Người Tiểu Nhân
Tiểu nhân chỉ cho những người hay soi mói, chấp nhất những chuyện nhỏ nhặt. Những kẻ này thường hô biến những việc nhỏ trở nên nghiêm trọng lên để hạ thấp người khác. Trong khi giá trị bản thân thấp kém.
• Là từ phản nghĩa với quân tử theo định nghĩa của Nho giáo, dùng để chỉ người không tuân thủ đạo đức và quy tắc một cách nghiêm khắc, người không có nhân cách cao thượng và lý tưởng lớn, không chiếu cố đến lợi ích của người khác. Như Khổng Tử có nói: “Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho” (Ngươi là quân tử nho, không là tiểu nhân nho.)
• Chỉ người gieo rắc thị phi, hoặc người bí mật mưu hại người khác, tương phản với quý nhân.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u_nh%C3%A2n
Mở miệng ra là nói đạo lý, sau đó đem người khác ra phán xét để hạ bệ và coi thường họ, đó chính là biểu hiện của kẻ tiểu nhân.
Cuộc sống luôn có hai mặt trắng và đen, con người cũng vậy. Chúng ta trong đời có lẽ phải ít nhất một lần gặp kẻ tiểu nhân và phải rút ra bài học kinh nghiệm. Dưới đây là vài đặc điểm của những kẻ tiểu nhân có thể bạn sẽ gặp.
Trước mặt nói lời dễ nghe nhưng lại đâm sau lưng
Kỳ thực ngoài xã hội có rất nhiều người như vậy. Vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng đánh đổi phẩm chất đạo đức của mình, ngó lơ đi sự gào thét của lương tâm.
Nguyên tắc làm người là điều gì không thể nói trước mặt ai đó thì cũng đừng nên nói sau lưng họ. Chẳng thà nói thẳng ra để góp ý giúp họ sữa chữa chứ đừng đi bêu riếu sau lưng để hạ thấp danh dự của người ta.
Nhưng những kẻ tiểu nhân chính là như vậy, chuyện gì không vừa ý thì không bao giờ dám góp ý trực tiếp, hơn nữa trước mặt còn giở trò giả tạo, nói lời ngon ngọt tâng bốc, rồi sau lưng lại dè bỉu chê bai.
Thích nói thêm bớt
Nói không thành có, nói có thành không, nhà Phật gọi là nói lưỡi đôi chiều, phạm vào 5 giới. Một người hiểu biết và thông minh sẽ không bao giờ nói lời như vậy, vì hơn ai hết, họ biết điều đó chẳng khác gì rước họa vào thân đầu tiên.
Những người hay nói những lời này có tính đố kỵ, tâm tính hẹp hòi nên chẳng muốn ai hơn mình, đụng chút chuyện liền khơi lên, thêu dệt vào nhằm đạp người khác xuống thấp hơn mình, cho thỏa mãn sự ghen ghét.
Kẻ tiểu nhân như vậy bạn nên tránh xa. Dù ban đầu có thể họ lựa chọn bạn để kể về những điều xấu xa của người khác nhưng không có nghĩa là họ sẽ đứng về phía bạn, biết đâu bạn cũng đang là mục tiêu kế tiếp.
Thừa nước đục thả câu
Chăm chăm vào đợi chờ người khác sơ suất để trục lợi cũng là một thủ đoạn của kẻ tiểu nhân. Kiểu người này khá nguy hiểm, bạn nên cẩn trọng khi ở bên cạnh. Tốt nhất là khi chưa đảm bảo mình có thể hiểu rõ một người, đừng vội cảm thấy thoải mái mà lơ là hay thậm chí tâm sự với họ.
Hơn nữa, những kẻ như vậy cũng chẳng bao giờ có bạn thân thật sự, chỉ toàn là bè phái cấu kết để nhăm nhe hại người khác thôi.
Thích lôi đạo lý ra phán xét người khác
Đây là những kẻ giả nhân giả nghĩa điển hình và tồn tại khá nhiều trong cuộc sống quanh ta, đặc biệt là những nơi có các tầng lớp trí thức hay hiểu biết nhiều. Người này mở miệng ra là nói đạo lý, tiếp sau đó là đem người khác ra so sánh với những đạo lý đó, rồi hạ bệ và coi thường.
Thực ra những người này ban đầu đôi có thể nhận được sự ngưỡng mộ từ người khác vì sự hiểu biết sâu rộng và những triết lý họ hay nói. Nhưng tiếp xúc lâu dài, bạn sẽ thấy họ là kiểu người cực kỳ “hãm”, chẳng bao giờ chịu công nhận người khác, nhìn ai cũng thấy khuyết điểm. Kết giao với hạng người này chỉ khiến bạn cảm thấy bé nhỏ, tự ti và hoài nghi bản thân hơn thôi.
