Bố Tát Tại Gia Bồ Tát Giới

Bố Tát Tại Gia Bồ Tát Giới

“Ngày tháng trôi qua mau như nước dốc, mạng sống cũng theo đó giảm dần – già chết gần kề. Nhằm thời mạt pháp, nhơn lúc còn mạnh khoẻ, hãy nên chuyên cần nhẫn nhục tinh tấn tu các pháp lành. Chư Phật vì muốn đắc đạo giác ngộ mà nhứt tâm cần cầu tinh tiến siêng tu trì giới, nên chứng được quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Noi gương theo đó, chớ nên chần chờ. Ngũ dục thế gian hăm hở cuốn lôi, không khéo bỏ mất cơ hội thiện duyên Bồ Đề. Ngày nay đã qua – mạng sống giảm dần – như cá cạn nước nào có vui chi !”

Kể từ khi còn ở quốc nội cho đến nay hằng đêm chuyên cần duy trì thực tập 2 thời công phu: Tịnh độ – Thiền tọa), nay tha phương trên đất Mỹ, lần đầu tiên Nguyên Hoàng-Phan Văn Huy Tâm tham gia cùng Đại chúng Huynh trưởng Phật tử Bồ Tát Giới tại gia GĐPTVN tại Hoa Kỳ, qua hệ thống Online quý Anh Chị từ nhiều tiểu ban khác nhau nhất loạt cung tựu hướng tâm Phật tiền thành tâm tiến hương cúng dường Bố tát – phúng tụng nghi thức tại gia Bồ Tát Giới.

Thuở đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới thành đạo vô thượng chánh giác, trong khi ngồi dưới cội Bồ Đề, Ngài bắt đầu kiết Bồ Tát giới:

“Hiếu thuận với cha mẹ – sư tăng – Tam Bảo. Hiếu thuận là pháp chí đạo. Hiếu gọi là giới, cũng gọi là cấm giới.

“Nay ta cứ mỗi nửa tháng tự tụng giới pháp của chư Phật. Tất cả hàng Bồ Tát sơ phát tâm, nhẫn đến các Bồ Tát Thập Phát Thú – Thập Trưởng Dưỡng – Thập Kim Cương – Thập Địa cũng tụng giới ấy. Vì thế nên giới quang từ miệng ta phóng ra. Phóng ra là vì có nguyên do, chớ chẳng phải vô cớ. Giới quang ấy chẳng phải màu xanh – vàng – đỏ – trắng và đen; chẳng phải sắc pháp cũng chẳng phải tâm pháp; chẳng phải pháp hữu – pháp vô, cũng chẳng phải pháp nhơn – pháp quả. Nó chính là bổn nguyện của chư Phật, là căn bổn của chúng Phật tử phải thọ trì – phải đọc tụng – phải học kỹ giới pháp này.

Chúng tôi nghe rằng:
Giới như đèn sáng lớn soi sáng đêm tối tăm.
Giới như gương báu sáng chiếu rõ tất cả Pháp.
Giới như châu Ma Ni rưới của giúp kẻ nghèo thoát khổ mau thành Phật.
Giới này hơn cả, Bồ Tát tinh tấn giữ gìn.

Chúng Phật tử hãy lóng nghe! Nếu là người thọ giới Bồ Tát này, không luận là Quốc vương – Thái tử – các Quan chức hay Tỳ Kheo – Tỳ Kheo Ni, không luận là chư Thiên cõi sắc – cõi Dục; không luận là hàng thứ dân – huỳnh môn – dâm nam – dâm nữ hay hàng nô tỳ; cũng không luận là tám bộ quỷ thần – Thần Kim Cương hay loài súc sanh, nhẫn đến kẻ biến hóa, hễ ai hiểu được lời truyền giới của Pháp Sư thì đều thọ được giới, và đều gọi là thanh tịnh thứ nhất.

Đại chúng lẳng lặng lắng nghe, trong đây vị nào biết mình có tội phải sám hối. Sám hối thì được an vui, nếu không sám hối thì tội lỗi càng thêm nặng. Người không có lỗi thì yên lặng, vì yên lặng nên biết đại chúng thanh tịnh.

Chư đại chúng lóng nghe! Sau khi đức Phật diệt độ, trong thời mạt pháp nên phải tôn kính Ba La Đề Mộc Xoa. Ba La Đề Mộc Xoa chính là giới pháp này. Người trì giới này như đi trong đêm tối gặp đèn sáng, như nghèo được châu báu, như bệnh được lành, như người tù được thả, như kẻ đi xa được về nhà. Các vị nên biết rằng giới pháp này là bậc thầy sáng suốt của đại chúng, không khác đức Phật còn ở đời.

Nếu không có lòng sợ tội, thì tâm lành khó nẩy sanh. Cho nên trong kinh có lời dạy: Chớ xem thường những lỗi nhỏ mà cho là không tội, giọt nước dầu nhỏ lần lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút mà phải cả nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một phen bị đọa lạc mất thân người, thì muôn đời khó được lại thân.

Sắc trẻ chuyển biến không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô thường mau hơn nước dốc. Ngày nay dầu còn, khó bảo đảm được ngày mai. Đại chúng mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn. Chớ biếng nhác trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhất tâm niệm Phật tham thiền, chớ để thời gian nhàn không luống qua vô ích, mà sau này phải ăn năn không kịp.

Chư đại chúng! Mỗi người nên nhiếp tâm cung kính y theo giới pháp mà tu hành – chuyên cần học tập.

Đức Phật dạy rằng:
“Tại gia Bồ-Tát có sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh. Người đã phát tâm thọ giới Bồ Tát mà không trì tụng mỗi tháng 2 kỳ thì giới thể tự mất, thì người ấy không phải là Bồ Tát, không phải là Phật tử. Tất cả tại gia Bồ Tát đã học, sẽ học và đang học cũng tụng như thế.

Tất cả tại gia Bồ Tát hết lòng cung kính tôn trọng phụng trì.”
Theo tinh thần Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, gồm có 10 giới trọng và 48 giới khinh. Giới pháp này được truyền trao cho các Tỳ kheo – Tỳ kheo ni và thiện nam – tín nữ cư sĩ phát tâm thọ trì.

Kinh Ưu Bà Tắc Giới (Đại Chính, tập 24), Bồ Tát Giới tại gia gồm có: 06 giới trọng và 28 giới khinh:

Đức Phật dạy sáu giới trọng (phạm tội nặng) của Bồ Tát tại gia là:

1. Giới sát sinh

Phật tử phát nguyện thọ tại gia Bồ Tát giới, dù cho vì thân mạng và cuộc sống, đối với sinh vật dù nhỏ nhít như loài trùng kiến cũng không được tự mình giết – bảo người khác giết – khen tặng sự giết – tuỳ hỷ nhân giết – duyên giết – cách thức giết. Tất cả loài hữu tình không được cố ý giết.

