LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO – Tập I & II

LUẬN LÝ HỌC PHẬT GIÁO (Tập I và II)
BUDDHIST LOGIC
Tác giả: F. Th. Stcherbatsky
Dịch giả: Tỳ Khưu Thiện Minh
Nhà xuất bản Hồng Đức

Lời tựa

Năm 2008, lần đầu tiên đặt chân hành hương đến Ấn Độ chúng tôi không sao diễn tả hết sự cảm động và hoan hỷ khi viếng thăm các Phật tích như Lumbini, Bodhigaya, Sarath, Kusinara và một số địa danh mà trong suốt những chặng đường trong 45 năm hoằng pháp của Đức Phật đã trải qua. Lần đầu tiên đến Ấn Độchúng tôi có tác ý xây dựng một ngôi chùa Phật giáo Nguyên Thủy để bày tỏ lòng tôn kính của mình đối với bậc Đạo sư và muốn giới thiệu thêm về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè trên thế giới. Hoài bão ấy, chúng tôi và Thượng tọa Tiến sĩ Tường Quang đã thực hiện thành công, ngôi chùa Đại Lộc ở vùng đất Saranath đã khánh thành và đi vào hoạt động năm 2014. Ngày khánh thành có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Hòa thượng Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Namchư tôn đức giáo phẩm của Phật giáo Nguyên Thủy, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, khoảng 300 tăng, ni và hơn 1000 Phật tử trong nước, hải ngoại và hơn 10 đại diện quốc gia các nước Phật giáo tại Ấn Độ đến tham dự. Ở Việt Namchúng tôi đã tổ chức một chuyến chuyên cơ, bay thẳng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Varanasi để cung đón chư tôn đức và phái đoàn Việt Nam đến tham dự lễ. Trong ngày khánh thành có ba đài truyền hình nổi tiếng ở Ấn Độ và báo chí đến đưa tin việc khánh thành và xây dựng chùa Đại Lộc ở Ấn Độ có tầm quy mô. Đặc biệt là có tượng Phật chuyển Pháp luân bằng đá cao 25m.

Từ nhân duyên phát nguyện xây chùa Đại Lộc và cho đến tận ngày hôm nay, mỗi năm chúng tôi đều hướng dẫn tăng, ni và Phật tử đi hành hương, viếng các Phật tích để hỗ trợ việc xây dựng và tổ chức đại lễ dâng y Kathina quốc tế hằng năm vào 15/10 âm lịch. Có những năm đi 3 lần, 2 lần, ít nhất là 1 lần trong năm. Và những lần đi hành hương như vậy, giờ rảnh rỗi trong đoàn, chúng tôi hay ghé vào các quầy sách để mua những loại sách Phật giáo và xem như đó là niềm đam mê của một người tu sĩ.

Ấn Độ là một quốc gia được xếp hạng 12 trên thế giới có người dân đam mê đọc sách. Vì thế sách vở ở Ấn Độ phong phú và đa dạng với nhiều thể loại như văn hóa, chính trị, xã hộitriết họctâm lý và tôn giáoĐặc biệt sách về Phật giáo vô cùng phong phú và có giá bán rất rẻ nên mỗi lần chúng tôi đi hành hương về lúc nào cũng có ít nhất 10 quyển sách ở nhiều thể loại khác nhau. Gần 10 năm qua, chúng tôi có khá nhiều những loại sách quý được mua tại Ấn Độ. Trong những loại sách đó, có quyển Luận lý học Phật giáo (Buddhist logic). Chúng tôi mua quyển này vào năm 2010 và khởi dịch vào năm 2011. Đến cuối năm 2014 mới hoàn thành. Khi hoàn thành, do bận rộn công tác tạp chí Phật giáo Nguyên Thủy và Phật sự của Giáo hội cũng như kinh phí in ấn chưa có nên tạm gác lại. Đầu năm 2016, chúng tôi bắt đầu đọc lại và chỉnh sửa để xuất bản.

Tác giả của quyển sách là một học giả nổi tiếng và nội dung của Luận lý học Phật giáo cũng vô cùng đa dạng và phong phú về tính học thuật triết lý thâm sâu và trình bày những lý luận về tư tưởng Phật giáo nâng tầm nhìn của giới Phật giáo lên một đẳng cấp cao. Luận lý học Phật giáo cũng là giáo trình giảng dạy của Đại học Quốc gia New Delhi tại Ấn Độ. Luận lý học Phật giáo bản tiếng Anh có hai tập. Tập 1 phần giới thiệu tác giả đã khái quát tầm quan trọng của môn luận lý học Phật giáo có 55 trang. Trong phần này, tác giả đã cô đọng những tinh túy về lý luận Phật giáo và đưa ra các học thuyết vô cùng sâu sắc và ý nghĩa. Trong tập 1 này, tác giả trình bày 5 phần. Phần 1 có 8 tiểu mục, phần 2 có 4 chương, phần 3 có 4 chương, phần 4 có 4 chương, phần 5 có 11 tiểu mục, phần kết luậntác giả dành gần 20 trang để tóm lược tập 1. Tập 2 có 468 trang. Phần lời nói đầutác giả dành 101 trang để trình bày những giá trị về logic học Phật giáo với lăng kính suy luận nhận thức và tam đoạn luận. Còn lại hơn 300 trang cho các phụ lục, các chỉ số. Nội dung trình bày khá nhiều về những nguyên lý luận lý học Phật giáo theo Tam tạng kinh điển Pāli và Sanskrit. Truyền thống của Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Phát Triển, qua quyển Luận lý học Phật giáochúng ta càng thấy được sự vĩ đại của Đức Phậttrí tuệ cao siêu và học thuyết của Ngài vững chãi với thời gian lẫn không gian.

Nhận thấy quyển sách có giá trị về mặt học thuật cũng như liên hệ tới việc giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên Học viện Phật giáo Việt Namchúng tôi cố gắng hoàn tất bản thảo để xuất bản vào mùa xuân năm 2017 nhằm để đóng góp cho nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng như thêm tư liệu cho các giảng viên đang giảng dạy môn Luận lý học Phật giáo và các sinh viên có thêm tài liệu để nghiên cứu cho môn học này vì Luận lý học Phật giáo là một đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam.

Lần đầu tiên xuất bản một thể loại luận lý học Phật giáo mới mẻ này, chắc chắn không sao không có khuyết điểm. Xin các thiện hữu trí thức góp ý để kỳ tái bản được hoàn thiệnChúng tôi xin cám ơn cô Cẩm Tú và cô Mỹ Hạnh đã đọc lại bản dịch và góp ý chỉnh sửa những chỗ thích đáng. Mong rằng món quà tinh thần này sẽ đến tay quý độc giả để chào đón kỷ niệm Đai lễ Tam hợp Phật lịch 2561 dương lịch 2017, góp phần công đức cúng dường lên đức Từ phụ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni kính yêu.

Thủ Đức, ngày 28 tháng 3 năm 2017
Tỳ Khưu Thiện Minh