.
- Khi thưởng thức bạn sẽ thấy phần cơm chín tới, mềm dẻo, phần cháy đáy nồi giòn rụm.
2. Bí quyết để nấu cơm niêu ngon đạt chuẩn
2.1. Cách chọn nguyên liệu
Chọn mua gạo
- Để có một niêu cơm niêu ngon, bạn nên chọn gạo Tám xoan mới, hạt dài, thon nhỏ, dẹt và nhọn đầu. Loại gạo này khi nấu cơm niêu sẽ cho hạt mềm mà không nát, mùi rất thơm.
- Nên chọn gạo có màu trong xanh, mùi thơm dịu tự nhiên.
- Không nên chọn gạo bị bạc bụng, mối mọt, ngả vàng vì đây là gạo cũ, để lâu ngày.
Cách nấu cơm niêu đất thơm ngon trên từng hạt gạo
Trong truyền thống văn hóa ẩm thực của người Việt, hạt gạo không chỉ là thực phẩm giúp nuôi sống con người mà còn là hạt vàng, hạt ngọc, đại diện cho sự sống và nền kinh tế nông nghiệp có tuổi đời đã mấy nghìn năm. Bởi vậy, đã có hẳn một món ăn vô cùng đặc sắc đến từ những hạt gạo tưởng như vô cùng thô sơ, giản dị này, đó là món cơm niêu đất dẻo thơm, đậm vị, luôn được xuất hiện trong ngay cả những nhà hàng sang trọng nhất. Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này tại nhà, cách làm cơm niêu đất cũng không hề quá phức tạp sẽ được hướng dẫn ngay trong bài viết dưới đây.
Nguyên liệu cần thiết
-Gạo: Muốn có cơm ngon, trước hết phải có gạo ngon đã đúng không nào? Loại gạo để nấu cơm niêu nên là gạo Tám xoan có hạt dẹp, thon dài, đầu nhọn, khi nấu lên không bị nát mà ngược lại có độ dẻo và thơm. Lượng gạo cho vào niêu cũng cần được cân nhắc một chút nhé, bạn hãy đong sao cho cả lượng gạo và lượng nước trong ngồi gộp lại sẽ vào khoảng tối đa là lưng nêu. Nếu gạo quá ít thì cơm sẽ thiếu vị, quá nhiều sẽ dẫn đến trào nồi khi nấu hoặc tệ hơn là cơm không thể chín.
-1 chiếc niêu đất: Bạn cần lựa chọn một chiếc nồi được nặn từ đất sét dẻo, đã trải qua quá trình nung nóng trong lửa già, có phần vỏ không quá dày nhưng vừa đủ độ dày cần thiết để chúng vừa có được độ cứng cáp, đủ để chịu được nhiệt độ cao khi nấu cơm.
-1 bó hành lá
– 1 chút mè đen
– Lò nướng hoặc bếp nấu
Cách làm món cơm niêu đất thơm ngon trên từng hạt gạo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-Rửa sạch nồi đất, sau đó lau khô bằng khăn giấy hoặc vải khô,
-Vo gạo bằng nước sạch khoảng 2 lần, khi vo hãy khùa tay đều để loại bỏ các chất bẩn và tạp chất không cần thiết có trong gạo. Tuy nhiên, đừng vo gạo quá lâu, bởi vo gạo lâu trong nước sẽ khiến các chất khoáng và vitamin có lợi trong gạo bị hòa tan, đến khi nấu sẽ dễ xảy ra tình trạng nhạt cơm, thiếu hụt chất dinh dưỡng.
-Hành lá rửa sạch, phần củ đem bỏ đi, phần lá thái nhỏ.
Bước 2: Nấu cơm bằng niêu đất
Nếu bạn nấu cơm bằng bếp củi, bếp than, bếp ga:
-Bỏ gạo vào nồi, đổ nước sâm sấp bề mặt gạo.
-Đun lửa vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ để cơm có thời gian sôi.
-Khi cơm sôi và bắt đầu cạn nước, hãy mở nắp ra, dùng đũa đảo 1 lần cho cơm chín đều, sau đó đóng nắp lại và để lửa liu riu cho cơm chín. Nhớ là để lửa nhỏ thật nhỏ thôi nhé, nếu bạn để lửa hơi to một chút thôi là cơm sẽ dễ bị khê dưới đáy đó.