Có một nghịch lý là đa số mọi người vẫn thường hay phán xét người khác dựa theo quan điểm cá nhân của mình, rồi lại dành cả cuộc đời mình để sống theo quan điểm của người khác. Thế nên người dám nói điều muốn nói, tự do thể hiện cá tính, một lòng theo đuổi thứ mình thích đôi khi sẽ không thể sống vừa lòng tất cả mọi người, những rồi họ sẽ là người khiến người khác phải trầm trồ và sống tự tin hạnh phúc theo cách riêng của mình.
TRẦN NGÂN/VOV.VN
NGUỒN: https://vtc.vn/4-bieu-hien-cua-ke-tieu-nhan-ar576406.html
Có những lúc, trong một vài việc nào đó, rõ ràng là chúng ta không hề có ý gì nhưng khi việc đã qua, lại có người dụng công miêu tả đến mức khó có thể tưởng tượng khiến chúng ta gặp phiền toái.
Thực ra, đây là hành động của những kẻ tiểu nhân. Vậy làm thế nào để phát hiện những người như thế quanh mình ?
Tiểu nhân là từ dùng để chỉ những người có nhân cách thấp kém, nghĩ một đằng nhưng nói một lẻo. Ở bất cứ đâu, bất cứ công ty, đơn vị nào cũng đều có những kiểu người như thế này.
Họ, trong mọi lĩnh vực, làm việc hay làm người đều không trọn đạo, trước mặt (người khác) là người nhưng sau lưng (người khác) là quỷ, thường dùng những thủ đoạn không chính đáng để đạt được mục đích của mình.
Ở cạnh người tiểu nhân, chỉ một chút thiếu thận trọng, chúng ta sẽ bị thua thiệt rất nhiều. Thế nên, học cách phân biệt được người tiểu nhân là việc làm cần thiết cho dù bạn ở môi trường nào đi nữa, từ học tập cho đến đi làm và bước vào xã hội.
Trong cách ăn nói, hành động của họ, thường có những nét đặc trưng rõ rệt như sau:
1. Thích nịnh nọt người khác
Những kẻ tiểu nhân khi đứng trước mặt chúng ta, họ ra vẻ rất nhiệt tình, từng lời nói “ngọt như mía lùi” khiến cho ai nấy cũng dễ rơi vào trạng thái mất cảnh giác.
Có những lời không nên nói, có những sự việc không nên làm nhưng bạn đã làm, đã nói trước mặt họ, vì bạn coi họ là người có thể tin cậy, nói sao biết vậy nhưng chỉ cần quay ngoắt một cái, sự việc đã đến tai người khác, đẩy bạn vào trạng thái bất lợi.
2. Thích ngồi chỗ nọ nói xấu chỗ kia
Trước mặt bạn, kẻ tiểu nhân sẽ nói bạn hay, chê người kia dở nhưng trước mặt người kia, bạn là kẻ chẳng ra gì, tìm cách lấy lòng tất cả nhưng lại ngấm ngầm chia cắt tình bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí gây ra những tranh cãi và mâu thuẫn khó có thể hàn gắn.
Hơn nữa, miệng lưỡi những kẻ tiểu nhân thường rất khéo, cho dù có bị phát hiện, họ cũng biết cách thoái thác, phủi sạch trách nhiệm.
3. Gió chiều nào xoay chiều đó
Ở cơ quan, lãnh đạo thích ai, kẻ tiểu nhân sẽ tìm cách gần gũi người đó, lãnh đạo không thích ai, kẻ tiểu nhân sẽ ngày ngày tìm cách đả kích, ai có ưu thế sẽ đeo bám, ai thất thế sẽ xa lánh. Với những người không có giá trị lợi dụng, họ chắc chắn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc gần gũi, kết thân.
4. Thích thể hiện
Trước mặt lãnh đạo, những kẻ tiểu nhân luôn tỏ ra hăng hái, nhiệt tình nhưng khi cấp trên vừa đi khỏi, đâu lại vào đó! Trong công việc, họ nói và làm bất nhất.
Kiểu người này vô cùng giỏi trong việc kể công. Nếu công việc của người khác có một chút sơ suất, họ sẽ lập tức gọi điện thoại cho cấp trên và coi đó là “thành tích” của bản thân.
5. Sở trường đổ vấy trách nhiệm cho người khác
Nếu trong công việc mắc sai lầm hoặc hành động, ngôn từ của bản thân không đúng, kẻ tiểu nhân sẽ một mực không thừa nhận mà tìm một người thế thân gánh nạn.
Kiểu người này rất “mồm mép”, có thể đổi trắng thay đen, có thể khiến mọi người nhầm lẫn mà lan truyền đi những thông tin sai sự thật.
Thậm chí có những lúc “chân tướng” vì thế mà bị giấu nhẹm đi và cho dù được phát hiện khi việc đã rồi, mức độ ảnh hưởng của nó cũng đã không còn nữa.
