DÂN TỘC – ĐẠO PHÁP – GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
NỖI ĐAU TRI THỨC
– Phan Văn Huy Tâm –
Qua pháp thoại: Huynh Trưởng GĐPTVN Với Đạo Pháp Và Dân Tộc của Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh.
(http://www.gdptthegioi.org/modules.php…….)
Tác giả kính mượn lời và ý pháp thoại, viết nên cảm xúc:
1. Thời kì nguyên sử ( 2879 – 111 CN
• Năm 2819 trc CN : người Việt cổ hình thành (lấy tên Bách Việt). Chiến tranh Tần Sở nổ ra, người Hoa Hạ xâm lược nước ta) Người Bách Việt bị mất lãnh thổ và bị đồng hóa với người Hoa Hạ. Số ít bộ phận người Bách Việt tách thành nước Văn Lang.
• Từ năm 257 – 208 TCN, Thục Phán, thủ lĩnh người Âu Việt hợp nhất với nước Văn Lang của Lạc Việt, đặt quốc hiệu nước là Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. Thời kỳ này lịch sử được tái hiện thông qua lăng kính truyền thuyết với việc An Dương xây thành Cổ Loa.
• Năm 208 Triệu Đà xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương xụp đổ, Triệu Đà lên ngôi lập ra nhà nước Nam Việt.
•Năm 208 Triệu Đà xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương xụp đổ, Triệu Đà lên ngôi
•Năm 208 Triệu Đà xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương xụp đổ, Triệu Đà lên ngôiNăm 208 Triệu Đà xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương xụp đổ, Triệu Đà lên ngôi lập ra nhà nước Nam Việt.
•Năm 208 Triệu Đà xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương xụp đổ, Triệu Đà lên ngôilập ra nhà nước Nam Việt
2. Thời kì Bắc thuộc lần 1, 2,3
• Năm 113, nội tình nhà Triệu rối ren, nhà Hán thừa cơ đưa quân sang đánh Nam Việt, đổi tên Nam Việt thành Giao Chỉ.
• Từ năm 207 TCN – 39 SCN, Việt Nam sống dưới ách đô hộ của nhà Hán.
• Từ 40 – 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sau thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh.
• Năm 41, Mã Viện mang 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Năm 43, Hai Bà Trưng thất bại, phải nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết.
• Từ năm 43 – 543, Việt Nam sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Thời gian này có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống quân Đông Ngô. Bà Triệu tự xưng là Đại Hải Bà Vương, đánh nhau với tướng Đông Ngô là Lục Dân nhưng thất bại.
• Từ năm 544 – 548, khởi nghĩa của Lý Bí 544, Lý Nam Đế xưng vương, đặt tên nước là Vạn Xuân.
• Từ năm 548 – 571, Triệu Quang Phục tiếp tục kháng chiến chống quân Lương và lên ngôi vua là Triệu Việt Vương.
• Từ 571 – 602, Lý Phật Tử, họ hàng với Lý Nam Đế tiêu diệt Triệu Việt vương và lên ngôi. Thời kỳ này phong kiến phương Bắc là nhà Tùy sang xâm lược. Lý Phật Tử đầu hàng, Việt Nam bị nhà Tùy đô hộ.
• Năm 722, khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Sau này, cuộc khởi nghĩa thất bại, nước ta chịu sự đô hộ của nhà Đường.
• Từ 791 – 802. Khởi nghĩa Phùng Hưng thắng lợi. Năm 802, nhà Đường tấn công, Việt Nam lại chịu sự đô hộ của nhà Đường.
3. Thời kì quân chủ tự chủ (905 – 938)
• Từ 905 – 938, thời kỳ xây nền tự chủ bắt đầu với chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. Sau đó tiếp nối là Khúc Thừa Hạo, Khúc Thừa Mỹ, Dương Đình Nghệ.
• Từ 939 – 944, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lên ngôi vua và đóng đô ở Cổ Loa.
• Từ 944 – 950, Dương Tam Kha cướp ngôi và xưng vương.
• Từ 950 – 965, thời kỳ Hậu Ngô vương. Con của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua cho nhà Ngô.
• Từ 966 – 968, loạn 12 sứ quân.
• Từ 968 – 980, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lên ngôi, hiệu Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm kinh đô. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết, con là Đinh Toàn mới sáu tuổi được triều thần đưa lên ngôi.
• Từ 980 – 1005. Nhà Tống xâm lược Việt Nam, thái hậu Dương Vân Nga, mẹ của Đinh Toàn mời Lê Hoàn lên ngôi để chỉ huy nhân dân chống Tống. Lê Đại Hành lên ngôi, đóng đô ở Hoa Lư năm 1005, Lê Đại Hành mất.
• Từ 1005 – 1009, thời đại của Lê Trung Tông và Lê Ngọa Triều.
• Từ 1010 – 1028. Lý Công Uẩn được triều thần tôn lên ngôi hoàng đế sau khi Lê Ngọa Triều mất. Năm 1010, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) cho dời đô về Thăng Long (Hà Nội ngày nay), mở đầu cho thời kỳ phát triển văn hóa Thăng Long.
• Từ 1028 – 1054, triều đại của Lý Thái Tông.
• Từ 1054 – 1072, triều đại của Lý Thánh Tông.
• Từ 1072 – 1128, triều đại của Lý Nhân Tông. Thời kỳ này gắn với các chiến công của Lý Thường Kiệt đánh quân Tống và các thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của Thái sư Lê Văn Thịnh.
• Từ 1128 – 1138, triều đại của Lý Thần Tông.
• Từ 1138 – 1175, triều đại của Lý Anh Tông. Thời kỳ này, triều chính rối loạn nhưng nhờ có các trung thần nên cơ đồ nhá Lý vẫn được giữ vững
• Từ 1176 – 1210, triều đại của Lý Cao Tông. Thời kỳ này chính sự đổ nát, giặc giã, đói kém liên miên. Nhà Lý bắt đầu suy thoái.
• Từ 1211 – 1225, triều đại của Lý Huệ Tông và Chiêu Hoàng. Thời kỳ này triều chính rối ren, lòng người ly tán, nhà Lý không còn đảm đương được vai trò lịch sử nữa. Trần Thủ Độ cùng những người thân tín trong họ nhà Trần làm một cuộc đảo chính cung đình hợp pháp, thông qua các cuộc hôn nhân giữa công chúa Chiêu Thánh và Trần Cảnh, bắt ép công chúa nhường ngôi cho chồng.
Từ 1225 bắt đầu triều đại nhà Trần.
• Từ 1225 – 1258, triều đại của Trần Thái Tông. Năm 1258, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Dân ta đã dùng chiến tranh du kích, vườn không nhà trống để tiêu hao sinh lực địch, sau đó tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu. Quân Nguyên thua, phải rút chạy về nước.
• Từ 1258 – 1278, triều đại của Trần Thánh Tông. Thời kỳ này triều Trần khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở mang các điền trang thái ấp, mở các khoa thi để lựa chọn nhân tài, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với triều đình phong kiến phương Bắc.
• Từ 1279 – 1293, triều đại của Trần Nhân Tông. Năm 1285, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai. Các vua Trần tổ chức hội nghị quân sự ở Bình Than, tập trận ở Đông Bộ Đầu đồng thời tổ chức hội nghị Diên Hồng, hỏi ý kiến các bô lão xem nên “hòa” hay nên “đánh”. Sau các chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vạn Kiếp, tháng 6-1285, giải phóng kinh đô Thăng Long. Năm
• 1288, kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba. Sau trận chiến trên sông Bạch Đằng, đất nước được giải phóng. Chiến thắng lịch sử gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
• Từ 1293 – 1314, triều đại của Trần Anh Tông. Đây là một thời kỳ thái bình thịnh trị của vương triều Trần.
• Từ 1314 – 1329, triều đại của Trần Minh Tông.
• Từ 1329 – 1341, triều đại của Trần Hiến Tông.
• Từ 1341 – 1369, triều đại của Trần Dụ Tông. Chính sự bắt đầu đổ nát, gian thần
• rất nhiều.
• Từ 1370 – 1372, triều đại của Trần Nghệ Tông. Quân Chiêm Thành đánh vào kinh đô, nhà vua phải lánh nạn. Sau đó nhường ngôi cho em là Trần Duệ Tông.
• Từ 1372 – 1377, triều đại của Trần Duệ Tông. Vua đem quân đi đánh Chiêm Thành và chết trong chiến trận.
• Từ 1377 – 1388, triều đại của Trần Phế Đế. Hồ Quý Ly bắt đầu thao túng triều đình.
• Từ 1388 – 1398, triều đại của Trần Thuận Tông. Thời kỳ này quyền hành thực chất nằm trong tay Hồ Quý Ly.
• Từ 1398 – 1400, triều đại của Trần Thiếu Đế. Năm 1400, Hồ Quý Ly ép Thiếu Đế nhường ngôi. Triều đại nhà Trần chấm dứt.
• Từ 1400 – 1401, triều đại Hồ Quý Ly. Nhiều cải cách táo bạo được thực thi như mở mang thi cử, phát hành tiền giấy tăng cường quân đội thường trực, định ra hình luật. Tuy nhiên các cải cách này không được sự ủng hộ của toàn dân.
4. Thời kì Bắc Thuộc lần 4
• Từ 1401 – 1407, triều đại Hồ Hán Thương nhưng thực chất Hồ Quý Ly vẫn cầm quyền. Quân Minh sang xâm lược.
• Từ 1407 – 1414, thời kỳ hậu Trần gồm các triều đại của Giản Định Đế và Trùng Quang Đế chống quân Minh nhưng không thành công.
5. Thời kì quân chủ trung hưng
• Từ 1428 – 1433, thời kỳ mở đầu triều đại Lê Sơ bắt đầu từ triều đại của Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Năm 1418, Lê Lợi khởi binh. 1427 quân Minh thua phải rút quân. 1428 Nguyễn Trãi thay mặt vua viết “Bình Ngô đại cáo”, một bản tuyên ngôn độc lập của nước ta, khẳng định chủ quyền, cương vực, đánh dấu một sự phát triển mới trong lịch sử dựng và giữ nước.
• Từ 1433 – 1442, triều đại của Lê Thái Tông. Thời kỳ này có một vụ án lịch sử lớn: “Tru di Tam tộc” Nguyễn Trãi.
• Từ 1442 – 1459, triều đại của Lê Nhân Tông. Thời kỳ có loạn Lê Nghi Dân, nhà vua bị giết năm 19 tuổi.
• Từ 1460 – 1497, triều đại của Lê Thánh Tông. Đây là thời kỳ thịnh trị của triều Lê với sự ra đời của bộ luật Hồng Đức – một bộ luật hoàn chỉnh, có nhiều điểm tiến bộ.
• Từ 1498 – 1504, triều đại của Lê Hiến Tông.
• Từ 1504 – 1509, triều đại của Lê Túc Tông, sau đó là Lê Uy Mục.
• Từ 1509 – 1516, triều đại của Lê Tương Dực. Nhà Lê suy thoái.
• Từ 1516 – 1522, triều đại của Lê Chiêu Tông. Đại thần Mạc Đăng Dung phế Lê Chiêu Tông, dựng Lê Cung Hoàng lên ngôi.
• Từ 1522 – 1527, triều đại Lê Cung Hoàng nhưng quyền hành thực chất nằm trong tay họ Mạc.
6. Thời kì chia cắt
• Từ 1527 – 1529, Mạc Đăng Dung lập nên triều Mạc.
• Từ 1530 – 1592, các triều đại Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, Mạc Phúc Nguyên, Mạc Mậu Hợp.
• Từ 1533 – 1578, thời kỳ nhà Lê Trung Hưng bắt đầu từ Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Du Phường, Lê Thuần Tông, Lê Yý Tông, Lê Hiển Tông, Lê Chiêu Thống. Sau 50 nội chiến Lê – Mạc, nhờ Trịnh Tùng Mạc Mậu Hợp bị bắt. Nhà Mạc chấm dứt. Vai trò của nhà Trịnh nổi lên và bắt đầu thời kỳ vua Lê, Chúa Trịnh. Thời kỳ cuối cùng của nhà Lê Trung Hưng, triều chính nát bét. Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp Trịnh, đưa Lê Duy Cận lên làm giám quốc. Lê Chiêu Thống vì quyền lợi cá nhân sang cầu viện nhà Mãn Thanh. Quân Thanh kéo quân vào xâm lược Việt Nam.
• Năm 1789, trận Đống Đa. Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã chiến thắng quân Thanh, giành độc lập cho Tổ quốc.
Từ 1545 – 1788, triều đại của nhà Trịnh nắm thực quyền bên cạnh sự tồn tại của vua Lê và Chúa Nguyễn Đàng trong (bắt đầu từ chúa Nguyễn Hoàng – 1558).
• Năm 1548 Trịnh Kiểm bắt đầu nắm quyền binh. Triều đại của Trịnh Kiểm bắt đầu từ 1545 – 1570. Tiếp đó là các chúa Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Can, Trịnh Cương, Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Khải và Trịnh Bồng.
• Từ 1672 có sự phân chia Đàng trong (chúa Nguyễn) và Đàng ngoài (chúa Trịnh + Vua Lê) lấy sông Gianh làm giới tuyến.
• 1782 loạn kiêu binh. Sự kiện này được miêu tả rất rõ trong tiểu thuyết lịch sử – “Hoàng Lê nhất thống chí”.
• 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Bắt đầu từ đây, nhà Nguyễn khởi nghiệp với 9 đời chúa là Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Thụ, Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Phúc Thuần. Tới năm 1174, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân đặt quan cai trị Thuận Hóa. Nguyễn Phúc Thuần chết, kết thúc giai đoạn lịch sử 9 chúa Nguyễn Đàng trong.
Từ 1778 – 1802, triều đại Tây Sơn.
• Năm 1771, anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) phất cờ khởi nghĩa. Nhà Tây Sơn hòa hoãn với chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn.
• 1778 Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, lập nên triều đại Tây Sơn.
• 1784 Nguyễn Ánh sang cầu viện Xiêm. Nguyễn Huệ đánh tan quân Xiêm ở trận Rạch Giầm – Xoài Mút.
• 1786, Nguyễn Huệ ra Thăng Long diệt Trịnh phù Lê.
• 1788, Lê Chiêu Thống dẫn đường quân Thanh vào xâm lược nước ta.
• 1789, Nguyễn Huệ chỉ huy quân đại quân đánh tan quân Thanh ở Ngọc Hồi, Đống Đa.
• 1792 vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) từ trần. Từ đây triều đại Tây Sơn bắt đầu suy thoái.
• Từ 1793 – 1802, triều đại của Cảnh Thịnh (con vua Quang Trung). Chính sự rối loạn do nhà vua tin lời gian thần.
• 1800 Nguyễn Ánh đánh Quy Nhơn.
• 1801 Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân.
• 1802 Nguyễn Ánh đánh kinh thành Thăng Long. Triều Tây Sơn chấm dứt.
7. Thời kì quân chủ thống nhất
• Từ 1802 – 1945, triều đại của nhà Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Ánh (Gia Long). Nếu tính cả các chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (1558) nhà Nguyễn tồn tại ở miền Nam 367 năm.
• 1802, sau khi diệt xong nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
• 1815 bộ “Quốc triều hình luật” được ban hành.
• Từ 1820 – 1840, triều đại của Minh Mạng.
• Năm 1821, dựng lại Quốc Tử Giám, mở thi hội và thi đình. Thực thi các chính sách khuyến nông, tìm hiểu kỹ thuật đóng tàu của châu Âu. Về ngoại giao: thần phục nhà Thanh, nhưng nghi kỵ Pháp nên có hàng loạt chính sách cấm đạo.
• Từ 1841 – 1847, triều đại của Thiệu Trị.
• Từ 1847 – 1883, triều đại của Tự Đức.
8. Thời kì thuộc địa
• 1858 Pháp nổ súng xâm lược Nam Kỳ.
• 1858, tiếng súng thực dân Pháp bắn thẳng vào cửa biển Đà Nẳng, mở đầu trang sử thực dân.
• 1862, người Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông – Nam Phần.
• Năm1867 người Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây – Nam phần.
• Năm1883 – 1884 những hoà ước Kỷ Mùi, hòa ước Patrenode hợp thức hóa sự đặt ách thống trị của người Pháp lên đất nước VN.
• 1885 hòa ước Patơnốt, Việt Nam bị chia làm ba miền: Bắc, Trung, Nam, chịu sự bảo hộ của Pháp.
• 1883, triều Dục Đức, chỉ tồn tại trong ba ngày.
• 1883 (tháng 6 – tháng 11) triều đại Hiệp Hòa, tồn tại trong sáu tháng.
• 1883 – 1884, Triều Kiến Phúc, tồn tại trong tám tháng.
• 1884 – 1885, triều đại của Hàm Nghi nhà vua ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân chống Pháp.
• 1885 – 1888 triều đại Đồng Khánh.
• 1889 – 1907 triều đại của Thành Thái. Nhà vua có ý thức tự cường nên không được thực dân Pháp chấp nhận.
• 1907, nhà vua bị ép phải thoái vị.
• 1907 – 1916, triều Duy Tân, nhà vua chống Pháp quyết liệt, định tổ chức khởi nghĩa thì bị lộ. Nhà vua bị Pháp đầy sang đảo Rênyông.
• 1916 – 1925, triều Khải Định, một triều vua bù nhìn mạt hạng nhất.
Guồng máy cai trị của thực dân kéo dài đến đầu thế kỷ Trong giai đoạn lịch sử tối tăm, 80 năm lệ thuộc, chính quyền thực dân ủng hộ Thiên Chúa Giáo, phá hủy Phật Giáo, bắn giết Tăng – Ni – đồng bào Phật tử, tàn phá chùa chiền, biến chùa chiền thành cơ sở Thiên Chúa Giáo, ví dụ: Nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn, nhà thờ La Vang tại Quảng Trị.
• 1926 – 1945 triều Bảo Đại. Năm 1945, Bảo Đại thoái vị, chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam.
• 1859 – 1864, khởi nghĩa Trương Định.
• 1861 – 1868 khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
• 1886 – 1887, khởi nghĩa Ba Đình.
• 1885 – 1887, khởi nghĩa Bãi Sậy.
• 1886 – 1892, khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
• 1885 – 1896, khởi nghĩa Hương Khê.
• 1887 – 1913, khởi nghĩa Yên Thế.
• 1917 – 1918, khởi nghĩa Thái Nguyên.
• 1921, bạo động ở Lạng Sơn.
• 1930, bạo động ở Yên Bái.
• 3.2.1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.
Năm 1930, dân tộc Việt Nam không chỉ chịu đựng dưới một thế lực thống trị thực dân, mà còn phải chịu áp lực của cộng sản.
Năm 1945. Người Nhật tiến vào Đông Dương.
Rồi cuộc chiến 1946 – 1954, hậu quả của nó là VN bị chia đôi đất nước. Một nửa ở miền Bắc, đi theo con đường cộng sản, một nửa ở miền Nam đi theo con đường tự bản.
Dưới thế lực của cộng sản – của người Pháp – tiếp theo là người Mỹ, dân tộc VN chìm vào đêm tối triền miên.
Cộng sản là những người vô thần duy vật, chủ trương tiêu diệt các tôn giáo, vì Marx cho tôn giáo là thuốc phiện của loài người mà ‘bọn’ tư bản dùng làm công cụ ru ngủ nhân dân lao động bằng cách khuyên họ cố gắng chịu những khổ cực ở đời này rồi sẽ được đền bù một thiên đường ở kiếp sau để dễ bề bóc lột họ, trong khi chủ nghĩa cộng sản chủ trương xây dựng thiên đường cộng sản ngay trên mặt đất này. Bởi vậy, cộng sản cho tôn giáo là một trở lực cần phải tiêu diệt.
Học thuyết của Karl Marx về tôn giáo: “Tôn giáo là thế giới quan lộn ngược”
“Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Trích dẫn từ nguồn: https://www.facebook.com/Ch%E1%BB%A7-Ngh%C4%A9a-M%C3%…/notes.
Sau năm 1954, chùa chiền miền Bắc biến thành lớp học, nhà kho hoặc san bằng để thủ tiêu mê tín dị đoan, Tăng – Ni tứ tán. Một số chùa thoi thóp, nhờ vào tín tâm hiếm hoi của một số ít Phật tử trong làng. Sau năm 1986, thời kỳ đổi mới, chùa chiền được tu sửa – vá víu – làm mới, nhưng chỉ dừng lại ở hình thức.
Năm 1954, dưới sự ảnh hưởng của Mỹ, ông Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ Tướng, rồi trở thành Tổng thống nền Đệ nhất Cộng hòa. Trong giai kỳ lịch sử này, dân tộc VN chìm ngập điêu linh thống khổ. Cả hai miền Nam – Bắc, một Phật Giáo trong Nam bị kỳ thị đàn áp, một Phật Giáo ngoài Bắc bị bức tử, không nơi đâu – là nơi chốn bình yên cho Phật Giáo !
Năm 1963, Phật Giáo VN trỗi dậy. Trong biến cố lịch sử, Phật Giáo VN đã nói lên tiếng nói của mình trước áp bức bất công. Phật tử miền Nam rầm rộ xuống đường phản đối chế độ độc tài, đỉnh điểm là sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu.