-Vì lúc này, niêu cơm đã hấp thụ và duy trì được một lượng nhiệt ổn định, nên thời gian cơm chín là khá nhanh. Bạn chỉ cần đun nhỏ lửa như vậy khoảng 10 là đã có thể bắc nồi khỏi bếp rồi.
-Nếu bạn thích có một lớp cháy giòn rụm ở dưới đáy, có thể đun thêm khoảng 10 phút nữa nhé.
Nếu bạn nấu bằng lò nướng chuyên dụng
-Bật lò trước khi nấu khoảng 10 phút ở nhiệt độ 150 – 180 độ C, sau đó mới cho niêu cơm đã có cơm và nước đầy đủ vào trong.
-Để một khay nước nhỏ vào cùng trong lò để nhiệt độ trong lò không quá khô.
-Đợi khoảng 30 phút, cơm trong niêu đất đã chín. Bạn có thể tắt bếp trong khi vẫn để nó trong lò nướng, đợi 15 phút rồi mới đưa niêu ra ngoài để ăn nhé.
-Nếu bạn muốn ăn cháy, hãy bật lò lâu hơn 15 phút và làm tương tư như trên.
Bước 3:Chế biến phụ phẩm hành lá và mè đen
Để món cơm niêu đất thơm ngon đúng vị, nhất định bạn phải có thứ này để hoàn thành món ăn của mình nhé:
-Đun nóng dầu ăn, cho hành lá vào, đảo đều rồi vớt ra bát.
-Trộn hành lá vừa chế biến đó cùng một chút mè đen, muối, đường.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức món cơm niêu đất
-Mở nắp nồi ra, rưới hỗn hợp hành lá mè đen vừa xong lên trên. Xúc ra ra bát và bạn có thể nếm thử thành quả của mình rồi đó!
-Một nồi cơm niêu đất ngon là khi ăn vào sẽ thấy hạt cơm hơi khô mà vẫn dẻo, thơm ngạt ngào vị gạo, tuyệt đối không bị khê, cháy hay sượng, sống.
-Để món cơm niêu thêm phần ngon miệng, bạn có thể kết hợp nó cùng các món ăn dân dã như cá kho, thịt kho, cà pháo mắm tôm,… Khi những món ăn đậm đà hương vị truyền thống này kết hợp cùng nhau chắc chắn sẽ khiến bạn say đắm mãi không thôi!
Như vậy, bạn đã nắm rõ cách nấu một niêu cơm đất thật thơm dẻo ngon lành chưa nhỉ? Hãy thử một lần, và bạn sẽ thấy vị ngon của nó ăn đứt hơn hẳn so với cơm nấu bằng nồi cơm điện đó nhé. Tự sắm cho mình một chiếc nồi đất để nấu cơm niêu ngay thôi nào!
Hướng dẫn cách nấu cơm Niêu đúng chuẩn
Cách lựa chọn gạo và niêu đúng chuẩn
Để có được một niêu cơm ngon, đòi hỏi người làm bếp phải có sự kĩ lưỡng và biết chọn lọc từ hạt gạo cho đến niêu đất.
Cách chọn gạo
Nên chọn gạo Tám xoan mới hạt dài, dẹp và nhọn đầu, khi nấu sẽ cho ra hạt cơm mềm, không bị nát và có mùi thơm. Cần lưu ý, lượng gạo cho vào niêu phải thật vừa đủ. Nếu ít quá cơm sẽ không ngon, mà nhiều quá thì cơm sẽ bị sống.
Niêu đất nên chọn loại có miệng nhỏ và thành cao. Đặc biệt miệng và nắp niêu phải khớp để tránh trường hợp tràn nước ra ngoài khi nấu và cơm chín không đều.
Cách chọn niêu đất
Đối với niêu đất, không nên chọn những niêu tráng men vì cơm chỉ ngon khi được nấu trong đất nung 100% làm từ đất sét dẻo.
Tốt nhất nên mua niêu đất có màu đỏ nâu, hoặc chọn loại màu gạch cua đỏ non.