6. Thích bịa đặt dựng chuyện
Những kẻ tiểu nhân làm như vậy vì nhiều mục đích khác nhau chứ không đơn thuần chỉ là để mua vui. Có những kẻ bịa đặt, dựng chuyện để mưu lợi cá nhân, gây bất lợi cho người khác, bôi nhọ đối thủ, nâng cao bản thân.
7. Thường bồi thêm nhát dao chí mạng cho người đang gặp hoạn nạn
Trong cơ quan, đơn vị có đồng nghiệp mắc sai lầm hoặc thất bại trước một nhiệm vụ nào đó, bị cấp trên phê bình, những kẻ tiểu nhân sẽ sẵn sàng bồi thêm một hai nhát dao chí mạng khiến “nạn nhân” càng lúc càng rơi vào “vòng nguy hiểm”.
8. Sẵn sàng giẫm lên vai người khác để leo lên trên
Bạn khổ nhọc làm động, làm việc, trong khi đó những kẻ tiểu nhân chỉ đứng một chỗ, đợi sẵn để hái quả ngọt.
Bạn trồng cây, kẻ tiểu nhân ngồi dưới hóng mát, lợi dụng con đường sẵn có mà bạn khổ sở vạch ra, đến lúc thành công, họ vội đứng lên nhận công và sẵn sàng gạt phắt bạn ra ngoài. Nếu thất bại, trách nhiệm tất nhiên sẽ thuộc về bạn.
Nếu trong số những người bạn chơi hoặc quen biết, có người sở hữu từ 2 trong số 8 đặc điểm nói trên, hãy đừng đắn đo mà tránh họ ra xa một chút kẻo có ngày rước họa vào thân.
Nguồn: https://career.eurowindow.biz/goc-chia-se/8-dac-trung-cua-ke-tieu-nhan-nguoi-so-huu-chi-2-dac-diem-trong-so-nay-cung-nen-tranh-xa-.35a52ca6/vi
Người xưa có câu “Nhiều bạn bè thì đường đi cũng dễ dàng hơn”, hay “Ở nhà nhờ cha mẹ, ra ngoài dựa bạn bè”. Nếu như nhìn từ khía cạnh này, thì việc kết bạn càng nhiều, thì sẽ càng giúp đỡ nhiều cho mình trong cuộc sống và tương lai.
Nhưng điều này không có nghĩa là ai cũng đáng để kết thành bạn bè, người không tốt thì không nên kết giao, tốt nhất là nên cách họ càng xa.
Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Kẻ gian trá (tiểu nhân) có 3 biểu hiện”, nếu gặp phải nên tránh xa. Vậy 3 biểu hiện thường gặp ở kẻ tiểu nhân là gì?
1. Vong ân bội nghĩa
Bội tín bội nghĩa, vong ân phụ nghĩa đều là đặc trưng nổi bật của kẻ gian trá. Tin rằng ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đều luôn được bố mẹ, thầy cô dạy rằng nhất định phải trở thành người tốt, có lòng biết ơn.
Khi chúng ta gặp khó khăn hoạn nạn, nếu có người sẵn sàng không màng bản thân đưa tay giúp đỡ bạn, đến khi bạn thoát khỏi khó khăn, cuộc sống tốt đẹp hơn, thì nhất định không được quên đi ân nhân người đã giúp đỡ mình khi trước.
Song không phải ai trên đời này cũng là người tốt, còn có rất nhiều kẻ tiểu nhân ngang ngược, lòng dạ khó lường, họ coi việc người khác giúp đỡ mình là điều đương nhiên, không có nghĩa lý gì.
Họ luôn thoải mái tận hưởng những điều tốt đẹp của người khác, thậm chí đến khi người giúp đỡ mình gặp hoạn nạn, họ thậm chí còn kẻ giậu đổ bìm leo, hãm hại khiến ân nhân của mình càng khổ sở hơn. Hi vọng rằng mọi người đều sẽ tránh xa những kẻ như vậy, vì dù sao việc cho đi thì sẽ nhận lại âu cũng là chuyện thường tình ở đời. Những kẻ vô ơn là những kẻ đáng khinh nhất, không thể kết giao.
2. Đặt điều bịa chuyện, nói xấu hãm hại người khác
Tục ngữ có câu: “Người nào không nói sau lưng người khác, cũng sẽ không bị người khác nói sau lưng”. Trong cuộc sống hiện thực, rất nhiều người chán ghét những “kẻ ngồi lê đôi mách”, bởi vì những người này luôn lấy chuyện thị phi đúng sai của người khác ra để bàn tán, thậm chí còn nói không thành có, thêm dầu vào lửa, xúi bẩy gây chuyện.
