Huynh Tưởng Có Cấp
Góp phần trong công cuộc chấn hưng – canh tân Phật giáo Việt Nam, từ thập niên 1930 hình thành Ban Đồng Ấu Phật giáo. Năm 1940 Bác sĩ – Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám thành lập: Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục. Năm 1944 hình thành Gia Đình Phật Hóa Phổ.
Tháng Tư – năm 1951, tại chùa Từ Đàm – Huế, Đại hội Gia đình Phật Hóa Phổ, toàn để Huynh trưởng lãnh đạo 3 miền: Bắc – Trung – Nam thống nhất danh xưng: Gia đình Phật tử Việt Nam (GĐPTVN).
GĐPTVN ra đời nhằm mục đích:
“Đào luyện thanh – thiếu – đồng niên thành Phật tử chân chính,
“Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.”
Thế hệ trẻ Phật giáo là nền tảng căn bản song hành cùng đạo pháp – dân tộc góp phần xây dựng – chấn hưng – canh tân Phật giáo và nước nhà.
Công đức của tiền nhân đã trải qua biết bao gian khó khai sinh, hàng hậu học kế thừa di sản cha ông nỗ lực thực tập tu dưỡng tự thăng tiến đủ tài năng bảo vệ – duy trì mạng mạch tiếp tục làm rạn rỡ quang huy.
Tổ chức đương thời đang lâm nguy, đang bị các thế lực ngông cuồng nội tại – ngoại tại dằng xé làm cho đau đớn chia năm xẻ bảy, nỡ nào bám víu bụi trần lợi dụng thời thế suy vi – vì tham tâm dục vọng ngông cồng – vì nhuộm bùn tham quyền cố vị – vì tự ái vị kỷ hèn mọn – không để đồng hóa đánh mất bản tâm Bồ đề kiên cố, nhất thời nỡ đành đang tâm mở cửa ác – theo đường tà – ngũ dục lôi cuốn sanh nhị tâm quay lưng phản bội tổ chức làm cho máu chảy ruột mềm.
Tổ chức trao cấp không phải là trao cho anh quyền hành sinh sát – độc tôn ăn trên ngồi trốc – chuyên quyền tự tác – mồm thét ra lửa – đánh mất nhân bản – tự chủ. Tổ chức trao cấp là trao cho anh nhiệm vụ thiêng liêng, dám hy sinh cả thân mạng – dám phát nguyện dấn thân “ngủ trược ác thế thệ tiên nhập”, với đầy đủ năng lượng thân – khẩu – ý giáo, thay mặt thổ chức truyền đăng chọn thế hệ trẻ làm nền tảng căn bản giáo hóa – hướng dẫn – giáo dục – tài bồi trí tuệ thế hệ mại sau thăng hoa vô lượng phẩm chất đạo đức cao quý, là đóa sen thơm tinh khiết tỏa hương ngời sắc – có năng lực tiếp tục giữ lửa định hướng đúng đắn đạo lộ chính nghĩa vì đạo pháp – vì tổ chức mà hy hiến phụng sự lợi tha nhiêu ích dân tộc:
“Người trồng cây hạnh người chơi, ta trồng cây Đức để đời mai sau” (Ca dao).
“Bồ tát dựa trên công hạnh giáo hóa chúng sinh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Tùy sự điều phục chúng sinh mà Bồ tát có được Tịnh độ. Tùy sự bồi dưỡng trí tuệ cho chúng sinh mà có được cõi Phật thanh tịnh. Tùy sự gieo trồng Phật chủng cho chúng sinh mà Bồ tát có được cõi Phật thanh tịnh” (Kinh Duy Ma Cật).
Tổ chức trao cấp là trao cho anh nhiệm vụ thiêng liêng, có tuệ giác tự tại tỉnh thức đi giữa bụi trần mà không bị bám víu – có biện tài vô ngại – bản lĩnh vô úy – có năng lực quán chiếu – có biện pháp thiện xảo tối ưu – xiển dương chánh pháp hóa giải tình thế – giữ vững Lục hòa cọng trụ – xây dựng đoàn kết – quy hướng Phật đạo kiến lập Phật độ nhân gian:
“Tịnh độ đòi hỏi phải thiết lập trên tự tâm, nếu tâm tịnh thì quốc độ tịnh” (Kinh Duy Ma Cật, Thích Từ Thông dịch).
“Vì tuệ giác của Bồ tát mà khởi lên tâm từ, vì cứu vớt chúng sinh mà khởi lên tâm bi, vì giữ chánh pháp mà khởi lên tâm hỷ, vì thâu nhiếp trí tuệ mà khởi lên tâm xả. Vì thâu nhiếp những kẻ tham lam mà khởi lên tâm thí độ. Vì hóa độ những kẻ phạm giới mà khởi lên giới độ…” (Kinh Duy Ma Cật – Phẩm Bồ tát, Trí Quang dịch).
“Đại trí bản hạnh đã hoàn thành cả, thường được uy đức chư Phật xây dựng, làm thành trì mà tiếp nhận giữ gìn chánh pháp, hùng biện như tiếng sư tử gầm, danh tiếng vang động khắp mười phương… gần được tuệ giác tự tại, mười năng lực, bốn vô úy và mười tám pháp bất cộng của Phật, tất cả toàn là những phẩm chất không có gì có thể đồng đẳng, đóng bít ba cửa ngõ của các nẻo đường ác, sinh trong năm đường mà biểu hiện thân hình trong năm đường ấy, làm vị thầy thuốc vĩ đai, khéo chữa mọi bệnh, tùy bệnh cho thuốc làm cho bình phục, làm thành vô lượng công đức, làm sạch vô biên thế giới, ai thấy nghe đều lợi ích, việc làm không có gì mà không hiệu quả, tất cả những phẩm chất như vậy, chúng đai Bồ tát đều có đủ” (Kinh Duy Ma – phẩm Tịnh độ, Trí Quang dịch).
Houston, 19022024