Người Có Tính Gia Trưởng

Người Có Tính Gia Trưởng

Trong văn hóa Á Đông, từ “gia trưởng” thường được hiểu là một người đàn ông đảm nhận trách nhiệm chính trong gia đình. Tuy nhiên, tính gia trưởng không chỉ dừng lại ở vai trò này, mà còn liên quan đến hành vi và cách ứng xử của người đàn ông. Người gia trưởng thường mang sắc thái tiêu cực. bởi quan niệm xưa cho rằng người đàn ông là trung tâm của gia đình – có khả năng gánh vác mang lại hạnh phúc:

“Phụ nhân hữu tam tòng chi nghĩa, vô chuyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử”

‘Phụ nữ có đạo tam tòng, không được phép tự chuyên, chưa lấy chồng thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con’. (Sách Nghi lễ, Tang phục, Tử Hạ truyện).

Đây là tư tưởng sai lạc tàn dư của chế độ phong kiến mục nát, đi ngược lại sự tiến bộ của xã hội.

Gia trưởng, một khái niệm đã tồn tại từ ngàn xưa, có nguồn gốc từ triết học Nho gia, được xem như một biểu hiện của tư duy “trọng nam khinh nữ” đã qua rất nhiều thay đổi trong thời gian.

Tính gia trưởng, trong cái nhìn hiện đại, thường mang sắc thái tiêu cực. Những người được xem là gia trưởng thường có tính cách cứng nhắc – khô khan, cáu gắt – dễ nóng giận. Họ thường độc đoán tự quyết định mọi việc theo ý muốn của bản thân mà không lắng nghe hay tôn trọng ý kiến của người khác. Trong công việc, người có tính gia trưởng dễ dàng thành công nhưng lại không biết cách quản lý nhân viên và hay tạo áp lực cho người khác.

Xã hội ngày càng phát triển nên quyền lợi và nghĩa vụ giữa mọi người đều công bằng. Do đó, sự gia trưởng ngày càng bị tẩy chay và dần biến mất. Tuy nhiên, vì đã tồn tại trong thời gian dài và ăn sâu vào tư duy nên vẫn còn nhiều người chưa chịu từ bỏ tính xấu này.

Nếu trong nhà có người gia trưởng sẽ khiến cho cuộc sống trở nên nặng nề và phát sinh nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt, những người đàn ông gia trưởng thường coi nhẹ sự hy sinh vất vả của phụ nữ. Từ đó nảy sinh nhiều thói hư tật xấu như ngoại tình, bạo lực, ép vợ con làm mọi điều theo ý mình…

Người có tính cách gia trưởng thường dễ nhận thấy với đặc điểm muốn kiểm soát mọi thứ. Trong suy nghĩ của họ, họ luôn là người giỏi nhất và tự nhận mình có quyền quyết định mọi việc.

Người có tính gia trưởng đặc điểm chiếm hữu cao. Trong mắt người gia trưởng, bạn thường bị đánh giá là một người không tốt, không đáng tin cậy. Khi nổi giận, họ thường chỉ trích bạn một cách gay gắt và không quan tâm đến cảm xúc của bạn.

Người gia trưởng luôn cho mình là đúng, đây là đặc điểm nổi bật của những người đàn ông có tính gia trưởng. Và không lẫn vào đâu khi nói đây cũng là điểm làm mọi người cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với họ. Trong các cuộc trò chuyện, những người có tính gia trưởng thường ít hoặc không hề lắng nghe ý kiến của người khác, họ luôn tin rằng họ luôn luôn đúng. Rất hiếm khi họ thừa nhận sai lầm của mình, ngay cả khi họ biết họ đã sai

Người có tính gia trưởng tự đánh mất bản thân mình, thường nghĩ rằng mình là “trung tâm của vũ trụ”, không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời, và họ cũng không muốn bạn nhận sự giúp đỡ từ bất kỳ ai khác ngoài họ. Người có tính gia trưởng tỏ ra kiêu căng – quyền lực, thường cho rằng bạn phải dựa dẫm vào họ.

Những người có tính cách gia trưởng thường rất nóng nảy hay dùng vũ lực, đặc biệt là với thuộc cấp hay là người yêu, hoặc vợ và con của họ. Nếu không tuân theo ý muốn của họ, họ sẽ nói lời cay nghiệt, thậm chí lăng mạ. Còn tệ hơn, nhiều người dựa vào vị thế của mình để sử dụng vũ lực nhằm áp đảo và hành hạ người khác về mặt vật lý lẫn tinh thần. Đây là hành vi thực sự nguy hiểm và cần được lên án mạnh mẽ để những người như vậy nhận được hình phạt xứng đáng.

Người gia trưởng có tính cách xấu, chỉ nhằm mục đích vị kỷ mang lại lợi ích cho cá nhân mình, là hệ quả lạc hậu – tiêu cực, bất chấp ý muốn của người khác, bắt người khác nghe theo ý mình, làm hạn chế công bằng – ngăn chận sự tự do và phát triển của xã hội.

Người có tính gia trưởng lãnh đạo có cấu trúc đa chiều: giá trị thay đổi – xa rời quan hệ – đánh mất niềm tin – thiếu cân bằng quyền lực. Trong tổ chức GĐPT mà có người có tính gia trưởng lãnh đạo thường có tính cách độc đoán – xem thường người khác, đề cao cái tôi cá nhân lên hàng đầu, hung hăng tranh luận – gây gổ cãi cọ cho rằng ý kiến của mình luôn đúng, không chịu lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác – khinh thường bất cứ lời phản biện nào từ người đối diện. Người có tính gia trưởng lãnh đạo không biết chia sẻ trách nhiệm, có tính chiếm hữu – tranh giành hơn thua – tước đoạt công lao – ngược đãi đồng sự, họ thường có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh – cho người khác không bao giờ nhận sai về mình. Người có tính gia trưởng lãnh đạo có tính bảo thủ – độc đoán muốn kiểm soát tất cả, cứng nhắc – khắc khe cáu gắt, áp đặt tuân thủ – đe dọa sự tự do, gây khó chịu với người tiếp xúc làm cho không khí làm việc không thoải mái trở nên căng thẳng – áp lực nặng nề ngột ngạt, tạo nhiều mâu thuẫn – bất đồng. Người có tính gia trưởng lãnh đạo luôn luôn chây lười cầu toàn – lo lắng – sợ hãi –yếu hèn – tránh né gian khó, thất bại trong việc quản lý – không tìm kiếm – không ưa chuộng nhân tài, không lịch thiệp – không xây dựng được mối quan hệ hài hòa – bền vững, nhân viên dần hồi tránh né xa rời – không giữ chân được nhân viên. Người có tính gia trưởng lãnh đạo không có tầm nhìn – rập khuông – không biết sáng tao. Người có tính gia trưởng lãnh đạo có nhiều điểm xấu – không có chánh kiến – không chuẩn mực – không đáng tin cậy. Trong tổ chức GĐPT mà có người có tính gia trưởng lãnh đạo thì làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức ./-

Houston – Texas, 04/01/2024