Phân tích từ góc độ của tâm lý học, người thích bàn tán người khác chính là vì đố kỵ ghen ghét người khác sống tốt hơn mình. Lòng đố kỵ, ghen ghét là một thứ vô cùng đáng sợ, nó có thể khiến con người ta đánh mất nhân tính. Khi nhìn thấy ai đó sống tốt hơn mình, những kẻ này sẽ ở sau lưng người đó đặt điều thị phi, bịa đặt nói xấu, thậm chí nghiêm trọng hơn sẽ đi hủy hoại hạnh phúc của người khác. Trong tâm lý của những kẻ này, nếu người khác sống tốt hơn tôi, tôi sẽ không chấp nhận.
Trong cuộc sống ngoài kia, loại người này có rất nhiều va tránh xa họ mới là cách làm đúng đắn nhất.
3. Trước sau bất nhất
Người lương thiện, thường có tấm lòng đồng cảm, hơn thế khi thấy người khác gặp khó khăn thì trong lòng cũng không vui. Hoặc là nói, khi thấy người khác gặp khó khăn, họ sẽ luôn sẵn sàng đưa tay giúp đỡ, những người như vậy luôn nhận được sự yêu quý của mọi người.
Ngược lại, có những kẻ tiểu nhân “giả người tốt” bề ngoài thì lịch sự, tươi cười vui vẻ với mọi người, nhưng sau lưng lại thường làm những việc lén lút xấu xa.
Trong đa số các trường hợp, kẻ đạo đức giả thường rất khó bị nhận ra, bởi vì họ ngụy trang bản thân rất kỹ càng tỉ mỉ. Họ sẽ không bao giờ để những suy nghĩ nội tâm của mình lộ ra bên ngoài, trong môi trường làm việc, những kẻ như thế này trong xã hội rất nhiều.
Họ sẽ vì muốn thăng chức, tăng lương… mà không từ thủ đoạn, nhưng bề ngoài vẫn giả vờ hòa hợp thân thiện với đồng nghiệp.
Trên thực tế, những kẻ tiểu nhân, đạo đức giả như thế này có mặt trong khắp mọi nơi. Vì thế, nếu như bản thân chúng ta không giỏi nhìn nhận phán đoán người khác, rất có thể các bạn sẽ bị họ làm cho bị tổn thương. Một khi trở thành bạn bè hay đối thủ của họ, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng không nhiều thì ít. Hi vọng mọi người luôn đề cao cảnh giác.
Bản chất con người đều không thể hiện ra bên ngoài, người nào nên kết bạn, người nào không nên kết bạn luôn không phải là điều có thể dễ dàng nhận định, cũng không thể nhìn thấu trong chớp mắt.
Vì vậy, thông qua những tiếp xúc, giao lưu trong cuộc sống hàng ngày, hãy tinh tế quan sát biểu hiện của họ. Nếu nhận thấy đối phương là người có 3 đặc điểm trên, họ đích thị là những kẻ tiểu nhân, gặp phải nhớ tránh xa!
Theo Khánh An
Nguồn: https://cafef.vn/3-bieu-hien-thuong-gap-cua-ke-tieu-nhan-chi-can-quan-sat-se-khong-nhin-nham-nguoi-20210105163734998.chn
Gặp gỡ nhìn nhận được quý nhân đã khó, nhận diện được kẻ tiểu nhân lại càng khó hơn. Ngụy Hi – người được xưng là “Thanh sơ tam đại gia” (một trong ba nhà văn lớn hàng đầu của triều đại nhà Thanh) đã từng nói:
“Ta không hiểu biết như thế nào là người quân tử, nhưng nhìn vào khả năng “chịu nhận phần thiệt” trong mỗi sự việc của người ấy là sẽ biết. Ta không biết được như thế nào là kẻ tiểu nhân, nhưng nhìn vào việc “tranh giành phần lợi” của người ấy là sẽ biết”. Suy ngẫm kỹ càng, thật đúng nó là quanh co như vậy. Có thể chịu thiệt quả là không phải một việc dễ dàng. Cần phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng lớn mới có thể chịu thiệt thòi một cách cam tâm tình nguyện. Tiêu biểu là phải khoan dung độ lượng, chịu nhẫn nhục, co được giãn được (tức là biết ứng phó thích hợp với tình hình cụ thể) thì chính là một quân tử. Chẳng trách mà người xưa dùng tiêu chuẩn “có hay không có khả năng chịu thiệt” là yếu tố đầu tiên để nhận biết người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Kẻ gây chuyện thị phi
Dựa vào gây chuyện thị phi, xúi dục, khiêu khích, ly gián mọi người là phương pháp đơn giản nhất, thuận tiện nhất để thực hiện mục đích cá nhân. Trong cuộc sống rất nhiều kẻ tiểu nhân, chỉ vì một chút lợi riêng, một chút ham muốn không đạt được, là ăn không nói có, từ bé xé ra to, biến trắng thành đen, biến tốt thành xấu, khiến những người thân cận phải xa lánh.