Còn loại niêu có màu hơi nhạt tí là loại đất nung kém chất lượng hoặc do nung chưa tới.
Nguyên liệu chế biến cơm Niêu
– Gạo: 200g
– Niêu đất
– Hành lá: 1 bó
– Mè đen
Nguyên liệu nấu cơm niêu
Các bước chế biến món cơm Niêu
– Ngâm gạo trong nước trong 30 phút. Chắt bỏ phần nước ngâm, đổ nước vào đun trên lửa vừa. Khi cơm sôi, dùng đũa khuấy nhẹ rồi đậy vung lại đun tiếp 5 phút nữa.
– Mở vung ra đổ hết phần gạo vừa nấu vào niêu đất, đậy kín lại và cho lên bếp nấu đến khi cơm cạn nước.
– Nếu muốn cơm có cháy, sau khi cơm chín đun trên lửa liu riu thêm khoảng 10 phút nữa.
– Hành lá đã chuẩn bị, cho vào chảo dầu nóng đảo đều, sau đó cho thêm mè đen, muối, đường nêm vừa ăn
Cơm Niêu Chay
Món Cơm Niêu Cháy Giòn
Khám phá cách nấu cơm niêu truyền thống
Cơm niêu là món ăn truyền thống nổi tiếng của người Việt Nam bởi sự độc đáo trong cách lựa chọn các nguyên liệu và phương pháp nấu cơm đặc biệt. Để có một nồi cơm niêu ngon, bạn cần phải lựa chọn một cách kỹ càng từ nguyên liệu gạo tới những chiếc niêu đất đạt chuẩn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Gạo ngon được lựa chọn kỹ càng
- Một chiếc niêu đất
- Một bó hành lá
- Hạt mè đen
- Bếp củi
Niêu đất như nào sẽ nấu cơm ngon?
Đối với cách làm cơm niêu cháy ngon mà nói thì niêu đất đóng vai trò khá quan trọng, nếu muốn chất lượng cơm khi nấu được thơm ngon.
Bạn nên chọn những chiếc niêu đất được nặn từ đất sét có độ dẻo cao, nung nóng với thời gian dài trong lửa gà.
Vỏ của nồi phải vừa mỏng, vừa cứng để trong quá trình đun nấu với tác dụng của nhiệt độ cao, niêu có thể nở đều và không bị nứt.
Mẹo chọn gạo phù hợp
Cách làm cơm niêu cháy ngon còn tùy thuộc vào từng loại gạo mà bạn chọn.
Cơm niêu ngon nhất khi được nấu từ gạo tám xoan, loại vừa mới được xát, hạt gạo tám dài và nhọn ở hai đầu. Khi nấu sẽ nở thành những hạt cơm trắng bóc, vừa thơm vừa dẻo.
Bí quyết để nấu cơm niêu đạt chuẩn
Nếu nấu cơm niêu theo các phương pháp truyền thống, bạn cần lưu ý liên tục quan sát và điều chỉnh để lượng củi cháy không quá lớn, thường xuyên để ý niêu cơm để tránh tình trạng bị bén nồi, khét. Khi cơm vừa cạn nước, hãy giảm nhỏ lửa và để cơm chín bằng lớp than củi hồng.
Cách nấu cơm nếp bằng bếp ga tại nhà làm 3 loại xôi ngon dẻo
Nấu cơm nếp làm xôi hàng ngày để ăn sáng, làm cho những ngày lễ, tết thắp hương tại nhà tưởng khó nhưng lại vô cùng đơn giản. Cùng tucomcongnghiep.vn học cách nấu cơm nếp bằng bếp ga làm 3 loại xôi phổ biến đơn giản mà ngon dẻo tại nhà nhé.
Nên nấu cơm nếp làm xôi bằng bếp ga hay nồi cơm điện?
Cơm nếp sẽ được nấu làm xôi trắng, hoặc kết hợp với các loại nguyên liệu khác nhau, làm thành các món xôi hấp dẫn như: xôi lạc, xôi đậu đỏ, đậu đen, xôi đỗ xanh, xôi dừa, hạt sen, xôi gấc,… Các loại xôi này đều có thể nấu tại nhà, bằng bếp ga, hoặc nồi cơm điện.
