BỒ TÁT HẠNH Ý NHỊ UYÊN THÂM
Đạo đức dân tộc tha hóa – hỗn loạn, Phật Giáo Việt Nam suy thoái – tan tác, Gia Đình Phật Tử Việt Nam đang từng bước bị bức hại. Người Huynh trưởng GĐPTVN có tâm huyết với tiền đồ tổ chức – đạo pháp – dân tộc, xót xa đau đớn đến vô cùng!
Đứng trước bối cảnh lịch sử thương đau, trên hành trình thực tập Bồ tát hạnh ý nhị uyên thâm, nối tiếp chí nguyện truyền đăng mà Chư Tôn Đức Cố Vấn và các anh – chị trưởng bối đi trước truyền trao. Ý thức sứ mệnh thiêng liêng, phát đại nguyện thị hiện dấn thân, vững bước nhập thế đem đạo vào đời, góp phần tích cực hướng dẫn tuổi trẻ – Đoàn sinh GĐPTVN, phát khởi tín tâm, hướng tới thiện hóa cuộc sống. Từ tục đế, Huynh trưởng GĐPT tu học tư tưởng đại thừa Duymacật. Bằng trí tuệ siêu việt và nghị lực tự thân vững chãi, vân dụng bất tư nghì giải thoát, đạt đến vô thượng bồ đề – hoa khai bát nhã – nhất chân phi sắc phi không, nhập thế chuyển hóa xã hội, kiến lập trường tồn cảnh giới tòng lâm GĐPTVN – tịnh độ Phật quốc ngay tại uế độ ta bà này
Tư tưởng Duymacật được hình thành trên tinh thần Bát nhã – tánh không, bàng bạc lý diệu hữu Hoa nghiêm. Hiện tượng có chi phối bởi quy luật vô thường, nhưng chân như vẫn vĩnh hằng tồn tại – bất biến
“Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết
“Đêm qua sân trước một nhành mai”
– Mãn Giác thiền sư –
Mặc dù mùa Xuân đã đi qua, hoa kia có rụng hết. Nhưng có ngờ đâu, còn có một nhành mai!
Chúng ta may mắn thay! diễm phúc còn có sự hiện diện hi hữu của một thực thể trẻ trung, đó là Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Đang nhận sứ mệnh thiêng liêng, làm công tác thuần túy văn hóa – giáo dục – đạo đức tâm linh. Được các anh các chị trưởng bối đi trước dày công truyền thừa, qui tụ nhiều thế hệ Huynh trưởng Phật tử, ắp đầy nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến – hi sinh bảo tồn – duy trì mạng mạch Như Lai
Đứng trước phong ba bảo táp, thốc vào cuộc sống cuồng loạn, làm xáo trộn thuần phong – đạo đức, nếp sống dịu hiền – trầm tĩnh vốn có của dân tộc Việt Nam. Thế hệ hôm nay phải biết quay về, tìm lại cội nguồn truyền thống tâm linh, tinh thần văn hóa của Tổ tiên xưa, mà hãnh diện, mà xót xa trân quí !
Nếp sống trãi nghiệm tốt đẹp của bao lớp tiền nhân, kinh qua biết bao thời đại, các thiền sư – thiện sĩ tri thức. Phật giáo Việt Nam luôn luôn xả kỉ – vị tha, kề vai gánh vác nguy nan, cởi lên trên đầu sóng ngọn gió, hi sinh xả thân vì đại nghĩa, cứu nguy đất nước – đạo pháp trong dầu sôi lửa bỏng, đưa dân tộc thoát khỏi ách xiềng gông – nô lệ bị trị, đem yên vui – thanh bình cho thế hệ con cháu mai sau
Đứng trước làn sóng cuồng loạn của nền văn minh khoa học, đang khủng bố tinh thần nhân loại, đẩy con người chênh vênh bên hầm lửa tự hủy diệt. Phập phòng âu lo, không biết rồi đây, lò lửa to lớn ấy sẽ bùng nổ, phủ trùm – hủy diệt cả thế giới này thành tro bụi
Hãi sợ trước sự tàn phá kinh khủng, sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Các nhà khoa học đang ráo riết tìm kiếm phương cách lấp liếm, vá lại những sai lầm đã bị rách nát tồi tệ…
Bất lực trước tinh thần đạo đức xuống cấp trầm trọng, nhân loại có nguy cơ đi dần đến thoái hóa diệt vong. Đa số những nhà tri thức phương Tây, đang thiết tha nhìn về phương Đông, kì vọng ở đây có một ánh sáng mới, làm chỗ dựa tinh thần, có căn bản đạo đức kì vĩ, đủ năng lực huyền nhiệm chuyển hóa – tạo nên một nền tảng mới mẻ về cuộc sống cao đẹp hơn, có í thức cộng động hơn. Con người sống mà “biết sống” cho mình và sống cho mọi người, thì chắc chắn con người ấy, sẽ tìm ra một “ý nghĩa sống” trọn vẹn, biết trân trọng – yêu quí cuộc sống vị tha
“Phụng sự chúng sinh, là thiết thực cúng dường chư Phật”
“Hoàn thành nhân cách đạo đức, tức là Phật Đà”.
Văn hóa Phật giáo há không phải là một cuộc dấn thân, tạo nên một nền tảng khai phóng, giáo dục đạo đức kì vĩ – tuyệt bích ! Những đóa hoa Ưu Đàm rực rỡ tươi đẹp của các thiền sư – thiện sĩ thời Lý – Trần, đem lại cho dân tộc những hạt châu long lanh, đã được cọ xát giữa dòng đời, tạo nên một dòng sống, một nguồn văn hóa đạo đức tỏa sáng hào quang rực rỡ, từ nguồn tinh hoa này, đã định hướng cho toàn thế giới. Nhân loại được diễm phúc tắm mình trong nguồn Phật chất vô biên, sẽ được an lạc hoàn toàn, nhân gian này sẽ trở thành tịnh độ vĩnh cữu
Phan Chu Trinh rất tin tưởng ở sự đóng góp tích cực to lớn của Phật giáo cho nước nhà: “Nước Đại Nam chúng ta, ngày nay sở dĩ yếu hèn, là vì thiếu tinh thần tôn giáo. Tôn giáo luôn cho ta đức hy sinh, coi nhẹ tính mạng, phá sản vì đạo. Không có tinh thần tôn giáo, chúng ta không biết cương cường, xả thân vì nghĩa, chỉ bo bo giữ cái lối sống của mình. Nay bà con thử xét, đời Trần, sao dân tộc ta hùng dũng như vậy, chẳng phải là nhờ đạo Phật ở ta, thời đó rất thịnh ư ? Nhờ cái tinh thần tôn giáo của ta ư ?”
han Khôi không phải là Phật tử, nhưng ông đã đồng tình: “Vào thuở nhà Lý, nhà Trần, đạo Phật tràn ngập cả nước, chùa chiền khắp nơi, thầy tu làm dân tráng. Nhưng nước nhà chưa hề có cái vẻ tích nhược như hồi Lê trung hưng hay Nguyễn thống nhất, là thời Nho học thịnh hành. Trái lại, nhà Lý – nhà Trần mạnh lắm, dân khí còn hăng lắm, mấy phen giặc Tàu sang, chúng ta đuổi như đuổi vịt. Lịch sử là cái chứng minh lắm, không ai cải được. Nó đã làm bằng chứng cho Phật giáo. Không phải là một thứ như thuốc phiện, làm mòn yếu con người” ./-