Là Phật tử Bồ Tát luôn luôn có lòng từ bi hộ mạng – lòng hiếu thuận – lập thế cứu giúp tất cả chúng sanh. Người thọ Bồ Tát giới mà tự mình giết – hoặc bảo người giết, người ấy liền mất giới Bồ Tát, noãn vị còn không thể đạt được huống nữa là tứ quả Thanh Văn – Tu Đà Hoàn – Tư Đà Hàm v.v… Người ấy gọi là tại gia Bồ Tát phá giới – bất tịnh – hạ tiện – phiền não sẽ bị đọa.

2. Giới trộm cắp

Phật tử phát nguyện thọ tại gia Bồ Tát giới, dù cho vì thân mạng và cuộc sống, tuyệt đối không được trộm cắp – không được bảo người khác trộm cắp – phương tiện trộm cắp – nhân trộm cắp – duyên trộm cắp – cách thức trộm cắp. Tất cả tài vật có chủ hoặc của quỷ thần – hoặc của giặc cướp, dù vật nhỏ đến một xu cũng không được dối – gạt – lén lấy. Là Phật tử phải luôn luôn có lòng từ bi bố thí – hiếu thuận – giúp người an vui. Nếu phá giới này thì người ấy liền mất giới Bồ Tát, noãn vị còn không thể đạt được huống nữa là tứ quả Thanh Văn. Người ấy gọi là tại gia Bồ Tát phá giới – bất tịnh – hạ tiện – phiền não sẽ bị đọa.

3. Giới vọng ngữ

Phật tử phát nguyện thọ tại gia Bồ Tát giới, dù cho vì thân mạng và cuộc sống, tuyệt đối không được tự mình nói dối – bảo người khác nói dối – thấy người nói dối mà vui mừng theo. Cho đến nhân nói dối – duyên nói dối – cách thức nói dối. Là Phật tử Bồ Tát nên nghĩ rằng: Ta đã được quán bất tịnh, có thể đạt được quả vị A Na Hàm, nên phải luôn luôn chánh ngữ, chánh kiến và cũng làm cho chúng sanh chánh ngữ chánh kiến. Nếu phá giới này, người ấy liền mất hết các giới, noãn vị còn không thể đạt được huống nữa là tứ quả Thanh Văn. Người ấy gọi là tại gia Bồ Tát phá giới – bất tịnh – hạ tiện – phiền não sẽ bị đọa.

4. Giới tà dâm

Phật tử phát nguyện thọ tại gia Bồ Tát giới, dù cho vì thân mạng và cuộc sống, không được tà dâm, cho đến với súc sanh – quỷ thần – tiên thiên. Là Phật tử phải có lòng hiếu thuận, giữ thân tâm chân chánh, đem pháp thanh tịnh khuyên dạy người. Nếu phá giới này thì người ấy liền mất hết các giới, noãn pháp còn không thể đạt được huống nữa là Tu Đà Hoàn – Tư Đà Hàm. Người ấy gọi là tại gia Bồ Tát phá giới – bất tịnh – hạ tiện – phiền não sẽ bị đọa.

5. Giới nói lỗi của tứ chúng

Phật tử phát nguyện thọ tại gia Bồ Tát giới, dù cho vì thân mạng và cuộc sống, cũng không được nói lỗi của tứ chúng: Tỳ kheo – Tỳ kheo ni – Ưu bà tắc – Ưu bà di. Không nên khen mình chê người. Là Phật tử Bồ Tát phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, nhận xấu nhường tốt. Nếu người phá giới này thì người ấy liền mất hết tất cả giới, không đạt được noãn pháp huống nữa là quả vị Tu Đà Hoàn – Tư Đà Hàm. Người ấy gọi là tại gia Bồ Tát phá giới – bất tịnh – hạ tiện – phiền não sẽ bị đọa.

6. Giới bán rượu

Phật tử phát nguyện thọ tại gia Bồ Tát giới, dù cho vì thân mạng và cuộc sống, không được bán rượu. Tất cả rượu đều không được bán. Tự mình hoặc bảo người khác – hoặc làm nhân duyên phương tiện – hoặc tùy hỷ cho người bán đều phạm tội. Là Phật tử phải làm cho chúng sanh được giống trí huệ. Trái lại đem rượu là giống si mê điên đảo cho người uống, nên liền phạm tội, các giới khác cũng y theo đó mà mất hết. Người phạm tội như thế sẽ không đạt được noãn pháp huống nữa là quả vị Tu Đà Hoàn – Tư Đà Hàm. Người như thế gọi là tại gia Bồ Tát phá giới – bất tịnh – hạ tiện – phiền não, sẽ bị đọa.

Đức Phật dạy các tại gia Bồ Tát rằng:
“Này các Phật tử! Trên đây là sáu giới trọng của Bồ Tát tại gia, ta đã lược nói, các vị cần phải ngày đêm hết lòng gìn giữ tôn trọng phụng trì chớ để trái phạm, như thế thì sẽ được pháp vị lành thiện hiện đời và đời sau.”

Hai Mươi Tám Giới Khinh
Này các tại gia Bồ Tát! Tiếp theo đây, ta sẽ nói hai mươi tám giới khinh. Các vị hãy thành tâm thanh tịnh lắng lòng nghe cho kỹ mà phụng trì.

1. Giới không cúng dường cha mẹ và sư trưởng

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh được tất cả quỷ thần hộ trì – chư Phật hoan hỷ, đạt được Bồ Tát đạo. Đã thọ giới rồi, hết lòng hiếu thuận, cung kính cung dưỡng cha – mẹ, cúng dường Sư Trưởng dù phải hy sinh thân mạng – cho hết tài sản cũng không lẫn tiếc. Nếu ích kỷ – kiêu mạng – sân hận – lẫn tiếc mà không cúng dường cha – mẹ – Sư Trưởng, thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

2. Giới không uống rượu

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, được tất cả quỷ thần ái hộ – chư Phật hoan hỷ, đạt thành quả vị Bồ Tát. Đã thọ Bồ Tát giới rồi, mà còn đam mê uống rượu – hoặc đưa rượu cho người khác uống, thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, sẽ bị đọa lạc. Rượu là nguyên nhân gây ra tội lỗi – làm mất giống trí huệ. Nếu phạm giới này mà không khởi tâm tàm quý sám hối thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