Kẻ đặt điều
Bọn tiểu nhân đều hiểu rằng: “Những điều không có thật, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ biến thành chân lý”. Có lúc chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân khó thực hiện được ham muốn cá nhân, họ sẽ đặt điều, tạo dư luận huyễn hoặc mọi người. Khi họ đặt điều thường thường giả vờ thẳng thắn, chính trực, khiến người nghe hiểu lầm thực hư, vì thế rất dễ bị lừa, dễ bị mê hoặc.
Cáo mượn oai hổ
Để thực hiện được ý đồ riêng, bọn tiểu nhân thường thường tranh thủ lãnh đạo, nhìn nét mặt lãnh đạo cấp trên để làm việc, chú ý nắm bắt từng ly, từng tí tâm lý của lãnh đạo cấp trên, cố được lòng lãnh đạo. Sau đó lấy lãnh đạo làm chỗ dựa, mượn “oai hổ” để áp chế người khác, lăng nhục, nói xấu người khác, hãm hại người khác.
Gió chiều nào che chiều ấy
Từ cổ chí kim, kẻ tiểu nhân đều không bao giờ có ý chí và nhân cách độc lập. Bọn họ chính cống là loại “rồng đổi màu”. Chỉ cần lãnh đạo thay đổi là chúng chuyển hướng ngay lập tức, nói cách khác ngay. Bọn họ giỏi quan sát và nắm bắt tâm tư của người khác, luôn luôn để ý đến xu thế phát triển của sự việc, luôn luôn sẵn sàng gió chiều nào che chiều ấy. “Tuyệt chiêu” của họ là mắt nhìn bốn phương, tai nghe tám hướng. Vì lợi ích cá nhân luôn ngả theo cái có lợi.
Kẻ qua cầu rút ván
Kẻ tiểu nhân không bao giờ có bạn bè chân chính. Họ kết bạn chỉ là tạm thời, là giả tạo. Đối với họ, lợi ích bản thân cao hơn tất cả. Chỉ cần nhu cầu, lợi ích bị đụng chạm, họ coi bạn là thù ngay lập tức. Thậm chí họ dám hy sinh cả ân nhân và người thân của mình, lấy đó để đổi lấy cái gọi là “hạnh phúc” cho mình. Trong đầu họ, chỉ có người nào có lợi cho mình, người đó mới được coi là bạn.
Kẻ mượn gió bẻ măng
Một trong những thủ đoạn của kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay lợi dụng lúc nguy ngập của người khác để trục lợi. Đối với những kẻ tiểu nhân mà nói, nắm thời cơ vô quan trọng. Vì thời cơ chín muồi, chúng sẽ hành động dễ dàng. Hơn nữa chớp được thời cơ, chúng còn có thể biến hành động không chính đáng thành hành động chính đáng và hành động “quang minh chính đại”. Ngược lại, hành vi của bọn tiểu nhân rất bị người ra nhận ra. Nhưng chúng luôn biến hóa. Nếu thấy sức mạnh của đối phương thật quá lớn, thì chúng tạm thời che dấu bộ mặt thật của mình. Nếu thấy đối phương ở vào hoàn cảnh bất lợi chúng thừa cơ tấn công ngay.
Kẻ khiêu khích ly gián
Kẻ tiểu nhân từ xưa đến nay, khi làm việc phần lớn thích vụng trộm, úp úp, mở mở. Bọn chúng hiểu rõ rằng: “Đục nước béo cò “, thì luôn dùng những thủ đoạn đê tiện để ly gián người khác, khơi ra mâu thuẫn giữa mọi người. Chờ đến khi những người ly gián đấu tranh với nhau, chúng sẽ trục lợi. Thủ đoạn này hễ thực hiện được thì cái hại vô cùng lớn không thể lường hết.
Vì vậy, khi bạn quan hệ với mọi người, nhất định phải thấy rõ, hiểu rõ, không thể chỉ nghe một phía, tin một phía để tránh mắc câu bọn tiểu nhân, gây phiền toái cho công việc và cuộc sống.
Kẻ đạo đức giả
Đây là một trò rất dễ mê hoặc người khác, khiến người ta mắc lừa. Đó là thủ đoạn lúc đầu là lùi sau đó là tiến lùi vừa có thể tự vệ lại vừa có thể khiến người khác lơ là cảnh giác, hễ thời cơ chín muồi, kẻ tiều nhân sẽ bất chấp tất cả tiến hành phản kích, cho đến khi đạt được mục đích. Biểu hiện chủ yếu của thủ đoạn, của bọn tiểu nhân là:
– Một là, cố ý tỏ ra vẻ nhân từ, rộng lượng, thật thà, thành tâm, công bằng trước mặt người khác. Có khi để đạt được mục đích nào đó, không ngại chịu đau khổ tạm thời, tỏ ra tốt với người khác, để được hài lòng người. Hễ điều kiện đến là trở mặt tấn công.
