PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Phát Bồ Đề Tâm Văn, là bài văn của Ngài Thật Hiền Đại Sư, tự là Tư Tề, hiệu là Tĩnh Am. Người đời bấy giờ còn gọi là “Tĩnh Am Đại sư Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn”. Ngài ở chùa Phạm Thiên Cổ Hàng – Hàng Châu – Trung Hoa. Gồm có 3 phần:
1. Phần mở đâu: Người cầu học đạo phải phát tâm lập nguyện.
2. Tính chất phát tâm:
Tâm nguyện có 8 tính chất:
o Háo danh vụ lợi, mưu cầu vui thích hiện tại, an lạc mai sau, gọi là tâm tà.
o Danh lợi không ham, vui thú không màn, vì mục đích thoát sinh` tử, chứng bồ đề mà phát tâm, gọi là chính tâm.
o Tinh tấn tu học, đối mặt trước gian khó không mệt mõi lùi bước. Phát tâm được như vậy gọi là Chân.
o Có tội không biết sám hối, có lỗi không chịu sửa bỏ, luôn bị vọng nghiệp làm vướng bẩn. Khởi tâm như vậy gọi là Ngụy.
o Chúng sinh được toàn thiện, đạo nghiệp được viên thành, thì nguyện lực mới thành. Phát tâm được như vậy gọi là Đại.
o Nhìn thấy sinh tử là biển khổ, chỉ cầu độ mình, không lập nguyện vị tha độ thoát chúng sinh. Phát tâm như vậy gọi là Tiểu.
o Thấy có chúng sinh còn lâm khổ nạn cần phải hóa độ, thấy được phật đạo cần phải thành tựu tu học. Thấy một pháp trong tất cả pháp. Các pháp vốn vô tướng, đem tâm vô tướng lập nguyện vô tướng, làm hạnh vô tướng, đạt quả vô tướng. Phát nguyện như vậy gọi là Viên.
o Phân biệt nhận xét chánh – tà – chân – ngụy – đại – tiểu – thiên – viên. Chọn chính – chân – đại – viên mà phát tâm, gọi là chân chính phát tâm bồ đề.
3. Lý do phát tâm:
• Nhớ nghĩ đến ân đức của Chư Phật.
• Công ơn sâu dày của cha mẹ.
• Nhớ ơn sư trưởng.
• Công ơn đàn na tín chủ.
• Nhớ ơn chúng sinh vạn loại.
• Nghĩ đến nỗi khổ sinh tử luân hồi.
• Quí trọng tánh linh tự thân.
• Phát lồ sám hối nghiệp chướng.
• Cầu sinh tịnh độ.
• Xương minh phật pháp trường tồn.
Nhằm mục đích khuyến tấn đại chúng hiện tiền và hàng hậu học phát tâm kiên cố, lập nguyện tinh tấn tu học. Nguyện có lập – tâm có phát thì Phật đạo viên thành
– Bồ đề: Tiếng Phạn, dịch là giác đạo, hiểu rõ đi đúng con đường chân chánh.
– Tâm:
• “Là sự nối dài của não bộ, một thực thể độc lập”.
• Tâm là một khái niệm trừu tượng thuộc hệ tư tưởng, các hiện tượng của ý thức gọi là tâm.
• Tâm còn gọi là tâm thức, là dòng ý thức kết hợp của tư duy – tri giác – trí nhớ – cảm xúc – ý muốn và trí tưởng tượng.
• Nói theo phật pháp thì tâm không có tự tính, vì không có tự tính nên không có thực thể, không hữu thể.
Phát Bồ đề tâm: Là phát khởi cái tâm kiên cố vững chắc chân chánh, vững vàng không nãn lòng thối chí trước nghịch cảnh khó khăn, Nay vì niệm ân “Hà đẳng vi thập”, tưởng nhớ đến mười ân trọng mà phát bồ đề tâm:
– Nhất giả niệm Phật trọng ân cố : Ân đức từ bi của Chư Phật vô cùng rộng lớn, Vì nguyện lực cứu độ chúng sinh, lìa khổ được vui, Đức Phật đã phát nguyện tu hằng hà vô số kiếp, lấy thân làm gương, dùng vô lượng phương tiện, chỉ dạy nhiều pháp môn tu, để cho chúng ta có được Phật đạo hôm nay.