3. Giới không chăm sóc bệnh nhân

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, vì lòng ích kỷ hờn giận – hận thù – nhờm gớm không khởi lòng từ bi chăm sóc bệnh nhân. Nhẫn đến cha mẹ sư trưởng cũng không kính thương chăm sóc, tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Chăm sóc bệnh nhân là phước thứ nhất trong tám món phước điền. Nếu đã phạm mà không khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

4. Giới tùy nghi bố thí

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, thấy người nghèo khổ – sa cơ thất thế đến xin mà không chịu tùy nghi hỷ xả bố thí cho ít nhiều. Như thế là tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Lại cũng không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì phạm tội – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

5. Giới không kính chào bậc tôn túc thiện tri thức

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, phải có lòng khiêm tốn hiếu thuận. Nếu thấy các bậc trưởng lão – Tỳ kheo – Tỳ kheo ni – Đại đức – Ưu bà tắc – Ưu bà di – bạn đồng học đồng hành – cho đến các bậc tôn túc – thiện trí thức mà không khởi tâm cung kính đứng dậy chào hỏi lễ lạy tiếp rước, như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

6. Giới thấy người phá giới chẳng nên khinh mạn

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, chuyên cần nuôi dưỡng tâm khiêm kính. Đằng này thấy tứ chúng phạm giới lại sanh tâm kiêu mạn – tự nói ta hơn họ – có ý tự cao khinh mạn. Như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

7. Giới không giữ ngày trai cúng dường Tam Bảo

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, mà trong mỗi tháng không tu Bát quan trai – không giữ được sáu ngày chay – không cúng dường Tam Bảo, lại cũng không biết sanh lòng hổ thẹn cần cầu tinh tấn. Như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

8. Giới không đi nghe pháp

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, trong khoảng bốn mươi dặm có bậc chân tăng thạc học thuyết pháp giảng kinh, mà không thiết tha tinh tấn đến cầu nghe học hỏi. Như thế tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

9. Giới thọ nhận vật dụng của Tăng

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, phải hết lòng hộ trì Tam Bảo. Chớ nên xen tâm nhận lãnh vật cúng dường của tăng, hoặc của thường trụ như: Ngọa cụ – giường ghế – chiếu mền và các vật dụng v.v… Nếu cố tâm tham lam thọ nhận, thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, không biết khởi tâm tàm quý sám hối thì tổn phước – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

10. Giới uống nước có trùng

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, phải nuôi dưỡng tâm từ bi hộ mạng chúng sanh. Trái lại, nghi nước có trùng mà không chịu lọc, cố ý uống như thế tại gia Bồ Tát này tổn thất tâm từ bi – phạm tội vô ý, không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

11. Giới không đi một mình trong chổ hiểm nạn

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, nếu không có bạn đồng hành, chớ nên đi một mình trong chổ hiểm nạn. Biết chỗ hiểm nạn mà vẫn đi một mình, như thế tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

12. Giới một mình ngủ đêm chùa Ni

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, tinh tấn giữ gìn thân tâm thanh tịnh, tránh sự nghi ngờ, không được một mình ngủ đêm tại Chùa – Viện chỉ một Tăng hoặc một Ni. Nếu phạm, tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, lại không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

13. Giới vì của đánh người

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, đáng lẽ ra phải trưởng dưỡng lòng hỷ xả, trái lại vì tiền của mà đánh mắng tôi tớ, bà con, người ngoài. Như thế tại gia Bồ Tát này thiếu tâm từ bi hỷ xả, phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quí sám hối, thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

14. Giới cúng cho tứ chúng đồ thừa dở

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, phải có lòng kính trọng giúp hộ tất cả mọi người, huống nữa là tứ chúng. Lại đem thức ăn thừa cúng cho các Tỳ kheo – Tỳ kheo ni – Ưu bà tắc – Ưu bà di, còn riêng mình thì dùng đồ ngon tốt. Như thế tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối, thì tổn phước – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

15. Giới nuôi mèo chồn

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, phải một lòng hộ mạng tất cả chúng sanh, không nên nuôi mèo – chồn. Nếu nuôi mèo chồn, tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

16. Giới nuôi súc vật

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, lại còn nuôi voi – ngựa – trâu – dê – lạc đà và tất cả loài gia súc, mà không làm phép tịnh thí cho lại những người chưa thọ giới. Tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

17. Giới không chứa pháp cụ cúng dường

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, mà không lưu tâm sắm sẵn y – bát – tích trượng cúng dường cho các bậc xuất gia. Như thế tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

18. Giới gieo trồng không lựa chỗ đất tốt

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, vì sự sống cần phải canh tác, mà không chịu tìm chỗ nước sạch, đất ruộng tốt. Như thế tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

19. Giới buôn bán chân chánh

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, vì sự sống mà làm nghề buôn bán. Lẽ ra cân đong phải đầy đủ – khi đã nói giá không nên rút lời. Trái lại trước bằng lòng bán – sau lại cân thiếu nói là đủ; đồ xấu nói là tốt; bỏ người nghèo bán cho người giàu; cân lường – lời nói trước sau bất nhất. Không chân chánh như thế, tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý. Nếu không biết khởi tâm tàm quí sám hối, thì tổn phước – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

20. Giới hành dâm phi thời xứ

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, phải biết ái dục là nguồn gốc của sanh tử luân hồi, quán thân bất tịnh – tiết dục cần tu – không nên hành dâm trong chốn già lam tự viện và trong những ngày chay lạt. Nếu không cẩn trọng để phạm, thì tại gia Bồ Tát này phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quí sám hối, thì tổn phước – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

21. Giới buôn bán trốn thuế

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, nếu vì kế sinh nhai mà hành nghề thương mại mậu dịch buôn bán, thì phải sòng phẳng thuế má cho nhà nước, không được lường lọc trốn thuế dối đò. Nếu không như vậy tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

22. Giới phạm luật nước

Phật tử phát tâm thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, phải thể hiện hành vi tâm niệm đời sống mô phạm, lợi ích cho đời, không phạm luật pháp quốc gia. Nếu tác hại làng nước thì tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối cầu tiến – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

23. Giới không ăn trước khi cúng Tam Bảo

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, phải nuôi dưỡng lòng tôn kính Tam Bảo. Đối với thực phẩm như gạo – trái cây – dưa – rau – đậu – tương v.v… Không được dùng trước khi dâng cúng Tam Bảo. Nếu không như thế thì tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

24. Giới thuyết Pháp nên thỉnh ý chư Tăng

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, lẽ ra gặp sư tăng thuyết pháp phải tinh tấn đến nghe học hỏi. Trái lại, khinh tâm chê dở tự khen mình thuyết pháp hay, rồi đương nhiên nhận lấy trách nhiệm thuyết pháp mà không cần thỉnh ý sư tăng. Như thế thì tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