– Hai là, trước tiên có đối xử tốt hoặc có chút ân huệ nào đó với đối phương, để được đối phương nếm chút ngọt ngào. Hễ đối phương sa vào tròng, liền trở mặt tấn công thít chặt và giết thịt.
– Ba là, dùng phương thức kết hợp vừa kéo vừa đánh. Trước tiên là lôi kéo, sau đó là sẽ đánh, hay nói cách khác là vừa đấm vừa xoa, xoa là để đánh cho họ đau hơn. Thủ đoạn này bộc lộ rõ sự giả dối, xảo trá của kẻ tiểu nhân.
Vậy đối với loại tiểu nhân này, tuyệt đối không được sơ suất, không được mềm lòng mà phải kiên quyết.
Nguồn: https://vov.vn/doi-song/8-bieu-hien-cua-ke-tieu-nhan-nen-tranh-xa-582991.vov
• Quân tử và tiểu nhân chỉ “cách” nhau 1 tiểu tiết, khác biệt nhỏ làm nên sự anh minh
• 5 điều cấm kỵ mà không ai nói ra, nhưng người EQ cao sẽ tự hiểu, nhờ đó tránh “bẫy tiểu nhân”
• Đường đời hanh thông phụ thuộc lớn vào việc có QUÝ NHÂN trợ giúp: Cách phân biệt quý nhân và tiểu nhân đeo mặt nạ!
Có một câu nói rằng: “Sự vô cự tế, tất hữu kỳ lý”.
Mọi thứ trên đời này đều có lý do của nó, bất kể chuyện lớn hay nhỏ. Có nhân thì phải có quả, có quả thì phải có nhân, vòng “nhân quả” quyết định tính tất yếu của vạn vật.
Ai đó làm xấu với bạn, có nghĩa bạn là mối đe dọa hoặc bạn có lợi ích mà họ muốn tìm kiếm. Nếu không, người khác sẽ không đặt tâm trí của họ vào bạn. Nếu ai đó chọn đối xử tốt với bạn, một là họ có một kế hoạch nào đó, trường hợp còn lại là họ đối xử chân thành với bạn.
Phải biết rằng trên đời này không có chuyện tốt xấu vô cớ, chỉ có người “có tật giật mình”. Tại sao người ta thường nói “lòng người phức tạp”? Đó là vì bạn không bao giờ biết đối phương sẽ làm gì tiếp theo.
Vậy chúng ta nên làm gì để không bị tổn thương? Đó là thấu hiểu để tránh những trò xấu của kẻ tiểu nhân. Tuy nhiên, làm sao có thể tránh được hung hiểm một cách đơn giản như vậy ?
Tiểu nhân bao giờ cũng có 4 sự chuẩn bị này trước khi hại người khác:
1. Cố ý tỏ ra nhã nhặn và xem bạn như anh chị em tốt
Bạn vốn là người không thích gây chuyện. Nhưng một ngày nào đó, một số kẻ có lòng dạ không tốt tìm đến bạn, nháy mắt với bạn, mỉm cười với bạn, và thậm chí tâng bốc bạn bằng những lời tốt đẹp. Bạn sẽ nghĩ gì vào lúc này?
Người chưa từng trải qua nguy hiểm trong xã hội ngoài kia sẽ cho rằng người khác đối xử tốt chứng tỏ họ thật lòng muốn kết bạn với mình, cho nên không cần quá đa nghi. Sau đó, những người này đã học được nhiều bài học nhớ đời.
Người từng trải sẽ lập tức cảnh giác, loại người này sao có thể tốt như vậy? Tất cả mọi thứ là giả tạo. Sau đó, họ tránh được hố sâu tổn thương.
Tại sao kết cục của hai kiểu người này lại khác nhau đến vậy? Đó là vì người sau hiểu được bản chất và trái tim con người. Đôi khi, những gì kẻ tiểu nhân “đánh cắp” không phải là tiền của bạn, mà là cả cuộc sống của bạn.
2. Cố tình kết thân, thu phục người thân cận xung quanh bạn
Con dao sắc nhất khi nào? Thật ra, dao cũng có lúc sắc lúc cùn, nhưng khi nó vô tình cắt trúng vào da thịt chúng ta, nó mới được công nhận là bén nhất.
Giống như người bên cạnh đột nhiên tính toán với bạn, không cách nào tránh, cuối cùng chỉ có thể thừa nhận mình xui xẻo.
Một số kẻ tiểu nhân đặc biệt “mưu mô”, biết rõ không làm được trực tiếp với bạn thì chỉ có thể đi đường vòng. Do đó, họ sẽ đến gần bạn, thậm chí muốn tìm hiểu về mối quan hệ của bạn.
Họ làm như vậy có 2 mục đích: Một, khiến bạn dẹp bỏ sự phòng bị; hai, lựa chọn thu phục những người thân thiết bên cạnh bạn, như vậy mới đạt được hiệu quả “chia rẽ”.
