PHƯƠNG PHÁP ĂN CHAY VÀ ĂN NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG
PHƯƠNG PHÁP ĂN CHAY VÀ ĂN NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG
Ăn chay đã trở thành một thói quen được nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Họ thực hiện chế độ ăn chay với nhiều lý do khác nhau như vấn đề tôn giáo, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ quyền động vật hoặc đơn giản là họ muốn thay đổi khẩu vị.
Hiện nay, có 2 phương pháp ăn chay phổ biến đó là Ăn chay trường và Ăn chay kỳ. Vậy 2 phương pháp ăn chay này khác nhau như thế nào, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Ăn chay mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Phương pháp ăn chay trường là gì?
Ăn chay trường hay còn được biến đến với tên gọi khác là trường trai, đây là phương pháp ăn chay thường xuyên, mỗi ngày và đến suốt đời. Bạn hoàn toàn ăn chay và loại bỏ những thực phẩm từ động vật ra khỏi bữa ăn của bạn. Những trường hợp ăn chay trường thường là những người theo Phật giáo, Phật tử, những người đã xuất gia và những người yêu thích ăn thực vật.
Phương pháp ăn chay kỳ là gì?
Ăn chay kỳ là phương pháp bạn sẽ ăn chay vào một ngày cố định của mỗi tháng hoặc tháng cố định của mỗi năm sau đó lại trở về ăn mặn. Tùy vào sở thích, sự tự nguyện của mỗi người mà họ có thể tự lập ra thời gian ăn chay cho riêng mình.
Ăn chay kỳ thường có những loại như sau:
- Nhị trai: Ăn 2 ngày (mồng một và rằm âm lịch)
- Tứ trai: 4 ngày (1,14,15,30 âm lịch)
- Lục trai: 6 ngày (1,8,14,15,23,30 âm lịch)
- Thập trai: 10 ngày (6 ngày trên và thêm 18, 24, 28, 29 (tháng thiếu thì là 27, 28)
- Nguyệt trai: ăn chay tháng, hoặc 1, hoặc 3, hoặc 6 tháng tùy theo sự phát nguyện.
Phương pháp ăn chay như thế nào là đúng cách và không để thiếu hụt chất dinh dưỡng
Thực chất, ăn chay rất có lợi cho sức khỏe kể cả trẻ em và người già. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên rằng những người ăn chay nên chú ý vào thực đơn ăn chay của mình được hoàn mỹ nhất, đầy đủ các dưỡng chất như protein, vitamin, chất xơ, axit béo Omega 3-6-9 và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.
Một bữa ăn chay như nào là đúng? Đó là một bữa ăn đầy đủ những nhóm chất như tinh bột – đạm – dầu – trái cây. Những bữa ăn phải được cân bằng những nhóm chất này để có thể bổ sung đầy đủ những dưỡng chất. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều trái cây tươi để cung cấp nhiều Vitamin C giúp quá trình hấp thu chất Sắt trong thức ăn diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung các chất như Sắt, kẽm,….bằng một số cách như sau:
- Nên ăn 5 phần rau, trái cây mỗi ngày (mỗi phần tương đương 90gr) nhằm bổ sung chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng.
- Bổ sung Carbohydrate có nguồn gốc từ gạo, lúa mì, ngũ cốc, khoai tây. Carbohydrate giúp tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể con người
- Cung cấp Protein, canxi, Vitamin B12,… bằng các thực phẩm sữa đậu nành, phô mai, Yaourt. Lưu ý nên chọn những loại ít đường và ít chất béo
- Thay thế nguồn đạm từ thịt bằng các loại đạm thực vật như đậu hũ, đạm chay khô,..
- Sử dụng chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu thực vật,…là những chất béo có lợi hơn so với chất béo từ nguồn động vật
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp với những thực phẩm chức năng bổ sung các dưỡng chất.
Nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm để không thiếu hụt chất dinh dưỡng
Thay đổi thường xuyên thực đơn món chay mỗi ngày cũng là cách giúp bạn vừa có được chế độ ăn chay lành mạnh mà cơ thể vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Những loại thực phẩm như rau củ, trái cây bạn không nên mua quá nhiều để dự trữ trong tủ lạnh, vì như vậy dễ dẫn đến tình trạng rau củ, trái cây bị hư hỏng hoặc không còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng vốn có của nó.
Giới thiệu một số thực đơn món chay dành cho bạn
Nếu bạn không biết nên ăn những món chay gì trong một tuần để đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể thì chúng tôi xin chia sẻ tới bạn thực đơn món chay dành cho 1 tuần. Bạn có thể áp dụng ngay hôm nay.
Thứ 2:
- Sáng: Bún xào chay
- Trưa: cơm, canh bí đỏ, đậu hũ kho
- Chiều: cơm, canh rau ngót, nấm kho và ăn thêm trái cây tráng miệng
Thứ 3:
- Sáng: Mì bò chay
- Trưa: cơm, canh rau muống luộc, đậu hũ chiên
- Chiều: Cơm, canh khổ qua, rau xào và tráng miệng bằng chuối
Thứ 4:
- Sáng: Bún bò huế chay
- Trưa: Cơm, rau củ kho quẹt, canh mồng tơi
- Chiều: Cơm, canh bí xanh, đậu phộng rang, dưa hấu
Thứ 5:
- Sáng: Phở chay
- Trưa: Cơm, đậu hũ sốt cà chua, canh cải xanh
- Chiều: Cơm, canh bí luộc, su su xào, bưởi
Thứ 6:
- Sáng: Bún riêu chay
- Trưa: Cơm, rau cải xào thập cẩm, canh rau dền
- Chiều: Cơm, bò lá lốt chay, canh nấm đậu hũ, xoài
Thứ 7:
- Sáng: Bánh bao chay
- Trưa: Cơm, canh cà chua nấm, súp lơ xào cà rốt
- Chiều: Cơm, đậu hũ sốt nấm, canh chua nấm, ổi
Những món chay được chế biến với màu sắc bắt mắt giúp kích thích vị giác
Như vậy, để duy trì được lối sống lành mạnh bạn phải thực hiện được một chế độ ăn chay đúng cách với đầy đủ những loại thực phẩm đa dạng đảm bảo cung cấp những dưỡng chất mà cơ thể cần. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ chọn được cho mình một phương pháp ăn chay phù hợp với bản thân và có được một lối sống khỏe mạnh.
Nguồn: https://aulac-vegan.com/co-may-phuong-phap-an-chay-va-an-nhu-the-nao-la-dung/