25. Giới không được đi trước năm chúng

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, luôn luôn khởi lòng tôn kính bậc xuất gia, không nên lấn lướt đi trước Tỳ kheo – Tỳ kheo ni – Sa di – Sa di ni – Thức xoa ma na. Nếu không như vậy, tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

26. Giới cúng dường Tăng không phân biệt

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, đối với chư tăng nên thành tâm bình đẳng tôn kính. Không nên lựa thức ăn ngon – phẩm vật tốt dành phần về thầy mình. Nếu không như thế, tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

27. Giới không nuôi tằm

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, nên nuôi dưỡng lòng từ bi hộ mạng chúng sanh. Không nên vì lợi dưỡng mà nuôi tằm. Cũng không nhờ cậy khuyến khích người nuôi. Nếu không như thế, tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

28. Giới đi đường gặp bệnh nhân chăm sóc gởi gắm

Phật tử phát nguyện thọ Bồ Tát giới – tu Bồ Tát hạnh, lúc nào cũng nuôi dưỡng lòng từ bi bình đẳng. Khi đi đường gặp người bệnh hoạn, nên khởi tâm thương xót lân mẫn tìm phương săn sóc giúp đỡ – hoặc tìm cách gởi gắm lại cho người địa phương giúp hộ, chớ nên làm ngơ bỏ đi. Nếu không như thế, tại gia Bồ Tát phạm tội vô ý, nếu không biết khởi tâm tàm quý sám hối – thì tổn phước – ô uế giới thể, sẽ bị đọa.

Đức Phật dạy:
“Đó là hai mươi tám giới khinh mà mỗi tại gia Bồ Tát cần phải cầu học – hết lòng tôn trọng phụng trì. Các vị hãy lắng lòng nghe cho kỹ: Sáu giới trọng và hai mươi tám giới khinh này là chuỗi anh lạc, là hương trang nghiêm, vô cùng vi diệu, thơm khắp mười phương, có khả năng ngăn trừ các điều ác, sanh trưởng các pháp lành. Giới Bồ Tát này là nước cam lồ có năng lực làm tắt lửa phiền não, gội sạch tam ác nghiệp, đưa người trở nên bậc thánh thiện, tiến đến đạo quả Niết Bàn.

Các Bồ Tát trong quá khứ, hiện tại và vị lai đều do trì giới pháp này mà được thành tựu đạo quả. Nay các Bồ Tát tại gia chí tâm phụng trì giới pháp nầy chắc chắn sẽ được phước đức vi diệu, đạt thành quả vị tịch tịnh giải thoát.

Chư đại chúng ! Bồ Tát có hai hạng. Ấy là xuất gia Bồ Tát và tại gia Bồ Tát. Xuất gia Bồ Tát thọ trì giới pháp chẳng khó. Tại gia Bồ Tát phụng hành giới pháp khó hơn vì người tại gia có nhiều nhân duyên trói buộc. Nếu phát tâm giữ trọn thì hiện đời là đấng trượng phu trong cõi nhân gian, đời sau là bạn hiền của Bồ Tát.”
(Trích lược theo Ưu Bà Tắc Giới Kinh, HT.Thích Tịnh Nghiêm dịch).

Đối chiếu hai bộ giới bản Phạm Võng và Ưu Bà Tắc Giới Kinh, chúng ta thấy có nhiều điểm khác biệt. Quan trọng nhất, Ưu Bà Tắc Giới Kinh (hay còn gọi là Tại Gia Bồ Tát Giới Kinh) là giới Bồ tát giới của tại gia Phật tử, còn Phạm Võng là giới Bồ tát chung cho cả hàng xuất gia lẫn tại gia.

Cư sĩ thọ giới Bồ tát Phạm Võng thì phải giữ giới trọng thứ 03 “Không dâm dục”. Cư sĩ thọ Bồ tát giới Ưu Bà Tắc Giới Kinh chỉ giữ giới trọng thứ 03 “Không tà dâm” (vẫn còn có quan hệ sinh lý với bạn đời, nhưng phải đúng chỗ, đúng lúc – Giới khinh thứ 20).

Trong 34 giới Ưu Bà Tắc Giới Kinh không thấy quy định định về trường trai, nhưng nếu thọ giới Bồ tát Phạm Võng phải ăn chay trường, giữ giới khinh thứ 03 “Không được ăn các thứ thịt”.

Cư sĩ tại gia phát tâm Bồ đề thọ nhận giới Bồ tát Phạm Võng phải trường trai, tuyệt dục như Tăng sĩ. Thọ trì Bồ tát giới Ưu Bà Tắc Giới Kinh là một giải pháp khả thi cho hàng cư sĩ tại gia thọ nhận giới pháp.

Huynh trưởng cấp Tín GĐPT phát nguyện thọ tại gia Bồ Tát Giới không nhằm mục đích cụ bị tư lương thăng tiến cấp Tấn. HTr phát nguyện nương giới thực tập “Tu – Học” như chiếc bè qua sông.

Tu: “Practic” ‘thực tập’ – “Bhàvanà” ‘gieo trồng’.

Thực “Học” lý thuyết trau dồi kiến thức đủ tư lương thực tập – thực hành – hành trì – thúc liễm oai nghi.
“Tu” là một tiến trình thực tập chuyển hóa ngã ái Thân – Khẩu – Ý tam độc vô minh gieo trồng thiện nghiệp – hiển lộ thấy “Tánh” đáo bỉ ngạn lên bờ “Giác Ngộ – Giải Thoát”.

Houston – TX, 17092024.




Đạo Đức Trong Nếp Sống Trẻ

Đạo Đức Trong Nếp Sống Trẻ

Sự tiến bộ của khoa học hiện đại đã giúp cho đời sống con người đầy đủ tiện nghị hơn, và cũng từ những tiện nghi này đã làm biến đổi nếp nghĩ – nếp sống bình thường, dẫn đến nhịp sống hối hả hơn, đem lại nhiều tác nhân âu lo – bất an. Đối mặt trước những ngã rẽ dẫy đầy thách thức, tất bật bon chen vì cuộc mưu sinh, đã làm cho con người có cái nhìn mới, khác nhau về giá trị đạo đức.

Đạo đức là thước đo phản ánh giá trị sống thực tiễn, là hoài vọng – vươn tới tương lai tốt đẹp. Dù thời đại nào, giá trị đạo đức, cái vốn sống nâng cao phẩm giá, thì luôn luôn bất biến, không bao giờ thay đổi. Nhưng đời sống quá đầy đủ tiện nghi, vật chất thừa mứa, chỉ biết hưởng thụ, đã làm thay đổi cách nhìn của tuổi trẻ.