Nguồn: http://vedepphatphap.vn/chelsea-con- gai-cuu-tong-thong-my-b…
http://giacngo.vn/nguyetsan/2013/05/24/32C000/.
Đồng thời, trong biến cố này, cuộc chiến VN bùng nổ giữa bên này và bên kia. Cuộc đấu tranh ý thức hệ càng lúc càng gay gắt, đẩy Phật Giáo VN vào chỗ tối tăm nghiệt ngã hơn. Đứng giữa hai lằn đạn tranh chấp, bên nào cũng sẵn sàng đâm vào sau lưng Phật Giáo.
Trang sử kéo dài đến năm 1975. Cộng sản chiếm toàn bộ miền Nam, được xem như kẻ chiến thắng, đưa đất nước này nằm hoàn toàn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Phật giáo sau 1975, các hoạt động tôn giáo bị hạn chế, nhiều chùa chiền biến thành công sở – trường học – hợp tác xã hoặc nhà kho, các phong trào Phật giáo miền Nam bị tan rã, nhiều danh tăng bị bức tử – quản thúc – đi tị nạn. Trại trường GĐPTVN tại Đà Lạt bị chiếm dụng.
Năm 1881, Phật giáo VN biến tướng, trở thành thành viên Mặt Trận Tổ Quốc VN, hàng ngũ giáo phẩm thiên tả. Nội bộ Phật giáo bị thế quyền thao túng – làm rạn nức – phân hóa – chia rẽ trầm trọng, bằng mặt không bằng lòng. Tự viện tranh giành ảnh hưởng – cát cứ riêng tư, biến thái hình thức tín ngưỡng, nhiều khóa tu học lôi kéo rầm rộ về mặt hình thức, năm ì ở mức độ cầu an – cầu siêu – dọn đường về cực lạc, đánh mất tinh thần nhân bản – giác ngộ – giải thoát. Giới tăng sĩ, có trình độ học vị cao, nhưng ý thức lịch sử Phật Giáo VN – bảo tồn truyền thống Đạo Phật khan hiếm. Giảng sư thì được đào tạo nhiều, nhưng không lý giải – thẩm thấu tuệ giác Phật Đà, chỉ là diễn giả, chọc cười – chọc khóc thính giả.
Gia Đình Phật Tử Việt Nam bị hù dọa – bức tử, bị phá phách – khoáy rối – sách nhiễu có hệ thống. Bị kỳ thị – áp bức bất công, không bình đẳng. Bị thế quyền thao túng giựt dây, nhiều tự viện chối từ GĐPTVN, tạo khoảng cách trầm trọng giữa nhà nước – Tăng Ni và GDPTVN.
GĐPTVN là một tổ chức giáo dục khai phóng, đào luyện hướng dẫn Thanh – Thiếu – Đồng niên toàn thiện nhân cách, trở thành người Phật tử chân chánh, người công dân hiền tài – gương mẫu, góp phần phụng sự xã hội theo tinh thần Phật Giáo.
GĐPTVN đang bị áp bức bất công, không tôn trọng tự do tín ngưỡng (theo hoặc không theo…). Bị áp đặt – bắt buộc phải đăng ký vào một tổ chức khác ngoài GĐPTVN, một tổ chức hình đồng đã sửa đổi, không thực hiện đúng Nội Quy – Quy Chế GĐPTVN, phi GĐPT.
GĐPTVN phải được bình đẳng trước pháp luật – có đầy đủ quyền hạn công dân – quyền tự do dân chủ – quyền tự do tín ngưỡng – tự do tôn giáo.
GĐPTVN phải được công bằng – bình đẳng, tự do sinh hoạt như các tổ chức xã hội khác, “Mọi người đều có dòng máu cùng đỏ, gọt nước mắt cùng mặn như nhau”. Nhìn chung, chính sách của các thể chế cầm quyền: Thời Pháp thuộc, thời đệ nhất cộng hòa, và hiện nay, Đạo Phật luôn luôn bị áp bức – bất công. Các chế độ chính trị, khoáy rối nội bộ Phật Giáo, không có dấu hiệu chuyển biến tích cực về mặt tự do tín ngưỡng – tự do tôn giáo.
Kể từ năm 1858, đến nay (2016), 164 năm trôi qua. Gần 2 thế kỷ, Phật Giáo vẫn tiếp tục bị khốn đốn ! tiếp tục đi giữa những lằn đạn khủng bố của các thế lực chính trị, thủ đoạn chính trị, chính trị hóa tôn giáo, thọc tay sâu vào tôn giáo, làm chia rẽ – phân hóa tồi tệ ! Đây là những hệ lụy lịch sử, mà Phật Giáo và dân tộc VN tiếp tục hứng chịu đọa đày – ngụp lặn giữa cuộc thương đau.
Đức Phật đã dạy:
“Người thực hành theo Đạo, như khúc gỗ trôi theo dòng nước. Nếu không bị người ta vớt, không bị quỷ thần ngăn trở, không bị nước xoáy làm cho dừng lại và không bị hư nát. Ta đảm bảo rằng, khúc cây ấy sẽ ra biển cả. Người học Đạo, nếu không bị tình dục mê hoặc, không bị tà kiến làm rối loạn, tinh tấn tu tập đạo giải thoát, ta bảo đảm người này sẽ đắc Đạo”.
Trích dẫn từ: Lược giải Kinh 42 Chương – Chương 27 – Thích Viên Giác.http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/03742chuong6.htm
Dòng đời là một chiến trường đối kháng khốc liệt, không dính mắc vào bờ bên này hay bờ bên kia. Phật giáo bị dính mắc, bị trói buộc vào vòng xoáy quyền lực chế độ, Phật giáo rơi vào sợi dây thòng lọng, bị buộc chặt vào khuynh hướng thế tục, bế tắc không tìm thấy lối ra.
Đâu là con đường phải đi ?
Bờ bên này, hay bờ bên kia !
Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước, như một hành giả trên hành trình thực tập chí nguyện đại thừa. Không bị tấp vào bờ bên này, hay vào bờ bên kia.
Bờ bên này là kẻ thống trị, bờ bên kia là kẻ bị trị. Có kẻ chủ trương như thế này, có kẻ chủ trương như thế kia. Đấu trường lúc nào cũng có chủ nghĩa này hay chủ nghĩa khác, đối kháng lẫn nhau khốc liệt, luôn luôn đấu tranh để tìm vị thế sinh tồn cao hơn.
Lịch sử dân tộc, luôn luôn đối kháng – biến chuyển – thay đổi. Biết bao giai kỳ – biết bao thể chế, thành – trụ – dị – diệt liên tục.
Theo Ph.Ăngghen, về bản chất:
“Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác”.
Trích dẫn từ nguồn: https://voer.edu.vn/m/nha-nuoc- va-cach-mang-xa-hoi/8c0ebc56.
Như vậy nhà nước chỉ là một phạm trù lịch sử, ra đời – tồn tại và phát triển trong một giai đoạn nhất định của xã hội đó và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó sói mòn theo thời gian, dẫn đến suy vong, không còn vững vàng được nữa.
Đức Phật đã dạy: “Khúc gỗ bị tấp vào bờ bên này hoặc vào bờ bên kia, thì khúc gỗ khó trôi được ra biển cả trọn vẹn”.
Từ bài học giá trị thích đáng, Phật Giáo suy ngẫm về con đường mà mình đang đi. Đừng để Phật Giáo bị cột trói vào bên này, hay bị dính mắc vào phía bên kia. Nếu để Phật Giáo bị cột trói vào một bên, thì Phật Giáo không còn là Phật Giáo nữa !
Sống, là để khẳng định chính mình. Muốn Phật Giáo được tồn tại, thì hãy khẳng định con đường Phật Giáo đang đi, và phải đi chính con đường mà Đức Phật đã khai thị.
Phật Giáo đã có một vốn sống nhân bản kỳ vĩ, không dễ dàng bị cám dỗ ru ngủ – nhắm mắt – quán tính buông xuôi. Không cần thiết phải dựa dẫm – phải nghe theo – làm theo ai cả, để dễ dàng bị chế ngự, biến thành thừa sai nô dịch. Mà bằng nghị lực vô úy, đủ ý chí vô ngã tự do, vượt thoát cả hai đầu, để khúc gỗ được thong dong trôi vào biển cả mệnh mông.
Đừng để khúc gỗ vướng vào vũng xoáy tối tăm, mắc vào cồn cạn dục vọng. Với cái tâm ngã mạn, cứ ngỡ rằng mình là ghê gớm lắm, là trung tâm vũ trụ. Kiêu ngạo – tăng thượng mạn – xem thường, đẩy cả dân tộc vào cơn lốc điên đảo, phó mặc cho khúc gỗ mắc cạn, không trôi được ra biển cả tự do.
Trong kinh Kalama, Đức Phật đã dạy:
Có một lần, đức Phật đi ngang qua bộ lạc của người Kalama. Nghe danh tiếng của Phật, người dân tìm đến đảnh lễ và hỏi Phật:
“Có một số đạo sư khác đi ngang qua đây. Người nào cũng muốn làm sáng tỏ, và ca tụng quan điểm của chính mình, nhưng lại bài xích, khinh miệt, chê bai, và xuyên tạc quan điểm người khác. Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: “Trong những vị đạo sư này, ai nói sự thật, ai nói dối ?”
Trong những trường hợp như thế, đương nhiên là các Ông có những nghi ngờ và có những phân vân:
Này các ông, các ông đừng tin một điều gì vì phong văn. Đừng tin một điều gì vì nó là tập quán lưu truyền. Đừng tin một điều gì vì được nhiều người nhắc đi nhắc lại. Đừng tin một điều gì vì đó là bút tích của thánh nhân. Đừng tin một điều gì vì đó là thói quen đã có từ lâu. Đừng tin một điều gì do ta tưởng tượng và lại nghĩ rằng do một thần linh nào đó khai thị cho ta. Đừng tin một điều gì vì đó là do các thầy có uy tín dạy. Nhưng này các Ông, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: “Các việc này là bất thiện; các việc này là đáng chê; các việc này bị các người có tuệ giác chỉ trích; các việc này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này các ông, hãy từ bỏ chúng! Và ngược lại, khi nào tự mình chứng nghiệm và biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các ông, hãy cố gắng thực hành để tự đạt đến và an trú trong hạnh phúc !
Trích từ nguồn: http://thuvienhoasen.org/…/niem-tin-va-kinh-kalama-nguyen-d…
Lật lại tự điển về tôn giáo thế giới, định nghĩa “chủ nghĩa vô thần, là phủ nhận sự hiện hữu của Trời. Trời được hiểu như một chủ vật, như: Phạm thiên – Chúa – Thượng đế… Tùy theo mỗi hệ thống tín ngưỡng, mà Trời có những danh xưng và vai trò khác nhau. Trong các tôn giáo độc thần, thì Trời là vị chủ tể khai sáng tạo dựng thế giới, trong các tôn giáo đa thần thì Trời là những vị thần có quyền năng siêu việt.”
Phật giáo là hữu thần hay vô thần ?
Đức Phật là bậc Vô thượng chánh đẳng chánh giác, không phải là một linh thánh – là vị chúa tể khai sáng vũ trụ, bởi vì vũ trụ được hình thành do cộng nghiệp, trong đó có các vị trời. Đức Phật là một vị đạo sư của trời và người, vượt lên trên giới hữu hạn mà trời và người cần phải vượt qua, đó là sinh tử và luân hồi. Trời là cõi đang hưởng cuộc sống an nhàn. Đức Phật ra đời nhằm mục khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật trị kiến, thẩm thấu được bản chất khổ đau mà tự vượt thoát, không dừng lại ở mức độ hưởng phước an nhàn.
Đạo Phật là đạo NHÂN BẢN:
NHÂN: Là người, con người.
BẢN: Là gốc, là nền tảng.
Nhân bản là cái gốc của con người, là trung tâm quan trọng, đặt con người lên vị trí tối cao, là đức tính chủ yếu tự nhiên, giúp người có giáo dục – rèn luyện đạt được – trưởng thành nhân bản toàn thiện.
Giáo lý Phật Đà “khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến” – ý thức nhân bản, chọn con người làm cứu cánh giác ngộ. Phải có con người giác ngộ (tự giác), phát nguyện thực hiện chí nguyện Bồ tát, dấn thân nhập thế giác tha, trọn vẹn giác hạnh viên mãn.
Phật giáo đánh giá cao tinh thần nhân bản: Tự do – dân chủ – bình đẳng và công bằng. Tự do cá nhân, tự do tư tưởng và tự do bày tỏ ý kiến một cách dân chủ.
Như vậy, Đạo Phật có vốn quý tinh thần nhân chủ – nhân quyền. Những nghị định tôn giáo về mặt nhà nước mang tính áp đặt, đánh mất tư đo – dân chủ, là vi phạm nhân quyền – không tự do tín ngưỡng – không tự do tôn giáo.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot – Paris – Pháp. Bản Tuyên ngôn đã được dịch ra ít nhất 375 ngôn ngữ. Trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được hưởng, không phân biệt chủng tộc – màu da – phái tính – ngôn ngữ – tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác. Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế – thỏa ước nhân quyền khu vực – hiến pháp và luật pháp quốc gia. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi quốc gia và mọi dân tộc. Tinh thần của bản Tuyên ngôn là truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trọng các quyền con người. “Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này”.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc:
Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của mọi người trên toàn thế giới và các quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ chính là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.
Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.
Xét rằng: Nhân quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.
Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.
Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.
Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.
Do đó, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.
Xem toàn văn bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền:
https://vi.wikipedia.org/…/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B
4n_Qu%E1%BB%91…
Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo:
Kể từ năm 1920, Phật Giáo VN duy trì nhiều đạo tràng lón.
Tại miền Nam:
Thiền sư Thích Từ Phong giảng dạy tại chùa Giác Hải
Thiền sư Khánh Hòa tại chùa Tiên Linh
Thiền sư Chí Thành tại chùa Phi Lai, chùa Giác Hoa
Thiền sư Huệ Quang tại chùa Long Hòa
Thiền sư Khánh Anh tại chùa Long An
Tại miền Trung:
Thiền sư Tuệ Pháp giảng dạy tại chùa Thiên Hưng
Thiền sư Thanh Thái chùa Từ Hiếu
Thiền sư Đắc Ân chùa Quốc Ân
Thiền sư Tâm Tịnh chùa Tây Thiên
Thiền sư Phước Huệ chùa Thập Tháp
Thiền sư Phổ Tuệ chùa Tĩnh Lâm. Tại miền Bắc:
Thiền sư Thanh Hanh giảng dạy tại chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Bà Đá cũng là một đạo tràng lớn
Thiền sư Đỗ Văn Hỷ in ấn kinh sách rất nhiều
Phong trào chấn hưng Phật Giáo, được khởi xướng từ:
Thiền sư Khánh Hòa tại miền Nam
Thiền sư Phước Huệ tại miền Trung
Thiền sư Thanh Hanh tại miền Bắc
Ba vị được tôn là Tổ của phong trào chấn hưng Phật Giáo.
Tiếp theo sau đó xuất hiện thêm nhiều hội như:
Năm 1930, Thiền sư Từ Phong, thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học, đặt tại trụ sở tại chùa Linh Sơn – Sài Gòn. Hội xuất bản tạp chí Từ Bi Âm. Thiền sư Khánh Hòa làm chủ nhiệm.
Năm 1932, Thiện sĩ Lê Đình Thám, thành lập Hội An Nam Phật học, trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm – Huế. Hội xuất bản tạp chí Viên Âm. Thiền sư Giác Tiên làm Chứng minh Đạo sư.
Năm 1932, ông Đoàn Trung Còn thành lập nhà xuất bản Phật học Tùng thư.
Năm 1934, Thiện sĩ Nguyễn Năng Quốc, thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ, tại Hà Nội. Hội xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ. Thiền sư Thích Thanh Hanh (Tổ Vĩnh Nghiêm) làm Thiền gia Pháp chủ.
Năm 1934, Thiền sư Huệ Đăng, sáng lập Hội Thiên Thai Thiền Giáo tông Liên hữu, tại Bà Rịa.
Năm 1935 Lễ Phật đản tại Huế đã mời được vua Bảo Đại và Thái hậu làm Hội chủ danh dự.
Trụ trì chùa Thiên Phước là Lê Phước Chi, thành lập Hội Phật giáo Tương tế, ở Sóc Trăng.
Hội Lưỡng Xuyên Phật học tại Trà Vinh.
Hội Phật học Kiêm Tế tại Rạch Giá, ra tạp chí Tiến hóa.
Hội Tịnh độ Cư sĩ tại Chợ Lớn của giới cư sĩ, ra tạp chí Pháp Âm.
Tại miền Bắc có hội Bắc Kỳ Phật giáo Cổ Sơn môn.
Các tổ chức đầu tiên đã quy tụ được rất nhiều bậc cao tăng – nhân sĩ như: Trần Trọng Kim, Thiều Chửu, Bùi Ky. Một số tạp chí khác cũng xuất bản như: Pháp Âm, Quan Âm, Tam Bảo, Tiếng chuông sớm, Duy tâm, Tiến hóa. Giai đoạn 1945 – 1954.
Tại miền Bắc:
Năm 1949, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đổi thành Hội Tăng Ni Chỉnh lý Bắc Việt do thiền sư Tố Liên làm Hội trưởng; đến năm 1950 đổi thành Hội Phật giáo Tăng già Bắc Việt, tôn thiền sư Thích Mật Ứng làm Thiền gia Pháp chủ, ra tờ báo Phương tiện Thiện sĩ Bùi Thiện Cơ, thành lập Hội Việt Nam Phật giáo tại chùa Quán Sú.
Tại miền Trung:
Sơn Môn Tăng già Trung Việt được thành lập tại chùa Thừa Thiên, do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tùng lâm Pháp chủ.
Hội An Nam Phật học đổi thành Hội Việt Nam Phật học, do cư sĩ Lê Văn Định làm hội trưởng.
Tại miền Nam:
Năm 1951, Giáo hội Tăng già Nam Việt được thành lập, trụ sở tại chùa Ấn Quang, do Hòa thượng Đạt Thanh làm Pháp chủ và Hòa thượng Đạt Từ làm Trị sự truong.
Năm 1951, Hội Phật học Nam Việt được thành lập, Hội trưởng là cư sĩ Nguyễn Văn Khỏe, trụ sở đầu tiên tại chùa Khánh Hưng, sau xây chùa Xá Lợi làm trụ sở Tháng 5 năm 1951, Đại hội Phật giáo toàn quốc họp tại chùa Từ Đàm – Huế, để thảo luận về tương lai Đạo pháp. Đại hội gồm trên 50 đại biểu Tăng già và Cư sĩ của 6 tập đoàn Phật giáo:
Giáo hội Tăng Già Bắc Việt.
Giáo hội Tăng Già Trung Việt. Giáo hội Tăng Già Nam Việt. Hội Việt Nam Phật giáo Bắc Việt. Hội Phật giáo Trung Việt.
Hội Phật học Nam Việt.
Của ba miền đã quyết nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam với danh hiệu Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, tôn thỉnh Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết đảm vị ngôi hội chủ.
Ngoài ra còn một số tổ chức như: Phật học đường Báo Quốc do Hòa thượng Thích Trí Thủ đứng đầu; Phật học đường Nam Việt quy tụ của 4 Phật học đường lớn nhất khi đó.
Năm 1951, 6 tổ chức ba miền họp tại Huế thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức thống nhất, do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Hội trưởng, chức Thượng Thủ và Giám luật luân chuyển giữa các miền. Đức Đệ nhất Thượng thủ là Hòa thượng Thích Tuệ Tạng ở miền Bắc.
Bên ngoài Tổng hội Phật giáo Việt Nam, còn có những tổ chức Phật giáo khác hoạt động.
Giai đoạn 1954 – 1975
Năm 1958, các tổ chức của Tổng hội tại miền Bắc thống nhất lại thành Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, tôn Hòa thượng Thích Trí Độ làm Hội trưởng, Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm Phó hội trưởng.
Sau biến cố 1963, năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập tại miền Nam, nòng cốt chính là từ các tổ chức thuộc Tổng hội Phật giáo Việt Nam.
Trích dẫn từ nguồn: https://vi.wikipedia.org/…/Ch%E1%BA%A5n_h%C6%B0ng_Ph%E1%BA%…
Gia Đình Phật Tử Việt Nam:
Năm 1938, tại Huế, Ban Quản trị Hội An Nam Phật học, gồm có: Lê Đình Thám, Nguyễn Khoa Toàn, Bửu Bác, Lê Thanh Cảnh, Trợ Dư, Tôn Thất Tùng, nhận thấy hội đủ điều kiện thuận lợi hình thành tổ chức Ban Đồng Ấu Phật giáo, tại chùa Từ Đàm, do HTr Bửu Bác trực tiếp phụ trách.
Hướng dẫn – phát triển tại các địa phương gồm có: Các Nữ HTr: Công Huyền Tôn Nữ Hà và Hân (con ông Ngũ đợi Nguyễn Phúc Vĩnh Trân).
Các Nữ HTr: Mẫn chị, Mẫn em và ông Lê Đình Luân (con của Bác sĩ Lê Đình Thám).
