Người Có Trí Tuệ

Người Có Trí Tuệ

Trí tuệ hoặc thông thái – sáng suốt – thông tuệ – sự khôn ngoan – uyên bác: Là danh từ nói tới khả năng tưởng tượng – suy nghĩ – phê phán – học hỏi – hành động và sử dụng kiến thức khai sáng – phát minh – kinh nghiệm – sự hiểu biết – ý thức chung – có cái nhìn sâu sắc.

Trí tuệ: Là khả năng – là năng lực phán đoán đúng đắn các vấn đề lời nói – hành vi liên quan đến cuộc sống, từ đó chọn lựa ra những phù hợp – thích ứng có mục đích.

Trong quá trình phát triển, nhân cách và trí tuệ con người dần dần được hình thành theo thời gian và được kinh qua trãi nghiệm những sự kiện trong đời sống.

Mỗi người là một cá thể, không phải ai cũng phát triển giống nhau. Nhân cách và trí tuệ là hai trạng trái khác nhau, thì hướng phát triển cũng khác nhau. Nhân cách phát triển từ cảm xúc, còn trí tuệ phát triển từ tư duy – lý trí. Nhân cách có thể được hình thành từ cuộc sống thường nhật, nhưng trí tuệ thì phải qua tu học, học làm chủ lý trí – học cách tư duy đúng đắn – học cách tu dưỡng bản thân. Thước đo trí tuệ sẽ giúp hiểu rõ hơn về bản thân hiện đang ở đâu, nhờ có kim chỉ nam rõ ràng và đúng đắn này sẽ giúp hoàn thiện – phát triển bản thân.

Trí tuệ được định nghĩa khá rộng, khó cụ thể cân – đo – đong – đếm được bản thân phải như thế nào mới hoàn chỉnh – mới là người có đầy đủ trí tuệ.

Người có trí tuệ, là người có tư tưởng đúng. Những lời nói – việc làm hướng tới có lợi ích cho mình và nhiêu ích quần sinh.
Người có trí tuệ là người có tư duy đúng đắn, là người chắc lọc – biết chọn lựa cách nói – cách làm đúng lúc – đúng thời điểm, làm tối ưu nguồn năng lực sẵn có, áp dụng nguồn lực này một cách hợp lý – linh hoạt.

3 yếu tố đo lường mức độ trí tuệ:

• Có tư tưởng đúng.
• Có tư duy đúng.
• Biết sử dụng nguồn lực của mình đúng đắn.

A. Phân tích yếu tố trí tuệ:
1. Chọn tư tưởng đúng để xác định phương hướng học tập – làm việc chuẩn mực để thăng tiến bản thân, để được sự đồng thuận của mọi người.

• Luôn luôn nói và làm những việc đem lại lợi ích cho mọi người, không để va chạm – làm tổn thương đến ai.

• Không bao giờ bảo thủ cho rằng bản thân mình là đúng, bắt buộc mọi người phải tuân phục – suy tôn cá nhân mình. Phải có tấm lòng vị tha, luôn luôn cởi mở, phải biết tiếp thu những ý kiến của người khác.

• Tâm tính luôn luôn tốt – hướng thiện và thiết tha mong muốn mọi người đều tốt. Lời nói – việc làm phải có lợi ích cho mình – cho người và cho chúng sanh.

2. Chắc lọc lời nói, chọn việc làm đúng đắn – đúng thời điểm – đúng hoàn cảnh phù hợp với năng lực bản thân.

• Tùy vào hoàn cảnh, đúng lúc – đúng nơi và đối tượng nếu có nhu cầu cần tiếp thu mới đưa ra ý kiến để mọi người tham khảo.

• Phải biết cách kết hợp mọi người chung quanh mình để cùng làm việc, để cùng phát triển, cùng nhau tạo nên nhiều giá trị đích thực trong cuộc sống.

• Nhu cầu Tu – Học trường kỳ là giá trị đích thực, giúp bản thân và mọi người am hiểu sâu sắc – nâng cao kiến thức – đầy đủ trí tuệ, để làm việc – để thăng tiến bản thân – thăng tiến tổ chức.

3. Thước đo trí tuệ:
• Tĩnh tại – định tâm – bình tỉnh nhận định đúng sai trước khi phát ngôn hoặc thực hiện một việc làm.