Những giá trị văn hóa trước đây, tuổi trẻ xem như là một món đồ cổ, áp đặt – bó buộc cuộc sống phóng túng, đánh mất tự do. Với cái nhìn thực dụng tiêu cực, đã đẩy tuổi trẻ càng lúc càng trượt xa. Qua phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta đọc thấy, càng lúc càng nhiều tuổi trẻ sa đà, rơi vào những sân chơi tuyệt vọng, ngầy ngụa trong vũng lầy tệ nạn, vất vưỡng – lang thang giữa dòng đời vạn biến, làm cho hoa kia cũng phải rũ héo úa tàn giữa dòng chảy uế trược.

Dẫu biết rằng đời là bể khổ, nhưng đứng trước những vấn nạn thương tâm nghiệt ngã, khó tránh nỗi xót xa đau lòng. Có phải tuổi trẻ đang thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước cuộc đời của mình, buông thả cuộc sống. Có phải tuổi trẻ hôm nay đã vô tâm, tự tạo cho mình một định mệnh, một hướng đi khác, một cuộc sống thờ ơ – lãnh cảm – xa rời đạo đức ?

Trong đời sống có hai mặt: THIỆN – ÁC. Thiện – Ác là cặp phạm trù lập dị khác nhau, là thước đo đánh giá đời sống đạo đức.

ÁC là cái đáng ghét, đáng kinh tởm, cần phải tránh xa, phải gạt bỏ ra ngoài đời sống cá nhân và xã hội. Cái ác làm xung đột, xóa nhòa nền văn minh, đời sống cao thượng.

THIỆN là nhân tố tốt đẹp, giàu tính nhân văn, là biểu hiện cho lòng nhân ái, là hành vi thể hiện tính tự lợi và lợi tha, vì lợi ích cá nhân và vì tha nhân mà phụng sự, phù hợp nhu cầu lợi ích mọi người, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Nhìn vào nếp sống cộng đồng, sự tồn tại cao thấp của thiện – ác, sẽ là thước đo để đánh giá đạo đức xã hội đó, và nó sẽ là lực bẩy, thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của xã hội và hạnh phúc của con người.

Đạo đức:
Đạo là con đường, là hướng đi.
Đức là tính tốt, là công đức tạo nên, là có đời sống an hòa với mọi người.

Đạo đức là văn hóa, là nét đẹp, là một thành tố chỉ tính cách – giá trị của một con người. Người có đạo đức là người có ý thức tự rèn luyện ý chí, thực hành theo các quy tắc ứng xử thanh tao, điều chỉnh đúng hướng phong cách sống chuẩn mực về đạo đức.

Người có đạo đức là người biết định hướng lý trí – hành vi của mình có đời sống hữu thể vị tha chuẩn mực, có mối quan hệ thơm thảo – tốt đẹp giữa người với người, thì đó mới là một thực thể xã hội toàn thiện.

Sự sống có phúc lợi của mỗi cá nhân tùy thuộc vào sự tồn tại của cộng đồng – xã hội. Bản thân muốn hưởng thụ trọn vẹn phúc lợi, thì phải xuất phát từ bản tâm vì sự bảo toàn phúc lợi của người khác. Nhìn vào đàn khỉ: Con khỉ đầu đàn, luôn luôn nhận lãnh trách nhiệm. Trong khi đồng loại đang ăn, con khỉ đầu đàn luôn luôn canh chừng bên cạnh. Con thú mạnh hơn, luôn luôn chăm sóc bày đàn vì lợi ích xã hội muôn thú

Ngày nay, thế kỷ hai mươi mốt đang phát triển, có quá nhiều thay đổi. Sự khác biệt giữa học vấn, nghề nghiệp, sang – hèn, người lãnh đạo – kẻ thuộc cấp, bối cảnh xã hội… Nhưng tất cả những điều này không quan trọng, chúng ta đều là con người, đều cùng một sân chơi, đều có mối quan hệ tương quan, tất cả đều giống nhau:

“Dòng máu cùng đỏ, giọt nước mắt cùng mặn như nhau”, thì hãy cùng cười xòa với nhau.

Cá nhân có đời sống đạo đức, luôn luôn tôn trọng hướng đến tha nhân, vì phúc lợi của người khác làm nền tảng đạo đức cho chính mình, thì lo gì xã hội không yên bình, đất nước không thịnh trị.

Với lòng bi mẫn, khoan dung – độ lượng – biết tha thứ, thì lòng từ ái nhân hậu được phát sinh. Tình thương rất cần thiết để chia sẻ ngọt ngào ấm áp. Bởi vì:

“Thảo nào khi mới chôn nhau
“Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”
“Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy
“Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
“Trăm năm còn có gì đâu
“Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”

(Ôn Như Hầu – Nguyễn Gia Thiều – Cung Oán Ngâm Khúc)




Tuổi Trẻ Lên Đường – Tuệ Sĩ

Open PDFTuổi Trẻ Lên Đường - Tuệ Sĩ 1




Cha !

Cha !

Ngày của Cha hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Father’s Day là ngày lễ tôn vinh những người làm cha.

Việc ăn mừng ngày của Cha bắt nguồn từ Fairmont Tây Virginia vào ngày 5 tháng 7 năm 1908. Bà Grace Golden đã tổ chức ăn mừng nhằm tôn vinh người cha đã qua đời trong thảm họa Monongah Mining ở Monongah.

Năm 1909 một người phụ nữ tên Sonora Dodd cũng đã ăn mừng ngày của Cha do bị ảnh hưởng từ ngày của Mẹ. Sonora Dodd sinh ra trong gia đình sáu chị em mẹ mất sớm và bố phải lo toan tất cả. Xuất phát từ sự kính trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của người Cha mà bà đã chọn ngày sinh nhật của mình 19/6 để tôn vinh người cha yêu dấu.

Năm 1966, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã quyết định chọn ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm là ngày của Cha ở Mỹ.
Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ký văn bản xác nhận ngày chủ nhật thứ ba của tháng 6.

Ngày của Cha là ngày lễ có ý nghĩa thiêng liêng, là dịp để những đứa con trong gia đình thể hiện tình thương yêu, niềm kính trọng biết ơn đối với người cha.