Vậy cách nấu xôi trắng bằng bếp ga hay nồi cơm điện sẽ ngon hơn? Câu trả lời sẽ là bếp ga, bởi:
- Nấu xôi cần phải đảo liên tục để xôi được chín đều, không bị cháy dưới sượng trên. Việc sử dụng nồi bắc bếp giúp bạn đảo tiện hơn.
- Cách nấu cơm nếp bằng bếp ga có thể nấu được những mẻ xôi nhiều hơn so với kích thước nồi cơm điện
- Nấu xôi trắng bằng bếp gas có thể điều chỉnh được nhiệt độ tốt hơn. Trong khi đó đa số các loại nồi cơm điện chỉ có 1 nút bật nấu với 1 mức nhiệt chung.
Ngoài ra, bếp ga cũng chính là giải pháp tốt cho các chị em đang sử dụng nồi cơm điện để nấu nhưng gặp phải trường hợp mất điện. Học cách nấu cơm nếp bằng bếp ga cũng không thừa phải không nào?
Học cách nấu cơm nếp bằng bếp ga cho 3 loại xôi đơn giản sau
Có rất nhiều các loại xôi khác nhau. Tuy nhiên, Viễn Đông sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cơm nếp bằng bếp ga với 3 loại xôi phổ biến: xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi lạc. Các loại xôi khác các bạn có thể áp dụng làm theo.
Cách nấu xôi trắng bằng bếp ga cũng được thực hiện tương tự, thậm chí nhanh hơn bởi chỉ cần dùng gạo nếp mà không cần kết hợp với các nguyên khác.
Cách nấu xôi đỗ xanh
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo nếp: 500gr (cho 4 người)
- Đậu xanh bóc vỏ: 150gr
- Muối trắng: 1/2 thìa cà phê
- 1 nồi nấu bắc bếp ga
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Ngâm đậu xanh và gạo nếp
Mỗi loại bạn cho ngâm ngập nước trong 1 cái chậu/tô lớn trong ít nhất 2-3 tiếng (có thể để ngâm qua đêm). Ngâm lâu thì cơm sẽ càng dẻo.
Sau đó tiến hành vo gạo và đậu xanh thật sạch với 2-3 lần nước. Vớt ra rổ và để ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu cho vào nồi
Trộn lẫn gạo và đỗ xanh với nhau, cho thêm muối trắng đã chuẩn bị vào hỗn hợp rồi cho vào nồi nấu.
Đổ lượng nước ngập trên phần gạo khoảng 1/2 đốt ngón tay nhé. Sau đó đậy vung và đun với lửa vừa. Khi nước trong nồi bắt đầu sôi, hãy mở vung lên và đảo gạo với đậu xanh 1 lượt rồi đậy lại vung và đun lửa nhỏ.
Khi cơm nếp đã cạn nước, vặn nhỏ lửa khoảng thêm 10 phút rồi mới tắt bếp trong lúc này tuyệt đối phải giữ hơi bên trong và không được mở nắp vung ra thì cơm nếp mới chín được.
Sau thời gian này, bạn đã có 1 nồi xôi đỗ xanh ngon dẻo mà nấu cũng vô cùng đơn giản phải không? Bạn có thể bày ra bát, đĩa để thưởng thức luôn. Hoặc ép trong khuôn để bày đĩa thắp hương trong ngày lễ gia đình.
Cách nấu xôi lạc
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Gạo nếp: 500gr
- Lạc: 150gr
- Nước cốt dừa
- Dừa nạo sợi nhỏ: 100gr
- Muối: ½ thìa cà phê
- Đường cát trắng: 50gr
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Ngâm lạc và gạo nếp
Mỗi loại bạn cho ngâm ngập nước trong 1 cái chậu/tô lớn trong khoảng 8 tiếng cho gạo và lạc nở ra. Khi đó xôi sẽ đạt độ dẻo ngon khi nấu chín.
Vo gạo với 2-3 lần nước cho sạch, sau đó để ráo nước. Lạc bạn có thể để nguyên, hoặc có thể tách đôi hạt ra, bóc lớp vỏ vàng bên ngoài cũng được.