Các Nam HTr Nguyễn Hữu Sanh, Nguyễn Hữu Huỳnh, Bửu Cang, Bửu Phê, Tôn Thất Ngoạn, Tôn Thất Túy, Tôn Thất Phú, Tráng Thông (con Kỳ Ngoại Hầu Cường Để), Lê Lừng, Lê Bối, Nguyễn Hữu Viện V.v…
Năm 1940, Bác sĩ Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM, thành lập Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục Ban quản trị gồm có: Đinh Văn Nam (là Hòa thượng Thích Minh Châu), Võ Đình Cường, Phạm Quy, Lê Bối, Ngô Điền, Đinh Văn Vinh, Nguyễn Hữu Quán, Lê Đình Luân, Lê Lừng v.v…
Năm 1944, tại Huế, các đơn vị Thanh niên Phật học, Hướng đạo Phật giáo và Đồng ấu Phật học họp tại đồi Quảng Tế nhân Lễ Phật đản, và cùng nhau thành lập Gia đình Phật Hóa Phổ
Năm 1951, tại chùa Từ Đàm, Huế, nhân cuộc đại hội Gia đình Phật Hóa Phổ với sự hiện diện của các đại biểu từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Lâm Viên, Bình Thuận và Đồng Nai, ban tổ chức đồng tình đổi danh xưng Gia đình Phật Hóa Phổ thành Gia đình Phật tử Việt Nam, với sự canh tân về cơ cấu tổ chức điều hành và các hình thức sinh hoạt.
Trích dẫn từ nguồn: https://vi.wikipedia.org/…/Gia %C4%91%C3%ACn h Ph%E1%BA%ADt
Giai đoạn 1975 – 1995:
– Anh Võ Đình Cường từ nhiệm.
– Một số áo lam phát triển ra hải ngoại
– Hội đồng huynh trưởng cao niên thành lập (đây là sự quyền biến: tùy duyên sinh hoạt trước chướng duyên)
Thành tựu các Phật sự quan trọng:
Năm 1980: đại trai đàn chẩn tế GĐPT Gia Định, tổ chức tại Quảng Hương Già Lam, đây là dịp để các nơi phục hoạt.
Năm 1987: liên trại Lộc Uyển – A Dục – Huyền Trang – Vạn Hạnh 2 được tổ chức tại Quảng Hương Già Lam với 400 trại sinh.
Năm 1990: trại Vạn Hạnh 3, 4 được tổ chức tại miền Liễu Quán và Vạn Hạnh.
Xây dựng GĐPT tại các khu kinh tế mới.
Giai đoạn 1995 – đến nay:
Ngày 19/2/1995: tại trại trường Đà Lạt, hội nghị huynh trưởng cấp Dũng, cấp Tấn toàn quốc để kiện toàn nhân sự BHD TW GĐPT Việt Nam và đã công cử anh Nguyên Tín – Nguyễn Châu làm Quyền Trưởng Ban.
Tổ chức phong trào về nguồn, khôi phục hình thức GĐPT, chọn ngày giổ bác Tâm Minh làm ngày hiệp kỵ (07/03 AL).
Năm 1998, tại Quảng Hương Già Lam, hội nghị huynh trưởng cấp Dũng, cấp Tấn toàn quốc được mở ra. Đã quyết định các chức danh không còn chữ “quyền”, chuẩn bị tổ chức đại hội huynh trưởng toàn quốc.
Năm 2000, 2002 tại Tu Viện Quảng Hương Già Lam Hội nghị HTr Cấp Dũng – Cấp Tấn toàn quốc được tiến hành nhằm tổng kết hoạt động Phật sự và vạch chương trình sinh hoạt, san định tài liệu tu học, thiết lập dự án tổ chức ĐH HT toàn quốc, kiện toàn nhân sự, Anh Nguyên Tín – Nguyễn Châu được tín nhiệm trong vai trò Trưởng Ban.
Năm 2004, tại Chùa Viên Thông, đại hội huynh trưởng GĐPT toàn quốc thu hẹp được tổ chức với thành quả:
Công cử anh Nguyên Tín – Nguyễn Châu làm Trưởng ban.
Ban hành các văn bản dưới Nội Quy.
Tu chỉnh chương trình tu học và huấn luyện.
Trong giai đoạn này, GĐPT vẫn tổ chức trại Vạn Hạnh 5, 6 và các hội thảo chuyên đề.
Năm 2006, tại Như Thị Thất Hội nghị HT Cấp Dũng – Cấp Tấn toàn quốc được tiến hành nhằm xác định lập trường lý tưởng của tổ chức GĐPT. Việt Nam.
Năm 2008, tại Chùa Pháp Vân Hội thảo Trần Nhân Tông lần 1 được tiến hành, và đã thống nhất lưu nhiệm thành phần BHD. Trung Ương do Anh Nguyên Tín – Nguyễn Châu làm Trưởng Ban.
Trong giai đoạn này, các trại huấn luyện được tổ chức với quy mô lớn cả về chất lượng và số lượng như: các trại Vạn Hạnh 5, 6, trại Huyền Trang 4 Trung Ương, trại Phú Lâu Na 1, 2, 3 các hội thảo chuyên ngành được tổ chức như: Ngành Đồng – Ngành Thiếu – Ngành Thanh – Ngành Nữ – Nghiên Huấn – Nội Vụ – Tổng Thư Ký và tổ chức chúng ta phát triển rộng về các tỉnh miền Tây Nam phần.
Năm 2004, đánh dấu sự phát triển của tổ chức thông qua Đại hội gia đình Phật tử VN trên toàn thế giới tại Ấn Độ.
Năm 2008, Đại hội Huynh Trưởng GĐPT. Việt Nam trên toàn Thế giới kỳ 2 được tổ chức tại Thái Lan, Đại hội Quy tụ 54 Đại biểu trên toàn Thế giới đại diện cho GĐPT các Quốc gia, Châu Lục. Đại hội đã: Tổng kết công tác Phật sự trong NK 1 và vạch kế hoạch Phật sự nhiệm kỳ 2. Xây dựng cương yếu tổ chức và điều hành. Bầu BHD. GĐPT. VN trên Thế giới do Anh Nguyên Tín – Nguyễn Châu làm Trưởng ban.
Năm 2010, chúng ta đã tổ chức thành tựu Hội thảo Huynh trưởng cấp Tín toàn quốc để xây dựng lực lượng kế thừa.
Dù trong hoàn cảnh nhiều chông gai và thử thách, nhiều chướng duyên, nhưng tổ chức áo lam GĐPT. Việt Nam vẫn luôn nỗ lực tu học và thực hiện Phật sự, trong những năm 2000 – 2009, chúng ta đã thực hiện các Phật sự như:
- Xây dựng và tu chỉnh tài liệu tu học Huấn luyện.
- Các trại trường Huấn luyện Huynh trưởng – Đoàn sinh các cấp được tổ chức trên khắp các Tỉnh/Thị.
- Tu học trường kỳ của Huynh trưởng – Đoàn sinh được thực hiện nề nếp, ổn định, thống nhất chung.
- Tổ chức các sinh hoạt truyền thống Dũng – Hiếu – Hạnh – Hiệp Kỵ. . . với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
- Thực hiện các Hội thảo chuyên ngành. Hội thảo cho Đoàn sinh như: Oanh – Thanh – Thiếu thông qua các mô hình hội thảo – hội thi.
- Đặc biệt các tờ báo lam được đầu tư công phu tại các Tỉnh, các Đơn vị Gia đình với 02 hình thức là báo tập và trang báo điện tử.
- Thực hiện bản tin sen trắng.
- Xây dựng trang nhà www.gdptthegioi.org
70 năm là chiều dài lịch sử, thế hệ chúng ta hôm nay phải tiếp nối dấn thân để duy trì mạng mạch nhà lam Tâm thành tri ân Chư vị tiền nhân, chư vị Ân sư, chư Thánh tử đạo đã tài bồi cho tổ chức hôm nay.
Hãy tâm nguyện tri ân bằng tinh thần: “Dù bao nhiêu gian khổ, dù gặp nhiều nguy khó lý tưởng chúng con vẫn tôn thờ”.
Trích dẫn từ nguồn: http://gdptductam.org/luoc-su-hinh-thanh-va-phat-trien-gdp…/
Năm 2012
Cung thỉnh BẢN THỆ TĂNG GIÀ.
BẢN QUY NGUYỆN CỦA HỘI ĐỒNG CỐ VẤN GIÁO HẠNH GĐPT VIỆT NAM.
PHÁP NGỮ
Bản Thệ Tăng Già, lập nguyện của các đệ tử xuất gia của Phật, cùng hòa hiệp trongbản thể thanh tịnh của Ba- la-đề-mộc-xoa, tuyên dương Chánh pháp, lợi lạc quần sanh; hy cầu Phật pháp trường tồn, làm y chỉ cho nhân thiên tu tập, hướng đến cứu cánh giải thoát và giác ngộ.
Tăng già Việt Nam trong trường thiên lịch sử dựng nước đã không tách rời sự tu tập bản thân với sự tồn vong của dân tộc, tự nhận trách nhiệm giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ Phật tử bằng tinh thần Bỉ – Trí – Dũng, vượt qua những chướng duyên thể hiện các giá trị nhân sinh từ Chánh Pháp trong lòng xã hội.
Gia Đình Phật Tử Việt Nam, môi trường sinh hoạt cộng đồng của các thế hệ Phật tử Việt nam, với gần 70 năm tồn tại và phát triển, qua những thời kỳ an nguy của lịch sử, đã cống hiến xứng đáng thân và tâm trong dòng suy thịnh của đất nước. Tuy nhiên, thuận và nghịch, hòa hợp và phân ly, là qui luật tất nhiên của phát triển xã hội. Quy luật ấy không ngừng tác động vào sinh hoạt của các thế hệ GĐPTVN mỗi thời kỳ bằng những sắc thái cá biệt. Người Phật tử do thiếu tu tâm lập nguyện, dưới tác động của tham cầu và khiếp nhược, bị lôi cuốn bởi danh vị và lợi dưỡng, dễ dàng tự biến chất, trở thành người mất hướng, tự đánh mất phẩm giá cao quý của tín tâm thanh tịnh.
Vậy, Tăng già cần phải phát dương bản thể thành tịnh và hòa hiệp để làm sở y và định hướng sinh hoạt, tu tập, cho mỗi Huynh trưởng, Đoàn sinh, tích cực thực hành Bồ tát đạo, hóa thân vào trong các cộng đồng tuổi trẻ, vận dụng mọi phương tiện thiện xảo để thắp sáng ngọn đèn trí tuệ, cùng các thế hệ thanh niên Việt Nam kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng xã hội hưng thịnh và an lạc.
Bằng nhận thức như vậy, các vị Tỳ kheo và Tỳ kheo ni trong Tăng già truyền thống Việt nam, y chỉ giới thân và huệ mạng của các bậc Tôn Trưởng trong Hội Đồng Chứng Minh, đồng lập nguyện hòa hiệp thành một Hội Đồng Cố Vấn BHDTW GĐPT, để tán trợ và chỉ đạo GDPTVN tu học y Chánh Pháp, kế thừa và phát huy phẩm chất cao đẹp của các thế hệ Phật tử Việt Nam.
Để сụ thể hóa các ý tưởng trên thành các nguyên tắc sinh hoạt cập nhật, Bản Quy Nguyện của Hội Đồng Cố Vấn Giáo Hạnh này gồm có: Pháp ngữ, bảy chương, mười chín điều, bốn mươi mốt khoản.
CHƯƠNG I: Pháp Hiệu – Danh Xưng – Mục Đích. Điều 1: Pháp hiệu – Bản Thệ Tăng Già là Chúng hòa hiệp những vị đệ tử xuất gia của đức Thế Tôn, cùng hòa hiệp trong bản thể thanh tịnh, lập nguyện tuyên dương Chánh pháp, lợi lạc muôn loài, không bị giới hạn bởi thời – không. Bản Thệ Tăng Già là pháp hiệu của Bản Quy Nguyện này.
Điều 2: Danh xưng – Hội đồng Cố Vấn Giáo Hạnh Gia Đình Phật Tử Việt Nam là những vị Tỷ kheo, Tỷ kheo ni có hạnh nguyện tuyên dương Chánh pháp, giảng dạy giáo lý và hướng dẫn tutập cho GĐPT, đã được Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT cung thỉnh làm cố vấn giáo hạnh. Viết tắt HĐCVGHGĐPTVN.
Điều 3: Mục đích.
Cố vấn BHDTW Gia Đình Phật Tử Việt Nam tu học đúng Chánh Pháp, đúng với Mục Đích của Tổ chức Gia đình phật tử.
- Phát triển tổ chức GĐPT không những ở quốc nội mà trên cả thế giới, đáp ứng được những nhu cầu đạo đức, tín ngưỡng tâm linh và học Phật cho thế hệ trẻ trong thời đại văn minh tin học hiện nay.
- Chỉ đạo Ban cố vấn giáo lý tu chỉnh và biên soạn chương trình giáo lý có thể đáp ứng được nhu cầu tu học và phát triển GĐPT hiện nay tại quốc nội và toàn cầu.
- Cố vấn BHDTWGĐPT tổ chức các cuộc hội thảo liên hệ đến GĐPT với cấp quốc gia và quốc tế.
Hướng dẫn, phê duyệt và chứng minh các đề tài luận văn Cấp Dũng do BHDTWGĐPT đệ trình. Chương II: Thành Viên.
Điều 4: Tất cả quý vị Tăng Ni đã và đang giảng dạy, bảo trợ cho GĐPT Việt Nam các Cấp đều là thành viên chính thức của HĐCVGHGĐPTVN.
Điều 5: Thành viên HĐCVGH do BHDTWGĐPT cung thỉnh hay giới thiệu và được Ban Thường Trực HĐCVGH thông qua.
Điều 6: Thành viên HĐCVGH Ban Hướng Dẫn Trung Ương tối thiểu là mười lăm vị Tăng sĩ.
Chương III: Tổ Chức.
Hội Đồng Cố Vấn Giáo Hạnh Gia Đình Phật Tử Việt nam gồm có:
HĐCVGHTW – Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành.
Điều 7: Ban Thường Trực HĐCVGHTW gồm: Trưởng ban.
Hai phó ban: Một vị đặc trách nội vụ và một vị đặc trách ngoại vụ.
Tổng thư ký.
Hai vị phó Tổng thư ký;
Tiểu ban giám kiểm;
Tiểu ban đặc trách hướng dẫn tu học và các phụ tá;
Tiểu ban đặc trách biên khảo giáo lý và các phụ tá; Tiểu ban nghiên cứu, phát triển và các phụ tá; Tiểu ban an sinh và các phụ tá;
Tiểu ban đặc trách các Miền, Tỉnh và Thành.
Điều 8: Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành gồm:
Trưởng Ban.
Một phó ban.
Một thư ký.
Ủy viên kiểm soát.
Điều 9: Ban Thường Trực Hội Đồng Cố Vấn do Hội Đồng cố vấn giáo hạnh Trung Ương GDPTVN thỉnh cử qua yết ma và được Hội Đồng Tăng Già Chứng Minh (HĐTGCM) phê duyệt.
Điều 10: Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành do Ban Hướng Dẫn tỉnh hay TW giới thiệu, Ban Thường Trực Hội Đồng Cố Vấn Giáo Hạnh nghiên cứu và thay mặt HĐCVGH thỉnh cử.
Chương IV: Chức năng – Nhiệm vụ.
Điều 11: Chức năng và nhiệm vụ của Ban Thường Trực HĐCVGH.
Chịu trách nhiệm tinh thần trực tiếp trước HDTGCM.
Thay mặt Hội Đồng Tăng Già Chứng Minh và Hội Đồng Cố Vấn Giáo Hạnh thường xuyên Cố Vấn cho BHDTW để:
Chứng minh giảng dạy giáo lý, thọ cấp, hướng dẫn đời sống đạo đức tâm linh và chứng minh lễ phát nguyện trong các trại huấn luyện cho GĐPTĐôn đốc theo dõi các sinh hoạt của GĐPT.
Nhận lời thỉnh cầu giảng dạy và hướng dẫn các khóa tu học cho GĐPT.
Tổ chức Lễ thọ giới Bồ tát, Thập thiện và Tác pháp sám hối cho các Huynh trưởng phạm giới.
Trong những hoàn cảnh khó khăn cần phải định hướng và làm nơi nương tựa cho GĐPTVN đi đúng chánh pháp.
Cố vấn cho HĐTGCM phê duyệt danh sách cấp Dũng do BHDTW đệ trình.
• Hỗ trợ và hướng dẫn BHDTW thực hiện đúng Nội Quy, Quy Chế GĐPTVN và những phật sự bất thường quan trọng khác.
HĐCVGH và Ban Thường Trực hoạt động trong phạm vi có liên quan đến sự tu học của GĐPT tại quốc nội và có phối hợp với HĐCVGHGĐPT Hải Ngoại, khi có những phật sự liên quan và cần thiết.
Điều 12: Chức năng và nhiệm vụ của Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành.
- Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành do Ban Hướng Dẫn tỉnh hay Trung Ương giới thiệu và Ban Thường Trực HĐCVGH nghiên cứu và cung thỉnh trực tiếp hoặc bằng văn thư.
- Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban Thường Trực HĐCVGH và chịu trách nhiệm gián tiếp với HĐTGCM về các vấn đề phật sự liên hệ đến tổ chức GĐPT Miền, Tỉnh, Thành.
- Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành cùng với BHD Miền, Tỉnh, Thành chịu trách nhiệmthịnh suy của GĐPT ở trong Miền, Tỉnh, Thành trước Tam Bảo, trước HĐTGCM và trước Ban Thường Trực HĐCVGH.
- Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành có trách nhiệm giảng dạy giáo lý, chứng minh và hỗ trợ cho Ban Hướng Dẫn Miền, Tỉnh, Thành thực hiện các trại huấn luyện đúng Nội quy, Quy chế của GĐPT và các khóa tu học, bồi dưỡng do Ban Hướng Dẫn Miền, Tỉnh, Thành thỉnh cầu.
Chương V: Nhiệm Kỳ Và Tâp Hội.
Điều 13: Ban Thường Trực HĐCVGHGĐPT. Nhiệm kỳ của Ban Thường Trực là bốn năm. Trong nhiệm kỳ, nếu vị Trưởng ban có chướng duyên, vị phó ban sẽ thay thế để điều hành phật sự cho đến hết nhiệm kỳ.
• Trong nhiệm kỳ, nếu các thành viên của Ban thường trực có những chướng duyên, vị Trưởng ban trình lên HĐTGCM để ủy cử bổ sung.
Điều 14: Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành Nhiệm kỳ của Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành là bốn năm.
• Các thành viên Ban Cố Vấn, nếu có chướng duyên, thì Ban Thường Trực HĐCVGH sẽ cứu xét tình hình thực tế, để thỉnh cử những thành viên khác bổ sung.
Điều 15: Trú xứ và Tập hội
Bất cứ Tăng già lam nào thuận lợi cho các Tăng sự đều có thể trở thành trú xứ tập hội của
BTTHĐCVGH và HĐCVGHGĐPTVN.
- Cứ ba tháng một lần, BHDTWGĐPT báo cáo với Ban Thường Trực HĐCVGHGĐPT về sinh hoạt của GĐPT và đồng thời xin những chỉ đạo.
- Cứ sáu tháng một lần, Ban Thường Trực cung thỉnh các thành viễn trong HĐCVGH tập hội để báo cáo tình hình phật sự trong sáu tháng qua và góp ý điều hành những phật sự trong sáu tháng tới.
- Cứ một năm một lần, Ban Thường Trực HĐCVGH cung thỉnh các thành viên trong HĐTGCM tập hội một lần, để trình bày các phật sự, chứng minh những phật sự năm qua, thỉnh cầu chỉ đạo và chứng minh cho những dự kiến phật sự năm tới.
Chương VI: Pháp Thể.
Điều 16: Pháp thể của Ban Thường Trực Hội Đồng Cố Vấn Giáo Hạnh là do HĐCVGH tác pháp yết- ma ủy cử và được HĐTGCM phê duyệt.
Điều 17: Pháp thể của Ban Cố Vấn Giáo Hạnh Miền, Tỉnh, Thành là do Ban Thường Trực HĐCVGH thỉnh cử đúng với Quy nguyện.
Chương VII: Tu Chỉnh.
Điều 18: Những chương và các điều khoản trong Bản Quy Nguyện nầy đã được Hòa Thượng Thượng Thủ thay mặt HĐTGCM và Ban Thường Trực HĐCVGHGĐPT thông qua trong buổi Tập hội tại chùa An Linh, TP Hồ Chí Minh vào ngày 24 tháng 5 năm 2012.
Điều 19: Trong Bản Quy Nguyện nầy sau một thời gian ban hành, nếu có những điều khoản nào chưa thể khả thi, thì có thể tu chỉnh trong thời gian Tập hội của HĐCVGH hay HĐTGCM, do Ban Thường Trực HĐCVGH nghiên cứu và thỉnh nghị.
Bản Quy Nguyện nầy có mở đầu là Pháp ngữ, bảy chương, 19 điều, 41 khoản đã được thông qua trong kỳ Tập hội do Hòa Thượng Thích Đức Chơn, Thượng Thủ thay mặt HĐTGCM chủ tọa và Ban Thường Trực HĐCVGH Gia Đình Phật Tử Việt Nam thông qua, ngày 24 tháng 5 năm 2012, tại chùa An Linh, TP Hồ Chí Minh.