CHA !
Cha là vầng thái dương bạch ngọc
Ngọn Thái sơn sừng sửng hướng con đi
Tình yêu cha cao qúi tựa thân cây
Tỏa bóng mát cho đời con khôn lớn

Ơn Cha !
Lá Thu vàng rụng bên thềm
Ơn Cha thắp sáng tâm hồn trẻ thơ
Nắng ấp ủ tình Cha cao núi Thái
Công sinh thành oằn nặng bờ vai

CHE PHỦ ĐỜI CON
Cha là bóng mát che phủ đời con
Là biển cả tình thương chẳng mỏi mòn
Là trái tim hổng tỏa hương nồng ấm
Là mặt trời sáng chói khắp nước non
Lam Nhã Thảo Am, 250082550 – 16102006

CHA VẪN CÒN ĐÂY !
Đã bao mùa Vu Lan trôi qua
Thế mà con chưa bao giờ nghĩ đến
Một đóa Hồng gắn lên ngực áo cha
Đời mà sao vô tình đến lạ !
Cha vẫn còn đây mà xa lắc bao giờ !
Đời thờ ơ trong tình cha muôn thuở
Bây giờ về, con nhìn lại tóc cha
Đã bạc trắng tự thuở nào quên lãng
Cha ơi cha ! con ân hận muôn đời !

NẾP NHĂN VẦNG TRÁN
Con có biết mỗi nếp nhăn vầng trán
Bởi vì con đời lắm lúc chưa vui
Con có biết mắt cha nhìn khuya khoắt
Lòng trĩu buồn hun hút ngập ngừng rơi




Cỏ Dại Viết Thành Thơ

CỎ DẠI VIẾT THÀNH THƠ
Đường dẫu xa vụt bóng sau lưng
Phương trời mộng sáng bừng phía trước
Sương mờ trắng lạnh lùng dõi bước
Ngày mong manh xin một chút bình yên

Thuở nào còn gió nghĩ mơn man
Cho thấm đẫm sương mai mà xanh biếc
Cho cốt cách mở ra tươi mát
Ấm áp vườn thơm cây lá nở hoa

Rồi lại về ấm lại mỗi vòng tay
Cho yêu thương trải lòng thêm chút nữa
Cho bờ vai vẫn còn nơi nương tựa
Cho ngày dài yên ả trước hoàng hôn

Con nước xanh lùa sóng mãi rập rờn
Nơi cỏ dại vẫn còn vương giấy trắng
Nơi bảo giông bổng hóa thành yên ắng
Cho lời ru viết mãi thành thơ




Tình Người – Tâm Quán (Thích Nhất Hạnh)

Open PDFTình Người - Tâm Quán (Thích Nhất Hạnh)




Xuân Thêm Ấm Áp

Xuân Thêm Ấm Áp
Xuân về qua ngõ tàn Đông
Làm cho ấm lại nỗi lòng em tôi
Đông làm giá buốc lạnh đời
Thì Xuân ấm áp tình người sẻ chia
Đông ngoài kia đã chia lìa
Để em tôi khỏi đầm đìa xót xa
Bao năm lạc bước xa nhà
Mỗi bước đi mỗi nhạc nhòa yêu thương
Bây giờ Xuân đến vấn vương
Cho yêu thương lại gần hơn nỗi chờ
Cho em thắp lại ước mơ
Cho hoa thôi nhạt phai mờ dấu yêu
Đoạn trường qua thắm thiết nhiều
Bao nhiêu cay đắng bao nhiêu nỗi buồn
Xuân về ngẫm lại mà thương
Đấu chân chim đã môi hường cũng phai
Em ơi đời có dừng trôi
Cứ xa mãi mết buồn vui vô thường
Xuân về lạc bước hồi hương
Làm cho ấm lại bình yên dòng đời
Từ đây thuyền lại ra khơi
Tiếp thêm sức sống ngõ đời mở toang
Không còn như thuở ngây hoang
Làm cho nước mắt xéo mòn thịt da
Xuân về ấm áp tình xa
Anh em hát lại tình ca muôn đời
Gia đình thân ái đây rồi
Cứ vang vang mãi một thời bình yên




Xuân Ngây Hoan

Xuân Ngây Hoan
Hơn nửa đời đau giữa nét Xuân
Đất hoa rêm nhứt gió xua dần
Bàn tay đen đúa vò tan tác
Mặt nhực úa tàn theo dòng men

Khí thiêng sông núi nhòa trong lệ
Đạo pháp thâm nghiêm xé rách toang
Tuệ kiếm nỡ vùi treo hoen rỉ
Kinh thư vụn nát mãi hoang tàn

Đêm nghe buốt giá lùa chuông mõ
Phật tự lăng xăng buông áo cơm
Xúng xính áo vàng chen áo đỏ
Xuân về rộn rã chuốc ngây hoan
Lam nhã Thảo am, Giao  Canh Dần 01012553 – 14022010




Xuân Mới Áo Lam Vui

Xuân Mới Áo Lam Vui
Xuân đến rộn ràng khoe sắc thắm
Nét hoa đầy ắp ấm lam nhà
Trí tuệ nở bừng lên sáng toả
Trãi lòng nhân ái thắm vị tha
Đây đó chung lòng xây tổ ấm
Nhà Lam thế giới rộng bao la
Vòng tay thân ái lan truyền mãi
Vô vàn tin mới mãi hương xa
Tha thiết vạn lòng Lam rộn rã
Hướng về thế giới rộng bao la
Trái tim Oanh nhỏ xòe sen trắng
Chớm nở Hương Lam ngát cả nhà
Chỉ có gia đình dây thân ái
Ươm mầm thế giới nở nhành hoa
Sắc thắm vô vàn thêm nắng mới
Áo Lam nô nức mãi hoan ca …




Xuân Chưa Vui

Xuân Chưa Vui

Trời vào Xuân nhưng lòng chưa thấy Tết
Bởi vì vì Xuân còn xa lắm người ơi !
Bởi vì Xuân còn xôn xao mây rối
Cuộn tơ vò dày xéo nát tầm Xuân




Xôn Xao Cánh Bướm

Xôn Xao Cánh Bướm

Có những lúc biển trời sông nước ngủ
Lòng mây hoài khao khát một vầng trăng
Gió cứ mãi xôn xao hương trinh nữ
Bướm vờn quanh xòe mở cánh hoa thơm




Xin Cho Xuân Là Mãi Mãi Có Nhau

Xin Cho Xuân Là Mãi Mãi Có Nhau

Xuân lại đến thịnh khai hoa rực rỡ
Xuân ươm hồng thơm sắc thắm hương sen
Xuân đến rồi xem gió mây chao lượn
Trời trong xanh chim hát tự bao đời

Xuân đem về trao ước muốn lên khơi
Tay trong tay ấm áp mãi tình người
Hoa vẫn nỡ mai đào thêm đằm thắm
Bạn tình xưa ân nghĩa cũ mãi tươi