Bước 2: Trộn lẫn gạo và lạc
Đổ lạc vào trong chậu chứa gạo nếp đã ráo khô nước. Cho thêm dừa nạo, muối, đường vào cùng đảo đều. Sau đó đổ vào sọt đựng của nồi và san đều ra khắp sọt.
Bước 3: hấp xôi
Sau khi đã đun nước sôi trong nồi hấp, bạn mới cho sọt chứa nguyên liệu vào để hấp. Sau khi đã đồ được 20 phút, mở nắp vung và đảo đều xôi. Bạn có thể cho thêm đường vào lúc này nếu muốn ăn ngọt hơn.
Đồng thời cho thêm nước cốt dừa vào để xôi thơm mùi dừa hơn. Sau đó đậy nắp và đồ thêm trong 10 phút là xong.
Cách nấu xôi gấc
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo nếp: 400gr
- Nước cốt dừa: 1 bát con
- ½ trái gấc
- Muối: ½ thìa cà phê
- Đường, dầu ăn
- 1 thìa rượu trắng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đem ngâm gạo nếp ngập nước trong khoảng 6 tiếng cho hạt gạo được nở. Gấc bổ lấy hạt, sau đó bóp với rượu trắng để hạt gấc được màu tươi, trông màu xôi gấc được đẹp hơn. Bóp kĩ để đến khi hạt gấc chỉ còn phần hạt cứng bên trong.
Bước 2: Trộn gạo nếp với gấc
Đổ gạo nếp vào gấc đã bóp kĩ, sau đó trộn đều kèm muối và 2 muỗng nước cốt dừa. Trộn đều tay đến khi màu được đều nhau. Sau đó cho ra sọt hấp xôi của nồi và san đều gạo ra toàn bộ mặt sọt.
Bước 3: Nấu xôi gấc
Đun sôi nước trong nồi, sau đó mới cho sọt xôi vào nồi để hấp và đậy nắp vung trong 20 phút. Sau đó mở nắp vung đảo xôi đều tay. Nêm nếm và có thể điều chỉnh thêm gia vị cho vừa ý rồi đậy vung hấp tiếp trong 10 phút là xong.
Cơm niêu có cháy giòn, ăn mãi không ngán
Cơm niêu món ăn “quốc hồn quốc tuý” , ai cũng từng ăn qua 1 lần trong đời. Nếu chưa được thưởng thức hãy tìm ngay các quán gần nhà hoặc mua nồi niêu về tự nấu cho gia đình thân yêu
Món cơm từ niêu rất dễ nấu, chỉ cần cho cơm nấu sẵn rồi ” nèn ” vào niêu rồi mở to lửa.
Một lúc là có một mê cơm cháy niêu gang giòn.
Biết đâu bạn có duyên và mở 1 nhà hàng
Món cơm niêu bây giờ rất thịnh hành từ người lớn thuổi đến người trẻ vì món ăn từ cơm gạo không thể thiếu cho dinh dưỡng hàng ngày cửa người việt
Giới trẻ như bọn em, đi làm hay đi học bữa trưa rất cần 1 bát cơm là no bụng đến tối luôn.
Chứ ăn mấy đồ ăn nhanh không được no. Chỉ 1 niêu là đủ sài
Hướng dẫn cách nấu cơm ngon từ nồi cơm điện
Nấu cơm bằng nồi cơm điện là một việc tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng để nấu sao cho ngon và hạt cơm chín đều thì cũng cần có bí quyết đấy nhé! Bí quyết nấu cơm ngon là gì?
Bước 1: Đong gạo chính xác
Đong gạo chính xác
Hầu hết các loại nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác cho một lần nào. Với mỗi cốc có dung tích 150g gạo tương đương với 2 chén cơm. Hoặc bạn có thể dùng lon sữa để đong gạo chính xác cho một lần nấu.
Bước 2: Vo gạo sạch với nước
Một số loại gạo được nhà sản xuất khuyến cáo không cần vo vì trong gạo có một số dưỡng chất quan trọng như Vitamin, sắt… Vo gạo sẽ làm mất đi các dương chất. Nếu như không có ghi chú nào, bạn có thể vo gạo sạch với nước để loại bỏ thuốc trừ sâu, bụi trấu. lưu ý đừng vo sát quá để tránh làm nát gạo và mất đi chất dinh dưỡng.