Bản Quy Nguyện nầy được áp dụng kể từ ngày ký. PL 2556 – ngày 28 tháng 6 năm 2012
TM HỘI ĐÔNG TĂNG GIÀ CHỨNG MINH (Đã ấn – ký)
HT THÍCH ĐỨC CHƠN
Cung thỉnh Hội đồng Chứng minh GĐPTVN:
1. Hòa thượng THÍCH ĐỨC CHƠN Tu viện Quảng Hương Già Lam – TP Sài Gòn.
2. Hòa thượng THÍCH MINH CHIẾU Chùa Phật Ân – Long thành, Tỉnh Đồng Nai.
3. Hòa thượng THÍCH TUỆ SỸ Tu viện Quảng Hương Già Lam – TP Sài Gòn.
4. Hòa thượng THÍCH MINH KIẾN Chùa Phật Ân – Long thành, Tỉnh Đồng Nai.
5. Hòa thượng THÍCH LƯƠNG PHƯƠNG Chùa Phước Duyên – TP Huế.
6. Hòa thượng THÍCH ĐỒNG TU Chùa Vạn Đức tỉnh Khánh Hòa.
7. Hòa thượng THÍCH LƯU THANH Chùa Trúc Lâm – TP Huế.
8. Hòa thượng THÍCH KIẾN TÁNH Chùa Bửu Lâm – Long thành, Tỉnh Đồng Nai.
9. Hòa thượng THÍCH HẠNH HẢI Chùa Viên Thông – TP HCM.
10. Hòa thượng THÍCH PHƯỚC AN Chùa Hải Đức – TP Nha Trang.
11. Hòa thượng THÍCH PHƯỚC TRÍ Chùa Vạn Phước – TP Sài Gòn.
12. Hòa thượng THÍCH GIẢI QUẢNG Chùa Quảng Hiệp – Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Tổng cộng có 12 vị Hòa thượng trong HĐTGCM
BAN CHẤP SỰ HỘI ĐỒNG TĂNG GIÀ CHỨNG MINH
Thượng thủ : HT THÍCH ĐỨC CHƠN
Đệ nhất Phó Thượng thủ : HT THÍCH MINH CHIẾU
Đệ nhị Phó Thượng thủ : HT THÍCH TUỆ SỸ
Chánh thư ký : HT THÍCH TUỆ SỸ (kiêm)
Giám luật : HT THÍCH KIẾN TÁNH
Phật lịch: 1556 – TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 08 năm 2012
Thượng Thủ (Đã ấn – ký)
Hòa Thượng THÍCH ĐỨC CHƠN
Cung thỉnh Hội đồng Hội đồng Cố vấn Giáo hạnh GDPTVN:
Căn cứ tinh thần và nội dung buổi lễ Cung thỉnh Hội Đồng Tăng Già Chứng Minh và Công bố Danh sách Ban Thường Trực HĐCVGH được long trọng tổ chức tại Tu viện Quảng Đức, quận Thủ Đức, TP Sài Gòn lúc 14g30 ngày 22/3/2012, và phiên họp của HĐCVGHGĐPTVN tại chùa An Linh, quận 12 TP Sài Gòn lúc 08g30 ngày 24/5/2012 dưới sự chứng minh của HT Thích Đức Chơn – Thượng thủ HĐTGCM (Buổi họp có sự tham dự của BHDTW- GĐPTVN và ĐH Bạch Hoa Mai đại diện
BHDGDDPTVN TTG). Mục đích soạn thảo Bản Quy Nguyện và Cung cử thành phần nhân sự Ban Thường Trực HĐCVGH
Quyết định cung cử thành phần nhân sự Ban Thường Trực HĐCVGHTW như sau :
1. Trưởng Ban : Hòa Thượng Thích Thanh Huyền
2. Phó Ban Nội Vụ : Hòa Thượng Thích Đức Thắng
3. Phó Ban Ngoại vụ : Hòa Thượng Thích Minh Tâm
4. Tổng Thư Ký : TT Thích Thái Hòa
5. Phó tổng Thư Ký : TT Thích Hải Tạng
6. Phó tổng Thư Ký : TT Thích Nhuận Châu
Tiểu ban giám kiểm:
1. HT Thích Chơn Trí
2. HT Thích Minh Nghĩa
3. HT Thích Thiện Dương
Tiểu ban đặc trách biên khảo giáo lý, tài liệu Tu học GĐPT Việt Nam:
1. HT Thích Đức Thắng
2. TT Thích Thái Hòa
3. TT Thích Nhuận Châu
Tiểu ban đặc trách hướng dẫn tu học:
1. HT Thích Minh Tâm 2. TT Thích Hải Tạng
2. TT Thích Huệ Thành
Tiểu Ban Nghiên cứu và Phát triển GĐPT:
1. TT Thích Thông Phổ
Tiểu ban đặc trách các Miền, Tỉnh và Thành:
1. TT Thích Nguyên Hiền
2. TT Thích Khế Đạo
Tiểu Ban An sinh:
1. TT Thích Chơn Thức
2. NS Thích Nữ Như Tường
3. NS Thích nữ Như Thiện
Tổng cộng có 14 tỷ kheo tăng và 02 tỷ kheo ni trong Ban Thường Trực HĐCVGH.
Phật lịch: 1556 – TP Sài Gòn, ngày 13 tháng 06 năm 2012
Thượng Thủ (Đã ấn – ký)
Hòa Thượng THÍCH ĐỨC CHƠN
Năm 2016, cung thỉnh Chư Tôn Đức Lưỡng Viện:
BẢN THỆ TĂNG GIÀ
HỘI ĐỒNG TĂNG GIÀ CHỨNG MINH
1. Hòa thượng THÍCH ĐỨC CHƠN Tu viện Quảng Hương Già lam – TP Sài Gòn.
2. Hòa thượng THÍCH MINH CHIẾU Chùa Phật Ân – Long Thành – Đồng Nai.
3. Hòa thượng THÍCH TUỆ SĨ Chùa Quảng Hương Già Lam – TP Sài Gòn.
4. Hòa Thượng THÍCH LƯƠNG PHƯƠNG Chùa Phước Duyên – TP.Huế
5. Hòa thượng THÍCH ĐỒNG TU Chùa Vạn Đức – Tỉnh Khánh Hòa
6. Hòa thượng THÍCH ĐỒNG TÂM Chùa Linh Sơn – Phan Rang – Ninh Thuận
7. Hòa Thượng TỊNH NGHIÊM Chùa Vạn Hạnh P.Cam Thuận – TP.Cam Ranh
8. Hòa thượng THÍCH PHƯỚC TRÍ Chùa Vạn Phước – Chùa Pháp Vân – TP Sài Gòn
9. Hòa thượng THÍCH PHƯỚC AN Chùa Hải Đức — TP.Nha Trang
10. Hòa thượng THÍCH LƯU THANH Chùa Trúc Lâm – TP.Huế
11. Hòa thượng THÍCH KIẾN TÁNH Chùa Bửu Lâm -Long Thành – Đồng Nai
12. Hòa thượng THÍCH GIẢI QUẢNG Chùa Quảng Hiệp – Long Thành – Đồng Nai
13. Hòa thượng THÍCH HUỆ TÂM Chùa Bảo Sơn – Đồng Nai
BAN CHẤP SỰ HỘI ĐỒNG TĂNG GIÀ CHỨNG MINH
1. Thượng thủ: HT THÍCH ĐỨC CHƠN
2. Đệ nhất Phó Thượng thủ: HT THÍCH MINH CHIẾU
3. Đệ nhị Phó Thượng thủ: HT THÍCH TUỆ SĨ
4. Chánh thư ký: HT THÍCH TUỆ SĨ (kiêm)
5. Giám luật: HT THÍCH KIẾN TÁNH
Phật lịch: 2560 – TP Sài Gòn, ngày 16 tháng 07 năm 2016
Thượng Thủ (Đã ấn – ký)
Hòa Thượng THÍCH ĐỨC CHƠN
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG CỐ VẤN GIÁO HẠNH. GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM
(Quốc nội Nhiệm kỳ 2016 – 2020).
1. Hòa thượng THÍCH THANH HUYỀN Tu viện Quảng Hương Già Lam – TP Sài Gòn.
2. Hòa thượng THÍCH ĐỨC THẮNG Tu viện Quảng Hương Già Lam – TP Sài Gòn.
3. Hòa thượng THÍCH MINH TÂM Chùa Phật Ân – Long thành, Tỉnh Đồng Nai.
4. Hòa thượng THÍCH CHƠN TRÍ Chùa Thiền Lâm TP Huế.
5. Hòa thượng THÍCH THIỆN DƯƠNG Chùa Linh Sơn – Vạn ninh, Khánh hòa
6. Hòa Thượng THÍCH MINH NGHĨA Tu viện Toàn Giác – Tỉnh Đồng nai.
7. Hòa thượng THÍCH MINH BẢO Bà rịa Vũng Tàu.
8. Hòa thượng THÍCH THÁI HÒA Chùa Phước Duyên – TP Huế.
9. Thượng tọa THÍCH HẢI TẠNG Chùa Long An – Tỉnh Quảng trị.
10. Thượng tọa THÍCH HUỆ THÀNH Chùa An Linh – Quận 12, TP Sài Gòn.
11. Thượng tọa THÍCH NHUẬN CHÂU Tịnh thất Từ Nghiêm – Tỉnh Bà rịa Vũng Tàu.
12. 12.Thượng tọa THÍCH THÔNG PHỔ Chùa Tuệ Quang – TP Sài Gòn.
13. Thượng tọa THÍCH CHƠN THỨC Tu viện Quảng Đức – quận Thủ đức, TP Sài Gòn.
14. Thượng tọa THÍCH NHUẬN QUANG Chùa Nguyên Ngộ – Quận 12, TP Sài Gòn.
15. Thượng tọa THÍCH NGUYÊN HIỀN Tu viện Vĩnh Minh – Tỉnh Lâm Đồng.
16. Thượng tọa THÍCH KHẾ ĐẠO Tu viện Quảng Hương Già Lam – TP Sài Gòn.
17. Thượng tọa THÍCH HẠNH NGUYỆN Chùa Tân Chánh, Tỉnh Khánh Hòa.
18. Ni sư Thích nữ NHƯ THIỆN Chùa Viên Quang – Long thành, Đồng Nai.Tiểu ban An sinh.
Quảng Hương Già Lam, ngày 16 tháng 7 năm 2016
Trưởng BTT HĐCVGH (Đã ấn ký)
Sa môn THÍCH THANH HUYỀN
Hiện nay 2 Hội Đồng được tôn danh:
1. Hội Đồng Tăng Già Chứng Minh GĐPTVN: Hội Đông Tăng Già Bản Thệ.
2. Hội Đồng Cố Vấn Giáo Hạnh GĐPTVN: Hội Đồng Giáo Giới GĐPTVN.
Thời kỳ khó khăn trong nước và phát triển ở nước ngoài:
a) Ở trong nước:
Tháng 4 năm 1975, Cộng sản chiếm miền Nam, không có tổ chức ngoại vi nào của Ðảng được phép hoạt động. Phật giáo bị kềm chế, Gia Ðình Phật Tử không được chính thức hoạt động, nhiều Huynh Trưởng bị tù đày, trong những năm đầu Gia Ðình Phật Tử sinh hoạt không được 5% so với trước 1975, tuy nhiên nhiều Gia Ðình Phật Tử vẫn kiên trì sinh hoạt, Ban Hướng Dẫn Trung Ương ngưng hoạt động, một Hội Ðồng Huynh Trưởng Cao Niên được hình thành để lãnh đạo tổ chức.
Vào dịp vía Ðức Quán Thế Âm ngày 19-6 Âm Lịch năm 1990, Hội Ðồng Huynh Trưởng Cao Niên (BHDTƯ) dự định mở một kỳ Họp mặt toàn quốc tại chùa Linh Sơn Ðàlạt, nhiều đại biểu đã về dự nhưng vào phút chót không thể họp được, chỉ cử hành lễ Hiệp kỵ mà thôi. Ðến năm 1995, mới có một kỳ họp khác tại Trại Trường GÐPT Việt Nam ở Hồ Than Thở ÐàLạt, đã bầu lại Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 22-01-1977: Ðại Hội 7 của GHPGVNTN họp tại chùa Ấn Quang. Ðã bầu:
– Tăng Thống HT. Thích Giác Nhiên. (đương nhiệm)
– Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống: HT. Thích Ðôn Hậu
– Cố Vấn: TT. Thích Thiện Minh
– Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo: HT. Thích Trí Thủ
– Phó Viện Trưởng: TT. Thích Trí Tịnh
– Phó Viện Trưởng: TT. Thích Pháp Tri
– Phó Viện Trưởng: TT. Thích Huyền Quang
– Tổng Thư Ký: TT. Thích Quảng Ðộ…
Ngày 9-02-1977, Viện Hóa Ðạo có văn thư số 031-VHD/VP gửi cho Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng khiếu nại 19 Tăng bị bắt giữ yêu cầu đưa ra xét xử hoặc trả tự do.
Ngày 3-03-1977, Ủy ban Nhân Dân Quận 10 tiếp quản Cơ sở Quách Thị Trang (Cô Nhi Viện Quách Thị Trang nằm sau Viện Hóa Ðạo)
Ngày 6-04-1977, Nhà cầm quyền bao vây chùa Ấn Quang bắt 6 vị lãnh đạo của GHPGVNTN:
1. TT. Huyền Quang, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo.
2. TT. Quảng Ðộ, Tổng Thư Ký Viện Hóa Ðạo.
3. TT. Thuyền Ấn Tổng vụ trưởng, Tổng vụ Hoằng pháp.
4. ÐÐ. Thích Thông Bửu, Quyền Tổng vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ.
5. ÐÐ. Thích Thông Huệ Chánh Ðại Diện GHPGVNTN, Quận Gò Vấp, Trưởng Ban Kinh Tế tự túc Tăng Ni.
6. ÐÐ. Thích Thanh Thế, Trưởng Ban Thanh Tra Ủy Ban Kinh Tế Tự túc Tăng Ni.
Ngày 6- 04-1978, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Cố Vấn Viện Hóa Ðạo bị bắt.
Ngày 17-10-1978, Thượng Tọa Thích Thiện Minh bị tra tấn đến chết trong Nha Công An Thành Phố Hồ Chí Minh, sau đó đưa ra Hàm Tân cho nhìn xác, nhưng không cho nhận xác.
Ngày 26-10-1978, HT. Thích Ðôn Hậu Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống Trụ trì chùa Linh Mụ Huế, gửi thư từ chức Ðại Biểu Quốc Hội và Ủy Viên Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
Đầu năm 1979, Hòa Thượng Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, trong cuộc họp Hội Ðồng Viện hàng tuần, Hòa Thượng có đưa ra việc Mặt Trận Tổ Quốc Thành Phố có đến mời Hòa Thượng ra làm việc vận động thống nhất Phật Giáo toàn quốc. Lúc đó có vị trong Hội Ðồng hỏi Hòa Thượng Viện Trưởng rằng:
– Mặt trận mời với tư cách gì ? Hòa thượng nói:
– Với tư cách gì tôi chưa rõ.” Qua cuộc họp tuần sau, Hòa thượng đưa việc đó ra Hội Ðồng và cho biết là
– Mặt trận mời tôi với tư cách Viện trưởng Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN. Hòa Thượng Thiện Minh nghe thế liền xin phát biểu:
– Xin Hòa thượng Viện Trưởng đừng đưa việc đó ra đây làm khó chúng tôi !
Hòa thượng Trí Thủ hỏi lại:
– Làm khó cái gì ?. Hòa thượng Thiện Minh thưa:
– Nếu Hội Ðồng nầy đồng ý để Hòa thượng làm việc đó với tư cách Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, tức là đồng ý dẹp bỏ Giáo Hội này sau khi Giáo Hội mới thành lập. Còn nếu không đồng ý, thì có sự khó khăn đến với các vị trong Hội Ðồng và cả Giáo Hội ta nữa. Vậy Hòa thượng nên tự ý lựa chọn và làm với tư cách cá nhân của Hòa thượng mà thôi. Chúng tôi không thể nói nên hay không nên trong việc nầy.” Lúc bấy giờ trong cuộc họp không ai có ý kiến gì khác, coi như mặc nhiên đồng ý với Hòa thượng Thiện Minh đã nói.
Năm 1980, Ban vận động thống nhất Phật giáo ra đời, do Hòa thượng Thích Trí Thủ làm trưởng ban, TT. Thích Minh Châu làm Tổng Thư Ký.
Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 11 năm 1981, Đại hội các tổ chức Phật giáo được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Với 165 đại biểu trên toàn quốc, đã thành lập một tổ chức mới, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là hợp nhất của 9 tổ chức:
– Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam
– Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất
– Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam
– Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam
– Ban liên lạc Phật giáo Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh
– Giáo hội Thiên thai giáo Quán Tông
– Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam
– Hội đoàn kết Sư sãi Yêu nước Tây Nam Bộ
– Hội Phật học Nam Việt.
Đại hội đã suy tôn Hòa Thượng Thích Đức Nhuận lên ngôi vị Pháp Chủ, Hòa Thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch Hội Đồng Trị Sự.
Như thế, đương nhiên có 2 Giáo Hội Phật Giáo, một Giáo hội nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam do đảng Cộng sản lãnh đạo và một Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, giáo hội nầy không được nhà cầm quyền Cộng sản thừa nhận, nên các vị lãnh đạo như TT. Thích Huyền Quang và TT. Thích Quảng Độ bị đưa đi an trí vị ở Quảng Ngãi, vị ở Thái Bình. Còn những vị khác như TT. Thích Đức Nhuận, ĐĐ Trí Siêu Lê Mạnh Thát, ĐĐ Tuệ Sỹ, ĐĐ Nguyên Giác, Sư Cô Trí Hải và 17 người khác, bị bắt đưa ra tòa kết án chống nhà cầm quyền Cộng sản, họ bị kết án tử hình, chung thân hoặc từ 4 đến 15 năm tù.
Mặc dù vậy, một số đơn vị Gia Đình Phật Tử vẫn sinh hoạt trong những điều kiện rất khó khăn, bởi vì nhà cầm quyền Cộng sản có tổ chức đoàn ngũ hóa thanh thiếu niên Việt Nam dưới tổ chức Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tuổi từ 16 cho đến 30. Dưới tuổi đó có Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, tổ chức từ cấp xã, huyện, tỉnh cho đến trung ương.
Vì các anh Võ Đình Cường cũng như Tống Hồ Cầm không hoạt động GĐPT, mà bước sang lãnh vực văn hóa, báo Giác Ngộ đã có quyết định thành lập, do HT.Thích Minh Nguyệt làm Chủ nhiệm và anh Võ Đình Cường làm Tổng Biên tập, phụ tá có Tống Hồ Cầm. Ngày 1-1-1976 ra mắt Bán Nguyệt San dần dần tiến thành Tuần báo.
Như đã nêu trên, không có Trưởng Ban như rắn mất đầu, Ban Hướng Dẫn Trung Ương không thể hoạt động được, các anh chị có nhiệt tâm mới lập thành Hội Đồng Huynh Trưởng Cao Niên, tạm thay nhiệm vụ cho Ban Hướng Dẫn Trung Ương thời bấy giờ.
Năm 1990, vào dịp Vía đức Quán Thế Âm ngày 19 tháng 6 năm Canh Ngọ nhằm ngày 9-8-1990, do Hội Đồng Huynh Trưởng Cao Niên thông báo, nhiều phái đoàn Huynh Trưởng trên toàn quốc đã tụ họp về chùa Linh Sơn Đà Lạt, để tổ chức Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc, bầu lại Ban Hướng Dẫn Trung Ương, nhưng nhà cầm quyền biết, nên không cho tổ chức Đại Hội, nên chỉ làm lễ Hiệp Kỵ Huynh Trưởng GĐPT toàn quốc mà thôi.
Ngày 03, 04-11-1992, đại hội Giáo Hội Phật giáo Việt Nam toàn quốc lần thứ III diễn ra tại Hà Nội, Hiến chương của 2 kỳ đại hội trước đều không đề cập đến GĐPT, nên trong thời gian ấy, GĐPT Việt Nam không được Giáo hội thừa nhận. Đến đại hội kỳ III, Giáo hội mới nhắc đến trong Hiến chương:
“Về vấn đề GĐPT, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội PGVN có một số nhận định về vấn đề này:
Nguyện vọng giáo dục giáo lý đạo Phật và đạo đức Phật giáo cho nam nữ Phật tử, trong đó kể cà thanh thiếu niên Phật tử là nguyện vọng chính đáng. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nguyện vọng đó.
Vì thế, Ban Thường trực HĐTS-GHPGVN xác định rõ ràng các cấp lãnh đạo Giáo hội từ Trung ương, Tình Thành hội đến các cơ sở, tự viện đối với Phật sự quan trọng này.”