– Nhị giả niệm phụ mẫu ân cố : Ân cha nghĩa mẹ công đức sâu dày, mười tháng thai mang, ba năm bú mớm, nuôi dưỡng lớn khôn thành người. Ân trọng bao la biết bao giờ đền đáp được.
– Tam giả niệm sư trưởng ân cố : Sư là những bậc Thầy mà chúng ta theo học pháp, nuôi dưỡng cho chúng ta nên thân huệ mạng. Thầy đã dạy dỗ chỉ bảo điều hay lẽ thiện, chúng ta cần phải niệm ân báo đáp.
– Tứ giả niệm thí chủ ân cố : Thí chủ là những người hộ trì phật pháp, cúng dường xây dựng ba ngôi tam bảo, để chúng ta có nơi nương tựa tu hành học đạo, công đức rất lớn, chúng ta cần phải nhớ ân đàn na tín chủ.
– Ngũ giả niệm chúng sanh ân cố : Chúng sanh đối với chúng ta có mối quan hệ tương quan trong đời sống, chúng ta cũng cần phải biết ân.
– Lục giả niệm sanh tử khổ cố : Sanh tử là mối nhân duyên luân hồi đau khổ. Dũng mãnh phát tâm Bồ đề, cầu vượt thoát bể khổ sinh tử.
– Thất giả tôn trọng kỷ linh cố : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, có thể thành Phật. Chúng ta cần phát tâm Bồ đề, nổ lực thực tập tu học để phát triển Phật Tánh, viên mãn thành tựu Phật tánh. Cần phải quí trọng giác tánh vốn có của mình.
– Bát giả sám hối nghiệp chướng cố : Trong quá trình luân hồi, vì nhu cầu sự sống, chúng ta gieo tạo biết bao nghiệp chướng, nay biết sai lầm, phát Tâm Bồ đề tinh cần sám hối ba nghiệp sớm được thanh sạch.
– Cửu giả cầu sanh Tịnh độ cố : Cõi đời là uế địa, nơi diễn ra đẫy đầy khổ não, không được thanh tịnh. Cầu sanh tịnh độ, nương nhờ uy lực Đức Phật A Di Đà, tinh tấn tu tập.
– Thập giả vị niệm chánh pháp đắc cửu trụ cố : Nếu không có phật pháp soi đường, thì cõi đời này não loạn tăm tối đến vô cùng. Chúng ta thực tập tu học đạt được chánh đạo, phát tâm Bồ đề bảo vệ, truyền bá, làm cho phật pháp được xương minh trường tồn.
Trên hành trình đi tìm lẽ sống, cả pháp giới đều có mối tương quan. Nếu không phát tâm Bồ đề, thì chí nguyện khó đạt, công đức khó phát sinh, đạo nghiệp khó thành. Phải nương vào tâm Bồ đề dũng mãnh, tinh tấn cầu học phật pháp, mới báo đáp được trọng ân, giữ vững giềng mối chánh pháp.
Thân người khó được, nay được nhân duyên thù thắng, vào được đạo tràng GĐPT, được sống hòa hợp cùng ACE thiện hữu tri thức, tu học phật pháp. Muốn thành tựu được đạo nghiệp, thành toàn sứ mệnh truyền đăng, phải phát bồ đề tâm, phải lập nguyện lớn, làm cho phát triển, tăng trưởng tâm bồ đề liên tục. không thấy khó mà nãn lòng, không vì gian nan mà thối tâm chùn bước. Lấy phật pháp làm phương châm tu thân, lấy Nội quy – Quy chế GĐPT định hướng thuyền đời hành hoạt. Nguyện có rộng thì hạnh mới sâu, vì đàn em thân yêu mà dấn thân lập nguyện, góp phần xây dựng hoàn chỉnh nền giáo dục khoa học: Khai phóng – xã kỷ – vị tha./-