Bước 3: Ngâm gạo trong 30 phút để cơm chín đều hơn
Ngâm gạo trong 30 phút để cơm chín đều hơn
Nếu như bạn có thời gian, bạn có thể ngâm gạo trong 30 phút để gạo nở đều hơn trong quá trình nấu. Việc này sẽ làm cho cơm ngon hơn, chín đều và không bị nát.
Bước 4: Đong nước phù hợp với lượng gạo
Nguyên tắc nấu cơ bản trong việc đóng nước để phù hợp với lượng gạo là: Số bát gạo = số bát nước thêm ½ chén.
Bước 5: Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu ăn
Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu ăn
Việc này sẽ giúp cho cơm của bạn không bị ám màu, có vàng óng hạn chế việc cơm bị dính. Cơm thơm và có gia vị hơn.
Bước 6: Nấu cơm đúng quy trình
Sau khi đã vo gạo và cho thêm một tí gia vị, bạn lau bên ngoài lồng bằng miếng giẻ khô để đảm bảo bề mặt nồi khô ráo. Sau đó, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm điện. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc.
Bước 7: Ủ cơm trong vòng từ 5 đến 10 phút
Sau khi nấu xong, bạn chuyển nồi cơm điện sang chế độ giữ ấm, lúc này bạn có thể rút điện ra và tuyệt đối không mở nắp trong vòng từ 5 đến 10 phút. Việc này sẽ giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi. Sau đó, mở nắp, xới đều cơm và thường thức một bữa ăn ngon. Chúc các bạn ngon miệng!
Hướng dẫn cách nấu cơm ngon từ nồi cơm điện, cơm dẻo thơm
Nấu cơm bằng nồi cơm điện là việc khá đơn giản, tuy nhiên nấu cơm như thế nào để hạt cơm ngon, dẻo, ngọt, không bị cháy và nát mới là quan trọng. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện, áp dụng cho cả nồi cơ lẫn nồi điện tử.
Để nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Đong gạo theo cốc chính xác
Đong gạoHầu hết nồi cơm điện đều có cốc đong gạo đi kèm để bạn có thể đong chính xác gạo cho một lần nấu, mỗi cốc khoảng 150g gạo tương đương 2 chén cơm, nếu không có bạn có thể tìm hay sử dụng cốc đong gạo riêng để đo lường.
Việc đo lường chính xác bằng cốc giúp cho quá trình đổ nước sau này chuẩn xác hơn, khi nấu sẽ hạn chế xảy ra tình trạng cơm quá nhảo do nhiêu nước, hay quá khô do đổ ít nước.
Bước 2: Vo gạo sạch với nước
Vo gạo.Đọc kỹ hướng dẫn trong bao bì, một số gạo đặc biệt nhà sản xuất khuyến cáo không cần vo vì trong thành phần gạo có thêm một số vitamin, sắt,… vo gạo sẽ làm mất đi những khoáng chất này.
Nếu không có ghi chú nào thêm bạn cần phải vo sạch gạo với nước, loại bỏ các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bụi trấu, để đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Việc loại bỏ tạo chất cũng giúp cơm trông ngon hơn, và tỏa mùi thơm hơn.
Bước 3: Đong nước chuẩn xác với lượng gạo
Lượng nước nấu tùy thuộc vào loại gạo và sở thích của bạn. Nguyên tắc nấu cơ bản là sử dụng tỉ lệ số bát gạo = số bát nước thêm 1/2 chén. Ví dụ bạn nấu 1 bát gạo đong 1.5 bát nước, tương tự 2 bát gạo sẽ đong 2.5 bát nước.
Nếu nồi cơm của bạn có các thang đo nước bên trong, thì nên áp dụng theo vì điều đó sẽ giúp cơm ngon hơn, chuẩn hơn khi nấu.
Bước 4: Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu
Thêm một ít muối, bơ hoặc dầu.Việc này sẽ giúp cơm đẹp, có vàng óng, hạn chế cơm dính, cháy ở đáy nồi và hạt cơm có gia vị. Lưu ý là thêm một lượng ít thôi nhé, không được quá lạm dụng cách này.