GĐPT lúc bấy giờ tuy không được chính thức đưa vào Hiến chương nhưng cũng được sinh hoạt theo Ban Hướng dẫn Nam Nữ Cư sĩ Phật tử (HDNNCSPT). Do sinh hoạt trong các chùa theo GHPGVN nên những GĐPT nầy đương nhiên thuộc GHPGVN
Có nhiều nơi sinh hoạt như thường lệ, nhưng theo tính cách nội bộ của những đơn vị cá nhân, sinh hoạt ấy chỉ trong giới hạn của một tỉnh, thành như: mở trại huấn luyện huynh trưởng và trại họp bạn ở các Gia đình trong khu vực dưới sự chứng minh của Ban Trị sự và các vị trong tiểu ban HDNNCSPT có GĐPT sinh hoạt.
Dù hình thức nào đi nữa, tất cả không ra ngoài nguyên lý tùy duyên bất biến, khế lý, khế cơ và khế thời của Phật giáo. Cho nên, mọi sinh hoạt của GĐPT cũng không đi ra ngoài mục đích là “tu tập trở thành Phật tử chân chánh, góp phần phụng sự Đạo pháp và xây dựng xã hội”.
Thượng tọa Thích Đạt Đạo, Chánh Thư ký Ban HDNNCSPT Trung ương GHPGVN phát biểu trong năm 1997 như sau:
Với 500.000 đoàn sinh Phật tử trong toàn quốc, nhiệm vụ trọng tâm của Ban HDNNCSPT là hướng dẫn sinh hoạt tu học cho các giới Nam Nữ Cư sĩ Phật tử, trong đó có GĐPT bao gồm các Thanh Thiếu Nhi. Khi được Hội đồng Trị sự ra quyết định bổ nhiệm thành phần nhân sự Ban HDNNCSPT nhiệm kỳ III, chúng tôi đã phân công phân nhiệm, vạch phương hướng hoạt động ngắn hạn,, dài hạn, dựa trên nhận thức tình hình cụ thể (…) Tuy nhiên, chỉ thời gian đầu, còn thời gian về sau, vì lý do cơ bản, các vị ủy viên đều cư trú rải rác khắp các tỉnh, thành, cho nên hoạt động thiếu đồng bộ, chỉ thu gọn có Thường trực Ban Hướng Dẫn, do vậy chỉ có tính cách điều hành chung, chứ chưa thực hiện công tác gì đáng nêu.
Thành quả của Ban HDNNCSPT nhiệm kỳ I, II và III tóm tắc theo báo Giác Ngộ đăng vào các ngày 29-3-1997 và 27-9-1997 như sau:
Đây là phương hướng của Ban HDNNCSPT Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cũng có thể áp dụng phương hướng này cho toàn quốc về GĐPT nhiệm kỳ tới:
1. Từng bước thống kê một cách chính xác số lượng GĐPT và các đoàn sinh toàn thành phố và ra quyết định công nhận
2. Từng bước triển khai chương trình hoạt động của Ban HDNNCSPT
3. Tạo điều kiện mở các lớp NNCSPT sinh hoạt và tu học theo từng giới
4. Tổ chức hội thảo chuyên đề cho các ngành
5. Tổ chức các khóa bồi dưỡng và đào tạo huynh trưởng GĐPT thuộc ngành HDNNCSPT.
…Thiết nghĩ, đối với chư vị tôn túc lớn tuổi đã từng đóng góp nhiều thành tích tốt đẹp cho Đạo pháp và Dân tộc, chúng ta vẫn cần trân trọng, đặt vào vị trí hàng cố vấn chứng minh. Tuy nhiên, nên mạnh dạn và gấp rút trẻ trung hóa hàng ngũ lãnh đạo hay ít nhất là bộ phận thường trực tương đối còn trẻ, có năng lực, có đạo đức. Nêu không, giới Phật giáo chúng ta khó đứng vững, không thể sánh vai cùng xã hội trong thế kỷ tới (…), từ đó, chẳng mấy chốc dẫn đến sinh hoạt Phật giáo không còn thích hợp với con người thời đại mới. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại tinh ba Phật dạy: đạo Phật là sự sống luôn vận hành, hiện hữu trên cuộc đời vì hạnh phúc, vì an lạc cho mọi loài.
Có thể nhận định đó là cái nguyên cớ để hợp thức hóa sinh hoạt của tổ chức GĐPT đối với nhà cầm quyền Cộng sản.
Một số đơn vị GĐPT sinh hoạt tại các chùa không theo GHPGVN, vẫn sinh hoạt trong chờ đợi tổ chức phục hoạt, nhưng phải đợi đến năm 1995, tại Trại Trường Hồ Than Thở Đà Lạt, có tổ chức một cuộc họp và Gia Đình Phật Tử đã bầu lại Ban Hướng Dẫn Trung Ương, Huynh Trưởng Nguyên Tín Nguyễn Châu được tín nhiệm bầu vào chức vụ Trưởng Ban. Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam tái sinh hoạt lại từ đó. Nhưng tổ chức nầy không nằm trong hệ thống GHPGVNTN cũng không nằm trong GHPGVN, từ trước cho đến sau nầy vẫn sinh hoạt tại Quảng Hương Già Lam từ thời ĐĐ Thích Tuệ Sỹ làm Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, cho đến thời Tăng Đoàn GHPGVNTN ra đời cho đến nay do Huynh Trưởng Nguyên Tín Nguyễn Châu lãnh đạo.
Về phần GHPGVNTN không thừa nhận GĐPT do anh Nguyễn Châu lãnh đạo vì Thỉnh Nguyện Thư của anh Nguyễn Châu gửi cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngày 25-5-1997, trong đó có nội dung chính yếu như sau:
Đệ trình Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỳ IV.
Không một ai trong chúng con lại có ý nghĩ đặt tổ chức Gia Đình Phật tử Việt Nam ra ngoài Giáo hội.
Chúng con kính đạo đạt một thỉnh nguyện lên Đại hội Giáo hội là cho phép chúng con được triệu tập một Đại hội Gia Đình Phật tử toàn quốc, đặt dưới sự chứng minh của Giáo hội để tập họp rộng rãi nguyện vọng trung thực của huynh trưởng Gia Đình Phật tử Việt Nam trong việc tu chỉnh sửa đổi Nội Quy. Đó là điều thỉnh cầu duy nhất mà chúng con thấy cần phải đệ đạt lên Đại hội Giáo hội để tránh những ngộ nhận cho rằng chúng con có ý đồ tách rời Giáo hội, chống báng Giáo hội.
Do bức thư trên, nên Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ đạo Hòa thượng Thích Minh Châu triệu tập một buổi họp nhằm đưa tổ chức Gia Đình Phật tử Việt Nam của GHPGVNTN vào trong Giáo hội nhà nước.
Ngày 24/10/1997, HT đã triệu tập cuộc họp cùng bốn anh Huynh Trưởng cấp Dũng là: anh Võ Đình Cường, anh Tống Hồ Cầm, anh Nguyễn Xuân Quyền và anh Nguyễn Châu để “Tìm cách cho Gia đình Phật tử được sinh hoạt đều đặn và có hiệu quả, phù hợp với tình hình mới của đất nước và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
NỘI DUNG THƯ MỜI CỦA HT THÍCH MINH CHÂU GỞI ĐẾN 4 ANH HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 1997
Kính gởi:
– Cư sĩ Võ Đình Cường (T/p Hồ Chí Minh)
– Cư sĩ Tống Hồ Cầm (T/p Hồ Chí Minh)
– Cư sĩ Nguyễn Xuân Quyền (T/p Huế)
– Cư sĩ Nguyễn Châu (T/p Đà Lạt)
Thưa quý Anh.
Lâu nay tôi vẫn lưu tâm đến tình hình sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử và được biết những khó khăn trở ngại đã và đang tồn tại trong việc thực hiện các Phật sự quan trọng và bồi dưỡng kiến thức Phật học, rèn luyện kỹ năng sinh hoạt, tác phong đạo đức cho các Thanh Thiếu Niên Phật tử. Tôi cũng được biết ngoài những trở ngại khách quan, trong nội bộ các Huynh trưởng Gia đình Phật tử cũng có nhiều ý kiến chưa được dung hòa.
Tôi nghĩ quý Anh là những người kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm, đã có tham gia sáng lập hoặc tham gia tổ chức thực hiện sinh hoạt Gia đình Phật tử, vẫn hằng lo toan tìm cách cho Gia Đình Phật Tử được sinh hoạt đều đặn và có hiệu quả, phù hợp với tình hình mới của đất nước và của Giáo hội. Tự bản thân tôi, tôi cũng luôn ấp ủ ước nguyện đó.
Tôi viết thư này gởi đến quý Anh, mong quý Anh sắp xếp công việc để chúng ta cùng họp mặt thân mật, đóng góp ý kiến xây dựng và thảo bàn để tìm một phương cách, một phương hướng khả dĩ để thực hiện ước nguyện đã nêu.
Tôi hy vọng buổi họp mặt sẽ được diễn ra vào lúc 15 giờ ngày chủ nhật 02/11/1997 tại phòng khách của Thiền viện Vạn Hạnh, 716 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, T/p Hồ Chí Minh.
Thân chúc quý Anh thân tâm thường lạc.
Nay thư (đã ký)
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Buổi họp này tổ chức vào ngày 29.10.1997 tại Thiền viện Vạn Hạnh, Saigon, gồm có Hòa thượng Thích Minh Châu chủ tọa và bốn anh Huynh Trưởng cấp Dũng, là những Huynh Trưởng cao cấp nhất GĐPTVN lúc đó, gồm có các anh: Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm, Nguyễn Xuân Quyền, Nguyễn Châu. Mục đích cuộc họp nêu ra là nhằm “tìm cách cho GĐPT được sinh hoạt đều đặn và có hiệu quả phù hợp với tình hình mới của đất nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam”
Thành quả cuộc họp là khẳng định lập trường GĐPTVN là ly khai GHPGVNTN thông qua một Biên bản ký tên 5 người nhất trí về 5 nhận định như sau:
- Sinh hoạt GĐPT nhằm đào luyện Thanh, Thiếu, Đồng niên thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội. Sinh hoạt này trước đây đã đạt được những thành quả tốt đẹp, nay cần phải được phát huy.
- Từ ngày được thành lập, GĐPT luôn luôn sinh hoạt trong khuôn khổ pháp lý của một tổ chức Phật giáo được Nhà nước chấp nhận, như Hội An Nam Phật Học, Hội Phật Học Nam Việt, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Nay sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử cần được thức hiện trong khuôn khổ pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
- Một số ít điều trong Nội quy và Quy chế Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử cần được tu chính cho phù hợp với Hiến chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
- Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT cần chung sức chung lòng, cùng nhau đẩy mạnh sinh hoạt GĐPT để đóng góp vào sự nghiệp chung của Phật giáo và Đất nước.
- Gia Đình Phật Tử cần tranh thủ để được sự quan tâm giúp đỡ cụ thể của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trong các sinh hoạt.
NỘI DUNG BIÊN BẢN HỌP MẶT 4 HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG DƯỚI SỰ CHỨNG MINH CỦA HT THÍCH MINH CHÂU:
BIÊN BẢN
(Về buổi họp mặt của 4 Huynh trưởng cấp Dũng Gia đình Phật tử, dưới sự Chứng minh của Hòa thượng Thích Minh Châu)
Thể theo thư mời của Hòa thượng Thích Minh Châu, một trong những vị sáng lập Gia Đình Phật Tử, bốn Huynh Trưởng cấp Dũng là: VÕ ĐÌNH CƯỜNG, TỐNG HỒ CẦM, NGUYỄN XUÂN QUYỀN, NGUYỄN CHÂU, đã có buổi họp mặt thân mật trong tình gia đình áo Lam, vào lúc 15giờ ngày 29/10/1997 tại Thiền viện Vạn Hạnh, 716 Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, T/p Hồ Chí Minh, dưới sự Chứng minh của Hòa thượng Thích Minh Châu. Buổi họp có mục đích như trong thư mời của Hòa thượng Thích Minh Châu là: “Tìm cách cho Gia đình Phật tử được sinh hoạt đều đặn và có hiệu quả, phù hợp với tình hình mới của đất nước và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”!
Sau 2giờ bàn thảo trong tinh thần cởi mở và xây dựng,Hòa thượng và bốn Huynh Trưởng cấp Dũng đã nhất trí về các nhận định sau đây:
- Sinh hoạt Gia đình Phật tử nhằm đào luyện Thanh Thiếu Đồng niên thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội. Sinh hoạt này, trước đây đã đạt được những thành quả tốt đẹp nay cần phải được tiếp tục phát huy.
- Từ ngày được thành lập, Gia đình Phật tử luôn luôn sinh hoạt trong khuôn khổ pháp lý của một tổ chức Phật giáo được Nhà nước chấp thuận, như Hội An Nam Phật học, Hội Phật học Nam Việt, Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Nay sinh hoạt của Gia đình Phật tử cần được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Một số ít điều trong Nội quy và Quy chế Huynh Trưởng của Gia đình Phật tử cần được tu chỉnh cho phù hợp với Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Huynh Trưởng và đoàn sinh Gia đình Phật tử cần chung sức chung lòng cùng nhau đẩy mạnh sinh hoạt Gia đình Phật tử để đóng góp vào sự nghiệp chung của Phật giáo và đấ tnước.
- Gia đình Phật tử cần tranh thủ để được sự quan tâm giúp đỡ cụ thể của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong các sinh hoạt.
Làm tại Thiền viện Vạn Hạnh Ngày 29 tháng 10 năm 1997
Đồng ký tên
CHỨNG MINH
Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU (đã ký)
VÕ ĐÌNH CƯỜNG (đã ký)
TỐNG HỒ CẦM (đã ký)
NGUYỄN XUÂN QUYỀN (đã ký)
NGUYỄN CHÂU (đã ký)
Tại đại hội kỳ V Tỉnh Hội Phật Giáo Lâm Đồng, có Tham luận của Thượng tọa Thích Toàn Đức, đại biểu Phật giáo huyện Di Linh như sau:
Vấn đề giáo dục con em Phật tử ươm mầm hạt giống, đào tạo tầng lớp kế thừa, lúc nào cũng được quan tâm đúng mức. Trong xã hội hiện nay, những tệ nạn đang lan tràn trong tầng lớp Thanh Thiếu niên, càng khiến chúng ta gia tâm lo lắng hơn bao giờ hết. Là một tổ chức thường xuyên gắn bó với Giáo hội trong nhiều công tác Phật sự, thì việc duy trì và phát triển GĐPT phải được xem là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Giáo hội chúng ta.
Thượng tọa Thích Đạt Đạo, Chánh Thư ký Ban HDNNCSPT nhận định:
Nam nữ Phật tử là lực lượng hộ pháp quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (…) Nhiệm kỳ của Ban Hướng dẫn 1992- 1997 hoạch định cho nhiệm kỳ tới như sau:
Thứ nhất, kế hoạch thực chương trình tu học cho các đạo tràng và GĐPT.
Thứ hai, đúc kết các ý kiến đóng góp bổ sung cho Nội quy GĐPT đề Ban HDNNCSPT nhiệm kỳ mới tiếp tục làm việc bằng cách thành lập một bộ phận gồm các huynh trưởng có cấp thâm niên, có kinh nghiệm, để hoàn chỉnh và thông qua các thủ tục cần thiết trước khi trình Hội Đồng Trị Sự phê chuẩn.
Trong một bài đăng trên báo Giác Ngộ ra ngày 20-9-1997, Luật sư Đăng Huy góp ý với Giáo hội:
Bất kỳ tổ chức, đoàn thể nào, cơ sở vững mạnh thì tổ chức mới tồn tại và phát triển. Cơ sở Giáo hội không thể mạnh nếu bỏ quên một thành phần quan trọng là Cư sĩ, và cũng không thể mạnh nếu họ không được tổ chức để được thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức. Giáo hội không thể bỏ quên một thành phần tế bào của mình là Cư sĩ. Giáo hội không thể chỉ có Tăng Ni.
Ngày 22, 23-11-1997, đại hội Giáo Hội Phật giáo Việt Nam toàn quốc lần thứ IV tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt- Xô tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội quy tụ gần 500 đại biểu của 49 đơn vị Tỉnh, Thành Hội Phật Giáo trong cả nước. Theo báo cáo tổng kết của Hội Đồng Trị Sự thì những hoạt động của Ban HDNNCSPT có những bước tiến như sau:
Thực hiện tinh thần tứ chúng đồng tu của người con Phật trong ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những năm qua, Ban HDNNCSPT Trung ương, Tiểu ban HDNNCSPT các Tỉnh, Thành hội đã triển khai Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ II, đặc biệt là nhiệm kỳ III, với Hiến chương Giáo hội đã được tu chính cũng như chương trình hoạt động và Nội quy của Ban HDNNCSPT Trung ương, các Nghị quyết, Thông bạch 455, 570, 577 của Trung ương Giáo hội về việc củng cố và ổn định sinh hoạt GĐPT dưới sự lãnh đạo chung của Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo.
Được sự chỉ đạo của ngành HDNNCSPT và các Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng tại địa phương theo Thông tư 01 của Ban Tôn Giáo Chánh Phủ, tổng kết sơ khởi đã có khoảng 650 đơn vị GĐPT đăng ký với Tỉnh, Thành hội Phật giáo, với 44.407 đoàn sinh và 5.409 huynh trưởng sinh hoạt trong Giáo hội. Đồng thời, chương trình sinh hoạt GĐPT được triển khai có hệ thống như ra quyết định tạm thời công nhận GĐPT, mở các khóa huấn luyện Huynh trưởng, Đội-Chúng trưởng, Đầu-Thứ đàn, trại sinh hoạt hè, trại truyền thống v.v…tại các Tỉnh, Thành hội như: Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đăk-Lăk , Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương, Cà Mau v.v…với hàng chục ngàn đoàn sinh tham dự.
Cũng trong Đại hội nầy, đại biểu Phật Giáo Tp. Đà Nẵng có bài tham luận nói về GĐPT như sau:
GĐPT đã được hình thành tại đất Đà Thành từ trước năm 1950 đến nay đã gần nửa thế kỷ. Trong suốt 50 năm qua, GĐPT đã gắn bó với Giáo hội trong mọi sinh hoạt như: tu học, hoằng dương Phật pháp, công tác xã hội từ thiện, xây dựng các Phật sự văn hóa, lễ lược v.v…
Nói chung, GĐPT đã cung cấp nhiều đoàn viên ưu tú nay trở thành Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni cho Giáo hội trên toàn quốc và đã đào tạo được nhiều cư sĩ tham gia và lãnh đạo các cơ sở Giáo hội phường, xã, Ban Đại diện Quận, Huyện và Ban Trị sự Tỉnh, Thành.
Nhưng, đáng kể nhất là tổ chức GĐPT đã giúp đào tạo bao thế hệ trẻ trở thành người con ngoan trong gia đình, người công dân tốt cho Tổ quốc, người cư sĩ hộ đạo cho Giáo hội hiện nay. Do đó, Ban Trị sự chúng tôi nhận thấy:
Để xây dựng nền thống nhất lãnh đạo của Giáo hội một cách toàn vẹn, Ban Trị sự Phật giáo Thành phố Đà Nẵng trân trọng đề đạt lên Chư Tôn Đức và Đại hội:
- Về pháp lý: đưa tổ chức GĐPT Việt Nam vào Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
- Về pháp nhân: xác định vị trí của GĐPT trong cơ cấu tổ chức các cấp Giáo hội từ Trung ương xuống các tỉnh như là một ngành hoạt động trong điều 19 và có một Trưởng Ban Hướng dẫn GĐPT như điều 20 của Hiến chương GHPGVN. Vì hiện nay trên toàn quốc có nửa triệu đoàn viên với nề nếp sinh hoạt khá hoàn chỉnh, chương trình tu học giáo dục đặc thù phù hợp với văn minh thời đại Tổ chức Gia Đình Phật Tử đã có mầm mống từ những năm 30 của thế kỷ XX; từ thời kỳ đầu của phong trào Chấn hưng Phật giáo, đã phát sinh, phát triển và tồn tại qua nhiều chế độ chính trị khác nhau. Qua nhiều danh xưng của Giáo hội như An Nam Phật Học Hội (1932-Huế), Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam (1951), Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc (1952), Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (1964) và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (1981). Trong quá trình đó, GĐPT vẫn nguyên vẹn danh xưng của nó, càng khẳng định được tác dụng giáo dục tầng lớp Phật tử trẻ và thế đứng trong lòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
(…) Từ hai nhiệm kỳ trước, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đối với sinh hoạt GĐPT, chưa đặt vấn đề về quản lý và tổ chức GĐPT. Cũng có thể chính vì thế mà xảy ra việc một số cựu huynh trưởng GĐPT phục hồi hoặc tự thành lập tổ chức hoạt động GĐPT ngoài phạm vi của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Tháng 8-1984, Ban HDNNPT Trung ương mới đề ra phương án hoạt động. Tuy phương án này còn quá đơn giản lại không được triển khai một cách chu đáo, nhưng bước đầu cũng đã tạo tiền đề cho một số Ban trị sự có cơ sở nghiên cứu để ứng dụng vào sinh hoạt GĐPT tại địa phương mình.
Nhưng thật sự làm chỗ tựa về mặt pháp lý để GĐPT sinh hoạt đi vào nề nếp và phát triển là nhờ Thông bạch 455 ngày 21-7- 1995 của HĐTS-GHPGVN với nội dung hướng dẫn thực hiện quản lý sinh hoạt GĐPT. Trung ương Giáo hội đã khẳng định: “Đây là một trong những Phật sự quan trọng mà Giáo hội có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý”.