Thôi hãy về thả thơ vào Xuân nhớ
Lá ngậm sương thấm đẫm đợi nụ Xuân
Tình dẫu lỡ hương vẫn còn muôn thuở
Nếu còn yêu thì hương nhớ dâng đầy

Thôi hãy về chim yến rộn nắng mai
Áo hương xưa thêm ấm áp đôi vai
Trên ngực nở tim yêu xòe hoa thắm
Xuân trải lòng bát ngát khó nhạt phai

Chớ bảo răng Xuân bất khứ bất lai
Bởi vì Xuân đất trời trôi đi mãi
Chỉ có Xuân ở lòng người tĩnh tại
Xin cho Xuân là mãi mãi có nhau …




Vu Lan Nhớ Mẹ




Vô Ưu Bừng Nở Tala

Vô Ưu Bừng Nở Tala
Trăng là thơ nhạn viền mây
Ngón tay chớp cánh chim bay tịnh dần
Bóng in đáy nước lăn tăn
Dáng xưa biến tích dấu trần muội phai
Sương nhạt nhòa đọng hiên mai
Hoa phơi phới đón gọi mời nắng khơi
Đây rồi một chút tinh khôi
Cho hương thơm thả lên đồi trút xa
Ngạt ngào bát ngát thiền ca
Lắng nghe vọng tiếng lòng xa gọi về
Lặng thầm trụi lũi cơn mê
Khinh an cưỡi sóng hư vô ngược dòng
Còn đâu nữa ánh trăng trong
Sáng soi tăm tối vớt vòng trầm luân
Nơi thâm nghiêm ánh sắc không
Vô ưu bừng nở toả ngần Tala
Lam nhã Thảo am, 04092550 – 25102006




Vọng Về Anh

Vọng Về Anh

Anh đi rồi vô vàn tinh tú lặn
Cả trời Nam ngầy ngụa trong mưa
Cánh hạt qua sông biến tích
Chim âu nhớ biển kêu thương
Hỏi gió – gió bổng xa khơi trầm mộng
Hỏi mây – mây viền núi khăn tang
Dòng sông xưa tải biết bao chuyến đò
Bến đổ vẫn còn xa tít
Anh ơi ngàn dặm hướng về
Sao mà long như dao cắt
Bóng cả đâu còn chốn ngự
Lam nhã Thảo am, nữa khuya 03072555 – 02082011




Vọng Nhớ Vu Lan




Việt Nam Đất Nước Tôi

Việt Nam Đất Nước Tôi

Việt Nam đất nước muôn đời
Bốn nghìn năm đó như lời ru êm
Ầu ơ kẻo kẹt ngọt mềm
Biết bao trình tự êm đềm nước non
Rừng xanh trải rộng mênh mang
Ngàn khơi trắng xóa thênh thang chân trời
Biết bao công đức truyền đời
Máu xương còn đó ghi lời cha ông




Về Thôi Ủ Lá Vườn Rêu

Về Thôi Ủ Lá Vườn Rêu

Trăng già treo giữa nhánh Thu
Miên man sương lạnh lời ru mỏn lòng
Nghẹn ngào bụi phấn mờ rung
Lòng nghe chùng lại ngại ngùng dấu xa
Ngày qua còn mãi bôn ba
Cần cù chăm chút ngàn hoa để đời
Nhưng nay trăng đã xế rồi
Luống cày vụn vỡ bãi bồi nông sâu
Còn đâu nữa nét bạc màu
Dáng phai ngày cũ còn nao nức lòng
Mai về mưa gió thoảng không
Lều mây sương mốc mòn trông mỗi chiều
Lẽ nào hòn đá đìu hiu
Đường mòn ngăn lối chim vào vút cao
Sợi tơ vương vấn lối nào
Làm thêm chếnh choáng nao nao cánh diều
Thôi về ủ lá vườn rêu
Cho cây xanh lá tiếp lời ru êm
Cho dòng nước chảy rộng thênh
Mai kia tươi mát đời thêm sắc màu
Lam nhã Thảo am, 27052554 – 08072010




Vạt Nắng Nghiêng Vai




Vang Vọng Đường Xa

Vang Vọng Đường Xa
Dáng nguyệt nghiêng in hình trúc ngã
Anh đi rồi bao mùa Thu buồn bã
Khói lam chiều từ đó vắng bóng anh
Những tháng ngày sông nước thêm lạnh tanh
Bóng cả đường xưa mỏi mòn hun hút
Anh đi rồi nắng Hè thêm oi bức
Chuyến đò chiều chở định mệnh sang ngang
Dấu cũ mòn xưa đường xa in bóng
Dáng nguyệt hẹn bờ mi buồn chao sóng
Thấp thoáng bên đời gọi mãi mây trôi
Anh đi rồi đêm nghe lắm bồi hồi
Một chuyến đò ngang xuôi đời đôi ngã
Hoàng hôn về theo gió thoảng trôi xa !




Ủ Lá Thơm Hương

Ủ Lá Thơm Hương
Tôi lăn quay giữa ba ngàn
Như vi trần mãi lang thang luân hồi
Sóng đảo điên lặn mòn hơi
Gió duyên cuồn cuộn rối bời trần ai
Hương thầm còn chút vàng phai
Thỏng tay nhẹ thả dấu hài mênh mong
Trên bờ mi một đóm hồng
Dẫu cho diệu vợi những trông Xuân về
Cành đào rũ mái tóc thề
Dấu chân chim nhỏ chưa hề sắc không
Cỏ xanh mướt một tấm lòng
Lá khô ủ kín ấm nồng nắng mai
Đây rồi một chút hình hài
Cũng xin chờ đợi cho đời thắm tươi
Một tâm tình lên chơi vơi
Khơi thêm ánh lửa sáng lời ước mong

Lam nhã Thảo am, 06022552 – 13032008




Thuyền Vào Với Trăng

Thuyền Vào Với Trăng
T a về lặng lẽ bên đời
Thơ phai vạt áo nhạt màu xuân sang
Bốn mươi năm mộng mây lam
Mà nghe huyết quảng cháy mềm tâm can
Mà nghe đá ngậm ngùi than
Bóng soi đáy nước tan dần qua mau
Nếp nhăn vần trán xanh xao
Tàn phai cát bụi dạt dào tháng năm
Bốn mươi năm tóc mây giăng
Râu phơi trước gió trắng ngần phất phơ
Bốn mươi năm một giấc mơ
Hạt vàng lướt cánh qua bờ bình yên
Dấu in trang sử lam hiền
Trăm hoa vui nở bên miền từ tâm
Đá mềm theo mỗi bước chân
Hạt sương trên cỏ xoay vần diệt – sinh
Quán cỏ lều một ân tình
Trăng soi quãng vắng đăng trình xa xăm
Lãng quên xiêu tán thơ ngâm
Hoang sơ vách núi âm trầm khói sương
Đường xa khách cũ dặm trường
Nẻo về mù mịt nghê thường giấc hoa
Chiều nay thơ thẩn vỡ òa
Hoa phai cỏ úa người xa mỏi chờ
Bốn mươi năm bao chuyến đò
Đò đưa lữ khách bao mùa xôn xao
Ngẫm lại đời ngọn đèn chao
Biển vẫn mãi chờ sông mãi chảy vào
Hương xưa sực nức nao nao
Sóng lên đùa mãi thuyền vào với trăng
Houston, 05062024