Cẩn trọng lời nói:
“Trước khi nói, phải uốn lưỡi 7 lần”
“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
“Hoạ tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”

1. Phải biết khả năng của mình, biết chọn đúng nguồn lực hiện có, thông minh – sáng tạo phát huy năng lực hợp lý.

2. Phải biết đặt câu hỏi: Lời nói và việc làm của mình đã đúng đắn hay chưa, nếu mình áp dụng lời nói việc làm này có lợi ịch cho bản thân – cho mọi người và quần chúng hay không. Hay chỉ là sốc nổi – bốc đồng – tùy hứng, làm theo cảm tính – vô ý thức – không có văn hoá – phản khoa học – làm mất giá trị – phản tác dụng ?

4. Phát triển trí tuệ:
Tư tưởng có đủ lớn hay không, là tùy thuộc vào người có biết ứng dụng lời nói – cách làm của mình có đúng đắn hay không ?

“Ở đời muôn sự của chung
“Ăn nhau ở chỗ khéo dùng hay không”

Người có trí tuệ luôn luôn đón nhận mọi thứ một cách thản nhiên – không nóng vội. Biết khiêm hạ – biết tôn trọng người khác – biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân.

Phải biết mục đích sinh hoạt, luôn luôn tỉnh thức chú ý đến hành vi của mình. Lời nói ái ngữ – việc làm sáng suốt đúng đắn là năng xuất nâng cao uy tín – hiệu quả công việc.

Luôn luôn suy nghĩ đắn đo về tính đúng sai, nhân quả trong mỗi hành vi – lời nói – việc làm của mình.

Luôn luôn tĩnh tại – tỉnh thức rút ra kinh nghiệm trong mỗi lời nói – hành động – việc làm.

5. Từ bi và trí tuệ:
Trong kinh Từ Bi (Metta-sutta), thuộc hệ thống Pali, đức Phật dạy: Phải thương yêu cứu độ tất cả chúng sanh, không phân biệt – không điều kiện – không giới hạn. Trong kinh này, ngài không nói tới những liên hệ mật thiết giữa trí tuệ và từ bi, nhưng thức ngộ lý duyên khởi, là sự tương quan – tương duyên – tương tác – tương hữu giữa mọi sự – mọi vật, thì sự liên hệ mật thiết giữa từ bi và trí tuệ trở nên vô cùng sáng tỏ. Bởi vì tất cả chúng sanh đều có mối tương duyên liên đới với nhau như anh em – bà con ruột thịt, cho nên sự khổ đau của chúng sanh cũng là sự khổ đau của chính mình.

Từ bi và trí tuệ song hành – gắn liền với nhau. Từ nguồn trí tuệ mà suối từ bi tuôn chảy, nhờ suối từ bi mà cây trí tuệ nở hoa. Thiếu trí tuệ thì từ bi chỉ là cảm xúc nhất thời, và thiếu từ bi thì trí tuệ khó thể hiện được. Trong hành động cứu độ chúng sanh, con người từ bi tự quên mình, thực nghiệm được Vô ngã – tánh Không và khai thị trí tuệ. Không phân biệt giữa người cứu độ và người được cứu độ, lúc bấy giờ đã tự giải thoát hoàn toàn.

Trong luật Sa Di có câu chuyện: Một thầy Sa Di khinh chê một Thầy Tỳ Kheo già tụng kinh âm thanh như chó sủa. Vị Tỳ kheo già đó là người tu hành chứng quả A la hán. Vì không muốn để cho vị Sa Di trẻ tuổi phải chịu quả báo đọa vào địa ngục, Thầy Tỳ kheo già bảo vị Sa Di phải sám hối. Nhờ thành tâm sám hối, vị Sa Di kia không bị đọa vào địa ngục, nhưng vẫn mắc phải quả báo làm thân con chó trải qua năm trăm đời. Đó là hậu quả của lời nói ác, khi thốt ra lời nói mà không chịu uốn lưỡi.

Nếu chịu khó uốn lưỡi 7 lần theo lời người xưa răn dạy, thì chắc chắn chúng ta sẽ tránh được cái quả báo xấu xa hiện đời và đời sau.

Nicholas Maxwell, một triết gia đương đại ở Vương quốc Anh, ủng hộ rằng: Giới học thuật phải thay đổi tư duy của mình từ việc tiếp thu kiến thức vong thân sang tìm kiếm và phát huy trí tuệ. Điều này được ông định nghĩa là năng lực nhận ra giá trị của cuộc sống, cho bản thân và những người khác. Ông dạy rằng: Kiến thức mới và bí quyết công nghệ làm tăng trưởng sức mạnh hành động của chúng ta. Tuy nhiên, nếu không có trí tuệ, Maxwell khẳng định: Kiến thức mới này có thể làm nhiêu ích cho con người, nhưng nếu lạm dụng, nó có thể gây tác hại cho con người./-