(…) Vậy, đã là một Phật sự quan trọng mà chưa tổ chức thực hiện chu đáo, thì nhân Đại hội Đại biểu Toàn quốc GHPGVN kỳ IV lần này,phải đầu tư trí tuệ và vật lực để thực hiện cho kỳ được.
Đoàn đại biểu Tỉnh Quảng Ngãi phát biểu với các nội dung như sau:
- Đưa danh hiệu GĐPT vào Hiến chương GHPGVN, bổ sung vào điều 19, có thể với tên gọi Ban Hướng Dẫn GĐPT.
- Tiếp tục quán triệt Thông bạch 455 đối với Ban trị sự các tỉnh ,thành hội chưa triển khai thực hiện.
- Bổ sung hoàn thiện dự thảo Nội quy GĐPT và Điều lệ Huynh trưởng GĐPT mà Thông bạch 547 ngày 19-12-1995 của Ban Thường trực HĐTS-GHPGVN đã hướng dẫn góp ý, tu chính.
Bài tham luận kết luận:
Có như vậy, GĐPT mới trở thành một ngành hoạt động chuyên môn hóa thực hiện được mục đích “Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật tử chân chính theo giáo lý, đạo đức Phật giáo mang tính đặc thù, thực hiện khẩu hiệu “Phong trào nào thì cán bộ ấy”.
Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đã đem lại nhiều kết quả, trong đó có:
- Danh xưng chính thức Ban Hướng dẫn Phật tử (bỏ 2 từ Nam, Nữ). Ban HDPT có hai phân ban là: Phân ban Cư sĩ và Phân ban GĐPT.
Bằng cách thiết lập Phân ban GĐPT trực thuộc Ban HDPT Trung ương GHPGVN, từ nay lịch sử GĐPT bước vào một chương mới trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Bản Nội quy GĐPT được ban hành ngày 29-01-2002 là văn kiện căn bản cho tổ chức GĐPT thuộc GHPGVN.
- Ngày 15-9-1998, Nội quy Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thông qua và duyệt y.
- Ngày 01-10-1998 Hội đồng trị sự ra Quyết định số 187/QĐ- HĐTS v/v chuẩn y thành phần nhân sự Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN:
– Hòa thượng Thích Thiện Duyên làm Trưởng ban
– Hòa thượng Thích Minh Thành, Trưởng PB Cư sĩ PT
– Thượng tọa Thích Khế Chơn, Phó Phân ban CSPT
– Cư sĩ Nguyễn Thắng Nhu, Trưởng Phân ban GĐPT
Theo thống kê của Phân ban GĐPT trong năm 1998 như sau:
- Thừa Thiên-Huế có 117 Gia đình sinh hoạt với 1081 huynh trưởng
- Dak Lak có 60 Gia đình sinh hoạt
- Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức hội thảo chuyên đề, có 153 huynh trưởng tham dự. Mở trại Hạnh ngành Nữ, có 200 trại sinh tham dự.
- Kiên Giang mở liên trại huấn luyện Lộc Uyển – A Dục. Có 60 trại sinh tham dự
- Lâm Đồng có 26 đơn vị GĐPT sinh hoạt
- Gia Lai có 19 Gia đình đang sinh hoạt
- Đà Nẵng mở trại huấn luyện Anoma – Ni Liên, có 320 trại sinh tham dự
- Đồng Nai có 12 đơn vị GĐPT sinh hoạt
- TP.Hồ Chí Minh tổ chức trại Dũng có 250 trại sinh; trại Hạnh có 164 trại sinh; trại Lục Hòa có 424 trại sinh tham dự.
- Quảng Trị có 170 đơn vị GĐPT sinh hoạt với hàng chục ngàn huynh trưởng và đoàn sinh.
Ngày 27, 28 và 29 tháng 7 năm 2001, tại chùa Từ Đàm, Huế đã diễn ra các sự kiện trọng đại của Gia Đình Phật Tử Việt Nam như sau:
- Lễ kỷ niệm 50 năm ra đời danh xưng Gia Đình Phật Tử rất quy mô và hoành tráng dưới sự chứng minh, chủ trì và tham dự của Chư Tôn Giáo phẩm Tăng, Ni, chính quyền các cấp, Chư Tôn Giáo phẩm thuộc các Ban, Ngành, Viện Trung ương, Ban trị sự Phật giáo các Tỉnh hội từ Quảng Trị đến Cà Mau, các tỉnh nơi có GĐPT sinh hoạt; Chư Tôn đức Tăng, Ni xuất thân từ GĐPT, Chư Tôn đức Ta9ng, Ni các tự viện, tịnh xá, tịnh thất và hơn 10.000 huynh trưởng, cựu huynh trưởng, Ban bảo trợ cùng đông đảo Phật tử, khách mời và hơn 5.000 trại sinh trại họp bạn Lục Hòa 3 của GĐPT tỉnh nhà tham dự.
- Hội nghị Huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn GĐPT Việt Nam cùng nhau xác định vị trí, quan điểm, lập trường cố hữu của GĐPT là luôn sinh hoạt trong khuôn khổ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, nhằm đưa sinh hoạt GĐPT thống nhất và ngày càng phát triển.
- Khai mạc trại huấn luyện huynh trưởng cấp 3 Vạn Hạnh II, cấp toàn quốc do huynh trưởng cấp Dũng Nguyên Hùng Võ Đình Cường làm trại trưởng (trại cấp 3 Vạn Hạnh I tháng 12/1973 tại Đà Lạt do huynh trưởng Nguyên Hùng Võ Đình Cường làm trại trưởng). Có 306 trại sinh và 14 huynh trưởng cấp Tấn dự thính của 14 tỉnh thành tham dự.
- Trại họp bạn Lục Hòa 3 tổ chúc tại đồi chùa Trúc Lâm-Huế, có 5.157 trại sinh thuộc 157 đơn vị GĐPT trực thuộc Thừ Thiên-Huế.
- Gặp gỡ Tình Lam giao lưu nhiều thế hệ từ ngày thành lập cho đến nay cùng các vị xuất thân từ GĐPT nay đã là chức sắc trong Giáo hội, cùng nhau hội ngộ thân thiết trong cuộc gặp gỡ này.
- Ngày 29/01/2002, HĐTS-GHPGVN ra Quyết định số 045/QĐ-HĐTS về việc ban hành Nội Quy GĐPT thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN.
Năm 2003 theo đề nghị của hai Huynh Trưởng cấp Dũng Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm, sáng lập viên GĐPTVN, cố vấn Phân ban Hướng dẫn GĐPT Trung ương, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thành lập Hội đồng xét xếp cấp Dũng cho 5 Huynh Trưởng: Thiện Điều Nguyễn Thắng Nhu, Tâm Duệ Nguyễn Đức Châu, Tâm Hướng Lê Bá Chí, Nguyên Tú Trần Hạp và Nguyên Trừng Nguyễn Văn Quýnh. Lễ trao cấp hiệu được thực hiện tại Hội nghị kỳ 2 khóa V của Trung ương Giáo hội dưới sự chứng minh của Đại Tăng 2 Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự và 46 tỉnh thành trong cả nước, đánh dấu một bước trưởng thành của GĐPT trong lòng GHPGVN.
b) Ở nước ngoài:
Các Huynh Trưởng di tản ra nước ngoài, lần lược thành lập Gia Ðình Phật Tử, từ các trại tị nạn cho đến những nước đã định cư như Mỹ, Gia Nã Ðại, Úc, Pháp, Ðức…
Năm 1976, tại Mỹ, có lẽ Gia Đình Phật Tử đầu tiên được thành lập là GĐPT Cựu Kim Sơn do Huynh Trưởng Thuyền Vị Nguyễn Thị Ngà thành lập tại Chùa Từ Quang San Francisco vào mùa Hè năm 1976, kế đó là GĐPT Long Hoa được Huynh Trưởng Tâm Khởi Hoàng Phấn và Hằng Nga thành lập tại chùa Việt Nam ở Los Angeles, lễ ra mắt ngày 12-12-1976, tiếp theo là GĐPT Hoa Thịnh Đốn tại Washington DC, kết hợp và quy tụ từ năm 1976, nhưng lễ ra mắt chính thức ngày 21-8-1977, GĐPT Vạn Hạnh tại San Diego…
Năm 1978, do sự vận động của các Huynh Trưởng Đặng Đình Khiết (nguyên TTK BHD Miền Vĩnh Nghiêm), Quảng Khoái Trần Ngọc Lạc (cựu Ủy viên BHD Miền Vĩnh Nghiêm), Nguyên Sơn Văn Hưng (Đoàn Trưởng Ngành Thiếu) và Minh Lượng Trần Văn Thọ (Cựu LĐT GĐPT Cổ Thành, Quảng Trị) đã mở Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Sơ Cấp Lộc Uyển và Cấp I A Dục được tổ chức tại Oklahoma vào dịp Lễ Độc Lập 4-7-1978.
Ban Tổ chức:
Cố vấn: TT. Thích Mãn Giác nguyên TVT Tổng Vụ VHGD/GHPGVNTN
Cố vấn: TT. Thích Giác Đức nguyên Quyền TVT Tổng vụ TN/GHPGVNTN
Trưởng Ban: Htr. Thiện Thanh Đặng Đình Khiết
Phó Nội vụ: Htr. Minh Lương Trần Văn Thọ
Phó Ngoại vụ: Htr. Nguyên Sơn Văn Hưng
Thư Ký: Ht. Nguyên Kim Nguyễn Đóa
Thủ Quỹ: Htr. Nguyễn Thị Bích Quyên
Ban Quản Trại:
Trại Trưởng: Htr. Quảng Khoái Trần Ngọc Lạc
Trại Phó Nam: Htr. Nguyên Kim Nguyễn Đóa
Trại Phó Nữ: Htr. Diệu Quỳnh Nguyễn Thị Hồng Loan
Đời sống Trại: Htr. Phúc Thiện Ngũ Duy Thành
Ban Giảng Huấn:
TT. Thích Mãn Giác
TT. Thích Giác Đức
Gs Vũ Khắc Khoan
Nhà văn Mai Thảo
Cụ Nguyễn Đình Thư
Đặc biệt trong đêm lửa trại liên hoan bế mạc đã hình thành một tổ chức “Ủy Ban Liên Lạc Trung Ương” có nhiệm vụ:
- Tổ chức Đại Hội Huynh Trưởng lần thứ nhất để bầu Ban Hướng Dẫn Trung Ương cho tổ chức GĐPTVN tại Hoa Kỳ.
- Đệ nạp, Dự thảo Quy chế Huynh Trưởng và Chương trình tu học các cấp.
Thành phần Ủy Ban Liên Lạc Trung Ương:
Trưởng Ban: Htr. Quảng Khoái Trần Ngọc Lạc
Phó TB Miền Tây: Htr. Quảng Thành Đoàn Thanh Nam
Phó TB Miền Đông: Htr. Nguyên Kim Nguyễn Đóa
Phó TB Miền Trung: Htr. Phúc Hòa Lư Văn Hiếu
Tổng Thư Ký: Htr. Thiện Thanh Đặng Đình Khiết
Phó Tổng Thư Ký: Htr. Nguyên Sơn Văn Hưng
Thủ Quỹ: Htr. Phúc Thiện Ngũ Duy Thành
UV Liên Lạc Cựu Htr.: Htr. Nguyên Mãn Nguyễn Đức Côn
Năm 1982, Đại Hội Huynh Trưởng Miền Trung nước Mỹ tổ chức tại chùa Phật Quang, Houston, Texas, từ 3 đến 5-9-1982, dưới sự chứng minh của TT. Trí Hiền, TT Giác Tâm và ĐĐ Thích Từ Lực Đặc Ủy Thanh Niên THPGVN tại HK, Ủy Ban Liên Lạc Trung Ương Chủ Tọa, Đại Hội đã thành công viên mãn với một Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Trung Mỹ gồm có:
Trưởng Ban: Htr. Như Thông Phan Duy Thanh
Phó TB Ngành Nam: Htr. Phúc Thiện Ngũ Duy Thành
Phó TB Ngành Nữ: Htr. Diệu Xuân Trần Thị Yến
Tổng Thư Ký: Htr. Cát Tường Nguyễn Văn Thụy
Thủ Quỹ: Htr. Viên Giác Quách Văn Hạnh
Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Bắc California được hình thành trong một buổi họp ngày 24-10-1982 tại chùa Từ Quang, San Francisco, gồm các Gia Đình Phật Tử Cựu Kim Sơn, Kim Quang, Lam Sơn, Đức Viên, Vạn Hạnh, Giác Minh.
Trưởng Ban: Htr. Thuyền Vị Nguyễn Thị Ngà
Năm 1983, Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Nam California được hình thành trong Đại Hội Huynh Trưởng các GĐPT miền Nam Cali vào các ngày 1, 2-1-1983.
Trưởng Ban: Huynh Trưởng Tâm Chánh Trần Kim Đạt
Sau khi đã có các Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Trung Mỹ (nay là Miền Tịnh Khiết), Miền Bắc Cali (nay là Miền Thiện Minh), Miền Nam Cali (nay là Miền Quảng Đức), trong phiên họp của ba Miền này vào ngày 16-4-1983, tại chùa Kim Quang Sacramento dưới sự chủ trì của TT. Thích Thiện Trì và Từ Lực, đã quyết nghị tổ chức một Trại Họp Bạn Ngành Thiếu trên toàn nước Mỹ vào các ngày 5,6,7-8-1903 tại Regional O’Neil Park, Nam Cali và khóa Hội Thảo Huynh Trưởng toàn quốc Hoa kỳ.
Dự định khóa Hội thảo trên đây về sau thành Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc Hoa kỳ lần đầu tiên, tổ chức vào các ngày 3, 4, 5-9-1983 tại Trung Tâm Phật Giáo Khuông Việt, Grand Prairie, Texas. Đại Hội này đã hình thành Ban Điều Hợp Trung Ương GĐPT Việt Nam tại Hoà Kỳ.
Thành phần gồm có:
Trưởng Ban: Htr. Lệ Từ Nguyễn Thị Thu Nhi
Phó TB Ngành Nam: Htr.Tâm Chánh Trần Kim Đạt
Phó TB Ngành Nữ: Htr. Thuyền Vị Nguyễn Thị Ngà
Tổng Thư Ký: Htr. Như Thông Phan Duy Thanh
Thủ quỹ: Htr. Phúc Thiện Ngũ Duy Thành
UV Nội Vụ Điều Hành: Htr. Nguyên Tịnh Trần Tư Tín
Ủy viên Ngoại Vụ: Htr. Diệu Thọ
Ủy viên Doanh Tế: Htr. Minh Hòa Nguyễn Văn Bình
Ủy viên Nghiên Huấn: Htr.Minh Dũng Phú Toàn Cương
Ủy viên Tu Thư: Htr. Tâm Quang Phan Huy Thanh
UV Tổ Chức Kiểm Soát: Htr. Nguyên Hạnh Cao Văn Hậu
UV Thanh Thiếu Nam: Htr. Tâm Nghĩa Ngô Văn Quy
Ủy viên Oanh Vũ Nam: Htr. Nguyên Tú Nguyễn Quốc Hưng
và một số Ủy viên khác cũng đã được đề nghị bổ sung
Năm 1986, Đại Hội Huynh Trưởng GĐPT toàn quốc Hoa Kỳ kỳ II tổ chức vào các ngày 4, 5, 6, 7-7-1986 tại chùa Linh Sơn, Houston, Texas của ĐĐ Thích Trí Huệ. Quy tụ 25 phái đoàn, 120 Đại Biểu. Đã chính thức công cử Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Việt Nam Tại Hoa Kỳ đầu tiên, để đánh dấu cho sự liên tục nên gọi là nhiệm kỳ II (1986-1989)
Thành phần Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Việt Nam Tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ II (1986-1989):
Trưởng Ban: Htr. Lệ Từ Nguyễn Thị Thu Nhi Phó
TB Ngành Nam: Htr. Minh Hòa Nguyễn Văn Bình
Phó TB Ngành Nữ: Htr. Thuyền Vị Nguyễn Thị Ngà
Tổng Thư Ký: Htr. Tâm Nguyên Nguyễn Văn Ngại
Phó Tổng Thư ký: Htr. Nguyên Hạnh Cao Văn Hậu
Thủ quỹ: Htr. Tâm Chánh Phạm Thị Hoài Chân
UV Nội Vụ Điều Hành: Htr. Nguyên Tịnh Trần Tư Tín
UV Tổ Chức K. Soát: Htr. Nguyên Siêu Trương Phán
Ủy viên Nghiên Huấn: Htr. Minh Dũng Phú Toàn Cương
Phụ tá UV Nghiên Huấn: Htr. Giác Tánh Lê Quang Định
Ủy viên HĐTNXH: Ht. Nguyên Kim Nguyễn Đóa
Ủy viên Doanh Tế: Htr. Nguyên Thuận Trương Văn Vinh
Phụ tá Ủy viên Doanh Tế: Htr. Minh Trực Mã Việt Hùng
Ủy viên Tu Thư: Htr. Tâm Quang Phan Huy Thanh
UV Giáo Dục và VMN: Htr. Viên Giác Quách Văn Hạnh
PT UV Giáo Dục và VMN: Htr. Tâm Luợng Trần Tử Lương
Ủy viên Nam Phật Tử: Htr. Như Thông Phan Duy Thanh
Ủy viên Nữ Phật Tử: Htr. Diệu Lan Đặng Thị Xuân Hương
Ủy viên Thiếu Nam: Htr. Phúc Thiện Ngũ Duy Thành
Ủy viên Thiếu Nữ: Htr. Tâm Phùng Đoàn Thị Bướm
Ủy viên Oanh Vũ Nam: Htr. Trí Quang Đỗ Vương Tân
Ủy viên Oanh Vũ Nữ: Htr. Nguyên Nhơn Ngô Thị Thu
Năm 1993, Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVNTHK tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Gia Đình Phật Tử Việt Nam (tổ chức tại San Jose, California, Hoa Kỳ ngày 27,28,29 và 30/8/1993). Nhằm đáp ứng nguyện vọng của các thành viên GĐPTVN tại Hải ngoại, thống nhất Cơ cấu Tố chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở các châu lục và quốc gia, cung ứng hiệu năng yểm trợ và phục hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại quê nhà, Ban Điều Hợp Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hải ngoại đã chính thức được thành lập.
Trưởng Ban: Htr. Tâm Huệ Cao Chánh Hựu
Năm 1994, vào tháng 10 năm 1994 Ban Điều Hợp GĐPT Miền Đông được hình thành, nhân sự gồm có
Cố vấn: Htr. Tâm Huệ Đoàn Thị Kim Cúc
Trưởng Ban: Htr. Đồng Thân Huỳnh Văn An
Tổng Thư Ký: Htr. Chúc Mỹ Lâm Tú Phương
Năm 1997. nhằm kiểm điểm quá trình hoạt động trong nhiệm kỳ qua và hoạch định đường hướng cho nhiệm kỳ tới Ban Điều Hợp Trung Ương GĐPTVN tại Hải Ngoại đã tổ chức Hội nghị GĐPTVN Hải Ngoại kỳ I, được tổ chức tại Chùa Vạn Hạnh, Thành phố San Diego, Tiều Bang California, Hoa Kỳ trong những ngày 3-4-5 tháng 7 năm 1997.
Tổng cộng có: 30 Đại biểu Chính thức 02 Dự khuyết và 02 Dự thính
Hội nghị đã cải danh BAN ĐIỀU HỢP TRUNG ƯƠNG GĐPT VN HẢI NGOẠI
Thành ra BAN HƯỚNG DẪN LÂM THỜI GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM HẢI NGOẠI.
Thành phần nhân sự BHD Lâm Thời GĐPTVN Hải Ngoại
Trưởng Ban: Htr TÂM HUỆ Cao Chánh Hựu
Phó Trưởng Ban: Htr LỆ TỪ Nguyễn Thị Thu Nhi
Tổng Thư Ký: Htr TÂM KIỂM Bạch Hoa Mai
Phó Tổng Thư Ký: Htr TÂM ĐĂNG Nguyễn Văn Pháp
Thủ Quỹ: Htr TÂM CHÁNH Phạm T. Hoài Chân
Ủy Viên Giáo Dục: Htr HUỆ KHA Khu Thêm Đóng
Ủy Viên Xã Hội: Htr TÂM TRÍ Tư Đồ Minh
Ủy Viên NC – KH: Htr NGUYÊN MẪN Lê Viết Lâm
– Đại Diện BHD GĐPT VN tại Hoa Kỳ: Htr NGUYÊN TỊNH Trần Tư Tín
– Đại Diện BHD GĐPTVN tại Âu Châu: Htr THỊ LỘC Võ Văn Mai
– Đại Diện BHD GĐPTVN tại Úc Đại Lợi: Htr NGUYÊN MẪN Lê Viết Lâm
– Đại Diện BHD GĐPTVN tại Canada: Htr TÂM TRÍ Tư Đồ Minh
Phụ Tá Trưởng Ban: Htr ĐỒNG TRÚC Thái Văn Bá
Trưởng Nhóm Cải Tiến Tu Học: Htr HỐNG LIÊN Phan Cảnh Tuân, Htr TÂM VINH Đoàn văn Lộc
Trưởng Nhóm Tương Trợ: Htr TÂM DUY Phan Duy Chiêm, Htr TÂM NHUẦN Trần Văn Nhuận
Năm 1998, trong Đại Hội Huynh Trưởng Miền Thiện Minh vào các ngày 3, 4-4-1998 tại chùa Cổ Lâm, Seattle, Washington State dưới sự chứng minh và chủ tọa của chư Tăng giáo phẩm GHPGVNTNTHK là:
Hòa Thượng Thích Giác Lượng, TT. Thích Huyền Việt, Thích Chơn Thành và Thích Nguyên An
Đại Hội đã bầu Ban Hướng Dẫn Miền Thiện Minh nhiệm kỳ VIII đã biến thành Đại Hội bầu Ban Hướng Dẫn Liên Miền Liễu Quán – Khuông Việt trực thuộc GHPGVNTNTHK. Đó là chủ trương của Giáo Hội, Nhưng BHDTW/GĐPTVNTHK không thể tuân hành vì BHD điều hành nhiều GĐPT thuộc các Giáo Hội khác nhau. Do vậy, GĐPTVN Tại Hoa Kỳ bước vào thời kỳ phân hóa.