Bước 5: Nấu cơm chuẩn xác
Lau bên ngoài lòng nồi bằng miếng giẻ khô, đảm bảo bề mặt nồi khô ráo, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Thao tác này giúp nồi cân bằng hơn trên mâm nhiệt, và nhiệt độ tỏa ra điều trong suốt quá trình nấu giúp cơm chín đều hơn.
Bước 6: Ủ cơm 10-15 phút trước khi ăn
Ủ cơmSau khi nấu xong, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, lúc này bạn có thể rút điện ra và để yên không mở nắp trong vòng 10-15 phút, giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.
Kết thúc quá trình nấu hãy mở nắp, xới đều cơm bằng đũa hoặc que xới cơm. Hạn chế dùng muỗng, vá kim loại xới cơm vì có thể gây bong tróc lớp chống dính của nồi cơm điện.
Với các bước đơn giản giúp nấu cơm ngon trên, hy vọng sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng từng bữa ăn trong gia đình.
Cách nấu cơm ngon bằng nồi cơm điện, cơm dẻo ngon, dinh dưỡng
-
Chuẩn bị 5 phút
-
Chế biến 40 phút
-
Độ khó: Dễ
Nồi cơm điện hiện là một thiết bị rất tiện dụng giúp bạn và gia đình có những bữa cơm ngon. Vậy bạn đã biết cách nấu cơm ngon với nồi cơm điện chưa? Dưới đây, chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH sẽ giới thiệu đến bạn cách nấu cơm ngon, dẻo, dinh dưỡng bằng nồi cơm điện nhé!
Nguyên liệu làm Cơm ngon bằng nồi cơm điện Cho 2 người
Gạo 160 gr (1 cốc) Nước 280 ml Muối 1 muỗng cà phê Giấm ăn 1/2 muỗng cà phê
Cách chọn mua gạo ngon
- Đầu tiên để nấu được cơm ngon, chúng ta cần chọn mua gạo sạch, chất lượng, vào mùa và ngon. Gạo ngon đúng nghĩa là gạo mới, nên chọn gạo theo mùa không nên mua gạo đã để lâu vì như vậy chúng sẽ không còn chất dinh dưỡng, mất đi vị ngọt tự nhiên, không còn mùi thơm vốn có của gạo nữa.
- Khi chọn gạo nên chọn gạo có hạt đều, tròn và bóng. Không nên chọn gạo bị gãy, nát và có màu vàng, đen vì đó là gạo bị hư, để lâu. Không chọn gạo có màu quá trắng hay bị bạc bụng vì rất có thể đó là gạo được tẩy trắng hoặc xát quá kĩ khiến lớp cám gạo bên ngoài bị bay mất.
- Gạo phải có mùi thơm nhẹ nhàng, sẽ ngửi thấy được hương thoang thoảng và không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ.
- Có thể nếm thử gạo để biết được là gạo ngon hay không. Cho hạt gạo vào miệng nhai, nếu gạo có vị ngọt nhẹ, cảm nhận được độ bột bột, thơm thơm thì là gạo ngon.
Cách chế biến Cơm ngon bằng nồi cơm điện
- Đong gạo
Bạn dùng cốc đi kèm nồi cơm điện đong gạo, đong 1 cốc gạo khoảng 160gr cho 2 chén cơm.
Mách bạn: Nếu không có cốc bạn có thể sử dụng lon sữa bò hoặc chén để đong gạo. Thông thường lon sữa bò sẽ có dung tích khoảng 320gr và chén sẽ có dung tích gấp rưỡi khoảng 240gr.
- Vo gạo
Cho nước vào nồi cơm đã có gạo, dùng tay nhẹ nhàng vo gạo rồi khuấy đều để cát bụi, vỏ trấu, sạn còn bám trên hạt gạo, chắt nước ra rồi tiếp tục chế nước sạch vào.
Mách bạn:
- Nhiều người thường vo gạo quá nhiều lần trước khi nấu để gạo sạch hơn, nhưng không biết rằng khi vo gạo nhiều sẽ làm chất dinh dưỡng, chất khoáng sẽ bị hao hụt.
