Tự Tánh Thanh Tịnh

TỰ TÁNH THANH TỊNH

Tại phẩm thứ nhất: Hành Do – Pháp Bảo Đàn Kinh, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn hỏi Huệ Năng:

– “Ông là người Lãnh Nam, lại là người quê mùa, làm sao kham làm Phật?” Huệ Năng đáp:

– “Người tuy có Nam – Bắc nhưng Phật tánh vốn không có Bắc – Nam , thân quê mùa này cùng với Hòa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác”

Vào đầu kinh Pháp Bảo Đàn, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và Lục Tổ Huệ Năng lý luận về tự tánh, đã định hướng vô niệm – vô tướng và vô trụ” trong Kinh Kim Cương. Tự tánh vốn thanh tịnh – tâm vô phân biệt – không ngã không nhân, không có Bắc – Nam, chỉ có một tông – bình đẳng phật tánh, giải thoát vô ngại:

“Pháp có một tông, người có Nam – Bắc. Pháp tức là một thứ, người thấy có mau chậm. Pháp không có đốn tiệm, người có lợi căn độn căn, nên gọi là đốn tiệm”

Bồ đề là tánh giác, là tự tâm giác ngộ, không vọng tưởng bên ngoài mà thấy được tâm

Sanh tử là việc lớn, phải tự dấn thân, thắp sáng tuệ giác. Người kiến tánh là người thể hiện ngay trên thân – khẩu – giáo chính mình, phải thực tu – thực chứng. Kinh Pháp Bảo Đàn đã dạy:

1. Khi tu phải giữ tánh bỏ tà, tà hết thì tánh cũng phải buông
Giữ lấy tự tánh, là giữ cái tâm không buông lung – hướng tâm vọng ngoại, tìm cầu bên ngoài. Phải biết dừng lại, buông xuống vọng tưởng thì thấy tánh – tỏ tâm

2. Thấy lỗi mình đừng nhìn lỗi người
Thực tập tu tâm, là nhìn vào cái tâm sâu lắng, thanh lọc ô nhiễm.

– Thấy được năm triền cái:

• Tham: Không sanh tâm ham muốn khi thấy vật không phải của mình

• Sân: Bị hạ nhục không sanh tâm nóng giận

• Si: Vô minh che mờ trí tuệ, không hiểu chánh pháp

• Mạn: Xem thường cái hay của người, không thấy được cái dỡ của mình

Nghi: Không nhìn nhận sự thật

– Thấy được bảy khiết sử:

Ái: Sự ràng buộc thương yêu làm chìm đắm sinh tử

Sân: Nóng giận che mờ tri kiến

Kiến: Bảo thủ – cố chấp không nhận thức sự thật

Nghi: Lo lắng – ngờ vực đánh mất nghị lực tiến thủ

Mạn: Kiêu căng – tự đắc chận đứng thăng tiến

Hữu tham: Ngoan cố giữ lấy, tham đắm dừng lại ở cái hiện có

Vô minh: Không vận dụng trí tuệ, không nổ lực để thấy tánh bát nhã

3. Dùng tâm chân chánh dẹp bỏ tà vạy, dứt sạch các thứ phiền não không bận lòng về sự yêu ghét “Ta bà khổ, ta bà chi khổ”, đời là một dòng chãy cuộn sóng, nhận sinh như chiếc thuyền nan bập bềnh trên sóng khổ, nhận chìm sinh tử triền miên. Đời như một lò lửa lớn đang hừng hực rực cháy, thiêu đốt sinh linh sinh diệt đến vô cùng. Thực tập chánh tâm, chấm dứt phiền não, trãi lòng vị tha rộng lớn

4. Tu, là tu ngay ở thế gian này, sống chánh niệm tỉnh giác là tu. Bỏ thế gian cầu giác ngộ, thì đối với tổ, cũng như lông rùa sừng thỏ

Sống trong ngũ dục, như cánh sen thơm, từ bùn tanh mà vươn lên tỏa hương thanh thoát. Ngay giữa tục đế luôn luôn tỉnh giác thực hành chí nguyện, thành toàn sứ mệnh giáo dục xã kỷ – vị tha