Trong Trẻo




Trái Tim Rực Lửa Từ Bi

Trái Tim Rực Lửa Từ Bi
Lửa đã cháy
Đỏ rực cả trời Nam
Hằng triệu trái tim
Nhất loạt quỳ xuống
Tung hô cả thế giối ba ngàn
Ma vương kinh khiếp
Sửng sờ hoảng loạn
Bóng tối tan dần
Bừng sáng tự do …




Trái Tim Bồ Tát

Trái Tim Bồ Tát
Máu đã đổ
xương đã rơi
thịt da nát tan tứ tán
quặn thắt nỗi đau
cả nước trào sôi nước mắt

Lửa từ bi
trái tim bồ tát
hừng hực bùng lên
tham – sân – si chợt tắt
gục đầu trước năng lượng từ bi

Năm mươi năm
nét mực vẫn còn tươi rói
mỗi người Việt nam
hướng về nguồn cội
thấy nỗi đau sao vẫn còn dằn xé mãi
âm ỉ đâu đây mỗi lòng tê tái
pháp nạn còn dài
làm nhứt nhối lương tri!…




Thức Dậy Đi

Thức Dậy Đi !
Thức dậy đi thông reo trước gió
Thức dậy đi tiếng gà tinh mơ
Thức dậy đi men say ngầy ngụa
Thức dậy đi trác táng thâu đêm
Thức dậy đi men tình chếnh choáng
Thức dậy đi trắng bạc đời thường
Thức dậy đi cỏ hoa úa nát
Thức dây đi mắt biếc dị thường
Thức dậy đi liễu thương hoá ngọc
Thức dậy đi ru giấc đêm dài
Thức dậy đi xa rời mộng mị
Thức dậy đi nổi lửa bùng lên
Thức dậy đi xua tan xiềng xích
Thức dậy đi u bắp hiên ngang
Thức dậy đi công thương dậy sóng
Thức dậy đi nhà máy công trường
Thức dậy đi nông trang rực nắng
Thức dậy đi áo trắng học trò
Thức dậy đi ngổn ngang đèn sách
Thức dậy đi sức trẻ vững vàng
Thức dậy đi màu xanh của lá
Thức dậy đi màu tím hương yêu
Thức dậy đi giăng mây tóc trắng
Thức dậy đi cánh hạt truyền đời
Thức dậy đi sĩ phu oằn nặng
Thức dậy đi vời vợi cao xanh
Thức dậy đi áo lam dào dạt
Thức dậy đi bát ngát tình người
Thức dậy đi màu nâu của đất
Thức dậy đi áo vàng ánh trăng
Thức dậy đi mõ chuông khua vắng
Thức dậy đi rộn rã kệ kinh
Thức dậy đi chối từ vị ngã
Thức dậy đi lòng trãi rộng ra
Thức dậy đi cùng nhau ngồi lại
Thức dậy đi định hướng đường về
Thức dậy đi thuyền đua dậy sóng
Thức dậy đi cờ phất tung bay
Thức dậy đi trời Nam rực nắng
Thức dậy đi sực nức hương lay !!!
Houston, 11052024




Thuyền Trăng Sóng Vỗ

THUYỀN TRĂNG SÓNG VỖ
Đêm về trên bến sông
Một con thuyền nan nhỏ
Mái chèo khua song vỗ
Chở đầy ắp dáng trăng
Ai mua trăng tôi bán
Bán cả dòng sông trăng
Miên man vào vô tận
Thôi mõi đời chờ trông
Đêm nay bên dòng sông
Trăng mỏi xoài lên sóng
Trăng bạc mầu mênh mông
Trôi mãi hoài thoảng không
Nắng mưa mưa nắng ngập lòng
Bóng bong bong bóng bềnh bồng như rong
Thở lên sương khói mờ trông
Hương xưa sắc đó nhạt lòng mơ phai
Đây còn một chút hình hài
Tinh anh dâng hiến trao lời lên khơi
Hạc vàng nhạc khúc buông lơi
Trăng ôm trắng xóa ghềnh đời sóng xô !
Lam nhã Thảo am, đêm 04032020




Thọ Bồ Tát Giới

Thọ Bồ Tát Giới
Đây nén thơm hương trước Phật tiền
Đây lòng thiền nhớ vận vô biên
Tịnh tâm dâng biến văn kinh tự
Rũ sạch trần ai thoáng não phiền

Sám hối nhẹ lòng thêm thanh thoát
Ba ngàn thế giới bỗng lặng an
Sông mê gội rửa bên bờ giác
Hoắc nhiên trực ngộ ngã niết bàn

Đây giới đây thuyền qua biển ái
Đây lòng đây tịnh tại tha phương
Quãy gánh trên vai bồ tát hạnh
Thiện sanh Phật quốc giữa đời thường !

Chùa Tiên Phước, giới đàn Thập thiện – Bồ tát giới tại gia GĐPT tỉnh Bình Thuận, 01122554 – 04012011




Thầy Lại Về

Thầy Lại Về
Thầy lại về mái ấm ngày xưa
Nơi còn đó dấu chân thầy tổ
Thầy lại về ươm mầm nhân tố
Mai yên bình rực rỡ trăm hoa

Nơi thầy về đong đầy nắng gió
La rung khua xao động mái chùa
Tơi tả bên thềm phơi sân tháp
Tràn lối đi xào xạc vàng khô

Thầy lại về vòng tay gom lá
Lòng từ bi rộng mở thêm hoa
Giọt cam lồ ngạt ngào hương lá
Cho cỏ cây tươi thắm mai hồng

Nơi bây giờ êm ấm sạch trong
Mỏ sớm chuông chiêu rung trong gió
Cho hương lòng mở ra muôn thuở
Phật từ bi thi thiết vị tha




Nhìn Về Một Hướng !

Open PDFA1.Nhìn Về Một Hướng !