NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG
NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG
“Thiện nam tử, cái biết nào cũng là chướng ngại, nên các vị bồ tát thường biết mà không đứng lại nơi cái biết, thì cái biết và người biết cùng lúc vắng lặng, tựa như có người tự chặt đầu mình, đầu đứt rồi kẻ chặt đứt cũng không: đem cái biết biết sự chướng ngại mà tự diệt sự chướng ngại, sự chướng ngại diệt rồi, cái biết diệt chướng ngại cũng không. Biết kinh pháp cũng chỉ như ngón tay chỉ mặt trăng, hãy nhìn mặt trăng và biết ngón tay không bao giờ là mặt trăng cả; biết mọi ngôn ngữ của Như Lai chỉ dạy cho bồ tát toàn là như vậy. Đó là sự thích ứng viên giác của Bồ-tát bước đã tới thập địa.”
“Kinh Viên Giác – chương Thanh Tịnh Tuệ”.
(Đức Phật cảnh giác các hàng Bồ-tát rằng ngôn ngữ và tri kiến đều có những trở ngại, chớ có chấp trước danh ngôn kinh điển mà quên mất mục tiêu của mình. Câu “nhất thiết tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ” (tất cả kinh điển của Đức Phật như ngón tay chỉ mặt trăng) rất nổi tiếng.)
HT. Thích Trí Quang dịch
“Một chiều nọ, hai đại đức Sariputta và Moggallana, đến thăm đức Phật, giới thiệu một người thân quen cùng đồng hành, du sĩ Dighanakha rất nổi danh lý luận. Sau khi chào hỏi xã giao, du sĩ Dighanakha đặt câu hỏi:
– “Sa môn Gotama, ngài dạy giáo pháp gì vậy ? Giáo lý của ngài là chủ thuyết nào ? Riêng tôi, tôi không thích – không tin vào một chủ trương hay một lý thuyết nào hết ? Đức Phật mĩm cười:
– “Vậy ngài có thích cái chủ trương không thích của ngài không ? Ngài có tin cái chủ trương không tin của ngài không ? Du sĩ Dighanakha ngỡ ngàng. Ông ta nói liều:
– Sa môn Gotama, tôi thích hay không thích, tôi tin hay không tin, thì cũng như vậy thôi, điều đó không quan hệ gì mấy. Đức Phật từ tốn:
– “Một khi đã bị kẹt vào một chủ thuyết, người ta mất hết tự do, người ta trở thành độc đoán, cho rằng, chỉ có chủ thuyết của mình là chân lý, còn tất cả những chủ thuyết khác là tà đạo. Những tranh chấp và cãi cọ, được phát sinh từ thái độ cố chấp, dẫn đến xung đột, chiến tranh. Kiến thủ, làm cản trở rất lớn trên con đường tu học”.
Học, là mở rộng một chân trời, tìm ra cho mình một ánh sáng. Ở đâu có ánh sáng, thì ở đó có trí thức, trí tuệ được mở ra. Người ta cứ ngỡ rằng, những cái mà mình đã học qua, là đã biết đủ. Nhưng đâu có biết rằng, biển Phật pháp thì mênh mông vi diệu đến vô cùng. Trí óc con người thì quá nông cạn – nhỏ nhắn – ít ỏi, không đủ sức đo đời. Càng học, người ta càng cảm thấy mù tịt ở phía trước !
Có những giáo phái, những chủ thuyết, có tư tưởng cạnh tranh, dựa dẫm – xu nịnh, ỷ vào quyền lực – giáo quyền trong tay. Với trí năng ức đạt, với cái thấy kiến thủ, người ta đã vội vàng phân biệt, nhẫn tâm trù dập, đối xử khắc nghiệt, gây khó – gây khổ cho nhau. Lầm nhận cho rằng, chỉ có cái thây nông nổi – cái biết ức đạt, cái mói cố chấp – bò quanh miệng chén – là đầy đủ, là đúng đắn. Tạ ngã, chỉ có mình mới đủ năng lực quán chiếu, đủ khả năng chuyển hóa tha nhân. Chỉ có con đường mà mình đang đi là phong quang xán lạn – là đúng chánh pháp – là chân lý tuyệt đối. Còn cái thấy – cái biết của ngưởi khác, con đường mà người khác không hợp ý đang chọn, là không đúng – là sai với chủ trương – với định hướng. Trong khi đó mặt trăng cũng chỉ là một. Ngón tay là phương tiện, dù dưới hình thức nào, dù dưới một ứng dụng diệu hữu nào, nếu cứu cánh là giác ngộ, là giải thoát, sẽ dẫn dắt con người đi đến với thực chứng.
Tu học là một nhu cầu cấp thiết. Nếu muốn thăng tiến – tỏa sáng về mặt tri thức, người H.Tr GĐPT, không ngại khó – ngại khổ, xem gian nan là thử thách ý chí, vô thường – vô ngã, nỗ lực – tinh tấn thành toàn đạo nghiệp. Đạo nghiệp mà được vững vàng – bồ đề tâm mà được kiên cố, thì sự cống hiến nhiệt huyết cho nền giáo dục xả kỷ – vị tha, mới có giá trị kiến thức. Nếu cứ bàng quan – xem nhẹ, nằm ì trong xác cũ, thì sản phẩm được tạo ra cũng chỉ là thứ phẩm ./-