Năm 1999, Ban Điều Hợp GĐPT Miền Đông đã có từ năm 1994 nhưng phải đến 24-8-1999 mới tổ chức được Đại Hội Huynh Trưởng vào các ngày 26 đ ến 28-11-1999 tại chùa Từ Hiếu, Buffalo, New York. Dưới sự chứng minh của Sư Ông Thích Trí Hiền và có sự hiện diện của Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương Trần Tư Tín. Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Đông được hình thành và cải danh thành Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Thiện Hoa, đã bầu cho nhiệm kỳ I (1999-2003):
Trưởng Ban: Htr. Tâm Tựu Sử Thành
Năm 2003, Ban Hướng Dẫn TW/GĐPTVN và Ban Hướng Dẫn GĐPT Hải Ngoại đã hình thành Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử VIỆT NAM Lâm Thời Trên Thế Giới.
Trưởng Ban: Htr. Nguyên Tín Nguyễn Châu
Thấy được sự phân hóa GĐPTVNTHK bắt nguồn từ năm 1998 tại Đại Hội Huynh Trưởng Miền Thiện Minh, Hòa Thượng Thích Hộ Giác Phó Viện Trưởng GHPGVNTN đã tổ chức một Bữa cơm thân mật vào chiều ngày 24-9-2003 tại chùa Diệu Pháp, Nam Cali.
Trong bữa cơm thân mật này, HT Thích Hộ Giác đã phát biểu “Giáo Hội không đặt vấn đề trực thuộc, chỉ mong cầu anh em một khối cố kết, để cùng nhau đóng góp hữu hiệu cho đại Phật sự Giải trừ Quốc nạn và Pháp nạn tại quê nhà.”
Năm 2004. Khởi nguồn từ bữa cơm thân mật trên, Ban Tổ chức đã tiến hành Đại Hội Hợp Nhất GĐPTVN Tại HK tổ chức vào hai ngày 10 và 11-4-2004 tại chùa Diệu Pháp, 311 East Mission Dr. San Gabriel, CA 91776.
Nhưng thay vì bàn việc Hợp Nhất, thì một số Huynh Trưởng đề nghị, được chư Tăng hỗ trợ đặt thành vấn đề tiên quyết là BHD Hợp Nhất phải trực thuộc GHPGVNTN Tại HK, cho nên Ban Hướng Dẫn TW GĐPTVNTHK tuyên bố không tham gia, không phát biểu, đã rời khỏi Hội Trường trước khi bỏ phiếu.
Sau đó, Đại Hội tiến hành bỏ phiếu cho 4 giải pháp, giải pháp được tán đồng 101/167 là: Thành lập Ban Hướng Dẫn chung cho các Đơn vị đã sẵn sàng trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ và ai chưa muốn thì đợi sau.
Do đó Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVNTHK thuộc GHPGVNTNTHK ra đời ngay trong Đại Hội này, các Đại biểu đã bầu cho nhiệm kỳ 2004-2008 gồm có:
Ban Thường Vụ:
Trưởng Ban Hướng dẫn: Htr Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai
Phó TB Q. Trị Điều Hành: Htr Tâm Tựu Sử Thành
Phó TB Truyền Thống XH: Htr Nguyên Siêu Trương Phán
Phó TB N. Cứu H. Luyện: Htr Tâm Minh Vương Thúy Nga
Tổng Thư Ký: Htr Tâm Đăng Nguyễn Văn Pháp
Phó Tổng Thư Ký: Htr Nguyên Từ Ng~ Quốc Hưng
Tổng Thủ Quỹ: Htr Diệu Liên Nguyễn Thị Huế
Phó Tổng Thủ Quỹ: Htr Diệu Ngọc Cao Ngọc Điệp
Ủy Viên Quản Trị Htr.: Htr Tâm Hòa Lê Quang Dật
Ủy Viên Tổ Kiểm: Htr Nguyên Thanh Ng~ Văn Hà
Các Ủy Viên:
Ủy Viên Lịch Sử: Htr Minh Quang Lê Văn Thẩm
Ủy Viên Tương Tế: Htr Nguyên Lợi Ng~ Thị Huế
UV Nghi Lễ & Giao Tế: Htr Tâm Thông Trần Chí Trung
Ủy Viên Cựu Đoàn Viên: Htr Tâm Quang Võ Cân
Ủy Viên Xã Hội & Ái Hửu: Htr Nguyên Chánh Võ Văn Bằng
Ủy Viên HĐTN: Htr Giác Chơn Đỗ Quang Hưng
Ủy Viên Văn Mỹ Nghệ: Htr Tâm Nghĩa Lê Viết Đắc
Ủy Viên Doanh Tế: Htr Nguyên Thuyết Lê Minh Thi
Ủy Viên Ngành Nam: Htr Tâm Nghĩa Lê Hửu Đàng
Ủy Viên Ngành Nữ: Htr Trí Hải Ngô Quỳnh Lâm
Ủy Viên NC&KH: Htr Tâm Duy Phan Duy Chiêm
Ủy Viên Giáo Dục: Htr Quảng Nghiêm Ng~ Kim Ngân
Ủy Viên Huấn Luyện: Htr Trí Minh Lê Văn Chiếu
Ủy Viên Tu Thư: Htr Quảng Pháp Trần Minh Triết
Ủy Viên Chuyên Năng: Htr Nhật Liên Dũng Lê Minh Dũng
Các Phụ Tá:
Phụ Tá UV Quản Trị Htr.: Htr Quảng Hoàng Lê Hữu Minh Huy
Phụ Tá UV Huấn Luyện: Htr Quảng Dũng Hồ Chí Cường
Phụ Tá UV Chuyên năng 1: Htr Huệ Cảnh Hồ Đăng Dũng
Phụ Tá UV Chuyên năng 2: Htr Nguyên Túc Nguyễn Sung
Phụ Tá UV Tu Thư: Htr Diệu Tánh Trần Kim Khánh
Phụ Tá Ủy Viên Doanh Tế: Htr Quảng Hải Phan Trung Kiên
Do đó, kể từ ngày 11-4-2004 GĐPTVNTHK có hai Ban Hướng Dẫn Trung Ương, một do Trần Tư Tín làm Trưởng Ban, điều hành các GĐPT của nhiều Giáo Hội Phật Giáo và một trực thuộc GHPGVNTNTHK thuộc VPII/VHĐ do Bạch Hoa Mai làm Trưởng Ban.
Lễ Hội Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam tại Trung Tâm Viên Giác ở Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ, vào các ngày 7, 8, 9 -11-2004 dưới sự chứng minh của:
1. Thích Viên Lý Phó Tổng Thư Ký VHĐ kiêm TTK/HĐĐH/GHPGVNHNTHK VP II VHĐ
2. Thích Như Điển TTK/GHPGVNTNAU
3. TT. Thích Nguyên Siêu Tổng Vụ Trưởng TVVH/GHPGVNTNTHK
Các Phái đoàn tham dự gồm có:
– Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Hải Ngoại
– Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Hoa Kỳ
– Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Âu Châu
– Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Úc Đại Lợi
– Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Canada
– Phái đoàn cựu Huynh Trưởng GĐPTVN tại Hải Ngoại
– Phái đoàn Ban Bảo Trợ GĐPTVN tại Hải Ngoại.
Trong Lễ Hội cơ chế Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN Trên Thế Giới được Đại Hội thông qua và một Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Trên Thế Giới được công cử.
THÀNH PHẦN NHÂN SỰ BHD GĐPT VN TRÊN TG. Nhiệm Kỳ I: ( 2004-2008 )
Cố Vấn: Htr cấp DŨNG NGUYÊN NGỘ Nguyễn Sỹ Thiều, Htr TÂM LẠC Nguyễn Văn Thục
Trưởng Ban: Htr Cấp DŨNG NGUYÊN TÍN Nguyễn Châu
Phó Trưởng Ban Quốc Nội: Htr Cấp DŨNG NHƯ THẬT Nguyễn Công Minh
Phó Trưởng Ban Hải Ngoại: Htr Cấp DŨNG TÂM HUỆ Cao Chánh Hựu
Tổng Thư Ký: Htr Cấp TẤN TÂM KIỂM Bạch Hoa Mai
Phó Tổng Thư Ký: Htr Cấp TẤN NGUYÊN HOÀNH Lê Văn San
Tổng Thủ Quỹ: Htr Cấp TẤN TÂM VINH Đoàn Văn Lộc
Phụ Tá: Htr Cấp TẤN DIỆU THUẬN Phạm Thị Xuân Hòa
Ủy viên Nghiên Cứu / Kế Hoạch: Htr Cấp TẤN NĂNG QUANG Nguyễn Hữu Thạnh
Phụ Tá: Htr Cấp TẤN TÂM DUY Phan Duy Chiêm
Ủy viên Giáo Dục: Htr Cấp TẤN NGUYÊN TỪ Nguyễn Đức Thương
Phụ Tá: Htr Cấp TẤN TÂM MINH Vương Thúy Nga
Ủy viên Xã Hội: Htr Cấp TẤN TÂM TRÍ Tư Đồ Minh
Phụ Tá: Htr Cấp TẤN NGUYÊN HẠNH Phạm Phước Hùng
Đại Diện BHD tại Quốc Nội: Sẽ mời sau
Đại Diện BHD tại Hải Ngoại: Sẽ mời sau
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới, do Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu ký ban hành Giáo chỉ số 241/VP/TT ngày 28-11-2004 thành lập Hội Đồng Điều Hành Lâm Thời Gia Đình Phật Tử Việt Nam Trên Thế Giới. Thành phần gồm có:
Cố Vấn GH: Hòa Thượng Thích Trí Hiền
Cố Vấn GH: Thượng Tọa Thích Quảng Thanh
Chủ Tịch: Huynh Trưởng Nguyên Kim Nguyễn Đóa
Phó Chủ Tịch: Huynh Trưởng Minh Hòa Nguyễn Văn Bình
Tổng Thư Ký: Huynh Trưởng Tuệ Linh Nguyễn Công Sản
Tổng Thủ Quỹ: Huynh Trưởng Nguyên Kim Nguyễn Đóa (kiêm)
Năm 2008, Hoà Thượng Thích Hộ Giác Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNTHK ký Quyết định Số: 2008002/VPTT/HĐĐH/QĐ/CT ngày 10-2-2008 giải nhiệm toàn Ban Hướng Dẫn Trung Ương do Htr. Bạch Hoa Mai làm Trưởng Ban và sau đó ký Quyết định ngày 6-10-2008 bổ nhiệm thành phần Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVNTHK
Quyền TBHDTW: Hòa Thượng Thích Huyền Việt
Phó TB QTĐH: Htr Trí Hải Ngô Thị Quỳnh Lâm
Phó TB TTXH: Htr Nguyên Hòa Trần Đình Minh
Phó TB NCHL: Htr Trí Hải Ngô Thị Quỳnh Lâm (k)
Tổng Thư ký: Htr Nhật Liên Dũng Lê Minh Dũng
Phó Tổng Thư ký: Htr Tâm Phước Nguyễn Xuân Phước
Tổng Thủ quỹ: Htr Nguyên Thọ Hoàng Phước
Ủy viên Tổ kiểm: Htr Thiện Thanh Châu Ngọc Thạch
UV Tu thư, HL: Htr Nguyên Hậu Tôn Tiên
Ủy viên Truyền thông: HTr Thiện Thanh Châu Ngọc Thạch (kiêm)
Ủy viên NC, Kế hoạch: Htr Nguyên Thọ Hoàng Phước (kiêm)
UV LL miền TN H.Kỳ: Htr Tâm Tri Hoàng Văn Nuôi
UV LL miền Đông HK: HTr Nguyên Viễn Ng~ Ngọc Mục
Năm 2016
Vào thời điểm năm 2016 Gia Đình Phật Tử Việt Nam Trên Thế Giới có 2 Ban Hướng Dẫn:
1. Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới do HT. Thích Tâm Châu lãnh đạo.
Chủ tịch Hội Đồng: Htr. Nguyên Kim Nguyễn Đóa
2. Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN Trên Thế Giới do Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lãnh đạo.
Trưởng Ban HDTW: Htr. Nguyên Tín Nguyễn Châu
Cấp quốc gia, tại Việt Nam có 4 Ban Hướng Dẫn Trung Ương:
- Trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do HT. Đệ Ngũ Tăng Tống Thích Quảng Độ lãnh đạo. Trưởng Ban BHDTW: Htr. Nguyên Chánh Lê Công Cầu
- Trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do HT. Đệ Tam Pháp Chủ Thích Phổ Tuệ lãnh đạo. Trưởng Ban BHDPB GĐPT: Htr. Thiện Điều Ng~ Thắng Nhu
- Trực thuộc Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Quyền Trưởng Ban BHD: HT. Thích Tâm Trí
- Tuyên bố thuộc GHPGVNTN, nhưng Giáo Hội không thừa nhận. Trưởng Ban BHDTW: Htr. Nguyên Tín Nguyễn Châu
Tại Hoa Kỳ cũng có 4 Ban Hướng Dẫn Trung Ương
- Ban Hướng Dẫn Trung Ương lâu đời nhất, không thuộc Giáo Hội nào: Trưởng Ban BHDTW: Htr. Phúc Thiện Ngũ Duy Thành
- Trực thuộc Văn Phòng II Viện Hóa Đạo GHPGVNTN: Quyền Trưởng Ban BHDTW: HT. Thích Huyền Việt.
- Thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ: Trưởng Ban BHDTW: Htr. Tâm Duy Phan Huy Chiêm
- Không thuộc Giáo Hội nào, Ban Hướng Dẫn GĐPTVN Tại Hải Ngoại: Trưởng Ban BHDTW: Htr. Tâm Đăng Nguyễn Văn Pháp
Gia Đình Phật Tử Việt Nam nói chung có nhiều Ban Hướng Dẫn, tức nhiên là có nhiều đơn vị GĐPT, nói khác hơn là có nhiều thành viên Huynh Trưởng cũng như Đoàn sinh, đáng mừng là số lượng càng ngày càng đông hơn, nói lên mục đích giáo dục của Gia Đình Phật Tử Việt Nam sau vài thập kỷ đã gặt hái được kết quả tốt đẹp trong nhiệm vụ giáo dục, các thành viên trở thành những Phật tử chân chánh hữu ích cho Đạo và đời, nhưng có nhiều Ban Hướng Dẫn để phục vụ khắp mọi nơi cho được hữu hiệu hơn, hay là để cho Huynh Trưởng có chức vụ cũng như cấp bậc ?!
III. Hiệu quả
Mục đích của Gia Ðình Phật Tử là đào tạo Thanh, Thiếu, Ðồng niên trở thành Phật Tử chân chính và góp phần cải tạo xã hội theo tinh thần Phật Giáo.
Nhiều thành viên Gia Đình Phật Tử có người là Đoàn sinh, có người là Huynh Trưởng đã xuất gia như Hòa Thượng Tâm Thanh ở Đại Ninh, Hòa Thượng Thích Chơn Kim ở Đơn Dương, Sư Bà Hải Triều Âm ở Đại Ninh… ở Hải ngoại có Thượng Tọa Thích Từ Lực, viện chủ chùa Phổ Từ ở Bắc Cali, Đại Đức Thích Phổ Hòa, Sư cô Huệ Tâm, Tịnh Ngọc, Khánh An…
Ngoài xã hội nhiều thành viên đã giữ những chức vụ của chánh quyền như Trần Quang Thuận Bộ Trưởng Bộ Xã Hội, Cao Chánh Hựu Chánh án toà án mặt trận, Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội, Nguyễn Thanh Quang, Phó quận trưởng Quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, quận Đức Tôn tỉnh Sa Đéc. La Thành Tỵ Hiệu Trưởng Trường Kỹ Thuật Đà Nẵng…
Qua những lần Pháp nạn, thành viên của Gia Ðình Phật Tử từ Ðoàn sinh cho đến Huynh Trưởng, Gia Trưởng đã đem thân mạng của mình ra để góp phần tranh đấu cho Tự do, Ðộc lập, Hòa Bình cho Ðạo pháp và Dân Tộc. Họ đã để lại tên tuổi như Nguyễn Thị Ngọc Lan, Huỳnh Tôn Nữ Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Phúc, Lê Thị Kim Khanh, Trần Thị Phước, Nguyễn Thị yến, Nguyễn Văn Ðạt, Ðặng Văn Công, Quách Thị Trang, Ðào Thị yến Phi, Phan Duy Trinh, Nguyễn Ðại Thức, Phạm Gia Bình.
Năm 1960, Đoàn Huynh Trưởng GĐPT Thủ Đô được thành lập thuộc Ban Hướng Dẫn GĐPT Nam Việt do Trưởng Phan Cảnh Tuân làm Đoàn Trưởng, Nguyễn Hữu Huỳnh làm Đoàn Phó quy tụ hầu hết Huynh Trưởng các GĐPT tại Thủ đô Sàigòn tham gia sinh hoạt. Đó là hạt nhân đến Pháp nạn 1963, Trưởng Nguyễn Hữu Huỳnh với chức vụ Trưởng Ban Chỉ Đạo GĐPT trong Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, anh đã điều động các Huynh Trưởng và các Gia Đình Phật Tử tại thủ đô Sàigòn tham gia các công tác do UBLPBVPG đề ra, góp phần vào việc tranh đấu đòi hỏi những quyền lợi chính đáng cho Phật Giáo và xây dựng nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964.
Năm 1961, Ban Hướng Dẫn GĐPT thuộc Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam thành lập Trường Đào Tạo Huynh Trưởng, khóa trình đào tạo trong 2 năm, về sau cải tiến lại còn 1 năm. Khóa đầu tiên khai giảng vào ngày 10 tháng 12 năm 1961 và khóa cuối cùng khai giảng vào ngày 12 tháng 4 năm 1964.
Qua 3 khóa, tổng số khóa sinh tham dự là 129 khóa sinh, tốt nghiệp là 46 Huynh Trưởng, được phân bổ đi sinh hoạt trong các GĐPT của Giáo Hội.
Sau Đại Hội Huynh Trưởng Toàn quốc năm 1964, Trường A Dật Đa tự giải thể cho phù hợp với Nội Quy.
Năm 1967, chánh quyền thành phố Đà Lạt – Tuyên Đức cấp cho GĐPT tỉnh Tuyên Đức một lô đất dùng để làm Trại Trường Huấn Luyện của GĐPT, đến tháng 1 năm 1961, chánh quyền cho phép xây dựng Đài Lục Hòa, ngày 19-1-1969 làm lễ đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng ngày 28-3-1970 đến ngày 25-12-1973 lễ Khánh Thành Đài Lục Hòa của Trại Trường.
Cũng tại nơi Trại Trường nầy đã khai giảng khóa Huấn Luyện Huynh Trưởng Vạn Hạnh đầu tiên vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1973, do các Huynh Trưởng Nguyễn Văn Thục và Nguyễn Khắc Từ tổ chức.
Nơi đây năm 1995 các Huynh Trưởng GĐPTVN đã bầu lại Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Việt Nam.
Tại Hải Ngoại có Trung Tâm Huấn Luyện và Tu Học Thích Quảng Đức tại 1383 W. Baseline St., San Bernardino, CA 92411 thuộc Ban Hướng Dẫn GĐPTVNTHK. Là một cơ sở thuộc chủ quyền của Gia Đình Phật Tử, không thuộc Giáo Hội, Hội hay Tự, Viện nào hết.
Đó là những hoạt động là những mô hình độc đáo đáng được triển khai, nhân rộng ra chứng tỏ hiệu quả, sự lớn mạnh vững chắc của GĐPT qua các thời kỳ.
Gia Ðình Phật Tử đã, đang và sẽ luôn luôn cố gắng làm tròn sứ mệnh của mình. Mặc dù hiện nay tổ chức đang gặp nhiều khó khăn, trong nước không được chính thức hoạt động, không thể tập họp để bầu một Ban Hướng Dẫn Trung Ương cho đủ người có tài đức đảm nhận nhiệm vụ, các nơi thiếu ban Hướng Dẫn địa phương để trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và đôn đốc mọi hoạt động nhằm phục hồi và phát triển tổ chức.