Đối với kẻ tiểu nhân, chúng ta không được nói quá thật lòng mà phải “nửa thật nửa giả”. Thật vậy, nếu bạn quá trung thực, cuối cùng bạn chỉ làm hại chính mình.
3. Tạo dư luận về bạn và sử dụng sức mạnh của sự cô lập
Ở nơi làm việc, có lẽ nhiều người đều gặp phải chuyện như vậy, đột nhiên trở thành chủ đề bàn tán với những lời đàm tiếu thất thiệt, nhưng bạn vẫn không biết mình đã làm gì.
Thông thường, khi có tin đồn về bạn, điều đó chứng tỏ rằng có ai đó đang nói xấu sau lưng bạn, hoặc cố gắng cô lập bạn.
Trong thời đại khó lường này, điều đáng sợ nhất là gì? Đó là vấn nạn bạo lực ngôn từ. Bởi vì những lời hoa mỹ của người khác là đủ để đặt bạn vào thế hung hiểm khó lường.
Ai đó đã từng nói, thứ tai hại nhất trên đời này không phải là nắm đấm, mà là dư luận của một nhóm người.
Khi một nhóm người thảo luận về những điều đúng và sai của bạn, những người khác sẽ nghĩ rằng bạn có vấn đề. Cuối cùng, bạn sẽ bị bỏ lại một mình và bất lực. Đây là mục tiêu cuối cùng của kẻ tiểu nhân.
4. Cố tình gieo rắc bất hòa, chia rẽ các mối quan hệ của bạn
Trên thực tế, đây là một xã hội “quan hệ phức tạp”. Một người có thể mang nhiều bộ mặt khác nhau và có thể tạo ra hàng trăm mối quan hệ. Cuối cùng, những sợi dây liên kết này sẽ tạo thành một mạng lưới quan hệ khổng lồ.
Nếu muốn hủy hoại một người, cách tốt nhất là bắt đầu từ “mạng lưới quan hệ” và để mối quan hệ giữa các cá nhân của họ nảy sinh vấn đề, từ đó dồn họ vào tình thế “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Đừng suy nghĩ quá dễ dàng về mọi hành động của kẻ tiểu nhân. Vì mọi việc họ làm đều có mục đích và sự chuẩn bị.
Trên thực tế, không phải thế giới này có nhiều người gắn mác tiểu nhân, mà là mọi người đều đang theo đuổi lợi ích của mình. “Người chết vì tiền, chim chết vì miếng ăn”. Hung hiểm sẽ không biến mất trong cuộc sống và tiểu nhân vẫn luôn tồn tại.
Lòng người phức tạp, mặc dù tỏ tường những điều trên nhưng chúng ta cũng không thể hoàn toàn tránh được việc người khác làm điều xấu với mình. Quan trọng là chúng ta cần giữ vững sơ tâm, duy trì bản thiện, sống có tâm với đời. Đây cũng là cách giúp chúng ta tìm về vận may, tránh được hung hiểm.
Nguồn: Zhihu
Nếu xung quanh bạn có những người không quân tử, hãy tỉnh táo và áp dụng các biện pháp được gợi ý dưới đây.
Người có 4 biểu hiện sau đây thường là kẻ tiểu nhân, lòng dạ nhỏ nhen, thiển cận: Tránh xa ngay khi có thể! / Nhà chiêm tinh học Mỹ: Từ đầu tháng 5 âm lịch, 4 cung hoàng đạo này chú ý kẻo mất tiền, gặp tiểu nhân, đi đường xa thì cần cẩn trọng
Phân biệt người quân tử với kẻ tiểu nhân
1. Quân tử kết giao từ tâm, tiểu nhân kết giao vì lợi ích
Người quân tử không bao giờ muốn kết bè kéo cánh nhưng ngược lại, kẻ tiểu nhân luôn có một đám bạn bè “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.
Người quân tử kết bạn xuất phát từ tấm lòng, sự trân trọng dành cho nhau còn kẻ tiểu nhân kết bạn vì một hay nhiều cái lợi nào đó. Vì thế nên với người quân tử, bạn bè quý ở chữ tinh (tinh túy), còn với tiểu nhân, bạn bè quý ở chữ đa (nhiều).
Và cũng vì thế nên kẻ tiểu nhân không bao giờ có bạn bè chân chính. Đối với họ, lợi ích bản thân cao hơn tất cả. Chỉ cần nhu cầu, lợi ích bị đụng chạm, họ sẽ coi bạn là thù.
Nếu như xung quanh một ai đó chỉ toàn là bạn rượu thịt, chẳng nghi ngờ gì nữa, đó khó có thể là một người quân tử.
2. Người quân tử thể hiện lòng biết ơn bằng hành động, kẻ tiểu nhân chỉ biết nói lời chót lưỡi đầu môi
Những người có nội tâm nhân đức luôn sẵn sàng dùng hành động để biểu thị lòng biết ơn, sự cảm ơn nhưng kẻ tiểu nhân thì chỉ giỏi “võ mồm”.
