Cái Tôi Không Thực Thể
CÁI TÔI KHÔNG THỰC THỂ
Từ khi cất tiếng khóc tu oa vào đời, phản ứng tự nhiên của các hiện tượng sinh – vật lý: Đói khát – đau nhức – nóng lạnh đã làm cho bé bật khóc:
“Thảo nào khi mới chôn nhau
“Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra !”
-Cung oán ngâm khúc-Nguyễn Gia Thiều-
Nhờ vào giác quan cảm nhận được: Hình ảnh – âm thanh – mùi vị – xúc giác – dễ chịu – sướng khổ – sợ hãi – buồn vui. Trí nhớ nhỏ bé phát triển dần theo thời gian, tích lũy phân biệt – nhận thức được mình là ai, ý thức cái tôi hiện hữu tương quan xã hội.
“Nhơn chi sơ tánh bổn thiện”
-Tam Tự Kinh-
Bản tánh con người sinh ra vốn thiện, nhưng
“ Tánh tương cận, tập tương viễn”
-Luận Ngữ-Khổng Tử-
Tùy vào môi trường sống, sự tiếp thu giáo dục, ảnh hưởng của xã hội, tạo nên nhận thức – ý thức phức tạp. Trôi dài theo năm tháng, trong cái hình hài bé nhỏ, hình thành nên cái tôi cá thể khác biệt, cái bổn tánh thiện thuở ban đầu không còn nữa. Do ảnh hưởng môi trường sống, hình thành tạo nên bản chất:
– Tham: Ham muốn, chiếm đoạt – sở hữu, thỏa mãn cho riêng tôi.
– Sân: Nóng giận, dẫn đến bạo lực.
– Si: Mê muội, không trí tuệ, không hiểu biết lẽ phải.
Y thức bắt đầu hoạt động, là lúc đối mặt đương đầu, đối kháng với thực tại cam go. Từ những ức chế tìm tàng, những bất công vây bủa nghiệt ngã của xã hội, hình thành nên những định kiến – ngã chấp. Tự tạo nên một khuôn mặt, một cá tính, một phong cách lập dị khác. Cảm thấy bị đối sử bất công – đời sống bị đe dọa, dẫn đến bất đồng – bất mãn. Để tự vệ, phản ứng tạo nên những cuộc bùng nổ vùng lên, đập phá – gào thét, để thỏa mãn cá tính điên loạn ngông cuồng tư kỉ. Hoặc dẫn đến tự ti – mặc cảm, buồn chán – khép kín nội tâm. Ngã ái được hình thành, chỉ biết có tôi, tôi là tất cả. Cái tôi vị kỉ tác động lên xã hội, làm xung động tha nhân, nhiễu nhương – bất an toàn xã hội.
Để hình thành nhân cách theo chiều hướng xã hội, nhiều chủ thuyết được đặt ra, nhằm mục đích áp đặt – nhồi nhét, chỉ biết hưởng thụ – lãnh cảm trước cộng đồng, biến cái tôi cá thể, mất tự chủ, phục vụ cho cái tôi giai cấp.
Giáo dục để hướng tới tiêu chuẩn tối ưu, hình thành nhân cách hướng thiện đạo đức không phải là dễ. Muốn được vậy, nền giáo dục không còn khép kín mang tính kinh viện mù quáng – không thực tại, mà phải đầy đủ tố chất nhân bản tự giác vượt trội, nuôi dưỡng sức sống tự chủ, giữ gìn khí tiết, nẩy mầm vị tha, vươn tới nhân văn cộng động, vận hành – thúc đẩy xã hội thăng hoa vươn lên – hiện đại hóa kiến thức – phát triển tuệ giác siêu việt.
Nhân bản là một thế giới quan luân lý giá trị nhân văn, bao dung tự chủ cộng sinh, tự tin vững vàng – mạnh mẽ – sáng tạo. mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật duyên sinh giả hợp. Thao thức – tâm huyết, quyết định dấn thân, đảm trách sứ mệnh đi tìm chân lý trung hòa – ánh sáng đạo đức tương hợp, để phụng sự công ích dân sinh. Bác bỏ hệ thuộc siêu nhiên, chối từ ngoại giới mơ hồ, lý thuyết vong bản vô tưởng. Tập trung nâng cao đặc tính bản chất tìm tàng, khắn khít tình người, tôn trọng phẩm giá – nhân chủ – tự do con người ./-