LÃNH ĐẠO GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
LÃNH ĐẠO GIA ĐÌNH PHẬT TỬ
Gia Đình Phật Tử (GĐPT) là một tổ chức giáo dục – Ứng dụng giáo lý Phật Đà để hướng thiện cuộc sống.
Người Huynh trưởng (Htr) GĐPT là một cán sự giáo dục về mặt đạo đức tâm linh Phật giáo, phải hội đủ kiến thức Phật pháp – phải thực sự ngộ nhập tri kiến Phật.
Trong tổ chức GĐPT hiện nay, còn có H.Tr mù mờ về Phật pháp, thiếu lý tưởng son sắc, chưa thể hiện trọn vẹn phẩm cách Thân – Khẩu – Ý giáo, thì làm gì vững vàng được trên bục giảng.
Nguyên nhân trở thành thứ phẩm này, là do quá trình đào tạo vội vàng – gượng ép – chưa sâu, chương trình huấn luyện cắt xén, giảng viên hướng dẫn không chuyên – chưa đủ sức truyền trao – lột toát hết tinh túy thâm diệu.
Khao khát – ước vọng trở thành một Htr, nhưng trong tu học thì vượt bậc – vượt trại, tham dự các khóa học nữa vời – cầm chừng – lấy có. Thiếu thực tập – không huân tu – chưa liễu ngộ, thì làm gì có một Htr giỏi, đủ khả năng thăng tiến bản thân, đủ tài năng hướng thiện cuộc sống đàn em, đủ bản lĩnh lèo lái con thuyền GĐPT địa phương.
Ở một tổ chức giáo dục – hướng thiện đạo đức tâm linh, có quá trình lịch sử lâu dài, có một qui mô rộng lớn, thế mà còn có Htr bốc đồng – cá tính, làm việc tự phát – không có kế hoạch – vô tổ chức. Tự ái – nóng nãy – hàm hồ – lớn lối – kẻ cả xem thường đàn em – cấp dưới. Không lân tài – mẫn đức, tâm lượng hẹp hòi – ti tiện – trù dập, lo sợ tuổi trẻ – cấp dưới vượt trội hơn mình. Điều này đã bộc lộ rất rõ nét ở cá tính khó tu sửa được của anh Phan Đình Thăng tại BHD Trung ương GĐPTVN, nghe đâu còn có phản ảnh cả người em của anh, là anh Phan Đình Toàn tại Ban Hướng Dẫn GĐPT Bình Thuận và một số ở các BHD khác
Còn lãnh đạo thì sao ?!
Ở tổ chức GĐPT chưa có trường chuyên đào tạo cán bộ. Lãnh đạo các cấp GĐPTVN, hầu hết đều dựa trên cơ sở sống lâu lên lão làng, hễ có cấp cao là được đảm trách chức vụ cao, không cần thiết là phải có đạo đức – bản lĩnh – tài năng – chuyên môn để cơ cấu phù hợp. Đa số tuổi đời đã cao, mà tuổi đã cao thì ảnh hưởng đến sức khỏe, khi sức khỏe đã mòn yếu thì trí tuệ giảm thiểu, nhạy bén – năng động không còn, là sức ì trì kéo, chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển tổ chức rất nhiều.
Cái tệ hại nặng nề nhứt hiện nay, trao cấp, là trao trách nhiệm. Cấp gắn liền với sứ mệnh mà anh phải sẵn sàng hi hiến phục vụ, không nề hà – nãn mỗi – trốn tránh – đùn đẫy trách nhiệm, không dám đương đầu – đối mặt với thực tại cam go. Thế mà cấp cứ thoải mái được trao, đủ tuổi – đủ năm là được nể vì dễ dãi xét trao, không cần thiết là phải có phẩm chất – đạo đức – trình độ – khả năng cống hiến lâu dài. Nếu cơ chế mà như vậy, thì làm gì còn có một lãnh đạo giỏi – một lãnh đạo tài ba
Công đức xây dựng tổ chức có được hôm nay, của các anh các chị cả rất to lớn. Nhưng tương lai của tổ chức đâu phải chỉ nằm ì trong tay những lão làng cằn cỗi, Tổ chức phải được phát triển – thăng tiến – làm mới liên tục, ngoài sức trẻ đủ năng lực, dám nói dám làm, mới hội đủ bản lĩnh, có cơ duyên phát huy – chuyển hóa làm nên lịch sử ./-