- Do đó, thay vì vo gạo nhiều lần, chúng ta chỉ nên vo 1 lần, nhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất trôi ra là được.
-
3 Đong nước
Tùy loại gạo bạn nấu, và tùy bạn muốn ăn cơm nhão, khô hay vừa mà thêm nước sao cho phù hợp. Trong nồi cơm thường có nấc chia độ, cho thấy nên cho thêm bao nhiêu nước và gạo, bạn có thể áp dụng công thức sau:
- Gạo trắng, hạt dài: 1 cốc gạo cho 1.75 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 280ml nước.
- Gạo trắng, hạt vừa: 1 cốc gạo cho 1.5 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 240ml nước.
- Gạo trắng, hạt ngắn: 1 cốc gạo cho 1.25 cốc nước tương đương 160gr gạo cho 200ml nước
- Gạo lứt, hạt dài: 1 cốc gạo cho 2.25 cốc nước tương đương 240gr gạo cho 360ml nước.
- Gạo đồ (gạo từ thóc ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô): cứ 1 cốc gạo cho 2 cốc nước.
- Với các loại gạo của Ấn Độ như Basmati hay Jasmine, cần ít nước hơn vì cơm nên nấu khô một chút, với mỗi cốc gạo đừng dùng nhiều hơn 1.5 cốc nước.
Mách nhỏ: Bạn có thể ngâm gạo 15 phút trước khi nấu để vừa rút ngắn thời gian nấu và làm cơm dẻo, mềm và thơm hơn.
-
Thêm vài nguyên liệu để nấu cơm ngon hơn
Để cơm được ngon hơn bạn nên cho gia vị vào nước trước khi bạn bắt đầu nấu cơm, như vậy, gạo mới hấp thu được gia vị trong quá trình nấu.
Bạn thêm 1 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê giấm vào nồi cơm hoặc nhỏ 2 – 3 giọt dầu oliu hay dầu mè vào gạo trước khi nấu.
Mách bạn:
- Muối ăn có tác dụng diệt và kháng khuẩn, giấm trắng có tính axit, kết hợp với tính kiềm trong gạo, có thể làm mềm độ cứng bên trong gạo, cho vào sẽ giúp cơm dẻo, đậm đà và thơm hơn. Ngoài ra, giấm còn giúp cho cơm trắng hơn, không bị dính và mùi của giấm sẽ bay khi cơm sôi.
- Việc nhỏ một vài giọt dầu oliu hay dầu mè, bơ vào gạo trước khi nấu sẽ giúp cơm đẹp, có vàng óng, hạn chế cơm dính, cháy ở đáy nồi và hạt cơm có gia vị ngon hơn rất nhiều. Đây đều là cách mà người Nhật đã dùng để tạo ra những chén cơm hấp dẫn.
- Nấu cơm
Lau bên ngoài lòng nồi bằng khăn khô, đảm bảo bề mặt nồi khô ráo, đặt lòng nồi vào trong thân nồi, xoay nhẹ sao cho đáy nồi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Đóng nắp lại, cắm điện và bật công tắc.
Mách nhỏ:
- Trước khi nấu bạn cần để ý rải đều gạo sao cho gạo nằm dưới mực nước. Bạn có thể dùng đũa cả hay muôi nhựa để gạt những hạt gạo còn dính xung quanh thành nồi xuống nước. Không để gạo bám ở thành nồi, có thể gây cháy khi nấu.
- Bạn cũng có thể nấu cơm bằng nước nóng để giúp rút ngắn thời gian và cơm sẽ nở mềm hơn.
- Khi gạo đã ngập trong nước, bạn không cần khuấy. Làm vậy có thể giải phóng tinh bột dư thừa và khiến cơm nhão nhoét hay vón cục.
- Ủ cơm
Khi cơm chín, công tắc sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm. Lúc này, bạn nên để nồi nấu thêm khoảng 10 – 15 phút nữa, việc này sẽ giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.
Sau đó dùng muỗng hay đũa cả xới cơm lên sẽ giúp cơm tơi và cho ra bát để thưởng thức.