Ở nước ngoài, vẫn còn thiếu người lãnh đạo, thời gian qua có những thử thách, làm cho người ta có dịp đánh giá được lãnh đạo ở mặt đạo đức và tài năng. Hơn nữa, đời sống ở nước ngoài hiện nay có những suy tư, nhận thức khác biệt giữa Huynh Trưởng thế hệ trẻ được đào tạo ở nước ngoài và thế hệ già đã không bắt kịp những tiến bộ của thời đại. Mặc cảm và tự tôn chính là trở ngại lớn cho đà tiến thủ.
Những khó khăn đó làm cho Gia Ðình Phật Tử chậm bước, dĩ nhiên rồi cũng vượt qua nhưng phải có thời gian, người ta tưởng chừng như nó đang nằm yên trong giấc ngủ mùa đông, thật ra không phải vậy, nó vẫn hoạt động, như một ngọn lửa đang âm ỉ cháy, chờ cho ngọn gió đến thổi bùng lên.
Ghi chú:
(1) Theo như anh Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục cho biết, anh vào Nam khoảng tháng 10 năm 1949, sau đó anh sống bằng nghề dạy kèm, có tiền anh mới mở trường tư thục Gia Ðình Bổ Túc Học Vụ Chân Tri ở Bàn Cờ Sàigòn. Từ trường nầy, một số học sinh trở thành Ðoàn sinh, thầy cô giáo trở thành Huynh Trưởng của Gia Ðình Phật Hóa Phổ Chân Tri, sinh hoạt tại chùa Sùng Ðức ở Chợ Lớn, sau dời về chùa Phật Quang của thầy Huyền Dung, thầy đổi tên là Gia Ðình Phật Tử Chánh Giác.
(2) Anh Nhật Minh Nguyễn Hữu Huỳnh nguyên là Phó Tổng Thư ký Hội Phật Học Nam Việt, anh cho biết khi Gia Ðình Chánh Tâm dời từ nhà Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ về chùa Phước Hòa sinh hoạt, anh định lấy pháp danh của gia trưởng mới, để đặt lại tên của gia đình nầy là Gia Ðình Phật Tử Chánh Trí, nhưng bác ấy không muốn vậy, nên bác đổi ra là Gia Ðình Phật Tử Chánh Tín.
Tài liệu tham khảo:
– Kiêm Ðạt Lịch sử Gia Ðình Phật Tử Việt Nam, Phật Học Viện Quốc Tế, USA, 1981
– Nhiều tác giả Gia Ðình Phật Tử Việt Nam – 50 năm xây dựng, Hương Quê Xuất Bản, USA, 1986
– Thích Thiện Hoa 50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam Phật Học Viện Quốc Tế, USA, 1987
– GÐPT Vĩnh Nghiêm Khóa tu học ANOMA, Việt Nam, 1993
– Nguyễn Văn Thục Lược sử Gia đình Phật Tử Việt Nam, Australia, 1994
– Ái Hữu Gia Ðình Phật Tử Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại Ðặc San Vĩnh Nghiêm, USA, 1995
– Nguyễn Hữu Huỳnh Thử Tìm Hiểu Nguồn Gốc Gia Ðình Phật Tử, Việt Nam 1995
– Thích Quảng Trí Tiến trình hình thành và phát triển Gia Đình Phật Tử Việt Nam, http://gdptkiengiang.com
Nguồn: https://thuvienphatviet.com/phuc-trung-huynh-ai-tong-luoc-su-gia-dinh-phat-tu-viet-nam/
2. Gia Đình Phật Tử Việt Nam Tại Hoa Kỳ
Lời thưa: Một bài viết đã cũ lắm, của cố trưởng niên Tâm Hoà Ngô Mạnh Thu, nhưng “note’ vào đây để anh chị em áo lam tham khảo. Bài viết tất nhiên cần được cập nhật theo tiến trình thăng trầm của phong trào… và đang đợi anh-chị-em chúng ta cùng làm việc đó, trong thực tiễn hành động. Mong lắm thay!
Trong các sinh hoạt của Cộng Ðồng Người Việt hải ngoại, đặc biệt tại Hoa kỳ, người ta thường thấy có sự hiện diện của một đoàn thể trẻ đồng phục gần giống với tổ chức Hướng Ðạo. Ðó là Gia Ðình Phật Tử, một phong trào Thanh niên của Phật giáo Việt-nam. Ðể rõ hơn về một đoàn thể từ lâu đã có những đóng góp âm thầm trong việc hình thành một cộng đồng Việt-nam, thiết nghĩ cũng cần lược qua tiến trình hình thành của Gia Ðình Phật Tử từ những ngày khởi đầu.
Bối cảnh lịch sử:
Vào những thập niên đầu thế kỷ 20, cùng với các phong trào vận động canh tân đất nước, phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt nam cũng sôi nổi trên cả nước từ Bắc đến Nam. Các bậc chân tu, các nhà trí thức đều lưu tâm, tham gia chấn chỉnh lại niềm tin cùng phát huy tinh thần đạo Phật như một phương cách bảo tồn truyền thống văn hóa Việt nam. Trong bối cảnh lịch sử thời đó, việc năng cao dân trí, cũng như tìm về nguồn cội, bản sắc văn hóa dân tộc là điều cấp thiết. Ðạo Phật từng gắn bó với dân tộc suốt chiều dài lịch sử từ trước khi bị Tàu cai trị, cho đến những ngày khôi phục lại quyền tự chủ. Thịnh suy của đất nước cũng là thịnh suy của Phật giáo. Chấn hưng Phật giáo không chỉ là phục hồi một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Mà cũng là công cuộc vận động tái tạo Con Người Việt Nam có truyền thống Từ hòa Nhân ái.
Giai đoạn hình thành:
Tái tạo Con Người Việt Nam không chỉ riêng những người lớn tuổi, mà kể cả lớp con cháu cũng được lưu tâm. Ðó là tương lai, là sinh mệnh đất nước. Vì vậy, từ cuối thập niên 1930, tại Huế và Hà nội, các em bé nhi đồng cũng đã cùng cha mẹ, ông bà đến chùa. Các em được đoàn ngũ hóa một cách đơn sơ thành những ban Ðồng Ấu Phật Giáo.
Việc đoàn ngũ hóa này hoàn toàn có tính cách tự phát. Tùy sáng kiến từng địa phương mà có các cách thức sinh hoạt khác nhau. Tại Hà-nội, quý Thượng Tọa và một số cư sĩ trong ban quản trị đã lập một đoàn gồm con em của hội viên Phật tử gọi là ban Ðồng Ấu để làm lễ dâng hương hoa trong các ngày đại lễ. Các em vừa sử dụng nhạc cụ dân tộc vừa hát các bài cổ truyền bằng lời ca mới do cụ Thiều Chửu (tức là cư sĩ Nguyễn Hữu Kha) soạn. Tuy nhiên, thông thường các em được hướng dẫn lễ Phật, nghe kinh và dâng hương hoa trong những ngày lễ lớn. “Ban đồng ấu, áo dài the xanh, đeo băng vàng ghi câu Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Chúng tôi vừa theo xe hoa vừa hát bài điệu Ðăng Ðàn Cung… vui mừng gặp ngày nay mồng tám tháng tư, là khánh tiết Phật Thích Ca Ngài, hiện về Ca Tỳ La Vệ…). Ðầu thập niên 1940, một số cư sĩ ở Huế tập hợp con cháu trong dòng tộc, thân thuộc sinh hoạt tại nhà riêng mang tính cách gia đình. Do đó có tên gọi là Gia Ðình Phật Hóa Phổ. Ðây là tiền thân của Gia Ðình Phật Tử ngày nay.
Giai đoạn kiện toàn:
Năm 1946, chiến tranh toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Mọi sinh hoạt tạm ngưng. Năm 1948, mọi người hồi cư. Cùng với các tổ chức Phật giáo trong vùng quốc gia, tại Hà-nội và Huế vài Gia đình Phật hoá Phổ đầu tiên phục hoạt. Các sinh hoạt vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương. Giai đoạn này, có các huynh trưởng gốc Hướng đạo (Trần Ðiền, ở Huế, Trần Trung Du ở Hà-nội) tham gia sinh hoạt. Gia đình Phật hóa Phổ vốn chưa có nền nếp, nên mô phỏng theo tổ chức Hướng đạo khá nhiều. Từ hình thức đồng phục đến phân chia chương trình huấn luyện. Nhất là kỹ thuật sinh hoạt, dường như rập khuôn Hướng đạo.
Giai đoạn phát triển:
Năm 1951 các tập đoàn Phật giáo Nam Trung Bắc thống nhất thành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Gia dình Phật hóa Phổ, một bộ phận của Tổng Hội, có danh xưng mới: Gia đình Phật tử. Năm 1954, đất nước chia đôi. Một phần Gia đình Phật tử Miền Bắc di cư vào Nam. Tiếng súng tạm ngưng nổ, dất nước tạm yên bình. Gia đình Phật tử phát triển mạnh mẽ. Nhất là từ năm 1964, khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập. Ðầu thập niên 1970, toàn miền Nam có trên nửa triệu đoàn viên Gia đình Phật tử sinh hoạt thường xuyên. Việc hướng dẫn thanh, thiếu, đồng niên thành những Phật tử chân chính, không chỉ giới hạn trong khuôn viên nhà chùa mà còn tạo cho các em ý thức liên đới xã hội. Gia đình Phật tử hướng hoạt động của mình vào những công tác xã hội. cứu trợ. Trên khắp nước, người đồng phục Áo Lam, cờ Hoa Sen Trắng lăn mình vào làm công tác xã hội. Họ ước mong xoa dịu bớt thương đau của đồng bào đang phải gánh chịu trước cuộc chiến vô cùng tàn khốc.
Nổi trôi theo vận nước:
Biến cố 1975 ảnh hưởng nặng nề trên toàn thể người dân Việt nam Cộng hòa. Phật giáo cũng như Gia đình Phật tử không là ngoại lệ. Chế độ Việt nam Cộng hòa sụp đổ. Người dân hỗn loạn di tản ra khắp nơi hải ngoại. Ngay ngày đầu tiên trong các trại tạm cư trên đất Hoa Kỳ, Gia đình Phật tử đã kết hợp công tác giúp ổn định đời sống cho đồng bào. Cùng với những đợt người vượt biển tìm tự do, tại các trại tị nạn vùng Ðông và Nam AÙ, Gia đình Phật tử có mặt để tự giúp và giúp người đồng cảnh vượt khó.
Gia đình Phật tử Việt nam tại Hoa Kỳ:
Ðến năm 2000, có thể nói khắp năm châu nơi nào cũng có người Việt nam cư ngụ. Hoa kỳ là quốc gia đông người Việt nhất. Trên hơn 30 tiểu bang Hoa kỳ có chùa hay niệm phật đường.
Mùa hè năm 1976, tại hai miền cực Ðông và Tây Hoa kỳ đã có hai đơn vị Gia đình Phật tử tiên khởi tự phát. Gia đình Giác Hoàng do các trưởng: Phúc Thiện Ngũ Duy Thành và Thiện Thanh Ðặng Ðình Khiết (nguyên Tổng Thư Ký Ban Hướng Dẫn GÐPT miền Vĩnh Nghiêm) thành lập tại chùa Giác Hoàng Washington DC. Gia đình Cựu Kim Sơn do trưởng Thuyền Vị Nguyễn Thị Ngà thành lập tại chùa Từ Quang San Francisco. Tính đến mùa hè năm 2000, trên toàn quốc Hoa kỳ có trên 60 đơn vị Gia đình Phật tử sinh hoạt đều đặn mỗi cuối tuần. Trong số đó, hai đơn vị tiên khởi Giác Hoàng và Cựu Kim Sơn vẫn còn sinh hoạt mạnh mẽ. Sĩ số mỗi đơn vị thường thường có trên dưới 100 đoàn sinh và huynh trưởng. Một số đơn vị, sĩ số đó đạt đến 3 hay 4 trăm.
Trên quê hương mới, Gia đình Phật tử phải thích nghi với tập quán, văn hóa mới. Ðồng thời vẫn phải gìn giữ truyền thống của mình. Duy trì và phát huy tín tâm đối với đạo pháp là điều tất nhiên. Hợp lực với đồng hương, cộng đồng bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc là trách nhiệm mới của Gia đình Phật tử hải ngoại nói chung, Gia đình Phật tử Việt-nam tại Hoa kỳ nói riêng. Hướng dẫn đoàn sinh các nghi thức tụng niệm, các sinh hoạt tu tập là công việc quen thuộc. Nhưng hợp lực với đồng hương, cộng đồng bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc nơi xứ người là trách nhiệm mới và lạ đối với một đoàn thể quen khép kín sau cánh cổng chùa. Ngoài nhận thức, còn cần tinh thần dấn thân tích cực. Qua thời gian đầu bỡ ngỡ, Gia đình Phật tử quen dần và tổ chức các sinh hoạt thích hợp hội nhập xã hội mới.
Năm 1978, trại huấn luyện Huynh trưởng toàn quốc đầu tiên được tổ chức tại Oaklahoma. Trại quy tụ trại sinh từ nhiều tiểu bang về dự. Từ trại huấn luyện này, một ban Liên Lạc được thành lập để vận động thống nhất sinh hoạt Gia đình Phật tử tại Hoa kỳ. Năm 1983 Ðại hội Huynh trưởng đầu tiên diễn ra tại chùa Pháp Quang tiểu bang Texas mở đầu cho sự kết hợp sinh hoạt chung của Gia đình Phật tử Việt nam tại Hoa Kỳ.
Ra khỏi cổng chùa:
Về tinh thần đã được kết hợp. Về hình thức và phương cách sinh hoạt đã đồng nhất. Nhưng tuỳ theo điều kiện địa phương và vị Thầy trụ trì cố vấn giáo hạnh mà các đơn vị có lịch trình sinh hoạt khác nhau. Sống trong một đất nước năng động, thời gian tính bằng giây, Gia đình Phật tử cũng phải chuyển mình, thích nghi để tồn tại và phát triển. Họ tích cực tham dự vào mọi sinh hoạt của cộng đồng. Là một tổ chức lấy giáo dục làm phương châm nên dù không ồn ào, họ có mặt trong hầu hết các sinh hoạt văn hóa, xã hội, giáo dục và cả đấu tranh nữa của cộng đồng. Trước nhất là giữ gìn tiếng nói và chữ viết. Mỗi đơn vị Gia điụnh Phật tử cũng là một Trung tâm Việt ngữ. Hai sinh hoạt này song hành và tương tác nhau. Hàng ngàn thanh thiếu niên, nhi đồng khắp nơi được các anh chị Trưởng cũng là thầy giáo, cô giáo dạy hát, dạy nói, dạy chữ Việt mỗi cuối tuần.
Các em đoạt được nhiều phần thưởng cao của giải Khuyến Học tổ chức hàng năm cũng như các cuộc thi viết văn thơ dành cho tuổi trẻ. Tại Nam California, có trên 10 Trung tâm Việt ngữ của Gia đình Phật tử và sẽ còn gia tăng cùng với sự phát triển các đơn vị mới. Hầu hết Gia đình Phật tử đều có đội múa Lân, giúp vui trong các dịp lễ lạc của Phật giáo và các lễ hội công cộng do cộng đồng tổ chức như mừng Xuân, giỗ Quốc Tổ, tết Trung Thu & góp phần bảo tồn truyền thống văn hóa Việt. Gắn Hoa Hồng, một nghi thức không thể thiếu trong dịp lễ Vu Lan hay Lễ Hiếu. Nghi thức này do Gia đình Phật tử thực hiện và quảng bá thể hiện lòng hiếu kính đối với cha mẹ. Ðến nay Lễ hội Hoa Hồng Vu lan đã trở thành của đại chúng. Châm ngôn vui hát, vui học được tích cực ứng dụng. Vì vậy, các Gia đình Phật tử đều hướng dẫn các em sinh hoạt văn nghệ. Ðặc biệt hình thái văn nghệ dân tộc rất được chú trọng. Từ mấy chục năm nay, đoàn vũ của Gia đình Phật tử Long Hoa (chùa Việt nam Los Angeles California) dẫn đầu về thể loại vũ dân tộc. Từ những năm đầu thập niên 1990, trong khi bộ môn cải lương bị bỏ quên ngay cả tại quốc nội, Gia đình Phật tử Chánh Pháp (chùa Dược sư Orange County California) đã sáng tác, dàn dựng và công diễn tuồng cải lương. Các vở Phật Thành Ðạo, Quan Âm Diệu Thiện, Lưu Bình Dương Lễ rất được đồng hương và Phật tử tán thưởng đã được thâu băng vidéo phát hành rộng rãi khắp nơi. Chỉ vài năm trở lại đây, cải lương mới được nhắc nhở trong cộng đồng qua các cuộc thi hát Vọng cổ. Sau hai chục năm, một thế hệ huynh trưởng trẻ lớn lên và trưởng thành. Sự tham gia của lớp huynh trưởng trẻ này đã phần nào thay đổi bộ mặt sinh hoạt của Gia đình Phật tử. Họ sát cánh với các đoàn thể trẻ khác thực hiện các công tác xã hội. Ði bộ cho thuyền nhân Pallawan, Cứu trợ bão lụt miền Trung Việt nam và Trung Mỹ, Rửa xe gây quỹ tặng bữa ăn cho người vô gia cư, Xuống đường quyên góp cứu trợ thiên tai trong nước &. Ðây là những sinh hoạt hoàn toàn mới lạ với Gia đình Phật tử. Nhưng lòng nhiệt thành và tính cách năng nổ, tháo vát của tuổi trẻ giúp họ tích cực tham gia không chút bỡ ngỡ. Ý thức trách nhiệm của những người mang danh tị nạn, lòng luôn hướng về quê hương còn nhiều khổ đau, Gia đình Phật tử cũng có mặt trong những lần biểu dương sức mạnh Cộng Ðồng Người Việt như Diễn Hành Mừng Xuân, Vận động Bầu cử Hoa kỳ&. Ðặc biệt, vụ Trần Trường năm 1999, họ đã góp công không nhỏ để đạt được sự thành công hoàn toàn trong việc dẹp cờ cộng sản và hình Hồ Chí Minh trong tiệm Hi-Tech trên đường Bolsa.
Gia đình Phật tử là một phong trào tuổi trẻ mới thành lập trên 50 năm và 25 năm nơi hải ngoại. Tuy thành tựu khích lệ. Song thời gian quá ngắn để họ lớn lên vững vàng. Hướng tới, đường đi tuy rõ ràng. Mà kinh nghiệm, chắc chắn không đủ đáp ứng sự phát triển quá nhanh. Ðôi khi họ cũng bị chao đảo, phân vân. Nhưng may mắn, họ luôn luôn có Thầy bên cạnh nhắc nhở: Việt nam lên đường. Họ biết sống xứng đáng là người Việt-nam và phát huy tính cách của người con Phật. Mùa xuân này, lại thêm một dịp để họ chứng tỏ tấm lòng thiết tha với văn hóa dân tộc. Năm mới sắp về thêm thời gian cho họ kiên cố tình người hăng say phục vụ.
Nguồn: https://sentrangusa.com/2021/10/21/tam-hoa-ngo-manh-thu-2000-gia-dinh-phat-tu-viet-nam-tai-hoa-ky/
Kết luận:
Gần 200 năm trôi qua, Đạo Phật VN đang bị các thế lực chính trị thủ đoạn – đoanh vậy – thao túng, chính trị hóa Phật Giáo, phá vỡ tinh thần đại đoàn kết, đẩy lùi nhân bản, tự do dân chủ – tự do tín ngưỡng – tự do tôn giáo, chìm nghĩm giữa đêm đen, đánh rơi tinh thân giác ngộ – giải thoát. Trước nỗi đau thương nghiệt ngã kéo dài triền miên, ai sẽ là người tri thức, có tâm huyết với tiền đồ Phật Giáo – dân tộc, là ánh sao rực sáng giữa muôn sao lấp lánh – là ánh đuốc giữa đêm đen. Với tinh thần vô úy – vị tha – vô ngã, mạnh dạn nhận lãnh sứ mệnh truyền đăng, thắp sáng – đánh thức lương tri, làm cho Đạo Phật vươn mình trỗi dậy, tạo nên sức sống Đạo Phật kỳ vĩ, khỏi nhục bản hoài xuất thế cao thượng ! Trong phong trào chấn hưng Phật Giáo, nhiều Danh Tăng Thạc Đức, nhiều Thiện Sĩ Tri Thức đã có công đức lớn, dốc lòng phát triển – hộ đạo đi vào lịch sử Việt Nam bất diệt.
Vì phong trào chấn hưng Phật Giáo, Nhiều Cao Tăng Thạc Đức, nhiều Thiện Sĩ Tri Thức vô úy đứng lên, nhiều tổ chức Phật Giáo, nhiều trường giảng dạy Phật học, nhiều trại huấn luyện GĐPTVN, được liên tục tổ chức ở khắp ba miền, nhằm mục đích đào tạo nhiều Tăng – Ni, nhiều Huynh Trưởng tài ba, đóng góp nhiệt huyết cho phong trào – cho dân tộc Việt Nam.
Tất cả đều tập trung vì công cuộc chấn hưng Phật Giáo Việt Nam ./-