Nhận được ân huệ từ người khác, người quân tử sẽ cảm kích từ trong tâm và họ sẽ dùng hành động thực tế để báo đáp. Nhưng kẻ tiểu nhân khi nhận được ân huệ của người khác thì cảm thấy mình “hời” và nghĩ cách làm sao để có thể chiếm nhiều hơn nữa mà hoàn toàn chẳng nghĩ đến việc trả ơn.
3. Người quân tử suy nghĩ cho đám đông, kẻ tiểu nhân chỉ nghĩ cho bản thân
Người quân tử biết nghĩ cho mọi người, khiến mọi người vui vẻ thoải mái trong khi kẻ tiểu nhân chỉ biết lấy lòng cấp trên để mưu lợi cá nhân.
Chọn cách suy nghĩ cho đám đông, đồng thời vẫn không quên nghĩ cho cấp trên, đó là biểu hiện của người có nhân phẩm tốt. Họ sẵn sàng làm mọi việc quan tâm, giúp đỡ những người khác trong khi những người có nhân phẩm tệ chỉ chăm chăm lo cho lợi ích của bản thân.
4. Người quân tử không thể chịu được sự xúc phạm về mặt tinh thần, kẻ tiểu nhân không thể chịu được sự thiệt thòi về mặt vật chất
Với kẻ tiểu nhân, họ có thể bán rẻ nguyên tắc và trở thành người sống chẳng có một chút lòng tự tôn nào nhưng người quân tử thì không bao giờ làm vậy.
Một người quá xem trọng giá trị vật chất và xem nhẹ giá trị tinh thần, việc bán đứng nhân cách hay nguyên tắc để đổi lấy lợi ích là điều hoàn toàn có thể xảy ra, và đó chính là một kẻ tiểu nhân thực thụ.
Ngoài ra, những kẻ tiểu nhân còn có thêm các biểu hiện khác như:
Thích nịnh nọt người khác, ngồi chỗ nọ nói xấu chỗ kia, gió chiều nào xoay chiều đó, có sở trường là đổ vấy trách nhiệm cho người khác, bịa chuyện đặt điều và rất giỏi trong việc tranh thủ lúc người khác gặp nguy, bồi thêm cho họ nhát dao chí mạng, giẫm lên vai họ để đạt được mục đích của mình…
Đề phòng tiểu nhân bằng những cách nào ?
1. Không nhân nghĩa với kẻ tiểu nhân
Với kẻ tiểu nhân, có lẽ chúng ta không nên quá lương thiện. Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, với người quân tử, ta đối đãi theo cách dành cho người quân tử, với kẻ tiểu nhân, ta đối đãi theo cách dành cho kẻ tiểu nhân, miễn sao trong lòng không hối hận là được.
2. Không nhu mì mềm yếu trước kẻ tiểu nhân
Tiểu nhân sở dĩ là tiểu nhân bởi họ thường có xu hướng bắt nạt những người yếu đuối và sợ những người cứng rắn.
Gặp phải người cứng rắn hơn, họ thường thu người lại. Vì thế, với kẻ tiểu nhân, chúng ta không nên tỏ ra sợ hãi mà cần cứng rắn, mạnh mẽ, để họ biết bạn không phải là người dễ bắt nạt.
Kẻ tiểu nhân không giống với kẻ ác. Kẻ ác có tâm địa hiểm độc nhưng kẻ tiểu nhân thì khác, họ sẽ trở nên thật thà và ít nguy hiểm hơn nếu gặp người mạnh hơn mình.
3. Giữ khoảng cách, giữ mình trước kẻ tiểu nhân
Sống chung một môi trường với kẻ tiểu nhân, nên không thể tránh được sự va chạm thì điều nên làm nhất chính là giữ mình, giấu mình. Đừng dễ dàng bộc lộ quan điểm của bản thân, cũng không nên để họ biết mọi điều về mình, không nhận xét ai xung quanh trước mặt họ.
Bởi lẽ những lời nói vô tư của bạn rất có thể sẽ trở thành vũ khí mà những kẻ tiểu nhân sẽ sử dụng để chống lại chính bạn.
4. Không tranh luận với kẻ tiểu nhân
Tiểu nhân không nói chuyện đạo lý, nói chuyện nguyên tắc với họ chẳng có ý nghĩa gì. Vì thế trước mặt tiểu nhân, không cần phải giảng giải đạo lý, điều đó chỉ khiến họ thêm hận bạn chứ chẳng ích gì.
Điều nên làm nhất là không nên lãng phí công sức tranh luận với họ, việc ai nấy làm, đường ai nấy đi, đó là lựa chọn tối ưu.
Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/gap-ke-tieu-nhan-hay-ap-dung-ngay-4-cach-nay-de-de-phong-hau-hoa/20230513051301651
– Sưu tập –